Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản trị nợ quá hạn tại agribank chi nhánh huyện phú lương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.29 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THANH

QUẢN TRỊ NỢ QUÁ HẠN TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ LƯƠNG THÁI NGUYÊN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Oánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn



Trần Thị Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quốc Oánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Khoa Quản trị Kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân
hàng Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Thái Nguyên đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................. i
lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ....................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... x
Thesis abstract........................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 2

1.3.


Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu.............................................. 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2

1.3.2.

Phạm vi, nội dung nghiên cứu............................................................................ 2

1.3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học....................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nợ quá hạn của ngân hàng
thương mại.................................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................. 4

2.1.1.

Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.........4

2.1.2.


Quản trị nợ quá hạn của ngân hàng thương mại...................................... 6

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 22

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nợ quá hạn của một số ngân hàng trong nước
22

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm đối với Agribank......................................................... 24

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu..................................... 27
3.1.

Đặc điểm cơ bản của Agribank Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên
27

3.1.1.

Đặc điểm của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên
27

3.1.2.

Tình hình nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh huyện Phú


Lương Thái Nguyên................................................................................................ 29


iii


3.1.3.

Hoạt động cho vay vốn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 38

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................... 38

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 39

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu........................................................................ 39

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích................................................................................. 40


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................... 43
4.1.

Thực trạng quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú

Lương Thái Nguyên............................................................................................... 43
4.1.1.

Tình hình về nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái

Nguyên........................................................................................................................... 43
4.1.2.

Thực trạng công tác quản trị nợ quán hạn tại Agribank chi nhánh huyện

Phú Lương Thái Nguyên..................................................................................... 44
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nợ quá hạn tại Agribank Chi

nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên....................................................... 64
4.2.1.

Nhóm yếu tố bên ngồi......................................................................................... 64

4.2.2.

Nhóm yếu tố bên trong thuộc về ngân hàng............................................. 65

4.2.3.


Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn........................................... 66

4.3.

Thảo luận và đánh giá chung kết quả quản trị nợ quá hạn tại Agribank Chi

nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên....................................................... 68
4.3.1.

Thảo luận...................................................................................................................... 68

4.3.2.

Đánh giá chung kết quả quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh

huyện Phú Lương Thái Nguyên....................................................................... 69
4.4.

Định hướng giải pháp quản trị nợ quá hạn............................................... 72

4.4.1.

Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Phú

Lương Thái Nguyên............................................................................................... 72
4.4.2.

Mục tiêu hoạt động, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Agribank,


Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên.......................... 73
4.4.3.

Định hướng về quản lý nợ và xử lý nợ quá hạn của chi nhánh.....74

4.5.

Giải pháp quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương

Thái Ngun
4.5.1.

75

Hồn thiện cơ cấu tổ chức, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng 75

iv


4.5.2.

Thiết lập quy trình xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh................................ 78

4.5.3.

Tăng cường nguồn vốn hoạt động................................................................. 83

4.5.4.

Phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh..................................................... 84


4.5.5.

Ứng dụng công nghệ thơng tin có hiệu quả tại chi nhánh................86

4.5.6.

Thực hiện chính sách khách hàng.................................................................. 86

4.5.7.

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa trong kinh doanh......................... 87

4.5.8.

Sử dụng cơng cụ tín dụng phái sinh trong quản trị rủi ro................. 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 90
5.1.

Kết luận.......................................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị....................................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 93
Phụ lục............................................................................................................................................. 95

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

CBTD

Cán bộ tín dụng

CN

Chi nhánh

CN-TTCN

Cơng nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp

DN

Doanh nghiệp

HÐTV

Hội ðồng thành viên


HMTD

Hạn mức tín dụng

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHNN

Ngân hàng nhà nýớc

NHTM

Ngân hàng thýõng mại

NQH

Nợ quá hạn

NQH

Nợ quá hạn

TCTD

Tổ chức tín dụng

TK&VV


Tiết kiệm - Vay vốn

TTCK

Thị trýờng chứng khốn

VAMC

Cơng ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam

VNÐ

Việt Nam ðồng

XLRR

Xử lý rủi ro

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái

Nguyên năm 2
Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Agribank Chi nhánh huyện Phú

Lương năm 20
Bảng 3.3. Tình hình hoạt động tín dụng phân chia theo thời gian Agribank chi


nhánh huyện P
Bảng 3.4. Tình hình hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế Agribank chi

nhánh huyện P
Bảng 3.5. Tình hình hoạt động tín dụng có bảo đảm tài sản Agribank chi nhánh

huyện Phú Lư
Bảng 3.6. Tình hình hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế Agribank chi nhánh

huyện Phú Lư
Bảng 3.7. Kết quả kinh doanh của Agibank CN huyện Phú Lương giai đoạn

2014 - 2016 ...
Bảng 4.1.

Thực trạng nợ

Thái Nguyên .
Bảng 4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn tại tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái

Nguyên ..........
Bảng 4.3. Đánh giá về công tác xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và

quản trị nợ qu

Nguyên ..........
Bảng 4.4. Đánh giá về công tác xây dựng quy chế vay vốn tại Agribank chi

nhánh huyện P

Bảng 4.5. Kết quả thẩm định cho vay tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương

gia đoạn 2014
Bảng 4.6. Đánh giá về công tác thẩm định khách hàng vay vốn tại Agribank

chi nhánh huy
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của Agribank chi nhánh

huyện Phú Lươ

vii


Bảng 4.8. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay tại
Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Ngun................... 53
Bảng 4.9. Trích lập phịng ngừa nợ quá hạn Agribank chi nhánh huyện Phú
Lương Thái Nguyên........................................................................................ 55
Bảng 4.10. Đánh giá về cơng tác trích lập dự phịng rủi ro của ngân hàng
Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên................... 56
Bảng 4.11. Phân loại nợ quá hạn theo thời gian củaAgribank chi nhánh huyện
Phú Lýõng từ 2014 - 2016............................................................................. 58
Bàng 4.12. Phân loại nợ theo ngành kinh tế tại Agribank chi nhánh huyện Phú
Lương Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016............................................ 59
Bảng 4.13. Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Agribank chi nhánh
huyện Phú Lương Thái Nguyên............................................................... 60
Bảng 4.14. Tình hình xử lý nợ quá hạn của chi nhánh Agribank Phú Lương đối
với khách hàng vay vốn................................................................................ 62
Bảng 4.15. Đánh giá về công tác xử lý nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện
Phú Lương Thái Nguyên............................................................................... 63
Bảng 4.16. Tỷ lệ cán bộ trả lời về mức độ quan trọng của các yếu tố thuộc về

môi trường kinh doanh đến công tác quản trị nợ quá hạn (n= 192) 65
Bảng 4.17. Đánh giá ảnh hưởng từ khách hàng đến quản trị nợ quá hạn của

Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên(n=192)...68

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương...27
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank chi nhánh

huyện Phú Lương năm 2016

ix

31


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thanh
Tên luận văn: Quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên

Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 62 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Mục đích của luận văn này là tìm hiểu thực trạng,

đặc điểm của công tác quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện
Phú Lương, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính chất gợi ý chính
sách nhằm quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về
quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại; (2) Đánh giá thực trạng và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên và (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị
nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm
đánh công tác quản trị nợ tại Agribank huyện Phú Lương. Đồng thời luận văn sử
dụng phương pháp phân tích như thống kê mô tả, so sánh, phương pháp chuyên
gia, sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng công cụ excel để phân tích kết quả
đánh giá về cơng tác quản trị nợ tại Agribank huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã tập trung phân tích các nội dung của cơng tác quản trị nợ tại
Agribank chi nhánh huyện Phú Lương là: Xây dựng kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn và
quản trị nợ quá hạn; xây dựng quy chế cho vay; thẩm định khách hàng vay vốn; kiểm tra,
giám sát sử dụng vốn vay; cơng tác phịng ngừa nợ q hạn của ngân hàng; Phân tích,
đánh giá và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng . Đồng thời luận văn chỉ ra các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác quản trị nợ quá hạn tại Agribank Phú Lương gồm: Nhân tố bên
ngồi (mơi trường kinh tế xã hội; kinh tế; chính trị; pháp lý); nhân tố bên trong (Công tác
tổ chức quản trị nợ quá hạn; Công tác thẩm định; Sự hiểu biết trong lĩnh vực thẩm định;
Đánh giá về phương án vay vốn; Công tác, kiểm tra, giám sát của ngân hàng; Đánh giá
khă năng thực hiện dự án của khách hàng) và nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn
(phương án sản xuất của khách hàng; mục đích vay vốn; tài sản đảm bảo; Uy tín

x



của khách hàng, tính hợp tác của khách hàng). Luận văn đã đưa ra các giải pháp
quan trọng trong công tác quản trị nợ quá hạn của ngân hàng trong thời gian tới:
Hồn thiện cơ cấu tổ chức,chính sách tín dụng, quy trình tín dụng; Thiết lập quy
trình xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh; Tăng cường nguồn vốn hoạt động; Phát triển
nguồn nhân lực tại chi nhánh; Ứng dụng cơng nghệ thơng tin có hiệu quả tại chi
nhánh; Thực hiện chính sách khách hàng; Thực hiện chiến lược đa dạng hóa trong
kinh doanh; Sử dụng cơng cụ tín dụng phái sinh trong quản trị rủi ro. Đê thực hiện
các giải pháp mang lại hiệu quả cho công tác quản trị nợ quá hạn của chi nhánh, tác
giả đã kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Các
cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) nhằm các
giải pháp được thực thi hoàn chỉnh trong thời gian tới.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Thanh
Thesis title: Overdue debt management of Argibank Branch at Phu Luong
district, Thai Nguyen province.
Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research objectives
General objectives: the thesis analyzed the situation, features of overdue debt
management of Agribank Branch at Phu Luong district, so lead to some solutions
that can improve the overdue debt management of the bank in the next period.

Particular objectives: (1) Systemazing the theories and practical to the overdue
debt management at the commericial bank , (2) evaluating the situation and analyzing the
factors to handling overdue debt at Agribank branch, Phu Luong district, Thai Nguyen
Branch (3) Proposing some solutions in order to complete the overdue debt management
activities Argibank Branch at Phu Luong district, Thai Nguyen province.

Research method
The thesis used the method of collecting primary and secondary to
assess the debt management at Agribank in Phu Luong district. At the same
time, the thesis used analytical methods such as descriptive statistics,
comparison, expert methods, using the data processing method by excel tool
to analyze the results of the assessment of debt management.

Main results and conclusions
The thesis has focused on the contents of overdue debt management at Argibank
Branch at Phu Luong district, Thai Nguyen province: Creating the plan to handle the
overdue debt and to manage them, creating lending policy, evaluation the lending
capacity customers, investigation and obdervation the using capacity, preventing
acitivies overdue debt of the banks, analyzing, evaluating and handling overdue debt. At
the same time, the thesis pointed out some factors to the overdue debt management at
Argibank Branch at Phu Luong district, Thai Nguyen province including: external factors(
economic, policy, legislation), internal factors (overdue debt managemetn, evaluation,
knowledge in term of evaluation, assessment of lending capacity plans, investigation and
observation of the bank, evaluation the completing possibility of the customers) and
factors that belong to the customers ( the producing plans, their targets,

xii


their property and intergrative characteristics of the customers). The thesis proposed

some important solutions to overdue debt managements in the next term: completing the
operating system, credit policy, credit system, creading handling overdue debt in the
branch, improving the capacity, improving the human resources, applying effective
information technology in the branch, applying customers policy, conducting varity
business strategies, using some effective tools in overdue debt management. In order to
conducting these solutions effectively, the author has recommended to the governments
agencies and the Agribank Vietnam to apply these in the next term.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã phát triển với tốc độ khá
cao, điều này phản ánh tiềm lực của hệ thống Ngân hàng rất mạnh mẽ và vốn
tín dụng đóng vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất
nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt động tín
dụng của hệ thống ngân hàng những năm qua đã nảy sinh một số biểu hiện
không lành mạnh, báo hiệu nguy cơ rủi ro thất thốt vốn tín dụng từ các
khoản nợ quá hạn của ngân hàng ngày càng chồng chất. Điều đó phản ánh
một thực tế là hoạt động tín dụng của ngân hàng tuy có tăng về "lượng"
nhưng lại giảm về "chất", tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh đã kéo theo tình
trạng nợ quá hạn nghiêm trọng trên quy mô rộng lớn.
Nợ quá hạn phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, hệ thống
luật pháp chưa đầy đủ và đồng bộ, các cơ chế chính sách, quy trình nghiệp
vụ chưa được xây dựng hồn chỉnh, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội
ngũ cán bộ tín dụng cịn non yếu, chính vì vậy ngân hàng đã mắc phải nhiều
sai phạm trên cả ba khâu: quản trị, điều hành và tác nghiệp.

Nợ quá hạn - một hình thức biểu hiện cụ thể của rủi ro tín dụng là nguyên nhân gây thất thoát vốn, đẩy các ngân hàng đến chỗ thua lỗ

và phá sản, nợ quá hạn gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế.
Thực tiễn từ hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương
Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ nợ q hạn cịn cao, quản trị các
khoản tín dụng q hạn tại chi nhánh vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Việc phát sinh nợ
quá hạn trong Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên luôn tồn tại trong
hoạt động tín dụng tại chi nhánh, để tránh những tổn thất đáng kể xảy ra khi tỷ lệ nợ
quá hạn tăng vượt mức cho phép. Yêu cầu đặt ra cần phải kiểm sốt được và kiểm
sốt có tính hệ thống, bài bản, có hiệu quả thì tỷ lệ nợ q hạn mới

ở mức chấp nhận được, giảm thiểu các thiệt hại làm tăng lợi nhuận, nâng cao
năng lực cạnh tranh và tình hình tài chính của chi nhánh, sử dụng hiệu quả đồng
vốn đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh và tồn bộ hệ thống ngân
hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Để kiểm sốt tốt
được nợ q hạn thì phải quản trị nợ quá hạn thật tốt trước, đây là vấn đề tiên

1


phong hàng đầu để hạn chế nợ quá hạn. Có quản trị nợ q hạn tốt thì mới
mong kiểm sốt được tính hiệu quả trong kinh doanh. Xuất phát từ thực tiễn
đó, tơi đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi
nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục đích của luận văn này là tìm hiểu thực trạng, đặc điểm
của công tác quản trị nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú
Lương, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính chất gợi ý chính
sách nhằm quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị

nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị

nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nợ quá

hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị nợ quá
hạn tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên.
1.3.2. Phạm vi, nội dung nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Agribank

chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên.
+ Giới hạn về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm

2014-2016, số liệu sơ cấp được tập trung thu thập trong năm 2017.
- Về nội dung: Để tài chỉ tập trung vào nghiên cứu hiện trạng công

tác quản trị nợ quá hạn. Trong đó tập trung vào các nội dung như:
+ Đánh giá của khách hàng đối với công tác quản trị nợ quá

hạn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên.

2



+ Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản

trị nợ quá hạn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên.
+ Đánh giá hoạt động tín dụng và kết cơng tác quản trị nợ quá

hạn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đã phân
tích thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
trị nợ quá hạn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái
Nguyên bằng cách trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đó là:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nợ quá hạn
của ngân hàng Thương Mại là gì?
Câu hỏi 2: Thực trạng về cơng tác quản trị nợ quá hạn của Agribank
chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên trong giai đoạn 2014-2016 ra sao?

Câu hỏi 3: Giải pháp nhằm quản trị nợ quá hạn của Agribank chi
nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên trong thời gian tới như thế nào?

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
* Đóng góp về lý luận
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho cơng tác
nghiên cứu nhằm hồn thiện giải pháp quản trị nợ quá hạn cho các ngân
hàng thương mại. Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu
giải pháp quản trị nợ quá hạn trong hệ thống các ngân hàng thương mại.

* Đóng góp về thực tiễn
Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng về cơng tác quản trị nợ
quá hạn của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên. Phân tích

các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nợ quá hạn của ngân hàng, đồng
thời chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong quản trị nợ quá hạn của Agribank
chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên từ năm 2014-2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NỢ
QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trị của hoạt động tín dụng
* Tín dụng
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người
sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định được quay về
người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu [2].
Phạm trù tín dụng có ba nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng một
lượng giá trị, tính thời hạn và tính hồn trả. Người sở hữu một số tiền hoặc hàng
hóa chuyển giao cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Người sử dụng cam kết hồn trả số tiền hoặc hàng hóa đó cho người sở hữu với
một lượng giá trị lớn hơn, phần chênh lệch lớn hơn đó gọi là lợi tức hay tiền lãi.

Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay
thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình
thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Q trình đó được thể hiện qua 3 giai đoạn sau:
- Thứ nhất: phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn

này, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một
bên nhận được giá trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị.
- Thứ hai: sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh,


tiêu dùng. Người đi vay sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, sẽ được
quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của
mình. Tuy nhiên, người đi vay chỉ được quyền sử dụng trong một khoảng
thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu về giá trị đó.
- Thứ ba: giai đoạn kết thúc một vịng tuần hồn của tín dụng. Sau

khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái
tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay.
Những hành vi tín dụng có thể được diễn ra trực tiếp giữa người thừa vốn
cần đầu tư với người cần vốn để sử dụng. Nhưng thực tế hai chủ thể khó có thể

4


phù hợp được với nhau về quy mô, về thời gian nhàn rỗi và thời gian sử dụng
vốn; hoặc cũng có thể phù hợp được thì phải tốn kém chi phí tìm kiếm, nên để
thỏa mãn được nhu cầu của hai người thì cần thiết phải có một người thứ ba
đứng ra tập trung được tất cả số vốn của những người tạm thời thừa, cần đầu
tư kiếm lãi. Trên cơ sở số vốn tập trung được phân phối cho những người cần
vốn để sử dụng dưới hình thức cho vay. Đó là sự xuất hiện của các tổ chức tín
dụng (TCTD), trong đó chủ yếu là các NHTM - trung gian tài chính trên thị trường
tài chính. Việc các NHTM tập trung vốn dưới hình thức huy động và phân phối
vốn dưới hình thức cho vay được gọi là tín dụng ngân hàng.

* Đặc trưng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại:
Tín dụng ngân hàng là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng
thương mại thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng vốn cho các
tổ chức và cá nhân (cho mục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng)
trên nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng theo hợp đồng

tín dụng đã ký kết giữa ngân hàng và tổ chức, cá nhân đó.
- Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin.

Ở đây người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả
trong một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ.
- Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn.

Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, người cho vay thường xác định rõ
thời gian cho vay. Việc xác định thời hạn đó dựa vào:
+ Quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Có nghĩa là thời hạn

cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì lúc
đó người vay mới có điều kiện để trả nợ. Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn chu
kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì khi đến hạn khách hàng chưa có
nguồn để trả nợ sẽ gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn
cho vay dài hơn chu kỳ luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử
dụng vốn khơng đúng mục đích và khơng có nguồn để trả nợ, nhưng nếu có
nguồn thu nhập khác ngồi nguồn thu chính thì có thể thu nợ từ nguồn đó.
Vì vậy, thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Tính chất vốn của người cho vay: nếu vốn của người cho vay ổn

định thì thời hạn cho vay có thể dài hơn và ngược lại thì thời hạn cho vay
phải ngắn hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

5


- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên
tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là thuộc tính riêng có của tín dụng. Vì vốn
cho vay của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động nên sau một thời gian nhất định

ngân hàng phải trả lại cho người gửi tiền. Mặt khác, ngân hàng cần phải có
nguồn để bù đắp chi phí hoạt động như: khấu hao tài sản cố định, trả lương cán
bộ cơng nhân viên, chi phí văn phịng phẩm… nên người vay vốn ngồi việc trả
nợ gốc cịn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi.

* Vai trò hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Trong xã hội ln có một số người thừa vốn cần đầu tư và một số người
thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau để
cho nhau vay. Hoặc có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và khơng kịp thời, nên tín
dụng ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn và để giải quyết
nhu cầu thỏa đáng trong mối quan hệ này. Tín dụng ngân hàng thu hút sự tập
trung mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của nền kinh tế để đầu tư cho quá
trình mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn, thúc đẩy
lưu thơng hàng hóa, tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội, góp phần thúc đẩy
tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Thơng qua tín dụng ngân hàng, có thể kiểm sốt được khối lượng
tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thơng
tiền tệ.Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng
cường chế độ hạch tốn kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác có
hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh.
* Phân loại tín dụng: Theo thời hạn tín dụng (tín dụng ngắn hạn, trung

hạn, dài hạn); theo đối tượng khách hàng; theo mục đích sử dụng tín dụng;
theo mức độ đảm bảo; và theo hình thức cấp tín dụng. Theo hình thứ cấp tín
dụng thì gồm có: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển
nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng;
Bao thanh tốn trong nước; Bao thanh tốn quốc tế đối với các ngân hàng
được phép thực hiện thanh tốn quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác
sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.


2.1.1.2. Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Quy trình cấp tín dụng là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện cho
vay đối với khách hàng. Quy trình cấp tín dụng phản ánh nguyên tắc cho vay,

6


phương pháp cho vay, trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết các
vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.
Quy trình cấp tín dụng gồm 5 bước cơ bản theo trình tự: Thiết
lập hồ sơ tín dụng; Phân tích tín dụng; Quyết định cấp tín dụng; Giải
ngân; Thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Bước 1: Thiết lập hồ sơ tín dụng: Đây là khâu cán bộ tín dụng (CBTD)

tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, cụ thể:
Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách
hàng đăng ký về thông tin khách hàng và tiếp nhận yêu cầu vay vốn, tìm hiểu sơ
bộ các điều kiện để tư vấn cho khách hàng thiết lập hồ sơ vay vốn.

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn
khách hàng hồn thiện hồ sơ xin vay.
CBTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp,
hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa rõ ràng thì CBTD đề nghị
khách hàng bổ sung. Trường hợp hồ sơ không hợp pháp, hợp lệ,
khơng đầy đủ thì báo cáo lãnh đạo để có thơng báo từ chối cho vay
trong thời gian làm việc nhất định được quy định tại mỗi ngân hàng.
Bước 2: Phân tích tín dụng: Đây là khâu thẩm định các điều kiện
vay vốn. CBTD thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:
- Đánh giá chung về khách hàng trên các khía cạnh như năng


lực pháp lý, mơ hình tổ chức, bố trí lao động, quản trị điều hành của
doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và các rủi ro chủ yếu.
- Tình hình tài chính của khách hàng gồm: đánh giá sự chính

xác, trung thực của báo cáo tài chính, phân tích đánh giá các chỉ
tiêu kinh tế tài chính, phân tích các tồn tại, nguyên nhân. Dự án sản
xuất kinh doanh, khả năng vay trả, bảo đảm tiền vay.
- Xác định nhu cầu vay vốn, phương thức cho vay và kế hoạch giải

ngân trả nợ: Trên cơ sở phân tích dự án sản xuất kinh doanh, khả năng
vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, giá trị tài sản đảm bảo
cũng như các biện pháp khác, CBTD phải xác định tổng nhu cầu vốn để
thực hiện dự án, khả năng tài chính của khách hàng và phần vốn ngân
hàng sẽ cho vay. Xác định dự án cho vay phù hợp với tính chất cấp tín
dụng theo quy định và dự kiến kế hoạch, biện pháp giải ngân.

7


- Xác định kế hoạch trả nợ: thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ cụ

thể. Xác định lãi suất cho vay và phương thức trả gốc, trả lãi. Xem
xét khả năng nguồn vốn, cung ứng ngoại tệ… của ngân hàng.
- CBTD phối hợp với bộ phận chức năng để xem xét về các nội

dung, điều kiện thanh tốn, hình thức thanh toán… đối với khoản
vay thanh toán khác hệ thống hoặc thanh tốn với nước ngồi.
CBTD phải lập báo cáo thẩm định, tái thẩm định, ghi rõ ý kiến
và đề xuất để trình các cấp trong nội bộ ngân hàng để xem xét,

quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay.
Bước 3: Xét duyệt cho vay
- Xét duyệt cho vay: Khoản vay được trình lên cấp có thẩm

quyền quyết định. Nếu đồng ý cho vay hoặc đồng ý cho vay có thêm
điều kiện thì phê duyệt rõ các nội dung (số tiền cho vay, lãi suất cho
vay, thời hạn cho vay… và các điều kiện thêm nếu có). Nếu khơng
đồng ý cho vay thì nêu rõ ý kiến khơng đồng ý phê duyệt, lý do.
- Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định: Căn cứ nội dung phê

duyệt của cấp có thẩm quyền, CBTD tiến hành một trong các công việc sau:
+ Trường hợp từ chối cho vay: Căn cứ lý do khơng cho vay

của cấp có thẩm quyền CBTD soạn thảo thơng báo từ chối cho vay,
trình lãnh đạo ký gửi khách hàng.
+ Trường hợp phải bổ sung thêm một số điều kiện: bổ sung, chỉnh

sửa làm rõ thêm một số nội dung thẩm định. Yêu cầu khách hàng bổ sung
hồ sơ, tài liệu và kiểm tra, thẩm định các hồ sơ, tài liệu này, bổ sung chỉnh
sửa Báo cáo thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Bước 4: Giải ngân: Đây là khâu ngân hàng thực hiện ký kết hợp đồng tín
dụng với khách hàng và giải ngân theo các điều kiện tại hợp đồng tín dụng.
- Ký kết hợp đồng: Sau khi nhận được quyết định phê duyệt cho vay của cấp
có thẩm quyền, CBTD soạn thảo nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm
tiền vay trình cấp trên xem xét, ký duyệt và chỉnh sửa lại nếu có yêu cầu của cấp
trên. Thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay với khách
hàng đồng thời làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay.

- Giải ngân: Trước khi thực hiện giải ngân, CBTD phải kiểm tra kỹ việc


8


thực hiện các thủ tục về bảo đảm tiền vay và yêu cầu khách hàng cung
cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân và
trình cấp trên để duyệt giải ngân, sau đó tiến hành giải ngân.
Bước 5: Thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng: CBTD thực hiện theo
dõi, đơn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo các kỳ hạn quy định
trong hợp đồng tín dụng. Đến khi đáo hạn của hợp đồng tín dụng, sau khi
khách hàng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, CBTD thực hiện đầy đủ các thủ
tục giải chấp tài sản, thanh lý hợp đồng tín dụng theo quy định.

2.1.2. Quản trị nợ quá hạn của ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Khái niệm nợ quá hạn, quản trị nợ quá hạn và phân loại nợ
quá hạn tại ngân hàng
a. Khái niệm quản trị nợ quá hạn tại ngân hàng
* Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn [8].
* Quản trị nợ quá hạn:
Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hồn thành cơng
việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu
quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.

Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc
phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; cịn có thể hiểu
quản trị là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có
ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ
thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít
với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau quá trình phát triển.

Quản trị nợ quá hạn là các hoạt động được thực hiện để định hướng và
kiểm soát ngân hàng về mặt rủi ro đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh trong
hoạt động tín dụng. Quản trị nợ quá hạn là việc ngân hàng thương mại xem xét
đánh giá tồn diện hoạt động tín dụng để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn tác
động xấu đến thu nhập hoặc vốn của ngân hàng, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các
cách thức phịng ngừa phù hợp với từng nguy cơ phát sinh nợ quá hạn.
Quản trị nợ quá hạn là các hoạt động được ngân hàng thực hiện, dựa trên

9


các nguyên tắc nhất định để nhận diện, đo lường, ngăn ngừa và xử lý
nợ quá hạn nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng an tồn
và hiệu quả. Việc quản trị nợ quá hạn để ngăn ngừa nợ quá hạn phát
sinh và có các biện pháp xử lý khi đã phát sinh nợ quá hạn.

Tóm lại, “Quản trị nợ quá hạn là việc hoàn thành quản lý, hạn
chế các khoản nợ quá hạn ở một tỷ lệ cho phép, một tỷ lệ chấp nhận
được như mục tiêu đã đề ra”.
b. Phân loại nợ quá hạn
* Phân loại nợ được căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản vay và

thực trạng của khách hàng vay vốn, theo đó được phân thành 5 nhóm
(nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; nhóm 2: Nợ cần chú ý; nhóm 3: Nợ dưới tiêu
chuẩn; nhóm 4: Nợ nghi ngờ; nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn).
Nợ quá hạn là các khoản nợ thuộc các nhóm 2, 3, 4, 5 và nợ thuộc nhóm
3,4,5 được coi là nợ xấu theo phân loại của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [8].

Theo quy định có hai cách phân loại nợ quá hạn:
- Phân loại nợ quá hạntheo phương pháp định lượng chủ yếu dựa vào


thời gian q hạn của khoản tín dụng. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Nợ quá hạn từ
10 ngày đến 90 ngày. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 ngày
đến 180 ngày. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Phân loại nợ quá hạn theo phương pháp định tính:

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): các khoản nợ được ngân hàng đánh
giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu
hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là
khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn (có khả năng tổn thất).

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): các khoản nợ được ngân hàng đánh
giá là có khả năng tổn thất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ được ngân
hàng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.
* Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng

10


×