Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

BÀI TẬP THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG HỌC PHẦN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------***-------

BÀI TẬP THỰC HÀNH TÌNH HUỐNG
HỌC PHẦN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH

Chủ đề: Thực hành thương vụ mua bán, vận tải và bảo hiểm quốc tế

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh Trâm
Nhóm thực hiện: Nhóm số 3 – lớp TMA402(1-1819).2

Hà Nội, tháng 9 năm 2018


BẢNG PHÂN CHIA VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
STT

1

Ho ̣ và tên

MSSV

Vũ Tuấn Anh

Tổ

2
1511110056


2

Nguyễn Tú Anh

5

Nguyễn Thị Diên

Đội trưởng, làm báo giá; Làm

Điểm

Chữ ký

đánh

xác

giá

nhâ ̣n

5/5

slide
Tìm và phân tích Giấy chứng

5/5

nhận bảo hiểm P&I


1511110029
3

Nhiêm
̣ vu ̣ đươ ̣c phân công

3

Đội trưởng; Làm hợp đồng

5/5

bảo hiểm hàng hoá; Làm đơn

1511110148

bảo hiểm
4

Bùi Trung Dũng

1

Đội trưởng, Làm phần hình

5/5

ảnh các bên liên quan và soạn


1518110168

1 số điều khoản của hợp đồng
mua bán hàng hóa
5

Vũ Minh Hồng

1511110301

5

Phân tích lý do chọn đơn vị

4/5

P&I + quy trình tham gia BH
P&I
Viết lời giới thiệu và kết luận
6

Phạm Thị Thanh

1511110377

2

Huyền

Viết quy trình thuê tàu chợ.


5/5

Giám sát câu hỏi, ghi lại q
trình trả lời của nhóm. Ghi
nội dung thuyết trình và câu
hỏi.

7

Cao Tuấn Hùng

1511110323

1

Nhóm trưởng
Phân tích một số điều khoản
trong hợp đồng

2/5


8

Trần Duy Hưng

1511110331

2


Viết giới thiệu hãng tàu

5/5

Làm vận đơn
Phân tích các điều khoản ở
mặt sau của vận đơn
9

Hồng Thị Minh

1511110610

3

Nhật

Tìm hiểu và phân tích một số

5/5

điều khoản trong hợp đồng
bảo hiểm
Làm slide

10

Nguyễn Thị Mai


1511110501

4

Làm hợp đồng bảo hiểm thân

5/5

tàu, đơn bảo hiểm, giải thích
một số điều khoản hợp đồng.
Thuyết trình
11

Đỗ Thị Mai

1511110516

4

Đội trưởng

5/5

Viết giới thiệu hãng tàu
Quy trình đàm phán hợp đồng
thân tàu
Chuẩn bị các câu hỏi giải
thích cho nhiệm vụ nhóm
Thư kí: ghi chép lại câu hỏi
nhóm trong buổi thuyết trình

và tổng hợp vào tiểu luận cuối
cùng
12

Nguyễn Quỳnh

1515510072

3

Thực hiện quy trình đàm

5/5

phán bảo hiểm hàng hóa

Mai

Tính phí bảo hiểm
Làm giấy yêu cầu bảo hiểm
Thuyết trình
13

Nguyễn Khánh
Linh

1511110472

2


Làm booking note, booking
confirmation

5/5


Kiểm tra và khớp dữ liệu
trong các chứng từ của đội
Thuyết trình
14

Nguyễn Ái Thanh

Làm hợp đồng bảo hiểm thân

1511110710

5/5

tàu, đơn bảo hiểm, giải thích
một số điều khoản hợp đồng.
Làm Slide
15

Đỗ Hồng Anh

1411510173

3



16

Ngũn Thi ̣

Tìm hiểu hợp đồng bảo hiểm

4/5

hàng hóa
1511110840

4

Quy trình đàm phán mua bảo

5/5

hiểm thân tàu và tìm các

Quỳnh Trang

chứng từ liên quan.
17

Nguyễn Minh

1511110854

5


Tìm hiểu thơng tin chung về

5/5

đơn vị P&I

Trang

Phân tích lý do chọn đơn vị
P&I + quy trình tham gia BH
P&I
18

Phạm Thanh
Phương

1617740065

1

Xây dựng quá trình đàm
phán, một số điều khoản
trong hợp đồng

5/5


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2

NỘI DUNG........................................................................................................... 3
PHẦN I - THƯƠNG VỤ MUA BÁN QUỐC TẾ ............................................. 3
1.1. Bên Nhập khẩu ............................................................................................... 3
1.2. Bên Xuất khẩu ................................................................................................ 3
1.3. Quá trình đàm phán ........................................................................................ 3
1.4. Phân tích các điều khoản chính ...................................................................... 4
PHẦN II - THƯƠNG VỤ THUÊ TÀU VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ............................................................... 6
2.1. Chủ hàng – Công ty xuất khẩu ....................................................................... 6
2.2. Giới thiệu hãng tàu Maersk ............................................................................ 6
2.3. Các bước thuê tàu ........................................................................................... 7
2.4. Phân tích một số điều khoản trong B/L.......................................................... 8
PHẦN III - THƯƠNG VỤ MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ................................. 12
3.1. Công ty mua bảo hiểm – Vinaconex ............................................................ 12
3.2. Người bảo hiểm – Công ty Bảo hiểm PJICO Đông Đô ............................... 12
3.3. Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên ................................. 12
3.4. Phân tích một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa .......... 15
PHẦN IV - THƯƠNG VỤ MUA BẢO HIỂM THÂN TÀU ......................... 18
4.1. Người bảo hiểm: Công ty bảo hiểm Bảo Việt ( Việt Nam) ......................... 18
4.2. Người được bảo hiểm: Công ty TNHH Maersk Line Thái Lan .................. 18
4.3. Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên ................................. 18
4.4. Phân tích một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm thân tàu ............ 19
PHẦN V - THƯƠNG VỤ MUA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ TÀU ................................................................................................. 24
5.1. Người được bảo hiểm – Hãng tàu Maersk Line........................................... 24
5.2. Người bảo hiểm – Hội bảo vệ và bồi thường Shipowners ........................... 24


5.3. Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên ................................. 25

5.3.1. Các bước chọn đơn vị bảo hiểm P&I: .......................................... 25
5.3.2. Các bước mua bảo hiểm P&I tại Hội bảo vệ và bồi thường
Shipowners .............................................................................................. 31
5.4. Phân tích một số nội dung cơ bản của giấy chứng nhận bảo hiểm P&I ...... 32
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 35
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 36
PHỤ LỤC 1: Các loại giấy tờ liên quan đến thương vụ mua bán quốc tế .......... 36
PHỤ LỤC 2: Các loại giấy tờ liên quan đến thương vụ thuê tàu vận chuyển .... 43
PHỤ LỤC 3: Các loại giấy tờ liên quan đến thương vụ mua bảo hiểm hàng hóa
............................................................................................................................. 56
PHỤ LỤC 4: Các loại giấy tờ liên quan đến thương vụ mua bảo hiểm thân tàu 66
PHỤ LỤC 5: Các loại giấy tờ liên quan đến thương vụ mua bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ tàu .................................................................................... 76


LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, học tập học phần Bảo hiểm trong kinh
doanh, đặc biệt là các phần Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; Bảo hiểm thân tàu; Bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn, chúng
em đã thiết lập thương vụ mua bán, vận tải và bảo hiểm quốc tế dựa trên các dữ liệu nền
đã được cung cấp và được báo cáo lại trong bài tiểu luận này.
Bài tiểu luận của chúng em làm về thương vụ mua bán 1000MT xi măng
(50kg/bao) được vận chuyển bằng đường biển từ Thái Lan về Việt Nam; theo điều kiện
CFR Incoterms 2010 với giá 64 USD/MT; thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng
từ; lơ hàng được mua bảo hiểm; hãng vận chuyển có bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
Bài tiểu luận của bọn em gồm 5 phần:
- Thương vụ mua bán quốc tế
- Thương vụ thuê tàu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường

biển
- Thương vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển
- Thương vụ mua bảo hiểm thân tàu
- Thương vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
Chúng em mong muốn sau khi làm đề tài, chúng em có thể ơn lại các kiến thức
về giao dịch thương mại quốc tế; logistic và vận tải quốc tế, hiểu sâu và rộng hơn về các
loại bảo hiểm hàng hải. Ngồi những kiến thức chun mơn trên, đề tài cũng cho chúng
em cơ hội được nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình của mình.
Bài làm của bọn em cịn nhiều thiếu sót, rất mong cơ và các bạn cùng đóng góp
ý kiến để bài làm có thể hồn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


NỘI DUNG
PHẦN I - THƯƠNG VỤ MUA BÁN QUỐC TẾ
1.1. Bên Nhập khẩu
Tên: Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam –
VINACONEX
-

Lĩnh vực kinh doanh: bất động sản; xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy

hoạch; kinh doanh xuât nhập khẩu thiết bị, vật tư; sản xuất công nghiệp và vật liệu xây
dựng; xuất khẩu chuyên gia và lao động.
-

Địa chỉ: Tòa nhà VINACONEX - 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.


-

Tel: (84 24) 62849234.

-

Email:

Fax: (84 24) 62849208

1.2. Bên Xuất khẩu
Tên: VP SCG vật liệu xây dựng tại TP.HCM – Chi nhánh của SCG Thái Lan
-

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu vật liệu xây dựng.

-

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà An Phú 117 – 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3,

TP. Hồ Chí Minh.
-

Tel: 84.8.3526.9001 – 008

Fax: 84.8.3526.9010

1.3. Quá trình đàm phán
2/7/2018: VNC hỏi hàng bằng cách gửi mail cho SCG, hỏi mua với các điều

kiện cơ bản:
 1000MT xi măng
 tiêu chuẩn Thái Lan TISI
 điều kiện CFR
 giao đến cảng Hải Phòng
-

6/7: Sau khi nhận được mail hỏi hàng, SCG đồng ý với các điều kiện cơ bản của

VNC và chào hàng với các điều kiện bổ sung:
 1000MT xi măng, đủ tiêu chuẩn
 mức giá 64 USD/MT
 thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, L/C trả tiền ngay
-

7/7 - sáng: VNC đồng ý mức giá, yêu cầu bổ sung: phải giao hàng trong vòng 3

tháng kể từ khi ký kết hợp đồng, và khi có tranh chấp thì sẽ giải quyết theo luật pháp
Việt Nam, tại cơ quan ở Việt Nam.

3


-

7/7 - chiều: SCG đồng ý với yêu cầu của VNC, nhưng ngỏ ý muốn mời đại diện

của VNC đến trụ sở chính ở HCM gặp mặt trực tiếp để đàm phán các điều khoản khác
và ký kết hợp đồng vào ngày 17/7. Bên SCG sẽ cung cấp vé máy bay và cử người đến
đón tại sân bay Tân Sơn Nhất.

-

11/7: VNC gửi mail đồng ý đến gặp mặt.

-

17/7: 2 bên gặp nhau, xác nhận lại 1 lần nữa những gì đã thỏa thuận, đồng thời

cùng thảo luận về những điều khoản khác.
-

Cùng ngày 17/7: sau khi thảo luận xong hợp đồng, SCG soạn thảo và in hợp đồng

thành 2 bản. 2 bên ký, mỗi bên giữ 1 bản.
1.4. Phân tích các điều khoản chính
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HỐ
Tên hàng: Xi măng trắng SCG PCW50
Số lượng:
-

20000 bao

-

Khối lượng mỗi bao: 50kg

-

Tổng khối lượng: 1000 MT


-

Dung sai: 5%, khối lượng và giá dung sai do bên bán chọn

Chất lượng: Hàng hóa phải được chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/TC 61/SC
13 bởi Viện Công Nghiệp Chất Lượng Thái Lan
Giá: 64 USD/MT CFR Cảng Hải Phòng Incoterms 2010.
Điều khoản giao hàng:
-

Đóng gói phù hợp với vận tải biển

-

Hàng phải được giao trong một chuyến, không chuyển tải và đến cảng dỡ hàng

trong khoảng thời gian 14/09/2018 – 16/09/2018
-

Cảng bốc hàng là: Cảng Laem Thái Lan

-

Cảng dỡ hàng là : Cảng Hải Phịng Việt Nam

Điều khoản thanh tốn:
Bên mua phải mở một L/C không huỷ ngang, trả tiền ngay, bằng đồng Đơ La Mỹ, chấp
nhận TTR, cho bên bán hưởng tồn bộ trị giá hàng, mở qua ngân hàng Ngoại Thương
Việt Nam. L/C phải đến tay bên bán ít nhất 15 ngày trước thời gian dự định giao hàng
và phải có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày được mở. L/C này sẵn sàng thanh tốn

khi xuất trình những chứng từ sau:

4


a-

Hối phiếu trả tiền ngay, ký phát cho bên mua;

b-

Trọn bộ 3 bản gốc vận đơn đường biển hoàn hảo, đã bốc hàng lên tàu, ghi rõ

“cước đã trả”;
c-

Hoá đơn thương mại: 4 bản;

d-

Phiếu đóng gói: 2 bản;

e-

Giấy chứng nhận xuất xứ: 2 bản.

f-

Giấy chứng nhận chất lượng: 2 bản


Nhận xét một số điều khoản:
-

Thời gian giao hàng: Do là vận chuyển bằng tàu biển nên không thể cập cảng đến
một cách chính xác như vận tải đường sắt hay hàng không, cho nên thời gian giao
hàng thường quy định trong hợp đồng là khoảng thời gian dự kiến

-

Quy định trong điều khoản giao hàng như sau:
 Đóng gói phù hợp với vận tải biển
 Hàng phải được giao trong một chuyến, không chuyển tải và đến cảng dỡ
hàng trong khoảng thời gian 14/09/2018 – 16/09/2018
 Cảng bốc hàng là: Cảng Laem Thái Lan
 Cảng dỡ hàng là : Cảng Hải Phịng Việt Nam

-

Điều khoản thanh tốn được xác lập bằng phương thức L/C để đảm bảo sự an
toàn cho cả 2 bên mua và bán. Hàng hoá được giao 1 lần cho cả lô hàng. Mặc dù
không phải là nội dung cơ bản hình thành hợp đồng mua bán hàng hoá, nhưng là
một nội dung rất quan trọng để thực hiện hợp đồng.

-

Người bán SCG đã chọn đồng tiền USD Dollar vì có sự ổn định và khơng sợ sự
biến động tỷ giá. Ngoài ra, họ chọn phương thức thanh tốn căn cứ và chứng từ
giao hàng xuất trình cho ngân hàng (L/C) vì phương thức này có lợi cho người
Bán.


5


PHẦN II - THƯƠNG VỤ THUÊ TÀU VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA XUẤT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1. Chủ hàng – Cơng ty xuất khẩu
Tên: VP SCG vật liệu xây dựng tại TP.HCM – Chi nhánh của SCG Thái Lan
-

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu vật liệu xây dựng.

-

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà An Phú 117 – 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3,

TP. Hồ Chí Minh.
-

Tel: 84.8.3526.9001 – 008

Fax: 84.8.3526.9010

2.2. Giới thiệu hãng tàu Maersk
Sơ lược về hãng tàu Maersk Line
Mỉrsk Line có trụ sở tại Copenhagen, Đan Mạch, là một bộ phận của tập đồn
A.P. Moller - Maersk, bên cạnh các cơng ty con vận chuyển container khác như MCC
Transport, Safmarine, Damco.
Logo của công ty bao gồm ngôi sao bảy cánh (Maersk Logo) và tên cơng ty ở
bên phải.Cơng ty có khoảng 16900 nhân viên và 7600 thuyền viên, khoảng 325 văn
phòng đại diện, tọa lạc ở hơn 125 quốc gia.

Lịch sử hình thành
Cơng ty A.P Moller-Maersk được thành lập hơn 100 năm về trước vào năm 1904
tại Đan Mạch. Người sáng lập là thuyền trưởng A.P Moller và con trai ơng Mỉrsk
McKinney Møller. Nguyên thuỷ công ty chỉ khai thác vận tải biển, nhưng hiện nay lĩnh
vực kinh doanh bao gồm khai thác dầu khí, cung cấp tàu biển, dịch vụ Logistics đa dạng,
hệ thống siêu thị Dans Supermarket, khai thác cầu cảng và có cả một hãng hàng khơng
là Maersk Air, cung cấp dịch vụ hàng không tại thị trường châu Âu. Ba doanh nghiệp
chính kinh doanh dịch vụ container là Maersk Line, Maersk Logistics và APM Terminal
trong đó Maersk Line được thành lập vào năm 1928.
Sơ lược về hoạt động của Maersk Line trong lĩnh vực hàng hải
Maersk Line kinh doanh tàu chở container. Hiện tại cơng ty có trên 550 tàu chở
container, trong đó có vài tàu lớn nhất thế giới loại Panamax (320 m × 33,53 m) và Tàu
Emma Maersk (397,71 m × 56,40 m, trọng tải 11.000 TEU). Ngồi ra Maersk cịn có
các loại tàu chở dầu thơ, tàu chở sản phẩm hóa dầu, tàu chở khí đốt và tàu chở khí đốt
hóa lỏng.

6


Maersk có khoảng 50 trạm container trên tồn thế giới. Đơn vị quản lý các trạm
container của Maersk có trụ sở ở Den Haag (Hà Lan)
Maersk Line được đánh giá là hãng tàu ít bị delay, di chuyển đúng thời gian, dịch
vụ tốt và uy tín.
Maersk tại Việt Nam mạnh các tuyến xa như Châu Âu và Châu Phi. Tại Việt
Nam Maersk có văn phịng đại diện ở TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phịng, Hà Nội, Đà Nẵng,
Qui Nhơn trong đó văn phịng chính là ở TP.HCM với hơn 130 nhân viên.
2.3. Các bước thuê tàu
Bước 1: Liên hệ hỏi giá cước
Người thuê tàu, với điều kiện CFR chính là người xuất khẩu – Công ty SCG
(Thailand) Co. Ltd. liên hệ với hãng tàu MAERSK SEALAND và Evergreen Line Co.

Ltd,. để yêu cầu check giá cước và dịch vụ của lô hàng. Sau đó gửi email cho hãng tàu:
Bước 2: Gửi Báo giá
Phía hãng tàu nhận được email hỏi giá từ Mr. Rain Huang của SCG (Thailand)
Co. Ltd. Sau đó kiểm tra thơng tin lịch trình tàu và giá cước cập nhật rồi gửi lại thông
tin, gửi báo giá cho SCG (Thailand) Co. Ltd.
 Ocean Freight (Cước chặng chính)
 Local charge đầu bốc, đầu dỡ (quan trọng là phí THC Terminal Handling
Charge)
 Các phụ phí khác
 Free time 2 đầu được hưởng
Bước 3: Chốt giá
Công ty xuất khẩu SCG (Thailand) Co. Ltd. sau khi tham khảo báo giá 2 hãng
tàu quyết định chọn hãng MAERSK LINE Thailand Ltd. để vận chuyển xi măng. Đồng
thời gửi email xác nhận lại cho hãng tàu MAERSK LINE.
Bước 4: Lập chứng từ
Sau khi thống nhất lưu cước và các điều kiện thuê tàu, chủ hàng sẽ tiếp xúc với
hãng tàu đại lý, đại diện của hãng tàu MAERSK LINE và lập đơn lưu khoang (Booking
note) giữ chỗ trên tàu để vận chuyển hàng.
Hãng tàu gửi lại Booking Confirmation cho SCG (Thailand) Co. Ltd., sau đó
cơng ty sẽ kéo container từ kho của công ty SCG (Thailand) Co. Ltd. ra cảng theo chỉ
định trong booking và hoàn thành thủ tục hải quan trước giờ closing time.

7


Công ty SCG (Thailand) Co. Ltd. sẽ làm chi tiết Shipping Instruction bản nháp
gửi cho hãng tàu trước giờ document cut off để từ đó làm Bill of Lading và sau đó nhận
lại bill draft. Khi nhận được bill draft, người đi thuê tàu sẽ kiểm tra kỹ và xác nhận bill
draft này qua mail trong một khoảng thời gian nhất định, nếu khơng tồn bộ thơng tin
coi như khơng có gì thay đổi.

Sau đó, người th tàu sẽ chuyển container hàng ra cảng, giao hàng lên tàu và
nhận vận đơn đường biển Marine Bill of Lading, đóng phụ phí B/L. Vận đơn đường
biển do thuyền trưởng thay mặt hãng tàu ký phát cho người thuê tàu, có chức năng như
một hợp đồng vận tải đường biển điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa hai bên.
Bước 5: Thanh toán cước phí
Như đã thỏa thuận, người th tàu có nghĩa vụ trả cước phí cho chủ tàu theo mức
cước được quy định trong báo giá. Tồn bộ chi phí thanh tốn trước khi bốc hàng lên
tàu.
Người th tàu có nghĩa vụ đóng cước phí chặng chính, các chi phí liên quan như
chi phí lưu kho, bốc dỡ, giao nhận,…
Phương thức thanh toán là trả theo phương thức trả trước (Cash-in-advance), địa
điểm thanh toán tại Ngân hàng Krung Thai, đồng tiền thanh tốn là Bath, tỷ giá hối đối
được tính tại thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán phải được hồn thành trước khi
hàng được xếp lên tàu.
2.4. Phân tích một số điều khoản trong B/L
-

Người gửi hàng: Công ty TNHH SCG

-

Người nhận hàng: VINACONEX Việt Nam

-

Bên thông báo: VINACONEX Việt Nam

-

Tàu: Grete Maersk


-

Số hiệu tàu: 0340

-

Cảng xếp hàng: Laem Chabang

-

Cảng dỡ hàng: Hải Phịng

-

Miêu tả hàng hóa:

 1000 MT xi măng (50kg/bao) tương đương thể tích 650 CBM được đóng trong 40
container 20 feet.
 Hàng được gửi nguyên container (FCL/FCL)
-

Nơi phát hành vận đơn: Bangkok

8


-

Số bản vận đơn: 3 bản


-

Ngày phát hành vận đơn: 10/09/2018

Vận đơn sẽ được áp dụng theo Quy tắc Hague - Visby
 Trách nhiệm của người chuyên chở khi giao hàng từ cảng tới cảng:
-

Trách nhiệm pháp lý (nếu có) của Hãng vận tải về việc mất hoặc hư hỏng hàng

hóa xảy ra giữa thời điểm bốc hàng tại cảng bốc hàng và thời gian dỡ hàng tại cảng dỡ
hàng được xác định phù hợp với bất kì luật quốc gia nào chọn Quy tắc Hague là bắt buộc
áp dụng cho vận đơn này.
-

Người chuyên chở sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại

nào đối với Hàng hóa trong khi nó đang được sở hữu bởi bất kì ai trước khi bốc hàng
hoặc sau khi dỡ hàng, dù là bất cứ nguyên nhân gì.
 Quy định về bồi thường và trách nhiệm:
-

Nếu Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường mất mát hoặc thiệt hại

cho Hàng hóa, khoản bồi thường này được tính bằng tham chiếu đến giá trị hóa đơn của
Hàng hóa cộng với cước vận chuyển và phí bảo hiểm nếu phải trả. Nếu khơng có giá trị
hóa đơn của Hàng hóa hoặc bất kì hóa đơn nào như vậy thì khoản bồi thường đó được
tính bằng cách tham chiếu đến giá trị của Hàng hóa đó tại địa điểm và thời gian hàng đã
được giao hoặc nên được giao cho Người bán. Giá trị của hàng hóa được cố định theo

giá thị trường hiện tại, bằng cách tham chiếu đến giá trị hàng hóa thơng thường cùng
loại và / hoặc cùng chất lượng.
-

Trách nhiệm pháp lý tối đa của Người chuyên chở trong mọi trường hợp không

vượt quá 10000 Franc vàng cho mỗi Gói hàng hoặc đơn vị hàng hóa.
-

Trong tất cả các trường hợp bồi thường khác không được vượt quá giới hạn trách

nhiệm 2 SDR/kg
 Hàng trong containers do chủ hàng đóng
-

Nếu Containers khơng được Người chun chở đóng gói:

-

Người chun chở khơng chịu trách nhiệm về mất mát hoặc hư hỏng về phần bên

trong container
-

Người bán chịu trách nhiệm đóng gói và niêm phong tất cả các Container đóng

gói hàng và, nếu Container được gửi bởi Người chuyên chở có con dấu ban đầu do

9



Người vận chuyển giữ nguyên, Hãng vận tải sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự
thiếu hụt Hàng hóa nào được xác định khi giao hàng.
-

Người gửi hàng phải kiểm tra Container trước khi đóng gói và việc sử dụng

Container sẽ là bằng chứng cho thấy chúng lành lặn và phù hợp để sử dụng.
 Hàng hóa hư hỏng:
-

Người chuyên chở không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào

đối với Hàng hóa phát sinh từ ẩn tì, hư hỏng, hỏng hóc, rã đơng, ngừng máy lạnh, thơng
gió hoặc bất kỳ máy móc chun dụng nào khác, nhà máy, vật liệu cách nhiệt và/hoặc
thiết bị của Container, tàu , xe vận chuyển và bất kỳ phương tiện nào khác, với điều kiện
là trước và vào lúc bắt đầu vận chuyển Người chuyên chở phải kiểm tra thẩm định để
duy trì Container do Người chuyên chở cung cấp ở trạng thái hiệu quả.
 Điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi:
-

Các điều khoản hai tàu đâu va nhau cùng có lỗi và New Jason sẽ được cơng khai

và/hoặc chấp nhận bởi BIMCO và có thể có được dựa theo yêu cầu của Người chuyên
chở hoặc đại lý của Người chuyên chở kết hợp chặt chẽ, chính xác trên vận đơn này.
(Chính là các điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi và New Jason được in trong
mẫu hợp đồng GENCON do BIMCO phát hành).
 Tổn thất chung:
-


Tổn thất chung sẽ được điều chỉnh tại bất kỳ cảng hoặc địa điểm nào theo lựa

chọn của Người chuyên chở và được giải quyết theo Quy tắc York-Antwerp 1994, điều
này bao gồm tất cả Hàng hóa được vận chuyển trên hoặc dưới boong. Tổn thất chung
trên tàu không do Người chuyên chở điều chỉnh mà phải được điều chỉnh theo yêu cầu
của nhà điều hành tàu đó.
 Pháp luật và phạm vi xét xử:
-

Bất cứ khi nào COGSA của Hoa Kỳ áp dụng, cho dù vận chuyển hàng hóa đến

hoặc đi từ Hoa Kỳ hoặc theo cách khác, giai đoạn vận chuyển đó sẽ chịu sự chi phối của
luật pháp Hoa Kỳ và Hoa Kỳ. Tịa án liên bang của Quận phía Nam của New York là
có thẩm quyền độc quyền để nghe tất cả các tranh chấp liên quan đến nó. Trong tất cả
các trường hợp khác, vận đơn này sẽ được điều chỉnh và hiểu theo luật pháp Anh và mọi

10


tranh chấp phát sinh dưới đây sẽ do Tòa án Tối cao Pháp lý tại Luân Đôn quyết định
loại trừ thẩm quyền của tòa án của một quốc gia khác.

11


PHẦN III - THƯƠNG VỤ MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HĨA XUẤT
NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
3.1. Cơng ty mua bảo hiểm – Vinaconex
- Tên: Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam –
VINACONEX

-

Lĩnh vực kinh doanh: bất động sản; xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát
quy hoạch; kinh doanh xuât nhập khẩu thiết bị, vật tư; sản xuất công nghiệp và
vật liệu xây dựng; xuất khẩu chuyên gia và lao động.

-

Địa chỉ: Tòa nhà VINACONEX - 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

-

Tel: (84 24) 62849234.

-

Email:

Fax: (84 24) 62849208

3.2. Người bảo hiểm – Công ty Bảo hiểm PJICO Đông Đô
- Tên: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX – Công ty bảo hiểm PJICO
Đông Đô
-

Địa chỉ: Tầng 2-3 tòa nhà 188 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà
Nội.

-


Tel: 024-3260 666 (ext 345/363/399) – Fax: 024-3258 5555.

3.3. Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên
Bước 1: Liên hệ công ty bảo hiểm PJICO
Liên hệ với công ty bảo hiểm PJICO đặt dịch vụ và nêu yêu cầu mua bảo hiểm
hàng hóa cho hàng nhập khẩu thông qua sdt 0902.642.058 hoặc 0983.425.058
Lý do lựa chọn công ty bảo hiểm PJICO:
-

PJICO là công ty lớn và khá uy tín trên thị trường bảo hiểm nước ta.

-

So với các công ty khác như Bảo Việt hay Bảo Minh thì mức tính phí bảo hiểm
của PJICO có thấp hơn và thường xuyên nhận được nhiều ưu đãi.

-

Đây là công ty bảo hiểm mà bên người mua là cơng ty cổ phần xây dựng
Vinaconex đã có mối làm ăn lâu dài.

-

Quy trình giải quyết đền bù nhanh chóng, dịch vụ tư vấn tốt, thủ tục nhanh gọn.

-

Văn phòng đại diện có trụ sở tại Hà Nội nên dễ gặp mặt trực tiếp để thương lượng
điều khoản hợp đồng hay lúc xảy ra tranh chấp.


Bước 2: PJICO tiếp nhận tư vấn và gửi mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm

12


Sau khi tư vấn về trường hợp mua bảo hiểm này với đại diện công ty Vinaconex
về các điều khoản hai bên cho rằng là hợp lý, PJICO gửi lại mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm
theo mẫu để bên mua bảo hiểm điền thông tin
Bước 3: VINACONEX điền đơn yêu cầu bảo hiểm
Thông qua việc so sánh và cân nhắc, Vinaconex quyết định sử dụng điều kiện
bảo hiểm chính là điều kiện bảo hiểm nhóm B
Lý do: Do quãng đường vận chuyển từ cảng Thái Lan đến cảng Hải Phòng của Việt
Nam không quá dài nên sẽ gặp phải khá ít rủi ro. Hàng xi măng là loại hàng khó hỏng
hóc và biến chất, chủ yếu chỉ hỏng do bị dính ẩm hay chịu các điều kiện bên ngồi liên
quan đến nước khác, chính vì vậy điều kiện bảo hiểm Nhóm B là đã đủ để có thể bảo
hiểm được các rủi ro dễ phát sinh với loại hàng này rồi.
Ngồi ra vùng biển mà tàu có thể phải đi qua cũng không hề và cũng chưa bao
giờ ghi nhận được bất cứ một vụ việc nào liên quan đến sự bất ổn về chính trị cũng như
văn hóa xã hội VD như đình cơng hay chiến tranh, chính vì vậy, bên mua bảo hiểm hồn
tồn khơng cần phải mua thêm hai loại bảo hiểm này để tiết kiệm chi phí.
Ngồi ra mua thêm 1 bảo hiểm rủi ro phụ là: Nước mưa. Bởi hàng xi măng là
loại hàng dễ hỏng nếu bị dính ẩm, nước rất dễ bị biến đổi tính chất và khơng thể sử
dụng được nên mua thêm loại rủi ro này là hợp lý.
 Công ty gửi giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu có sẵn của Cơng ty bảo hiểm
PJICO
 Phía bên Cơng ty Bảo hiểm PJICO phản hồi và gửi thông báo về các điều kiện
được nhận bảo hiểm của mình.
Bước 4: PJICO gửi bảng phí
PJICO gửi lại bảng phí:



Biểu phí một số mặt hàng đóng trong container.
Bảo hiểm theo điều kiện “C”, tỷ lệ phí 0.05%
Bảo hiểm theo điều kiện “B” , tỷ lệ phí 0.08%
Bảo hiểm theo điều kiện “A” 1/1/82, biểu phí như sau:
Hàng đóng bao, đóng trong container:



0.12-0.15%

Đối với các rủi ro phụ:
Thêm một rủi ro phụ (bể vỡ, mất cắp, ướt…) : 0.05%

13


Tính phí bảo hiểm hàng nhập:
Thơng thường, tổng số tiền bảo hiểm được tính theo cơng thức:
CIF =

𝐶+𝐹
1−𝑅

Trong đó: I : là phí bảo hiểm
C : là trị giá hàng hố
F : là cước phí vận tải
R : là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có)
CIF : là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí bảo hiểm
Ngồi cách tính trên, tổng số tiền phí bảo hiểm hàng hóa có thể được tính theo

trị giá FOB, EX-WORK, CFR (CNF)……
Cụ thể cách tính các loại giá trên như sau:
- Giá FOB (Free on Board): nếu người mua và người bán thỏa thuận giao hàng theo
điều kiện giá này thì trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được giao qua lan can
tàu. Trường hợp này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.
Khách hàng tham gia bảo hiểm có thể tham gia theo 100% FOB hoặc 110%FOB.
- Giá EX-Work: là giá giao hàng tại xưởng (nhà máy) của người bán. Thỏa thuận giao
hàng theo giá này thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc tại xưởng, người nhập khẩu
sẽ là người mua bảo hiểm.
Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm theo 100% trị giá EX-Word hoặc 110% trị giá
EX.
- Giá CFR (CNF): Cost and Freight: Giá này bao gồm Trị giá hàng hoá (FOB hoặc EXWord) và cước phí. Nếu giao hàng theo giá này thì người nhập khẩu sẽ là người mua
bảo hiểm.
Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm theo 100% CFR (100% CNF) hoặc 110%
CFR (110% CNF), hoặc nếu tham gia bảo hiểm theo giá CIF thì sẽ căn cứ vào CFR hoặc
CNF để tính trị giá CIF.
Khoản phí mà cơng ty phải trả cho PJICO sẽ là:
CIF= (C+F)/(1-R)= 64000/(1-0,13%)= 64000/0,9987= 64083,31 USD
I= 100% CIF x R = 100% x 64083,31 x 0,13% = 83,31 USD
(chưa bao gồm thuế VAT)
=> Phí bảo hiểm đã tính thuế VAT (10%) = 91,64 USD

14


Bước 5: PJICO hẹn gặp VINACONEX đàm phán điều khoản trong hợp đồng và ký
kết
PJICO hẹn gặp đại diện VINACONEX tại trụ sở của PJICO tại Tầng 2-3 tòa nhà
188 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
Hai bên bàn bạc thêm về các điều khoản trong hợp đồng, đưa đến bản hợp đồng

chính thức và ký kết thỏa thuận, mỗi bên giữ một bản. Bên mua bảo hiểm là Vinaconex
đóng phí bảo hiểm.
Bước 6: PJICO gửi lại đơn bảo hiểm
PJICO gửi lại đơn bảo hiểm xác nhận lại giao kết giữa 2 bên và cung cấp phí bảo
hiểm đã thỏa thuận.
Bước 7: VINACONEX hồn thành nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm
Sau khi nhận được đơn yêu cầu bảo hiểm VINACONEX hồn thành nghĩa vụ
đóng phí theo đúng số tiền được lập trong đơn bảo hiểm.
3.4. Phân tích một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Điều 1. Đối tượng bảo hiểm:
-

Đối tượng được bảo hiểm: 1000MT xi măng

-

Phương thức vận chuyển: Tàu biển/ Tàu sông/ Xà lan/ Ơ tơ

-

Đóng gói: Hàng chở rời, đóng gói trong container

-

Hành trình vận chuyển được bảo hiểm: Từ cảng Laem Thái Lan về cảng Hải
Phòng Việt Nam.

Điều 2. Điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ và tỷ lệ phí bảo hiểm: (Tỷ lệ phí dưới
đây khơng bao gồm 10% thuế GTGT và được tính trên giá trị tham gia bảo hiểm)
1. Đối với hàng nhập khẩu:

Điều kiện “B” (QTC PJICO – 2008) đối với mặt hàng đóng trong container
-> Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0.08%/ Tổng giá trị tham gia bảo hiểm.
2. Phụ phí bảo hiểm dính mưa: 0.05%.
3. Địa chỉ tiếp nhận: Mọi giao dịch đáp ứng yêu cầu cấp đơn bảo hiểm và thu phí, khiếu
nại và yêu cầu bồi thường tổn thất hàng hóa sẽ được thực hiện tại Hà Nội bởi:
Tcty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) – Cty Bảo hiểm PJICO Đông Đô
Điều 3. Số tiền bảo hiểm và thanh tốn phí bảo hiểm:
1. Giá trị hàng hóa bảo hiểm: Được xác định căn cứ theo hóa đơn thương mại.
Trị giá CIF của lơ hàng được tính theo cơng thức:

15


CIF =
Trong đó:

C+F
1−R

C – Giá trị hàng hóa theo hóa đơn;
F – Cước phí vận tải
I – Phí bảo hiểm
R – Tỷ lệ phí bảo hiểm + phụ phí (nếu có)

2. Phí bảo hiểm = (Tỷ lệ phí bảo hiểm + phụ phí (nếu có)) x (trị giá bảo hiểm hoặc số
tiền bảo hiểm)
3. Thời hạn thanh tốn phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm phải được thanh tốn trước khi hàng đến cảng đích (cảng Hải Phịng, Việt
Nam) trong điều kiện đi biển thông thường, hợp lý.
Điều 4. Thủ tục yêu cầu và cấp đơn bảo hiểm:

1. Người được bảo hiểm phải thơng báo u cầu bảo hiểm hồn chỉnh cho chuyến hàng
được bảo hiểm cho Người bảo hiểm và gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho Người bảo hiểm.
2. Cấp đơn bảo hiểm: Thời điểm chấp nhận bảo hiểm được xác định từ khi Người được
bảo hiểm gửi giấy yêu cầu bảo hiểm.
3. Hủy bỏ Đơn bảo hiểm: Trong trường hợp chuyến hàng bị hủy bỏ thì Người được bảo
hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm ngay sau khi nhận được thông báo hủy
bỏ kèm theo các chứng từ có liên quan.
Điều 5. Giám định và chi phí giám định:
Chi phí giám định sẽ do Người được bảo hiểm thanh toán cho cơ quan giám định
và sẽ được Người bảo hiểm bồi hoàn nếu trường hợp tổn thất đó thuộc phạm vi trách
nhiệm của Người bảo hiểm.
Điều 6. Bảo lưu quyền khiếu nại cho Người bảo hiểm:
Khi xảy ra hư hỏng tổn thất, mất mát cho hàng hóa được bảo hiểm, Người được
bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể để phịng tránh và hạn chế tổn thất thấp
nhất. Đồng thời Người được bảo hiểm đảm bảo thực hiện và bảo lưu đầy đủ cho Người
bảo hiểm quyền khiếu nại người thứ ba gây ra tổn thất.

16


Điều 7. Khiếu nại và bồi thường:
Người được bảo hiểm phải gửi ngay cho Người bảo hiểm hồ sơ khiếu nại trong
vòng 60 ngày kể từ ngày phát sinh quyền khiếu nại
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Người bảo hiểm nhận được hồ sơ khiếu nại hoàn
chỉnh và hợp lệ của Người được bảo hiểm, Người bảo hiểm phải giải quyết bồi thường.
Nếu từ chối hoặc có tranh chấp Người bảo hiểm phải có văn bản gửi cho Người được
bảo hiểm trong thời hạn đó.

17



PHẦN IV - THƯƠNG VỤ MUA BẢO HIỂM THÂN TÀU
4.1. Người bảo hiểm: Công ty bảo hiểm Bảo Việt ( Việt Nam)
Địa chỉ: 15C, Trần Khánh Dư, P. Phan Chu Trinh, Q. Hồn Kiếm, Tp. Hà Nội
Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt - Baoviet Insurance) là cơng
ty thành viên được Tập đồn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đầu tư 100% vốn và hiện
nay là doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời nhất tại Việt Nam.
Bảo Việt có đội ngũ chuyên gia hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
bảo hiểm tàu thủy; mạng lưới đại lý giám định bồi thường tại hầu hết các nước trên thế
giới; quan hệ hợp tác với các Hội, Hiệp hội, các tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước.
Các sản phẩm bảo hiểm Tàu thủy đa dạng, toàn diện như:


Bảo hiểm Thân tàu



Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự chủ tàu



Bảo hiểm rủi ro của Người đóng tàu



Bảo hiểm tai nạn Thuyền viên

4.2. Người được bảo hiểm: Công ty TNHH Maersk Line Thái Lan
Địa chỉ: 41F. River Wing East, Empire Tower, South Sathron RD, Yannawa,
Sathorn Bangkok.

Mærsk Line có trụ sở tại Copenhagen, Đan Mạch, là một bộ phận của tập đồn
A.P.Moller - Maersk, bên cạnh các cơng ty con vận chuyển container khác như MCC
Transport, Safmarine, Damco.
Logo của công ty bao gồm ngôi sao bảy cánh (Maersk Logo) và tên cơng ty ở
bên phải.
Cơng ty có khoảng 16900 nhân viên và 7600 thuyền viên, khoảng 325 văn phòng
đại diện, tọa lạc ở hơn 125 quốc gia.
Maersk Line kinh doanh tàu chở container. Maersk tại Việt Nam mạnh các tuyến xa
như Châu Âu và Châu Phi. Tại Việt Nam Maersk có văn phịng đại diện ở TP.HCM,
Cần Thơ, Hải Phịng, Hà Nội, Đà Nẵng, Qui Nhơn trong đó văn phịng chính là ở
TP.HCM với hơn 130 nhân viên.
4.3. Thủ tục yêu cầu và chấp nhận bảo hiểm giữa hai bên
Hai bên đàm phán và kí kết hợp đồng bảo hiểm theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho cầu Công ty bảo hiểm Bảo Việt:

18


- Công ty gửi giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu có sẵn của Cơng ty bảo hiểm Bảo Việt
(Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu phụ lục 1)
- Phía bên Công ty Bảo hiểm Bảo Việt phản hồi và gửi thông báo về các điều kiện được
nhận bảo hiểm của mình. Cụ thể phía Maersk Lines phải cung cấp các giầy tờ sau:
 Giấy chứng nhận quốc tịch.
 Giấy chứng nhận khả năng đi biển và giấy chứng nhận cấp tàu của đăng
kiểm.
 Gửi các thông tin chi tiết hơn về đối tượng bảo hiểm để yêu cầu tư vấn từ Công
ty Bảo Việt (theo mẫu phụ lục 2)
 Nhận chào phí từ phía Cơng ty Bảo Việt
Bước 2: Đàm phán các điều khoản trong Hợp đồng bảo hiểm và yêu cầu các chứng
từ kèm theo.

 Hợp đồng bảo hiểm: phụ lục 3
 Đơn bảo hiểm: phụ lục 4
Bước 3: Ký kết hợp đồng, ký duyệt và đóng dấu đơn/GCN bảo hiểm
a. Ký duyệt Hợp đồng bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm
Trình lên lãnh đạo Cơng ty vận tải Maersk để ký ĐBH/ HĐBH căn cứ theo các
quy định phân cấp của Tổng giám đốc và lãnh đạo Chi nhánh đã ban hành.
Đối với dịch vụ bảo hiểm mà Tổng giám đốc đã ký, Phòng Kinh doanh phải chuyển dự
thảo Đơn bảo hiểm / Hợp đồng bảo hiểm đến Phòng Tàu thủy hoặc Phịng nghiệp
vụ Chi nhánh.
Hai bên Cơng ty Maersk và Bảo Việt cùng kí hợp đồng bảo hiểm cho tàu.
b. Đóng dấu
Một bộ Hợp đồng bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm bao gồm 07 bản có giá trị pháp lý
như nhau được văn thư đóng dấu và luân chuyển như sau :
 Cơng ty Maersk nhận 02 bản chính và 01 bản copy.
 Bảo Việt giữ 3 bản chính và 01 bản copy.
Bước 4: Nộp phí bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận
4.4. Phân tích một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm thân tàu
(Chi tiết tại Hợp đồng bảo hiểm)
Đối tượng được bảo hiểm:

19


Bên A đồng ý bảo hiểm cho phương tiện vận chuyển đường thủy của Bên B với đối
tượng bảo hiểm cụ thể như sau:
-

Tên tàu

: Grete Maersk


-

Hañ g tàu

: Maersk Line

-

Số đăng ký

: 12345B

-

Vật liệu đóng

: Thép khơng gỉ

-

Năm đóng/nơi đóng

: 2005, Đan Mạch

-

Loại tàu

: Tàu container


-

Cấp tàu

: AB

-

Chiều dài x rộng x cao

: 366,92m x 42,8mx 24m

-

Tổng dung tích/ Tổng trọng tải : 96846GT/ 115700 DWT
Điều kiện bảo hiểm:
Phạm vi bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm này áp dụng theo điều kiện bảo hiểm ITC 1995All Risk.
Ngoài ra, phạm vi bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm này còn áp dụng theo các sửa đổi bổ sung
(Chi tiết tại Hợp đồng bảo hiểm
Trị giá bảo hiểm:
-

Giá trị tàu khai báo: 30 000 000 USD (ba mươi triệu đô la Mỹ)

-

Số tiền bảo hiểm: 31 159 119 USD (ba mươi mốt triệu một trăm năm mươi chín

nghìn một trăm mười chín đơ la Mỹ)

Mức khấu trừ:
Mức khấu trừ là khoản tiền Bên B tự gánh chịu trong trường hợp có tổn thất xảy
ra. Mức khấu trừ trong Hợp đồng bảo hiểm này là 5% số tiền Bên A chấp nhận bồi
thường, nhưng không thấp hơn 30 000 USD
Thời hạn hiệu lực bảo hiểm:
Thời hạn bảo hiểm: Từ 00 giờ ngày 01 tháng 09 năm 2018 đến 24 giờ ngày 31
tháng 08 năm 2019 (theo giờ Việt Nam)
Bên A sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các tổn thất xảy ra trước
ngày bắt đầu của thời hạn bảo hiểm quy định tại điều này.

20


×