Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

VIET VE QUYET DINH XET GV DOI DU CUA TINH THANH HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.09 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Chung quanh vấn đề giải quyết tình trạng dôi dư cán bộ quản lý, giáo viên
cấp tiểu học và trung học cơ sở


<b>Bài cuối: Sớm giải quyết những khó khăn, bất cập, tăng cường quản lý</b>
<b>để nâng cao chất lượng</b>


<i>Một góc Trường THCS Nguyễn Du (Quảng Xương). (Ảnh chỉ có tính chất</i>
<i>minh họa) Ảnh: Phong Sắc</i>


<b>(THO) - “Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, cơ cấu đội ngũ cán bộ,</b>
<b>giáo viên (CB, GV)”, “Bảo đảm sự ổn định và phát triển”, đồng thời</b>
<b>“Quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CB, GV” là nguyên tắc chung</b>
<b>của Quyết định (QĐ) 3678.</b>


<b>Quyết định đúng nhưng cịn có điều chưa sát</b>


“Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên (CB,
GV)”, “Bảo đảm sự ổn định và phát triển”, đồng thời “Quản lý, sử dụng có
hiệu quả đội ngũ CB, GV” là nguyên tắc chung của Quyết định (QĐ) 3678.
Rõ ràng, QĐ 3678 đã đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục lên hàng
đầu, vì sự phát triển của mỗi nhà trường, địa phương và toàn tỉnh. Việc
chuyển GV từ nơi thừa đến nơi thiếu, nhằm góp phần hợp lý hóa cơ cấu bộ
môn, giảm gánh nặng cho nhà trường cả nơi GV đi và nơi GV đến. QĐ 3678
cũng đã thực sự quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ, thể hiện
ở những quy định trong ưu tiên xét duyệt và nguyên tắc thuyên chuyển,
đồng thời ngăn chặn tình trạng các địa phương thường xuyên thực hiện luân
chuyển, hiện tượng “rung trà, cá nhảy”, gây xáo trộn trong nội bộ và tâm lý
không yên tâm công tác đối với CB, GV, ảnh hưởng không tốt đến việc nâng
cao chất lượng giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

xuôi) hoặc ở vùng khó khăn từ 5 năm trở lên” là chưa hợp lý, bởi trước đây


tỉnh quy định GV miền xuôi mới ra trường có nghĩa vụ đi cơng tác miền núi,
thời gian nam từ 5 năm, nữ từ 3 năm thì được chuyển cơng tác về xi. Vậy
GV nữ có thời gian công tác ở miền núi 3 năm nghĩa là họ đã hồn thành
nghĩa vụ như GV nam có thời gian công tác miền núi 5 năm, sao lại không
thuộc diện ưu tiên? Quy định như vậy rõ ràng thiệt thịi cho số GV đã có
thời gian (chưa đủ 5 năm) cống hiến tuổi thanh xuân nơi vùng khó.


Băn khoăn nhiều nhất có lẽ vẫn là mục b điểm 3 thuộc điều 4 chương II của
QĐ này: “Có độ tuổi và thâm niên công tác nhiều hơn”. Do quy định chưa
thật cụ thể nên mỗi nơi hiểu một kiểu, có nơi ưu tiên độ tuổi cao hơn sau đó
mới đến thâm niên cơng tác nhiều hơn; có nơi lại ngược lại bởi họ cho rằng
cao tuổi hơn chưa hẳn đã cống hiến nhiều hơn cho ngành. Thậm chí, có nơi
lấy trung bình cộng tuổi đời và thâm niên cơng tác, ai nhiều hơn được ưu
tiên, dù nhiều hơn không đáng kể. Tuy nhiên, dù thực hiện theo cách nào thì
vẫn có kẻ khóc, người cười! Vì thế, có nơi đã mời luật sư về tham vấn, làm
rõ một số câu, từ (ví như độ tuổi nên hiểu trong một khoảng nhất định: 2
năm, 3 năm, 5 năm hay chỉ hơn một tháng cũng là hơn?)...


Nhiều GV lại băn khoăn vì sao họ có tới 2 tiêu chí ưu tiên nhưng vẫn thuộc
diện dơi dư?. GV Nguyễn Thị Hoa, có 4 năm cơng tác ở vùng khó, đang trực
tiếp ni mẹ già 80 tuổi và GV Nguyễn Thị Hậu, con thương binh hạng 3/4,
đang mang thai tháng thứ 7... đều là GV Trường THCS Đơng Văn (Đơng
Sơn), cùng có chung thắc mắc: Sao họ “dính” tới 2 tiêu chí mà vẫn thuộc
diện dôi dư? Phụ nữ đang mang thai sắp đến kỳ sinh nở lẽ nào không đáng
ưu tiên hơn phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi?


Ơng Nguyễn Bá Tải, Trưởng phòng Tổ chức - Biên chế (Sở Nội vụ) và Ơng
Nguyễn Hồng Quảng, Trưởng phịng Tổ chức cán bộ (Sở Giáo dục và Đào
tạo), hai thành viên thuộc tổ thẩm định phương án sắp xếp, bố trí cán bộ
quản lý (CBQL), GV, nhân viên hành chính các trường mầm non, tiểu học,


THCS công lập, thừa nhận: Đúng là trong quá trình tham mưu cho UBND
tỉnh ra QĐ 3678, các ngành thành viên chưa lường hết được các trường hợp
có thể xảy ra...


<b>Những cách vận dụng “sáng tạo” từ cơ sở</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trường), trực tiếp dạy môn Địa lý hàng chục năm nay ở trường và hiện tại
đang dạy Địa lý 3/4 khối lớp, có nhiều thành tích trong chun mơn lại bị
xếp vào đối tượng GVDD, trong khi một GV khác có bằng Cao đẳng Văn
-Sử - Địa và bằng Đại học sư phạm Ngữ văn, đang trực tiếp dạy môn Văn và
Sử lại được ưu tiên bố trí dạy mơn Địa lý?! Cũng theo phản ánh của GV
Nguyễn Thị Thúy, khi xét chỉ tiêu biên chế GV dạy mơn Lịch sử (1 GV/8
lớp), thì trường dư 2 GV nhưng chủ tịch hội đồng xét duyệt nhà trường (hiệu
trưởng) đã khơng đưa 3 GV có văn bằng chuẩn môn Lịch sử giống nhau ra
để xét ưu tiên theo quy định mà lại ấn định cho một trong 3 GV ấy được ở
lại, mặc dù GV được ở lại trường không thuộc diện được ưu tiên chưa phải
điều động trong năm học. Theo cô, với việc sắp xếp như trên, Trường THCS
Quảng Định đã thực hiện không đúng tinh thần tại QĐ 3678, đồng thời vi
phạm một số điều khoản quan trọng của Luật Giáo dục năm 2005 - đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2009.


Ở huyện Đơng Sơn và một số huyện khác lại có tình trạng mỗi trường thực
hiện một kiểu, tùy theo cách hiểu và vận dụng của lãnh đạo các trường. Theo
như cô giáo Lê Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Nhồi,
do trường khơng có ai cơng tác ở miền núi 5 năm nên nhà trường đã “vận
dụng”: những người công tác ở miền núi 4 năm, 3 năm đều được xếp ưu tiên
số 1 và được CB, GV khá đồng thuận. Tuy nhiên, cũng trên địa bàn huyện
Đông Sơn, Trường THCS Đông Văn lại không thực hiện như vậy, trường
“bám chắc” QĐ 3678, vì thế mới có việc GV cơng tác ở vùng khó 4 năm,
đang ni mẹ già 80 tuổi vẫn thuộc diện dôi dư?!



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Rõ ràng, việc thực hiện QĐ 3678 mỗi nơi đang làm một kiểu, một số nơi
thực hiện thiếu dân chủ, thiếu cơng bằng, khơng minh bạch, gây mất đồn
kết nội bộ, gây tâm lý không yên tâm trong CB, GV và tạo dư luận không tốt
trong xã hội. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
<b>Tăng cường quản lý để nâng cao chất lượng</b>


Để giải quyết những khó khăn, bất cập, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của CB, GV, giúp họ n tâm cơng tác, hết mình gắn bó với sự
nghiệp “trồng người”, đồng thời vẫn bảo đảm mục tiêu của tỉnh cần sắp xếp
lại đội ngũ để nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.


Muốn vậy, các địa phương cần tích cực chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn
thực hiện nghiêm túc QĐ 3678 của Chủ tịch UBND tỉnh và Luật Giáo dục
Việt Nam, nhanh chóng khắc phục việc thực hiện chưa đúng, gây bức xúc
trong CB, GV và dư luận xã hội. Cùng với đó, ngành chức năng cần tham
mưu cho tỉnh có những điều chỉnh trong mục “ưu tiên trong xét duyệt” sao
cho cụ thể và chi tiết hơn để cơ sở dễ vận dụng. Nên chăng, khơng nên xếp
thứ tự ưu tiên mà thay vào đó sẽ cho điểm chi tiết từng mục ưu tiên, sau đó
cộng lại, nếu ai có nhiều điểm hơn thì được ưu tiên trước, như vậy sẽ khoa
học hơn, tránh tình trạng người có nhiều tiêu chí hơn nhưng khơng đến lượt
được ưu tiên, vì các tiêu chí ấy xếp sau. Điều khơng kém phần quan trọng là,
trong q trình thực hiện ngành chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm
tra để tránh tình trạng nói một đằng làm một nẻo. Với những nơi cố tình thực
hiện sai, cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Ngoài ra, UBND tỉnh nên
sớm giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục năm 2012 để các địa phương
có cơ sở sắp xếp, bố trí chính thức biên chế cho các trường trong phạm vi
huyện, thị xã, thành phố, từ đó tính tốn cụ thể số biên chế còn thiếu hoặc dư
thừa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

năng đối với các đơn vị, địa phương trong việc sử dụng, tuyển dụng CBQL,
GV, nhân viên cấp tiểu học và THCS cũng cần được tăng cường nhằm bảo
đảm tính nghiêm minh trong q trình triển khai thực hiện, góp phần tích
cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh.


</div>

<!--links-->

×