Tải bản đầy đủ (.docx) (158 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 158 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM ĐỨC HUY

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT THỊ XÃ ĐƠNG TRIỀU,TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Quang Học

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.


Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Đức Huy

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự lỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
hướng chu đáo, tỉ mỉ của các quý thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình, cùng nhiều ý kiến đóng
góp quý báu một số cá nhân và tập thể để giúp tơi hồn thành bản luận văn này.

Trước hết tôi xin trân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Học – Trưởng
bộ môn Quy hoạch đất đai - Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cơ
giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai - Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam giúp tơi hồn chỉnh luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Phịng Tài nguyên và Môi trường thị xã
Đông Triều đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện và hồn thành đề tài.

Tơi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều
kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn


Phạm Đức Huy

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. iii
Mục lục.......................................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................... vii
Danh mục bảng....................................................................................................................... viii
Danh mục hình........................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... x
Thesis abstract......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài..................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài...................................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận của việc lập quy hoạch sử dụng đất....................................4

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại quy hoạch sử dụng đất.....................4
2.1.2. Căn cứ, mục tiêu và nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
9

2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...10
2.1.4. Trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất..........................................10
2.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác. 11
2.2.

Tình hình thực hiện QHSDĐ................................................................................ 16

2.2.1. Tình hình thực hiện QHSDĐ của một số nước trên thế giới................16
2.2.2. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam......................17
2.2.3. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Quảng Ninh............................20
2.3.

Một số vấn đề cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch

sử dụng đất………………………………………………………………..…….21
2.3.1. Mức độ phù hợp của các phương án quy hoạch sử dụng đất...........21
2.3.2. Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất..............................22
2.3.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường..............................................................22


iv


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................24
3.1.

Nội dung nghiên cứu của đề tài........................................................................24

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đơng Triều....................24
3.1.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai của thị xã Đông Triều......................24
3.1.3.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị xã

Đông Triều giai đoạn 2011-2015……………………………………………
3.1.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch

.24

sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015………………………..

3.2.

.......................................................................................................................................... 24
Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25

3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu......................................................... 25
3.2.2. Phương pháp chuyên gia..................................................................................... 25
3.2.3. Phương pháp thống kê và phân tích xử lý tổng hợp số liệu...............25

3.2.4. Phương pháp minh họa bản đồ......................................................................... 26
PHẦN 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................27
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều..................... 27

4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 27
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.............................................................. 32
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và mơi trường
của thị xã Đơng Triều…………………………………………………………

4.2.

.......................................................................................................................................... 36
Tình hình quản lý và sử dụng đất của thị xã Đơng Triều .......................37

4.2.1. Tình hình thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về đất đai.................38
4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất............................43

4.3.1. Khái quát chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.....................43
4.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015
45

4.3.2.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015..........................................48
4.3.3. Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất năm 2016............................62
4.4.

Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của những


4.4.1.

.......................................................................................................................................... 72
Những mặt được...................................................................................................... 72

tồn tại thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất…………………………..

4.4.2. Những tồn tại, hạn chế..........................................................................................72
4.4.3.
4.5.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế...................................................73
Đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch

sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất……………………………………………. 74

4.5.1. Giải pháp về bảo vệ môi trường.......................................................................74


v


4.5.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư..........................................................75
4.5.3. Giải pháp về khoa học – công nghệ...............................................................75
4.5.4. Giải pháp về tổ chức.............................................................................................. 75
4.5.5. Giải pháp nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất
76

4.5.6. Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch....................................76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 78
5.1.

Kết luận......................................................................................................................... 78

5.2.

Kiến nghị...................................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo.................................................................................................................. 80
Phụ lục......................................................................................................................................... 82

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

CNH

Cơng nghiệp hóa

CN-TTCN


Cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp

CP

Chính phủ

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CT

Chỉ thị

HĐH

Hiện đại hóa



Nghị định

NQ

Nghị quyết



Quyết định


QH

Quốc hội

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QH,KHSDĐ

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã Đông Triều...44
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015.....45

Bảng 4.3. Biến động sử dụng đất năm 2010 - 2015.......................................... 49
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện nhóm các cơng trình, dự án đến năm 2015 51
Bảng 4.5. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2015...............59
Bảng 4.6. Kết quả thu hồi đất đến năm 2015....................................................... 61
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016...............62
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện nhóm các cơng trình, dự án năm 2016.......65
Bảng 4.9. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016.......................70
Bảng 4.10. Kết quả thu hồi đất năm 2016................................................................ 71

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí địa lý............................................................................................................... 27
Hình 4.2. Cơng viên giải trí thể thao Hà Lan thuộc phường Mạo Khê ............57
Hình 4.3. Bệnh viện đa khoa thị xã Đơng Triều thuộc phường Hưng Đạo. .58
Hình 4.4. Tượng đài văn hóa Đơng Triều thuộc xã Hồng Phong ......................58
Hình 4.5. Cơng trình Cổng tỉnh và Khu dừng nghỉ tại xã Bình Dương do Cơng ty
CP Tập đồn Hồng Hà làm chủ đầu tư, có tổng vốn 368 tỷ đồng. Hiện
cổng tỉnh đã lắp dựng được 6/8 khung, dự kiến đến cuối năm nay sẽ hồn

thiện............................................................................................................................. 68
Hình 4.6. Tuyến cáp treo và khu dịch vụ tại Cụm di tích lịch sử văn hố Ngoạ
Vân Hồ Thiên, có chiều dài 2,1km, cao 400m so với mực nước biển, tổng
vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 500 tỷ đồng, do Công ty TNHH Cáp treo Tâm

Đức làm chủ đầu tư, đã đưa vào khai thác

ix


69


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Đức Huy
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh”
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã
Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh; tìm ra những yếu tố tích cực, những bất cập
hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức
thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã Đông Triều.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh, đánh giá
Phương pháp minh họa bằng bản đồ
Kết quả chính và kết luận
Thị xã Đơng Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 6 phường và 15
xã. Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy qua
đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực
trong và ngồi tỉnh thơng qua hệ thống giao thơng đường bộ và đường thuỷ, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Năm 2015, tổng diện

tích tự nhiên của thị xã là 39.721,55 ha; trong đó đất nơng nghiệp chiếm 69,62%,
đất phi nông nghiệp chiếm 23,16% và đất chưa sử dụng chiếm 7,22%.
Trong giai đoạn 2011-2015, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
trên địa bàn thị xã Đông Triều đã đạt được những kết quả nhất định, về cơ bản đã đáp ứng
những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều nói chung và thị xã Đơng
Triều nói riêng. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã tạo sự ổn định về mặt pháp lý
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ quan trọng để các cấp chính quyền
tiến hành giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng pháp luật, giúp các ngành

x


có cơ sở pháp lý đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố, phân bố hợp lý dân cư, lao
động, phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai,
tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và
phát triển đồng bộ các ngành kinh tế, hiệu quả sử dụng đất được nâng cao, bền vững, cơ
cấu kinh tế của thành phố có sự chuyển biến mạnh, hệ thống cơ sở hạ tầng được quan
tâm đầu tư, nâng cấp và dần hoàn thiện tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên vẫn còn một số tồn tại trong chất lượng lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất còn đạt kết quả chưa cao,
mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của các nhóm
đất chính trong cả giai đoạn vẫn chưa đạt được theo quy hoạch, kế hoạch đề ra. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn việc thực hiện quy hoạch đạt kết quả còn thấp là do tốc độ phát triển
kinh tế có mặt chưa vững chắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp
cịn chậm; công nghiệp phát triển nhanh nhưng đã bộc lộ những bất cập, khả năng cạnh
tranh thấp; công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn lỏng lẻo; một số cơng trình
xây dựng cơ bản và một số dự án triển khai chậm; dịch vụ thương mại phát triển chưa
tương xứng với lợi thế và tiềm năng của thị xã.

xi



THESIS ABSTRACT

Master candidate: Pham Duc Huy
Thesis title: “Evaluate land use planning in Dong Trieu Town, Quang Ninh province”

Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research objectives
To evaluate the process of conducting land use planning in Dong
Trieu Town, Quang Ninh Province;
To figure out strength and shortcomings during this process
To propose solution to enhance the effectiveness of land use
planning in Dong Trieu Town.
Materials and Methods
Method of secondary data collection
Method of date processing
Method of gathering and analysys
Methods of comparative, evaluation
Method of illustration by map
Main findings and conclusions
Dong Trieu Town has 21 administrative units. Dong Trieu live in the West of
Quang Ninh, with the national highway 18A crossing, which brings various benefits for
economic exchange with other areas outside by road and water traffics to facilitate
socio-economic development. In 2015, its natural area is 39 721.55 hectare; including

69.62% agricultural land, 23.16% non-agricutural land and 7.22% unused land.
From 2011 to 2015, Dong Trieu has gained certain achievements in conducting land use
planning. Basically, it has met the requirements of socio-economic development here and
ensured judicial stability in national land management. It also the base to transfer land use
rights legally, assisting industries with legal base to invest for district development, allocate
population and labor force properly, enhance traffic and irrigation network and exploit land
resources effectively in order to give favorable conditions to guarantee national defense, social
security and equal economic development, enhance the effectiveness and durability of land use.
Economic structure has markedly transformed; construction proportion has increased
considerably, infrastructure system has been invested

xii


in and improved to facilitate socio-economic development. Nonetheless, in addition to
achievements, shortcomings during the planning process are still seen. Land use
planning has not given the pleasing results. Although some changes have been made,
they have not gained supposed consequences .The main reasons are due to the
unstable economic development, slow agricultural transformation. Besides, despite
fast industrial development, drawbacks have been revealed and competition ability is
still low. Moreover, land management is not strict enough; some basic construction
sites and projects have been started later than scheduled; commercial service’s
development is not proportional to its advantage and potential.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quy hoạch sử dụng đất là cơng tác có ý nghĩa rất quan trọng trong

việc quản lý và sử dụng loại tài ngun có tính chất hết sức đặc biệt, đó là
đất đai. Về mặt tự nhiên, đất đai là môi trường sống của tất cả các loài sinh
vật, là điều kiện sinh tồn của toàn bộ sinh quyển. Đất giữ vai trò là tư liệu
sản xuất đặc biệt và là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh… Đất đai là tài ngun có
hạn và khơng thể tái tạo nên cần bảo vệ và sử dụng hợp lý có hiệu quả.
Hiến pháp nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013
quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sử hữu và
thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả". Năm 2010, Uỷ ban nhân dân thị xã Đông Triều đã lập quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 được
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 391/QĐ-UB ngày
24/2/2014. Kết quả thực hiện quy hoạch đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu sử
dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, đặc biệt
trong nông, lâm, ngư nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị,
khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai. Đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng
kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Luật Đất đai ngày 29 thàng 11 năm 2013 và
Thông tư 29 ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định
chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tại chương III mục 3
quy định, quy trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
Tuy vậy trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch vẫn còn
nhiều tồn tại hạn chế như: việc công khai quy hoạch, quản lý quy hoạch cịn chưa
được chú trọng, cơng tác điều tra cơ bản, cơng tác dự báo cịn hạn chế nên một
số phương án quy hoạch chưa phù hợp, chất lượng thấp. việc bố trí quỹ đất cho
các thành phần kinh tế khơng sát với nhu cầu, vì vậy dẫn đến tình trạng một số
nơi (quy hoạch không khả thi, quy hoạch treo), một số nơi phải điều chỉnh bổ
sung nhiều lần, công tác kiểm tra giám sát có lúc cịn bng lỏng, việc vi phạm
quy hoạch xảy ra nhiều nơi gây bức xúc trong nhân dân ở một số địa phương.

1



Vì là thị xã mới thành lập nên tốc độ gia tăng dân số, sự đơ thị hố diễn ra
mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ
đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này địi hỏi
UBND thị xã Đơng Triều phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai
phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
Tuy nhiên quá trình phát triển quá nhanh, một số chỉ tiêu sử dụng đất vượt so
với dự báo mà các vấn đề quy hoạch trước đây đề ra, đã gây áp lực lớn đối với việc
quản lý và sử dụng đất. Mặt khác, do sự biến động về quỹ đất tự nhiên của thị xã, diện
tích đất thay đổi so với năm 2010 vì vậy một số dự báo trong phương án quy hoạch
sử dụng đất của thị xã giai đoạn 2016 – 2020 đã không phù hợp hoặc đánh giá, dự báo
và định hướng kịp thời cho mục tiêu phát triển kinh tế của thị xã.

Từ tình hình đó, với mục tiêu giúp địa phương nhìn nhận sát thực tế về kết
quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất, từ sự phân tích, đánh giá những kết quả đã
đạt được, những bất cập cịn tồn tại trong q trình thực hiện quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 từ đó tìm ra những giải pháp sử dụng hợp lý đất đai và nâng
cao tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ mục tiêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình
hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
-

Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu đã được duyệt trong QHSDĐ thị xã Đông

Triều tỉnh Quảng Ninh nhằm tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong quá trình thực hiện.

Đề xuất giải pháp để khắc phục các tồn tại và nâng cao hiệu quả

công tác tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
-

Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đơng Triều.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã Đơng
Triều tỉnh Quảng Ninh.
Phân tích ngun nhân tác động đến việc thực hiện quy
hoạch.
-

Đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất.

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

2


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2010 - 2015) và năm
2016 thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh;
Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được duyệt
theo thời gian và không gian.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới
hành chính thị xã Đơng Triều tỉnh Quảng Ninh.
-

Phạm vi thời gian: số liệu thống kê về đất đai, kinh tế xã hội, điều kiện


tự nhiên… được lấy trong giai đoạn 2010 - 2015 và 2016; hiện trạng sử dụng
đất lấy năm 2015 và 2016. Kết quả thực hiện QHSDĐ được tính đến 31/12/2016.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại quy hoạch sử dụng đất
2.1.1.1. Khái niệm chung về quy hoạch
Quy hoạch là sự chuyển hóa tư duy hiện tại thành hành động
tương lai nhằm đạt những mục tiêu nhất định.
Quy hoạch là kế hoạch hóa trong khơng gian, thực hiện những
quyết định của Nhà nước trên một lãnh thổ nhất định.
Quy hoạch mang tính hướng dẫn, tạo ra khả năng thực hiện các chính sách phát
triển, kiểm sốt các hoạt động sử dụng nguồn lực, tạo ra sự cân bằng sinh thái trong môi
trường sống, sự công bằng trong đời sống xã hội (Nguyễn Nhật Tân và cs., 2009).

2.1.1.2. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Theo FAO: “Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng đất và
nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội nhằm lựa
chọn ra phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là lựa
chọn và đưa ra phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của con
người một cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên cho tương lai. Yêu
cầu cấp thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu của con người và điều kiện thực tế sử
dụng đất thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng sử dụng đất” (FAO, 1993).

“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định có vị trí, hình thể, diện tích với
những tĩnh chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện

địa hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước, thảm thực vật, các tính chất lý hóa
tính,…), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích
khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch – đây là quá trình
nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần
lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.
Về mặt bản chất, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất
trong lĩnh vực sử dụng đất đai (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ hức
sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã
hội nên quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện
đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó:

4


-

Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai;

Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệm chuyên môn kỹ thuật
như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu,…;
-

Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng

đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp
luật (Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai, Tổng cục Địa chính, 1998).
QHSDĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mơ,
tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của
hệ thống kế hoạch phát triển xã hội vè kinh tế quốc dân (Võ Tử Can, 2001).
Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất được xác định theo những quan điểm sau:


-

Xét trên quan điểm đất đai là địa điểm của một quá trình sản xuất, là tư

liệu sản xuất gắn với quy hoạch sản xuất về sở hữu và sử dụng, với lực lượng
sản xuất và tổ chức sản xuất xã hội thì quy hoạch sử dụng đất nằm trong phạm
trù kinh tế - xã hội ; có thể xác định khái niệm quy hoạch sử dụng đất là một hệ
thống các biện pháp của Nhà nước về quản lý và tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp
lý, hiệu quả thông qua việc phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng và định
hướng tổ chức sử dụng đất trong các cấp lãnh thổ, các ngành, tổ chức đơn vị và
người sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thực hiện đường lối
kinh tế của Nhà nước trên cơ sở dự báo theo quan điểm sinh thái, bền vững.

-

Xét trên quan điểm đất đai là tài nguyên quốc gia, một yếu tố cơ

bản của sản xuất xã hội, là nguồn lực quan trọng của sự phát triển kinh
tế - xã hội thì quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống đánh giá tiềm
năng đất đai, những loại hình sử dụng đất và những dữ kiện kinh tế –
xã hội nhằm lựa chọn các giải pháp sử dụng đất tối ưu, đáp ứng với
nhu cầu của con người trên cơ sở bảo vệ các nguồn tài nguyên lâu dài.
Xét trên quan điểm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, đất
đai là tài sản quốc gia được sử dụng trong sự điều khiển và kiểm sốt
của Nhà nước thì quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp
bố trí và sử dụng đất, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia theo lãnh thổ các cấp và theo các ngành kinh tế - xã hội.
Từ các khía cạnh trên có thể rút ra khái niệm QHSDĐ như sau: “Quy hoạch
sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà

nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thơng qua việc phân

5


phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất
cũng các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã
hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.” (Nguyễn Nhật Tân và cs., 2009)

2.1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
-

Tính lịch sử - xã hội: Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau,

lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử
phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai.

-

Tính tổng hợp: Đất đai có vai trị quan trọng đối với đời sống của con người

và các hoạt động xã hội. Cho nên quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất
cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội… Quy hoạch sử dụng đất
đai lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng dất, nó phân bố, bố trí và điều
chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai các ngành, lĩnh vực xác
định và điều phối hương thức, phương hướng phan bổ sử dụng đất phù hợp với mục
tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững phát
triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.

-


Tính dài hạn: Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện

rất rõ trong phương hướng, kế hoạch sử dụng đất. Căn cứ vào các dự báo xu thế
biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như: sự thay đổi về
nhân khẩu học, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hố, cơng nghiệp hố hiện đại hố nơng
nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử
dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến
lược, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn
hạn. Để đáp ứng được nhu cầu đất cho phất triển lâu dài kinh tế -xã hội, quy
hoạch sử dụng đất đai phải có tính dài hạn. Nó tạo cơ sở vững chắc, niềm tin cho
các chủ đầu tư, tạo ra môi trường pháp lý ổn định.
-

Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ: Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử

dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ
cấu và phân bố sử dụng đất. Nó chỉ ra được tính đại thể, khơng dự kiến được các
hình thức và nội dung cụ thể,chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất
đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo
vĩ mơ, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như : phương
hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của sử dụng đất đai trong vùng; cân đối
tổng quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng

6


và phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình thức
quản lý việc sư dụng đất đai trong vùng.
-


Tính chính sách: Mỗi đất nước có các thể chế chính trịnh khác nhau, các

phương hướng hoạt động kinh tế xã hội khácnhau, nên chính sách quy hoạch sử
dụng đất đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải qn triện các chính sách
và quy định có liên quan đến đất đai của đảng và nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt
bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh
tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các qui định khống chế về dân số, đất đai
và môi trường sinh thái. Trong một số trường hợp ta có thể hiểu quy hoạch là
luật, quy hoạch sử dụng đất đai để đề ra phương hướng, kế hoạch bắt mọi người
phải làm theo. Nó chính sách cứng, là cái khung cho mọi hoạt động diễn ra trong
đó. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính sách rất cao. Nhưng
không phải thế mà quy hoạch sủ dụng đất đai là vĩnh viễn, khơng thay đổi.
-

Tính khả biến: Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng ln thay

đổi. Vì vậy, dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đốn truớc,theo nhiều
phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến
đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế
trong một thời lỳ nhất định. Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển
mạnh, đời sống của con người địi hỏi càng cao, các nhu cầu ln biến đổi, cùng với
những thay đổi đó các chính sách của nhà nước và tình hình kinh tế cũng thay đổi theo.
Do đó, các dự kiến quy hoạch là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch.
quy hoạch sử dụng đất đai ln là quy hoạch động (Đồn Công Quỳ và cs., 2006).

2.1.1.4. Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính được phân làm 3 cấp:

-


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

-

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

-

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

* Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia là chỗ dựa của quy hoạch sử dụng đất
đai cấp tỉnh, được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch
dài hạn phát triển kinh tế, xã hội, trong đó xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm
vụ sử dụng đất cả nước nhằm điều hoà quan hệ sử dụng đất giữa các ngành,

7


các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; đề xuất các chính sách,
biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử
dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch.
* Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Đất đai cấp tỉnh là cầu nối quan trọng giữa các ngành sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh đồng thời là bước định hướng quan trọng tới các quy hoạch cụ
thể trên địa bàn phường, các vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch giao cấp
đất, tiếp nhận đầu tư lao động. thiếu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ vừa
khơng phát huy được vai trị quan trọng của chính quyền trong hệ thống quản
lý, quy hoạch sử dụng đất vừa có thể gây ra những quyết định sai lầm về sử

dụng đất của các ngành và gây thiệt hại cho lợi ích tồn xã hội.

Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cịn là một cơng cụ quan trọng
để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai của tỉnh, thông qua tổ
chức pháp quyền cấp tỉnh. Mặt khác quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ
tạo ra những cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tiếp nhận
những cơ hội của các đối tượng từ bên ngồi đầu tư vào phát triển.
Do đó quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng
và cần thiết trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất nhằm đưa công tác quản lý đất
đai có nề nếp mang lại hiệu quả trên nhiều mặt cho xã hội, đất nước.

* Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dưới sự chỉ đạo của Quy
hoạch cấp tỉnh, căn cứ vào đặc tính của nguồn tài nguyên đất và mục
tiêu dài hạn phát triển kinh tế xã hội để xác định nội dung quy hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phân chia các khu đất và đề xuất
phương hướng, nguyên tắc biện pháp quản lý và thực hiện sử dụng đất
của các khu vực khác nhau. Đồng thời phân chia các chỉ tiêu làm cơ sở sử
dụng đất cho các xã trong huyện. Phân chia các khu đất sử dụng và dùng
nó để khống chế bố cục sử dụng đất các loại và điều chỉnh cơ cấu sử
dụng đất, là vấn đề cốt lõi của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là cơ sở, thông qua việc khoanh
định cụ thể các khu vực sử dụng với những công năng khác nhau, trực
tiếp khống chế và thực hiện nhu cầu sử dụng đất của các dự án cụ thể,
cũng là điểm mấu chốt thực hiện quy hoạch của cấp tỉnh và cả nước.

8


* Quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm:

-

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
an ninh. (Luật đất đai 2013)
2.1.2. Căn cứ, mục tiêu và nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.1.2.1. Căn cứ của quy hoạch sử dụng đất
-

Yêu cầu chủ quan là yêu cầu chung của xã hội đối với các ngành

kinh tế khác nhau có liên quan đến việc sử dụng đất. Thể hiện qua các
nhóm căn cứ sau: định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh; nhu cầu sử dụng đất đai; quy hoạch phát triển các ngành và địa
phương; định mức sử dụng đất đai; yêu cầu bảo vệ mơi trường, u cầu
bảo vệ tơn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Điều kiên thực tế khách quan quyết định thực tiễn và khoa học
của phương án quy hoạch sử dụng đất, bao gồm các yếu tố điều kiện
tự nhiên (địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu …) và các điều kiện xã hội (hiện
trạng sử dụng quỹ đất, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết
quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất …) (Luật đất đai 2013).
2.1.2.2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
-

Sử dụng có hiệu quả đất đai

-


Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được

Sử dụng đất bền vững đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong
tương lai (Luật đất đai 2013).
2.1.2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch.
Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy
hoạch trước theo các mục đích sử dụng.
-

Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với

tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ.

Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
đã được quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước.

9


-

Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và

định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương.

-


Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch.
bổ

Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường của từng phương án phân

quỹ đất.
Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả
phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường.
Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên
bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
-

Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch.

Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch (Luật đất đai 2013).
2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
-

Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp
trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu
cầu sử dụng đất của cấp dưới;
-

Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

-

Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường;

-

Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh;

-

Dân chủ và cơng khai;

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết
định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó (Luật đất đai 2013).
2.1.4. Trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

10


-

Bước 1: Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu.


Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.
-

Bước 3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả

thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.

-

Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.

-

Bước 5: Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu.

Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên
quan.

-

Bước 7: Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.

(Thông tư 29/2014/TT-BTNMT)
2.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác
2.1.5.1. Quan hệ giữa các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất đai các cấp
lãnh thổ hành chính địa phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất
đai hoàn chỉnh. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử

dụng đất đai của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hóa
quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mơ.
Quy hoạch sử dụng đất đai tồn quốc và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là
quy hoạch chiến lược dung để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp, hài hòa với quy hoạch cấp tỉnh và là giao
điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô. Quy hoạch cấp tỉnh là giao điểm
giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô. Quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và
làm cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết (Luật đất đai 2013).

2.1.5.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến
lược dài hạn sử dụng tài nguyên đất
Các nhiệm vụ đặt ra của quy hoạch sử dụng đất đai chỉ có thể được thực hiện
thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ thuật, kinh
tế và pháp lý. Trong thực tế, việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo sát địa hình, thổ
nhưỡng, xói mịn đất, thuỷ nơng, thảm thực vật… các tài liệu về kế hoạch dài hạn của
tỉnh, phường, xã; hệ thống phát triển kinh tế của các ngành ở từng vùng kinh tế - tự
nhiên; các dự án quy hoạch phường, quy hoạch xí nghiệp; dự án thiết kế

11


×