Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.69 KB, 142 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ TRUNG HIẾU

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ Ở
HUYỆN ĐƠNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Kế tốn định hướng ứng dụng

Mã ngành:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Quang Giám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn


Lê Trung Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Quang Giám Phó trưởng khoa Kế Tốn và Quản trị kinh
doanh, Trưởng bộ mơn Kế tốn Quản trị và kiểm tốn, Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thầy
đã dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ mơn Kế tốn quản trị và Kiểm toán, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện
đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân
huyện Đơng Hưng, Phịng Tài chính - KH huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tuy nhiên có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn không tránh khỏi thiếu sót,
hạn chế. Tơi kính mong q thầy, cơ giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến
đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài
được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
đề tài.
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Trung Hiếu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn................................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng biểu, sơ đồ................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. vii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 3

2.1.1.

Các vấn đề chung về ngân sách xã........................................................................... 3

2.1.2.

Lý luận chung về quản lý chi ngân sách xã............................................................ 9

2.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách xã........................................ 16


2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 17

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã ở một số địa phương ............................ 17

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho huyện Đơng Hưng, tỉnh
Thái Bình................................................................................................................... 21

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu............................................. 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện đơng hưng, tỉnh Thái Bình.......................................... 23

3.1.1.

Vị trí địa lý và điệu kiện tự nhiên.......................................................................... 23

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................................... 24

3.1.3.

Đánh giá chung......................................................................................................... 28


3.1.4.

Khái qt về phịng tài chính – kế hoạch, huyện Đông Hưng ........................... 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 32

iii


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu................................................................ 34

3.2.3.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu................................................................ 34

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin........................................................................... 35

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 36
4.1.


Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Đơng Hưng, Tỉnh Thái Bình................................................................................... 36

4.1.1.

Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách xã............................................................ 36

4.1.2.

Nhiệm vụ chi được phân cấp và định mức phân bổ chi thường xuyên ............40

4.1.3.

Cơng tác lập dự tốn chi ngân sách xã.................................................................. 45

4.1.5.

Cơng tác kế toán, quyết toán chi ngân sách xã.................................................... 65

4.2.

Đánh giá chung về công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện Đơng
Hưng, Tỉnh Thái Bình.............................................................................................. 69

4.2.1.

Những kết quả đạt được........................................................................................... 69

4.2.2.


Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân................................................................ 71

4.3.

Đánh giá của cán bộ quản lý và cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ
chi ngân sách xã........................................................................................................ 75

4.3.1.

Đánh giá trong cơng tác lập dự tốn...................................................................... 75

4.3.2.

Đánh giá định mức phân bổ chi ngân sách xã...................................................... 76

4.3.3.

Đánh giá một số nội dung trong công tác điều hành thực hiện nhiệm
vụ chi ngân sách xã.................................................................................................. 79

4.4.

Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn
huyện Đơng Hưng, Tỉnh Thái Bình....................................................................... 81

4.4.1.

Định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện đông hưng
trong thời gian tới..................................................................................................... 81


4.4.2.

Định hướng mục tiêu tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện
Đông Hưng trong thời gian tới............................................................................... 83

4.4.3.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã trên
địa bàn huyện Đông Hưng trong thời gian tới..................................................... 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 96
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 96

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 97

iv


5.2.1.

Kiến nghị với bộ tài chính....................................................................................... 97

5.2.2.

Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Bình.................................................................... 97


5.2.3.

Kiến nghị với UBND huyện Đơng Hưng............................................................. 97

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 99

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân


KBNN

Kho bạc Nhà Nước

KH

Kế hoạch

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

KT- XH

Kinh tế - xã hội

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSX

Ngân sách xã

TDTT


Thể dục thể thao

TX

Thường xuyên

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Hệ thống Ngân sách Nhà nước......................................................................... 4

Sơ đồ 2.2.

Chu trình ngân sách xã Việt Nam................................................................... 10


Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng...................................... 26

Bảng 3.2.

Số lượng và cơ cấu cán bộ phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Đơng

Hưng – tỉnh Thái Bình...................................................................................... 32
Bảng 3.3.

Số lượng mẫu khảo sát..................................................................................... 33

Sơ đồ 4.1.

Tổ chức quản lý chi ngân sách xã................................................................... 36

Sơ đồ 4.2.

Sơ đồ bộ máy quản lý Phòng Tài chính – KH huyện Đơng Hưng tỉnh Thái Bình.................................................................................................... 38

Bảng 4.1.

Tổng hợp định mức phân bổ dự toán chi hoạt động thường xuyên
ngân sách xã huyện Đông Hưng giai đoạn 2011 – 2016............................ 44

Sơ đồ 4.3.

Quy trình lập dự toán ngân sách xã................................................................ 46


Bảng 4.2.

Tổng hợp dự toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế huyện
Đông Hưng (2014-2016)................................................................................. 48

Bảng 4.3.

Tổng hợp bổ sung dự toán chi ngân sách xã huyện Đông Hưng giai
đoạn 2014-2016................................................................................................. 50

Bảng 4.4.

Tổng hợp chấp hành dự toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế
giai đoạn 2014 - 2016....................................................................................... 51

Bảng 4.5.

Tổng hợp chấp hành dự toán chi ngân sách xã theo đơn vị sử dụng
năm 2014............................................................................................................ 52

Bảng 4.6.

Tổng hợp chấp hành dự toán chi ngân sách xã theo đơn vị sử dụng
năm 2015............................................................................................................ 56

Bảng 4.7.

Tổng hợp chấp hành dự toán chi ngân sách xã theo đơn vị sử dụng
năm 2016............................................................................................................ 58


Bảng 4.8.

Tỷ trọng các mục chi đầu tư phát triển giai đoạn 2014-2016..................... 61

Bảng 4.9.

Tỷ trọng chi thường xuyên giai đoạn 2014-2016......................................... 63

Bảng 4.10. Tổng hợp quyết toán chi NSX theo nội dung kinh tế .................................... 67
Sơ đồ 4.4.

Trình tự ghi sổ kế tốn trên máy vi tính......................................................... 66

Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến trả lời phiếu điều tra của cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong cơng tác lập dự tốn chi ngân sách xã hàng năm............................... 75
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá về định mức chi ngân sách xã ........................... 77
Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác quản lý, điều hành chi ngân
sách xã................................................................................................................. 80

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Trung Hiếu
Tên Luận văn: Quản lý chi ngân sách xã ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Ngành: Kế tốn định hướng ứng dụng

Mã số: 8340301


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam 1. Mục đích nghiên cứu
Việc lựa chọn đề tài này giúp tác giả mở rộng kiến thức về quản lý chi ngân sách
xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước, cụ thể:
Hệ thống hố và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách xã,
quản lý chi ngân sách xã, các yêu cầu tăng cường quản lý chi ngân sách xã.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện Đơng Hưng,
tỉnh Thái Bình, tìm ra tồn tại, hạn chế và xác định nguyên nhân của nó.
Đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân
sách xã trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chọn mẫu nghiên cứu:
Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển
kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện cơng tác quản lý chi ngân sách xã huyện Đông
Hưng trong giai đoạn 2014-2016 tiến hành chọn mẫu nghiên cứu gồm 45 cán bộ quán
lý và 35 cán bộ, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách xã.
Thu thập thông tin, số liệu:
Số liệu được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chi ngân sách xã, các báo cáo tổng
kết, quyết toán ngân sách của Uỷ ban nhân dân huyện Đông Hưng và tham khảo số
liệu qua một số cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Thông tin thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được
chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra.
Phân tích thơng tin, xử lý và tổng hợp dữ liệu:
Các dữ liệu thu thập được sẽ tổng hợp, đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến cơng tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện.
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình qn so sánh, đánh giá
sự biến động trong cơng tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện.

viii



Tổng hợp các ý kiến qua điều tra đề nghiên cứu và phân tích, rút ra kết quả khảo
sát và dự báo quy luật biến động để từ đó có những dự báo về tình hình chi ngân sách
xã trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
3. Kết quả nghiên cứu và kết luận
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của hệ thống quản lý tài chính của
cả nước nói chung và của Phịng Tài chính- Kế hoạch huyện Đơng Hưng nói riêng đã
đạt được nhiều thành tựu. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài
chính, Phịng Tài chính- Kế hoạch đã có rất nhiều cố gắng phối hợp cùng với các cơ
quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn, đổi mới, cải tiến phương
pháp quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách xã nói riêng, vai trị của
chính quyền cấp xã đã được khẳng định, tính chủ động và trách nhiệm của cán bộ
trong quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước được nâng cao.
Cùng với Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã từng
bước hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn. Chi ngân sách xã được
thực hiện qua HĐND theo đúng trình tự và thủ tục quy định, góp phần hạn chế và
ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực.
Các chương trình đầu tư xây dựng cơ bản với mục đích đơ thị hố nơng thơn, đáp
ứng những nhu cầu bức thiết về điện, đường, trường, trạm theo chủ trương “Nhà nước và
nhân dân cùng làm”, thông qua chi ngân sách xã đã tìm ra một hướng đi phù hợp.

Luận văn đã phân tích, đánh giá tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về quản lý chi ngân sách xã, đã khẳng định vai trò của ngân sách xã trong hệ
thống ngân sách Nhà nước, nó có vai trị quan trọng đến hoạt động kinh tế, xã hội của
địa phương; đã đánh giá được tình hình quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Đông Hưng trong 3 năm từ 2014 - 2016.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong cơng tác quản lý chi ngân sách xã của
huyện Đông Hưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần khắc phục.
Để hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Đơng Hưng

thì địi hỏi phải có sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa
phương mới thực hiện tốt được. Đặc biệt địa phương cần thực hiện tốt các giải pháp;
hồn thiện hệ thống thể chế, chính sách về quản lý; phân cấp nhiệm vụ chi, xây dựng
định mức chi ngân sách xã phù hợp với thực tế; tăng cường quản lý chi ngân sách xã;
củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý tài chính ngân
sách; tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Trung Hieu
Thesis title: Budget expenditure management of commune level in Dong Hung
district, Thai Binh province
Major: Application - Oriented Accountancy

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
This study helps the master candidate expand his knowledge on budget expenditure
management of commune level in the state budget system as the followings:

Systematize and clarify the theoretical and practical basis of commune budget,
management of commune budget expenditures, and requirements for strengthening the
budget expenditure management of commune level.
Assess the factual state of budget expenditure management of commune level
in Dong Hung district, Thai Binh province, and then find out its existence, limitations
as well as causes.

Propose the solutions in order to enhance the budget expenditure management
of commune level in Dong Hung district, Thai Binh province.
2. Materials and Methods
Sample selection
Basing on the contents of the topic, the actual situations of socio-economic
development, and the situations of implementing the budget expenditure management
of commune level in Dong Hung district over the period of 2014-2016, the candidate
carried out selecting 45 managers, and 35 staff, organizations and individuals who
implement the tasks of budget expenditure of commune level.
Data collection
Data were taken from books, the Internet, scientific research works, legal
documents which relate to budget expenditure management of commune level. In
addition, summary reports, budget balance sheets of the People's Committees of Dong
Hung district, and the information and data of some appropriate authorities’
investigation and inspections were referenced and studied.
Information was collected through questionnaires, and selected subjects were
interviewed directly.

x


Information analysis, data processing and summary
Collected data were summarized to assess the current situation, and then were
analysed to find out the factors affecting the management of commune budgets in the
district.
Absolute, relative and average numbers were used to evaluate the fluctuation in
the budget expendituremanagement of commune level in the district.
Ideas through research were synthesized to study and analyse. After that the
candidate drew up the survey results and forecasted the changing laws in order to
foresee the situation of spending on communal budgets in the research area next time.

3. Main findings and conclusions
In the past years, the financial management system of the whole nation in
general and the Department of Finance and Planning in Dong Hung district in
particular have achieved many achievements. In the process of performing the state
management function in finance, the Department of Finance and Planning has made
many efforts to coordinate with agencies, units and People's Committees of communes
and towns in the area with the aim at renovating and improving financial management
methods in general and commune budget management in particular. The roles of
commune authorities have been affirmed, and the autonomy and responsibility of
officials in management and usage of the state budget has been raised.
Both the State Budget Law and the implementing guidelines have helped the
commune budget expenditure management to be gradually improved. Commune
budget expenditures are implemented through the State Treasury in accordance with
the prescribed order and procedures, which contributes to limiting and preventing
negative manifestations.
Capital construction investment projects focus on rural urbanization to meet urgent
needs of electricity, roads, schools and stations under the policy of "the State and the
people work together". Communal budget expenditures help to find a suitable direction.

The thesis has analysed and assessed mostly on clarifying some theoretical and
practical issues on communal budget expenditure management. The findings indicate
that commune budget in the state budget system plays an important role in local
economic and social activities. The thesis also has successfully assessed the situation
of communal budget expenditure management in Dong Hung district for 3 years from
2014 to 2016.
Besides the achievements, there are still limitations and weaknesses in the
management of budget expenditures which need improving in Dong Hung district.

xi



It is necessary to have the coordination of all levels and branches from the central to
local levels in order to improve the management of communal budget expenditures in
Dong Hung district. Particularly, localities need to implement the following solutions well:
perfect the institution systems and policies on management, assign spending norms and
formulate norms for spending on commune budgets which is suitable with the factual
situations, strengthen the management of communal budget expenditures, consolidate the
organizational apparatus, raise the capacity and qualifications of budget financialmanaging officials, intensify the inspection and examination of financial matters, and
promptly detect and strictly handle the violation cases.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền tài chính Quốc gia đã và đang đổi mới tồn diện trong sự chuyển biến
sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế. Với mục tiêu quản lý thống nhất nền tài chính
Quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử
dụng tiết kiệm tiền của ngân sách nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện Cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong tình hình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu chủ đạo là
điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Đồng thời, NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều chỉnh vĩ mơ đối với
tồn bộ nền kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Ngân sách xã (NSX) là
một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, là công cụ tài chính quan trọng bảo
đảm phương tiện vật chất cần thiết cho chính quyền cấp xã thực hiện được các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội trên địa bàn, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng

kinh tế - xã hội (KT - XH), phát triển khu vực nông thôn nhằm đưa sự nghiệp cơng
nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn ở nước ta đi đến thắng lợi. Song
thực tế hiện nay những yếu tố, điều kiện tiền đề chưa được tạo lập đồng bộ, làm
cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu
cầu mà Luật NSNN đặt ra.
Tăng cường quản lý NSNN, đổi mới cơng tác quản lý tài chính sẽ tạo điều
kiện tăng thu ngân sách và sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm, có hiệu quả hơn;
giúp chúng ta sớm đạt được mục tiêu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đáp
ứng được yêu cầu phát triển KT - XH, nâng cao đời sống nhân dân.
Công tác quản lý tài chính NSX ở huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình nói
chung quản lý chi NSX nói riêng hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực so với
các năm trước, cơng tác lập, chấp hành dự tốn và quyết toán chi NSX đã dần đi
vào nền nếp. Tuy nhiên cơng tác quản lý chi NSX vẫn cịn nhiều bất cập: Chi NSX
cịn lãng phí, thất thốt, nhất là chi NSX cho đầu tư xây dựng cơ bản; Công tác kế
tốn chi NSX cịn thiếu chính xác, chưa đảm bảo chi tiết theo yêu cầu, công tác
quản lý tài chính, trình độ quản lý ngân sách cấp xã cịn có hạn chế, việc

1


đào tạo cán bộ, sắp xếp luân chuyển cán bộ chưa đáp ứng được công tác quản lý
NSX trong giai đoạn hiện nay.…
Từ vấn đề lý luận và thực tế trong công tác quản lý điều hành chi NSX tôi
chọn đề tài “Quản lý chi ngân sách xã ở huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình” để
nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng việc quản lý chi ngân sách xã đánh giá
những điểm tích cực, những điểm bất cập, hạn chế đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện việc quản lý chi NSX ở huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hố những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSX.

-

Đánh giá thực trạng quản lý chi NSX ở huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình.

Đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi NSX ở huyện
Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung quản lý chi NSX, các quy
định về quản lý chi NSX, tình hình tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý chi NSX trên
địa huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình.
Các phịng, ban, đơn vị liên quan đến công tác quản lý chi NSX ở huyện
Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi
NSX từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết tốn chi NSX; cơng tác thanh tra,
kiểm tra quản lý chi NSX tại huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình.
Phạm vi khơng gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Đơng Hưng – tỉnh
Thái Bình.
Phạm vi thời gian: Tài liệu nghiên cứu phục vụ cho việc đánh giá công tác
quản lý chi NSX ở huyện Đông Hưng tập trung chủ yếu từ năm 2014 - 2016.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các vấn đề chung về ngân sách xã
2.1.1.1. Khái niệm
Ngân sách nhà nước: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhà
nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương
bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và Uỷ ban nhân dân
(Quốc hội, 2002).
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Quốc hội,
2015).
Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương,
trong đó: Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách
tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Ngân sách
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân
sách của các xã, phường, thị trấn; Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là
ngân sách cấp xã) (Chính phủ, 2016).
Ngân sách xã: NSX là một bộ phận của ngân sách nhà nước, là cấp ngân sách
cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ tiền tệ tập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế
giữa một bên là chính quyền xã với một bên là các chủ thể khác thơng qua sự vận
động của các nguồn tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của
chính quyền xã trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hóa, xã
hội trên địa bàn theo phân cấp (Bộ Tài chính, 2003).
Chi ngân sách xã: Bao gồm chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên nhằm
bảo đảm quốc phòng, an ninh của Nhà nước, chi hoạt động của các cơ quan Nhà

nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; chi hỗ trợ cho các tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề

3


nghiệp được thành lập theo quy định khi các tổ chức này được Nhà nước giao
nhiệm vụ; chi phát triển kinh tế- xã hội và các nhiệm vụ chi khác theo quy định
của pháp luật (Bộ Tài chính, 2016).
Hệ thống ngân sách hiện nay bao gồm các cấp được thể hiện trên sơ đồ 2.1.
Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Trung ương

NS của các
bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ
quan thuộc
Chính phủ

Sơ đồ 2.1. Hệ thống Ngân sách Nhà nước
Nguồn: Chính phủ (2016)

2.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã
a. Đặc điểm chung
NSX là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, vì vậy nó có đầy đủ những
đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, cụ thể:
Đóng vai trị một cấp ngân sách, NSX được phân cấp quản lý nguồn thu và
thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
-


Quản lý điều hành NSX nhất thiết phải tuân thủ theo chu trình đã được xác

lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật NSNN. Trong đó, quyền và trách
nhiệm về ngân sách ln được đặt lên vai cơ quan quyền lực nhà nước và những
người đứng đầu cơ quan hành pháp. Hoạt động thu, chi của NSX luôn gắn liền với
chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời ln chịu sự
kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cấp xã - đó là HĐND cấp xã.

4


NSX được coi là cấp ngân sách cơ sở vì nó là cấp ngân sách cuối cùng của
hệ thống NSNN và là nơi trực tiếp diễn ra các giao dịch phản ánh các quan hệ
phân phối giữa nhà nước với các chủ thể khác.
-

NSX có đặc điểm riêng: NSX vừa là một cấp ngân sách vừa là đơn vị sử

dụng ngân sách. Chính đặc điểm riêng này làm cho NSX trở thành một đơn vị dự
tốn đặc biệt. Khơng có đơn vị dự toán trực thuộc nào, trực tiếp thực hiện đồng
thời duyệt cấp và chi ngân sách. Tại xã, có phát sinh các khoản do chính quyền xã
trực tiếp thu vào NSX, xã được giữ lại một phần hay tồn bộ số thu đó để sử dụng;
và xã cũng phải chi trả thanh toán cho các đầu vào để đảm bảo hoạt động của
chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,...và
các khoản này cũng đều do chính chủ tài khoản NSX ký lệnh chuẩn chi.
b. Đặc điểm chi ngân sách xã
-

Quy mô chi NSX không lớn nhưng nhiệm vụ chi NSX rộng và phức tạp.


Xã vừa là cấp ngân sách vừa là đơn vị sử dụng ngân sách, quản lý chi đối
với NSX vừa mang tính chất quản lý của một cấp ngân sách, vừa mang tính chất
quản lý của đơn vị sử dụng ngân sách.
Chi ngân sách xã gắn với bộ máy Nhà nước cấp xã và những nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước cấp xã đảm đương trong từng thời kỳ.
-

Chi ngân sách xã gắn với quyền lực nhà nước cấp xã.

Các khoản chi của ngân sách xã mang tính chất khơng hồn trả trực tiếp
(Vũ Xuân Hùng, 2015).
2.1.1.3. Vai trò của chi ngân sách xã
Việc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ
chế thị trường có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước làm thay đổi căn bản vai trò của
NSNN. Cũng như NSNN, NSX là một cấp trong hệ thống các cấp NSNN, cấp xã
là tổ chức chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý Nhà nước có chức năng, nhiệm
vụ thực hiện các mục tiêu của Nhà nước cơ sở, Nhà nước do dân, vì dân, giải quyết
mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó chính
quyền cấp xã phải có nguồn tài chính đủ mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển
nền kinh tế - xã hội tại cơ sở. Qua hoạt động chi của NSX ta thấy được vai trò cụ
thể như sau:
NSX đảm bảo nguồn lực vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy

5


chính quyền Nhà nước cấp xã. Trải qua q trình phát triển của xã hội, Nhà nước
ra đời từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp. Nhà nước ra đời địi hỏi phải có
nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy và thực hiện các chức năng kinh

tế, xã hội. Nguồn lực vật chất này chỉ có thể được đảm bảo từ NSNN mà chủ yếu ở
cấp xã là NSX. Thực hiện nhiệm vụ chi NSX đảm bảo bộ máy chính quyền Nhà
nước cơ sở tồn tại và phát triển.
Chi NSX là công cụ quan trọng để chính quyền xã quản lý tồn diện các hoạt
động kinh tế, văn hoá xã hội tại địa phương.Với tư cách là chính quyền cấp cơ sở
gắn liền với đời sống nhân dân và thực hiện quản lý trực tiếp đối với nhân dân. Do
vậy chức năng và nhiệm vụ chi NSX phải thực hiện là luôn đảm bảo quyền và lợi
ích của nhân dân trên địa bàn. Trực tiếp liên hệ và giải quyết các công việc của dân
trên mọi phương diện theo chính sách chế độ của Nhà nước đặt ra... nhằm đáp ứng
các nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Để giải quyết được các vấn đề trên hiệu
quả, chính quyền xã phải có những cơng cụ đặc biệt thực hiện yêu cầu này, nhiệm
vụ chi NSX là một trong các cơng cụ đó.
Bên cạnh đó, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, NSX đã
cùng nhân dân giải quyết tốt các vấn đề “Điện, đường, trường, trạm”. Nhờ có
chính sách điện khí hố nơng thơn, hiện nay các xã đều đã có điện thắp sáng đến
từng thơn xóm, góp phần quan trọng cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, hệ
thống giao thông liên thôn, liên xã được xây dựng và nâng cấp thường xuyên, các
cụm dân cư dần được hình thành. Việc chi NSX cho hệ thống giao thông liên thôn,
liên xã được nâng cấp và xây dựng mới làm cho hệ thống giao thông được thông
suốt, thúc đẩy lưu chuyển hàng hố, qua đó khai thác tiềm năng và lợi thế của từng
vùng thúc đẩy xoá bỏ phương thức sản xuất cũ, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề,
phân công lại lao động trên địa bàn nông thôn, từng bước thực hiện cơng nghiệp
hố, tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật vào từng làng xã giúp kinh tế nơng thơn
thốt khỏi tình trạng độc canh, độc cư, chuyển từ nền kinh tế thuần nông sang nền
kinh tế tổng hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cũng thông qua chi NSX cho sự
nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế đã góp phần vào việc nâng cao dân trí, sức khoẻ
người dân, đảm bảo nâng cao trình độ nhân dân và sức khoẻ người dân, các xã
không ngừng nâng cấp, xây dựng mới các cơng trình cho giáo dục và y tế đảm bảo
điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và khám chữa bệnh, giúp người dân yên tâm
khi tham gia phát triển sản xuất tại cơ sở. Từng bước xây dựng nơng thơn mới theo

đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

6


Từ phân tích trên cho ta thấy chi NSX là cơng cụ tài chính quan trọng của
Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ở địa
phương. Từng bước xúc tiến q trình đơ thị hóa, đổi mới bộ mặt nơng thơn và rút
ngắn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, khắc phục dần tình trạng bội chi xảy
ra ở hầu hết các xã của nước ta hiện nay, đồng thời góp phần quan trọng đưa nông
thôn Việt Nam phát triển đi lên trong công cuộc CNH - HĐH đất nước
(Vũ Xuân Hùng, 2015).
2.1.1.4. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã
Theo Thông tư 60/2003/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2003), chi ngân sách xã
gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. HĐND cấp tỉnh quyết định phân
cấp nhiệm vụ chi cho NSX. Căn cứ chế độ phân cấp quản lý KT - XH của Nhà
nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng
sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển KT - XH của
xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, HĐND cấp tỉnh xem xét giao cho NSX
thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây.
a. Chi đầu tư phát triển gồm:
Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng
có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.
Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã
từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định
theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý.
-

Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.


b. Các khoản chi thường xuyên:
-

Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:

Tiền lương, tiền công cho cán bộ, cơng chức cấp xã; Sinh hoạt phí đại biểu
HĐND;
Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;
Công tác phí;
Chi về hoạt động, văn phịng, như: chi phí điện, nước, văn phịng phẩm, phí
bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;
Chi khác theo chế độ quy định.

7


-

Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.

Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt
Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các
khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác
theo chế độ quy định.
-

Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:


Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ
và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy
định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;
Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác
thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của pháp luật;
Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn xã;
Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hố, thơng tin, thể dục thể thao
do xã quản lý:
Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể
trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã
nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thăm
hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và cơng tác xã hội khác;
Chi hoạt động văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã quản lý.

-

Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp

mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn
quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang
thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
Chi sửa chữa, cải tạo các cơng trình phúc lợi, các cơng trình kết cấu hạ tầng
do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thư
viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thơng, cơng trình cấp
và thốt nước cơng cộng,...; riêng đối với thị trấn cịn có nhiệm vụ


8


chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây
xanh... (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Hiện nay nhiệm vụ chi của NSX được quy định tại Điều 10 - Thông tư
344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính, về cơ bản nhiệm vụ chi vẫn
bao gồm những nội dung đã nêu, tuy nhiên trong giới hạn thời gian nghiên cứu và
thực trang công tác quản lý chi NSX tại huyện Đông Hưng nội dung luận văn vẫn
trích dẫn cơ sở lý luận theo Thơng tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài
chính.
2.1.2. Lý luận chung về quản lý chi ngân sách xã
2.1.2.1. Tổ chức quản lý chi ngân sách xã
Chu trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước là quá trình từ khi hình thành
ngân sách cho tới khi kết thúc ngân sách để chuyển sang ngân sách mới, Luật
Ngân sách Nhà nước quy định chu trình này là một năm. Quá trình này bao gồm
các khâu lập dự toán ngân sách, phê duyệt dự toán ngân sách, chấp hành dự toán
ngân sách và quyết quyết ngân sách.
Quy trình ngân sách, xét về mặt thời gian, là quãng thời gian từ khi bắt đầu
xây dựng ngân sách cho đến khi xét duyệt và cơng bố quyết tốn ngân sách. Xét về
mặt khơng gian, quy trình ngân sách diễn ra ở tất cả các cơ quan nhà nước và tổ
chức nhà nước lớn, nhỏ từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Xét về mặt nội dung công
việc, bao gồm việc lập, xét duyệt, phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và
quyết toán ngân sách.
Với ý nghĩa trên thì quy trình ngân sách khơng chỉ là một q trình nghiệp vụ
kỹ thuật, cơng nghệ đơn thuần mà cịn chứa đựng mối quan hệ tài chính của các
cấp chính quyền địa phương trong việc huy động, phân phối và sử dụng ngân sách

cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cấp chính quyền.
Là một quá trính phức tạp mà nội dung là giải quyết các quan hệ lợi ích
khơng thể là một q trình tuỳ tiện mà phải có pháp luật điều chỉnh để tạo ra sự
thống nhất về ý chí và hành vi xử sự các quan hệ trên dưới.
Quản lý NSNN phải theo một chu trình. Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu
nối tiếp nhau: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự

9


toán ngân sách), chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Trong một năm
ngân sách đồng thời diễn ra ở cả ba khâu của chu trình ngân sách đó là: chấp hành
ngân sách của chu trình ngân sách hiện tại, quyết tốn ngân sách của chu trình
ngân sách trước đó và lập ngân sách cho chu trình tiếp theo. Quan hệ đó được
minh họa như sau:
Lập ngân sách
năm (n)

Sơ đồ 2.2. Chu trình ngân sách xã Việt Nam
Nguồn: Bộ Tài chính (2016)
2.1.2.2. Nội dung quản lý chi ngân sách xã
Theo Thơng tư 60/2003/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2003) thì quản lý NSX nói
chung và quản lý chi NSX nói riêng bao gồm: Lập dự toán; Chấp hành dự toán chi
ngân sách xã; Kế toán và quyết toán chi ngân sách xã; Kiểm tra, giám sát chi ngân
sách xã.
a. Lập dự toán
1.
Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên, UBND xã
lập dự toán ngân sách năm sau (theo các biểu mẫu quy định) trình HĐND xã quyết
định.

2.

Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:

Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm, bảo an ninh quốc phịng, trật tự
an tồn xã hội của xã;
Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi NSX và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định;
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định;
Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thơng báo;
Tình hình thực hiện dự tốn NSX năm hiện hành và các năm trước.
3. Trình tự lập dự tốn ngân sách xã:
Ban Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có)

10


tính tốn các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp
cho xã quản lý).
Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao
và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình.
Ban Tài chính xã lập dự tốn thu, chi và cân đối NSX trình UBND xã báo
cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi UBND huyện và Phịng tài
chính huyện. Thời gian báo cáo dự toán NSX do UBND cấp tỉnh quy định.
Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính huyện làm việc
với UBND xã về cân đối thu, chi NSX thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí
cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn
định, Phòng Tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự tốn ngân
sách khi UBND xã có u cầu.

4.
Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao
nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND huyện, UBND xã hồn chỉnh dự tốn
NSX và phương án phân bổ NSX trình HĐND xã quyết định. Sau khi dự toán
NSX được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND huyện, Phịng tài
chính huyện, đồng thời thơng báo cơng khai dự tốn NSX cho nhân dân biết theo
chế độ cơng khai tài chính về ngân sách nhà nước.
5.
Điều chỉnh dự tốn NSX hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu
cầu của UBND cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có biến
động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.
UBND xã tiến hành lập dự tốn điều chỉnh trình HĐND xã quyết định và báo
cáo UBND huyện.
b. Chấp hành dự toán chi ngân sách xã
1.
Căn cứ dự toán chi NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được
HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo Mục lục
ngân sách nhà nước gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm
soát chi.
2.
Căn cứ vào dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý,
UBND xã lập dự tốn thu, chi q (có chia ra tháng) gửi KBNN nơi giao dịch. Đối
với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, UBND xã đề nghị cơ quan
tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong dự toán đã được
giao (nếu có) cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ công việc.

11


3.

NSX.

Chủ tịch UBND xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu, chi

4.
Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh tốn các khoản chi có giá trị nhỏ. Định
mức tồn quỹ tiền mặt tại xã do KBNN huyện quy định cho từng loại xã. Riêng
những xã ở xa KBNN, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể thực hiện việc nộp trực
tiếp các khoản thu của NSX vào KBNN, định mức tồn quỹ tiền mặt được quy định
ở mức phù hợp.
5.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách.

* Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi NSX:
Các tổ chức, đơn vị thuộc xã:
Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục
đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả.
Lập dự tốn sử dụng kinh phí hàng q (có chia tháng) gửi Ban Tài chính xã.
Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Ban Tài chính xã rút tiền tại Kho bạc
hoặc quỹ tại xã để thanh toán.
Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết tốn sử
dụng kinh phí với Ban Tài chính xã và cơng khai kết quả thu, chi tài chính của tổ
chức, đơn vị.
Ban Tài chính xã:
Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị.
Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi,
trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên
tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn
thu, theo ngun tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ
chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp
đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi:
Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm
vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về
quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hồn cho cơng quỹ và tuỳ theo tính

12


×