Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã quỳnh ngọc, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.01 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THÁI BÁ THÀNH

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ
CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI XÃ QUỲNH NGỌC,
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS.Trần Quốc Vinh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Thái Bá Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Trần Quốc Vinh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu, Phịng Tài ngun và Mơi trường,
Phịng Thống kê huyện Quỳnh Lưu, UBND xã Quỳnh Ngọc và nhân dân xã Quỳnh
Ngọc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Thái Bá Thành

ii

năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3


1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
VÀ THỰC TIỄN .............................................................................................. 3

1.4.1.

Những đóng góp mới ....................................................................................... 3

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 5
2.1.

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ........................................................ 5

2.1.1.

Khái niệm về quản lý đất đai ............................................................................ 5

2.1.2.

Khái quát hệ thống quản lý đất đai ................................................................... 5


2.2.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ
DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI ........................................................................................ 7

2.2.1.

Hệ thống thông tin đất đai ................................................................................ 7

2.2.2.

Cơ sở dữ liệu đất đai ........................................................................................ 9

2.2.3.

Nội dung cơ sở dữ liệu đất đai ....................................................................... 13

2.2.4.

Cơ sở dữ liệu địa chính .................................................................................. 14

2.3.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH ĐỐI VỚI
TRƯỜNG HỢP ĐÃ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN ............................................................................................................ 14

2.3.1.

Công tác chuẩn bị ........................................................................................... 14


2.3.2.

Thu thập tài liệu, dữ liệu ................................................................................ 15

2.3.3.

Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu................................. 15

2.3.4.

Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền ...................................................... 16

iii


2.3.5.

Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính ......................................................... 17

2.3.6.

Qt giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin .............................................................. 19

2.3.7.

Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ........................................................... 20

2.3.8.


Hồn thiện dữ liệu địa chính .......................................................................... 20

2.3.9.

Xây dựng siêu dữ liệu địa chính ..................................................................... 20

2.3.10.

Đối sốt, tích hợp dữ liệu vào hệ thống ......................................................... 20

2.4.

QUẢN LÝ, CHIA SẺ, KHAI THÁC THÔNG TIN ĐẤT ĐAI, DỮ
LIỆU ĐẤT ĐAI ............................................................................................. 20

2.4.1.

Khái niệm ....................................................................................................... 20

2.4.2.

Nguyên tắc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai .............................. 21

2.4.3.

Các hình thức khai thác hệ thống thơng tin đất đai ........................................ 22

2.5.

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT

NAM VÀ TỈNH NGHỆ AN .......................................................................... 22

2.5.1.

Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Việt Nam ................................. 22

2.5.2.

Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Nghệ An .................................. 25

2.6.

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ............................ 27

2.6.1.

Phần mềm Microstation ................................................................................. 27

2.6.2.

Phần mềm Famis ............................................................................................ 28

2.6.3.

Phần mềm VILIS ............................................................................................ 29

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 35
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................................................................... 35


3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 35

3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 35

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 35

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................. 35

3.4.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Quỳnh Ngọc..................... 35

3.4.3.

Đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu địa chính của xã Quỳnh Ngọc .................. 35

3.4.5.

Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính ................................................................... 36

3.4.6.


Chia sẻ thông tin đất đai lên Internet.............................................................. 37

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 37

3.5.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp .............................................. 37

3.5.2.

Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu ............................................................. 37

3.5.3.

Phương pháp cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu................................................. 39

iv


3.5.4.

Phương pháp xây dựng trang WebGIS cơ sở dữ liệu phục vụ tra cứu
trực tuyến........................................................................................................ 40

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 41
4.1.


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ QUỲNH NGỌC,
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN................................................... 41

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 41

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội .............................................................. 42

4.2.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ QUỲNH
NGỌC............................................................................................................. 44

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất xã Quỳnh Ngọc ......................................................... 44

4.2.2.

Công tác chuyển đổi ruộng đất ....................................................................... 45

4.2.3.

Tình hình quản lý đất đai xã Quỳnh Ngọc ..................................................... 46

4.3.


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI XÃ
QUỲNH NGỌC ............................................................................................. 48

4.3.1.

Hiện trạng về cơ sở dữ liệu không gian ......................................................... 48

4.3.2.

Hiện trạng về cơ sở dữ liệu thuộc tính ........................................................... 48

4.3.3.

Phầm mềm quản lý, sử dụng và liên kết dữ liệu ............................................ 49

4.3.4.

Người sử dụng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ............................................ 49

4.4.1.

Thu thập tài liệu, dữ liệu ................................................................................ 51

4.4.2.

Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu................................. 52

4.4.3.

Chỉnh lý biến động bản đồ ............................................................................. 53


4.4.4.

Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền ...................................................... 59

4.4.5.

Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính ......................................................... 60

4.4.6.

Qt các giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin........................................................ 67

4.4.7.

Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ........................................................... 68

4.4.8.

Xây dựng siêu dữ liệu địa chính ..................................................................... 70

4.4.9.

Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính......................................................... 71

4.5.

CẬP NHẬT, KHAI THÁC CSDL PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI ........................................................................... 72


4.5.1.

Tạo hồ sơ thửa đất .......................................................................................... 72

4.5.2.

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất............. 73

4.5.3.

Đăng ký biến động và quản lý biến động ....................................................... 75

4.5.4.

Lập hồ sơ địa chính ........................................................................................ 77

v


4.5.5.

Thống kê đất đai ............................................................................................. 79

4.6.

XÂY DỰNG TRANG WEBGIS CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH KẾT
NỐI MẠNG INTERNET ĐỂ CHIA SẺ THÔNG TIN TRỰC TUYẾN ....... 81

4.6.1.


Sơ đồ thiết kế chức năng trang Web .............................................................. 81

4.6.2.

Tra cứu thông tin trên trang Web ................................................................... 82

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 85
5. 1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 85

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 87
Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................................... 87

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐĐC

Bản đồ địa chính


BĐS

Bất động sản

CMND

Giấy chứng minh nhân dân

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

GCN

Giấy chứng nhận

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HSĐC


Hồ sơ địa chính

HQTCSDL

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

LIS

Thông tin đất đai

QL

Quốc lộ

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QSD

Quyền sử dụng

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TNMT

Tài nguyên môi trường


TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Quỳnh Ngọc năm 2016 ...................................... 45
Bảng 4.2. Bảng thống kê số liệu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước tháng 4 năm 2015 ....... 48
Bảng 4.3. Bảng thống kê phân loại thửa đất ................................................................ 53
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp chỉnh lý biến động bản đồ ................................................... 58
Bảng 4.5. Các lớp đối tượng trên bản đồ địa chính số ................................................. 61

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Mơ hình hệ thống quản lý đất đai ................................................................ 7

Hình 2.2.

Mơ hình hệ thống thơng tin đất đai .............................................................. 8


Hình 2.3.

Mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai. .................................................................... 9

Hình 2.4.

Mơ hình dữ liệu khơng gian đất đai. .......................................................... 11

Hình 2.5.

Mơ hình dữ liệu thuộc tính đất đai. ........................................................... 13

Hình 2.6.

Mơ hình mạng vận hành cơ sở dữ liệu đất đai ........................................... 14

Hình 2.7.

Mơ hình tác nghiệp và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai.............................. 21

Hình 4.1.

Sơ đồ vị trí địa lý xã Quỳnh Ngọc ............................................................. 41

Hình 4.2.

Quy trình xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Ngọc ............................... 51

Hình 4.3.


Bản đồ địa chính trước khi chỉnh lý ranh thửa ........................................... 55

Hình 4.4.

Bản đồ địa chính sau khi chỉnh lý ranh thửa .............................................. 55

Hình 4.5.

Bản đồ địa chính trước khi chỉnh lý tách thửa, hợp thửa ........................... 56

Hình 4.6.

Bản đồ địa chính sau khi chỉnh lý tách thửa, hợp thửa .............................. 56

Hình 4.7.

Quy trình xây dựng dữ liệu đất đai nền...................................................... 59

Hình 4.8.

Tờ Bản đồ số 18 sau khi chuẩn hóa ........................................................... 62

Hình 4.9.

Giao diện tờ bản đồ số 3 tạo Topology ...................................................... 63

Hình 4.10. Giao diện gán thơng tin địa chính ban đầu................................................. 64
Hình 4.11. Giao diện xuất bản đồ ................................................................................ 65
Hình 4.12. Giao diện nhập dữ liệu bản đồ vào VILIS ................................................. 66

Hình 4.13. Dữ liệu khơng gian VILIS ......................................................................... 66
Hình 4.14. Mơ hình tổ chức dữ liệu trong CSDL kho hồ sơ số ................................... 67
Hình 4.15. Giao diện đăng ký thơng tin chủ sử dụng .................................................. 69
Hình 4.16. Giao diện đăng ký thơng tin thửa ............................................................... 69
Hình 4.17. Giao diện đăng ký thơng tin nhà ................................................................ 70
Hình 4.19. Giao diện nhật đơn đăng ký ....................................................................... 73
Hình 4.20. Giao diện cấp GCN .................................................................................... 74
Hình 4.21. Giao diện in GCN ...................................................................................... 75
Hình 4.22. Giao diện cập nhật sổ địa chính ................................................................. 77
Hình 4.24. Giao diện in sổ mục kê ............................................................................... 78
Hình 4.25. Giao diện tạo sổ cấp GCN.......................................................................... 81
Hình 4.26. Giao diện in sổ cấp GCN ........................................................................... 79
Hình 4.27. Cửa sổ giao diện thống kê, kiểm kê đất đai ............................................... 80
Hình 4.28. Sơ đồ tổ chức quản lý và chia sẻ thông tin trên ArcGIS Online ................ 81
Hình 4.29. Truy vấn thơng tin trên bản đồ trực tuyến ................................................. 84

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Thái Bá Thành
Tên luận văn: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cơng tác quản lí đất đai xã
Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.
Ngành: Quản lí đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất trên địa bàn xã

Quỳnh Ngọc theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính để phục vụ cho cơng tác quản lý đất đai trên
địa bàn xã Quỳnh Ngọc.
- Chia sẻ thông tin đất đai trên Internet phục vụ công tác tra cứu thông tin đất đai.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu;
phương pháp cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu; phương pháp xây dựng trang WebGIS cơ
sở dữ liệu phục vụ tra cứu trực tuyến.
Kết quả chính và kết luận
- CSDL địa chính của luận văn “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cơng
tác quản lí đất đai xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An” sẽ được sử dụng
để phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên tồn xã; chỉnh lý 325 thửa đất có biến
động, biên tập, chuẩn hóa 21 tờ bản đồ địa chính, để chuyển sang phần mềm ViLIS
phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. CSDL thuộc tính bao gồm các sổ mục kê, sổ
địa chính, sổ cấp GCN, các mẫu đơn, báo cáo.... Nhập đăng ký cấp GCN cho 599 thửa
đất, cấp đổi 636 thửa đất với đầy đủ các thông tin về thửa đất và các chủ sử dụng đất
tương ứng trong các tờ bản đồ của một khu vực hành chính theo đúng quy phạm.
- CSDL hồ sơ địa chính cũng đã được khai thác vào một số mục đích phục vụ
cơng tác quản lý đất đai xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An như thực
hiện tra cứu thông tin trên bản đồ và hồ sơ; tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất; cấp GCN; đăng
ký các trường hợp biến động trên hồ sơ: chuyển quyền, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp,
cấp lại, cấp đổi GCN và đăng ký biến động trên sơ đồ: tách thửa, gộp thửa; tạo và xuất
các loại sổ sách của hồ sơ địa chính bao gồm: sổ địa chính điện tử, sổ mục kê, sổ cấp
GCN; thực hiện việc thống kê trên địa bàn xã.

x



- Sau khi xây dựng CSDL địa chính đã tiến hành chia sẻ thơng tin CSDL địa chính
lên Internet để phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin về đât đai của người dân.

- Do bản đồ địa chính chính quy mới thành lập, công tác cấp đổi và cấp mới
giấy chứng nhận theo số liệu bản đồ mới còn chậm, do đó xã cần đẩy tiến độ cấp
đổi, cấp mới giấy chứng nhận; kê khai đăng ký cho những trường hợp khơng có
nhu cầu cấp đổi, cấp mới hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận làm cơ sở
cho việc hồn thiện những thơng tin cịn thiếu và đảm bảo tính pháp lý trong hệ
thống hồ sơ địa chính.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Thai Ba Thanh
Thesis title: Establishment of cadastral database for land management in Quynh Ngoc
commune, Quynh Luu district, Nghe An province.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
- To build a cadastral database system for all land plots in Quynh Ngoc commune
according to the regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment.
- To exploit the cadastral database to serve the land management in Quynh Ngoc
commune.
- To share land information on the Internet to serve the search of land information.
Methods
To implement the content of the topic, the following research methods were used:

method of survey, secondary data collection; methods of database development; update
method, database management; WebGIS database construction method for online
database search.
Main findings and conclusions
- The cadastral database of the thesis "Establishment of cadastral database for
land management in Quynh Ngoc commune, Quynh Luu district, Nghe An province."
will be used to serve the land management in the commune.
- Established a cadastral database across the commune; Revised 325 changed land
parcels, editted and standardized 21 cadastral maps, to switch to ViLIS software for
establishment of attribute database. Attribute database included land statistical books,
cadastral book, certificate granting book, forms, report .... Entered registration for
issuing certificates for 599 land parcels, renewed certificate for 636 land parcels with
full information about the land parcel and the corresponding land users in the maps of
an administrative area in accordance with the rules.
- The cadastral record database has been exploited for some purposes in the land
management in Quynh Ngoc commune, Quynh Luu district, Nghe An province, such as
searching information on maps and files; to create technical dossiers on land plots; grant
of land use right certificates; To register cases of change in the dossiers: transfer of
rights, registration of mortgage, cancellation of mortgage, re-issuance, change of

xii


certificate and registration of changes in diagrams: separation of plots and merge plots;
Create and export all kinds of records of the cadastral file including: electronic cadastral
book, land statistical book, book of issuing land use right certificate; Perform statistics
in the commune.
- After building the cadastral database, the cadastral database was shared on the
Internet to serve the people’s need of searching land information.
- Due to the newly-established formal cadastral map, the issuance and renewal of

the certificate according to the new map data was still slow, therefore the commune
needs to accelerate the renewal and grant of new certificates; Declaration of registration
for cases where there is no need to renew, issue new or ineligible conditions for the
issuance of certificates as the basis for the completion of the missing information and
ensure the legality in the cadastral dossier system.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển
đất nước, được quản lý theo pháp luật (Điều 54, Hiến pháp năm 2013).
Quản lý đất đai được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên, kinh
tế, xã hội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Hệ thống
quản lý đất đai bao gồm các thành phần chính là: Pháp luật đất đai, quy hoạch sử
dụng đất, thanh tra đất đai, hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ
thống thông tin đất đai. Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và
thanh tra đất đai là nền tảng, cơ sở pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống. Cịn
hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thơng tin đất đai (cịn
gọi là hệ thống địa chính) là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (Tơn Gia Hun và
Nguyễn Đình Bồng, 2007).
Trong tình hình hiện nay, vấn đề quản lý chặt chẽ đất đai đang là yêu cầu
cấp thiết nhằm đạt mục đích là đưa quỹ đất vào sử dụng hợp lí và có hiệu quả,
đưa đất đai trở thành nguồn nội lực, nguồn vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế - xã hội đất nước, qua đó, vừa đáp ứng được yêu cầu Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai, vừa tránh được sử dụng đất sai mục đích, lãng phí,
hủy hoại mơi trường đất. Để Nhà nước quản lý thống nhất được đất đai theo quy
định của pháp luật, có cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp của
người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử

dụng đất nhất thiết phải có thơng tin về đất đai.
Công tác quản lý nguồn thông tin đất đai là một trong những lĩnh vực có
tầm quan trọng chiến lược của mỗi quốc gia. Trong sự phát triển của đất nước
hiện nay hoạt động của con người trong việc sử dụng đất đai ngày càng phong
phú và đa dạng, nguồn thông tin đất đai ngày càng phức tạp. Do đó, nhu cầu hiện
đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính ngày càng trở nên cấp thiết do phần lớn dữ liệu
lưu trữ tại các địa phương ở dạng giấy và phương pháp quản lý thủ cơng, dẫn đến
những khó khăn trong tra cứu thông tin và cập nhật biến động về sử dụng đất đai.
Trong khi, hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu mang tính kế thừa cao. Vì vậy,
theo sự phát triển của xã hội, các thông tin về đất đai cũng ngày càng tăng theo
cấp số nhân. Nếu chúng ta vẫn áp dụng phương pháp quản lý thủ công theo dạng

1


văn bản giấy tờ thì hệ thống hồ sơ địa chính sẽ chất thành “núi”. Với những tiến
bộ vượt bậc trong khoa học công nghệ trong thời kỳ mới cho thấy, giải pháp hữu
hiệu để giải quyết vấn đề này là xây dựng CSDL địa chính và vận hành hệ thống
thông tin đất đai.
Sau khi được xây dựng, CSDL địa chính hứa hẹn sẽ giúp chúng ta lưu trữ
một cách thống nhất tồn bộ dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính, đảm bảo
khả năng tích hợp, tra cứu, cập nhật một cách nhanh chóng chính xác các biến
động đất đai đã và đang xảy ra, đồng thời đảm bảo tính an tồn, bảo mật dữ liệu,
hiện đại hóa và đẩy nhanh q trình hồn thiện HSĐC theo các quy định của Bộ
Tài ngun và Mơi trường. Ngồi ra nó cịn giúp tăng hiệu quả quản lý Nhà
nước, cung cấp cho người dân một cách nhanh nhất những thông tin đất đai, đáp
ứng nhu cầu cấp bách về quản lý đất đai và cải cách hành chính. Nhờ đó, việc
xây dựng và quản lý thông tin đất đai phục vụ cơng tác địa chính trở nên thuận
tiện với độ chính xác cao, các thơng tin đất đai và thơng tin liên quan đến đất đai
được quản lý chặt chẽ hơn góp phần nâng cao cơng tác địa chính nói riêng và

cơng tác quản lý Nhà nước nói chung.
Xã Quỳnh Ngọc là một xã đồng bằng, nằm phía Đơng Nam huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An. Có đường Quốc lộ 48B và Tỉnh lộ 537B chạy qua thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, việc quản lý HSĐC trên
địa bàn xã chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống dạng giấy, hiện nay hệ
thống hồ sơ địa chính đó đều đã cũ, nhàu nát, việc quản lý HSĐC dạng giấy này
gặp nhiều bất cập trong lưu trữ, cập nhật, tìm kiếm và khai thác thơng tin đất đai.
Do đó, địi hỏi chúng ta phải “số hóa” HSĐC, xây dựng CSDL đất đai nói chung
và CSDL địa chính nói riêng bằng những phần mềm chun dụng để có thể quản
lý HSĐC hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất
đai trong thời kỳ mới. Đây là vấn đề rất bức thiết và là cơ sở thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, được sự đồng ý của Khoa
Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và sự hướng dẫn của TS.Trần
Quốc Vinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
phục vụ cơng tác quản lý đất đai xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất trên địa
bàn xã Quỳnh Ngọc theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cập nhật và khai thác CSDL phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên địa
bàn xã.
- Xây dựng trang WebGIS CSDL đất đai kết nối mạng internet phục vụ chia
sẻ thông tin đất đai trực tuyến.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Phạm vi thời gian: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đến tháng 6 năm 2017.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ
THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Xây dựng được Cơ sở dữ liệu địa chính xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An với tích hợp thống nhất hệ thống HSĐC được xây dựng, lưu lập và
quản lý trên máy tính dưới dạng số bằng phần mềm thống nhất. Từ đó, Cơ sở dữ
liệu địa chính được chia sẻ thơng qua mạng internet để tổ chức, cá nhân có nhu
cầu tra cứu thông tin đất đai một cách dễ dàng, thuận tiện, tạo tiền đề minh bạch
hóa thị trường BĐS tại Việt Nam.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.2.1. Ý nghĩa khoa học
Cơ sở dữ liệu được lập phục vụ quản lý đất đai, theo dõi biến động sử dụng
đất, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai kịp thời ở các cấp theo thẩm quyền.
Làm cơ sở quan trọng để phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại trong
giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần vào mục tiêu xây
dựng “Chính phủ điện tử” của nước ta.
Đề xuất mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại góp phần vào việc sử dụng
thống nhất, đa mục tiêu và chia sẻ hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính với các ngành
và người sử dụng đất.
1.4.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được những tồn tại của hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
của xã Quỳnh Ngọc và xây dựng thử nghiệm mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai đầu

3


tiên cho 1 xã của huyện Quỳnh Lưu. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần tăng
cường năng lực quản lý đất đai trên địa bàn xã Quỳnh Ngọc nói riêng và huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nói chung.

Sau khi nghiên cứu thử nghiệm có thể áp dụng mơ hình cơ sở dữ liệu đất
đai hiện đại trong quản lý đất đai ở các địa phương khác của huyện Quỳnh Lưu.
Việc thống nhất, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại giữa các ngành,
các cấp và người sử dụng đất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội
trong công tác quản lý đất đai.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Khái niệm về quản lý đất đai
Theo Tommy (2011), các định nghĩa về QLĐĐ và những nỗ lực QLĐĐ
được quốc tế chấp nhận bao gồm:
Quản lý đất đai là các hoạt động quản lý gắn liền đối với đất đai mà đất
được coi như một nguồn tài nguyên cả về ý nghĩa môi trường và kinh tế. QLĐĐ
là một ngành khoa học có truyền thống lâu đời và ngày nay càng có vai trị quan
trọng, mang tính liên tục theo thời gian và không gian. QLĐĐ bao gồm những
chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc
quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất
(thông qua bán, cho thuê, hoặc thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan
đến quyền sở hữu và QSDĐ. QLĐĐ là quá trình điều tra mô tả, những tài liệu
chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác
của đất, lưu giữ và cập nhật và cung cấp những thông tin về sở hữu, giá trị, sử
dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường BĐS. QLĐĐ liên
quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm: Đo đạc đất đai, ĐKĐĐ,
định giá đất, giám sát, quản lý sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng cho công tác
quản lý.
Quản lý hành chính về đất đai liên quan đến việc xây dựng cơ chế quản lý
quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và giá trị của đất đai

thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy QLĐĐ hiệu quả, bền vững và bảo
đảm quyền về tài sản.
Quản lý nhà nước về đất đai có thể có nhiều nghĩa khác nhau tại các nước
khác nhau. Quản lý nhà nước về đất đai có thể đồng nghĩa với QLĐĐ, tập trung
vào cách thức Chính phủ xây dựng, thực hiện các chính sách đất đai và QLĐĐ
cho tất cả các loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá
trình nhà nước QLĐĐ thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích
sử dụng khác nhau.
2.1.2. Khái quát hệ thống quản lý đất đai
Hệ thống quản lý đất đai là một hệ thống xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất,
giá trị đất, sử dụng đất và các tài liệu khác liên quan đến đất. Đất đai là tài
nguyên thiên nhiên và là tài sản quốc gia quý giá; bất động sản (BĐS) là một tài

5


sản cố định, không thể di dời, BĐS bao gồm đất và các tài sản gắn liền với đất;
BĐS có thể bao gồm một hoặc một số thửa đất.
Hệ thống QLĐĐ bao gồm những đối tượng, đơn vị cơ bản khác nhau,
nhưng thửa đất vẫn là đối tượng cơ bản nhất, phổ biến nhất. Ở các nước phát
triển việc đăng ký nhà, đất theo một hệ thống thống nhất, GCN là một số duy
nhất theo thửa đất chung cho cả nhà và đất, không loại trừ việc cho phép đăng ký
nhà, một phần của toà nhà cùng những cấu trúc trên mặt đất hoặc dưới mặt đất
gắn liền với thửa đất. Theo United Nations (1996), hệ thống QLĐĐ tốt sẽ góp
phần: đảm bảo quyền sở hữu và an tồn quyền hưởng dụng; hỗ trợ cho thuế đất
và BĐS; đảm bảo an tồn tín dụng; phát triển và giám sát thị trường BĐS; bảo vệ
đất nhà nước; giảm thiểu tranh chấp đất đai; thuận lợi cho quá trình đổi mới hệ
thống QLĐĐ; tăng cường quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ
quản lý môi trường và phát hành các tài liệu thống kê đất đai phục vụ các mục
tiêu kinh tế xã hội.

United Nations (1996) cũng khẳng định: Nhà nước phải đóng vai trị chính
trong việc hình thành chính sách đất đai và các ngun tắc của hệ thống QLĐĐ
bao gồm pháp luật đất đai và pháp luật liên quan đến đất đai. Trong công việc
này, Nhà nước phải xác định một số nội dung chủ yếu như sau: Sự phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước, tập trung và phân cấp; vị trí của cơ quan ĐKĐĐ; vai trị
của lĩnh vực cơng và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức
địa chính; quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp về
chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; và hợp tác quốc tế.
Theo Nguyễn Đình Bồng (2005) thì cấu trúc của hệ thống quản lý đất đai
gồm: (1) Nền tảng quản lý đất đai: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất,
thanh tra đất đai; (2) Cơ sở hạ tầng quản lý đất đai là hệ thống địa chính: hồ sơ
địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất, hệ thống thông tin đất đai. Mơ hình hệ
thống quản lý đất đai được mơ tả như trong hình 2.1.

6


HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
LAND ADMINISTRATION SYSTEM

1. PHÁP LUẬT
ĐẤT ĐAI

6. ĐỊNH GIÁ
ĐẤT ĐAI

2. QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI

7. HỆ

THỐNG TT
ĐẤT ĐAI,
LIS

4. HỒ SƠ
ĐỊA CHÍNH

5. ĐĂNG KÝ
ĐẤT ĐAI

3. THANH TRA
ĐẤT ĐAI

HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT
ĐAI LAND ADMINISTRATION
SYSTEM

Hình 2.1. Mơ hình hệ thống quản lý đất đai
2.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ
LIỆU ĐẤT ĐAI
2.2.1. Hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để
thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất
đai (Khoản 22 Điều 3, Luật Đất đai, 2013).
Hệ thống thông tin đất đai được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ
thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu; theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn quốc gia, quốc tế được công nhận tại Việt Nam (Khoản 1 Điều 120,
Luật Đất đai ,2013).
Hệ thống thông tin đất đai gồm các thành phần cơ bản sau đây (Khoản 2

Điều 120, Luật Đất đai, 2013):

7


+ Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai;
+ Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống và phần mềm
ứng dụng;
+ Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: là tập hợp thiết bị tính tốn (máy chủ,
máy trạm), thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi và thiết
bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

HẠ TẦNG KỸ THUẬT CNTT

CƠ SỞ DỮ LIỆU

CON NGƯỜI

CÁC PHẦN MỀM NỀN, PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

CHÍNH SÁCH

Hình 2.2. Mơ hình hệ thống thông tin đất đai
Nguồn: Bùi Minh Quang (2017)

Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau
(Khoản 1 Điều 4, Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT):

+ Xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả
nước; cung cấp dữ liệu đất đai cho nhiều đối tượng sử dụng và phục vụ cho nhiều
mục đích sử dụng;
+ Bảo đảm tính an toàn, bảo mật và hoạt động thường xuyên;

8


+ Bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ
liệu của các ngành, các cấp có liên quan.
2.2.2. Cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để
truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình
thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
Dữ liệu đất đai bao gồm dữ liệu khơng gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất
đai và các dữ liệu khác có liên quan đến thửa đất.

Hình 2.3. Mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai
Nguồn: Bộ TN&MT (2015)

a. Dữ liệu không gian đất đai
Dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và các
dữ liệu không gian chuyên đề.
+ Dữ liệu không gian đất đai nền bao gồm:
- Nhóm lớp dữ liệu điểm khống chế đo đạc gồm lớp dữ liệu điểm thiên văn,
điểm tọa độ quốc gia, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính, điểm khống chế đo

9



vẽ chôn mốc cố định; lớp dữ liệu điểm độ cao quốc gia, điểm độ cao kỹ thuật có
chơn mốc;
- Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới gồm lớp dữ liệu mốc biên giới, địa
giới; lớp dữ liệu đường biên giới, địa giới; lớp dữ liệu địa phận của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); lớp dữ liệu địa phận
của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
lớp dữ liệu địa phận của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ gồm lớp dữ liệu thủy hệ dạng đường, lớp dữ
liệu thủy hệ dạng vùng;
- Nhóm lớp dữ liệu giao thông gồm lớp dữ liệu tim đường, lớp dữ liệu mặt
đường bộ, lớp dữ liệu ranh giới đường, lớp dữ liệu đường sắt;
- Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú gồm lớp dữ liệu điểm địa danh,
điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; lớp dữ liệu ghi chú.
+ Dữ liệu không gian chuyên đề bao gồm:
- Nhóm lớp dữ liệu địa chính gồm lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu tài sản gắn
liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới và mốc giới của hành lang an tồn bảo vệ
cơng trình, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác
có liên quan đến thửa đất theo quy định của pháp luật về bản đồ địa chính;
- Nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm lớp dữ liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; lớp dữ liệu khu chức năng cấp tỉnh; lớp dữ
liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; lớp dữ liệu khu chức năng cấp huyện; lớp
dữ liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai gồm lớp dữ liệu hiện trạng sử
dụng đất cấp tỉnh, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp tỉnh, lớp dữ liệu
hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp
huyện, lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã, lớp dữ liệu ranh giới khu vực
tổng hợp cấp xã, lớp dữ liệu kết quả điều tra kiểm kê.

10



Hình 2.4. Mơ hình dữ liệu khơng gian đất đai
Nguồn: Bộ TN&MT (2015)

b. Dữ liệu thuộc tính đất đai
Dữ liệu thuộc tính đất đai bao gồm dữ liệu thuộc tính địa chính; dữ liệu
thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu thuộc tính giá đất; dữ liệu
thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai; trong đó:
+ Dữ liệu thuộc tính địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây:
- Nhóm dữ liệu về thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất;

11


×