Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Lich su Dia phuong Nam Dinh TIET 65

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.73 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TIẾT 65: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG. Ngày soạn:10/4/2013 Ngày dạy:23/4/2013. NAM ĐỊNH ĐẦU THẾ KỶ XIX (DƯỚI TRIỀU NGUYỄN) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Về kiến thức: Cung cấp cho HS kiến thức về:  Vùng đất NĐ đầu thế kỷ XIX (dưới triều Nguyễn)  Nắm được những nét thay đổi về KT,VH... đặc biệt sự xuất hiện các làng nghề truyền thống,các cuộc khởi nghĩa nông dânv củaNĐ trong giai đoạn này 2. Về kĩ năng:  Rèn luyện kĩ năng sưu tầm lịch sử địa phương.  Hệ thống hoá và tổng hợp tư liệu lịch sử. 3. Về tư tưởng:  Lòng biết ơn với lớp người đi trước trong công cuộc bảo vệ và xây dựng vùng đất NĐ  Giáo dục tự hào về truyền thống lịch sử ,các làng nghề thủ công truyền thống của thành phố quê hương B. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS: 1.GV: -Đọc tài liệu ,tham khảo các tư liệu trên trang web NĐ 2. HS: -Sưu tầm tranh ảnh trên các báo về vùng đất NĐ thời kỳ này C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. 1/Ổn định tổ chức 2/Kiểm tra bài cũ 3/Bài mới :Nam Định là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa. Tiếp nối những bài lịch sử địa phương đã học ở lớp6 và ở những chương hoc trướ,.bài học hôm nay,cô giúp các em hiểu hơn về vùng đất NĐ dưới triều Nguyễn để năm được những thay đổi về kinh tế,văn hóa ,các làng nghề truyền thống ,các cuộc khởi nghĩa nông dân của vùng đất NĐ đầu TK XIX NAM ĐỊNH NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX (Dưới triều Nguyễn). Năm 1802, cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và các thế lực tàn dư của chế độ chúa Nguyễn ở Đàng trong cơ bản kết thúc với việc Nguyễn Ánh chiếm thành Thăng Long. Một vương triều mới được thành lập - triều.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nguyễn (1802 - 1945). Dưới thời Nguyễn, bộ máy hành chính không ngừng được kiện toàn từ trung ương cho đến địa phương, đặc biệt là sau những cải cách lớn dưới triều vua Minh Mệnh (1820 - 1840).Nam Định có những thay đổi lớn. 1/Tình hình kinh tế. a/ Công cuộc khai hoang ,phục hóa Nhìn chung, công cuộc khai hoang, phục hoá dưới thời Nguyễn, đặc biệt là khai phá các vùng đất mới, được nhà nước rất chú ý, coi đó là một giải pháp quan trọng nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Trong lịch sử khẩn hoang vùng đất Nam Định có hai đợt được tiến hành với quy mô lớn và đạt kết quả hơn cả: lần thứ nhất dưới thời Lê Thánh Tông cuối thế kỷ XV và lần thứ hai vào thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Đó là một thành tựu đáng ghi nhận. Thành tựu này có phần đóng góp không nhỏ của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. b/Các nghề và các làng nghề truyền thống Các ngành thủ công và làng nghề truyền thống xuất hiện từ các giai đoạn lịch sử trước đây tiếp tục phát triển trong thế kỷ XIX. Ngoài những làng nghề thủ công nổi tiếng như rèn Vân Tràng, chạm gỗ La Xuyên... . Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép về các làng dệt có tiếng như :Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản), Tương Đông, Vũ Lao, Hành Thiện, Hà An, huyện Giao Thuỷ (nay là hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ), trong đó nổi tiếng nhất là Vân Cát. *Các làng như Quần Anh (nay thuộc Hải Hậu), Trà Lũ, Đại An, Thụ Ích, An Thịnh, Lạc Hải (nay thuộc hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ) có nghề dệt chiếu. * Làng Hào Kiệt, huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản) có nghề nấu rượu ngon nổi tiếng. * Mắm rươi ngon có ở làng Quần Liêu, huyện Đại An (nay là huyện Nghĩa Hưng), làng Dũng Quyết, Lạc Chính, Dưỡng Hối, huyện Ý Yên, các làng Bồng Tiên, Hành Thiện, Dũng Nhuệ, Hội Khê, Trà Hải, huyện Giao Thuỷ.. c/ Thương nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trong lĩnh vực thương nghiệp, hệ thống chợ làng mở rộng tạo thành một mạng lưới rộng khắp. Nổi tiếng nhất là chợ Vị Hoàng (thuộc xã Vị Hoàng), còn có tên là chợ Vị Xuyên thuộc tổng Đông Mặc, nay là thành phố Nam Định. Các làng chuyên nghề buôn đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước vẫn tiếp tục duy trì ở thế kỷ XIX. Đầu thế kỷ XIX, khu vực trung tâm thành phố Nam Định ngày nay đã trở thành một nơi phố xá đông đúc, buôn bán tấp nập. 2/Tình hình xã hội và khởi nghĩa nông dân. . Khi nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy kéo quân ra Bắc, người Nam Định đã tích cực tham gia lập phòng tuyến Tam Điệp góp phần làm cuộc thần tốc đánh đuổi giặc Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long. Dưới triều Nguyễn, do chính sách cai trị hà khắc khiến nhân dân khổ cực, người dân Nam Định đã hợp sức nổi dậy chống lại quan quân triều đình Huế. Trong đó, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành cũng như toàn bộ phong trào nông dân khởi nghĩa dưới thời Nguyễn trước sau đều bị đàn áp. Mặc dù thất bại, các cuộc nổi dậy, trong đó khởi nghĩa Phan Bá Vành là một trường hợp tiêu biểu, một lần nữa khẳng định tinh thần quật khởi và năng lực to lớn của nông dân Việt Nam.nói chung và phong trào nông dân Nam Định nói riêng. *Củng cố:-dặn dò GV: Hệ thống lại nd toàn bàiHS: Sưu tầm tên các làng nghề truyền thống của NĐ trong thời kì hiện tại.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×