Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

sinh 6 tuan 33

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.01 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 06/4/2013 Ngày dạy: 08/04/2013. NẤM (Tiếp theo) B/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM Tiết 63 :. I. Mục tiêu : - Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng (khi cần thiết). - Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người. - Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm. II. Phương tiện dạy học : - Tranh : Một số loại nấm ăn được, nấm độc. - Mẫu vật : Nấm có ích, nấm hương, nấm rơm. - Một số cây, bộ phận bị bệnh nấm do nấm. III. Tiến trình bài giảng : 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : H. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào ? Chúng sinh sản bằng gì ? H. Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ? 3. Bài mới : I/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC : Hoạt động 1 : Điều kiện phát triển của nấm Hoạt động của GV H. Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cân để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước ? H. Tại sao quần áo hay đồ đạc để lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm ướt thường bị mốc ? H. Tại sao để trong nơi tối nấm vẫn phát triển được ? - GV tổng kết : H. Nêu được các điều kiện phát triển của nấm.. Hoạt động của HS - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày: Yêu cầu: + Bào tử nấm mốc phát triển ở những nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm. + Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn. - Nhóm khác nhận xét. - Đại diện 1 – 2 HS trình bày. - Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn.Nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển, nhất là 25 – 300C. - . Hoạt động 2 : Cách dinh dưỡng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS nghiên cứu thông tin mục - HS đọc thông tin nêu được các hình.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. H. Nấm không có diệp lục, vậy nấm dinh dưỡng bằng những hình thức nào ? Cho HS lấy ví dụ về nấm hoại sinh và nấm kí sinh.. thức dinh dưỡng hoại sinh, kí sinh và cộng sinh. - Nấm hút chất hữu cơ trong đất giàu xác động vật, thực vật là nấm hoại sinh. - Nấm sống bám trên cơ thể động vật, thực vật và con người là nấm kí sinh. - Ngoài ra còn có một số nấm cộng sinh. II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM : Hoạt động 3 : Nấm có ích :. Hoạt động của GV - GV cho HS đọc thông tin trang 169 : H. Nêu công dụng của nấm. Lấy ví dụ. GV tổng kết về mặt có ích của nấm đi đến giới thiệu một vài nấm có ích trên thực tế.. Hoạt động của HS - HS nghiên cứu ghi nhớ các công dụng. - HS nêu được 4 công dụng. - HS nhận dạng một số nấm có ích. Như bảng 169 (SGK).. Hoạt động 4 : Nấm có hại : Hoạt động của GV Hoạt động của HS H. Nấm gây tác hại gì cho thực vật ? Nấm gây ra một số tác hại như : - GV giới thiêu một vài nấm có gây - Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và bệnh hại cho thực vật. người. H. Kể một số nấm có hại cho con - Nấm mốc làm hỏng thức ăn và đồ dùng. người. - Nấm độc có thể gây ngộ độc. - GV cho HS nhận dạng một vài loại nấm độc. H. Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra phải làm thế nào ? H. Muốn đồ đạc, quần áo không bị mốc phải làm gì ? * Kết luận chung : Cho HS đọc phần kết luận chung SGK 4. Kiểm tra đánh giá : H. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ? H. Nấm hoại sinh có vai trò gì trong thiên nhiên ? H. Kể một số nấm có ích và có hại cho con người. 5. Dặn dò - chuẩn bị : - Học bài. - Xem trước bài 52. - Làm bài tập 4 SGK trang 170.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ngày soạn: 06/4/2013 Ngày dạy: 09/04/2013 Tiết 64:. ĐỊA Y. I. Mục tiêu: - Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc. - Hiểu được thành phần cấu tạo địa y. - Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh. - Rèn kĩ năng quan sát, giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. Phương tiện dạy học: - Địa y; Tranh hình dạng và cấu tạo địa y III. Tiến trình bài giảng: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: H. Nấm có tầm quan trọng như thế nào? H. Trình bày đặc điểm sinh học của nấm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát hình dạng cấu tạo địa y: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát mẫu+ H. - HS hoạt động nhóm quan sát mẫu và đối 52.1,52.2: chiếu với tranh vẽ thảo luận: H. Mẫu địa y em lấy ở đâu? Yêu cầu nêu được: H. Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa - Nơi sống y? - Hình dạng H. Nhận xét thành phần cấu tạo của địa y? - Cấu tạo - HS rút ra kết luận - GV nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: H. Vai trò của tảo và nấm trong đời sống của địa y? H. Thế nào là hình thức sống cộng sinh? - GV nhận xét đến kết luận.. - Địa y có hình vảy hoặc hình cành - Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm và tảo sống xen lẫn các tế bào tảo. Chúng sống cộng sinh với nhau: + Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo. + Tảo quang hợp tạo chất hữu cơ nuôi sống 2 bên. Hoạt động 2:Vai trò của địa y Hoạt động của GV - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, trả lời. Hoạt động của HS -HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> câu hỏi: H. Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?. - Đại diện lớp trình bày - HS khác nhận xét bổ sung - Tạo thành đất - Là thức ăn cho hươu Bắc cực. - Là nguyên liệu chế tạo nước hoa, phẩm nhuộm.. * Kết luận chung: GV cho HS đọc phần kết luận chung SGK 4. Kiểm tra đánh giá: H. Địa y chúng có những hình dạng gì? Chúng mọc ở đâu? H. Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì? H. Vai trò của địa y như thế nào? 5. Dặn dò: - Học bài -Trả lời các câu hỏi SGK - Chuẩn bị tham quan thiên nhiên như trong SG.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×