Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÙY TRANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Trang

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Dung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, các
thầy cô trong Khoa quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơng trình, Phịng tài ngun, Phịng nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn,
Phịng thống kê huyện Vĩnh Tường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn .................................................................................................... viii
Thesis abstract ..............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...........................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Đất và vai trị của đất trong sản xuất nơng nghiệp ................................................4

2.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp .....................................................4
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ...................................6
2.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp trên thế giới ...........................9
2.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.......................... 10
2.2.

Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên thế giới và Việt Nam .................................................................................. 12

2.2.1. Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp ...................................................................... 12
2.2.2. Sơ lược về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ............... 13
2.3.

Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ....................................................... 16

2.3.1 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ....................................................... 16
2.4.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông hồng và tỉnh
Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 21


2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất ...................................... 21
2.4.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp................... 21
2.4.3. Định hướng sử dụng đất .................................................................................... 22
2.4.4. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc .......................... 23

iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 24
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 24

3.2.

Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 24

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.4.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 24

3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến việc sử dụng
đất nơng nghiệp của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ................................... 24
3.4.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất
sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc .............. 24

3.4.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp sản xuất của huyện
Vĩnh Tường....................................................................................................... 24
3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp tại huyện Vĩnh Tường ............................................................ 25
3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 25

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu .................................................. 25
3.5.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ........................... 26
3.5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu ................................................. 27
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 28
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vĩnh Tường ....................................... 28

4.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 28
4.1.2. Đặc điểm yếu tố khí hậu, thời tiết ...................................................................... 30
4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................................... 30
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 32
4.1.5. Phân tích thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế..................................... 39
4.2.

Hiện trạng và các loại hình sản xuất nơng nghiệp huyện Vĩnh Tường ................ 40

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường ........................................................ 40
4.2.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp huyện Vĩnh Tường ......................................... 46
4.2.3. Hiện trạng các loại hình sản xuất nông nghiệp: .................................................. 48
4.2.4. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng và các loại hình sử dụng đất ........................ 53
4.2.5. Hiệu quả xã hội ................................................................................................. 64

4.2.6. Hiệu quả về môi trường ..................................................................................... 69
4.4.

Định hướng sử dụng một số loại hình đất sản xuất nơng nghiệp hiệu quả........... 79

iv


4.4.1. Lựa chọn các LUT hiệu quả và có triển vọng..................................................... 79
4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu................................................................................... 81
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 84
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 84

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 85

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 86

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ASEAN
BVTV
CNH-HĐH

CPTG
ĐVT
GNP
GTGT
GTSX

LUT

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội các nước Đơng Nam Á
Bảo vệ thực vật
Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố
Chi phí trung gian
Đơn vị tính
Tổng sản phẩm quốc dân
Giá trị gia tăng
Giá trị sản xuất
Lao động
Loại hình sử dụng đất

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

SDĐ
SLLT
UBND
WTO

Sử dụng đất

Sản lượng lương thực
Uỷ ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành ............................. 33
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường đến ngày 31/12/2015.............. 42
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn
2011 - 2015 .............................................................................................. 45
Bảng 4.4. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh năm 2010................. 46
Bảng 4.5. Hiện trạng hệ thống cây trồng phân theo các vùng .................................... 48
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất canh tác với các kiểu sử dụng đất ......................... 52
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế cây trồng vùng 1 tính trên 1 ha ....................................... 53
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế cây trồng vùng 2 tính trên 1 ha ....................................... 54
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế cây trồng vùng 3 tính trên 1 ha ....................................... 55
Bảng 4.10. Hiệu quả các loại hình sử dụng đất vùng 1 tính trên 1 ha .......................... 57
Bảng 4.11. Hiệu quả các loại hình sử dụng đất vùng 2 tính trên 1 ha .......................... 60
Bảng 4.12. Hiệu quả các loại hình sử dụng đất vùng 3 tính trên 1 ha .......................... 62
Bảng 4.13. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các vùng tính trên 1 ha ............................ 64
Bảng 4.14. Mức đầu tư lao động và thu nhâp bình qn trên ngày cơng lao động
của các kiểu sử dụng đất vùng 1 tính trên 1 ha .......................................... 65
Bảng 4.15. Mức đầu tư lao động và thu nhâp bình qn trên ngày cơng lao động
của các kiểu sử dụng đất vùng 2 tính trên 1 ha .......................................... 66
Bảng 4.16. Mức đầu tư lao động và thu nhâp bình qn trên ngày cơng lao động
của các kiểu sử dụng đất vùng 3 tính trên 1 ha .......................................... 67
Bảng 4.17. So sánh mức đầu tư phân bón với hướng dẫn bón phân của phịng
NN&PTNN vùng 1 .................................................................................. 73

Bảng 4.18. So sánh mức đầu tư phân bón với hướng dẫn bón phân của phịng
NN&PTNN vùng 2 .................................................................................. 74
Bảng 4.19. So sánh mức đầu tư phân bón với hướng dẫn bón phân của phịng
NN&PTNN vùng 3 .................................................................................. 75
Bảng 4.20. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho một số cây trồng vùng I huyện
Vĩnh Tường.............................................................................................. 77
Bảng 4.21. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho một số cây trồng vùng II huyện
Vĩnh Tường.............................................................................................. 78
Bảng 4.22. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho một số cây trồng vùng III huyện
Vĩnh Tường.............................................................................................. 79

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thùy Trang
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60:85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc;
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu từ nguồn tài

liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bổ sung thực địa. Phương pháp
đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trường. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu : Các số liệu, tài liệu
thu thập được tiến hành tổng hợp theo các loại hình sử dụng đất. Các số liệu thống kê
được xử lý bằng phần mềm máy tính (Excell…).
Kết quả chính và kết luận
1. Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc có
tổng diện tích tự nhiên 14.400,30 ha, trong đó đất nơng nghiệp 10.362,67 ha chiếm
71,96 %. Dân số 210.916 người, có 50.795 hộ gia đình trong đó có 40.660 hộ tham gia
sản xuất nông nghiệp, chiếm 80,04%. Do đất đai manh mún, phân tán và ở nhiều nơi
cách xa nhau đã làm cho nơng hộ khó áp dụng phương pháp cơ giới hố, tốn cơng lao
động. Hệ thống thuỷ lợi còn thiếu đồng bộ, xuống cấp nên chưa đáp ứng chủ động tưới
tiêu cho cây trồng. Sản xuất khơng tập trung, sản phẩm khơng mang tính hàng hố và
sức cạnh tranh trên thị trường yếu.
2. Kết quả đánh giá hiệu quả các LUT của huyện Vĩnh Tường cho thấy:
Về hiệu quả kinh tế: Các LUT cho hiệu quả kinh tế cao bao gồm: LUT chuyên
cá ao hồ (GTGT 335,51 triệu đồng/ha/năm tại vùng 3); LUT lúa – cá (GTGT 173,20
triệu đồng/ha/năm tại vùng 1); LUT chuyên màu – CCNNN (GTGT đạt 120,66 triệu
đồng/ha/năm tại vùng 2). LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất là LUT chuyên lúa
(GTSX 60,99 triệu đồng/ha/năm tại vùng 3).

viii


Về hiệu quả xã hội: Các LUT thu hút nhiều công lao động bao gồm: LUT
chuyên màu – CCNNN (Giá trị cao nhất là 1.820,07công lao động tại vùng 2); LUT lúa
màu ( 987,25 công lao động tại vùng 3). LUT sử dụng công lao động thấp nhất là LUT
chuyên lúa (Giá trị cao nhất 430,43 công lao động tại vùng 3). Giá trị ngày công của các
LUT tương đối cao đặc biệt là LUT chun cá 481,14 nghìn đồng/cơng lao động tại
vùng 3.

Về hiệu quả mơi trường: LUT có hiệu quả môi trường tốt gồm: LUT chuyên cá,
LUT 2 lúa – màu. LUT có hiệu quả mơi trường kém nhất là LUT chuyên màu.
3. Trên cơ sở hiệu quả các loại hình sử dụng đất được xem xét và các mục tiêu
phát triển, đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới gồm các
LUT như sau: LUT chuyên cá, LUT lúa – cá, LUT chuyên màu – CCNNN.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả các LUT trên địa bàn huyện Vĩnh Tường bao
gồm: Giải pháp về chính sách sử dụng đất, giải pháp về thị trường, giải pháp về khuyến
nông và khoa học kỹ thuật, giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn.

ix


THESIS ASTRACT
Master candidate: Nguyen Thuy Trang
Thesis title: “Evaluate the effectiveness and direction of land use for agricultural
production in Vinh Tuong district - Vinh Phuc Province”
Major: Land Management

Code: 60:85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives
- Evaluate the effectiveness of use of agricultural land in Vinh Tuong District,
Vinh Phuc Province;
- Orient and propose solutions to improve the efficiency of use of agricultural
land in Vinh Tuong district, Vinh Phuc province.
Methods
In this thesis, I used method of investigation, data, and materials collection from
the primary materials source that was collected by the additional methods of field

investigation. Method of evaluating the effectiveness of land use types based on criteria
of economic efficiency, social and environmental. Synthetic methods, processing,
analysis. The collected materials were synthesized by the land use types. The statistics
are processed by software (Excel…).
Main results and conclusion
a. Vinh Tuong is located in the southwestern of Vinh Phuc province; it has a total
area of 14400.30 hectares nature, in which 10362.67 hectares of agricultural land,
accounting for 71.96%. Its population is approximately 210 916 people, with 50 795
households including 40,660 household engaged in agricultural production, accounting
for 80.04%. Due to the fragmentation of land, scattered and far apart in many places
farmers have made difficult to apply the method of mechanization, labor-consuming.
Irrigation systems are not comprehensive, degradation should not respond actively
irrigating crops. Production is not concentrated, the non-competitiveness of
commodities and weak market.
b. Through the results of examining LUT:
- Economic effects: The LUT gives good effects such as: LUT focus on fish in
ponds, lakes ( the added value is approximately 335,51 million/ hectare/ year in zone 3),
LUT rice – fish ( the added value is approximately 173,20 million/hectare /year in zone
1), LUT field – Short-term industrial trees ( the added value is approximately 120,66
million/hectare /year in zone 2.LUT giving the lowest economic effeciency is LUT
specialized rice (the added value is approxiamtely 60,99 million/hectare/year in zone 3).

x


Social effeciency: The LUT attract labor included: LUT specialized field – Shortterm industrial trees (the highest value is approxiamtely 1.820,07 labor works in zone
2); LUT rice ( 987,25 labor works in zone 3). LUT uses the lowest labor is specialized
rice (the highest value is 430,43 labor works in zone 3). Value date of the LUT
relatively high especially specialized individual LUT 481,14 thousand VND / labor in
the region 3.

Environmental efficiency:LUT with good effeciency includes LUT specialized
fish, LUT 2 specialized field. LUT has the worst Environmental efficiency is
specialized color LUT.3. Based on efficient land use forms are reviewed and the
development goals, the proposed orientation of agricultural land use in the coming years
include the following LUT: LUT specializes in fish, rice LUT - fish, color rotation Short-term industrial trees.
Effective solutions to improve the LUT Vinh Tuong district include:
Solutions for land use policies and solutions on the market, extension solutions
for scientific and technical development solutions structural agricultural infrastructure
and rural development.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài ngun có hạn và vơ cùng quý giá của mỗi quốc gia,
mỗi vùng lãnh thổ. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc
gia và nó cũng mang yếu tố quyết định sự tồn tại của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. Các Mác đã viết “ Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là
điều kiện sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản
xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu khơng có đất đai sẽ khơng có
bất kỳ một ngành sản xuất nào, đồng nghĩa với việc con người sẽ không thể tạo
ra của cải vật chất để duy trì sự sống và phát triển nịi giống đến ngày nay. Trải
qua q trình lịch sử lâu dài, con người con người đã dần biến đất đai từ một sản
vật của thiên nhiên thành một tài sản của cộng đồng. Với tất cả các quốc gia trên
thế giới nói chung và với quốc gia Việt Nam nói riêng, đất đai khơng 0chỉ mang
ý nghĩa kinh tế mà cịn mang ý nghĩa chính trị. Tài sản q báu ấy phải được bảo
vệ và gây dựng trong những cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ bằng xương máu dân
tộc. Không những thế, phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia còn thể hiện sự hùng
mạnh của quốc gia đó. Đất đai cịn là nguồn tài sản đảm bảo an ninh tài chính với

mỗi quốc gia được chuyển nhượng qua các thế hệ.
Với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển cơng nghiệp và đơ thị hố,
khai thác các nguồn tài nguyên và phát triển cơ sở hạ tầng như hiện nay diện tích
đất nơng, lâm nghiệp… ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó các hoạt động sản
xuất của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái, làm ô nhiễm môi trường
đất, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng đối
với Việt Nam là quốc gia có diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người thấp.
Vì đối với sản xuất nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay
thế. Đất dùng cho mục đích sản xuất nơng nghiệp thường chiếm tỷ lệ lớn trong
tổng diện tích đất đai ở mỗi địa phương rất cần được sử dụng hiệu quả.
Cùng với sự phát triển của nước ta hiện nay, sản xuất nông nghiệp ln có
vai trị đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, anh
sinh xã hội và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu đó, nền nơng nghiệp nước ta vẫn phải đang đối
mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu,

1


năng suất và chất lượng nơng sản hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh
tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài ngun để
sản xuất có hạn, diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá
trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng hàng hố, tạo ra giá trị lớn về kinh tế
đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững là hết sức cần thiết.
Do phải chịu về sức ép dân số gia tăng nên nhiều năm trước đây vấn đề sản
xuất nông nghiệp ở nước ta có phần khơng chú trọng đến việc bồi bổ đất đai mà
chỉ quan tâm đến năng suất, sản lượng. Chính vì vậy, hệ sinh thái nơng nghiệp đã
bị thay đổi đáng kể và tính bền vững trong hệ thống nơng nghiệp khơng cịn được
duy trì.

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cách
thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và Tỉnh Lộ 304. Là một
huyện có rất nhiều điều kiện để sản xuất nơng nghiệp: diện tích đất nơng nghiệp
chiếm đến 64,89% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn diện tích đất nơng nghiệp
được bồi đắp bởi phù sa sơng Hồng nên đất đai tương đối phì nhiêu màu mỡ, vị
trí địa lý thuận lợi rất ít gặp phải thiên tai, bão lũ. Tuy nhiên, huyện Vĩnh Tường
cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng đất nơng nghiệp như:
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang làm cho diện tích đất nơng nghiệp
giảm dần; việc canh tác và sử dụng đất đai còn manh mún, nhỏ lẻ chưa đạt được
hiệu quả cao; vấn đề về ơ nhiễm mơi trường, thối hóa đất đai cũng đang diễn ra
với tốc độ nhanh chóng. Trước những vấn đề đặt ra, loại hình sản xuất nơng
nghiệp nào đang đạt hiệu quả và loại hình sản xuất nơng nghiệp nào sẽ đạt hiệu
quả trong những năm tới trên địa bàn huyện Vĩnh Tường? Đó là vấn đề cần quan
tâm và giải quyết.Trên cơ sở đó tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu
quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc".
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Vĩnh Tường – tỉnh
Vĩnh Phúc.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đề tài đánh giá được hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng

nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, đề tài đưa ra được định
hướng lựa chọn những loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường trong thời gian tới.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nơng nghiệp
Đã có rất nhiều nhà khoa học thực hiện các cơng trình nghiên cứu đưa ra
những khái niệm, định nghĩa về đất. Khái niệm đầu tiên của học giả người Nga
Docutraiep (1886) cho rằng: “Đất là một thể thiên nhiên được hình thành do sự tác
động tổng hợp của 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình và tuổi địa
phương”. Giống như vật thể sống khác, đất cũng có q trình phát sinh, phát triển
và thối hóa vì các hoạt động về vật lý, hóa học và sinh học ln xảy ra trong nó
(Đỗ Nguyên Hải, 2000).
Học giả người Anh V.Rwiliam cho rằng “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa
có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”. Như vậy theo quan điểm này, đặc
tính cơ bản nhất của đất là độ phì nhiêu, là khả năng cho sản phẩm (Nguyễn
Mười và cs., 2000).
Các Mác (1949) đưa ra khái niệm: “Đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa
là đối tượng lao động, vừa là sản phẩm lao động sản xuất của con người”.
Đất (land): Là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích, cụ thể và có các
thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chất chu kỳ có thể dự
đốn được có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các
yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa
chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người

(Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, 2011).
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam
cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”
và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề
mặt trái đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và
dưới bề mặt đó như: khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sơng
suối…), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong
lịng đất, tập đồn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả
nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại” (ESCAP/FAO/UNIDO, 1993).
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp đất

4


bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản
trong lịng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trị quan trọng
và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội lồi người.
Đất nơng nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nơng nghiệp. Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148
triệu km2. Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp chỉ chiếm
12,6% tổng diện tích. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện
tích tự nhiên.
Nơng nghiệp là một hoạt động mang tính chất cơ bản của mỗi quốc gia.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, xã hội, khi mức sống của con người cịn
thấp, cơng năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự
cung, tự cấp để phục vụ việc ăn, ở, mặc... Khi con người biết sử dụng đất đai vào
cuộc sống cũng như sản xuất thì đất đai đóng vai trị quan trọng trong hiện tại và
tương lai. Từ thế kỷ XVIII, nhất là từ thế kỷ XX, việc phát triển công nghiệp và

khoa học kỹ thuật đã đem lại thành tựu kỳ diệu, thay đổi hẳn bộ mặt trái đất và
cuộc sống con người.
Văn kiện đại hội lần thứ XI của Đảng, quan điểm thứ nhất trong “Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” có nêu “ Phát triển nhanh gắn liền với
phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”. Đảng ta nhấn mạnh
tới phát triển bền vững, là cơ sở cho phát triển nhanh, chủ động đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chú trọng phát triển theo chiều sâu (Đảng cộng sản Việt
Nam, 2011).
Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của sản xuất
công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn, cịn nơng
nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên, những khó khăn trong nơng nghiệp
đã gây ra khơng ít xáo động và ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế nói chung. Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn thì nơng
nghiệp lại càng đóng vai trị thiết yếu. Để ngành nơng nghiệp có thể thực hiện
được vai trị quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân địi hỏi nơng
nghiệp phải được phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc để đảm bảo an ninh
lương thực và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.

5


Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014

của

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: “Nhóm đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào
mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất

nông nghiệp khác”.
Theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 02/2011/TTBKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011 “Đất sản xuất nơng nghiệp: Là đất sử dụng
vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm”.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nơng nghiệp
Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Các Mác đã nhấn
mạnh “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất” (Các Mác,
1949). Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản
và đặc biệt với những đặc điểm riêng như sau:
- Diện tích đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là do tồn bộ diện tích bề mặt
của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn.
Sự giới hạn đó cịn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế
quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Do diện tích
đất đai có hạn nên người ta khơng thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai
lên bao nhiêu cũng được. Đặc điểm này đặc ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt
chẽ, quản lý về số lượng, chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng
cũng như cơ cấu sử dụng đất đai theo các thành phần kinh tế,...và xu hướng biến
động của chúng để có kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học.
Đối với nước ta diện tích bình qn đầu người vào loại thấp so với các quốc gia
trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững
lại càng đặc biệt quan trọng.
- Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế,
xã hội. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các
đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp,...đều phải sử
dụng đất đai. Để đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các

6



lĩnh vực, tránh sự chồng chéo và lãng phí, cần coi trọng cơng tác quy hoạch và kế
hoạch hóa sử dụng đất đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công
tác quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai.
- Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học
trong đất cũng không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố
định ở từng nơi nhất định. Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên
(thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước, cây trồng,...) và các điều kiện kinh tế như
kết cấu hạ tầng, kinh tế, công nghiệp trên các vùng và các khu vực nên tính chất
của đất có khác nhau. Vì vậy việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của
mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các điều kiện
tự nhiên, kinh tế và chất lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Để kích thích việc sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp, Nhà nước
đề ra những chính sách đầu tư, thuế,... cho phù hợp với điều kiện đất đai ở các
vùng trong nước.
Do vậy, muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu cây
trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
- Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó
khơng ngừng được nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện
phương thức thâm canh và chế độ canh tác hợp lý. Sức sản xuất của đất đai biểu
hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất đai. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp
hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, cho phép năng suất đất đai tăng lên.
Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu không thể thay thế trong sản xuất nông
nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên.
Đất đai, ngoài là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản trong sản xuất nơng
nghiệp nó cịn được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt so với các tư liệu sản xuất
khác bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đất đai có trước lao động và là điều
kiện tự nhiên của lao động nó chỉ là tư liệu sản xuất khi tham gia vào sản xuất
khi có sự tác động của lao động. Đất đai vận động theo quy luật tự nhiên của nó nghĩa là độ màu mỡ của đất đai phụ thuộc vào người sử dụng đất, do vậy trong

quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ , làm giàu cho
đất thơng qua những hoạt động có ý nghĩa của con người.

7


Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa lục. Đặc
biệt là đất đai nơng nghiệp, sự giới hạn về diện tích đất cịn thể hiện ở khả năng
có hạn về khai hoang tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Do vậy trong quá trình
sử dụng đất cần hết sức quý trọng và tiết kiệm thì mới có thể đáp ứng được nhu
cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng của xã hội.
Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nơng nghiệp, sử dụng nó có ảnh
hưởng kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi. Đặc biệt trong hệ thống sản xuất hàng
hoá đất được coi như chi phí đầu vào trong sản xuất nơng nghiệp, chất lượng đất
và các lợi thế của đất sẽ quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra và khả năng
sinh lợi của đất.
Đất đai được coi là một loại tài sản, chủ tài sản đất có quyền nhất định do
luật pháp của mỗi nước quy định. Đây là điều kiện để chủ tài sản có thể chuyển
nhượng và phát huy được hiệu quả sử dụng đất.
Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Trái đất có diện
tích 51 tỷ ha, diện tích biển và đại dương chiếm 36 tỷ ha (chiếm 70,58% diện tích
trái đất) diện tích đất liền là 15 tỷ ha (29,42% diện tích trái đất, trong đó phần lớn
có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng hoặc quá
mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị hủy hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn
chiến tranh. Diện tích đất có khả năng phát triển nơng nghiệp có khoảng 3,3 tỷ
ha, chiếm 22% diện tích đất liền. Hiện nhân loại mới khai thác được khoảng 1,5
tỷ ha đất canh tác (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực gia tăng dân
số dẫn đến nhu cầu lương thực tăng lên, trong khi diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp giảm do nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tác động vào sản xuất nông

nghiệp, phá vỡ cân bằng sinh thái , dẫn đến môi trường sản xuất nông nghiệp bị
suy thối; chất lượng sản phẩm nơng nghiệp giảm. Đất nơng nghiệp cịn bị
chuyển sang các mục đích khác như đất đô thị, dân cư, sản xuất nông nghiệp và
các hạ tầng kỹ thuật. Bình qn diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới
hiện nay chỉ còn khoảng 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á, Thái Bình
Dương là dưới 0,15ha, ở Việt Nam chỉ cịn 0,11ha. Theo tính tốn của Tổ chức
lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế
giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4ha đất canh tác, ước
tính nước ta hàng năm giảm 5m2 đất canh tác/người (Lê Thái Bạt, 2012).

8


Do điều kiện khí hậu tồn cầu và tiểu vùng khí hậu từng khu vực biến đỏi
lớn đã gây nên những hiểm họa thiên tai tác động trực tiếp đến sản xuất nơng
nghiệp của các quốc gia trên tồn cầu: Mất đất sản xuất nông nghiệp, đất bị mất
khả năng trồng trọt, cây trồng và các vật nuôi khác bị tổn thương, hủy diệt, phá
vỡ các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, hao tổn lực lượng sản xuất nông
nghiệp,v.v... Ở nhiều nước đang phát triển và chậm phát triển, tập quán canh tác
lạc hậu đã dẫn đến một nền sản xuất nông nghiệp không bền vững (Đào Châu
Thu, 2009).
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp là hoạt động mang tính chất cơ bản của
mỗi quốc gia. Cùng với quá trình phát triển của lồi người, hoạt động sản xuất
nơng nghiệp cũng theo đó mà phát triển và biến đổi khơng ngừng. Trong giai
đoạn đầu của phát triển kinh tế, xã hội, khi mức sống con người cịn thấp, cơng
năng chủ yếu của đất là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự cung tự cấp...con người
sản xuất ra của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu tối thiểu như ăn, ở, mặc...Từ thế
kỷ XVIII đến nay là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những
phát minh vĩ đại ra đời đem lại những thành tựu kỳ diệu, thay đổi hẳn bộ mặt của
trái đất và cuộc sống con người. Con người cũng vì thế mà hiểu rõ hơn vai trò

của đất đai và biết sử dụng vào những mục đích sản xuất khác nhau, phục vụ nhu
cầu của con người (Nguyễn Đình Bồng, 2013).
2.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Theo tài liệu của FAO, tổng diện tích đất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp chỉ chiếm 12,6% đất tự nhiên trên toàn thế giới. Bên cạnh việc sử dụng
các diện tích đất có điều kiện thuận lợi, con người phải tính đến việc khai thác
các diện tích kém thuận lợi hơn vào sản xuất nông nghiệp. Việc tăng cường các
hoạt động sản xuất trên những diện tích này đã làm suy giảm nghiêm trọng tài
nguyên đất. Tình trạng đất đai bị thối hóa diễn ra phổ biến ở nhiều vùng với
những biểu hiện như đất đai nghèo kiệt, mất cân bằng về dinh dưỡng, khơ hạn, sa
mạc hóa... (Nguyễn Bình Nhự, 2010).
Ngày nay, thối hố đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề mà
nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nơng
nghiệp. Chương trình mơi trường Liên hợp quốc ước tính, hàng năm có thêm
khoảng 20 triệu ha đất nơng nghiệp bị suy thối q mức khơng sản xuất được hoặc
bị lấy để mở mang đô thị gây tổn thất cho sản xuất nơng nghiệp ước tính tới 42 tỷ

9


USD. Tuy có diện tích đất nơng nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng
Châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất nơng nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp.
Mặt khác, Châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số, ở đây có các quốc gia dân số
đơng nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia (World bank, 2014).
Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụng
nhưng có khả năng trồng trọt. Đất đang trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha
(chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đất có khả năng trồng trọt). Như
vậy, cịn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác (World bank, 2014).
Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp
tác động vào đất đai. Do đó đất đai bị khai thác triệt để và khơng cịn thời gian

nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưa được coi trọng. Kết quả là
hàng loạt diện tích đất bị thối hố trên phạm vi tồn thế giới... Người ta ước tính
có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thối hố do những hành động bất
cẩn của con người gây ra (FAO, 2014).
Nếu như buổi đầu, nền sản xuất tự cấp, tự túc đã đáp ứng được các nhu cầu
của con người thì sau này, cùng với sự bùng nổ về dân số, nền sản xuất cũ khơng
cịn thoả mãn được nhu cầu ngày càng tăng. Con người ln có những thay đổi
trong cách thức sử dụng đất để đạt được hiệu quả cao, lợi ích nhiều nhất. Chính
vì thế, mâu thuẫn giữa các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường cũng nảy sinh và
sử dụng đất trở thành vấn đề nan giải đối với hầu hết các nước trên thế giới.
2.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam (2014), mật độ dân số của Việt Nam là
273 người/km2, đứng thứ 3 ở khu cực Đông Nam Á và xếp thứ 16 trong tổng số
51 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á. Như vậy có thể thấy Việt Nam là một
trong những nước đông dân số, mật độ dân số lớn trong khu vực cũng như trên
thế giới. Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm 01/01//2014, diện tích đất nơng
nghiệp cả nước là 26.822,6 nghìn ha; diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là
10.231,7 nghìn ha (Tổng cục thống kê, 2014). Bình quân diện tích đất sản xuất
nơng nghiệp đạt 1.127,7 m2/người. Đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chỉ
chiếm 30,91% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích đất chưa sử dụng
chiếm 7,48%. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào
nơng nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nơng thì bình
qn diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to

10


lớn. Để phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm
cho tồn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần
triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền

nông nghiệp bền vững.
Những năm gần đây nông nghiệp nước ta đang dần từng bước xố bỏ tính
tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu. Phương
hướng chủ yếu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới sẽ là:
Tập trung vào sản xuất nơng sản hàng hố theo nhóm ngành hàng, nhóm sản
phẩm, xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước,
thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng. Xác định cơ
cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng,
lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm
hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nơng sản hàng hố. Chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng cây
công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Tăng quỹ đất nơng nghiệp bình qn
trên một lao động nông nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành
nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn (Đào Thế
Tuấn, 2007).
Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do
dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh. Ngoài ra q trình mất đất nơng nghiệp đang diễn
ra rất nhanh. Nhiều cánh đồng màu mỡ nhất đã và đang bị biến mất (Đào Thế
Tuấn, 2007).
Đất nông nghiệp ngày càng bị thối hóa, ơ nhiễm và chuyển đổi sang các
mục đích sử dụng khác. Đặc biệt, trong nhiều năm qua do nhận thức và hiểu biết
về đất đai của người dân còn hạn chế nên đất đã bị lạm dụng và khai thác khơng
hợp lý dẫn đến nhiều diện tích đất bị thối hóa, hoang mạc hóa, làm mất đi từng
phần hoặc tồn bộ tính năng sản xuất của đất. Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng
giảm sút hàm lượng chất hữu cơ trong đất cùng với sự mất mát nhanh chóng các
chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng vô cơ (Lê Thị Sen, 2013).
Mặt khác, ở vùng ven đô, nhiều nông dân thuê mướn người làm ruộng để đi
làm việc khác có thu nhập cao hơn, đất đai để lãng phí, khơng khai thác hết tiềm
năng. Vì vậy, vấn đề sử dụng quỹ đất nơng nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trở thành một trong những mục tiêu bao trùm nhất của xã

hội (Lê Thị Sen, 2013).

11


2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Vấn đề suy thối đất nơng nghiệp
Hiện tượng suy thối đất, suy kiệt dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến
chất lượng đất và môi trường. Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con
người trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng
suất cây trồng trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo về
độ phì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng chất dinh dưỡng cần thiết qua con
đường sử dụng phân bón.
Theo báo cáo của Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO) ngày 27
tháng 11 năm 2014 cho thấy 25% diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới bị suy
thối nặng nề. Báo cáo cho biết, biến đổi khí hậu cùng điều kiện canh tác lạc hậu
đã làm giảm sản lượng của diện tích đất canh tác trên tồn thế giới sau những
năm được hưởng lợi từ cuộc Cách mạng Xanh, khi năng suất cây trồng tăng vọt
nhờ các công nghệ mới, thuốc trừ sâu và sự ra đời của các giống cây trồng năng
suất cao.
Khoảng 2/3 diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới đang bị suy thối nghiêm
trọng trong 50 năm qua do xói mịn, rửa trơi, mặn hóa, chua hóa, ơ nhiễm mơi
trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% diện tích đất nơng nghiệp bị
suy thối mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hóa do biến động khí hậu bất lợi và
khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn đất thêm
100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thối hóa mơi trường đất có nguy cơ làm
giảm 10-20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới (FAO, 2012).
Vai trị của các ngun nhân thối hóa đất ở các châu lục không giống
nhau: Ở Châu Âu, châu Á, châu Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu;

Châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc q mức có vai trị chính yếu nhất;
Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. Mỗi năm rửa trơi xói mịn
chiếm 15% ngun nhân thối hóa đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trị,
gió đóng góp 28% vai trị, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trị. Trung bình đất
đai trên thế giới bị xói mịn 1,8-3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa
trơi xói mòn hàng năm là 5,4-8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30
– 50 triệu tấn lương thực(FAO, 2012).
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2014 Việt Nam có diện tích đất
tự nhiên khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 59/200 nước, nhưng dân số đông 90,7

12


triệu người (năm 2014) nên diện tích đất bình qn đầu người thấp chỉ bằng 1/5
mức trung bình của thế giới (đứng thứ 3 trong 10 nước Đông Nam Á và thứ 125
trong số 200 nước trên thế giới).
Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá
trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những ngun nhân gây
thối hóa đất ở Việt Nam là:
- Do điều kiện tự nhiên: Do khí hậu Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa, những trận mưa lớn gây nên lũ quét, rửa trơi gây nên xói mịn ở vùng
đồi núi và ngập lụt ở vùng trũng. Khơ hạn, nắng nóng kéo dài gây nên khơ hạn,
mặn hóa và phèn hóa.
- Do con người: Kể từ khi con người biết sử dụng đất nơng nghiệp cũng là
lúc họ vơ tình hoặc cố ý làm tổn hại đến sức sản xuất của đất nông nghiệp. Các
biện pháp canh tác như đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày
trên đất dốc; trong q trình trồng trọt khơng có biện pháp cải tạo đất như bón
phân, luân canh, xen canh, trồng các cây họ đậu, cây phân xanh; Con người chú
trọng bón phân hữu cơ trong quá trình sản xuất... Đều ảnh hưởng nghiêm trọng
đến khả năng sản xuất của đất nông nghiệp.

Hiện nay, Việt Nam có những loại suy thối đất như sau:
- Chua hóa, nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất;
- Bạc màu hóa;
- Kết von đá ong hóa;
- Xói mịn, rửa trơi;
- Q trình xa mạc hóa;
- Q trình mặn hóa;
- Mức độ ô nhiễm đất bởi các chất thải gây độc.
2.2.2. Sơ lược về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
2.2.2.1. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2014, trên thế giới có
khoảng 3,3 tỉ ha đất nơng nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỉ ha; còn lại đa
phần là đất xấu, sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tổng sản lượng lương
thực sản xuất hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỉ người trên thế giới.

13


×