Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

sinh hoc 7 tuan 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.46 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 26 -Tiết PPCT: 49 ND: 27/2 ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ. BỘ THÚ. HUYỆT- BỘ THÚ TÚI 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: -HĐ2: HS biết tính đa dạng của lớp thú: số lượng, thành phần loài, môi trường sống, đặc điểm cơ bản để phân chia lớp thú. -HĐ3: HS hiểu được đặc điểm cơ thể của 1 số đại diện điển hình qua các bộ thú huyệt và bộ thú túi. Hiểu rõ đặc điểm khác nhau giữa 2 bộ thú mỏ vịt và kanguru. 1.2.Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: So sánh, tìm kiếm thông tin -HĐ3: HS thực hiện kỹ năng: Quan sát, nhận biết, so sánh 1.3.Thái độ: -HĐ2: Thói quen: Tìm tòi, yêu môn học -HĐ3: Tính cách: Chúng ta phải xây dựng các chương trình bảo tồn và tạo điều kiện cho chúng phát triển (GDMT) 2. Nội dung học tập -Sự đa dạng của lớp thú -Bộ thú huyệt (Thú mỏ vịt), bộ thú túi 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: hình 48SGK/157 3.2.HS: Đọc kỹ thông tin SGK, tìm hiểu sự đa dạng của thú, soạn lệnh tam giác SGK 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 7A1……………………………………………………………; 7A2…………………………………………………………… 7A3……………………………………………………………; 7A4…………………………………………………………… 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ ?Em có biết con thú nào đẻ trứng không? (10đ) TL:Tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi -Hô hấp: phổi lớn có nhiều túi phổi với mạng mao mạch dài đặc bao quanh giúp trao đổi khí dễ dàng. -Thần kinh: các phần của não, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển liên quan đến hoạt động phong phú và phức tạp. * Thú mỏ vịt đẻ trứng Câu 2: Cho biết giác quan thỏ? Thú mỏ vịt sống ở đâu? (10đ) TL: Mũi rất thính, lông xúc giác nhạy, mắt không tinh lắm, có mi cử động được, có lông mi bảo vệ mắt, tai thính, định hướng âm thanh. *Thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐ1: (1 phút) Vào bài: -GV: Cho HS kể tên 1 số thú mà em biết, gợi ý thêm rất nhiều loài thú khác sống ở mọi nơitạo nên sự đa dạng. I. Sự đa dạng của lớp *HĐ2: (15 phút) Tìm hiểu sự đa dạng của lớp thú: -MT: HS biết được sự đa dạng của lớp thú, đặc điểm thú:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cơ bản để phân chia lớp thú. - Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TTSGK/156, sơ đồ các bộ thú ? Kể tên các loài thuộc lớp thú mà em biết? *HS: Chuột, ngựa, sóc, lợn, sư tử, cá heo.. ? Sự đa dạng của lớp thú thể hiện đặc điểm nào? *HS: Số loài nhiều 4600 loài, 26 bộ ở VN 275 loài. ?Môi trường sống? Tại sao các con này được xếp vào lớp thú? *HS: Đều có lông mao và tuyến sữa. ? Người ta phân chia lớp thú như thế nào? Dựa trên đặc điểm cơ bản nào để phân chia? *HS: 2 nhóm: thú đẻ trứng và thú đẻ con. Dựa vào đặc điểm sinh sản, điều kiện sống, cấu tạo chi và bộ răng. VD bộ ăn thịt, bộ guốc lẻ, bộ guốc chẵn… ? Phân biệt bộ thú huyệt với thú đẻ con? *HS: Đẻ trứng : đại diện thú mỏ vịt ? Phân biệt bộ thú túi với bộ thú còn lại? *HS: Thú túi không có nhau, con sơ sinh rất nhỏ: kanguru, con non áp miệng vào vú mẹ chảy sữa nhờ sự co bóp của cơ ở vùng tuyến sữa. Thú còn lại con sơ sinh bình thường. *HĐ3: (19 phút) Bộ thú huyệt-bộ thú túi -MT: HS hiểu được cấu tạo thích nghi với đời sống của 2 bộ thú và đặc điểm sinh sản của chúng. Hiểu rõ đặc điểm khác nhau giữa 2 bộ thú mỏ vịt và kanguru. -Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TT và H48.1, hỏi ? Cho biết nơi sống của thú mỏ vịt? *HS: Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở cạn. ? Cho biết đặc điểm cấu tạo và sinh sản của thú mỏ vịt? *HS: TLN, KL ? Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú? *HS: Nuôi con bắng sữa, có lông mao ? Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như các thú khác? *HS: Thú mẹ chưa có núm vú - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TT và H48.2, hỏi ? Cho biết nơi sống của Kanguru? *HS: Sống ở đồng cỏ. ? Cho biết đặc điểm cấu tạo và sinh sản của thú Kanguru? *HS: TLN, KL *GDMT? Kanguru tự vệ bằng cách nào? *HS: Chúng dựa cơ thể lên chiếc đuôi, dùng 2 chân sau có vuốt sắc đá tung kẻ thù hoặc dùng 2 chi trước ôm lấy kẻ thù cho ngạt thở mới thôi.. - Lớp thú có khoảng 4600 loài, 26 bộ, VN 275 loài. -Sống ở khắp nơi. - Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi. + Bộ thú huyệt: đẻ trứng + Bộ thú túi: con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng mẹ +Các bộ thú còn lại: con sơ sinh bình thường.. II. Bộ thú huyệt (Thú mỏ vịt), bộ thú túi 1.Bộ thú huyệt (Thú mỏ vịt) -Sống ở nước ngọt và ở cạn. -Chi có màng bơi -Đi trên cạn và bơi trong nước -Đẻ trứng con sơ sinh bình thường. Không có vú, chỉ có tuyến sữa -Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ. 2.Bộ thú túi (Kanguru) -Sống ở đồng cỏ. -Chi sau cao, khoẻ; đuôi to, dài. -Đẻ con, con sơ sinh rất nhỏ, con non chưa phát triển đầy đủ nên sống trong túi da ở bụng mẹ, bú thụ động..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ?Từ môi trường sống của Thú mỏ vịt và Kanguru theo em cần phải làm gì để bảo tồn và phát triển các loài thú trên? *HS: Lớp thú hiện nay gồm nhiều bộ thú nhưng những loài thú đặc biệt như: bộ Thú huyệt, bộ Thú túi thường phân bố ở Châu Úc, ít thấy ở nơi khác ( môi trường sống đặc trưng). Như vậy chúng ta phải xây dựng các chương trình bảo tồn và tạo điều kiện cho chúng phát triển 4.4. Tổng kết: Câu 1: Tại sao bộ Thú huyệt và bộ Thú túi được xem là bật thấp? (HSG) TL: Bộ thú huyệt: Đẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi, có huyệt, thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú. Bộ thú túi: Phôi không có nhau, con non rất yếu, phải tiếp tục phát triển trong túi da ở bụng mẹ. Câu 2: Cho biết đặc điểm cấu tạo và sinh sản của thú mỏ vịt? TL: -Sống ở nước ngọt và ở cạn. -Chi có màng bơi -Đi trên cạn và bơi trong nước -Đẻ trứng con sơ sinh bình thường. Không có vú, chỉ có tuyến sữa -Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ. 4.5. Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học này: - Học bài và trả lời câu hỏi 1 trong SGK/158. Đọc mục “ em có biết” *Đối với bài học tiếp theo: - Soạn bài: “ Đa dạng của thú: bộ dơi, bộ các voi”, chú ý tìm hiểu cấu tạo ngoài, đời sống của chúng 5. Phụ lục: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 26-Tiết PPCT: 50 ND: 2/3. ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (TT) BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - HĐ2: HS biết đặc điểm cấu tạo ngoài, tập tính của bộ dơi thích nghi với đời sống bay. - HĐ3: HS hiểu được cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi thích nghi với đời sống bơi lợi trong nước 1.2. Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: So sánh, tìm kiếm thông tin -HĐ3: HS thực hiện kỹ năng: Quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích hình ảnh tìm tòi kiến thức 1.3.Thái độ: -HĐ2: Thói quen: Tìm tòi, yêu môn học -HĐ3: Tính cách: Giáo dục học sinh yêu thích và bảo vệ động vật có ích (GDMT) 2. Nội dung học tập - Bộ dơi -Bộ cá voi 3.Chuẩn bị 3.1.GV 3.2.HS: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài bộ dơi và bộ cá voi 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 7A1……………………………………………………………; 7A2…………………………………………………………… 7A3……………………………………………………………; 7A4…………………………………………………………… 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính bú sữa của con sơ sinh? Dơi thường sống ở đâu (10đ) TL: Điểm so sánh Nhóm thú đẻ trứng: Nhóm thú đẻ con: (Bộ thú huyệt) (Bộ thú túi) Đặc điểm sinh sản Đẻ trứng, con sơ sinh Đẻ con, con sơ rất nhỏ được nuôi bình thường. trong túi da ở bụng thú mẹ. Tập tính “bú” của Liếm sữa trên lông thú Vú tự tiết sữa và tự động chảy con sơ sinh mẹ, uống sữa do thú mẹ vào miệng thú con (bú thụ động). tiết ra hòa lẫn trong nước. * Dơi sống: Các hang động, kẻ đá, trên cây. Câu 2: Tại sao bộ Thú huyệt và bộ Thú túi được xem là 2 bộ thú bậc thấp? Cho biết môi trường sống của cá voi? (10đ) TL: Bộ thú huyệt và Bộ thú túi là 2 bộ thú bậc thấp vì: + Bộ thú huyệt: Ðẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi, thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú. + Bộ thú túi: Phôi không có nhau, con non rất yếu, phải tiếp tục phát triển trong túi da ở bụng mẹ. *Cá voi sống ở nước (biển) 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS *HĐ1:( 2 phút)Vào bài:. Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> -GV: Trong lớp thú dơi là ĐV duy nhất biết bay, còn cá voi có là loài thú duy nhất có kích thước lớn nhất thích nghi với sự bơi lặn. Chúng có cấu tạo và tập tính như thế nào thích nghi với điều kiện sống? Vào bài 49 *HĐ2 :( 18 phút)Tìm hiểu đặc điểm của bộ dơi -MT: HS biết đặc điểm cấu tạo ngoài, tập tính của bộ dơi thích nghi với đời sống bay. -Tiến hành: -GV: Cho HS QS Hình dơi bay, hỏi: ? Dơi thường sống ở đâu? Có đời sống như thế nào? *HS: Các hang động, kẻ đá, trên cây. Sống bay lượn -GV: Hướng dẫn HS QSH 49.1 A, yêu cầu HS hoàn thành chú thích từ số 14. TLN: ? Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay? (chi trước, chi sau, thân, đuôi) *HS: Thân thon, nhỏ. Chi trước biến đổi thành cánh da. Chi sau nhỏ, yếu. Đuôi ngắn. ? Cơ thể thon, nhỏ có tác dụng gì cho dơi khi bay? *HS: Giảm bớt trọng lượng cơ thể. -GV: Cho HS QS cánh dơi: ? Mô tả cấu tạo cánh dơi? *HS: Cánh dơi là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn và xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi. ? Cách cất cánh của dơi ra sao? *HS: Khi bay chân rời vật bám, tung cánh bay ? Kiểu cất cánh của dơi có giống bồ câu không? Vì sao? *HS: Không, dơi treo ngược cơ thể vào cành cây, thả mình tự do lấy đà trước khi bay. ?Thức ăn của dơi là gì? Răng có cấu tạo như thế nào? Thời gian kiếm ăn? *HS: Ăn quả, sâu bọ. Răng nhọn, sắc để phá vỡ vỏ cơ thể sâu bọ. Kiếm ăn vào đêm. ? Các giác quan của dơi phát triển như thế nào? *HS: Mắt không tinh nhưng tai rất thính, có thể nghe được những âm thanh siêu nhỏ (mục em có biết) ? Cách di chuyển của dơi như thế nào? *HS: Bay không có đường bay rõ rệt ? Đại diện của bộ dơi? *HS: Dơi ăn sâu bọ, dơi ăn quả *GDMT?Dơi có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người? *HS: Tự nhiên: Tiêu diệt sâu bọ phá hoại, 1 số loài ăn muỗi.. Dơi mật: lấy mật hoaà giúp sự thụ phấn cho cây. Con người: Một số loài dơi dùng làm thực phẩm. Có 70% số loài ăn sâu bọ, số còn lại ăn, 1 số ít ăn hạt. Vì vậy chúng ta bảo vệ các loài dơi ăn sâu bọ. *HĐ3: ( 15 phút) Tìm hiểu bộ cá voi MT: HS biết được cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi. I.Bộ dơi:. - Bộ Dơi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay: Thân thon, nhỏ. Chi trước biến đổi thành cánh da. Chi sau nhỏ, yếu. Đuôi ngắn.. + Răng nhọn, sắc + Mắt yếu, tai rất thính. -Di chuyển: Bay không có đường bay rõ rệt -Thức ăn: Ăn quả, sâu bọ. II.Bộ cá voi:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thích nghivới đời sống bơi lợi trong nước. -Tiến hành: ? Cá voi sống ở đâu? Cá voi có đời sống như thế nào? *HS: Trong nước, bơi lặn. -GV: Hướng dẫn HS QS H49.2chú ý các đặc điểm của vây ngực, vây đuôi; TLN: ?Đặc điểm cấu tạo cá voi thích nghi với đời sống ở nước? *HS: Chi trước biến thành vây, chi sau tiêu biến Có vây đuôi khỏe nằm ngang…. ? Cơ thể thon dài, cổ ngắn có tác dụng gì? *HS: Làm giảm lực cản khi bơi trong nước ? QS H49.2 Cho biết cấu tạo của xương vây? *HS: Gồm xương cánh, x ống, x bàn, x ngón ? Tại sao cá voi to lại chìm nổi trong nước dễ dàng? *HS: Nhờ lớp mỡ dưới da rất dày, vây ngực giống chi trước ? Thức ăn của cá voi là gì? Cấu tạo răng như thế nào? Ăn bằng cách nào? *HS: Tôm, cá ĐV nhỏ. Không răng, ăn bằng cách há rộng miệng cho thức ăn theo dòng nước lọt vào, sau đó cá ngậm miệng lại nhờ tấm sừng thức ăn được giữ lại, nước phun ra ngoài. ? Cách di chuyển ra sao? *HS: Uốn mình theo chiều dọc ? Em biết gì về cá voi, cá heo qua truyện tranh, sách báo? *HS: Cá voi là ĐV lớn nhất, sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa, tim nặng 600-700kg chứa 8000 lít máu, ruột dài 4km ở biển ôn đới, biển lạnh dài 150m, nặng 7-9 tấn. Cá voi sống theo đàn, mỗi lứa đẻ 1 con, bú mẹ 7 tháng, sau 3 năm mới trưởng thành. ? Cá voi có điểm giống cá nhưng tại sao xếp vào lớp thú? (HSG) *HS: Động vật có vú, đẻ con nuôi con bằng sữa, chi trước biến đổi thành vây nhưng cấu tạo bên trong giống chi trước của thúở cạn. *GDHN: ? Con người sử dụng những sản phẩm nào từ cá voi? *HS: Thịt, mỡ, gan cá voi có nhiều vitamin A *GDMT:?Chúng ta phải làm gì để giữ gìn sự đa dạng và phong phú của các loài Dơi và cá Voi của nước ta cũng như trên thế giới? *HS: -Không săn bắt bừa bãi. -Tạo môi trường sống thuận lợi cho chúng sinh sống và phát triển tốt nhất như các khu vườn bảo tồn quốc gia -Trồng cây gây rừng trên đất trống,đồi trọc. -Không xả các chất độc hại vào môi trường… … đặc biệt là môi trường nước.. Bộ cá voi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước: - Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn. - Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo. - Chi sau tiêu giảm -Vây đuôi nằm ngang - Lớp mỡ dưới da rất dày. -Răng không có, trên hàm có nhiều tấm sừng lọc nước. Thức ăn: Tôm, cá động vật nhỏ - Di chuyển: bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4.4.Tổng kết: Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo bộ dơi thích nghi với đời sống trong nước? Chi trước biến đổi thành cánh da. Chi sau nhỏ, yếu. Đuôi ngắn. Răng nhọn, sắc. Mắt yếu, tai rất thính Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo cá voi thích nghi với đời sống trong nước? TL: - Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn. - Lớp mỡ dưới da rất dày. - Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo. - Vây đuôi nằm ngang. Chi sau tiêu giảm - Răng không có, trên hàm có nhiều tấm sừng lọc nước 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học này: - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK /155 trả lời 2 câu hỏi SGK /161. - Đọc thêm mục: “Em có biết” SGK/161 *Đối với bài học tiếp theo : - Đọc và nghiên cứu nội dung bài “ Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt” + Sưu tầm tranh ảnh của các loài : chuột, mèo, hổ, báo, chó. 5. Phụ lục : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×