Tải bản đầy đủ (.doc) (215 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 215 trang )

HVTC

bộ giáo dục và đào tạo

bộ tài chính

học viện tài chính





đào phan cẩm tú

LÊ THị MINH HUệ

HOàN THIệN Kế TOáN QUảN TRị CHI PHí


TRONG CáC DOANH NGHIệP MíA ĐƯờNG
TRÊN ĐịA BàN TỉNH THANH HóA

luận án tiến sĩ kinh tế

hà Nội - 2015

H ni - 2016


HVTC


bộ giáo dục và đào tạo

bộ tài chính

học viện tài chính





đào phan cẩm tú

LÊ THị MINH HUệ



HOàN THIệN Kế TOáN QUảN TRị CHI PHí
TRONG CáC DOANH NGHIệP MíA ĐƯờNG
TRÊN ĐịA BàN TỉNH THANH HóA

luận án tiến sĩ kinh tế

CHUYÊN NGàNH: Kế TOáN
Mã Số: 62.34.03.01



Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Phú Giang
2. TS. Trần Văn Hồng


hà Nội - 2015

H ni - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Minh Huệ


ii

MỤC LỤC
1.1. Khái quát về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất..........20
1.1.1. Khái niệm về chi phí, quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất. . .20
1.1.1.1. Chi phí....................................................................................................20
1.1.1.2. Quản trị chi phí......................................................................................21

1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí ....................................................22
1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị chi phí .......................................................25
1.1.4. Sơ lược quá trình phát triển kế toán quản trị chi phí............................27
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán QTCP trong doanh nghiệp sản
xuất...................................................................................................................... 30
1.1.5.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp.................................................31
1.1.5.2. Nhóm nhân tố bên ngoài.......................................................................35
1.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.........................36
1.2.1. Nhận diện chi phí......................................................................................37
1.2.2. Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí................................44
1.2.2.1 Xây dựng định mức chi phí ...................................................................44
1.2.2.2 Lập dự toán chi phí ................................................................................45
1.2.3. Phân bổ chi phí và xác định chi phí........................................................50
1.2.3.1 Phân bổ chi phí của các bộ phận phụ trợ...............................................50
1.2.3.2 Phương pháp xác định chi phí................................................................52
1.2.4. Phân tích chi phí phục vụ cho quản trị doanh nghiệp...........................59
1.2.4.1 Phân tích chênh lệch phí phục vụ cho việc kiểm soát chi phí...............59
1.2.4.2 Phân tích chi phí phục vụ đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận
.............................................................................................................................60
1.2.4.3 Phân tích mối quan hệ phí - khối lượng - lợi nhuận phục vụ cho việc ra
quyết định............................................................................................................61
1.2.4.4 Phân tích thông tin chi phí phù hợp cho việc ra quyết định..................65
1.2.5. Hệ thống báo cáo kế toán QTCP.............................................................67


iii
1.3. Kế toán QTCP ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam................................................................................................................. 69
1.3.1. Kế toán quản trị chi phí của Mỹ.............................................................69
1.3.2. Kế toán quản trị chi phí của một số nước Châu Âu..............................71

1.3.3. Kế toán quản trị chi phí của một số nước Châu Á.................................73
1.3.4. Bài học kinh nghiệm để hoàn thiện kế toán QTCP cho Việt Nam........76
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 79
2.1.1. Các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...............79
2.1.2. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất trong các doanh nghiệp mía
đường Thanh Hóa ảnh hưởng tới kế toán QTCP............................................85
2.1.2.1. Đặc điểm quy trình sản xuất trong các doanh nghiệp mía đường .......85
2.1.2.3. Đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất ảnh hưởng tới kế toán QTCP 87
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp mía đường Thanh
Hóa .....................................................................................................................89
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần...................................89
2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH......................................90
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp mía đường
Thanh Hóa..........................................................................................................91
2.2. Thực trạng kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa
................................................................................................................................. 93
2.2.1. Nghiên cứu nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp mía
đường Thanh Hóa về kế toán QTCP ...............................................................94
2.2.2. Nhận diện chi phí .....................................................................................98
2.2.3. Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí.......................101
2.2.3.1. Thực trạng xây dựng định mức chi phí...............................................101
2.2.3.2. Thực trạng lập dự toán chi phí............................................................104
2.2.4. Phân bổ chi phí và xác định giá phí sản phẩm ....................................111
2.2.4.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí .......................................................111
2.2.4.2 Phương pháp kế toán chi phí trong các doanh nghiệp mía đường Thanh
Hóa....................................................................................................................112


iv
2.2.4.3 Phân bổ chi phí phụ trợ .......................................................................123

2.2.4.4 Xác định chi phí sản phẩm..................................................................123
2.2.5. Phân tích thông tin về chi phí phục vụ cho quản trị doanh nghiệp....127
2.2.6. Hệ thống báo cáo kế toán QTCP...........................................................128
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía đường
Thanh Hóa............................................................................................................129
2.3.1 Về ưu điểm...............................................................................................129
2.3.2 Tồn tại .....................................................................................................131
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại.............................................................134
3.1. Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa giai
đoạn 2014-2020....................................................................................................138
3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp
mía đường Thanh Hóa........................................................................................142
3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán QTCP...................................................142
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán QTCP.........................................................143
3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía
đường Thanh Hóa................................................................................................144
3.3.1. Hoàn thiện nhận diện chi phí ................................................................144
3.3.1.1 Nhận diện chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động
...........................................................................................................................145
3.3.1.2 Nhận diện chi phí theo khả năng quy nạp cho đối tượng chịu chi phí 151
3.3.2. Hoàn thiện định mức chi phí và lập dự toán sản xuất kinh doanh.....152
3.3.2.1 Hoàn thiện định mức chi phí................................................................152
3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống dự toán chi phí....................................................153
3.3.3. Hoàn thiện việc phân bổ chi phí và xác định chi phí...........................155
3.3.1.1 Hoàn thiện tập hợp chi phí để xác định chi phí...................................155
3.3.3.2 Hoàn thiện việc phân bổ chi phí ..........................................................158
3.3.4. Hoàn thiện về ghi nhận thông tin chi phí .............................................162
3.3.4.1 Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán: ...............................................162
3.3.4.2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán QTCP, sổ kế toán QTCP......164



v
3.3.5. Hoàn thiện phân tích phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp..........166
3.3.5.1 Hoàn thiện phân tích chênh lệch phí....................................................167
3.3.5.2 Hoàn thiện phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng- lợi nhuận.. . .170
3.3.5.3. Hoàn thiện phân tích thông tin phục vụ cho quyết định tiếp tục hay
ngừng sản xuất một sản phẩm..........................................................................174
3.3.6. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí.........................176
3.3.7. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí.............187
3.4. Điều kiện cơ bản để hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía
đường Thanh Hóa...............................................................................................191
3.4.1. Đối với Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa.......................................................191
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa................................192


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA
BHXH
BHYT
BHTN
CP
DN
FAO
KPCĐ

HĐQT
IMA
ISO

UBND
MARD
QLDN
QLPX
QTCP
SCL
SP

SX
SXC
TNHH
TSCĐ
TT
VSSA
WTO

Khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Cổ phần
Doanh nghiệp
Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc
Kinh phí công đoàn
Hội đồng quản trị
Institute of Management Accountants
Tổ chức đường quốc tế
Ủy ban nhân dân
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quản lý doanh nghiệp

Quản lý phân xưởng
Quản trị chi phí
Sửa chữa lớn
Sản phẩm
Sản xuất
Sản xuất chung
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Trực tiếp
Hiệp hội mía đường Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của kế toán tài chính, kế toán quản trị và kế toán chi
phí....................................................................................................................23
Sơ đồ 1.2: Các chức năng cơ bản của nhà quản trị doanh nghiệp..................25
Sơ đồ 1.3: Các cấp độ quản trị và loại quyết định phải thực hiện..................27
Sơ đồ 1.4: Các giai đoạn phát triển kế toán QTCP [44, tr 72].......................30
Sơ đồ 1.5 - Vai trò của dự toán chi phí...........................................................46
Sơ đồ 1.6: Phân bổ chi phí theo phương pháp trực tiếp................................51
Sơ đồ 1.7: Phân bổ chi phí theo phương pháp bậc thang..............................51
Sơ đồ 1.8: Phân bổ chi phí theo phương pháp tương hỗ...............................52
Sơ đồ 1.9: Phương pháp phân bổ chi phí ABC [52, tr 348]...........................56
Sơ đồ 1.10: Mô hình Target costing và chu kỳ phát triển của sản phẩm [52,
tr 394)].............................................................................................................58
Sơ đồ 1.11: Mô hình Kaizen costing...............................................................58
Sơ đồ 1.12: Trình tự các bước phân tích chênh lệch phí................................59

Sơ đồ 1.13: Các bước của quá trình ra quyết định.........................................62
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất đường tại doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa
..........................................................................................................................86
Sơ đồ 2.2: Mô hình nghiên cứu nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí...95
Sơ đồ 2.3: Tập hợp chi phí tại các doanh nghiệp mía đường.......................112
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí....................................188


viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1: Ước tính chi phí theo đồ thị phân tán...........................................40
Đồ thị 1.2: Ước tính chi phí theo phương pháp cực đại – cực tiểu................41
Đồ thị 1.3: Ước tính chi phí theo phương pháp bình phương nhỏ nhất.........42
Đồ thị 1.4 : Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận.............................65
Đồ thị 2.1 Cung cầu đường qua các niên vụ mía............................................79
Đồ thị 2.2: Giá đường Việt Nam so với đường thế giới.................................80
Đồ thị 2.3: Sản lượng đường tỉnh Thanh Hóa qua các năm.................82
Đồ thị 2.4: Doanh thu của các doanh nghiệp mía đường qua các năm..........85
Đồ thị 2.5: Cơ cấu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm đường
........................................................................................................................113
Đồ thị 2.6: Cơ cấu chi phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm đường...........121
Đồ thị 3.1: Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận sản phẩm đường RE
........................................................................................................................172
Đồ thị 3.2: Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận sản phẩm đường RS
........................................................................................................................173
Đồ thị 3.3: Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận sản phẩm đường
vàng................................................................................................................174



ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị [44, tr 71].............29
Bảng 1.2: Mẫu báo cáo bộ phận.....................................................................61
Bảng 1.3: So sánh việc ứng dụng kế toán QTCPcủa Mỹ và Nhật..................74
Bảng 2.1: Hệ thống chỉ tiêu quản lý của ngành mía đường Việt Nam..........80
Bảng 2.2: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..................................101
Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất chung năm 2014 ............................................107
Bảng 2.4 Mục tiêu chung năm 2014.............................................................107
Bảng 2.5: Dự toán sản lượng sản xuất 2014 ................................................108
Bảng: 2.6 Thanh toán tiền mía nguyên vật liệu vụ 2013-2014....................114
Bảng 2.7: Tiền lương và các khoản phụ cấp.................................................116
Bảng 2.8: Các khoản mục chi phí tài chính năm 2013.................................121
Bảng 2.9: Các khoản mục chi phí khác năm 2013........................................123
Bảng 2.10 - Giá thành sản phẩm đường RS tháng 12 năm 2013.................125
Bảng 2.11: Phân tích các chỉ tiêu tài chính...................................................127
Bảng 3.1 Dự báo cung cầu đường Việt Nam năm 2014...............................138
Bảng 3.2: Nhận diện chi phí..........................................................................145
Bảng 3.3: Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt
động tại công ty CP mía đường Lam Sơn....................................................148
Bảng 3.4: Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt
động tại công ty CP mía đường Nông Cống................................................149
Bảng 3.5: Dự toán linh hoạt sản xuất đường RS (tấn) tháng 3 năm 2014. . .155
Bảng 3. 6: Chi phí điện phân bổ cho các sản phẩm sau đường....................159
Bảng 3.7: Xác định giá thành theo biến phí sản xuất và theo biến phí trong
giá thành toàn bộ............................................................................................161
Bảng 3.8: Phiếu báo thay đổi định mức vật tư .............................................162
Bảng 3.9: Phiếu theo dõi lao động đối với công nhân trực tiếp...................163
Bảng 3.10: Phiếu kê chi tiết tiền lương vượt định mức................................163

Bảng 3.11: Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận............171


x
Bảng 3.12: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 loại sản phẩm.............................175
Bảng 3.13: Báo cáo kết quả kinh doanh 2 loại sản phẩm.............................175
Bảng 3.14: Phân tích chênh lệch tiếp tục hay ngừng sản xuất.....................176
Bảng 3.15: Báo cáo kết quả kinh doanh theo Nhà máy ...............................178
Bảng 3.16: Báo cáo kết quả kinh doanh theo phân xưởng...........................178
Bảng 3.17: Báo cáo kết quả kinh doanh theo đơn vị sản phẩm....................180
Bảng 3.18 - Báo cáo nguồn cung mía nguyên liệu tại vùng mía Cẩm Thủy
........................................................................................................................181
Bảng 3.19: Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của
các sản phẩm Đường.....................................................................................182
Bảng 3.20: Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp .........184
Bảng 3.21: Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất chung.................184
Bảng 3.22 Báo cáo phân tích biến động chi phí bán hàng, chi phí QLDN. .185
Bảng 3.23 Báo cáo phân tích chi phí so với doanh thu................................185
Bảng 3.24 - Báo cáo phân tích biến động kết quả sản xuất..........................186
Bảng 3.25 - Báo cáo phân tích nguyên nhân biến động kết quả sản xuất....186
Bảng 3.26: Báo cáo phân tích thông tin thích hợp........................................187


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luân án nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đã và đang đặt ra cho các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp mía đường nói riêng nhiều cơ hội song
cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện

mới, đòi hỏi các doanh nghiệp mía đường cần cải tiến, đổi mới phương thức quản lý,
sử dụng có hiệu quả các công cụ quản trị, giúp cho nhà quản trị thực hiện chiến lược
kinh doanh, mở rộng thị trường phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Kế
toán nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng là một trong những công cụ quan
trọng trong cung cấp thông tin hữu ích để các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết
định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị
chi phí cần xác định đúng, đủ các nguồn lực đã tiêu hao trong quá trình sản xuất: Làm
thế nào để xác định chi phí trong các doanh nghiệp một cách khoa học hợp lý; xây
dựng định mức và lập dự toán chi phí và phân tích chi phí để phục vụ cho yêu cầu
kiểm soát chi phí; nhận diện thông tin từ đó đưa ra các quyết định điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh phù hợp là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm.
Sản xuất đường là một trong những ngành có thời gian hình thành và phát
triển lâu dài ở Việt Nam cũng như một số nước khác trên thế giới bởi vai trò quan
trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thực phẩm và nhu cầu tiêu thụ
của người dân. Sau khoảng thời gian tăng trưởng mạnh, từ năm 2013 trở lại đây, các
doanh nghiệp mía đường đang đứng trước tình trạng cung vượt quá cầu, lượng hàng
tồn kho ứ đọng lớn lên đến hơn 500 nghìn tấn, giá thành trung bình của đường ở
Việt Nam cao hơn từ 20% - 40% so với các nước lân cận. Bên cạnh đó, theo lộ trình
gia nhập AFTA, cùng với việc ra nhập WTO đến năm 2015 mức thuế nhập khẩu
đường chính ngạch giảm về 5% và áp dụng chính sách quota linh hoạt thay đổi
theo hướng tăng lên tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ nội địa. D o đó, các doanh
nghiệp sản xuất đường ngày càng phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt từ
các sản phẩm đường nhập ngoại với chất lượng tốt và giá cả phù hợp. Đứng trước
thế và lực như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp mía đường phải chủ động, linh hoạt
nắm bắt như cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát chi phí hiệu
quả, ra các quyết định kinh doanh phù hợp.


2
Thanh Hoá là một tỉnh có vùng mía nguyên liệu lớn nhất cả nước, địa bàn

nguyên liệu không tập trung, với 30.000 ha, trải khắp 18 huyện trung du hoặc miền
núi với gần 200 xã, thị trấn và 17 nông, lâm trường. Điều này sẽ khó khăn trong công
tác kiểm soát chi phí mía nguyên liệu, làm tăng giá thành mía nguyên liệu. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp mía đường có quy trình sản xuất khép kín, sản phẩm
đường tạo ra phụ thuộc vào hàm lượng đường trong mía cây, quá trình sản xuất tạo
ra sản phẩm đường và các sản phẩm phụ. Vì vậy các nhà quản trị rất cần những
thông tin của từng loại sản phẩm để xác định chi phí cũng như phân tích chi phí phù
hợp cho việc ra quyết định.
Hiện nay, kế toán quản trị trong doanh nghiệp mía đường địa bàn tỉnh Thanh
Hóa chưa được thực hiện một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống. Như vậy, khi nhà
quản trị doanh nghiệp mía đường cần các thông tin hữu ích phục vụ cho việc kiểm
soát chi phí hay ra các quyết định kinh doanh, thì kế toán quản trị chi phí cung cấp
chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Để kế toán quản trị chi phí nhằm đáp ứng tốt
nhất cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp đòi hỏi sự nỗ lực từ hai phía: nhu cầu thông
tin kế toán quản trị chi phí của nhà quản trị doanh nghiệp và sự đáp ứng tốt nhất nhu
cầu thông tin từ phía người làm kế toán thông qua công tác chuyên môn và sự phối
hợp giữa các phần hành kế toán quản trị chi phí cũng như các bộ phận khác trong
doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
mía đường là cần thiết bởi vai trò quan trọng của kế toán quản trị chi phí cung cấp
thông tin cho nhà quản trị xây dựng định mức chi phí, lập dự toán chi phí phù hợp,
phân bổ chi phí, xác định chi phí và phân tích chi phí phục vụ cho việc ra quyết
định góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa”.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Kế toán quản trị chi phí hình thành và phát triển cùng với sự phát triển cùng
với sự ra đời và phát triển của kế toán. Đã có rất nhiều các nghiên cứu về kế toán
quản trị chi phí trên thế giới cũng như trong nước, tuy nhiên kế toán quản trị chi phí
thực sự phát triển trên cả mặt lý luận và thực tiễn từ giữa thế kỷ 20, cụ thể:



3
2.1. Các nghiên cứu về nhận diện chi phí
Robert N. Anthony (1956) với bài tham luận về AAA’s Committee on Costs
concepts, Anthony đã đưa ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu về các khía cạnh
ảnh hưởng của mối quan hệ trao đổi thông tin (communication) và động cơ thúc đẩy
(motivation) trong việc tính toán chi phí. Ông xác định nhận diện chi phí là yếu tố
cơ bản quyết định đến nội dung kế toán quản trị. Khi xem xét hành vi của các nhà
quản lý doanh nghiệp cũng như các công nhân của họ, ông đưa ra nhận định rằng
vai trò của các nhà quản lý còn rất mờ nhạt, chưa đưa ra đánh giá về kết quả hoạt
động của đơn vị mình. Sở dĩ như vậy vì khoảng cách giữa kết quả hoạt động thực tế
và mục tiêu kế hoạch kinh doanh chưa được định nghĩa một cách rõ ràng. Từ đây,
vai trò của kế toán quản trị lại một lần nữa được nhấn mạnh. Anthony còn khẳng
định kế toán quản trị không chỉ thể hiện trong phạm vi hẹp là các doanh nghiệp sản
xuất và còn rất quan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, các tổ chức
phi lợi nhuận. [67]
A.E Fok Kam (1988) trong nghiên cứu “Management Accounting for the
Sugar Cane Industry” đề cập đến quá trình sản xuất mía với các yếu tố chi phí đầu
vào như: đất đai, máy móc, nhân sự, phân bón, vốn. Tác giả đã phân tích chi phí theo
công đoạn sản xuất mía bao gồm: (1) Chi phí mặt bằng; (2) Chi phí đất đai; (3) Chi
phí chăm sóc; (4) Chi phí thu hoạch. Ứng với mỗi công đoạn trên lại được chia theo
từng hoạt động nhỏ chẳng hạn Chi phí chăm sóc gồm chi phí phân bón, nước tưới,
làm cỏ,… Việc phân bổ chi phí được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp theo tiêu thức
diện tích trồng mía và khối lượng mía thu hoạch. Tác giả còn phân tích chi phí theo
các trung tâm trách nhiệm, trong đó mỗi bộ phận, phòng ban phát sinh chi phí cần
phân tích theo từng bộ phận đó để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm. Tuy
nhiên nghiên cứu này chỉ đề cập đến ngành công nghiệp trồng mía mà chưa đề cập
đến ngành công nghiệp sản xuất đường. Hơn nữa nghiên cứu phù hợp trong bối cảnh
hình thành các doanh nghiệp trồng mía còn thực tế hiện nay hoạt động trồng mía ở

nước ta phần lớn được thực hiện theo phương thức khoán gọn cho hộ nông dân. [46]
Vvchudovets (2013) trong nghiên cứu “Current state and prospects of cost
accounting development for sugar industry enterprise” đã đề cập đến thực trạng và
những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán chi phí trong doanh nghiệp


4
công nghiệp đường. Trong đó các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển của kế toán quản
trị trong doanh bao gồm đặc điểm kinh doanh, cơ cấu quản lý, con người và máy
móc thiết bị. Tác giả chỉ rõ trong phân loại và ghi nhận chi phí tồn tại các phương
thức khác nhau. Sự khác nhau là do tính phức tạp trong quá trình xác định chi phí
và phân bổ chi phí sản xuất, do trình độ của nhân viên kế toán và ứng dụng công
nghệ kế toán hiện đại. Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết và thực tiễn, tác giả định
hướng giải pháp nhận diện chi phí trong mỗi công đoạn của quá trình sản xuất
đường. Tuy nhiên nghiên cứu đề cập đến kế toán chi phí bao gồm cả kế toán tài
chính và kế toán quản trị mà chưa đi sâu vào kế toán quản trị chi phí. Bên cạnh đó
nghiên cứu chưa đề cập đến nhân tố nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong các
doanh nghiệp công nghiệp đường, đây là nhân tố quan trọng sẽ chi phối đến nội
dung của kế toán chi phí nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng. [72]
Michael W Maher (2000) trong nghiên cứu “Management accounting
education at the Millennium” đã chỉ ra sự cần thiết trong công tác giáo dục kế toán
quản trị trong thời đại hiện nay. Theo đó, kế toán quản trị định hướng cho việc kiểm
soát chi phí trong tổ chức, ông đã kết luận có thể dùng 3 cách phân loại chi phí khác
nhau cho các mục đích kiểm soát chi phí, bao gồm: (1) Chi phí chênh lệch; (2) chi
phí toàn bộ; (3) Chi phí trách nhiệm. Từ đó ông xác định các quy trình phân tích
thông tin chi phí thông qua báo cáo phân tích chi phí, báo cáo đánh giá trách nhiệm
quản lý. Đây là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức
góp phần vào công tác kiểm soát chi phí của tổ chức đó. Maher cho rằng sự phát
triển của kế toán quản trị hiện đại không thể thiếu vai trò của toán học. Tuy nhiên
nghiên cứu chỉ dừng lại về mặt lý thuyết mà chưa vạn dụng vào thực tiễn các doanh

nghiệp. [62]
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phí
vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam”. Luận án đã đi
sâu vào phân tích kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực đặc thù là vận tải hàng
hóa. Tác giả đã phân loại chi phí theo 2 cách: (1) theo mối quan hệ giữa chi phí với
mức độ hoạt động; (2) theo cách ứng xử chi phí. Theo đó căn cứ để xác định biến
phí hay định phí là số km hoặc tấn/km vận chuyển. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề
cập đến phương pháp ước tính chi phí nào là phù hợp đối với doanh nghiệp vận tải


5
khi tách chi phí hỗn hợp mà tác giả giới thiệu các phương pháp: phương pháp cực
đại – cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán để
doanh nghiệp vận tải tự lựa chọn. [24]
2.2 Các nghiên cứu về dự toán chi phí
Horngen, Foster, Datar, Rajan, Ittner (2008) trong nghiên cứu “Cost
Accounting Managerial Emphasis” đã đề cập đến việc lập dự toán tổng quát trong
doanh nghiệp. Xuất phát từ chiến lược chung của doanh nghiệp kế toán quản trị sẽ
lập dự toán tổng quát, sau đó từ dự toán tổng quát sẽ lập các dự toán cụ thể, bao
gồm: (1) Dự toán hoạt động sản xuất (Dự toán sản xuất, dự toán doanh thu, dự toán
mua vào, dự toán giá vốn, dự toán chi phí hoạt động, dự toán báo cáo kết quả kinh
doanh); (2) Dự toán vốn; (3) Dự toán tài chính (Dự toán dòng tiền, dự toán bảng cân
đối, dự toán báo cáo lưu chuyển tiền). Nghiên cứu cũng chỉ rõ dự toán có thể lập
chung cho các hoạt động hoặc dự toán riêng cho các bộ phận tùy thuộc vào nhà
quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh việc xây dựng dự toán linh hoạt trong các doanh
nghiệp sản xuất, Horngen và các cộng sự còn đề cập đến dự toán linh hoạt và vai trò
của dự toán linh hoạt trong các doanh nghiệp dịch vụ. [50]
Moolchand Raghunandan, Narendra Ramgulam, Koshina Raghunandan,
Mohammed (2012) với bài báo “Examining the Behavioural Aspects of Budgeting
with particular emphasis on Public Sector/Service budgets” nhóm tác giả đã đưa ra

nhận định rằng: Lập dự toán là một khâu của kế toán quản trị, chất lượng của dự
toán không chỉ phụ thuộc vào phương pháp lập dự toán mà còn ảnh hưởng bởi hành
vi của những người lập dự toán. Việc lập dự toán gắn liền với mục tiêu của doanh
nghiệp, chính thức hóa các mục tiêu của doanh nghiệp. Quá trình lập dự toán thúc
đẩy sự phối hợp, hợp tác của các bộ phận với những thông tin liên quan nhằm đạt
được mục tiêu cụ thể của từng bộ phận, có 3 mô hình lập dự toán ngân sách: (1) mô
hình lập dự toán từ trên xuống; (2) mô hình lập dự toán từ dưới lên; (3) mô hình
thỏa thuận. Nhóm tác giả khẳng định việc lập dự toán còn là kênh kiểm soát chi phí
và đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận thông qua việc xác định mức độ sai
lệch giữa thực tế và dự toán để kiểm tra. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ để cập đến
việc lập dự toán ở lĩnh vực dịch vụ công mà chưa đề cập đến các ngành sản xuất


6
công nghiệp. Bên cạnh đó bài báo đề cập đến dự toán tĩnh mà chưa đề cập đến dự
toán linh hoạt. [64]
Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh (2012) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế” đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan trọng
và cần thiết trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt. Theo đó mô hình lập dự toán
trong các doanh nghiệp này là mô hình từ dưới lên (xuất phát từ đơn vị cơ sở) với
các loại dự toán: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân
công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí quản lý doanh
nghiệp. Tác giả cũng cho rằng việc xây dựng dự toán linh hoạt cho ngành đường sắt
hiện nay là cần thiết nhằm kiểm soát chi phí đồng thời giúp các nhà quản trị xác
định sự thay đổi các mức vận chuyển tác động đến như thế nào đến chi phí cũng
như đánh giá được kết quả hoạt động [1]. Nguyễn Phú Giang (2013) nghiên cứu về
“Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” cho rằng lập dự toán cần xét theo quy mô của doanh
nghiệp, cụ thể: (1) Đối với doanh nghiệp thép siêu nhỏ không cần lập dự toán; (2)

Đối với doanh nghiệp thép quy mô nhỏ nên lập dự toán tĩnh với mô hình dự toán ấn
định thông tin từ trên xuống; (3) Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn lập cả dự
toán tĩnh và dự toán linh hoạt và có thể áp dụng các mô hình dự toán: mô hình dự
toán từ trên xuống, mô hình dự toán từ dưới lên và mô hình kết hợp. Tuy nhiên tác
giả cho rằng xây dựng dự toán cần thiết cho các đơn vị kể cả doanh nghiệp siêu
nhỏ, đồng thời xây dựng dự toán cần xuất phát từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp
trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp [17].
2.3. Các nghiên cứu về phân bổ chi phí, xác định giá phí
Akira Nishimura (2003), trong nghiên cứu “Management Accounting feed
forward and Asian perspectives” đã đề cấp đến sự phát triển của kế toán quản trị
ở châu Á mà điển hình là Nhật. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra lý do của sự phát triển
trên chịu sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, đặc tính, quan điểm, phương
thức quản lý khác nhau đã hình thành phương pháp xác định chi phí mục tiêu
(Target costing). Ông đã chứng minh sự thành công trong việc áp dụng phương
pháp chi phí mục tiêu của các công ty lớn ở Nhật khi tham gia vào thị trường


7
quốc tế. Đồng thời tác giả nêu sự ảnh hưởng của Target costing đối với các công
ty lớn của các nước châu Á khác. Thông qua nghiên cứu, Akira Nishimura cũng
đã đề cập đến xu hướng phát triển kế toán quản trị đó là kế toán quản trị gắn liền
với quản trị doanh nghiệp đặc biệt là quản trị chiến lược. Tuy nhiên nghiên cứu
đề cập sâu vào sự áp dụng của Target costing để kiểm soát chi phí mà chưa
nghiên cứu đến các khía cạnh khác của kế toán quản trị [44].
Naughton-Travers, Joseph P.(2009) trong nghiên cứu “Activity-Based
Costing: The new Management Tool” đề cập đến các thông tin và tính ưu việt của
phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động. Trong đó giá thành theo phương pháp
ABC bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ (chi phí sản xuất, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) được phân bổ dựa trên mức thực tế cho mỗi
hoạt động và mức đóng góp cho mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm. Như vậy việc vận dụng phương pháp ABC phân bổ chi phí sẽ mang lại
kết quả giá thành chính xác hơn [65].
Sorinel Capusneanu - Artifex, Bucuresti, Rumani (2012) trong nghiên cứu
“Implementation Opportunities of Green Accounting for Activity - based costing in
Romani” đề cập đến việc xác lập chi phí hoạt động và sự khác biệt của so với các
phương pháp truyền thống, phương pháp ABC trước hết quy tập toàn bộ chi phí
trực tiếp, chi phí trong các hoạt động gián tiếp (như: chạy máy, lắp ráp, kiểm tra
chất lượng, ...) được xác định bởi giám đốc vận hành đối với mỗi hoạt động của tổ
chức, sau đó phân bổ các chi phí hoạt động này vào từng sản phẩm, dịch vụ, hay
vào các đối tượng tạo ra hoạt động đó, thông qua các nguồn phát sinh chi phí (cost
driver). Đồng thời đề cập đến vai trò của kế toán môi trường và việc vận dụng kế
toán môi trường được thêm vào tại mỗi hoạt động cụ thể. Phương pháp ABC cho
phép kế toán xác định chính xác hơn chi phí sản xuất thực tế, thể hiện rõ sự ảnh
hưởng của từng hoạt động đến môi trường tại Rumani [69].
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải
hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam”đã nghiên cứu phương
pháp phân bổ chi phí theo hoạt động (ABC), tác giả cho rằng phương pháp này sẽ
giúp doanh nghiệp vận tải quản trị chi phí tốt hơn, thông tin chi phí chính xác hơn.
Tác giả đã xác định các hoạt động, tỷ lệ phân bổ cho các hoạt động (chi phí tiếp


8
nhận và xử lý đơn hàng phân bổ theo số lượng đơn hàng; chi phí dịch vụ khách
hàng phân bổ theo số lượng khách hàng) khi thực hiện dịch vụ vận tải. Mặc dù tác
giả khẳng định phương pháp ABC trong doanh nghiệp vận tải là rất tốt, tuy nhiên
nghiên cứu cho rằng hiện tại các doanh nghiệp vận tải vẫn nên áp dụng các phương
pháp xác định chi phí truyền thống và chuẩn bị các điều kiện để tiếp cận dần
phương pháp hiện đại.[24]. Nguyễn Phú Giang (2013) “Xây dựng mô hình kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” nghiên cứu phương pháp xác định giá phí dựa vào quy mô của doanh

nghiệp sản xuất thép. Theo đó, nhóm doanh nghiệp thép có quy mô nhỏ và vừa nên
áp dụng phương pháp chi phí thực tế, các doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô lớn
nên áp dụng phương pháp chi phí thực tế kết hợp với định mức. Đồng thời các
doanh nghiệp sản xuất thép nên áp dụng phương pháp chi phí của Kaizen nhằm loại
bỏ những chi phí không cần thiết, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí.
Nghiên cứu cho rằng phương pháp chi phí Kaizen rất phù hợp khi áp dụng với
doanh nghiệp sản xuất thép ở Thái Nguyên. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập
được các bước trong tiến trình thực hiện cắt giảm chi phí một cách cụ thể [17].
2.4. Các nghiên cứu về phân tích chi phí
Akira Nishimura (2003) trong nghiên cứu “Management Accounting feed
forward and Asian perspectives” đã chứng minh khi kinh tế ngày càng phát triển,
các nhà quản trị ngày càng phải đối mặt với những quyết định trong quản lý phức
tạp. Nhà quản trị cần có nhu cầu sử dụng thông tin để ra quyết định một cách khoa
học, hợp lý và có hệ thống. Do vậy, cần có sự kết hợp giữa kế toán và quản trị trong
việc tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí. Điều này có thể thực hiện khi áp dụng
phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thông qua việc sử dụng đồ
thị phương trình tuyến tính trong điều kiện sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau. Cụ
thể, tác giả so sánh sự áp dụng trong các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp
Mỹ về phương pháp phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (lý
thuyết của việc ra quyết định và phương trình toán học); phân tích chi phí (phân tích
hồi quy, phân tích hồi quy đa biến). Theo đó các doanh nghiệp Mỹ áp dụng các
phương pháp hồi quy, phương trình toán học nhiều hơn so với các doanh nghiệp
Nhật Bản [44].


9
Marjanovic, T. Riznic, Z. Ljutic (2013), trong nghiên cứu “Validity of
information base on (CPV) analysis for the needs of short - term business decision
making”, đã đề cập đến vai trò của phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn là công cụ quan trọng và phổ biến trong quá
trình ra quyết định ngắn hạn. Marjanovic và các cộng sự cho rằng phân tích mối

quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận dựa trên ước lượng kế toán trong việc ứng
xử chi phí ngắn hạn trong khoảng thích hợp của khối lượng các hoạt động mà cốt
lõi là chi phí biến đổi. Trong khoảng thích hợp thì chi phí, thu nhập và khối lượng
hoạt động gần như có mối quan hệ đường thẳng và chi phí được chia thành chi phí
biến đổi, chi phí cố định. Nếu khoản thích hợp là nhỏ thì tổng chi phí cũng có
phương trình đường thẳng. Vì vậy việc đưa ra giả thuyết về mối quan hệ đường
thẳng của chi phí trong ngắn hạn mang lại nhiều lợi ích: (1) Xác định nhanh chóng
tổng chi phí tại nhiều mức độ hoạt động; (2) Chi phí biến đổi là bằng nhau cho
mỗi đơn vị khối lượng hoạt động. Nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm hạn chế của
việc phân tích dựa trên chi phí biến đổi và hạn chế của thông tin khi sử dụng phân
tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở mặt lý thuyết và ví dụ minh họa mà chưa ứng d ụng thực tế vào phân
tích tại một lĩnh vực hoặc loại hình doanh nghiệp cụ thể nào. [61]
Vũ Thị Kim Anh (2012) trong nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế” đã phân tích chi phí vận tải để ra quyết định kinh doanh: (1) Phân
tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận; (2) Xác định giá cước vận tải theo
biến phí toàn bộ. Khi phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận tác giả đã
phân tích sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, vùng an toàn, đòn bẩy kinh doanh,
điều này rất hữu ích đối với các nhà quản trị vận tải đường sắt vì hạn chế được rủi ro
hoạt động, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững. Khi xác định giá cước vận tải
theo biến phí toàn bộ tác giả cho rằng cần xác định phạm vi linh hoạt của giá cước
vận tải trong các trường hợp: Khi năng lực vận tải còn dư thừa; hoạt động trong điều
kiện khó khăn; phải cạnh tranh với các loại vận tải khác. Tuy nhiên nghiên cứu chưa
đi sâu phân tích các thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định: chấp nhận hay từ
chối đơn hàng vận tải; tự thực hiện hợp đồng hay thuê ngoài thực hiện. [1]


10
2.5. Các nghiên cứu về báo cáo kế toán quản trị chi phí

Wim A. Van der Stede, (2011) trong tác phẩm “Management Accounting
Research in the Wake of the Crisis” đã đưa ra những phản ánh về cơ hội, thách thức
cho kế toán quản trị sau khủng hoảng kinh tế thế giới. Theo nhận định của tác giả
các thông tin của kế toán quản trị không chỉ phục vụ cho các nhà quản lý bên trong
doanh nghiệp, mà ngày càng mở rộng cho các đối tượng bên ngoài (nhà đầu tư, cơ
quan quản lý Nhà nước,…). Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều
biến động, sức ép từ những quy định về việc công khai báo cáo tài chính làm cho
các công ty cố gắng chỉ công bố những mặt tốt đẹp, chọn lọc những điểm nổi trội
đưa lên các báo cáo (kể cả những báo cáo của kế toán quản trị - nguồn thông tin lâu
nay chỉ được các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp sử dụng, với thông tin tương
đối chính xác, phục vụ cho quá trình ra quyết định của doanh nghiệp). Do vậy, cần
có hệ thống quy định cụ thể, rõ ràng không chỉ đối với hệ thống kế toán tài chính,
mà cả kế toán quản trị [70].
Alkinson, Kaplan & Young (2008), trong nghiên cứu “Management
accounting” đề cập đến kế toán trách nhiệm bao gồm: Thông tin và trách nhiệm
nhằm thu thập, báo cáo và đánh giá các thông tin mang tính nội bộ cho các cấp quản
lý trong doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt
thông tin nhằm tập hợp, phân tích và báo cáo thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị của
các cấp quản trị trong doanh nghiệp. Về mặt trách nhiệm nhằm đánh giá thành quả
của các bộ phận cũng như trách nhiệm của nhà quản lý bộ phận. Để kết hợp được
thông tin và trách nhiệm nhóm tác giả đã đề cập đến sự phân cấp quản lý trong tổ
chức, theo đó từng bộ phận được phân cấp cần lập báo cáo trách nhiệm cho nhà
quản trị cấp cao hơn về các nội dung phát sinh tại bộ phận mình. Nghiên cứu đã chỉ
ra sự cần thiết quả báo cáo trách nhiệm trong công tác quản trị doanh nghiệp. Thông
qua báo cáo nhà quản lý cấp cao sẽ sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả
của các bộ phận trong tổ chức. Tuy nhiên nghiên cứu mới đề cập đến hệ thống báo
cáo bộ phận mà chưa đề cập đến các loại báo cáo khác trong doanh nghiệp [43].
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) trong nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị
chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam ” đã đề cập
đến hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí vận tải, theo đó hệ thống bao gồm;



11
(1) báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý; (2) báo cáo cung cấp thông tin cho việc
xây dựng kế hoạch; (3) báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh
giá; (4) báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định. ứng với mỗi loại
báo cáo tác giả đã đề cập đến cơ sở và căn cứ lập cũng như tác dụng của từng loại
báo cáo. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến tần xuất của các loại báo cáo này khi
cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp vận tải [24]. Tác giả Vũ Thị Kim
Anh (2012) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải tại các
doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
đã đề xuất hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp vận tải,
bao gồm (1) Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: Báo cáo dự toán
trung tâm chi phí, báo cáo dự toán trung tâm chi phí, báo cáo dự toán chi phí theo
loại hình vận chuyển; (2) Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí thông
qua báo cáo tình hình thực hiện chi phí của trung tâm chi phí; (3) Báo cáo phục vụ
cho việc ra quyết định của nhà quản lý thông qua báo cáo phân tích chênh lệch chi
phí vận tải. Tuy nhiên tác giả mới so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán để
xác định chênh lệch mà chưa phân tích nhân tố nào (nhân tố lượng, nhân tố giá,
nhân tố mức tiêu hao) tác động làm phát sinh chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến
chênh lệch chi phí cũng như các báo cáo cung cấp thông tin thích hợp. Điều này làm
hạn chế quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý. [1]
Một số tồn tại trong các nghiên cứu liên quan đến kế toán QTCP trong
các lĩnh vực và trong lĩnh vực mía đường.
Các công trình nghiên cứu về và kế toán quản trị chi phí được các tác giả
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau từ tổng quát đến từng lĩnh vực, từng phương
pháp vận dụng cụ thể. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu nào về kế toán
quản trị chi phí áp dụng cho các doanh nghiệp mía đường nói chung và mía đường
Thanh Hóa nói riêng. Đây là một lĩnh vực với nhiều đặc thù như sản xuất nhiều
công đoạn, mỗi công đoạn sẽ có thể cho ra những sản phẩm khác nhau... yêu cầu

cần quản lý, kiểm soát chi phí một cách hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, ngành
công nghiệp chế biến mía đường đang mất dần lợi thế cạnh tranh, thị trường có khả
năng bị thu hẹp, do vậy việc hoàn thiện kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin hữu
ích cho nhà quản trị là rất cần thiết. Nghiên cứu của A.E Fok Kam (1988) đề cập đến


12
kế toán quản trị trong ngành mía đường nhưng lại đề cập sâu trong quá trình sản xuất
mía theo từng công đoạn từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch của các doanh nghiệp
[46]. Nghiên cứu của Vvchudovets (2013) đã đề cập đến ngành công nghiệp đường
nhưng đề cập sâu tới các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí mà chưa đề cập sâu
vào nội dung của kế toán quản trị chi phí [72]. Hơn nữa, cả 2 công trình này chưa
nghiên cứu cụ thể các phương pháp kế toán quản trị trong điều kiện phát triển kinh
tế và hệ thống quản lý của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong các công trình này, các tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của
kế toán quản trị chi phí và đề xuất phương hướng ứng dụng kế toán quản trị chi phí
vào các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu phù hợp với bối cảnh cụ thể của đề
tài nghiên cứu mà chưa đi sâu vào nội dung kế toán quản trị chi phí với vai trò cung
cấp thông tin phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. Chưa coi nhu cầu thông tin của
nhà quản trị làm tiền đề cho sự hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, chưa đề cập sâu
rộng mối quan hệ giữa quản trị chi phí và kế toán quản trị chi phí.
Hầu hết các công trình nghiên cứu chưa vận dụng phương pháp định lượng
trong đánh giá nhu cầu thông tin về kế toán quản trị chi phí của các nhà quản trị
doanh nghiệp, chưa vận dụng phương pháp SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức gắn liền với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp làm
tiền đề cho việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí. Các công trình nghiên cứu chưa
đề cập đến góc độ giá chuyển giao nội bộ, kế toán môi trường trong kế toán quản trị
chi phí, chưa lập dự toán cho các khoản chi phí tài chính, chi phí khác phát sinh
trong kỳ, chưa phân tích sâu, rộng sự biến động của từng yếu tố chi phí, chưa đi sâu
nghiên cứu về báo cáo bộ phận để đánh giá hiệu quả bộ phận. Khi áp dụng phương

pháp xác định giá phí hiện đại, nghiên cứu của Nguyễn Phú Giang (2013) đã đề cấp
đến phương pháp chi phí Kaizen khi áp dụng với doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên
nghiên cứu chưa đề cập cụ thể các bước trong tiến trình thực hiện cắt giảm chi phí
[17]. Đối với nội dung báo cáo kế toán quản trị chi phí, tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Lan (2012) đã đề xuất hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí áp dụng cho các
doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích sự ảnh hưởng của các
nhân tố làm phát sinh chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến chênh lệch và chưa dề
cập đến tần suất của báo cáo kế toán quản trị chi phí [46].


13
Đây chính là “khoảng trống” mà luận án sẽ tập trung hoàn thiện kế toán quản
trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên đại bàn tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở
các nghiên cứu của thế giới, luận án có sự kế thừa các lý luận về bản chất kế toán
quản trị chi phí. Từ đó, phát triển kế toán quản trị chi phí phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp mía đường nói riêng.
Để hoàn thiện được kế toán quản trị chi phí áp dụng trong các doanh nghiệp theo
từng lĩnh vực cụ thể, cần đi sâu phân tích đặc điểm ngành, đặc điểm tổ chức sản xuất,
nhu cầu thông tin của các cấp quản trị và khả năng áp dụng các phương pháp kế toán
quản trị chi phí cụ thể. Thông qua các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi
phí trong và ngoài nước, tác giả đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn
thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và phát triển các lý luận chung về kế toán quản
trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất.
Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong
các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, luận án đề
ra phương hướng và giải pháp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm những vấn đề lý luận về kế toán quản
trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất, thực trạng về kế toán quản trị chi phí tại
các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, phương hướng để hoàn
thiện kế toán quản trị chi phí tại các doanh mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Luận án nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí, trong đó tập
trung nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí giai đoạn sản xuất ra đường trong các
doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, gồm: Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn, công ty cổ phần mía đường Nông Cống, công ty TNHH mía
đường Việt Nam - Đài Loan.
Về thời gian: Nghiên cứu khái quát lịch sử phát triển ngành mía đường đồng
thời dựa vào chiến lược phát triển của các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh


×