Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần may đáp cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI HƢƠNG GIANG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU

Ngành:

Kế toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng dùng để bảo vệ lấy
bất cứ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Hƣơng Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứ lý luận và thực tế tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ
kinh tế với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần may Đáp Cầu”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Lê Hữu Ảnh đã quan tâm giúp đỡ,
chỉ bảo, hƣớng dẫn tận tình và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành
luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến:
Các cán bộ lãnh đạo, cán bộ phịng kế tốn của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu
đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả tìm hiểu thực tế, học tập kinh nghiệm trong thời
gian qua.
Lãnh đạo cơ quan, các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện cho tác giả đi học
và hoàn thành luận văn này.
Trong q trình thực hiện khó có thể tránh khỏi những hạn chế gặp phải vì vậy
tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của q Thầy, Cơ giáo và bạn đọc để luận
văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả Luận văn

Bùi Hƣơng Giang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3


Phần 2. Những vấn đề lý luận cơ bản về báo cáo tài chính và phân tích báo
cáo tài chính trong các doanh nghiệp ............................................................. 4
2.1.

Hệ thống báo cáo tài chính ................................................................................. 4

2.1.1.

Khái niệm và ý nghĩa .......................................................................................... 4

2.1.2.

Các loại báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính kế tốn của doanh nghiệp ........ 6

2.1.3.

Các bƣớc phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp ............................. 12

2.2.

Nội dung phân tích báo cáo tài chính ............................................................... 15

2.2.1.

Phân tích thơng tin tài chính cho nhà đầu tƣ .................................................... 15

2.2.2.

Phân tích thơng tin tài chính cho ngƣời cho vay .............................................. 20


2.2.3.

Nội dung phân tích báo cáo tài chính đối với những đối tƣợng bên trong
doanh nghiệp..................................................................................................... 25

2.3.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

41

Phần 3. Đặc điểm Công ty Cổ phần May Đáp Cầu và phƣơng pháp nghiên cứu ...... 43
3.1.

Tổng quan về Công ty Cổ phần May Đáp Cầu ................................................. 43

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 43

3.1.2.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần May Đáp Cầu ................. 44

3.1.3.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu ............. 45

3.1.4.


Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tốn và cơng tác kế toán..................................... 47

3.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 50

iii


3.2.1.

Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................................... 50

3.2.2.

Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................................... 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 55
4.1.

Thực trạng tài chính của Cơng ty Cổ phần May Đáp Cầu qua bảng cân
đối kế tốn ........................................................................................................ 55

4.2.

Phân tích thực trạng báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu ........ 57

4.2.1.


Phân tích thực trạng tài chính cho nhà đầu tƣ .................................................. 57

4.2.2.

Phân tích thực trạng tài chính cho ngƣời cho vay ............................................ 59

4.2.3.

Phân tích thực trạng tài chính đối với những đối tƣợng bên trong doanh
nghiệp ............................................................................................................... 62

4.2.4.

Đánh giá thực trạng tài chính của Cơng ty Cổ phần May Đáp Cầu ................. 73

4.3.

Giải pháp hồn thiện phân tích cáo tài chính phục vụ cho cơng tác quản
lý tài chính ........................................................................................................ 76

4.3.1.

Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................... 76

4.3.2.

Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính ............................................. 77

Phần 5. Kết luận ............................................................................................................ 83
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 85


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCTC

Báo cáo tài chính

BCĐKT

Bảng cân đối kế tốn

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

HĐTC

Hoạt động tài chính

NV


Nguồn vốn

KD

Kinh doanh

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nguồn tài trợ tài sản ..................................................................................... 30
Bảng 4.1. Bảng cân đối kế toán 3 năm 2015 - 2017..................................................... 55
Bảng 4.2. Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính ................................................ 56
Bảng 4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2015-2017 ............................. 57
Bảng 4.4. Hệ số khả năng sinh lời ................................................................................ 57
Bảng 4.5. So sánh hệ số khả năng sinh lời của Công ty May Đáp Cầu và một số
doanh nghiệp cùng ngành khác năm 2017 ................................................... 58
Bảng 4.6. Phân tích tình hình các khoản phải thu của Công ty May Đáp Cầu giai
đoạn 2015-2017 ........................................................................................... 59
Bảng 4.7. Phân tích khái quát khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty
May Đáp Cầu ............................................................................................... 60
Bảng 4.8. So sánh khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty May Đáp Cầu với
một số Công ty khác cùng ngành năm 2017 ................................................ 61
Bảng 4.9.

Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2015,2016,2017 ............................ 62

Bảng 4.10. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn năm 2015, 2016, 2017 ........ 64
Bảng 4.11. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn năm 2015, 2016, 2017 ....... 65
Bảng 4.12. So sánh mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty May Đáp
Cầu và một số doanh nghiệp cùng ngành khác năm 2017 ........................... 66
Bảng 4.13. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh ....................... 67
Bảng 4.14. Phân tích kết quả kinh doanh năm 2017 ...................................................... 69
Bảng 4.15. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ...................................... 70
Bảng 4.16. So sánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty May Đáp Cầu

và một số doanh nghiệp cùng ngành khác năm 2017 .................................. 71
Bảng 4.17. Bảng phân tích hiệu quả của tài sản dài hạn ................................................ 72
Bảng 4.18. Phân tích tình hình lƣu chuyển tiền tệ ......................................................... 73

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Cơng ty Cổ phần May Đáp Cầu ..................................... 46
Hình 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP May Đáp Cầu ......................................... 47
Hình 3.3. Hình thức kế tốn tại Cơng ty Cổ phần May Đáp Cầu .................................. 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Hƣơng Giang
Tên Luận văn: “Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần May Đáp Cầu”.
Ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích báo cáo tài chính
trong các doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty cổ phần
May Đáp Cầu.
Đề xuất giải pháp để hồn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty cổ phần
May Đáp Cầu.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phân tích thơng tin tài chính
cho nhà đầu tƣ; Phân tích thơng tin tài chính cho ngƣời cho vay; Phân tích báo cáo tài
chính đối với những đối tƣợng bên trong doanh nghiệp bao gồm phân tích cấu trúc tài
chính, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình
và khả năng thanh tốn, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích báo cáo lƣu chuyển
tiền tệ.
Kết quả chính và kết luận
Thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần May Đáp Cầu:
- Phân tích thực trạng tài chính cho nhà đầu tƣ: các chỉ tiêu phản ánh lợi ích cho
nhà đầu tƣ đều tăng qua các năm và có khả năng thu hút các nhà đầu tƣ lâu dài. Cụ thể
ROS năm 2015 đạt 4,3 lần, đến năm 2017 đạt 7,3 lần. ROA và ROE tƣơng ứng cũng
tăng từ 5,5 lần đến 7,5 lần và 7,5 lần đến 12,2 lần.
- Phân tích thực trạng tài chính cho ngƣời cho vay: các chỉ tiêu phản ánh tình hình
tài chính của Cơng ty qua các năm rất khả quan, nó tác động tích cực tới hoạt động kinh
doanh của Cơng ty. Cụ thể khả năng thanh tốn hiện hành năm 2015 đạt 2,13 lần, đến
năm 2017 đạt 2,56 lần. Khả năng thanh toán nhanh, hệ số nợ so với tổng tài sản và khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn tƣơng ứng cũng tăng từ 1,7 lần đến 2,25 lần, 0,26 lần đến
0,3 lần và 2,13 lần đến 2,56 lần.
- Phân tích thực trạng tài chính đối với những đối tƣợng bên trong doanh nghiệp:
các chỉ tiêu cho thấy tình hình tài chính qua các năm của Cơng ty khá lành mạnh. Công

viii


ty vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán và thu hồi vốn để đầu tƣ, mở rộng sản xuất
kinh doanh. Cụ thể các chỉ tiêu qua các năm
+ Về cấu trúc tài chính: các chỉ tiêu phản ánh khả năng độc lập về tài chính của
Cơng ty có giảm, các tài sản đang dần đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn đi vay. Tuy nhiên
đối với ngành may mặc thì hệ số nợ so với tài sản của Công ty vẫn còn thấp hơn so với

các doanh nghiệp cùng ngành. Cụ thể so với May Kinh Bắc đạt 0,60 lần, Công ty đạt
0,30 lần nên điều này không đáng lo ngại.
+ Về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh: các chỉ tiêu phản ánh tình
hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty không tốt. Cụ thể nguồn tài trợ
thƣờng xuyên năm 2015 đạt 119.049 triệu đồng đến năm 2017 đạt 112.730 triệu đồng.
+ Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Cơng ty rất khả quan. Cụ thể suất hao phí của tài sản ngắn hạn năm
2017 để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế Công ty cần 9,52 đồng tài sản ngắn hạn.
+ Về tình hình lƣu chuyển tiền tệ: các chỉ tiêu phản ánh trong năm 2017 dòng tiền
thu vào lớn hơn dòng tiền chi ra. Cho thấy tình hình tài chính của Cơng ty khá lành
mạnh. Cơng ty vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán và thu hồi vốn để đầu tƣ, mở
rộng sản xuất kinh doanh. Cụ thể qua các năm lƣu chuyển tiền thuần của Công ty đều
dƣơng, năm 2015 đạt 20.288 triệu đồng đến năm 2017 đạt 51.587 triệu đồng.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Huong Giang
Thesis title: Analysis of financial statements of Dap Cau Garment Joint Stock Company.
Major: Accounting

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Contributing to the systematization of theoretical and practical basis about
financial statements analysis in business.
To analyze and evaluate the situation of financial statement analysis at Dap Cau
Garment Joint Stock Company.

Materials and Methods
Topics used the following research methods: Analysis of financial information
for investors; Analysis of financial information for lenders; Analysis of financial
statements for the objects inside the business including: analysis of financial structure,
analysis the situation of capital assurance for business activities, analyzsis the situation
and solvency, analysis of business effect, analysis of cash flow statement.
Main findings and conclusions
Actual situation of financial statement analysis of Dap Cau Garment Joint
Stock Company:
Analysis of financial information served to external objects.
Dap Cau Garment Joint Stock Company had a good financial situation. Basic
indicators of debt situation, loans, liquidity, creditial, effective use of assets, setting
reserve capital, equity reached high standards.
The results of business profit of Dap Cau Garment in 2017 not reached 100% of
total revenue plan. However, it still exceeded the profit before tax has been allocated by
the shareholders.
Analysis of financial statements for the objects inside the business
The financial structure of the company was moving in a positive direction.
Although the situation was difficult but the company still maintained a strategic
direction that would continue to drive growth above 25% in 2018. In the capital
structure of the company only short-term debt and equity was very high, long-term debt
was too low. The structure of capital changed, especially short-term debt, long-term
debt, transferring from the use of equity to the use of loans and misappropriation

x


capital, creating premise to use financial leverage in the most effective way.
Manage payable accounts: Rotation must pay the seller has positive signal
and at a reasonable level, just taked advantage of the capital occupied, but still made

sure to pay the debt within a reasonable time.
Solvency of the company is getting better.
Business efficiency: The efficiency of using asset was changing positively.
Lucrative efficiency of equity was increasing, this showed positive signs for investors
who invested in the company.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, nền kinh tế đang mở cửa hội nhập
kinh tế quốc tế của nƣớc ta cùng sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Ngày càng nhiều các hoạt động diễn ra
trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngân hàng, thị trƣờng tài chính ở
Việt Nam vẫn cịn hết sức mới mẻ, chƣa phát huy hết hiệu quả hoạt động của
mình. Việc đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro điều
này làm cho các nhà đầu tƣ cần phải cân nhắc kỹ lƣỡng hơn khi quyết định đầu
tƣ vào một kênh kinh doanh nào đó và họ mong muốn với sự đầu tƣ này sẽ đem
lại lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất. Vậy để làm đƣợc điều này ngoài
việc bỏ nguồn vốn ra các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp ln ln phải tìm hiểu
và đƣa ra những giải pháp, chiến lƣợc, chính sách đƣa doanh nghiệp đến thành
cơng. Ngồi những chiến lƣợc, chính sách đƣa ra các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp
cũng phải nắm bắt đƣợc dịng tiền của mình lƣu chuyển ra sao. Trƣớc khi quyết
định đầu tƣ bất kỳ một nhà đầu tƣ nào cũng phải phân tích, đánh giá tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơng cụ dễ dàng nhất để các nhà đầu tƣ,
các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp
thơng qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó phân tích báo cáo tài
chính là bức tranh phản ánh rõ nét nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Liệu rằng doanh nghiệp đó có đƣợc kỳ vọng là sẽ phát triển trong tƣơng lai hay

sẽ xuống dốc? Vì vậy các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ để
giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
một cách đầy đủ và đúng đắn.
Nhƣ vậy, phân tích báo cáo tài chính là cơng cụ đắc lực giúp nhà quản trị
bên trong cũng nhƣ các đối tƣợng bên ngồi có đƣợc các quyết định, các giải
pháp phù hợp nhất trong hoạt động của mình.
Với tầm quan trọng nhƣ vậy nhƣng thực tế cho thấy, cơng tác phân tích báo
cáo tài chính trong doanh nghiệp chƣa đƣợc quan tâm một cách hợp lý. Hầu hết
các doanh nghiệp mới chú trọng đến việc hồn thành các báo cáo tài chính mà
chƣa quan tâm đến việc sử dụng nó cho mục tiêu phân tích. Do đó, phân tích báo
cáo tài chính chƣa phát huy hết tác dụng của nó, chƣa thực sự trở thành công cụ

1


đắc lực của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Công ty Cổ phần may Đáp Cầu là một công ty nhà nƣớc đã cổ phần hóa,
vì vậy u cầu cung cấp thơng tin và phân tích báo cáo tài chính nhằm đƣa ra
một cái nhìn khái qt, tồn diện về tình hình tài chính của Cơng ty là một yêu
cầu cấp thiết để giúp các nhà đầu tƣ nắm bắt đƣợc xu hƣớng hoạt động, khả
năng sinh lời của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Cũng nhƣ đa số các doanh
nghiệp khác, tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu, phân tích báo cáo tài chính
trong Cơng ty cịn nhiều bất cập, chỉ mới tập trung vào tính tốn các chỉ tiêu
chung chung mà chƣa cụ thể đƣợc thế mạnh tài chính của bản thân Cơng ty.
Do đó, những thơng tin Cơng ty cung cấp ra bên ngồi khơng có sức thu hút
đối với các nhà đầu tƣ nói riêng và các đối tƣợng khác quan tâm đến hoạt
động của doanh nghiệp nói chung.
Cơng ty Cổ phần may Đáp Cầu là một cơng ty nhà nƣớc đã cổ phần hóa,
vì vậy u cầu cung cấp thơng tin và phân tích báo cáo tài chính nhằm đƣa ra
một cái nhìn khái qt, tồn diện về tình hình tài chính của Cơng ty là một yêu

cầu cấp thiết để giúp các nhà đầu tƣ nắm bắt đƣợc xu hƣớng hoạt động, khả
năng sinh lời của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Cũng nhƣ đa số các doanh
nghiệp khác, tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu, phân tích báo cáo tài chính
trong Cơng ty còn nhiều bất cập, chỉ mới tập trung vào tính tốn các chỉ tiêu
chung chung mà chƣa cụ thể đƣợc thế mạnh tài chính của bản thân Cơng ty.
Do đó, những thơng tin Cơng ty cung cấp ra bên ngồi khơng có sức thu hút
đối với các nhà đầu tƣ nói riêng và các đối tƣợng khác quan tâm đến hoạt
động của doanh nghiệp nói chung.
Cơng ty Cổ phần May Đáp Cầu đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đƣợc
nhiều nhà đầu tƣ quan tâm cũng nhƣ các đối thủ cạnh tranh v.v. Trong bối
cảnh đó việc phân tích các báo cáo tài chính của cơng ty là một việc làm cần
thiết đối với nhà quản trị doanh nghiệp công ty, cũng nhƣ các nhà đầu tƣ cần
nắm đƣợc những thơng tin hữu ích cho các quyết định đầu tƣ của mình. Từ
những lý do trên đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần
May Đáp Cầu” đƣợc chọn để làm đề tài luận văn của mình với mong muốn sẽ
đóng góp một số ý kiến nhằm hồn thiện tình hình phân tích báo cáo tài chính
hiện nay tại Cơng ty nhằm thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin, thu hút
nhiều hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tƣ đối với Công ty.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Cơng
ty Cổ phần May Đáp Cầu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu
hút nhà đầu tƣ, đảm bảo khả năng thanh toán với ngƣời cho vay, nâng cao năng
lực tài chính của Cơng ty Cổ phần May Đáp Cầu.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích báo cáo tài
chính trong các doanh nghiệp.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty cổ
phần May Đáp Cầu.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút nhà đầu tƣ, đảm bảo
khả năng thanh toán với ngƣời cho vay, nâng cao năng lực tài chính của Cơng ty
Cổ phần May Đáp Cầu.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là các nhà đầu tƣ, ngƣời cho
vay và những đối tƣợng bên trong doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về khơng gian: Nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính của Cơng
ty Cổ phần May Đáp Cầu.
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu báo cáo tài chính
của Cơng ty Cổ phần may Đáp Cầu từ năm 2015 đến năm 2017.

3


PHẦN 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa
2.1.1.1. Khái niệm
Hiện nay, có nhiều tài liệu khác nhau của các nhà khoa học kinh tế nghiên
cứu về phân tích báo cáo tài chính, họ đƣa ra những khái niệm khác nhau về báo
cáo tài chính.
Theo Nguyễn Năng Phúc (2008), “Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng
hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, cơng nợ, tình hình tài chính, tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung
cấp những thơng tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho yêu cầu quản lý của

doanh nghiệp cũng nhƣ của các đối tƣợng khác ở bên ngồi có quyền lợi trực tiếp
hoặc gián tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là báo cáo
bắt buộc đƣợc Nhà nƣớc quy định thống nhất về danh mục các báo cáo, biểu
mẫu, hệ thống các chỉ tiêu, phƣơng pháp lập, nơi gởi báo cáo và thời gian gởi báo
cáo”. Quan điểm cá nhân của tác giả cho rằng khái niệm báo cáo tài chính này là
hợp lý nhất bởi theo tác giả quan điểm này đƣợc cho là quan điểm đầy đủ nhất nó
bao gồm cả về yếu tố con ngƣời.
Theo Nguyễn Trọng Cơ (2009), “Báo cáo tài chính báo cáo tài chính là
phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp
cho những ngƣời quan tâm”. Quan điểm của tác giả thì khái niệm về báo cáo tài
chính nhƣ vậy là chƣa đầy đủ nhƣ vậy thì chƣa khái quát đƣợc kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp ra sao?
Theo Nguyễn Ngọc Quang (2011), “Báo cáo tài chính là các thơng tin kinh tế
đƣợc kế tốn viên trình bày dƣới dạng các bảng biểu, nhằm cung cấp các thơng tin
về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp’’.
Quan điểm cá nhân của tác giả thì khái niệm về báo cáo tài chính nhƣ vậy là chƣa
đầy đủ vì thơng qua các bảng biểu thì chƣa thể hiện đƣợc rõ về số tình hình cụ thể
về tài sản tăng, giảm nhƣ thế nào? Tình hình cơng nợ chi tiết ra sao?
Hiện nay, trong các doanh nghiệp, báo cáo tài chính đƣợc lập và trình bày

4


bởi một hệ thống các chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau do Nhà nƣớc
quy định thống nhất mang tính pháp lệnh. Trên cơ sở số liệu của báo cáo tài
chính, sử dụng các cơng cụ và kỹ thuật cơ bản để phân tích, chúng ta sẽ có đƣợc
một cái nhìn tồn cảnh về tình hình tài chính cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Ý nghĩa
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh

nghiệp cũng nhƣ đối với các cơ quan chủ quản và các đối tƣợng quan tâm. Điều
đó, đƣợc thể hiện ở những vấn đề sau đây:
- Báo cáo tài chính là những báo cáo đƣợc trình bày hết sức tổng quát, phản
ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành
tài sản, tình hình tài chính cũng nhƣ kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp.
- Báo cáo tài chính cung cấp những thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu để
đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính
của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát
tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu,
phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định
về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ của chủ sở hữu,
các nhà đầu tƣ, các chủ nợ hiện tại và tƣơng lai của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính cịn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế
hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp là những căn cứ khoa học để
đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cƣờng quản trị doanh nghiệp
không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính kế tốn là căn cứ quan trọng cho việc đề ra quyết định
quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thích hợp, giúp cho
chủ doanh nghiệp sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn
lực, nhà đầu tƣ có đƣợc quyết định đúng đắn đối với sự đầu tƣ của mình, các chủ
nợ đƣợc bảo đảm về khả năng thanh toán của doanh nghiệp về các khoản cho
vay, Nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo đƣợc việc doanh nghiệp thực hiện các

5



cam kết, các cơ quan Nhà nƣớc có đƣợc các chính sách phù hợp để hỗ trợ và tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ kiểm
sốt đƣợc doanh nghiệp bằng pháp luật.
Chính vì vậy, Báo cáo tài chính là đối tƣợng quan tâm của các nhà đầu tƣ.
Hội đồng quản trị doanh nghiệp ngƣời cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và
tồn bộ cán bộ, cơng nhân viên của doanh nghiệp.
2.1.2. Các loại báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính kế tốn của doanh
nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính kế tốn của doanh nghiệp phải trình bày 4 báo
cáo chủ yếu sau:
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02-DN
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B04-DN.

Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ đạo
mà các ngành, các cơng ty, các tập đồn sản xuất, các liên hiệp xí nghiệp, các
cơng ty liên doanh có thể quy định thêm các báo cáo tài chính kế tốn khác. Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng ta sẽ đề cập đến các báo cáo cơ
bản nhƣ đã trình bày ở trên.
2.1.2.1. Bảng cân đối kế tốn (Mẫu số B01-DN)
 Khái niệm và ý nghĩa:
Theo Nguyễn Năng Phúc (2008), “Bảng cân đối kế tốn (hay cịn gọi là
bảng tổng kết tài sản) là một báo cáo tài chính kế tốn tổng hợp phản ánh khái
qt tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dƣới hình
thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất, bảng cân
đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu
và công nợ phải trả của doanh nghiệp”.
Ý nghĩa: Bảng cân đối kế tốn là tài liệu quan trọng để phân tích, đánh giá
một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và

những triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
 Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán:

6


Bảng cân đối kế tốn có cấu tạo dƣới dạng bảng cân đối số, đủ các tài
khoản kế toán và đƣợc sắp xếp các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế
tốn gồm có hai phần:
- Phần tài sản: Phản ánh giá trị tài sản.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản.

Hai phần “tài sản” và “nguồn vốn” có thể đƣợc chia hai bên (bên trái và bên
phải) hoặc một bên (phía trên và phía dƣới). Mỗi phần đều có số tổng cộng và số
tổng cộng của hai phần bao giờ cũng bằng nhau vì cùng phản ánh một lƣợng tài
sản theo nguyên tắc phƣơng trình kế tốn đã trình bày ở trên.
+ Phần tài sản đƣợc chia làm hai loại:
- Loại A: Tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị tiền, các

khoản tƣơng đƣơng tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành
tiền, có thể bán hay sử dụng trong vịng khơng q 12 tháng hoặc một chu kỳ
kinh doanh bình thƣờng của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm tiền, các
khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu
ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
- Loại B: Tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này phản ánh trị giá các loại tài sản

không đƣợc phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn là các tài
sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo, nhƣ các
khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tƣ, các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

+ Phần nguồn vốn đƣợc chia làm hai loại:
- Loại D: Nợ phải trả: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả

tại thời điểm báo cáo, gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Loại C: Vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn

kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đơng, thành viên góp vốn, nhƣ vốn đầu tƣ của
chủ sở hữu, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chƣa phân
phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá...
Trong mỗi loại của BCĐKT đƣợc chi tiết thành các khoản mục, các khoản
bảo đảm cung cấp thông tin cần thiết cho ngƣời đọc và phân tích báo cáo tài
chính kế tốn của doanh nghiệp.
Tóm lại, về mặt quan hệ kinh tế, qua việc xem xét phần “tài sản” cho phép

7


đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng tài sản. Về mặt pháp lý, phần tài
sản thể hiện “số tiềm lực” mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài
gắn với mục đích thu đƣợc các khoản lợi ích trong tƣơng lai. Khi xem xét phần
“nguồn vốn”, về mặt kinh tế, ngƣời sử dụng thấy đƣợc thực trạng tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, ngƣời sử dụng thấy đƣợc trách nhiệm
của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nƣớc, về số tài
sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng, vay đối tƣợng khác cũng nhƣ trách
nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với ngƣời lao động, với cổ đông, với nhà
cung cấp, với ngân sách.
2.1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
 Khái niệm và ý nghĩa:
Theo Nguyễn Năng Phúc (2008), “Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo
cáo tài chính kế tốn tổng hợp phản ánh tổng qt tình hình và kết quả kinh

doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc của doanh nghiệp trong một kỳ
hạch toán”.
Ý nghĩa: Báo cáo kết quả kinh doanh là tài liệu quan trọng cung cấp số liệu
cho ngƣời sử dụng thơng tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các kỳ trƣớc và các
doanh nghiệp khác trong cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động
của doanh nghiệp trong kỳ và xu hƣớng vận động nhằm đƣa ra các quyết định
quản lý và quyết định tài chính cho phù hợp.
 Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tƣơng ứng;
- Cột số 3: Số hiệu tƣơng ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này đƣợc thể

hiện chỉ tiêu trên Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
- Cột số 5: Số liệu của năm trƣớc (để so sánh).

+ Chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh đƣợc chia làm các loại sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)

8


- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
- Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
- Chi phí tài chính (Mã số 22)

- Chi phí lãi vay (Mã số 23)
- Chi phí bán hàng (Mã số 25)
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
- Thu nhập khác (Mã số 31)
- Chi phí khác (Mã số 32)
- Lợi nhuận khác (Mã số 40)
- Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (Mã số 50)
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)
- Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)

2.1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
 Khái niệm và ý nghĩa:
Theo Đặng Thị Loan (2005), “Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là báo cáo kế tốn
tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền trong kỳ báo cáo của
doanh nghiệp. Căn cứ vào báo cáo này, ngƣời ta có thể đánh giá đựơc khả năng
tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh tốn
cũng nhƣ tình hình lƣu chuyển tiền của kỳ tiếp theo, trên cơ sở đó dự đốn đƣợc
nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp”.
Ý nghĩa: Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin bổ sung về tình
hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh chƣa phản ánh đƣợc do kết quả hoạt động trong kỳ của doanh

9


nghiệp bị ảnh hƣởng bởi nhiều khoản mục phi tiền tệ. Cụ thể là, báo cáo lƣu

chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin về luồng vào và ra của tiền và coi nhƣ tiền,
những khoản đầu tƣ ngắn hạn có tính lƣu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn
sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trƣớc ít chịu rủi ro lỗ về gía trị do
những sự thay đổi về lãi suất giúp cho ngƣời sử dụng phân tích đánh giá khả
năng tạo ra các luồng tiền trong tƣơng lai, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả
năng chi trả lãi cổ phần v.v đồng thời những thông tin này còn giúp ngƣời sử
dụng xem xét sự khác nhau giữa lãi thu đƣợc và các khoản thu chi bằng tiền.
 Nội dung kết cấu của báo cáo lƣu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ gồm có ba phần:
- Phần 1: Lƣu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh tồn

bộ dịng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhƣ tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản thu thƣơng mại, các
chi phí bằng tiền nhƣ tiền trả cho ngƣời cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả
cho khoản nợ từ kỳ trƣớc) tiền thanh tốn cho cơng nhân viên về lƣơng và bảo
hiểm xã hội, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phịng phẩm, cơng tác phí...).
- Phần 2: Lƣu chuyển từ hoạt động đầu tƣ: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu

vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp, bao gồm
đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp nhƣ hoạt động xây
dựng cơ bản, mua xắm tài sản cố định, đầu tƣ vào các đơn vị khác dƣới hình thức
góp vốn liên doanh, đầu tƣ chứng khoán, cho vay, đầu tƣ ngắn hạn và dài hạn.
Dịng tiền lƣu chuyển đƣợc tính gồm tồn bộ các khoản thu do bán thanh
lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tƣ vào các đơn vị khác, chi mua sắm,
xây dựng tài sản cố định, chi để đầu tƣ vào các đơn vị khác.
- Phần 3: Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phản ánh tồn bộ dòng

tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh
doanh của doanh nghiệp nhƣ chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, nhận vốn

liên doanh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trả nợ vayv.v. Dịng tiền lƣu
chuyển đƣợc tính bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan nhƣ tiền vay
nhận đƣợc, tiền thu do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền, do phát hành cổ
phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái
phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi.

10


2.1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04-DN)
 Khái niệm và ý nghĩa:
Theo Đặng Thị Loan (2005), “Thuyết minh báo cáo tài chính là hệ thống
báo cáo tài chính kế tốn của doanh nghiệp giải thích một số vấn đề hóa sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo
cáo tài chính kế tốn khác khơng thể trình bày rõ ràng và chi tiết đƣợc”.
Ý nghĩa: Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái qt đặc điểm hoạt
động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế tốn đƣợc doanh nghiệp lựa
chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tƣợng tài sản và
nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến
nghị của doanh nghiệp. Đồng thời, thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể
trình bày thơng tin riêng tuỳ theo u cầu quản lý của Nhà nƣớc và doanh nghiệp,
tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp, quy mô, đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý của
doanh nghiệp.
 Nội dung và kết cấu:
Thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lập cùng với bảng cân đối kế tốn và
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khi trình bày và lập thuyết minh báo cáo
tài chính phải trình bày bằng lời văn ngắn gọn dể hiểu, phần số liệu phải thống
nhất với số liệu trên các báo cáo kế tốn khác. Thuyết minh báo cáo tài chính có
nội dung cơ bản sau:

- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
- Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Bao gồm các thơng tin về niên
độ kế tốn, đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phƣơng
pháp kế toán tài sản cố định, kế tốn hàng tồn kho, phƣơng pháp tính tốn các
khoản dự phịng, tình hình trích lập và hồn nhập dự phịng.
- Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính kế tốn bao gồm:
+ Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
+ Tình hình tăng giảm theo từng nhóm tài sản cố định, từng loại tài sản
cố định.
+ Tình hình thu nhập của cơng nhân viên.
+ Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu.

11


+ Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tƣ vào các đơn vị khác.
+ Các khoản phải thu và nợ phải trả.
+ Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
+ Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp
nhƣ chỉ tiêu bố trí cơ cấu vốn, tỷ suất lợi nhuận, tình hình tài chính.
+ Phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới.
+ Các kiến nghị.
2.1.3. Các bƣớc phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp
Theo Nguyễn Năng Phúc (2008), “ Tổ chức phân tích báo cáo có thể đƣợc
hiểu thơng qua các bƣớc: (1) bƣớc chuẩn bị phân tích; (2) bƣớc tiến hành phân
tích; (3) Bƣớc viết báo cáo phân tích”.
- Bước chuẩn bị phân tích: là một khâu quan trọng, ảnh hƣởng nhiều đến
chất lƣợng, thời hạn và tác dụng của phân tích báo cáo tài chính. Cơng tác chuẩn
bị bao gồm việc xây dựng kế hoạch phân tích và thu thập, xử lý tài liệu phân tích.

Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân
tích, thời gian tiến hành phân tích và cách thức phân tích. Nội dung phân tích xác
định rõ các vấn đề cần đƣợc phân tích: có thể tồn bộ hoạt động kinh doanh hoặc
chỉ một số vấn đề cụ thể. Phạm vi phân tích có thể là tồn đơn vị hoặc một vài
đơn vị đƣợc chọn làm điểm để phân tích. Thời gian trong kế hoạch phân tích phải
bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành phân tích. Tuỳ yêu cầu và
thực tiễn quản lý mà xác định nội dung và phạm vi phân tích phù hợp. Đặc biệt
trong kế hoạch phân tích phải xác định rõ loại hình phân tích đƣợc lựa chọn.
Chuẩn bị phân tích có thể quy về những loại cơng việc chủ yếu sau:
+ Lập kế hoạch phân tích
+ Thu thập và kiểm tra tài liệu
Cơng việc này rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến chất lƣợng thơng tin của
việc phân tích. Nguồn tài liệu làm căn cứ phân tích thƣờng bao gồm: Các tài liệu
tài chính nhƣ BCTC, các tài liệu kế hoạch, định mức, dự đoán; các tài liệu phi tài
chính nhƣ các biên bản hội nghị, nghị quyết, chỉ thị trong đơn vị hay của các cơ
quan quản lý cấp trên...
Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tích, cần phải tiến hành sƣu tầm và kiểm

12


tra tài liệu, đảm bảo yêu cầu đủ, không thiếu, khơng thừa. Nếu thiếu, kết luận
phân tích sẽ khơng xác đáng, nếu thừa sẽ lãng phí thời gian, cơng sức và tiền của.
Tùy theo yêu cầu, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ từng đợt phân tích cụ thể để
tiến hành thu thập, lựa chọn, xử lý tài liệu. Tài liệu phục vụ cho việc phân tích
bao gồm tồn bộ hệ thống báo cáo tài chính liên quan, kể cả các báo cáo kế
hoạch, dự toán, định mức, các biên bản kiểm tra, xử lý có liên quan. Các tài liệu
trên cần đƣợc kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp, kiểm tra các điều kiện có
thể so sánh đƣợc rồi mới sử dụng để tiến hành phân tích.
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích

Tuỳ nội dung phân tích, tài liệu thu thập đƣợc, loại hình phân tích và nhu
cầu thơng tin của chủ thể phân tích mà xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích và
phƣơng pháp phân tích phù hợp.
- Bước tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công
việc đã ghi trong kế hoạch, thực chất đây là sự kết hợp hài hoà giữa con ngƣời,
phƣơng pháp phân tích, tài liệu sử dụng để đạt đƣợc các thơng tin theo mục tiêu đề
ra. Tiến hành phân tích có thể quy về những loại cơng việc chủ yếu sau:
+ Đánh giá khái quát tình hình biến động của chỉ tiêu phân tích: Dựa vào chỉ
tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu đã xác định theo từng nội dung phân tích, các
nhà phân tích sử dụng phƣơng pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so
sánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ
tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó, xác định chính xác kết quả, xu hƣớng phát
triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh với nhau.
+ Xác định nhân tố ảnh hƣởng, xu hƣớng và mức độ ảnh hƣởng của từng
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: Hoạt động tài chính chịu ảnh hƣởng của rất nhiều
nguyên nhân, có những ngun nhân mà nhà phân tích có thể xác định đƣợc mức
độ ảnh hƣởng và có những nguyên nhân không thể xác định đƣợc mức độ ảnh
hƣởng của chúng đến sự biến động của đối tƣợng nghiên cứu. Những ngun
nhân mà các nhà phân tích có thể tính tốn đƣợc, lƣợng hóa đƣợc mức độ ảnh
hƣởng đến đối tƣợng nghiên cứu gọi là nhân tố. Vì thể, sau khi đã xác định lƣợng
nhân tố cần thiết ảnh hƣởng đến đối tƣợng nghiên cứu, các nhà phân tích sẽ vận
dụng phƣơng pháp thích hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so sánh, toán kinh tế v.v.)
để xác định mức độ ảnh hƣởng và phân tích thực chất ảnh hƣởng của từng nhân
tố đến sự thay đổi của đối tƣợng nghiên cứu.

13


×