Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi bắc đuống trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

HỒN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI
THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC ĐUỐNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành :

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Quang Giám

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Luận văn nghiên cứu là của cá nhân dựa trên cơ sở lý thuyết được
học tập và qua tham khảo tình hình thực tiễn phân cấp cơng trình thủy lợi
Bắc Đuống, nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Các số liệu, bảng biểu, sơ đồ và những kết quả trong luận văn là trung thực,
các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và kinh nghiệm phù hợp với
địa phương. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Trường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn đến Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn.

Trước tiên, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Đỗ
Quang Giám đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến chị cục thủy lợi tỉnh Bắc Ninh, công
ty KTCT thủy lợi Bắc Đuống,và một số ban ngành liên quan đã tạo điều
kiện thuận lợi, cung cấp cho tôi số liệu, kiến thức, kinh nghiệm thực tế về
công tác phân cấp quản lý cơng trình thủy lợi Bắc Đuống
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn....và gia đình đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tơi, đồng thời có những ý kiến đóng góp trong

q trình tơi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Trường


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình và sơ đồ....................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu...................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản....................................................................................... 4

2.1.2.

Quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi............................................................. 4

2.1.3.

Các loại hình quản lý khai thác cơng trình thủy lợi................................ 5

2.1.4.


Nội dung phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi...................6

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi
14

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................ 16

2.2.1.

Cơ sở pháp lý về phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
16

2.2.2.

Kinh nghiệm phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi ở nước ngồi
22

2.2.3.

Kinh nghiệm phân cấp quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi ở Việt

Nam................................................................................................................................. 27
2.2.4.

Bài học về phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi..............34


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu..................................... 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................... 39


iii


3.1.1.

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh.......................................... 39

3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh....................................................... 43

3.1.3.

Giới thiệu cơng ty TNHH MTV Khai thác cơng trình Thủy lợi Bắc

Đuống............................................................................................................................ 44
3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 47

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu......................................................................................... 47


3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu......................................................................... 47

3.2.3.

Phương pháp phân tích....................................................................................... 48

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 50
4.1.

Thực trạng phân cấp quản lý cơng trình thuỷ lợi bắc đuống trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh............................................................................................................. 50
4.1.1.

Hiện trạng hệ thống cơng trình thủy lợi Bắc Đuống trên địa bàn tỉnh

Bắc Ninh....................................................................................................................... 50
4.1.2.

Mơ hình phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Đuống 51

4.1.3.

Tình hình phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Đuống


trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.................................................................................. 54
4.2.

Đánh giá chung về phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi bắc

đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.................................................................. 60
4.2.1.

Những kết quả đạt được..................................................................................... 60

4.2.2.

Những tồn tại và nguyên nhân........................................................................ 62

4.2.3.

Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý các xí nghiệp KTCT thủy lợi, cán

bộ quản lý cụm thủy nông và người dân trên địa bàn....................... 64
4.3.

Các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý khai thác cttl bắc đuống trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh
4.3.1.

Hoàn thiện chính sách, cơ sở pháp lý cho phân cấp quản lý khai thác cơng

trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

4.3.2.

67

67

Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và cơng nhân vận hành, người dân

trong vùng cơng trình thủy lợi Bắc Đuông............................................... 68
4.3.3.

Giải quyết lạo đông dôi dư của công ty khi thực hiện phân cấp. .69

4.3.4.

Tăng cường đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất , áp dụng khoa học kỹ

thuật trong phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Đuống
........................................................................................................................................... 70

iv


4.3.5.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông........................................ 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 72
5.1.


Kết luận......................................................................................................................... 72

5.2.

Kiến nghị...................................................................................................................... 73

5.2.1.

Đối với tỉnh (UBND tỉnh, Sở NN&PTNT và các cấp chính quyền). 73

5.2.2.

Đối với Cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Đuống và tổ chức

quản lý thủy nông địa phương........................................................................ 73
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 74

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CTTL

Cơng trình thủy lợi


Công ty TNHH MTV

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

HTTL

Hệ thống thủy lợi

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nơng nghiệp

KTCT

Khai thác cơng trình

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hồ chứa và diện tích tưới đảm nhiệm..................................................... 27
Bảng 2.2. Tổng hợp doanh nghiệp KTCTTL toàn quốc năm 2013................. 29
Bảng 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm bình quân các tháng trong 3 năm (2014-2016) 42
Bảng 3.2. Lượng mưa trung bình các tháng, 3 năm ( 2014- 2016).................42
Bảng 3.3. Đối tượng khảo sát điều tra.......................................................................... 48
Bảng 4.1. Các loại cơng trình thủy lợi Bắc Đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
50

Bảng 4.2. Quy định phân cấp cơng trình thủy lợi................................................... 56
Bảng 4.3. Các loại cơng trình thủy lợi do Công ty KTCT thủy lợi Bắc Đuống
quản lý...................................................................................................................... 58
Bảng 4.4. Các loại cơng trình thủy lợi do các HTX quản lý............................... 60
Bảng 4.5. Hiệu quả tiết kiệm điện năng tiêu thụ của các trạm bơm tưới, tiêu
61

Bảng 4.6. Kế hoạch và thực hiện kiên cố hóa, nạo vét kênh, duy tu trạm bơm
và cống..................................................................................................................... 65
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý cụm thủy nông về hiệu quả quản
lý khai thác cơng trình sau khi phân cấp

66

Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá của người dân dùng nước.......................................... 67

vii


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Sơ đồ phân cấp quản lý thủy lợi điển hình ở Trung Quốc.............23
Hình 2.2. Bản đồ phân cấp quản lý KTCTTL tại trạm thuỷ nông Hồng Phong 25
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ phân cấp tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi ở nước ta 30

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí hệ thống thủy lợi tỉnh Bắc Ninh........................................... 39
Hình 4.1. Hệ thống cơng trình thủy lợi Bắc Đuống................................................. 51

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Trường
Tên luận văn: “ Hồn thiện phân cấp quản lý khai cơng trình thủy lợi Bắc
Đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Bắc
Đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Phương pháp nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu
Phiếu điều tra được lập điều tra cán bộ quản lý xí nghiệp thủy nơng
huyện, các cụm thủy nơng địa bàn và người dân trên địa bàn cơng trình
thủy lợi Bắc Đuống - Phương pháp thu thập số liệu.
Số liệu thứ cấp: các thông tin được thu thập từ các tài liệu có sẵn như:

quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Ninh, các báo cáo thống kê của Chi cục thủy lợi Bắc
Ninh về kênh mương, cống, trạm bơm… trang web của cổng thông tin điện tử
tỉnh Bắc Ninh, tổng cục thống kê; các tài liệu báo cáo tốt nghiệp tại Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, và trường Đại học Thủy Lợi, các sách, báo, tạp chí, bài
nghiên cứu liên quan đến quản lý khai thác hệ thống thủy lợi.
Số liệu sơ cấp: phương pháp này chủ yếu thu thập số liệu từ phỏng vấn thông
qua một bảng câu hỏi được xây dựng trước. Sau đó, thực hiện phỏng vấn trực tiếp với
cán bộ quản lý, công nhân vận hành và người dân hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi.

Phương pháp xử lý số liệu: Làm sạch số liệu điều tra, đưa số liệu
vào phần mềm exel phân loại, tổng hợp số liệu điều tra.
-

Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả: Miêu tả các mẫu điều tra, đếm và tính
tốn các đặc điểm của mẫu điều tra.
Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp thống kê so sánh được
dùng để so sánh các kết quả điều tra, công tác thực hiện có đạt so với kế hoạch
đề ra hay khơng. Kết quả thực hiện giữa các năm có sự biến động không.

ix


Kết quả chính và kết luận
-

Phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Đuống trên địa bàn tỉnh

Bắc Ninh được phân cấp cho công ty TNHH MTV Bắc Đuống và Hợp tác xã quản lý.

Các cơng trình thủy lợi cấp I,II công ty TNHH MTV Bắc Đuốngquản lý khai thác.

Các cơng trình thủy lợi cấp III, IV do các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp quản lý khai thác. Đề tài chọn các địa phương thuộc địa bàn công
ty Bắc Đuống quản lý trong tỉnh Bắc Ninh để điều tra.
Luận văn đã phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh
hưởng tới phân cấp quản lý khai thác CTTL như khí hậu thời tiết, phát
triển kinh tế - xã hội, vốn đầu tư, trình độ quản lý, dân trí, tổ chức quản lý,
cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ
-

Nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh Bắc

Ninh, các giải pháp đã được đưa ra như: hồn thiện chính sách, cơ sở pháp lý cho
phân cấp quản lý khai thác CTTL; nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý
và công nhân vận hành, người dân hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi; tăng cường đầu
tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ; tăng
cường công tác thông tin, truyền thông trong hệ thống thủy lợi tỉnh Bắc Ninh.

Công tác Phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Đuống trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang từng bước đi vào hoàn thiện và có hệ thống nên cơ
bản đảm bảo cơng tác quản lý khai thác CTTL phục vụ tưới, tiêu nước cho sản
xuất nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên, công tác phân cấp quản lý khai thác
CTTL Bắc Đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Nình vẫn cịn nhiều tồn tại. Tình trạng vi
phạm hành lang bảo vệ CTTL diễn ra phức tạp.Trình độ của cơng nhân vận hành
của cơng ty Bắc Đuống dôi dư sau khi phân cấp trong khi tại các trạm bơm địa
phương quản lý trình độ cơng nhân vận hành cịn thấp, đa phần chưa được đào
tạo. Nguồn kinh phí cho các HTX nhận bàn giao cơng trình từ cơng ty Bắc Đuống
chưa đảm bảo để duy tu bảo dưỡng cơng trình hiện đang quản lý.
Nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý khai thác CTTL Bắc Đuống trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh, các giải pháp đã được đưa ra như: hồn thiện chính sách, cơ sở pháp
lý cho phân cấp quản lý khai thác CTTL; nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, cán bộ
quản lý và công nhân vận hành, người dân hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi; tăng
cường đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật; tăng cường áp dụng khoa học
công nghệ; tăng cường công tác thông tin, truyền thông trong HTTL tỉnh Bắc Ninh.

x


THESIS ABSTRACT
Based on the assessment of the status of decentralized management
of exploitation of Bac Duong irrigation works in Bac Ninh province, there are
some solutions improve the efficiency of decentralization of exploitation and
management of Bac Duong irrigation works on Bac Ninh province.

- Select study sites
The questionnaire was surveyed by the managers of the district irrigation,
agro-forestry and local people in the area of irrigation works.
- Method of data collection
Secondary data: information collected from available materials such as
Bac Ninh irrigation planning, statistical reports of Bac Ninh Irrigation
Department, canals, drains, pump stations ... Portal of Bac Ninh province,
general statistics office; graduation reports from the Vietnamese National
University

of

Agriculture,

and


Water

Resources

University,

books,

newspapers, journals and research articles related to irrigation management.

Primary data: This method mainly collects data from interviews
through a pre-built questionnaire. Then, conduct face-to-face interviews
with managers, operators and beneficiaries from the irrigation system.
Data processing method: Clean up survey data, put data into exel
software to sort out and synthesize survey data.
-

Analytical methods

Statistical description method: Describe the sample survey, count
and calculate the characteristics of the sample
Comparative statistical method: A comparative statistical method is used
to compare the results of the survey and whether the performance has been
achieved against the plan. The results have been fluctuating between years.

Decentralized management of exploitation of Bac Duong irrigation
works in Bac Ninh province was decentralized to Bac Duong Co., Ltd and
co-operative management irrigation level I and II irrigation works managed
the exploitation level III and IV irrigation works managed by agricultural

service cooperatives. The project selected the local area of Bac Duong
company management in Bac Ninh province to investigate.
the

The thesis analyzes objective and subjective factors affecting

xi


decentralization of management of exploitation of hydraulic works such as climate,
socio-economic development, investment capital, management level, Organization
management, policy mechanism, infrastructure and science and technology.
-

In order to complete decentralized management of exploitation of hydraulic

works in Bac Ninh province, the solutions have been put forward such as improving the
policy and legal basis for decentralized management of exploitation of hydraulic works;
Improve the level of leaders, managers and operators, people benefit from the irrigation
system; To increase investment in construction, material and technical foundations;
Promote the application of science and technology; Strengthening the information and
communication activities in the irrigation system of Bac Ninh province.

The decentralization of irrigation management of Bac Duong irrigation works
in Bac Ninh province is step by step completed and systematic, so basically
ensuring the management of exploitation of irrigation works for irrigation and
drainage. Agricultural production and people's livelihood. However, decentralization
of Bac Dau irrigation works management in Bac Ninh province still exists. The
situation of violating the protection corridor has been complicated. The level of the
workers of Bac Duong company is redundant after decentralization, while at the local

pump stations, the management level of the workers is still low. Most of them have
not been trained. Funding for cooperatives receiving works from Bac Duong
company is not guaranteed to maintain maintenance works currently managed.

In order to complete the decentralization of exploitation and management
of Bac Duong hydropower project in Bac Ninh province, the solutions have been
introduced such as improving the policy and legal basis for decentralized
management of exploitation of hydraulic works; Improve the level of leaders,
managers and operators, people benefit from the irrigation system; To increase
investment in construction, material and technical foundations; Promote the
application

of

science

and

technology;

Strengthening

information

communication activities in the Bac Ninh provincial software system.

xii

and



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phân cấp quản lý hệ thống cơng trình thủy lợi nhằm đảm bảo hiệu quả
phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Nhiều
cơng trình thủy lợi ở nước ta hiện nay có hiệu quả tưới thấp. Nguyên nhân
cơ bản đối với hiệu quả thấp ở các cơng trình thủy lợi là do yếu tố thể chế
hơn là yếu tố kỹ thuật. Do vậy cần phải tìm ra hệ thống thể chế , mơ hình
quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới tiêu. Do đó, cần
phải có sự tham gia của Nhà nước trong phân phối, sử dụng nước từ các
công trình thủy lợi. Tuy nhiên, cũng chính đặc tính đó đã tạo ra nhiều cấp độ
cơng việc có tính phức tạp khác nhau trong chuỗi công tác quản lý vận hành
và khai thác nó phục vụ tưới tiêu và phát triển kinh tế - xã hội.
Công ty TNHH MTV Khai thác cơng trình Thủy lợi Bắc Đuống và các tổ
hợp tác thuộc các huyện, thị, thành phố (Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn ,
Bắc Ninh) khai thác quản lý cơng trình thủy lợi Bắc Đuống với nhiệm vụ phát
triển nông nghiệp và nông thôn. Trải qua nhiều thời kỳ, các chủ thể đã thực hiện
tốt việc khai thác vận hành hệ thống thuỷ lợi phục vụ kịp thời cấp nước tưới và
tiêu nước, giúp tăng vụ, tăng năng suất cũng như bảo vệ thành quả sản xuất
nông nghiệp của nhân dân. Tuy nhiên, khi chính sách kinh tế - xã hội thay đổi,
những cơ chế quản lý trong lĩnh vực khai thác cơng trình thủy lợi cũng bị tác
động, làm cho hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác cơng trình (KTCT)
thủy lợi ln trong tình trạng thiếu nguồn tài chính cho duy tu, bảo dưỡng, vận
hành bền vững hệ thống. Công tác tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
(CTTL) cịn nhiều yếu kém, bất cập, chưa gắn quyền lợi với chất lượng và hiệu
quả công việc của người lao động trong doanh nghiệp quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi cũng như quyền lợi của người sử dụng nước để sản xuất và chưa
phát huy được tính chủ động, trách nhiệm của cơ sở trong việc quản lý khai thác
cơng trình thủy lợi ở các địa phương.
Trong 20 năm trở lại đây dưới sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính

quyền tỉnh Bắc Ninh đang phát triển mạnh về công nghiệp- dịch vụ, nhưng đối
với ngành nông nghiệp vẫn đang rất được tỉnh quan tâm đầu tư hiện đại hóa đưa
máy móc vào phục vụ nơng nghiệp, xây dựng hệ thống tiêu đảm bảo cấp, thoát
nước cho khu vực thành thị, khu công nghiệp và các vùng nông nghiệp trọng

1


điểm. Tuy vậy, các hoạt động quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi cịn nhiều mặt
hạn chế như tổ chức quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả, mối quan hệ giữa
doanh nghiệp quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi với địa phương, các tổ chức
hợp tác, hộ dùng nước còn lỏng lẻo. Sử dụng nước còn lãng phí, tuỳ tiện, trách
nhiệm trong bảo vệ cơng trình trong không được quan tâm, công tác duy tu bảo
dưỡng công trình trơng chờ vào sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Công tác
phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở các địa phương nhìn chung cịn
chưa thống nhất, chưa bám sát vào tình hình, tính chất, điều kiện kinh tế xã hội,
dân trí của từng địa phương nên đã tạo ra sự chồng chéo trong quản lý cơng
trình thuỷ lợi, phân cơng trách nhiệm khơng rõ ràng của các cơ quan quản lý dẫn
đến tình trạng trông chờ, ỉ nại . Yêu cầu đặt ra là cân phải phân cấp cụ thể trong
quản lý khai thác cơng trình thủy lợi, xác định rạch rịi trách nhiệm của từng bên
trong quản lý khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn ở địa phương, em tiến hành
nghiên cứu luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện phân cấp quản
lý khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy
lợi Bắc Đuống, đề xuất giải pháp hồn thiện phân cấp quản lý khai

thác cơng trình này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơng trình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn phân cấp
quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi.
Đánh giá thực trạng thực hiện phân cấp quản lý khai thác
cơng trình thuỷ lợi Bắc Đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý khai thác cơng
trình thuỷ lợi Bắc Đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng cơng trình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi.
2


Vấn đề phân cấp và thực hiện phân cấp quản lý khai thác
cơng trình thuỷ lợi Bắc Đuống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về thời gian
Vấn đề thực hiện phân cấp quản lý khai thác cơng trình thuỷ
lợi do cơng ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Bắc Đuống quản lý được
tiến hành nghiên cứu trong thời gian 3 năm (từ năm 2013-2015).
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2017.
1.3.2.2 . Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong hệ thống thủy lợi Bắc Đuống
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong đó tập trung nghiên cứu tại địa bàn thuộc
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi Bắc Đuống quản lý.

1.3.2.3. Phạm vi nội dung

Đề tài nghiên cứu những nội dung có liên quan đến việc
phân cấp quản lý cơng trình thủy lợi, kết quả, hiệu quả thực hiện
phân cấp quản lý cơng trình thủy lợi.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 . Một số khái niệm cơ bản
Theo quy định phân cấp quản lý khai thác bảo vệ cơng trình thủy
lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh của UBND tỉnh Bắc Ninh (2014) thì:
-

Cơng trình thuỷ lợi là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm

khai thác nguồn lợi của nước; phòng, chống tác hại của nước và bảo vệ môi trường,
cân bằng sinh thái sinh thái; bao gồm: hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường
ống dẫn nước, kênh, cơng trình trên kênh, đê kè và bờ bao các loại;

-

Kênh dẫn là cơng trình làm nhiệm vụ dẫn nước tưới, tiêu, tưới tiêu kết

hợp từ cơng trình đầu mối (hoặc từ kênh cấp trên) đến hệ thống kênh cấp dưới
(hoặc mặt ruộng) để tưới, tiêu hoặc tưới tiêu kết hợp cho một lưu vực nhất định.

-Trạm bơm
+
Trạm bơm tưới là cơng trình làm nhiệm vụ bơm cấp nước

tưới cho một diện tích canh tác nhất định.
+Trạm bơm tiêu là cơng trình làm nhiệm vụ bơm tiêu nước cho
một diện tích lưu vực nhất định.
+
Trạm bơm tưới tiêu kết hợp là cơng trình làm nhiệm vụ bơm
cấp nước tưới cho một diện tích canh tác nhất định và bơm tiêu
nước cho một diện tích lưu vực nhất định.
-

Cống đầu kênh là cơng trình dẫn nước hoặc tiêu nước cho một diện tích

hưởng lợi nhất định thuộc trách nhiệm quản lý của người hưởng lợi. Chi phí
quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ các công trình từ sau cống đầu kênh đến mặt
ruộng do người hưởng lợi đóng góp (gọi tắt là phí dịch vụ thuỷ nơng nội đồng).

Cơng trình trên kênh là cơng trình nằm trên kênh làm nhiệm
vụ dẫn, điều tiết nước của kênh đó.
2.1.2. Quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi
Cơng tác quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi bao gồm ba nội
dung chính sau:
- Quản lý nước: Điều hồ phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý

4


trong hệ thống cơng trình thuỷ lợi, đáp ứng u cầu phục vụ sản xuất nông
nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác.

-


Quản lý cơng trình: Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời

các sự cố trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đồng thời thực hiện tốt việc
duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp cơng trình, máy móc, thiết bị; bảo
vệ và vận hành cơng trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm
bảo cơng trình vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài.
-

Tổ chức và quản lý kinh tế: Xây dựng mơ hình tổ chức hợp lý để

quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được
giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ cơng
trình thuỷ lợi, kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật.

Trong nội dung quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi lại được
phân ra hai khu vực quản lý:
-

Khu vực nhà nước.

-

Khu vực địa phương, dân cư quản lý.

Mục tiêu quản lý khai thác công trình thuỷ lợi:
Khai thác tối đa các nguồn lực nhằm bảo đảm cơng trình
hoạt động theo đúng năng lực thiết kế trong suốt tuổi đời của nó.
-Quản lý tưới, điều hành, phân phối và cung cấp nước cho các
tổ chức dùng nước đạt hiệu quả.
-Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng và phát triển mới

cơng trình thuỷ lợi bảo đảm hệ thống cơng trình lun đạt hiệu quả.

-Tổ chức thu, chi tài chính theo quy định phục vụ hoạt động
khai thác cơng trình thuỷ lợi.
Khai thác tối đa những ưu điểm của hệ thống cơng trình, tạo
tiềm lực mạnh về kinh tế của các tổ chức quản lý và khu vực như
môi trường, du lịch, dịch vụ và các tác động xã hội.
Phát triển, mở rộng đa mục tiêu khai thác tưới nếu có khả
năng.

(Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi số 32, 2001)
2.1.3. Các loại hình quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
Các loại hình tổ chức phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
đang tồn tại ở nước ta hiện nay rất phong phú từ tên gọi tới phạm vi ngành

5


nghề. Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Thu Hoa (2014) có thể quy thành 4
loại hình chính như sau:
-

Doanh nghiệp

-

Tổ chức hợp tác dùng nước

-


Đơn vị sự nghiệp

-

Cá nhân

Doanh nghiệp Khai thác cơng trình thuỷ lợi
Doanh nghiệp Khai thác cơng trình thuỷ lợi là doanh nghiệp
được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ tồn bộ cơng trình
hoặc hạng mục cơng trình thuỷ lợi.
Tổ chức hợp tác dùng nước
Tổ chức hợp tác dùng nước là hình thức hợp tác của những
người cùng hưởng lợi từ cơng trình thuỷ lợi, làm nhiệm vụ quản lý,
khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh.
Đơn vị sự nghiệp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
Đơn vị sự nghiệp quản lý khai thác hệ thống thủy lợi được thành lập
theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp để quản lý hệ thống cơng
trình phục vụ từ hai huyện trở lên không phức tạp trong quản lý vận hành.
Bộ NN&PTNT quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi phục vụ từ hai tỉnh trở lên. UBND cấp tỉnh quyết định thành lập
đơn vị sự nghiệp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh.

Cá nhân quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
Người có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật, có
thể được giao quản lý khai thác và bảo vệ CTTL do nhà nước đầu tư
xây dựng. CTTL do cá nhân đầu tư xây dựng, phải được tổ chức quản
lý khai thác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.1.4. Nội dung phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
2.1.4.1. Khái niệm phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi

Theo Huppert et al. (2001) thì Phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy
lợi là sự phân công trách nhiệm từ các cơ quan quản lý cơng trình thủy lợi
Trung ương cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới, ở địa phương. Tác giả
Huppert et al. (2001) đã khuyến nghị việc quản lý CTTL hiệu quả không chỉ

6


đơn thuần là thiết kế một tổ chức quản lý thích hợp, mà cần phải tạo nên một
mơ hình gồm nhiều tổ chức khác nhau, được phân cấp nhiệm vụ và quyền lợi
rõ ràng nhưng lại hoạt động và kết hợp với nhau trong một khung thể chế
thống nhất phù hợp. Nghiên cứu về phân cấp quản lý CTTL, quản lý tưới ở các
nước Châu Á, Wantanabe (2003) cho thấy sự phân cấp quản lý ở một số nước
Châu Á chủ yếu là làm rõ được trách nhiệm đối với vận hành và duy tu bảo
dưỡng và cơ chế tài chính của các cơng ty, hoặc tổ chức quản lý CTTL do nhà
nước thành lập và các tổ chức của các đối tượng, người dùng nước.
Như vậy, phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi là sự phân cơng
trách nhiệm từ các cơ quan quản lý cơng trình thủy lợi Trung ương cho các cơ
quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới, ở địa phương. Việc phân cấp quản lý cho các tổ
chức quản lý địa phương là cơ sở để thực hiện chuyển giao trách nhiệm quản lý
công trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện quan điểm,
chủ trương của thế giới và trong nước về quản lý cơng trình thuỷ lợi. Việc phân
cấp quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi phù hợp có ảnh hưởng lớn đến việc
nâng cao hiệu quả quản lý tưới, tiêu. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc
phân công, phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là cần thiết. Đây là một
trong những u cầu đảm bảo cho các hệ thống cơng trình thuỷ lợi phát huy
hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế
khác đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố hiện đại hố sản xuất nơng nghiệp.

Việc nghiên cứu đề xuất chính sách phân cấp quản lý khai thác cơng

trình thuỷ lợi cần dựa trên các bài học kinh nghiệm thực tiễn ở các vùng
miền để có nội dung, phương pháp nghiên cứu thích hợp. Nghiên cứu đề
xuất chính sách phân cấp quản lý cơng trình thuỷ lợi cần xuất phát từ những
ngun lý cơ bản trong việc xây dựng các mơ hình tổ chức quản lý để đảm
bảo tính thống nhất trong quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi.

Thực tế đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất theo hướng cơng ty
khơng quản lý các cơng trình thuỷ lợi mà năng lực của cộng đồng
có thể quản lý, để tinh giảm biên chế, giảm chi phí quản lý, tăng thu
nhập, tạo điều kiện để củng cố và phát triển nguồn nhân lực nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi.
Chính phủ (2008) đã ban hành Nghị định 115/2008/NĐ-CP quy định về miễn
giảm thuỷ lợi phí, quy định miễn thuỷ lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ
cơng trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà

7


nước và cả trường hợp cơng trình thuỷ lợi đầu tư bằng nguồn vốn khơng
thuộc ngân sách nhà nước. Chính sách này quy định rõ các tổ chức được
ngân sách cấp, sử dụng kinh phí cấp bù miễn thuỷ lợi phí bao gồm cả các
cơng ty KTCT thủy lợi, các tổ chức sự nghiệp và các TCHT dùng nước.
Đây là chính sách thuận lợi cho việc phân cấp quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi. Năm 2009, Bộ nơng nghiệp và phát triển nông thôn đã ban
hành Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT về hướng dẫn tổ chức hoạt động
và phân cấp quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi (Bộ NN&PTNT, 2009).
Nhà nước đã ban hành một số chính sách về cơng tác quản lý và khai
thác cơng trình thuỷ lợi, tuy nhiên các chính sách này cịn chung chung, dẫn
đến tình trạng thực hiện khơng thống nhất ở các địa phương, chồng chéo
chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cũng như

giữa các tổ chức quản lý KTCT thủy lợi. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở khoa
học và đề xuất chính sách về phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi,
đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả quản
lý khai thác phù hợp với đặc thù của từng vùng là cần thiết, có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn cao. Chính sách về phân cấp quản lý sẽ thúc đẩy tiến trình
đổi mới cơng tác quản lý đối với các công ty KTCT thủy lợi, tiến trình chuyển
giao cơng trình thuỷ lợi cho các tổ chức hợp tác (TCHT) dùng nước và tăng
cường sự hợp tác giữa công ty KTCT thủy lợi và các TCHT dùng nước phù
hợp với chính sách của Chính phủ về miễn giảm thuỷ lợi phí cho người dân.
2.1.4.2. Đặc điểm và mục tiêu phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi

Cơng trình thủy lợi có thể thay đổi do sự thay đổi của cơ cấu kinh
tế, cơ cấu sản xuất, do sự đơ thị hố nhanh chóng dẫn đến thay đổi nhu
cầu cấp, thoát nước trong khi CTTL đã được xây dựng từ trước theo mục
tiêu, nhiệm vụ cũ. Những nguyên nhân làm cho CTTL mất cân bằng, gây
ra mâu thuẫn giữa cung cấp nước và yêu cầu nước thường xẩy ra ở các
kênh mương cấp dưới và cơ sở, điều này chỉ có thể giải quyết tốt nếu có
sự phân cấp quản lý KTCT thủy lợi cho các đơn vị, tổ chức dùng nước.
Đặc điểm của CTTL là đối tượng được quản lý, điều khiển với cơ chế ra
quyết định theo hai chiều: dưới lên trên rồi trên xuống dưới phải thành một thể
thống nhất, đồng bộ. Đơn vị quản lý cơng trình đầu mối ở trung tâm không thể
đưa ra tất cả các quyết định khả thi để điều khiển hệ thống một cách có hiệu quả
từ đầu mối đến tận mặt ruộng hay đến các đối tượng khác nhau có nhu cầu cấp,

8


thốt nước khác nhau. Họ chỉ có thể tổng hợp để điều chỉnh, thống
nhất các quyết định của những đơn vị, người quản lý các hệ thống con
ở cấp dưới cho tới mặt ruộng để thành một kế hoạch điều phối thống

nhất, do vậy địi hỏi phải có sự phân cấp và thống nhất quản lý.
Việc quản lý và phân cấp quản lý khai thác các CTTL ở Việt Nam cịn thêm
phần khó khăn hơn nhiều nước khác do các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, luật pháp,
thể chế ở nước ta cịn nhiều bất cấp, hơn nữa do trình độ dân trí, ý thức tự giác
chấp hành, làm chủ của đa số bộ phận người dân, những đối tượng được hưởng lợi
từ các CTTL mà chủ yếu là đại đa số nơng dân ở nơng thơn cịn thấp kém nên gây
khó khăn thêm cho quản ký các CTTL cũng là lý do đòi hỏi phân cấp quản lý cho các
đơn vị cấp dưới để giải quyết các khó khăn, bất cập ở cơ sở.

Phân cấp để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cơng trình thủy
lợi. Mục đích phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi là phân
công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa các cấp phụ trách quản lý
KTCT thủy lợi để tránh chồng chéo, ỷ lại, tăng cường tính tự chủ, sáng
tạo cho các cấp quản lý, đảm bảo tính thống nhất quản lý điều hành để
nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi. Cụ thể.
-

Phân cấp quản lý khai thác cơng trình thủy lợi sẽ làm rõ được trách nhiệm

đối với vận hành và duy tu bảo dưỡng và cơ chế tài chính đối với cơng ty, hoặc tổ
chức quản lý khai thác CTTL do nhà nước thành lập và các tổ chức dùng nước.

-

Phân cấp để giảm chi phí của Chính phủ, do Chính phủ khơng thể đủ

nguồn lực về nhân lực và tài chính để bao cấp cho hoạt động quản lý, khai thác
cơng trình thủy lợi trên quy mơ cả nước. Nhà nước chỉ có thể bao cấp xây dựng
cơng trình và hỗ trợ một phần kinh phí cho việc quản lý, vận hành cơng trình
thủy lợi lớn, cịn cộng đồng người dùng nước cần tự quản lý, vận hành cơng

trình thủy lợi nhỏ và hệ thống thủy lợi nội đồng ở các hệ thống lớn.
-

Phân cấp để tăng cường trách nhiệm của người sử dụng nước. Do cơng

trình thủy lợi trực tiếp phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của người
nông dân, hiệu quả hoạt động của cơng trình thủy lợi sẽ tác động trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp và thu nhâp của người dân, nên người dùng nước sẽ có
trách nhiệm hơn trong việc quản lý, bảo vệ cơng trình. Nguồn nhân lực xã hội
ngày càng khan hiếm, giá trị nhân công lao động trong nền kinh tế thị trường
ngày càng cao trong khi đó hệ thống thuỷ lợi trải rộng trên phạm vi lớn nên các
doanh nghiệp không thể đủ nhân lực để tiếp cận tới tất cả các công việc trong hệ

9


thống. Để tăng hiệu quả sử dụng lao động nhất thiết phải sử dụng lao động tại
chỗ, là các tổ chức dùng nước. Do vậy, đây được coi là đặc điểm mang tính tất
yếu trong tổng hoạt động quản lý dịch vụ thuỷ lợi ở các hệ thống lớn và phân
cấp là để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong ngành.
-

Phân cấp quản lý khai thác là cơ sở để chuyển giao cơng trình thủy lợi

cho người dùng nước quản lý, nâng cao tính tự chủ của các tổ chức quản lý,
tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác thủy lợi, đảm bảo cơng
trình thủy lợi, đặc biệt là cấp xã, thơn có chủ quản lý thật sự, đảm bảo tính bền
vững trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi.

-


Phân cấp quản lý cơng trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác dùng

nước là đảm bảo sự đồng bộ khép kín về cơng tác quản lý, làm tốt chức năng
cầu nối giữa doanh nghiệp nhà nước khai thác cơng trình thủy lợi với các
dịch vụ liên quan giúp người dùng nước sử dụng nước hiệu quả.
-

Phân, giao trách nhiệm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng cơng

trình thủy lợi phục vụ nội xã cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nhằm khắc
phục những bất cập của tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi hiện tại,
phát huy vai trò, trách nhiệm của người dùng nước, đảm bảo các hệ thống thuỷ
lợi, cơng trình thủy lợi đều có chủ quản lý.Khả năng của cộng đồng hồn tồn có
thể quản lý các cơng trình thủy lợi nhỏ, có tính chất kỹ thuật đơn giản. Huy động
được nguồn lực xã hội vào khai thác cơng trình thủy lợi ngày một hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường sinh thái bền vững.(Nguyễn Hữu Trung, 2011).

2.1.4.3. Nguyên tắc phân cấp quản lý cơng trình thủy lợi
Ngun tắc của phân cấp quản lý nhà nước về thủy lợi là nhằm
phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
mỗi cấp chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ ràng, cụ thể
nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính
quyền nhà nước, đảm bảo sự quản lý thống nhất của các cấp chính quyền
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu
và lợi ích của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong
điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về khai
thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi như Sở NN&PTNT, Chi cục thuỷ lợi tỉnh, Phòng

NN&PTNT huyện cần rõ ràng, không chồng chéo tạo điều kiện cho công

10


tác chỉ đạo điều hành ở các địa phương thông suốt, hiệu quả. Cần
phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của
mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước.
Chính quyền địa phương các cấp được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
việc thực hiện các nhiệm vụ của quản lý nhà nước trên địa bàn theo luật định.
Q trình phân cấp quản lý ln gắn cùng quá trình phối hợp giữa các ngành và
các cấp chính quyền; phải đảm bảo nền hành chính thống thơng suốt. Phân cấp
quản lý không chỉ đơn giản là “cắt khúc” hay chia đều nhiệm vụ cho từng cấp
chính quyền thực hiện mà còn đòi hỏi trách nhiệm phối hợp (hướng dẫn, kiểm
tra, hỗ trợ) của cấp trên và (tổ chức thực hiện) của cấp dưới.

Phân cấp quản lý cần xác định rõ ràng các nhiệm vụ đích thực của
mỗi cấp, làm cho mỗi cấp nhận rõ và chủ động, sáng tạo làm đúng những
nhiệm vụ phải làm và cần làm. Cấp trên không bao biện, làm thay, cấp
dưới không trông chờ, ỷ lại. Công tác quản lý nhà nước về khai thác và
bảo vệ cơng trình thuỷ lợi ở các cấp cần tập trung vào nội dung quản lý
chuyên mơn, giảm tính sự vụ, hành chính. Cơ quan chun mơn quản lý
nhà nước về cơng trình thuỷ lợi ở các cấp cần tiến tới hiện đại hoá theo
hướng chuyên mơn sâu, giảm các cơng tác mang tính sự vụ, hành chính,
và tránh hành chính hố các cơng việc mang tính chất chun mơn.
*Ngun tắc cơ bản phân cấp quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi
-

Việc tổ chức quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính hệ


thống của cơng trình, kết hợp quản lý theo lưu vực và vùng lãnh thổ. Bảo đảm
an toàn và khai thác có hiệu quả các cơng trình thuỷ lợi trong việc tưới tiêu, cấp
nước phục vụ các ngành sản xuất, dân sinh, kinh tế - xã hội và môi trường.
-

Mơ hình tổ chức quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi phải phù hợp với

tính chất, đặc điểm hoạt động, yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành và điều kiện
cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Bảo đảm mỗi hệ thống cơng trình, cơng
trình thuỷ lợi phải do một tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành và bảo vệ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp tổ chức
quản lý hoặc phân cấp cho UBND cấp tỉnh trong vùng hưởng lợi tổ
chức quản lý hệ thống cơng trình thuỷ lợi liên tỉnh.
-

Việc quản lý, vận hành và bảo vệ các cơng trình đầu mối lớn, cơng trình

quan trọng, hệ thống kênh trục chính và các kênh nhánh có quy mơ lớn, kỹ thuật

11


×