HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM HÙNG QUYẾT
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH
BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG
TY BẢO HIỂM PJICO PHÚ THỌ
Ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
8340410
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Quyền Đình Hà
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Hùng Quyết
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS. TS. Quyền Đình Hà - người Thầy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí trong ban lãnh đạo cơng ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ, các cán bộ nhân viên công tác tại các phịng ban chun mơn trong
cơng ty; và các khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Hùng Quyết
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................v
Danh mục bảng.................................................................................................................vi
Danh mục biểu đồ.......................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ,...............................................................................................................ix
Danh mục hộp..................................................................................................................xi
Trích yếu luận văn..........................................................................................................xiii
Thesis abstract................................................................................................................xiv
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3
1.2.1.
Mục tiêu chung.................................................................................................... 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
1.4.
Đóng góp mới của luận văn.................................................................................4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................5
2.1.
Cơ sở lý luận........................................................................................................5
2.1.1.
Một số khái niệm................................................................................................. 5
2.1.2.
Vai trị của cơng tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới.......................19
2.1.3.
Đặc điểm của công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới..................21
2.1.4.
Nội dung nghiên cứu giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới.....................21
2.1.5.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
23
2.2.
Cơ sở thực tiễn...................................................................................................27
2.2.1.
Khái quát dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới ở nước ta..............................................27
2.2.2.
Kinh nghiệm công tác giám định và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của
các Công ty bảo hiểm trong nước..................................................................... 37
2.2.3.
Bài học kinh nghiệm rút ra................................................................................44
iii
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................45
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................ 45
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 45
3.1.2.
Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................................47
3.1.3.
Giới thiệu về Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ.............................................. 52
3.2.
Phương pháp nghiên cứu...................................................................................55
3.2.1.
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu............................................................... 55
3.2.2.
Phương pháp phân tích thơng tin.......................................................................57
3.2.3.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................57
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................59
4.1.
Thực trạng công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của công
ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ 59
4.1.1.
Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ
4.1.2.
59
Thực trạng công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công
ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ 71
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ
giới tại công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ
92
4.2.1.
Các yếu tố khách quan.......................................................................................92
4.2.2.
Các yếu tố chủ quan...........................................................................................97
4.3.
Giải pháp tăng cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
tại công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ 100
4.3.1.
Giải pháp đối với công tác giám định..............................................................100
4.3.2.
Giải pháp đối với công tác bồi thường............................................................ 103
4.3.3.
Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác giám
định
4.3.4.
106
Giải pháp trong kiểm tra, giám sát.................................................................. 108
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................109
5.1.
Kết luận............................................................................................................109
5.2.
Kiến nghị......................................................................................................... 111
Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 112
Phụ lục...........................................................................................................................116
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ABIC
Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Nông nghiệp
AVI
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
BIC
Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam
BQ
Bình quân
BTV
Bồi thường viên
DT
Doanh thu
ĐVT
Đơn vị tính
GĐV
Giám định viên
KTV
Kiểm tra viên
MIC
Tổng Cơng ty cổ phần bảo hiểm quân đội
PJICO
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
PNT
Phi nhân thọ
PTI
Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện
PVI
Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
SL
Số lượng
Tr.đ
Triệu đồng
VBI
Công ty TNHH MTV bảo hiểm ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam
VNI
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không
XCG
Xe cơ giới
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới giai đoạn 2012 – 2014........................... 30
Bảng 3.1. Đối tượng và số phiếu điều tra.......................................................................56
Bảng 4.1. Kết quả thu phí bảo hiểm của Cơng ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ giai
đoạn 2015 – 2017 theo nghiệp vụ bảo hiểm 60
Bảng 4.2. Kết quả chi bồi thường bảo hiểm của Công ty bảo hiểm PJICO Phú
Thọ giai đoạn 2015 – 2017 theo nghiệp vụ bảo hiểm 63
Bảng 4.3. Tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới trên tổng doanh thu bảo hiểm
gốc của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ (2015 – 2017)
65
Bảng 4.4. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ
giai đoạn 2015 – 2017 67
Bảng 4.5. Doanh thu các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới
của Công ty cổ phần PJICO Phú Thọ (2015 – 2017) 70
Bảng 4.6. Đánh giá mức độ quan trọng của việc xác định nguyên nhân và thời
điểm xảy ra tổn thất
72
Bảng 4.7. Đánh giá của khách hàng về tính kịp thời của giám định viên khi được
báo có tổn thất về xe cơ giới xảy ra 73
Bảng 4.8. Đánh giá của khách hàng về việc thực hiện giám định bảo hiểm xe cơ
giới của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ 77
Bảng 4.9. Kết quả chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ (2015 – 2017)
79
Bảng 4.10. Kết quả chi bồi thường bảo hiểm ở từng loại hình bảo hiểm trong lĩnh
vực bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ (2015
– 2017)
81
Bảng 4.11. Các hình thức bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo
hiểm PJICO Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017 83
Bảng 4.12. Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới và công tác
giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty
bảo hiểm
PJICO Phú Thọ
85
Bảng 4.13. Danh sách Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2017............96
vi
Bảng 4.14. Trình độ năng lực của cán bộ giám định bồi thường của Công ty bảo
hiểm PJICO Phú Thọ 99
Bảng 4.15. Quy định thời gian tối đa trong thực hiện công việc giám định..................101
Bảng 4.16. Quy định về thời gian thực hiện ở các cơng đoạn trong q trình bồi
thường bảo hiểm xe cơ giới 104
Bảng 4.17. Số tiền sai sót trong chi trả bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công
ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ (2015 – 2017) 105
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Kết quả thu bảo hiểm gốc của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ
năm 2017 theo nhóm nghiệp vụ bảo hiểm
61
Biểu đồ 4.2. Kết quả chi bồi thường bảo hiểm của Công ty bảo hiểm PJICO Phú
Thọ năm 2017 theo nhóm nghiệp vụ bảo hiểm
64
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm và doanh thu bảo hiểm gốc của
Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ (2015 – 2017)
66
Biểu đồ 4.4. Kết quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ (2015 – 2017)
68
Biểu đồ 4.5. Doanh thu bảo hiểm xe ô tô và xe mô tô – xe máy của Công ty bảo
hiểm PJICO Phú Thọ (2015 – 2017) 69
Biểu đồ 4.6. Kết quả chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ (2015 – 2017)
80
Biểu đồ 4.7. Tổng điểm quy đổi của Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy
tín năm 2017 96
Biểu đồ 4.8. Thị phần bảo hiểm PJICO trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
năm 2016
viii
97
DANH MỤC SƠ ĐỒ,
Sơ đồ 2.1.
Quy trình giám định bảo hiểm xe cơ giới................................................... 11
Sơ đồ 2.2.
Quy trình bồi thường bảo hiểm xe cơ giới..................................................17
Sơ đồ 3.1.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ................... 53
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Kết quả thu bảo hiểm gốc của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ
năm 2017 theo nhóm nghiệp vụ bảo hiểm ..............................................
Biểu đồ 4.2. Kết quả chi bồi thường bảo hiểm của Công ty bảo hiểm PJICO Phú
Thọ năm 2017 theo nhóm nghiệp vụ bảo hiểm .......................................
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm và doanh thu bảo hiểm gốc của
Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ (2015 – 2017) ..................................
Biểu đồ 4.4. Kết quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ (2015 – 2017) ................................................................
Biểu đồ 4.5. Doanh thu bảo hiểm xe ô tô và xe mô tô – xe máy của Công ty bảo
hiểm PJICO Phú Thọ (2015 – 2017) .......................................................
Biểu đồ 4.6. Kết quả chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ (2015 – 2017) ................................................................
Biểu đồ 4.7. Tổng điểm quy đổi của Top 10 cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ uy
tín năm 2017 ............................................................................................
Biểu đồ 4.8. Thị phần bảo hiểm PJICO trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm
2016 .........................................................................................................
x
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của khách hàng đã được chi trả tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ
giới về công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Cơng ty
86
Hộp 4.2. Hợp lý hóa ngày giờ xảy ra tai nạn...................................................................89
xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Hùng Quyết
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ
giới tại công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ
Ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 8340410
Tên cở sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám định
bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp tăng cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại
Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ. Với các mục tiêu cụ thể: 1) Góp phần hệ thống hóa
cơ sở lý luận và thực tiễn về cơng tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới; 2)
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám định bồi
thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ; 3) Đề xuất các giải
pháp tăng cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo
hiểm PJICO Phú Thọ thời gian tới.
Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu công tác giám định bồi thường
bảo hiểm xe cơ giới gồm những nội dung gì? Thực tiễn thực hiện cơng tác giám định bồi
thường bảo hiểm xe cơ giới tại các nước trên thế giới và ở các Công ty bảo hiểm Việt
Nam như thế nào? Thực trạng công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại
Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ như thế nào? Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ đã và
đang triển khai những hoạt động gì nhằm tăng cường cơng tác giám định bồi thường đối
với bảo hiểm xe cơ giới? Trong công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới,
Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ hiện đang gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Những giải pháp nào cần được thực hiện để tăng cường công tác giám định bồi thường
bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ?
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ. Các thông tin
thứ cấp được thu thập từ các phòng, ban của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ; niên
giám thống kê, các báo cáo khoa học có liên quan, các chính sách của Nhà nước…
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn có sử
dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Phỏng vấn điều tra 120 khách hàng, là những khách
hàng đã thực hiện giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ. Điều tra cán bộ lãnh đạo Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ 1 người,
xii
cán bộ nhân viên làm việc tại phòng giám định và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới 4
người. Các phương pháp phân tích thơng tin: phương pháp phân tổ thống kê, phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp tổng hợp. Hệ thống các chỉ
tiêu nghiên cứu được xây dựng bao hàm các nội dung phản ánh thực trạng công tác
giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ.
Kết quả nghiên cứu và kết luận:
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giám định và bồi
thường bảo hiểm xe cơ giới; làm cơ sở cho việc vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn công
tác giám định và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ.
Đánh giá thực trạng công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công
ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ trong thời gian qua cho thấy: Thời điểm xảy ra tổn thất xe
cơ giới chủ yếu tập trung vào thời điểm gần tết (3 tháng cuối năm) và 3 tháng đầu năm.
Chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi bồi thường bảo
hiểm của Cơng ty và có sự biến động qua các năm (năm 2015: 80,08%, năm 2016:
36,28% và năm 2017: 32,18%). Hình thức chi bồi thường, có trên 90% số tiền chi bồi
thường được Công ty chi trả bằng hình thức chuyển khoản, trong đó có trên 90% được
chuyển khoản trực tiếp cho các xưởng sửa chữa phương tiện xe cơ giới. Việc thực hiện
kiểm tra, giám sát giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty được thực
hiện với sự tham gia của khách hàng ở các khâu: giám định tổn thất của phương tiện và
giám sát việc sửa chữa phương tiện. Ngoài ra, cịn chịu sự giám sát nội bộ của Tổng
Cơng ty với sự thực hiện của Ban pháp chế và Ban kiểm soát nội bộ trực thuộc Hội
đồng quản trị của Công ty.
Công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: cơ chế chính sách pháp luật nhà nước,
sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm, năng lực của
doanh nghiệp bảo hiểm, trình độ năng lực của cán bộ giám định bồi thường, cơ sở vật
chất trang thiết bị phục vụ công tác giám định bồi thường.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trong việc giám định nhanh chóng và chính
xác, chống trục lợi bảo hiểm trong công tác giám định; giải quyết bồi thường nhanh và
kịp thời, ổn định chi trả một cách hợp lý và các giải pháp trong kiểm tra, giám sát.
Đề tài luận văn hồn thành đã góp phần hồn thiện quy trình và nâng cao cơng
tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ
trong thời gian tới.
xiii
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Hung Quyet
Thesis title: Solutions to strengthen the inspection andcompensationof motor vehicle
insurance at PGInsurancePhu Tho
Major: Economic Management
Code: 8340410
Education Institution:Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives:
The objectives of the research are: 1) Contributing to the systematization of
theoretical and practical basis for the inspection and compensationof motor vehicle
insurance; 2) Analysing the current situation and factors affecting the inspection and
compensationof motor vehicle insurance at PGInsurancePhu Tho; 3) Proposing
measures to strengthen the inspection and compensation of motor vehicle insurance at
PG Insurance Phu Tho in the coming time.
Research questions are: What are the contents of the research on inspection and
compensation of motor insurance? What is the practice of inspection and compensation
of motor vehicle insurance in countries around the world and in insurance companies in
Vietnam? Current status of inspection and compensation of motor vehicle insurance at
PGInsurance Phu Tho? What activities is PGInsurance Phu Tho doing to improve the
inspection and compensation of motor vehicle insurance? What are the advantages and
disadvantages of PG Insurance Phu Tho? What solutions should be implemented to
strengtheninspection and compensation ofmotor car insurance at PGInsurance Phu Tho?
Methods:
The research was conducted at PG Insurance Phu Tho. Secondary data was gathered
from documents of company’s departments, statistics yearbooks, research and official
documents of government agencies related to the topic. Primary data collected through
interview with questionnaire and in-depth interview. We interviewed 120 clients of the
company, 1 managing staff, 4 staffs of Inspection and Compensation Department.
To
analyse
the
data,
the
research
use
series
of
methods
such
asclassificationstatistical method, comparative method, descriptive method and
synthesis method. The system of research indicators includes contents reflecting the
actual situation of the inspection and compensationof motor vehicle insurance
compensation at PGInsurance Phu Tho.
Main findings and Conclusions:
The results show that: The time of motor vehicles damage mainly focused on the
xiv
time near Tet (last 3 months of the year) and the first 3 months of the year.
Compensation insurance for motor vehicles always accounts for a large proportion of
the Company's total insurance premiums and has fluctuations over the years (2015:
80,08%, 2016: 36,28% and 2017: 32,18%). About the method of paying compensation,
over 90% of the compensation is paid by the company by transfer, of which more than
90% is transferred directly to the repair workshop of motor vehicles. The inspection,
supervision of insurance compensation are conducted with the participation of
customers in damage assessment and supervision the repair process. In addition, this
activity is subjectedtothe internal supervision of the Corporation through Legal
Department and the Board of Supervisors.
The inspection and compensationof motor vehicle insurance of PG Insurance Phu
Tho areaffected by the following factors: state policies, socio-economic development, the
competition of other insurance companies, the capacity of insurance enterprise, the capacity
of compensation experts, material facilities for compensation assessment.
In order to improve the inspection and compensation of motor vehicle insurance
at PG Insurance Phu Tho in the coming time, the study proposes some solutions such as
increasing the correct and timely examination; Quick and timely compensation
settlement; Stabilizing the payment and other solutions for inspection and supervision.
xv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam, theo thống kê, trong vòng hơn 10 năm qua, các phương tiện cơ
giới đã có mức tăng trưởng khá cao, đặc biệt là xe mơ tơ. Bình qn hàng năm
phương tiện cơ giới đường bộ tăng 17,8% trong đó ô tô tăng 7,6% , xe máy xấp
xỉ bằng 19,5%. Đến nay số lượng mô tô chiếm khoảng 40 triệu xe và ô tô là 2,2
triệu xe (Thanh An, 2015).
Theo báo cáo của Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia, năm 2017, bình
quân 1 ngày, trên địa bàn cả nước xảy ra 54 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm
chết 22 người, làm bị thương 46 người, trong đó tai nạn xảy ra chủ yếu với
phương tiện xe cơ giới. Điểm đáng lưu ý ở đây chính là tai nạn xe cơ giới luôn
chiếm tỷ lệ cao trong các loại hình giao thơng vận tải, chiếm 93,7% về số vụ,
94,13% về số người chết, và 98,8% số người bị thương. Theo đánh giá của Ủy
ban An toàn giao thông Quốc gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra những vụ tai nạn
giao thông là do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện, bên cạnh đó yếu
tố về chất lượng phương tiện kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cịn nhiều bất cập đó cũng
là những yếu tố gây mất an tồn giao thơng (Nguyễn Thanh, 2017).
Khi xảy ra tai nạn giao thông, đồng nghĩa với việc người tham gia giao
thông phải đối mặt với những thiệt hại về người và của. Và nếu người tham gia
giao thông khơng tham gia bảo hiểm xe cơ giới thì phải chi ra rất nhiều khoản để
khắc phục những tổn thất đã xảy ra. Do đó, việc tham gia bảo hiểm xe cơ giới với
chủ phương tiện là rất cần thiết. Và đây cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của
người tham gia giao thông. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về vấn đề này
còn nhiều hạn chế.
Vậy làm thế nào để khắc phục những thiệt hại/tổn thất khi xảy ra tai nạn
giao thông và nâng cao được trách nhiệm của chủ phương tiện là yêu cầu đặt ra
cho ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Đây cũng là ý nghĩa ra đời của bảo hiểm đối
với chủ xe cơ giới.
Ở Việt Nam, nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện xe cơ giới,
bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, ngày 16 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành
Nghị định 103/2008/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với trách
1
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3; trong đó quy định rõ chủ xe
cơ giới, kể cả chủ xe là người nước ngồi có giấy phép lưu hành xe trên lãnh thổ
Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với
người thứ 3 tại các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước (Chính phủ, 2008). Cùng
với sự ra đời của bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba. Bảo hiểm tự nguyện vật chất xe cơ giới cũng được các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tiển khai.
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) được thành lập và đi
vào hoạt động chính thức ngày 15/6/1995, là một trong những công ty cổ phần
đầu tiên được thành lập trong lĩnh vực bảo hiểm. Đến nay, sau hơn 20 năm từ khi
gia nhập thị trường công ty đã đạt tổng doanh thu năm 2015 là 2.757 tỷ đồng
chiếm được niềm tin của đơng đảo khách hàng trong đó có rất nhiều khách hàng
lớn. Có thể nói vị thế của PJICO ngày càng được khẳng định và nâng cao trên thị
trường, là một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đáng tin cậy cho nhiều tổ
chức cá nhân tìm đến để đảm bảo an tồn, bình n cho việc kinh doanh và cuộc
sống của họ. Trong những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thì nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới luôn mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp vì vậy doanh
nghiệp bảo hiểm phải chú trọng cơng tác giám định bồi thường đây là khâu chăm
sóc khách hàng sau bán hàng để tạo niềm tin cho khách hàng lựa chọn và ký kết
hợp đồng bảo hiểm. Vì thế mà quản lý hoạt động giám định bồi thường xe cơ
giới giữ một vai trị hết sức quan trọng nó có tác dụng giúp doanh nghiệp tự đánh
giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hoặc khắc phục, cải tiến
quản lý, kiểm sốt được tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu
quả cao nhất trong kinh doanh.
Vậy câu hỏi đặt ra là, nghiên cứu công tác giám định bồi thường bảo hiểm
xe cơ giới gồm những nội dung gì? Thực tiễn thực hiện công tác giám định bồi
thường bảo hiểm xe cơ giới tại các nước trên thế giới và ở các Công ty bảo hiểm
Việt Nam như thế nào? Thực trạng công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe
cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ như thế nào? Công ty bảo hiểm
PJICO Phú Thọ đã và đang triển khai những hoạt động gì nhằm tăng cường cơng
tác giám định bồi thường đối với bảo hiểm xe cơ giới? Trong công tác giám định
bồi thường bảo hiểm xe cơ giới, Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ hiện đang gặp
những thuận lợi và khó khăn gì? Những giải pháp nào cần được thực hiện để tăng
cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm
2
PJICO Phú Thọ?
Xuất phát từ đòi hỏi thiết thực khách quan đó tơi đã chọn đề tài: “Giải
pháp tăng cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công
ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ” để nghiên cứu tìm hiểu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám
định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ thời
gian qua, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác giám định bồi
thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giám định
bồi thường bảo hiểm xe cơ giới;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ;
- Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác giám định bồi thường bảo
hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến những giải pháp tăng cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm
xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ.
- Đối tượng khảo sát của đề tài:
+ Khách hàng được giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công
ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ;
+ Cán bộ (lãnh đạo và nhân viên) của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác giám
định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ; các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới và các
giải pháp nhằm tăng cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
3
của Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ.
- Phạm vi không gian: Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian: Các thông tin, số liệu thứ cấp được tổng hợp trong
thời gian 3 năm từ 2015 – 2017. Các số liệu điều tra khảo sát được thực hiện
trong năm 2017. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2017 đến tháng 6/2018.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giám định
bồi thường bảo hiểm xe cơ giới, đưa ra các nội dung trong nghiên cứu tăng
cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới.
Đánh giá thực trạng giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty
bảo hiểm PJICO Phú Thọ, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác
giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến việc tăng cường
công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO
Phú Thọ.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác giám định bồi thường
bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ trong thời gian tới,
trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc,
khắc phục những khó khăn làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác giám
định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC GIÁM
ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xe cơ giới
a. Khái niệm xe cơ giới
Theo Luật giao thông đường bộ, xe cơ giới bao gồm: xe ô tô, máy kéo, xe
máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc trủng khác sử
dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng (kể cả rơ – mooc và sowmi rơ – mooc
được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn máy
và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe dùng cho người tàn tật) có tham gia giao
thơng (Nguyễn Thành Vinh, 2016).
Xe cơ giới là xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó và có ít
nhất một chỗ ngồi. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều loại xe khác nhau: xe mô tô hai
bánh, ba bánh, xe ô tô chở người, chở hàng hóa, vừa chở người vừa chở hàng hóa
và các loại xe chuyên dụng khác. Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ
phận máy móc thiết bị khác nhau như động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống
điện, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân
vỏ (Nguyễn Trường Giang, 2015b).
b. Khái niệm bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới là cụm từ được sử dụng để gọi chung các gói bảo
hiểm dành cho các loại xe con, xe khách, xe chở hàng (xe tải), xe ô tô chuyên
dụng (xe bảo ôn, xe trộn bê tông, xe ô tô cẩu, xe chở xăng dầu...), xe taxi, xe đầu
kéo rơ mooc, xe buyt... tới các loại xe máy chun dùng trong cơng trình, bến
cảng.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản và nó được thể
hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe
nhằm mục đích được bồi thường cho những thiệt hại vật chất đối với xe của mình
do rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây nên. Vì vậy, để có thể trở thành đối tượng
được bảo hiểm, xe cơ giới phải đảm bảo các điều kiện về mặt kỹ thuật và pháp lý
cho sự lưu hành, đó là: được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký, biển kiểm
sốt, giấy chứng nhận kiểm định an tồn kỹ thuật và môi trường, giấy phép lưu
hành xe (Nguyễn Trường Giang, 2015b).
5
Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các doanh nghiệp bảo hiểm thường chỉ
khai thác bảo hiểm đối với ô tô mà hạn chế bảo hiểm cho xe mô tô.
Xét trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể
bảo hiểm cho tồn bộ vật chất thân xe hoặc tiến hành bảo hiểm từng bộ phận của
chiếc xe.
Bảo hiểm xe cơ giới là hình thức bảo hiểm tự nguyện, chủ xe khi tham gia
bảo hiểm sẽ được bồi thường cho những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.
c. Phân loại loại hình bảo hiểm xe cơ giới
- Phân loại theo đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới bảo hiểm cho xe ô tô, xe mô tô (xe máy) cả 2
bánh và 3 bánh.
- Phân loại theo bộ phận trên xe
+ Bảo hiểm vật chất toàn bộ xe: là bảo hiểm thiệt hại vật chất cho toàn bộ
tổng thành cấu tạo nên xe cơ giới và các thiết bị trang bị thêm so với chiếc xe
nguyên bản sau khi xuất xưởng.
+ Bảo hiểm vật chất thân vỏ xe: là bảo hiểm thiệt hại vật chất của các bộ
phận cấu tạo nên tổng thành thân vỏ của xe cơ giới (Nguyễn Văn Định, 2007). d.
Vai trị của bảo hiểm xe cơ giới
- Góp phần ổn định kinh doanh, ổn định cuộc sống cho các chủ phương tiện
Chủ phương tiện giao thông vận tải khi tham gia bảo hiểm sẽ nộp cho nhà
bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, các khoản phí này sẽ hình thành
quỹ tiền tệ tập trung. Như vậy, khi có các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm,
công ty bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình, sử dụng nguồn quỹ
bảo hiểm tiến hành bồi thường cho chủ xe một cách nhanh chóng để giúp chủ xe
có điều kiện khắc phục hậu quả tai nạn, giảm bớt gánh nặng tài chính do khơng
phải chi ra những khoản chi phí bất thường như chi phí cẩu kéo, chi phí sửa
chữa, thay thế... (Nguyễn Văn Định, 2007).
Điều đó sẽ giúp cho các chủ phương tiện giao thơng vận tải khắc phục
được những khó khăn về mặt tài chính, giúp họ ổn định cuộc sống và sản xuất
kinh doanh của mình. Đây cũng là tác dụng đặc trưng của bảo hiểm (Nguyễn Văn
Định, 2007).
- Góp phần ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất
Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vơ hình mà khách hàng chỉ có thể nhận
được khi gặp rủi ro dẫn đến tổn thất. Nếu rủi ro xảy ra dẫn đến tổn thất thuộc
6
phạm vi bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ bồi thường cho khách hàng. Mục tiêu lớn
nhất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là tạo ra lợi nhuận. Theo đó, các doanh
nghiệp bảo hiểm muốn có lợi nhuận cao thì chi phí phải giảm, mà khoản chi cho
bồi thường là khoản chi lớn nhất của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó các doanh
nghiệp đã đề ra các biện pháp nhằm giúp cho khách hàng của mình đề phịng và
hạn chế tổn thất có thể xảy ra. Các doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp với các cơ
quan chức năng tăng cường giáo dục cho nhân dân ý thức chấp hành luật lệ giao
thông, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về
an toàn giao thơng đến từng người dân. Ngồi ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cịn
dùng quỹ nhàn rỗi của mình vào việc xây dựng, cải tạo hệ thống đường xá, lắp
đặt hệ thống đèn tín hiệu, dải phân cách nhằm hạn chế các tai nạn giao thơng
đáng tiếc có thể xảy ra (Nguyễn Văn Định, 2007).
- Góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước và tạo thêm việc làm cho
người lao động
Khi người tham gia bảo hiểm đóng một khoản phí bảo hiểm tạo thành
nguồn quỹ bảo hiểm lớn, ngồi việc chi trả, bồi thường nguồn quỹ này còn là
một nguồn vốn lớn đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Ở một số nước phát triển
như Mỹ, nguồn vốn mà các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào nền kinh tế
thường cao, đứng thứ hai chỉ sau các ngân hàng thương mại và cung cấp khoảng
10% tổng quỹ đầu tư của thị trường tiền tệ và vốn. Từ đó bảo hiểm sẽ góp phần
tăng thu cho ngân sách Nhà nước và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người
lao động, giảm tình trạng thất nghiệp cho xã hội (Nguyễn Văn Định, 2007).
- Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Khi mà khách hàng đóng một khoản phí cho các doanh nghiệp bảo hiểm
lập thành một quỹ chung. Trong khi đó, số tiền này tạm thời nhàn rỗi vì tạm thời
chưa phải chi trả cho các tổn thất xảy ra. Cùng với đó, thị trường tiền tệ thì ln
biến động, lạm phát xảy ra cao. Vì vậy, số tiền này sẽ được đem đi đầu tư vào các
lĩnh vực mà pháp luật quy định cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhờ vậy, xã hội
có nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao
động (Nguyễn Văn Định, 2007).
e. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
* Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của bảo hiểm xe cơ giới là tồn bộ các loại xe cơ giới có giá trị,
có đủ điều kiện về kỹ thuật và pháp lý cho việc lưu hành xe, có giấy phép lưu
hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa
7
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người chủ xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy đăng ký xe, biểm kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an tồn kỹ thuật
và mơi trường (Nguyễn Văn Định, 2007).
* Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro mà theo thỏa thuận
nếu những rủi ro đó xảy ra thì nhà bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho
chủ phương tiện (Nguyễn Văn Định, 2007).
Rủi ro được bảo hiểm
Trong bảo hiểm xe cơ giới, chủ xe cơ giới sẽ được bồi thường thiệt hại xe
xảy ra ro tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe (Nguyễn Văn
Định, 2007) trong những trường hợp sau đây:
- Đâm, va, lật đổ
- Hỏa hoạn, cháy, nổ
- Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên: bão, lũ lụt, sét đánh, động
đất, mưa đá, sụt lở...
- Vật thể từ bên ngoài tác động lên xe
- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác
Ngồi ra, các cơng ty bảo hiểm cịn thanh tốn những chi phí cần thiết và
hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm
- Chi phí đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất
- Chi phí giám định tổn thất
2.1.1.2. Khái niệm về giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ
giới a. Khái niệm giám định
Giám định là quá trình xem xét phân tích đánh giá rủi ro xẩy ra dẫn đến
tổn thất, xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất để từ đó đo lường tổn thất.
Giám định là một khâu quan trọng trong tồn bộ q trình hoạt động kinh doanh
của công ty bảo hiểm. Giám định là cơ sở để xem xét bồi thường một cách chính
xác và thỏa đáng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty bảo hiểm.
Giám định đúng, chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho
khách hàng đúng đắn, tăng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, ngồi ra
cịn giúp ngăn chặn và giảm bớt được hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm
(Nguyễn Trường Giang, 2015b).
b. Nguyên tắc giám định
8
- Phải được tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông tin tai nạn (theo
quy định chung là 5 ngày). Nếu khơng tiến hành sớm được thì lý do chậm chễ
phải được thể hiện trong biên bản giám định
- Tất cả các thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm về vật chất, tài sản đều
phải tiến hành giám định.
- Trong trường hợp đặc biệt nếu tổ chức bảo hiểm khơng thực hiện được
việc lập biên bản giám định, thì có thể căn cứ vào hồ sơ, xác nhận thiệt hại hoặc
tài liệu giám định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, chụp ảnh, hiện vật
thu được, khai báo của chủ xe và kết quả điều tra.
- Quá trình giám định phải có mặt và ký xác nhận của chủ xe, chủ tài sản
bị thiệt hại hoặc người có trách nhiệm được ủy quyền quản lý, sử dụng.
Mục tiêu giám định để xác định nguyên nhân tai nạn từ đó xác định trách
nhiệm của bảo hiểm, đánh giá, xác định thiệt hại cho việc bồi thường được nhanh
chóng, giúp việc tổng hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thơng để có biện pháp
phịng ngừa.
u cầu của biên bản giám định phải khách quan, tỷ mỉ thể hiện đầy đủ
chi tiết những thiệt hại do tai nạn đồng thời đề xuất phương án khắc phục thiệt
hại một cách hợp lý và kinh tế nhất (Nguyễn Trường Giang, 2015b).
c. Vai trò của giám định viên
Giám định viên bảo hiểm xuất hiện từ lâu gắn liền với quá trình bảo hiểm.
Theo thời gian, khái niệm giám định viên đã trở thành quen thuộc và công việc
của họ là ghi nhận một cách khoa học mức độ thiệt hại, tổn thất, nguyên nhân gây
ra tổn thất với đối tượng bảo hiểm. Vì vậy, vai trò của giám định viên càng ngày
càng quan trọng trong các nghiệp vụ bảo hiểm (Nguyễn Trường Giang, 2015b).
Các công việc của một giám định viên:
- Ghi nhận thiệt hại
Khi người tham gia bảo hiểm gặp phải rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm dẫn
đến tổn thất họ sẽ thông báo cho nhà bảo hiểm biết. Nhà bảo hiểm sẽ chỉ định
giám định viên hoặc người được uỷ quyền đến tiến hành giám định, giám định
viên sẽ ghi lại những tổn thất, mức độ tổn thất và lập thành biên bản.
- Đề xuất biện pháp bảo quản và đề phòng thiệt hại.
Khi thiệt hại xẩy ra các giám định viên phải có nghĩa vụ can thiệp nhằm
giảm thiểu tổn thất.
9