Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện lương tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.23 KB, 141 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ THÀNH

HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN CỦA CHI NHÁNH VĂN PHỊNG
ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN LƯƠNG TÀI

Chun ngành:

Kế tốn

Mã ngành:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn



Bùi Thị Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Hữu Cường đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa kế tốn và quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Chi nhánh Văn
phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài và người dân các xã trong huyện ... đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thành

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ................................................................................................................ix
Danh mục hình..................................................................................................................ix
Danh mục hộp....................................................................................................................x
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đăng ký và cấp giấy chứng
nhận của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai..............................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận của chi nhánh
văn phòng đăng ký đất đai..................................................................................4

2.1.1.

Các khái niệm về đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận đất đai...................4

2.1.2.

Vai trị, ý nghĩa của cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận..........................9

2.1.3.

Nội dung công tác đăng ký và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất..................12

2.1.4.


Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.............................................................................................24

2.2.

Cơ sở thực tiễn về công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận của chi
nhánh văn phòng đăng ký đất đai.....................................................................28

2.2.1.

Kinh nghiệm của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Cần Thơ.............................28

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm từ văn phòng đăng ký đất đai huyện Thạch Thành - tỉnh
Thanh Hóa........................................................................................................ 30

2.2.3.

Kinh nghiệm từ văn phịng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương..........................31

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện
Lương Tài.........................................................................................................32

Phần 3. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.....34

3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu....................................................................34

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Lương Tài......................................................... 34

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lương Tài.....................................................37

3.2.

Đặc điểm hình thành và phát triển của chi nhánh văn phịng đăng ký đất
đai huyện Lương Tài.........................................................................................38

3.2.1.

Giới thiệu chung về chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương
Tài.....................................................................................................................38

3.1.2.

Tổ chức bộ máy quản lý....................................................................................41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 43


3.2.1.

Thu thập tài liệu.............................................................................................. 435

3.2.2.

Phương pháp phân tích..................................................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu.............................................................................................47
4.1.

Thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài........................... 477

4.1.1.

Đăng ký đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại chi nhánh văn
phịng đăng ký đất đai huyện Lương Tài..........................................................47

4.1.2.

Quy trình, mức thu và tình hình thay đổi mức phí, lệ phí qua các năm............58

4.1.3.

Cơng tác thu - chi trong cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất........................................................................................................64

4.2.


Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận qsd
đất tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài........................76

4.2.1

Quy định của nhà nước về thủ tục đăng ký đất và cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài
4.2.2

76

Đặc điểm của huyện ảnh hưởng tới công tác đăng ký và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất....................................................................................77

4.2.3.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của cấp dưới.........................................82

iv


4.2.4.

Bộ máy tổ chức và trình nguồn nhân lực của chi nhánh Văn phịng đăng
ký đất đai

4.2.5.

83


Kiểm tra kiểm sốt của nhà nước và Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh
Bắc Ninh...........................................................................................................84

4.2.6.

Quy chế chi tiêu nội bộ, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đăng ký và
cấp giấy chứng nhận QSD đất

4.3.

85

Đánh giá chung công tác đăng ký đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, công tác thuế, phí, lệ phí, cơng tác thu chi tại chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài

87

4.3.1

Những thuận lợi................................................................................................87

4.3.2.

Những khó khăn................................................................................................88

4.4.

Những giải pháp hồn thiện cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận

quyền sử đất tại huyện Lương Tài.

91

4.4.1.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền...................................................................... 91

4.4.2.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính............................................................. 91

4.4.3.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại chi nhánh Văn phòng đăng
ký đất đai..........................................................................................................92

4.4.4.

Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ hướng tới tự chủ tài chính................….....95

4.4.5.

Hồn thiện các nội dung quy trình công tác đăng ký và cấp giấy chứng
nhận quyền sử đất

4.4.6.

95


Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác đăng ký và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơng tác thuế, phí, tình hình thu
chi tại chi nhánh

96

4.4.7.

Giải pháp khen thưởng và xử phạt....................................................................97

4.4.8.

Tăng cường xã hội hóa cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và xã hội hóa nguồn tài chính tại đơn vị 98

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.....................................................................................9901
5.1.

Kết luận.............................................................................................................99

5.2.

Kiến nghị.........................................................................................................101

Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 102

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

ĐKQSD

Đăng ký quyền sử dụng

GCN

Giấy chứng nhận

CGCNQSDĐ

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

BĐS

Bất động sản

KT-XH


Kinh tế - xã hội

QSD

Quyền sử dụng

QSH

Quyền sở hữu

NVTC

Nghĩa vụ tài chính

TN&MT

Tài ngun và Mơi trường

SXKD

Sản xuất khinh doanh

UBND

Uỷ ban nhân dân

VPĐKQSDĐ

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất


VPĐKĐĐ

Văn phòng Đăng ký đất đai

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình biến

năm gần đây .......
Bảng 3.2.

Số lượng mẫu điề

Bảng 4.1.

Kết quả cấp giấ

trong 3 năm 2015Bảng 4.2.

Kết quả cấp giấ

Lương Tài trong 3
Bảng 4.3.

Kết quả đăng k


năm 2015-2017 ...
Bảng 4.4.

Mức thu phí, lệ

2015-2017 ...........
Bảng 4.5.

Đánh giá của c

chứng nhận quyền
Bảng 4.6.

Các quy định củ

Bảng 4.7.

Tổng thu từ các

huyện Lương ......
Bảng 4.8.

Bảng thanh toá
ký đấy đai huyện

Bảng 4.9.

Tổng hợp các kho

Bảng 4.10.


Bảng đánh giá

lương, cơ sở vậ

ký đất đai huyện L
Bảng 4.11. Tổng hợp thu chi tại VPĐK tỉnh Bắc Ninh trong 2 năm .............................
Bảng 4.12.

Đánh giá về sự

và CGCNQSDĐ
Bảng 4.13.

Bảng diện tích đất

Bảng 4.14.

Trình độ học vấn c

Bảng 4.15.

Đánh giá của n
quyền sử dụng

Lương Tài............

vii



Bảng 4.16. Bảng đánh giá về công tác kiểm tra kiểm tra kiểm sốt trong cơng tác
đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 81
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại chi nhánh đăng ký đất đai huyện Lương Tài 82
Bảng 4.18. Trình độ của cán bộ công nhân viên tại chi nhánh

Văn phịng đăng
ký đất đai

83

Bảng 4.19. Tình hình kiểm tra, kiểm sốt tại chi nhánh văn phịng đăng ký đất
đai huyện Lương Tài 2015-2017

85

Bảng 4.20. Đánh giá của nhân viên về vấn đề tài chính, thu - chi trong cơng tác
đăng ký, cấp GCN tại chi nhánh Văn phòng 86

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Vị trí của văn phòng đăng đất đai trong hệ thống quản lý đất đai................39
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy quản lý................................................................................42
Sơ đồ 4.1. Quy trình, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu tại chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài47
Sơ đồ 4.2. Quy trình, thủ tục đăng ký biến động đất đai tại chi nhánh Văn phịng
đăng ký đất đai huyện Lương Tài


54

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Hình bản đồ địa giới hành chính huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh...............34
Hình 4.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..............................................................49
Hình 4.2. Hoạt động của trung tâm Hành chính cơng huyện Lương Tài.......................91
Hình 4.3 Cán bộ chi nhánh sử dụng phần mềm VIETLIS trong quản lý đất đai..........94

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Quy định của nhà nước về nộp lệ phí trước bạ trong cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất

59

Hộp 4.4. Mẫu tờ khai phí, lệ phí và tỷ lệ trích nộp.........................................................66

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Thành
Tên luận văn: “Hồn thiện cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận của chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài”
Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301


Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD đất, QSH
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện
Lương Tài. Từ đó, đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng
nhận của chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Tài liệu/Thông tin thứ cấp được thu thập từ các

nguồn khác nhau như: Chi cục thống kê, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bắc Ninh, Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài… các báo cáo, tư liệu, số liệu thống
kê liên quan đến đề tài.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra 100 đối tƣợng trong đó: 10 cán bộ Chi

nhánh Văn phịng đăng ký đất đai huyện Lương Tài, người dân 90 người tại 03 xã (TT
Thứa, Phú Hòa, Phú Lương).
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp thống kê so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
3. Kết quả chính

Thứ nhất: Hệ thống cơ sở lý luận về công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng: Quy trình, thủ tục đăng ký, các loại phí lệ phí phải nộp... và các nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình đăng ký và cấp giấy chứng nhận.
Thứ hai, đánh giá thực trạng thực hiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài. Những quy
định của nhà nước mà Văn phịng đang thực thi, quy trình, thủ tục thực hiện tại chi
nhánh văn phịng; quy trình thu - chi trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận;
phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tại Văn phịng và cơng tác đăng ký và


xi


cấp giấy chứng nhận.
Thứ ba, dựa trên tình hình thực trạng đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng
tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận tại huyện Lương Tài.
4. Kết luận
Hồn thiện cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận trong đó có cơng tác thu - chi,
phí lệ phí tại Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai huyện Lương Tài là việc rất cần thiết
trong việc hướng tới tự chủ tài chính. Bước đầu cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận đã
đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cần phải thực hiện một số giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận hiệu quả hơn mang lại lợi ích cho người dân
và thực hiện nhiệm vụ cơng tác của chi nhánh Văn phòng với Nhà nước.

xii


THESIS ABSTRACT
Author: Bui Thi Thanh
Thesis title: "Improving the registration and certification at the branch of Luong Tai
District Land Registration Office"
Major: Accountant

Code: 8340301

Training institutions:Viet Nam National University Of Agricultrue
1. Purpose of the study
Research on the status of land registration and issuance, land use right
certificates and other land-attached assets at the Luong Tai District Land Registration

Office. From there, propose solutions to complete the registration and certification of
the branch office of land registration in Luong Tai.
2. Research Methodology
- Method of investigation collected:
+ Secondary data collection: Secondary data / information is collected from

different sources such as: Division of Natural Resources and Environment, Statistics
Office, Land Registration Office, Branch Office of Registration Luong Tai district ...
reports, data and statistics related to the topic.
+ Primary data collection: Survey 100 people in which 10 members of Luong Tai

district land registration office, 90 people in 3 communes (Thua, Phu Hoa, Phu Luong).

- Descriptive statistics method.
- Comparative statistical
method. - Analytical methods.
3.The results of the main study
The first: Firstly: Theoretical bases for registration and issuance of certificates of
the right to use: procedures, registration procedures, fees to be paid... and factors
affecting the posting process. sign and issue certificates.
The second, to assess the actual status of registration and issuance of certificates
of use right at the branch office of Luong Tai district. The regulations of the state that
the office is implementing, procedures, procedures at the branch office; the process of
revenue-expenditure in the registration and issuance of certificates; Analysis of factors
affecting office operation and registration and certification.

xiii


The third, based on the actual situation, some solutions to improve the

registration and certification in Luong Tai district are proposed.
4. Conclusion
Completing the registration and certification at the branch office of Luong Tai
district land registration is very necessary. Initially, registration and certification have
been achieved. However, a number of measures need to be taken to improve the
registration and issuance of more efficient certificates that bring benefits to the people
and the performance of the task of the branch office to the state.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà
nước về đất đai. Việc thực hiện đăng ký Nhà nước về đất đai có ý nghĩa to lớn, nó
đảm bảo lợi ích của quốc gia, lợi ích cộng đồng và lợi ích của mỗi cá nhân sử
dụng đất. Theo điểm a, khoản 1, điều 5 của nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai đã quy
định: Văn phịng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài
sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ
địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin
đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Ngày 13 tháng 01 năm 2015, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định số
07/QĐ-UBND về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai (một cấp) trực thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất nguyên hiện
trạng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài ngun và Mơi
trường và các Văn phịng đăng ký QSD đất trực thuộc phịng Tài ngun và Mơi
trường các huyện, thị xã, thành phố với mục đích nâng cao cơng tác quản lý đất
đai cụ thể hơn là nâng cao chất lượng trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng

nhận QSD đất trên toàn tỉnh với mục tiêu đơn giản hóa các thủ tục hành chính
trong cơng tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận đối với các đối tượng sử dụng đất:
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam với tinh thần công
khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cơng dân có nhu cầu giao
dịch.
Tuy nhiên, do mới đi vào hoạt động theo cơ chế một cấp nên không tránh
khỏi những bất cập trong công tác quản lý đặc biệt là công tác quản lý tài chính
thu-chi của đơn vị, cơng tác chuyên môn do cách thức thực hiện và cơ chế phơi
hợp của từng chi nhánh với VPĐK tỉnh hiện nay khơng đồng nhất, cơ chế tự chủ
về mặt tài chính chưa cao do nguồn thu thấp không đủ bù đắp chi phí nên kinh
phí vẫn cịn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước cấp. Nhưng làm
thế nào để lợi ích nhân dân, lợi ích tập thể ln được

1


đảm bảo nhưng cũng phải đúng pháp luật, đúng trình tự thủ tục đồng thời thuận
tiện nhất cho các quyền về đất đai được đảm bảo bởi Nhà nước, liên quan đến
tính tin cậy, sự nhất quán và tập trung, thống nhất của dữ liệu địa chính, thu
đúng, thu đủ, chi tiêu tiết kiệm, tránh lãng phí, hướng tới tự chủ tài chính theo
mục tiêu đề ra thì địi hỏi Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh cùng các chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai tại các huyện phải dần hoàn thiện, nỗ lực hơn nữa
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chuyên môn môn đồng thời nâng cao
chất lượng cuộc sống cho cán bộ nhân viên bằng việc ban hành quy chế chi tiêu
nội bộ hợp lý theo kịp yêu cầu thực tế.
Kể từ khi thành lập tới nay, chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Lương
Tài đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu trong cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, thu - chi
tại đơn vị, công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận...tuy nhiên các quy định,
chính sách pháp luật trong cơng tác đăng ký đất đai và cấp GCN QSD đất, công

tác thu phí, lệ phí ln thay đổi khiến cho cơng tác chun mơn và cơng tác quản
lý thu - chi địi hỏi thay đổi theo. Mặt khác do là đơn vị phụ thuộc nên còn nhiều
bất cấp về vấn đề thu - chi, tài chính do hiện nay thu khơng đủ bù đắp chi, nhiều
khoản chi tài chính chưa được cơng khai minh bạch, quy chế chi tiêu nội bộ,
phân chia nguồn thu chưa rõ ràng. Để thực hiện tốt việc quản lý đất đai trên địa
bàn huyện, đáp ứng nhu cầu về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng
đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các
các bộ, nhân viên trong đơn vị thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chi
nhánh Văn phòng đăng đất đai huyện Lương Tài cũng chính là việc hồn thiện
cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận của chi nhánh có vai trị hết sức quan
trọng. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Hồn thiện
cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận của chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai huyện Lương Tài” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD đất,
QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất
đai huyện Lương Tài. Từ đó, đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác đăng ký và
cấp giấy chứng nhận của chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đăng ký và

cấp giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Đánh giá thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD đất,


QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cơng tác thu - chi, phí lệ phí của chi
nhánh Văn phịng đăng ký đất đai huyện Lương Tài.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký và cấp giấy chứng

nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của chi nhánh Văn
phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài.
- Định hướng và đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác đăng ký và cấp

giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD

đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác thu - chi tài chính, cơng
tác thuế, phí, lệ phí của chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất

đai huyện Lương Tài.
- Về thời gian:
+ Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong 3 năm (2015-

2017; số liệu điều tra năm 2017.
+ Thời gian làm đề tài: từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.
- Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến công tác đăng ký và cấp giấy

chứng nhận, công tác thu - chi tài chính, cơng tác thuế, phí, lệ phí, tự chủ tài
chính của chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai huyện Lương Tài.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC
ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CỦA CHI NHÁNH VĂN
PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN CỦA CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận QSD đất
Theo Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 quy
định về quyền sử dụng đất và giá trị quyền sử dụng đất như sau:“Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.” “Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất thơng qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất”. Đồng thời Luật cũng đưa ra các khái niệm về
giá trị quyền sử dụng đất như sau: “Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá
đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được
hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.
Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối
với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định”.
Như vậy, mặc dù Luật có quy định thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu nhưngvẫn cho các đối tượng được giao đất, cho thuê đất được sở
hữu phần giá trị quyền sử dụng đất, được quyền chuyển quyền sử dụng đất đối với
phần diện tích được giao tương ứng với các nghĩa vụ đã thực hiện với Nhà nước.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận (GCN ) là chứng thư pháp lý
xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đâu
tư, cải lạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử

dụng đất theo pháp luật. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử
dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, GCN chính
là cơ sở pháp lý đê Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sử
dụng. GCN có vai trị rất quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định
về đăng ký, theo dõi biến động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai, các

4


thấm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ về tài
chính của người sử dụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về đất đai
(Luật đất đai năm 2003).
2.1.1.2. Khái niệm về thuế, phí, lệ phí trong tài chính đất đai
- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá

nhân và pháp nhân đối với Nhà nước khơng mang tính đối giá và hồn trả trực tiếp.
- Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí

về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự
đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
- Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất

thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những
hoạt động phục vụ người nộp phí.
- Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các
cơng việc về địa chính (khoản 2, điều 3, thơng tư 02/2014/TT-BTC ngày
02/01/2014).
- Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là khoản thu đối với các đối tượng


đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định
theo quy định, nhằm bù đắp chi phí thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ để
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất như: điều kiện về hiện
trạng sử dụng đất, điều kiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều kiện về
sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh... Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất chỉ áp
dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định để
giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền
với quyền sử dụng đất (khoản 2, điều 3, thơng tư 02/2014/TT-BTC ngày
02/01/2014).
- Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai là khoản thu đối với người có

nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai (như: cơ quan địa chính, Ủy ban
nhân dân xã, phường, quận, huyện...) nhằm bù đắp chi phí quản lý, phục vụ việc
khai thác và sử dụng tài liệu đất đai của người có nhu cầu (khoản 2, điều 3, thông
tư 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014).

5


- Phí đăng ký giao dịch bảo đảm là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân

yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi
hành án; yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê
biên; cung cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm,
hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án phải nộp các khoản lệ phí
đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thơng tin về giao dịch bảo đảm tại các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bù đắp chi phí cho việc thực hiện cơng
việc, dịch vụ cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất,

tài sản gắn liền với đất và thu phí.
- Giá đất (giá quyền sử dụng đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích

đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử
dụng đất (khoản 23, điều 4, Luật đất đai năm 2003).
- Tiền sử dụng đất: Tiền sử dụng đất (TSDĐ) là số tiền mà người sử dụng đất

phải nộp cho Nhà nước trong các trường hợp: được Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền
sử dụng đất đối với một diện tích nhất định, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất, xây dựng khu công nghiệp, khu công
nghệ cao, khu kinh tế (khoản 25, điều 4, Luật đất đai năm 2003).
- Thuế sử dụng đất là một khoản nộp (bằng tiền hay hiện vật) mà tổ chức,

cá nhân sử dụng đất bắt buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định pháp luật.
Thuế sử dụng đất bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp.
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế đánh vào việc sử dụng đất

nông nghiệp hoặc việc được giao đất vào sản xuất nông nghiệp đối với tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân (Luật đất đai năm 1993).
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (PNN) là loại thuế thu hàng năm mà

tổ chức, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp bắt buộc phải nộp cho Nhà nước
theo quy định của pháp luật (Luật thuế sử dụng đất PNN năm 2010).
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) là thuế đánh trên việc chuyển

đổi, chuyển nhượng cho người khác quyền sử dụng đất của mình theo quy định
của pháp luật. Đây là một loại thuế trực thu nhằm huy động vào ngân sách nhà
nước một phần thu nhập của nười sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất

(khoản 1, điều 4, Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994).

6


Năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực
từ ngày 01/01/2009, trong đó có nội dung tính thuế thu nhập từ việc chuyển
nhượng bất động sản và đã thay thế Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm
1994. Thu nhập chịu thuế liên quan đến đất đai bao gồm thu nhập từ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thu nhập từ chuyển nhượng
quyền thuê đất, thuê mặt nước.
2.1.1.3. Khái niệm trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Đơn vị sự nghiệp cơng lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của
pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước. Căn cứ vào mức độ tự chủ, Luật Viên chức năm 2011 phân đơn vị sự
nghiệp công lập thành đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ hoàn toàn và đơn
vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn. Căn cứ vào nguồn thu sự
nghiệp, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ phân chia đơn vị sự nghiệp
cơng lập thành 3 loại:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động

thường xuyên;
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động

thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp;
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm tồn bộ

kinh phí hoạt động;
Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp cơng lập, có nguồn

thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập để thực hiện các
hoạt động sự nghiệp. Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động cung cấp dịch vụ
công cho xã hội nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội.
Hoạt động sự nghiệp không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng nó tác động
trực tiếp tới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính quyết định năng suất
lao động xã hội. Những hoạt động sự nghiệp mang tính chất phục vụ là chủ yếu
và khơng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong q trình hoạt động được ngân sách
nhà nước cấp hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao,
nhưng vẫn có chức năng sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm tận dụng cơ sở vật
chất, trang thiết bị hiện có để tạo thêm thu nhập, nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống
cán bộ công chức, viên chức và bổ sung kinh phí hoạt động thường xuyên
(Nguyễn Văn Thành, 2012).

7


2.1.1.4. Khái niệm tự chủ tài chính trong đơn vị sự ngiệp cơng lập có thu
“Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự
và tài chính của đơn vị sự nghiệp công.
Một đơn vị hay một tổ chức có 3 nguồn lực chủ yếu sau đây: nguồn nhân
lực, nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính. Trong đó nguồn lực tài chính
là nguồn lực quyết định bởi có nguồn lực này sẽ có cả 2 nguồn lực kia. Trước đây
Nhà nước bao cấp toàn bộ kinh phí hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập,
nhưng hiện nay đã có chủ trương vận động các đơn vị này thực hiện tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về biên chế, thực hiện nhiệm vụ và tài chính Vì vậy, trong hoạt
động của mình các đơn vị sự nghiệp công lập được phép thu một số khoản thu
nhất định như phí, lệ phí,... để bù đắp một phần hoặc tồn bộ chi phí phát sinh
trong hoạt động của mình.
Tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là việc trao

quyền cho các đơn vị về phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính mà cấp trên
giao phó.
Tự chủ tài chính khơng đơn thuần biểu hiện ở khía cạnh tài chính mà Tự
chủ tài chính cịn bao gồm cả việc các đơn vị phải xác định nhiệm vụ chính trị
của mình từ đó đặt ra kế hoạch thực hiện, yêu cầu đầu tư…Các kế hoạch phải
được công khai, bàn bạc và lấy ý kiến tập thể trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu
chính mà nhà nước đã giao cho đơn vị.
Mức độ tự chủ tài chính của đơn vị phụ thuộc vào nguồn thu và mức
chi cho các hoạt động của đơn vị. Trong Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng
dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP có cách xác định phân loại mức độ
tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp như sau:
Mức tự bảo đảm chi phí

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên = -------------------------------------------- x 100 %
của đơn vị (%)

Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính
theo dự tốn thu chi của năm đầu thời kì ổn định.
Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên đơn vị sự
nghiệp công lập được sắp xếp vào một trong ba loại sau:

8


- Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm tồn bộ chi phí


hoạt động thường xun: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt
động thường xun xác định theo cơng thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên:

Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường
xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%, phần còn lại
được ngân sách Nhà nước cấp.
- Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt

động, gồm: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp và đơn vị khơng có nguồn thu,
kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà
nước bảo đảm tồn bộ kinh phí hoạt động.
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong
thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay
đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét
điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.
2.1.2. Vai trị, ý nghĩa của cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận
2.1.2.1. Vai trò của đăng ký và cấp giấy chứng nhận
Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý của nhà
nước đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của
chủ sở hữu. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được
giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện
tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký
trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ quan trọng để người sử
dụng đất bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, mặt khác là căn cứ để nhà nước

quản lý nguồn tài nguyên quý giá này. Ngoài hai đối tượng liên quan đến quản lý,
sử dụng trực tiếp thì giấy chứng nhận còn là cơ sở để các đối tượng khác nhau
như ngân hàng, các công ty... đưa ra các quyết định đến quá trình quản lý, sử
dụng đất.

9


Theo quyết định số 201/QĐ/ĐKTK ngày 14/7/1989 của tổng cục quản lý
ruộng đất về việc ban hành Quy định cấp GCNQSDĐ thì giấy GCNQSDĐ là
chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử
dụng đất”. Vì vậy, GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo
hộ quyền sử dụng đất của họ. Trong pháp luật về đất đai, GCNQSDĐ có vai trị
quan trọng, là căn cứ để xây dựng các quy định cụ thể, như các quy định về đăng
ký, theo dõi biến động, kiểm soát các giao dịch dân sự về đất đai. Trước đây do
các thửa đất chưa có đầy đủ giấy chứng nhận nên nhà nước khơng thể kiểm sốt
được sự mua bán trao đổi đất đai. Nếu các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất mà có
đầy đủ giấy GCNQSDĐ thì khi trao đổi mua bán trên thị trường phải trình “ sổ
đỏ” với cơ quan quản lý đất đai của nhà nước. Khi đó nhà nước sẽ kiểm sốt
đựơc thơng tin về các cuộc mua bán đó và thu được một khoản thuế khá lớn.
GCNQSDĐ không những buộc người sử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính
mà cịn giúp cho họ được đền bù thiệt hại về đất khi đất đai bị thu hồi.
GCNQSDĐ còn giúp xử lý vi phạm về đất đai.
Cấp giấy chứng nhận là vấn đề rất cần thiết hiện nay và theo quy định của
Chính Phủ sau năm 2007 tất cả các cuộc mua bán chuyển đổi quyền sử dụng đất
trên thực tế phải có giấy chứng nhận. Nếu khơng những mảnh đất đó coi như “
vơ giá trị”, khơng được tham gia giao dịch chính thức trên thị trường.
2.1.2.2. Vai trị, ý nghĩa của phí, lệ phí và tự chủ tài chính trong đơn vị sự
nghiệp cơng lập có thu
Cùng với nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí là nguồn thu chủ yếu, quan trọng

nhất của ngân sách nhà nước. Đồng thời thông qua các nguồn thu này, Nhà nước
đã quản lý, kiểm soát, điều tiết đối với tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong nền kinh tế – xã hội, các hoạt động cung cấp các dịch vụ về hành chính,
pháp lý và các dịch vụ khác do cơ quan nhà nước thực hiện.
Số tiền phí, lệ phí thu được sau khi trích nộp ngân sách nhà nước theo quy
định thì các đơn vị sự nghiệp được thu phí dùng để trang trải chi phí hoạt động
cung cấp dịch vụ, thu phí.
Đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu, muốn thực hiện tự chủ được về
tài chính ngồi nguồn thu từ phí, lệ phí địi hỏi đơn vị phải tìm cách khai thác
được các nguồn thu khác nhau. Tuy nhiên, không phải đơn vị sẽ dễ dàng có được
nguồn thu nếu dịch vụ, sản phẩm cung cấp của đơn vị không được xã hội chấp

10


×