Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách cho các công trình thủy lợi tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO VĂN ĐẠO

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH
CHO CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành:

Quản lý Kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồ Ngọc Ninh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn



Đào Văn Đạo

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới tiến sỹ Hồ Ngọc Ninh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ban Quản lý dự án
Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Định, sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2017.
Tác giả luận văn

Đào Văn Đạo

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xdcb từ ngân sách
cho các cơng trình thủy lợi ............................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Lý luận về vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các cơng trình xây dựng ......... 5

2.1.2.


Khái niệm và đặc điểm của quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách .............. 11

2.1.3.

Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách ........................................... 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách ................................................................................................................... 27

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho
các cơng trình thủy lợi ...................................................................................... 31

iii


2.2.1.

Các văn bản, chính sách liên quan đến cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB
từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi ở Việt Nam ...................................... 31

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố ở nước ta về quản lý vốn đầu tư
XDCB từ ngân sách .......................................................................................... 32


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nam Định trong quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi ............................... 36

2.2.4.

Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................... 37

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 38
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 38

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Nam Định ............................................................. 38

3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nam Định.................................... 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 44


3.2.2.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................ 45

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 45

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 48
4.1.

Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các cơng
trình thủy lợi tỉnh Nam Định ............................................................................ 48

4.1.1.

Khái qt chung về hệ thống cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam
Định .................................................................................................................. 48

4.1.2.

Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các cơng
trình thủy lợi tại tỉnh Nam Định ....................................................................... 51

4.2.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xdcb từ ngân sách
cho các cơng trình thủy lợi tỉnh Nam Định ...................................................... 88

4.2.1.

Chủ trương, chiến lược quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản về thủy lợi........... 88

4.2.2.

Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
Ngân sách cho các cơng trình thủy lợi.............................................................. 90

4.2.3.

Hệ thống định mức, đơn giá XDCB cho các cơng trình thủy lợi ..................... 92

4.2.4.

Năng lực Cán bộ và phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách .......... 93

4.2.5.

Hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ Ngân
sách ................................................................................................................... 95

iv


4.3.


Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
cho các cơng trình thủy lợi tại tỉnh Nam Định ................................................. 96

4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 96

4.3.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân
sách cho các cơng trình Thủy lợi tại tỉnh Nam Định ........................................ 97

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 104
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 104

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 105

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 107
Phụ lục ........................................................................................................................ 111

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

CTMT

Chương trình mục tiêu

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng Nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KTXH

Kinh tế xã hội

NSĐP

Ngân sách Địa phương

NSNN

Ngân sách Nhà nước


NSTW

Ngân sách Trung ương

PTNN

Phát triển Nông thôn

QLDA

Quản lý dự án

QLNN

Quản lý Nhà nước

TMĐT

Tổng mức đầu tư

UBND

Ủy ban Nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015 .................... 41
Bảng 3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm
2011-2015 theo nguồn vốn .......................................................................... 43
Bảng 3.3. Cơ cấu mẫu điều tra ..................................................................................... 44
Bảng 4.1. Phân bổ vốn cho các cơng trình, dự án thủy lợi do sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Nam Định làm chủ đầu tư từ năm 2010 đến 2016..... 55
Bảng 4.2. Tổng hợp các cơng trình, dự án thủy lợi do sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Nam Định làm chủ đầu tư đã phê duyệt quyết tốn
cịn thiếu vốn ................................................................................................ 59
Bảng 4.3. Tổng hợp các cơng trình, dự án thủy lợi do sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Nam Định làm chủ đầu tư đang thực hiện còn thiếu
vốn................................................................................................................ 61
Bảng 4.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác phân
bổ vốn đầu tư XDCB cho các cơng trình thủy lợi của tỉnh Nam Định ........ 63
Bảng 4.5a. Tổng hợp tình hình Tạm ứng và Thanh toán tạm ứng vốn đầu tư cho
các cơng trình, dự án thủy lợi do sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông
thôn Nam Định làm chủ đầu tư giai đoạn 2010 -2013 ................................. 66
Bảng 4.5b. Tổng hợp tình hình Tạm ứng và Thanh tốn tạm ứng vốn đầu tư cho
các cơng trình, dự án thủy lợi....................................................................... 68
Bảng 4.6a. Tổng hợp tình hình Giải ngân và Thanh tốn khối lượng hồn thành
vốn đầu tư cho các cơng trình, dự án thủy lợi do sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Nam Định làm chủ đầu tư giai đoạn 2010 - 2013 ..... 72
Bảng 4.6b. Tổng hợp tình hình giải ngân và thanh tốn khối lượng hồn thành
vốn đầu tư cho các cơng trình, dự án thủy lợi do sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Nam Định làm chủ đầu tư giai đoạn 2014 - 2016 ..... 74
Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác cấp phát vốn đầu tư XDCB cho
các cơng trình về đê điều thủy lợi của tỉnh Nam Định ................................ 77
Bảng 4.8. Tổng hợp tình hình quyết tốn các cơng trình, dự án thủy lợi do sở

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Định làm chủ đầu tư giai
đoạn 2010 - 2016 ......................................................................................... 78

vii


Bảng 4.9. Khung thời gian tối đa quy định cho cơng tác quyết tốn ........................... 80
Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác lập báo cáo quyết tốn

dự án

hồn thành tại các cơng trình, dự án về đê điều thủy lợi do sở Nông
nghiệp và PTNT Nam Định làm chủ đầu tư ................................................ 82
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác thẩm tra, phê duyệt

quyết

tốn dự án hồn thành tại các cơng trình, dự án về đê điều thủy lợi do
sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định làm chủ đầu tư .................................. 82
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tại một số cơng
trình, dự án thủy lợi do sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định làm chủ
đầu tư giai đoạn 2010-2016 ......................................................................... 84
Bảng 4.13. Tổng hợp kết luận thanh tra tại một số cơng trình, dự án thủy lợi do sở
Nông nghiệp và PTNT Nam Định làm chủ đầu tư giai đoạn 2010-2016 .... 86
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá về cơng tác kiểm tốn, thanh tra tại các cơng
trình, dự án về đê điều thủy lợi của tỉnh Nam Định ..................................... 88
Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách cho các cơng trình thủy lợi tại tỉnh
Nam Định ..................................................................................................... 90


viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Bố trí vốn chưa kịp thời cho các cơng trình về đê điều, thủy lợi do sở
Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư .................................. 62

Hộp 4.2.

Cơng tác tạm ứng và thanh tốn vốn đầu tư cho các Nhà thầu đã kịp thời,
góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn cho các Doanh nghiệp ............... 77

Hộp 4.3.

Cơng tác lập báo cáo quyết tốn dự án hồn thành của Chủ đầu tư cịn chậm.. 82

Hộp 4.4.

Cơng tác Kiểm tốn, Thanh tra đã góp phần hạn chế những thất thốt,
lãng phí tại các cơng trình, dự án đầu tư về đê điều, thủy lợi ....................... 88

Hộp 4.5.

Công tác xây dựng quy hoạch hệ thống các cơng trình Thủy lợi trong tồn
tỉnh sẽ giúp UBND tỉnh quyết định đầu tư vào các cơng trình, dự án thủy
lợi thực sự cấp bách, xung yếu ..................................................................... 90

Hộp 4.6.


Cơ chế, chính sách về đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý vốn đầu tư .................. 92

Hộp 4.7.

Một số định mức kinh tế -kỹ thuật đã lỗi thời vẫn chưa được thay thế đã
ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .................................... 93

Hộp 4.8.

Năng lực Cán bộ có vai trị quyết định đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB 95

Hộp 4.9.

Công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần nâng cao chất lượng cơng trình
và tránh được những thất thốt, lãng phí vốn đầu tư .................................... 96

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Vốn được cấp của các cơng trình, dự án thủy lợi tại tỉnh Nam Định giai
đoạn 2010-2016 ........................................................................................ 57
Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng vốn được cấp hàng năm so với tổng vốn được cấp giai đoạn
2010-2016 của các cơng trình, dự án thủy lợi tại tỉnh Nam Định ............ 58
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ vốn được cấp và vốn còn thiếu so với tổng giá trị đã phê duyệt
quyết toán của các dự án thủy lợi tại tỉnh Nam Định ............................... 60
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ vốn được cấp, vốn còn thiếu so với giá trị thực hiện của các cơng
trình thủy lợi đang thực hiện dở dang tại tỉnh Nam Định......................... 62

Biểu đồ 4.5. Tình hình tạm ứng và thanh tốn tạm ứng vốn đầu tư cho các cơng
trình thủy lợi tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2016 ........................... 70
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ hoàn ứng, dư ứng so với giá trị tạm ứng vốn đầu tư tại các cơng
trình thủy lợi giai đoạn 2010 - 2016 ......................................................... 70
Biểu đồ 4.7. Tình hình giải ngân và thanh tốn khối lượng hồn thành vốn đầu tư
cho các cơng trình thủy lợi tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 -2016 ...... 76
Biểu đồ 4.8. Cơ cấu giá trị quyết toán và giá trị giảm trừ so với giá trị đề nghị quyết
toán của các cơng trình thủy lợi tại tỉnh Nam Định .................................. 80
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ giá trị Kiểm toán chấp thuận và giá trị Kiểm toán cắt giảm so với
giá trị nghiệm thu của các cơng trình thủy lợi được kiểm toán ................ 87

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Văn Đạo.
Tên đề tài: Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách cho
các cơng trình thủy lợi tỉnh Nam Định.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Ninh
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn
đầu tư XDCB từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ
đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các
cơng trình thủy lợi tỉnh Nam Định thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi trên
địa bàn tỉnh Nam Định. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn
chuyên sâu các cán bộ tại các phòng chuyên môn của một số Cơ quan quản lý Nhà
nước, Chủ đầu tư, Đơn vị quản lý sử dụng cơng trình thủy lợi và Nhà thầu. Các phương
pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm: phương pháp thống kê mơ tả,
phương pháp so sánh.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách; Nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn
đầu tư XDCB từ Ngân sách tại các cơng trình cơng trình thủy lợi. Đồng thời, qua tìm
hiểu kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách tại một số địa phương trong
cả nước, một số bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách tại
các cơng trình thủy lợi đã được đúc kết cho tỉnh Nam Định.
Kết quả đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách cho các cơng
trình thủy lợi tại tỉnh Nam Định cho thấy: (i) Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư
cơ bản đã tuân thủ theo quy trình và quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn
tồn tại một số bất cập như chưa thực sự quan tâm đến thứ tự ưu tiên được cấp vốn của
các công trình và cịn dàn trải; (ii) Cơng tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư cũng đã
đảm bảo đúng chế độ quy định, kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho các nhà thầu. Tuy
nhiên, còn một số bất cập như một số cán bộ thanh tra cịn có biểu hiện gây khó khăn

xi


cho nhà thầu và chưa thực sự có trách nhiệm trong hướng dẫn và hỗ trợ các nhà thầu;
(iii) Công tác quyết toán vốn đầu tư cơ bản đã theo quy định chung và đúng thời hạn.
Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng lập báo cáo quyết toán chậm và phê duyệt quyết tốn
chậm ở một số cơng trình cần được điều chỉnh và khắc phục; (iv) Công tác kiểm tra,
thanh tra, kiểm tốn vốn đầu tư XDCB tại các cơng trình được thực hiện khá tốt và góp

phần khơng nhỏ vào chống thất thốt, lãng phí các nguồn vốn khi thực hiện. Tuy nhiên,
công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn cịn chống chéo và cịn nhiều vụ vi phạm trong
quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB cho các cơng trình thủy lợi trên địa bàn chưa
được phát hiện và xử lý kịp thời.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý vốn
đầu tư XDCB từ Ngân sách tại các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định như:
Chủ trương, chiến lược quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; Cơ chế, chính sách liên quan
đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN; Hệ thống định mức, đơn giá trong XDCB;
Năng lực của cán bộ quản lý và phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN và Hệ
thống kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách cho
các cơng trình thủy lợi tỉnh Nam Định trong thời gian tới được đề xuất dựa vào kết quả
nghiên cứu, bao gồm: Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư
XDCB từ Ngân sách cho các cơng trình thủy lợi; Tăng cường quản lý cơng tác tạm ứng
và thanh tốn vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách cho các cơng trình thủy lợi; Tăng cường
quản lý cơng tác quyết tốn vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách tại các cơng trình thủy lợi;
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ Ngân
sách tại các công trình thủy lợi; Nâng cao năng lực cho đội ngũ Cán bộ làm công tác
quản lý đầu tư XDCB và Hồn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu
tư XDCB từ Ngân sách cho các công trình thủy lợi.

xii


THESIS ABSTRACT
Author: Dao Van Dao
Thesis title: Solutions for managing construction investment capital from the state
budget for irrigation structures in Nam Dinh Province.
Advisor: Dr. Ho Ngoc Ninh
Major: Economics Management


Code: 60 34 04 10

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives: This study aims to assess the current situation and factors
affecting the management of Construction investment capital from the state budget for
irrigation structures in Nam Dinh province, and propose policy recommendations to
enhance the management of Construction investment capital from the state budget for
irrigation structures in Nam Dinh Province in the future.
Research methods: Secondary data was taken from available research, reports,
studies and policies that provide information on the management of Construction
investment captital from the state budget. Primary data was collected from surveys of
82 samples including state management units, investors, state treasures, construction
contractors, beneficiaries of irrigation structures. Methods of data analysis used in this
study are descriptive statistics and comparative statistics to clarify the current situation
and solutions for managing Construction investment capital from the state budget for
irrigation structures in Nam Dinh province.
Main findings and Conclusions:
The study has systematized and clarified some issues of theoretical and practical
in the management of construction investment capital from the state budget for
irrigation structures; Contents and factors affecting to the management of construction
investment capital from the state budget for irrigation structures. At the same time, this
study formulates lessons learned in the management of construction investment capital
from the state budget for irrigation structures from other provinces and places for Nam
Dinh Province.
The results show that the management of Construction investment capital from
the state budget for irrigation structures in Nam Dinh Province are as follows: (i)
Capital allocation planning have basically followed the legal procedures and
regulations. However, there are still some problems and shortcomings of
implementation, such as: the priority of funding for the irrigation structures are still


xiii


unfolded and spread; (ii) The advance clearing transaction and settlement of
construction investment have also ensured the prescribed regime, promptly removing
difficulties for contractors. However, there are some inadequacies such as the number of
inspectors who have found difficulties to the contractor and are not really responsible
for guiding and supporting contractors; (iii) The settlement of basic capital has been in
line with general and timely regulations. However, there is still a case of making late
settlement reports and late approval of finalization of some works that need to be
adjusted and corrected; (iv) The examination, inspection and auditing of capital
construction investment capital in the construction works is quite good and contributes
to prevent losses and waste of capital sources in the implementation. However, the work
of inspection, examination and auditing has been crossed and many cases of violations
in management and utilization of capital construction investment capital for irrigation
works in the area have not been detected and handled in time.
The results show that the factors affect to to the management of construction
investment capital from the state budget for irrigation structures in Nam Dinh province
such as: guidelines and strategies for basic construction investment planning;
Mechanisms and policies related to the management of Construction investment capital
from the state budget for irrigation structures; System of norms, unit prices in capital
construction; Capability of managers and decentralized management of capital
construction investment capital from state budget, and the system of inspection,
supervision and management of the use of capital construction investment capital from
the state budget.
Some solutions to strengthen the management of capital construction investment
from the state budget for irrigation works in Nam Dinh province in the coming time are
proposed, including: Strengthening management of the planning for allocation of capital
construction investment capital from the budget for irrigation works; Strengthening the

management of advance and payment of capital construction investment capital from
the state budget for irrigation works; Strengthening the management of the settlement of
capital construction investment capital from the state budget for irrigation works;
Strengthening the inspection and supervision of the management and use of capital
construction investment capital from the state budget for irrigation works; Improving
the capacity of staff working in management of capital construction investment and
perfecting mechanisms and policies related to the management of capital construction
investment capital from the state budget for irrigation works.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nam Định là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng ven biển Bắc Bộ, là vùng
dễ bị tổn thương bởi thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi
khí hậu gây ra. Nam Định cũng đồng thời là tỉnh có số lượng km đê biển, đê
sơng lớn với tổng số 663 km, trong đó: đê cấp I đến cấp III dài 365 km (gồm 91
km đê biển và 274 km đê sông) và đê sông dưới cấp III dài 298 km. Với đặc
điểm về địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên trên, Nam Định thường xuyên phải
đối mặt với thiên tai lụt bão. Các trận bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đơng bắc và
lũ trên sơng... thường xun đe dọa đến sự an tồn của hệ thống các cơng trình đê
điều, thủy lợi phịng chống lụt bão của Tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT Nam
Định, 2016).
Để nâng cao năng lực phòng chống lụt bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt
hại do thiên tai gây ra; tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương,
góp phần bảo đảm an ninh, quốc phịng vùng ven biển, ngày 14 tháng 3 năm
2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 58/2006/QĐ-TTg về việc
Phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại
các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Ngày 09 tháng 12 năm 2009, Thủ

tướng Chính phủ tiếp tục ban hành quyết định số 2068/2009/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 tại các tỉnh, thành
phố có đê sơng từ Hà Tĩnh trở ra, bao gồm 18 tỉnh, thành phố là: Hịa Bình, Thái
Ngun, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương,
Thái Bình, Hải Phịng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và tỉnh Đồng Tháp.
Thực hiện các chương trình đầu tư, nâng cấp hệ thống đê sơng, đê biển
trên của Chính phủ, trong những năm gần đây, các dự án đầu tư xây dựng về đê
điều, thủy lợi tại tỉnh Nam Định đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định giao cho sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn làm Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Xây dựng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn đại diện Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Việc các dự án được
triển khai thực hiện đã từng bước nâng cao năng lực phòng chống lụt bão của các
cơng trình thủy lợi cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội

1


của địa phương. Tuy nhiên, do các dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi
thường có tổng mức đầu tư lớn, vốn đầu tư cho các dự án hầu hết đều sử dụng từ
nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Do đó, vấn đề đặt ra là: Phải quản lý và sử dụng
nguồn vốn này sao cho thực sự hiệu quả, tránh thất thốt, lãng phí góp phần nâng
cao hiệu quả đầu tư của dự án.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã nghiên cứu và chọn đề
tài “Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
cho các cơng trình thủy lợi tỉnh Nam Định” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. Với
mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp một phần nhất định vào
việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại
các cơng trình xây dựng về thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng và các
địa phương khác nói chung.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu
tư XDCB từ ngân sách cho các công trình thủy lợi tỉnh Nam Định trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư
XDCB từ ngân sách;
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các
cơng trình thủy lợi ở tỉnh Nam Định những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân
sách cho các cơng trình thủy lợi ở tỉnh Nam Định những năm qua;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân
sách cho các cơng trình thủy lợi ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các
cơng trình thủy lợi ở tỉnh Nam Định đang diễn ra như thế nào? Những thuận lợi,
khó khăn là gì?

2


- Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư
XDCB từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi ở tỉnh Nam Định?
- Để tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các cơng
trình thủy lợi trong thời gian tới, tỉnh Nam Định cần chủ trương, giải pháp như
thế nào?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các cơng trình
thủy lợi. Để thực hiện nghiên cứu này, các đối tượng khảo sát thu thập thông tin
bao gồm:
- Các cơ quan QLNN có liên quan: UBND tỉnh, sở Kế hoạch và Đầu tư,
sở Tài chính; Chủ đầu tư: sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Quản lý
dự án Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Đơn vị cấp phát vốn: Kho
bạc Nhà nước tỉnh; Đơn vị quản lý sử dụng: Chi cục Thủy lợi, Hạt quản lý đê các
huyện (có cơng trình xây dựng); Nhà thầu xây lắp; Người hưởng lợi.
- Các văn bản pháp quy có liên quan đến cơng tác quản lý vốn đầu tư
XDCB từ ngân sách, các dự án đầu tư xây dựng cơng trình, cơng trình thủy lợi.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB từ ngân sách cho các cơng trình xây dựng về thủy lợi ở tỉnh Nam Định.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu các
cơng trình xây dựng thuộc lĩnh vực đê điều do sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Nam Định làm chủ đầu tư, vì trong cơ cấu hệ thống các cơng trình
thủy lợi tại tỉnh Nam Định thì hệ thống đê điều là chủ yếu. Các cơng trình xây
dựng về đê điều thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài. Ngược
lại, hệ thống cầu cống, kênh mương tưới tiêu nội đồng thường là các cơng trình
có quy mô nhỏ, tổng mức đầu tư của các dự án cho lĩnh vực này thường không
lớn, thời gian thực hiện ngắn.
- Về không gian: Nghiên cứu thực tế về công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi ở tỉnh Nam Định do sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Xây dựng

3



Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đại diện chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2016.
- Về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp thu thập để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng quản
lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các cơng trình thủy lợi tại tỉnh Nam Định
được khảo sát trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. Dữ liệu sơ cấp khảo
sát tại các đối tượng liên quan năm 2016.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9/2016 -10/2017.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về vốn đầu
tư, vốn đầu tư XDCB từ ngân sách và vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân
sách tại các cơng trình xây dựng nói chung và các cơng trình thủy lợi nói riêng.
Rút ra được những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn ở tỉnh Nam Định từ
kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và trên thế giới;
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn
đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước tại các cơng trình xây dựng thủy lợi ở tỉnh
Nam Định. Phân tích chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu
tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước tại các cơng trình xây dựng thủy lợi ở tỉnh
Nam Định. Đề xuất được phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý vốn
đầu tư XDCB từ Ngân sách tại các cơng trình xây dựng thủy lợi ở tỉnh Nam Định
đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH CHO CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận về vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các cơng trình xây dựng
2.1.1.1. Các khái niệm

a) Khái niệm Đầu tư và Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư nói chung là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai. Nguồn lực
có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả có
thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn
nhân lực (Trịnh Quỳnh Ngọc, 2016).
Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại, có thể phân
biệt đầu tư thành ba loại chính: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát
triển. Trong đó, đầu tư phát triển là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành
các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà
xưởng, thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng...), gia tăng năng lực sản
xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu
tư phát triển. Đây chính là q trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng
cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định
trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất
kinh doanh nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản
cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, nhằm thu được lợi ích
với nhiều hình thức khác nhau (Trịnh Quỳnh Ngọc, 2016).
b) Khái niệm công trình xây dựng, cơng trình thủy lợi, dự án đầu tư, dự án đầu
tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi
Cơng trình xây dựng: Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của
con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị
với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt
nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng

5



bao gồm cơng trình dân dụng, cơng trình cơng nghiệp, giao thơng, nơng nghiệp
và phát triển nơng thơn, cơng trình hạ tầng kỹ thuật và cơng trình khác (Quốc
hơi, 2014).
Cơng trình thủy lợi: Là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác
mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân
bằng sinh thái. Cơng trình thủy lợi gồm: cơng trình hồ chứa, cơng trình đập, cơng
trình thủy nơng, đê-kè (UBTV Quốc hội, 2001).
Dự án đầu tư: Là tập hợp các đề xuất liên quan đến việc bỏ vốn trung hạn
hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định (Quốc hôi, 2014).
Dự án đầu tư xây dựng: Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử
dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo
cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình
hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định (Quốc hơi, 2014).
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi: Là dự án đầu tư xây dựng
trong đó, đối tượng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo là các cơng trình xây
dựng về thủy lợi (như: đê kè, cầu cống, hệ thống kênh mương, trạm bơm...)
(Quốc hôi, 2014).
Đặc thù trong đầu tư XDCB cơng trình thủy lợi:
- Các cơng trình, dự án đầu tư XDCB về thủy lợi thường có tổng mức đầu tư
lớn, thời gian thực hiện dài, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước.
- Điều kiện thi cơng các cơng trình thủy lợi tương đối khắc nghiệt, hoàn toàn
phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết như: thủy triều, mưa bão. Có những cơng trình, ở
từng thời điểm trong năm chỉ thi công được vào ban đêm khi nước cạn.
- Các cơng trình thủy lợi (đê kè, cầu cống, kênh mương, hồ đập) thường chịu
sự tác động trực tiếp của thiên tai và biến đổi khí hậu (bão gió, lũ lụt, triều cường).
Các thách thức đặt ra cho công tác quản lý vốn đầu tư từ các đặc thù
trong đầu tư XDCB cơng trình thủy lợi:
- Cơng tác cân đối và phân bổ nguồn vốn từ Ngân sách cho các cơng trình,
dự án đầu tư XDCB về thủy lợi (do tổng mức đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư chủ

yếu từ Ngân sách Nhà nước).
- Công tác kiểm sốt các chi phí đầu tư cho cơng trình, dự án về thủy lợi

6


(do thời gian thực hiện kéo dài phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung về đơn giá
nhân công, đơn giá vật tư).
- Công tác kiểm tra, giám sát khối lượng, chủng loại vật tư phục vụ thi
công tại công trường (do thi công vào ban đêm, khối lượng xây lắp sau khi thực
hiện sẽ bị nước che khuất, khó phát hiện những sai sót).
- Các biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro do thiên tai gây ra cho các
công trình thủy lợi (do các cơng trình thủy lợi thường chịu sự tác động trực tiếp
của thiên tai và biến đổi khí hậu).
c) Khái niệm Chủ đầu tư xây dựng, Ban quản lý dự án
Chủ đầu tư xây dựng (hay còn gọi là Chủ đầu tư): Là cơ quan, tổ chức, cá
nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực
hiện hoạt động đầu tư xây dựng (Quốc hôi, 2014).
Ban quản lý dự án: Là cơ quan, tổ chức đại diện cho Chủ đầu tư thực hiện
một phần hoặc toàn bộ các cơng việc của Chủ đầu tư trong q trình thực hiện
hoạt động dự án đầu tư xây dựng (Quốc hôi, 2014).
d) Khái niệm vốn đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư: Là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh (Quốc hội, 2014).
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB): Là tiền và tài sản khác để thực hiện
hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế (đầu tư vào máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng…).
e) Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương
(Quốc hội, 2015).
Ngân sách Địa phương: Là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp
cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách
địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa
phương (Quốc hội, 2015).
Ngân sách Trung ương: Là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp

7


cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ
chi của cấp trung ương (Quốc hội, 2015).
g) Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước
Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước là tiền và tài sản khác để thực
hiện hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế được lấy từ
nguồn Ngân sách Nhà nước. Nói cách khác, Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách
Nhà nước là khoản vốn Ngân sách được Nhà nước dành cho việc đầu tư xây
dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội mà khơng có khả năng thu
hồi vốn cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN
(Quốc hội, 2015).
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư
trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính cơng rất quan
trọng của quốc gia. Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư
XDCB từ NSNN cũng như các nguồn vốn khác-đó là biểu hiện bằng tiền của giá
trị đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư,
nghĩa là bao gồm tồn bộ chi phí đầu tư. Dưới giác độ một nguồn lực tài chính
quốc gia, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận của quỹ NSNN trong
khoản chi đầu tư của NSNN hàng năm được bố trí cho đầu tư vào các cơng trình,

dự án XDCB của Nhà nước.
2.1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ ngân sách
Từ khái niệm về vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước, có thể thấy
nguồn vốn này có các đặc điểm cơ bản sau:
- Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách gắn với hoạt động NSNN nói chung và
hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về
chi NSNN cho đầu tư phát triển. Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và
thanh quyết toán nguồn vốn này được thực hiện chặt chẽ theo luật định, được
Quốc hội phê chuẩn và các cấp chính quyền (chủ yếu là Hội đồng Nhân dân tỉnh)
phê duyệt hàng năm.
- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các
cơng trình, dự án khơng có khả năng thu hồi vốn và cơng trình hạ tầng theo đối
tượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các luật khác. Do đó, việc đánh
giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính tồn diện, trên cơ sở đánh giá tác
động cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

8


- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự án,
chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến
khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng. Việc sử dụng nguồn
vốn này gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên
hoàn với nhau từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự
án và kết thúc dự án.
- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng. Căn cứ tính chất, nội dung, đặc
điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người ta phân thành
các loại vốn như: vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư,
vốn thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể được sử dụng cho đầu
tư xây mới hoặc sửa chữa lớn, xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm thiết bị.

- Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguồn bên
trong quốc gia và bên ngoài quốc gia. Các nguồn bên trong quốc gia chủ yếu
là từ thuế và các nguồn thu khác của Nhà nước như bán tài nguyên, cho thuê
tài sản quốc gia, thu từ các hoạt động kinh doanh khác. Nguồn từ bên ngoài
chủ yếu từ nguồn vay nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một
số nguồn khác.
- Chủ thể sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng, bao gồm cả
các Cơ quan Nhà nước và các tổ chức ngoài Nhà nước, nhưng trong đó đối tượng
sử dụng nguồn vốn này chủ yếu vẫn là các tổ chức Nhà nước.
2.1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ ngân sách
Trong nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trị rất
quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội. Theo giáo trình Quản lý Nhà nước
về kinh tế, trường đại học Kinh tế Quốc dân (2008) thì vai trị đó thể hiện trên
các mặt sau:
- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước
như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm Y-tế… Thông qua việc duy trì và
phát triển hoạt động đầu tư XDCB, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan
trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, tái tạo và tăng cường
năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản
phẩm xã hội.

9


- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chun mơn hóa và
phân cơng lao động xã hội. Chẳng hạn, để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đến năm 2020, Đảng và Nhà nước chủ
trương tập trung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn như

cơng nghiệp dầu khí, hàng khơng, hàng hải, đặc biệt là giao thông vận tải đường
bộ, đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngành công nghệ cao... Thông qua việc
phát triển kết cấu hạ tầng để tạo lập môi trường thuận lợi, tạo sự lan toả đầu tư và
phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội.
- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư
trong nền kinh tế. Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các
ngành, lĩnh vực có tính chiến lược khơng những có vai trị dẫn dắt hoạt động đầu
tư trong nền kinh tế mà cịn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế.
Thông qua đầu tư XDCB vào các ngành, lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn đầu tư
từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội
đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây
dựng hạ tầng và phát triển kinh tế-xã hội. Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ
thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp,
thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư.
- Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trị quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề xã hội như xố đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa. Thông
qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất-kinh doanh và các
cơng trình văn hố, xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng
thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở
nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
2.1.1.4. Phân loại vốn đầu tư XDCB từ ngân sách
Để quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, cần thiết phải phân loại nguồn
vốn này. Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của
từng loại nguồn vốn khác nhau. Cụ thể có một số cách phân loại như sau (Dương
Đăng Chính và Phạm Văn Khoan, 2005):
- Theo tính chất cơng việc của hoạt động XDCB: vốn được phân thành chi
phí xây lắp (nay gọi là xây dựng), chi phí thiết bị và chi khác. Trong đó, chi phí
xây dựng và thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu.

10



×