Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số đặc tính sinh học của virus cúm a h9n2 phân lập trên đàn gà tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.78 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI THÙY DƯƠNG

MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VIRUS CÚM

A/H9N2 PHÂN LẬP TRÊN GÀ TẠI VIỆT NAM

Ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Văn Phan
PGS.TS. Tơ Long Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Mai Thùy Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Lê Văn Phan, PGS.TS
Tơ Long Thành đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức
Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Mai Thùy Dương


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................... vii
Danh mục hình................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................... ix
Thesis Abstract.................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề................................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài............................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài..................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................ 3

2.1.

Sơ lược về bệnh cúm gia cầm........................................................................ 3

2.1.1. Khái niệm bệnh cúm gia cầm........................................................................... 3
2.2.2. Virus cúm gia cầm................................................................................................. 3
2.2.2.1. Đặc điểm sinh học phân tử của virus cúm gia cầm............................. 4
2.2.2.2. Đặc tính kháng nguyên của virus................................................................. 8
2.2.2.3. Độc lực của virus cúm....................................................................................... 9
2.2.3. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cúm gia cầm..................................... 10
2.2.3.1. Triệu chứng........................................................................................................... 10
2.2.3.2. Bệnh tích................................................................................................................. 11
2.2.4. Phương pháp chẩn đốn bệnh cúm gia cầm......................................... 11
2.2.4.1. Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích . 11
2.2.4.2. Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm........................................................... 11
2.2.

Dịch bệnh cúm gia cầm A/H9N2 và tình hình nghiên cứu cúm gia cầm

A/H9N2 trên thế giới........................................................................................... 12
2.2.1. Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm A/H9N2 trên thế giới....................12
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cúm gia cầm A/H9N2 trên thế giới................14
2.3.

Dịch bệnh cúm gia cầm A/H9N2 và tình hình nghiên cứu cúm gia cầm

A/H9N2 tại Việt Nam........................................................................................... 17

iii



2.3.1. Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm A/H9N2 tại Việt Nam.................... 17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cúm gia cầm A/H9N2 tại Việt Nam.................18
Phần 3. Nội dung - nguyên liệu – phương pháp nghiên cứu.........................19
3.1.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 19

3.2.

Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 19

3.3.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu............................................... 19

3.3.1. Nguyên liệu nghiên cứu................................................................................... 19
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 20
3.3.2.1. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu................................................. 20
3.3.2.2. Phương pháp mổ khám toàn diện.............................................................. 20
3.3.2.3. Phương pháp phân lập trên phôi trứng gà............................................. 22
3.3.2.4. Xác định chỉ số EID50, TICD50....................................................................... 23
3.3.2.5. Phương pháp xác định chỉ số độc lực của virus (IVPI) .................... 24
3.3.2.6. Phương pháp HA ............................................................................................... 26
3.3.2.7. Phát hiện virus bằng phản ứng Realtime RT-PCR.............................. 26
3.3.2.8. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 28
Phần 4. Kết quả và thảo luận......................................................................................... 29
4.1.

Khảo sát sự lưu hành virus cúm A/H9 tại một số tỉnh Việt Nam.. .29


4.2.

Phân lập và giám định virus cúm A/H9N2 tại một số tỉnh Việt Nam
31

4.3.

Xác định một số đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm A/H9N2 phân

lập trên gà tại Việt Nam..................................................................................... 33
4.3.1.

Đặc tính sinh trưởng phát triển của virus trên phơi trứng gà.......33

4.3.2. Đặc tính sinh trưởng phát triển của virus trên tế bào xơ phơi gà (CEF) 35
4.3.3. Đặc tính sinh trưởng phát triển của virus trên tế bào dòng MDCK
37

4.3.4. So sánh khả năng phát triển của virus cúm gia cầm A/H9N2 trên 3 loại
môi trường nuôi cấy.......................................................................................... 39
4.3.5. Đặc tính thích ứng và ổn định của virus cúm A/H9N2 trên môi trường
phôi trứng gà........................................................................................................ 42
4.4.

Xác định độc lực của virus cúm A/H9N2 phân lập trên gà tại Việt Nam. 43

4.4.1. Xác định chỉ số độc lực qua tiêm tĩnh mạch - IVPI.............................. 43
4.4.2. Đánh giá mật độnhiễm virus cúm A/H9N2 trên các cơ quan phủ tạng
46


4.4.3. Đánh giá mức độ bài thải virus trên gà gây nhiễm.............................. 51
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................ 53


iv


5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 53

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 53

Các cơng trình đã cơng bố............................................................................................. 54
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 55

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AAHL (Australian animal health laboratory)

Phịng thí nghiệm sức khỏe động vật Úc


AI (Avian Influenza)

Cúm gia cầm

ARN(Ribonucleic acid)

Axit ribonucleic

CEF (Chicken Embryo Fibroblast)

Tế bào xơ phơi gà

CPE (Cytopathic effect)

Bệnh tích tế bào

CSIRO (Commonwealth Scientific &

Tổ chức nghiên cứu khoa học và công

Industrial Research Organization)

nghệ Úc

EID50(Embryo Infection Dose 50%)

Liều gây nhiễm 50% phôi

FAO (Food and Agriculture Organization)


Tổ chức Lương thực và nông nghiệp

Liên hợp quốc
FBS (Fetal Bovine serum)

Huyết thanh thai bò

HA (Haemagglutination assay)

Phản ứng ngưng kết hồng cầu

HPAI (Highly Pathogenic Avian influenza)

Cúm gia cầm độc lực cao

LPAI (Low Pathogenic Avian influenza)

Cúm gia cầm độc lực thấp

MDCK (Mardine Darby Canine Kidney)

Tế bào thận chó Madin-Darby

NS (Non- Strutural protein)

Protein không cấu trúc

OIE (Office International des Epzooties)


Tổ chức y tế thế giới

PBS (Phosphate Buffered Saline)

Dung dịch muối đệm phốt phát

rRT-PCR (realtime Reverse Transcriptase –

Phản ứng chuỗi Polyme phiên mã ngược

Polymerase Chain Reaction)

theo thời gian thực

TCID50(Tissue Culture Infection Dose 50%)

Liều gây nhiễm 50% tế bào

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số liệu tính tốn theo phương pháp Reed-Muench
24

Bảng 3.2.Bố trí thí nghiệm xác định chỉ số độc lực của virus (IVPI)..........25
Bảng 3.3.Trình tự primer và probe phát hiện virus cúm gia cầm A/H9N2 27
Bảng 3.4.Hỗn hợp nguyên liệu (Master mix) cho phản ứng RRT-PCR......28
Bảng 4.1.Kết quả xác định virus cúm A/H9 tại một số tỉnh Việt Nam.........29
Bảng 4.2.Kết quả phân lập và giám định virus H9N2......................................... 31

Bảng 4.3.Kết quả định tính và định tên chủng virus cúm gia cầm H9N2. 32
Bảng 4.4.Kết quả kiểm tra hiệu giá HA của virus cúm A/H9N2.....................34
Bảng 4.5.Kết quả kiểm tra hiệu giá HA của virus cúm A/H9N2.....................36
Bảng 4.6.Kết quả kiểm tra hiệu giá HA của virus cúm A/H9N2.....................38
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra sự phát triển của virus cúm A/H9N2 trên 3 loại môi
trường nuôi cấy.............................................................................................. 40
Bảng 4.8. Kết quả xác định hiệu giá các chủng virus cúm A/H9N2 qua các đời
x

nuôi cấy (10 EID50/ml)

42

Bảng 4.9.Kết quả đánh giá độc lực của virus cúm gia cầm A/H9N2..........44
Bảng 4.10. Kết quả xác định virus cúm A/H9N2 trên một số phủ tạng gà gây

nhiễm và chuyển đổi sang hiệu giá virus........................................... 48

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình ảnh virus cúm A trên gia cầm.......................................................... 4
Hình 2.2. Hệ gen virus........................................................................................................ 7
Hình 4.1. Tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H9 tại một số tỉnh Việt Nam.............30
Hình 4.2. Hình ảnh một số phản ứng trong phân lập và giám định............31
Hình 4.3. Khả năng sinh trưởng của virus cúm A/H9N2 theo thời gian. . .34
Hình 4.4. Hình ảnh phơi trứng gà sau gây nhiễm virus cúm A/H9N2.........35
Hình 4.5. Khả năng sinh trưởng của virus cúm A/H9N2 theo thời gian. . .36
Hình 4.6. Hình ảnh tế bào CEF sau gây nhiễm virus cúm A/H9N2..............37

Hình 4.7. Khả năng sinh trưởng của virus cúm A/H9N2 theo thời gian. . .38
Hình 4.8. Hình ảnh tế bào MDCK sau gây nhiễm virus cúm A/H9N2.........39
Hình 4.9. So sánh sự phát triển của virus cúm A/H9N2 trên 3 loại môi trường
bằng phản ứng HA........................................................................................ 41
Hình 4.10. Hiệu giá các chủng virus cúm A/H9N2 qua các đời ni cấy . .43
Hình 4.11. Kết quả đánh giá điểm lâm sàng trên từng cá thể gà sau 10 ngày thí

nghiệm................................................................................................................ 45
Hình 4.12. Một số hình ảnh gà sau khi gây nhiễm virus cúm A/H9N2 trong thí

nghiệm xác định độc lực............................................................................ 46
Hình 4.13. Hiệu giá virus ở các cơ quan phủ tạng qua phương pháp rRT-PCR

(log10) 49
Hình 4.14. Một số hình ảnh bệnh tích mổ khám gà chết sau khi gây nhiễm virus

cúm A/H9N2...................................................................................................... 50
Hình 4.15. Mức độ bài thải virus cúm A/H9N2...................................................... 51

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Mai Thùy Dương
Tên luận văn: Một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H9N2 phân lập
trên gà tại Việt Nam.
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.64.01.01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:

Bước đầu xác định một số đặc tính sinh học cơ bản của chủng
virus cúm H9N2 tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu sự lưu hành virus cúm A/ H9 trên gia cầm sống bán tại
chợ thuộc một số tỉnh Việt Nam.
Phân lập và giám định virus cúm A/H9N2 trên mẫu bệnh phẩm
swab và phủ tạng gia cầm.
Xác định một số đặc tính sinh học của chủng virus cúm A/H9N2
phân lập trên gà tại Việt Nam.
Xác định độc lực của chủng virus cúm A/H9N2 (phương pháp tiêm
truyền tĩnh mạch - IVPI).
Nguyên liệu nghiên cứu
Mẫu ARN dương tính cúm type A của các mẫu dịch swab hầu họng
lấy trên gia cầm sống tại các chợ thuộc một số tỉnh Việt Nam
-

Dịch swab hầu họng của gia cầm sống tại chợ.

-

Mẫu bệnh phẩm phủ tạng gia cầm nghi mắc cúm.

-

Phôi trứng gà 9-11 ngày tuổi.

-

Tế bào dịng MDCK và tế bào xơ phơi gà.


Gà 6 tuần tuổi khỏe mạnh chưa tiêm phòng vacxin cúm gia cầm và
khơng có kháng thể cúm gia cầm.
Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân lập nhân giống virus.

ix


-

Phương pháp xác định chỉ số độc lực IVPI.

-

Phương pháp mổ khám.

-

Phương pháp HA.

-

Phương pháp Realtime RT-PCR xác định virus cúm A/H9N2.

Kết quả và kết luận
Hoàn thành đề tài chúng tơi có một số kết luận sau:
-


Tỷ lệ dương tính cúm gia cầm H9 trên đàn gà bán tại chợ của một số tỉnh Việt

Nam là Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội và Hà Giang là 19,99%.

Virus cúm A/H9N2 phân lập được trên mẫu bệnh phẩm gà của 6
tỉnh miền Bắc là 20 mẫu dương tính trên 423 mẫu phân lập.
-

Chủng virus cúm A/H9N2 phân lập trên gà tại Việt Nam thích nghi tốt trên mơi

trường phôi trứng gà 9-11 ngày tuổi nhưng không gây chết phôi trứng,
8

8,83

đạt hiệu giá virus từ 10 - 10
EID50/ml.
Virus cúm gia cầm A/H9N2 phân lập trên gà tại Việt Nam là virus có
độc lực thấp với chỉ số IVPI đạt 0,52.
+
Virus gây nhiễm trên gà tập trung chủ yếu ở phổi, não trong đó
phổi là cơ quan virus phát triển đạt hiệu giá cao nhất.
+Virus chủ yếu được bài thải qua đường hầu họng của gà, không
bài thải qua đường hậu môn ổ nhớp.

x


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Mai Thuy Duong
Thesis title: Biological characteristics of influenza A/H9N2 virus isolated
from chicken in Vietnam
Major: Veterinary

Code: 60.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
To identify of biological characteristics of H9N2 influenza virus
strain isolated in Vietnam.

Study on the circulation of influenza A/H9 virus in live bird markets
in some provinces of Vietnam.
-

Isolation and evaluation of influenza A/H9N2 virus.

Determine biological characteristics of H9N2 influenza virus
isolated in chicken in Vietnam.
-

Determine virulence of H9N2 avian influenza virus.

ARN samples positive with avian influenza type A of chicken
swabs collected from live bird markets in some provinces of Vietnam.
-

Chicken swab samples collected from live bird markets.


-

Tissue samples of suspected bird flu field cases.

-

9-11 day-old embryonated chicken eggs.

-

MDCK cell and CEF cell.

-

6 week-old chicken with good quality for animal experiment.

-

Virus isolation method.

-

Method to determine IVPI.

-

The autopsy method.

-


HA test .

xi


- Realtime RT-PCR to identify AI virus.
Main findings and conclusions
-

The H9 influenza positive rate was 19,99% in the markets of northern

provinces Cao Bang, Lao Cai, Bac Ninh, Bac Giang, Ha Noi and Ha Giang.

-

The isolated samples positive with A/H9N2 virus was 20 samples.

-

A/H9N2 virus strain isolated in chickens in Vietnam grew well in 9-11 day-old

embryonated chicken eggs but not kill embryos.The titer of virus
8

reached from 10 to 10

8,83

EID50/ml.


A/H9N2 strain isolated on chickens in Vietnam was a low
pathogenic virus with IVPI of 0,52.
+
Virus was able to infect to the major organs such as lung, brain.
The highest concentration of virus was found in lung.
+
Virus was mainly excreted through the pharynx of the chicken but
not through the cloacal.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với đường lối chỉ đạo của Đảng, Việt Nam đang cố gắng phấn đấu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất cả các ngành nghề. Là một quốc gia có nền nơng
nghiệp lâu đời, Việt Nam dần ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào trong nơng nghiệp
nói chung cũng như ngành chăn ni nói riêng để đẩy mạnh năng suất chất lượng
nâng cao đời sống người chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của ngành chăn ni
thì sự thách thức đe dọa của dịch bệnh cũng tăng lên đặc biệt là bệnh cúm gia cầm.
Cuối năm 2003 đầu năm 2004, bệnh cúm gia cầm xảy ra lần đầu tiên ở Việt Nam và
được ghi nhận là do virus cúm A/H5N1 độc lực cao (HPAI). Từ đó đến nay dịch bệnh
này vẫn diễn ra hàng năm gây thiệt hại nặng nề về người và của đối với nền kinh tế
nói chung cũng như ngành chăn ni nói riêng.

Tại Việt Nam đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về bệnh cúm gia
cầm đồng thời ngành thú y cũng có những biện pháp hữu ích để ngăn chặn và
kiểm soát dịch bệnh hàng năm như các chương trình giám sát cúm, tiêm phịng
cúm hàng năm… Tuy nhiên chủ yếu các nghiên cứu cũng như các phương

pháp phòng trừ này thường tập trung vào các chủng virus độc lực cao như
H5N1, H7N9… còn đối với các chủng virus độc lực thấp như virus cúm H9N2 có
rất ít nghiên cứu. Mặc dù vậy trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chủng
virus cúm H9N2 và theo Daniel Perez, nhà virus học tại Đại học Maryland,
College Park đã cho rằng virus này cũng có nguy cơ cao khơng kém gì so với
các virus độc lực cao hiện nay như H5N1, H7N9 “Chủng virus H9 có thể là kẻ
nguy hiểm thầm lặng không được chú ý cho đến khi mọi việc quá muộn”. Điều
này có thể được chứng minh bằng việc bùng phát dịch cúm gia cầm ở Pakistan
với nguyên nhân được xác định là do virus cúm H9N2 có biến đổi gen gây ra.
Theo Munir Iqbal và các công sự (Iqbal et al., 2009) nghiên cứu cho thấy một
kiểu gen mới của virus H9N2 đang lưu hành rộng rãi trong đàn gia cầm ở
Pakistan có chứa polymerase (PB2, PB1 và PA) và đoạn gen phi cấu trúc (NS)
giống với virus H7N3 độc lực cao.
Năm 2015, Việt Nam đã ghi nhận một số trang trại có hiện tượng gia cầm
chết với tỷ lệ đáng kể với biểu hiện triệu chứng của bệnh cúm kèm theo sự có
mặt của virus cúm A/H9N2 trong những mẫu bệnh phẩm này (Mai Thùy Dương
và cs, 2016).Thực tế tại Việt Nam tình hình dịch bệnh cũng như việc nghiên cứu

1


về chủng virus nàycịn ít được quan tâm. Trên cơ sở để hiểu biết thêm
về chủng virus cúm này chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số
đặc tính sinh học của virus cúm A/H9N2 phân lập trên gà tại Việt Nam”.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Bước đầu xác định một số đặc tính sinh học cơ bản của chủng
virus cúm H9N2 tại Việt Nam.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về

chủng virus cúm gia cầm A/H9N2 tại Việt Nam.
Làm cơ sở bước đầu cho việc nghiên cứu sâu hơn về chủng
virus cúm A/H9N2 tại Việt Nam.
-

Kết quả làm tiền đề cho những nghiên cứu khoa học sau này về

cúm độc lực thấp.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được tình hình nhiễm virus cúm độc lực thấp tại Việt Nam hiện nay.
Xác định được một số đặc tính cơ bản của chủng virus cúm gia cầm H9N2

tại Việt Nam.
Góp phần hiểu thêm về một trong các chủng virus cúm gia cầm đang
lưu hành tại Việt Nam tạo cơ sở cho việc phịng trừ và kiểm sốt dịch bệnh.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH CÚM GIA CẦM
2.1.1. Khái niệm bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm ở gia cầm (Avian Influenza) còn gọi là bệnh cúm gà
hay cúm của loài chim. Đây là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus
cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae.
Virus cúm gia cầm gây bệnh cho các lồi lơng vũ được thuần hóa như gà,
vịt, ngan, ngỗng, chim cút …, các lồi chim cảnh và các lồi lơng vũ hoang dã.
Nguy hiểm hơn, bệnh có thể lây sang người và một số lồi thú khác.

Trước đây, bệnh này cịn được gọi là bệnh dịch hạch gà (fowl plague)

(Stubb et al., 1965) nhưng từ Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia
cầm tại Beltsville - Mỹ năm 1981, bệnh đã được thay thế với tên gọi là bệnh
cúm gia cầm độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Inluenza - HPAI) để chỉ
các virus cúm type A có độc lực mạnh, gây lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005).

2.2.2. Virus cúm gia cầm
Cúm gia cầm (Avian Influenza - AI) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia
cầm, do nhóm virus cúm type A, thuộc họ Orthomyxaviridae gây ra. Đây là nhóm
virus có biên độ vật chủ rộng, được phân chia thành nhiều subtype khác nhau dựa
trên hai kháng nguyên bề mặt capsid của hạt virus là HA và NA (De Wit and
Fouchier, 2008). Hiện nay nhóm virus cúm A có 18 subtype HA (từ H1 đến H18) và 11
subtype NA (từ N1 đến N11) bao gồm 16 subtype HA (H1 đến H16), 9 subtype NA (N1
đến N9) xuất hiện trên gia cầm còn 2 virus cúm H17N10 và H18N11 được tìm thấy
trên dơi (Tong et al., 2013). Sự tái hợp (reassorment) giữa các subtype HA và NA, về
mặt lý thuyết, sẽ tạo ra nhiều subtype khác nhau. Mặt khác, virus cúm A có đặc tính
quan trọng là dễ dàng đột biến trong gen/hệ gen (đặc biệt ở gen NA và HA), hoặc
trao đổi các gen kháng nguyên với nhau, trong quá trình xâm nhiễm và tồn tại lây
truyền giữa các loài vật chủ dẫn đến các việc tạo nên nhiều subtype có độc tính và
khả năng gây bệnh khác nhau.

Họ Orthomyxoviridae đã được phát hiện bao gồm 4 nhóm virus, đó là:
nhóm virus cúm A (Influenza A), nhóm virus cúm B (Influenza B), nhóm virus
cúm C (Influenza C), và nhóm Thogotovirus. Các nhóm virus khác nhau bởi các
kháng nguyên bề mặt capsid, ở virus cúm A và B là Hemagglutinin (HA), ở virus

3


cúm C là Hemagglutinin Esterase Fusion (HEF) và ở Thogotovirus là

Glycoprotein (GP) (Ito et al., 1998; Murphy and Webster., 1996).
2.2.2.1. Đặc điểm sinh học phân tử của virus cúm gia cầm
Hình thái và cấu trúc của virus cúm gia cầm type A được
Kawaoka and Murphy (1988), mô tả khá chi tiết. Qua kính hiển vi điện
tử, virion có dạng hình khối trịn, hình trứng, hoặc dạng khối dài,
đường kính khoảng 80 – 120 nm. Nhiều khi virus có dạng hình sợi dài
đến vài µm. Phân tử lượng của hạt virus khoảng 250 triệu Dalton.
Vỏ virus có chức năng bao bọc và bảo vệ vật chất di truyền nucleic acid
của virus, bản chất cấu tạo là màng lipit kép, có nguồn gốc từ màng tế bào
nhiễm được đặc hiệu hóa gắn vào các protein màng của virus. Trên bề mặt có
khoảng 500 “gai mấu” nhô ra và phân bố dày đặc, mỗi gai mấu dài khoảng 10 14 nm có đường kính 4 - 6 nm, đó là những kháng ngun bề mặt vỏ virus, bản
chất cấu tạo là glycoprotein gồm: HA, NA, Mvà các dấu ấn khác của
virus(Bender et al., 1999; Zhao et al., 2008). Có sự phân bố khơng đồng đều
giữa các phân tử NA và HA (tỉ lệ khoảng 1 NA/4 HA), đây là hai loại protein
kháng nguyên có vai trị quan trọng trong q trình xâm nhiễm của virus ở tế
bào cảm nhiễm (Murphy and Webster., 1996; Uiprasertkul et al., 2007).
Hệ gen của virus cúm A là nucleic acid sợi đơn âm (viết tắt là (-) ss NA),
gồm 8 phân đoạn riêng biệt (HA, NA, M, NS, NP, PA, PB1 và PB2), mã hóa cho 11
protein tương ứng của virus, trong đó phân đoạn mã hóa cho 2 protein là 1 và
2; phân đoạn NS mã hóa cho 2 protein là NS và NEP, phân đoạn PB1 mã hóa
cho 2 protein là PB1 và PB1-F2 (Conenello et al., 2007; Ito et al., 1998).

Hình 2.1. Hình ảnh virus cúm A trên gia cầm
Nguồn: www.vetshop.com.vn

4


-


Phân đoạn 1 (gen PB2) có kích thước 2431 bp, mã hóa tổng hợp protein

enzyme PB2, là tiểu đơn vị thành phần trong phức hợp enzyme polymerase của
virus, chịu trách nhiệm khởi đầu phiên mã ARN virus. Protein PB2 có khối lượng
phân tử theo tính tốn khoảng 84.103 Da (trên thực tế là 87.103 Da) (Murphy and
Webste., 1996). Tính thích nghi nhiệt độ cơ thể loài vật chủ được cho là có liên

quan đến vị trí amino acid 627 ở protein PB2 (ở virus cúm gia cầm vị trí này là
0

Glu - thích ứng nhiệt độ cơ thể gia cầm khoảng 40 C, cịn ở virus
thích nghi trên người là Lys - thích ứng nhiệt độ cơ thể người khoảng
0

37 C) (Subbarao et al., 1998;Wang et al., 2008).
-

Phân đoạn 2 (gen PB1) cũng có kích thước 2431 bp, mã hóa tổng hợp

enzyme PB1 - tiểu đơn vị xúc tác của phức hợp enzym polymerase trong quá
trình tổng hợp ARN virus, chịu trách nhiệm gắn mũ ARN(Murphy and Webster.,
1996). Gần đây, đã có phát hiện thêm một protein (PB1-F2) được mã hóa bởi
một khung đọc mở khác của PB1, có vai trò gây ra hiện tượng apoptosis (hiện
tượng tế bào chết theo chương trình) (Tumpey et al., 2002).

-

Phân đoạn 3 (gen PA) có kích thước 2233 bp, là phân đoạn gen

bảo tồn cao, mã hóa tổng hợp protein enzyme PA có khối lượng phân tử

theo tính tốn khoảng 83.103 Da (trên thực tế là 96.103 Da). PA là một
tiểu đơn vị của polymerase chịu trách nhiệm kéo dài sự phiên mã ARN
trong quá trình tổng hợp ARN của virus (Luong and Palese, 1992).
-

Phân đoạn 4 (gen HA) có độ dài thay đổi tuỳ theo từng chủng virus

cúm A (A/H1N1 là 1778 bp; H9N1 là 1714 bp; H5N1 là khoảng 1704 - 1710 bp).
Đây là gen chịu trách nhiệm mã hóa tổng hợp protein HA - kháng nguyên bề
mặt virus cúm, gồm hai tiểu phần là HA1 và HA2. Vùng nối giữa HA1 và HA2
gồm một số amino acid mang tính kiềm được mã hóa bởi một chuỗi
oligonucleotide, đó là điểm cắt của enzym protease, đây là vùng quyết định
độc lực của virus (Bosch et al., 1981;Gambotto et al., 2008). Protein HA có
khối lượng phân tử khoảng 63.103 Da (nếu khơng được glycosyl hóa) và
77.103 Da (nếu được glycosyl hóa, trong đó HA1 là 48.103 Da và HA2 là
29.103 Da) (Keawcharoen et al., 2008; Luong and Palese, 1992).
-

Phân đoạn 5 (gen NP) kích thước khoảng 1556 bp, mã hóa tổng hợp

nucleoprotein (NP) - thành phần của phức hệ phiên mã, chịu trách nhiệm vận
chuyển ARN giữa nhân và bào tương tế bào chủ. NP là một protein được glycosyl

5


hóa, có đặc tính kháng ngun biểu hiện theo nhóm virus, tồn tại trong
các hạt virus dạng kết hợp với mỗi phân đoạn ARN, có khối lượng phân
tử theo tính toán khoảng 50.103 Da (trên thực tế là 50-60.103) (Luong and
Palese, 1992; Murphy and Webster., 1996; Römer-Oberdörfer et al., 2008).

-

Phân đoạn 6 (gen NA) là một gen kháng nguyên của virus, có chiều dài

thay đổi theo từng chủng virus cúm A (ở A/H6N2 là 1413 bp, ở A/H5N1 thay đổi
khoảng từ 1350 - 1410 bp) (Lê Thanh Hòa, 2004). Đây là gen mã hóa tổng hợp
protein NA, kháng nguyên bề mặt capsid của virus, có khối lượng phân tử theo
tính toán khoảng50.103 Da (trên thực tế là 50 - 60.103 Da). Các nghiên cứu phân
tử gen NA của virus cúm cho thấy phần đầu 5’- của gen này (hay phần tận cùng
N của polypeptide NA) có tính biến đổi cao và phức tạp giữa các chủng virus
cúm A, sự thay đổi này liên quan đến q trình thích ứng và gây bệnh của virus
cúm trên nhiều đối tượng vật chủ khác nhau (Baigent and McCauley, 2001;
Castrucci and Kawaoka, 1993; Uiprasertkul et al., 2007). Đặc trưng biến đổi của
gen NA trong virus cúm A là hiện tượng đột biến trượt-xóa một đoạn gen là
nucleotide, rồi sau đó là 60 nucleotide, làm cho độ dài vốn có trước đây của
NA(N1) là 1410 bp còn 1350 bp (Castrucci and Kawaoka, 1993; Keawcharoen et
al., 2005; Lê Thanh Hòa, 2006).

Các phân đoạn gen M, NP và NS mã hóa tổng hợp các protein
chức năng khác nhau của virus, có độ dài tương đối ổn định giữa các
chủng virus cúm A, bao gồm:
-

Phân đoạn 7 (gen M) có kích thước khoảng 1027 bp, mã hóa cho protein

đệm (matrix protein - M) của virus (gồm hai tiểu phần là M1 và M2 được tạo ra
bởi những khung đọc mở khác nhau của cùng một phân đoạn ARN), cùng với
HA và NA có khoảng 3000 phân tử MP trên bề mặt capsid của virus cúm A, có
mối quan hệ tương tác bề mặt với hemagglutinin (Scholtissek et al., 2002).
Protein M1 là một protein nền, là thành phần chính của virus có chức năng bao

bọc ARN tạo nên phức hợp RNP và tham gia vào quá trình “nảy chồi” của virus
(Luong and Palese, 1992; Murphy and Webster., 1996; Scholtissek et al., 2002).
Protein M2 là chuỗi polypeptide bé, có khối lượng phân tử theo tính tốn là
11.103 Da (trên thực tế là 15.103 Da), là protein chuyển màng - kênh ion (ion
channel) cần thiết cho khả năng lây nhiễm của virus, chịu trách nhiệm “cởi áo”
virus trình diện hệ gen ở bào tương tế bào chủ trong quá trình xâm nhiễm trên
vật chủ (Scholtissek et al., 2002).

6


-

Phân đoạn 8 (gen NS), là gen mã hóa protein khơng cấu trúc (non

structural protein), có độ dài ổn định nhất trong hệ gen của virus cúm A, kích
thước khoảng 890 bp, mã hóa tổng hợp hai protein là NS1 và NS2 (cịn gọi là
NEP, nuclear export protein), có vai trò bảo vệ hệ gen của virus nếu thiếu chúng
virus sinh ra sẽ bị thiểu năng (Murphy and Webster., 1996; Sekellick et al., 2000).
Độc tính của virus có sự liên quan với gen khơng cấu trúc (non-structural gen)
này được tìm thấy ở biến chủng A/H5N1/97 (Tian et al., 2005), trong tự nhiên,
việc đột biến xóa đi một phần gen có liên quan đến giảm độc lực (Zhou et al.,
2007). NS1 có khối lượng phân tử theo tính tốn là 27.103 Da (trên thực tế là
25.103 Da) chịu trách nhiệm vận chuyển ARN thông tin của virus từ nhân ra bào
tương tế bào nhiễm, và tác động lên các ARN vận chuyển cũng như các quá
trình cắt và dịch mã của tế bào chủ. NEP hay NS2, là gen hình thành từ hai đoạn
gen (30 bp và 336 bp) mã hóa loại protein có khối lượng phân tử theo tính tốn
khoảng 14.103 Da (trên thực tế là 12x103 Da), đóng vai trò vận chuyển các RNP
của virus ra khỏi nhân tế bào nhiễm để lắp ráp với capsid tạo nên hạt virus mới
(Sekellick et al., 2000; Zhu et al., 2008).


Hình 2.2. Hệ gen virus
Nguồn: www.impe-qn.org.vn

Các phân đoạn 4 và 6 mã hóa cho các protein (HA và NA) bề mặt
capsid của virus, có tính kháng ngun đặc trưng theo từng chủng
virus cúm A. Nói cách khác protein HA và NA cho phép xác định
subtype của virus cúm A nói chung và virus cúm gia cầm nói riêng.
7


2.2.2.2. Đặc tính kháng nguyên của virus
Yếu tố ngưng kết hồng cầu (Haemagglutinin viết tắt là HA) và enzym trung
hoà (Neuraminidase viết tắt là NA) là những kháng nguyên có vai trị quan trọng
trong miễn dịch bảo hộ. Có tất cả 18 biến thể HA (H1 đến H18) và 11 biến thể NA
(N1 đến N11). HA được coi là yếu tố vừa quyết định tính kháng nguyên, vừa
quyết định độc lực của virus cúm A (Nguyễn Tiến Dũng và cs., 2004). Mỗi một
hợp thể kháng nguyên HA và NA tạo nên một subtype.

Kháng nguyên của virus cúm diễn biến hết sức phức tạp do hiện
tượng tái tổ hợp các thành phần cấu trúc của chủng này với chủng khác
hoặc biến đổi từ chủng vơ độc thành chủng có độc lực cao hơn và gây
bệnh. Sự đột biến của từng thành phần và loại hình kháng nguyên trong
từng chủng virus cúm cũng góp phần tạo nên cấu trúc kháng nguyên
mới, tạo các loại biến chủng mới với các đặc tính gây bệnh mới.

Các loại protein kháng nguyên: protein nhân (NP), protein đệm
(matrix protein-M1), protein HA, protein enzyme cắt thụ thể (NA) là
những protein kháng nguyên được nghiên cứu nhiều nhất.
Một trong đặc tính kháng nguyên quan trọng của virus cúm là khả năng gây

ngưng kết hồng cầu của nhiều loài động vật mà thực chất là sự kết hợp giữa mấu
lồi kháng nguyên HA trên bề mặt của virus với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu làm
cho hồng cầu ngưng kết với nhau tạo mạng ngưng kết qua các cầu nối virus. Từ
đặc tính kháng ngun này có thể sử dụng các phản ứng ngưng kết hồng cầu HA
và ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI trong chẩn đoán cúm gia cầm.

Sự phức tạp trong diễn biến kháng nguyên mà virus cúm có được
là do sự biến đổi và trao đổi kháng nguyên trong nội bộ gene và giữa
gene hemagglutinin (HA) và gene neutraminidase (NA) (Ito and Y, 1998).
Sự biến đổi chính nội bộ gene hay đột biến ngẫu nhiên (Drift) mà bản chất là
sự thay đổi nucleotid trong đoạn gene là biến dị xảy ra liên tục thường xun trong
q trình tồn tại của virus cúm. Chính nhờ sự biến đổi này cho phép virus cúm A
tạo nên 18 biến thể gene HA (H1 đến H18) và 11 biến thể gene NA (N1 đến N11).

Cũng nhờ hiện tượng Drift của virus cúm có thể lý giải được khơng
phải mọi H1, H5 hay Hx hoặc N1, N2, hay Nx đều giống nhau. Sự khác
nhau trong chính các Hx hay Nx do biến dị ngẫu nhiên tạo nên tính thích
ứng với từng loài vật chủ khác nhau và mức độ độc lực gây bệnh khác
nhau ở chính mỗi loại hình tái tổ hợp HA và NA (Suares et al., 1998).

8


Bên cạnh hiện tượng Drift, sự biến đổi hệ gene của virus cúm A còn được
diễn ra nhờ hiện tượng tái tổ hợp gene-Shift ít xảy ra hơn, hiện tượng này chỉ xảy
ra khi hai hay nhiều virus cúm cùng nhiễm vào tế bào. Tuy nhiên chỉ xuất hiện với
tần suất rất thấp nhưng khi hiện tượng tái tổ hợp gene xảy ra sẽ gây ra dịch lớn cho
người và động vật, với mức độ nguy hiểm không thể lường trước được. Hiện
tượng Shift ở virus cúm A cho thấy nguy cơ của sự lưu hành đồng thời nhiều loại
virus cúm với số lượng lớn trong cùng một không gian và thời gian kéo dài.


Các kháng nguyên của virus có thể kích thích cơ thể sinh ra nhiều
loại kháng thể, nhưng chỉ có loại kháng thể kháng HA mới có vai trị
trung hồ virus cho bảo hộ miễn dịch. Một số kháng thể khác, có tác
dụng kìm hãm số lượng virus nhân lên. Ví dụ, kháng thể kháng NA có tác
dụng ngăn cản virus giải phóng, kháng thể M2 ngăn cản chức năng M2
khơng cho q trình bao gói virus xảy ra. Nhưng thông thường động vật
và người chết rất nhanh trước khi hệ miễn dịch sản sinh kháng thể.

2.2.2.3. Độc lực của virus cúm
Độc lực của virus cúm gia cầm có sự dao động lớn, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố mà trước hết là protein HA. Các nghiên cứu ở mức độ phân tử cho thấy
khả năng lây nhiễm virus bị ảnh hưởng cởi tác động của men protease của vật
chủ đến sự phá vỡ liên kết hóa học sau khi dịch mã của phân tử ngưng kết. Mà
thực chất là sự cắt đôi protein HA thành hai tiểu phần HA1 và HA2 và nhờ thế
virus có thể xâm nhập vào tế bào. Tính thụ cảm của ngưng kết tố và sự phá vỡ
liên kết của enzyme protease lại phụ thuộc vào các acid amin cơ bản tại điểm
bắt đầu phá vỡ liên kết. Các enzyme giống như trypsine chỉ có khả năng phá vỡ
liên kết khi chỉ có một phân tử arginin, trong đó khi enzyme protease lại có thể
phá vỡ nhiều acid amin của liên kết (Wagne et al, 2002).

Để đánh giá độc lực của virus cúm một cách khoa học, các nhà
nghiên cứu sử dụng phương pháp gây bệnh cho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng
cách tiêm tĩnh mạch 0,2 ml nước trứng đã được gây nhiễm virus với tỷ
lệ pha lỗng 1/10, sau đó đánh giá mức độ nhiễm bệnh của gà để cho
điểm (chỉ số IVPI). Điểm tối đa là 3 điểm và đó là virus có độc lực cao
nhất. Theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), virus nào có chỉ
số IVPI từ1,2 trở lên thuộc loại có độc lực cao (OIE, 2015).
Trong thực tế người ta chia virus CGC ra làm 2 loại: Loại virus có độc
lực thấp - LPAI (Low Pathogenic Avian Influenza). Loại virus có độc lực


9


cao- HPAI (Highly Pathogenic Avian Influenza). Các vụ dịch lớn đều do
virus HPAI gây ra thường là virus có kháng nguyên H5 và H7. Virus có
kháng nguyên H5 và H7 thông thường bắt nguồn từ virus độc lực thấp,
sau quá trình lây truyền trên gà và chim cút độc lực tăng lên rất nhanh
và gây ra các vụ dịch lớn (Horimoto and Kawaoka, 1994; De Wit, 2008).

2.2.3. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cúm gia cầm
2.2.3.1. Triệu chứng
Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh diễn biến rất đa
dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tơ như độc lực, số
lượng virus, loài nhiễm bệnh, mật độ chăn ni, tiểu khí hậu chuồng
ni... Thời gian ủ bệnh ngắn thường chỉ vài giờ đến 21 ngày.
a. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do những chủng virus cúm độc lực cao

- Khi nhiễm các chủng virus độc lực cao
(HPAI): + Gia cầm thường chết đột ngột;
+ Tỷ lệ tử vong khá cao có khi lên đến 100% trong vài ngày;
+

Lúc đầu mới phát gà sốt cao, nước mắt, nước miện chảy giàn

dụa, gà rất khó thở điển hình như ho khẹc, hắt hơi, thở khò khè, vảy mỏ,
há mồm thở dốc nhiều gà phải rướn cao, rướn dài cổ để hít khí,…

+
+


Tiếp theo là mi mắt bị viêm, mặt phù nề, sưng mọng;

Mào tích dày lêndo thủy thũng, tím tái, có nhiều điểm xuất huyết.

Thịt gà bị bệnh thường thâm xám, dưới da vùng chân có xuất huyết.
Ngồi ra, gia cầm cịn có biểu hiện thần kinh: Gà lười đi lại hoặc đi
lại khơng bình thường, run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì tụ đống với nhau.
Ngồi ra khi gia cầm mắc cúm thường tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng
hoặc xanh,năng suất trứng giảm mạnh (Lê Văn Năm, 2004).
b. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do những chủng virus cúm độc lực thấp

Gia cầm bị nhiễm các chủng virus có độc lực yếu hơn cũng có
những triệu chứng tương tự như ở bệnh do những chủng có độc lực
cao gây ra, nhưng mức độ biểu hiện nhẹ hơn và tỷ lệchết thấp hơn.
Tuy nhiên khi có bội nhiễm với vi khuẩn hoặc virus khác thì tỷ lệ
tử vong có thể đạt 60-70% và các triệu chứng lâm sàng cũng nặng
hơn (Nguyễn Tiến Dũng, 2008).

10


2.2.3.2. Bệnh tích
a. Bệnh tích đại thể
Mức độ biến đổi bệnh tích đại thể bệnh cúm gia cầm cũng đa
dạng và rất khác nhau trong cùng một đàn, phụ thuộc rất nhiều vào
độc lực virus, quá trình diễn biến của bệnh.
Thơng thường bệnh có những biểu hiện như: Mào và tích thâm tím,
phù nề, xuất huyết dưới da và rìa tích; Xuất huyết dưới da ống chân thành
vệt, nốt; Khí quản viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm; Túi khí phù nề, thành

túi khí dày và có nhiều fibrin bám dính; Phổi viêm cata, xuất huyết đến viêm
fibrin làm phổi dính vào lồng ngực; Viêm xuất huyết đường ruột, đặc biệt
vùng hậu môn, van hồi manh tràng, dạ dày tuyến và niêm mạc tá tràng; Bao
tim tích nước vàng, xuất huyết màng bao tim, mỡ vành tim, cơ tim; Lách
biến màu lốm đốm vàng, rắn chắc hơn bình thường; Tụy khơ ròn, xuất
huyết; Viêm xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng, nhiều trường hợp
trứng non dập vỡ, xoang bụng tích nước vàng lợn cợn; Xuất huyết màng
treo ruột, màng bao dạ dày tuyết, dạ dày cơ, màng xương lồng ngực có thể
coi là đặc điểm riêng của bệnh cúm gia cầm (Lê Văn Năm, 2004).

b. Bệnh tích vi thể
Bệnh tích vi thể chủ yếu là xung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm bạch cầu
đơn nhân ở não và một số cơ quan khác. Mạch quản của các cơ quan như mào,
tích, gan, lách, phổi, thận, cơ tim, cơ vân, não và một số cơ quan khác bị giãn
rộng và thâm nhiễm tế bào xung quanh mạch quản (Lê Văn Năm, 2004).

2.2.4. Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm gia cầm
2.2.4.1. Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích
Bệnh xảy ra dồn dập, nhanh chóng thành dịch. Gà mọi lứa tuổi
đều mắc nhưng hay gặp nhất là gà từ 4 đến 6 tuần tuổi.
Triệu chứng điển hình: thở khó, viêm tịt mũi, sưng đầu, phù mặt, thuỷ
thũng, xuất huyết, hoại tử mào, tích, xuất huyết dưới da thành vệt đỏ.
Bệnh tích điển hình: thịt thâm, viêm dính phúc mạc, cơ quan nội tạng bị
teo, viêm xuất huyết và hoại tử buồng trứng, ống dẫn trứng viêm, vỡ trứng non.

2.2.4.2. Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm
Chẩn đốn virus học: ni cấy, phân lập virus trên trứng gà có
phơi ấp 9 - 11 ngày hoặc trên môi trường tế bào thận chó MDCK.
Giám định virus trong dịch ni cấy bằng các phản ứng HA, HI.
11



×