Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý du học sinh việt nam của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsus tại nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ KIỀU ANH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU HỌC SINH
VIỆT NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI VIETSUS TẠI NHẬT BẢN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng hoặc
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Đặng Thị Kiều Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình, ngồi sự nỗ lực
của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kế tốn
và Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Hữu Cường, là người trực
tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Cơng ty Vietsus, các
phịng ban và du học sinh đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn


Đặng Thị Kiều Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục sơ đồ, hình ...................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý du học sinh của doanh nghiệp .......... 5
2.1.

Tổng quan về Du học .......................................................................................... 5

2.1.1.

Một số vấn đề chung về du học, du học sinh ...................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm, yêu cầu của công tác quản lý du học sinh ở nước ngoài ................... 9

2.1.3.


Nội dung quản lý du học sinh ở nước ngoài của các Công ty tư vấn
du học ................................................................................................................ 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn về hoạt động du học................................................................. 21

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý hoạt động du học của một số doanh nghiệp ở
trong nước ......................................................................................................... 21

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Vietsus ........................................................................................... 26

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29

3.1.1.

Giới thiệu về Công ty Vietsus ........................................................................... 29

iii



3.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong bộ máy tổ chức ............................. 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 32

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 33

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 34

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 35
4.1.

Thực trạng quản lý du học sinh của công ty Vietsus tại Nhật Bản ................... 35

4.1.1.


Thực trạng tuyển sinh học viên du học tại Nhật Bản của Công ty Vietsus
giai đoạn 2015-2017 ......................................................................................... 35

4.1.2.

Tổ chức bộ máy quản lý du học sinh của Vietsus tại Nhật Bản ....................... 39

4.1.3.

Chính sách quản lý du học sinh và tổ chức thực hiện ....................................... 47

4.1.4.

Xây dựng hệ thống thông tin về du học sinh tại Nhật Bản ............................... 54

4.1.5.

Tổ chức kiểm tra, giám sát du học sinh của Vietsus tại Nhật Bản ................... 58

4.1.6.

Đánh giá chung ................................................................................................. 62

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý du học sinh Việt Nam của công ty
Vietsus Tại Nhật Bản ........................................................................................ 63

4.2.1.


Yếu tố bên trong Công ty Vietsus ..................................................................... 63

4.2.2.

Yếu tố bên ngồi Cơng ty ................................................................................. 64

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý du học sinh Việt Nam của
công ty Vietsus tại Nhật Bản ............................................................................ 66

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 66

4.3.2.

Một số giải pháp tăng cường quản lý du học sinh của Công ty Vietsus tại
Nhật Bản ........................................................................................................... 67

4.4.

Sơ đồ tổ chức công ty Vietsus .......................................................................... 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 80
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 80


5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 82
Phụ lục .......................................................................................................................... 85

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng lao động của Công ty Vietsus ....................................................... 31
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động theo trình độ và giới tính năm 2015 - 2017....................... 31
Bảng 3.3. Số phiếu điều tra........................................................................................... 33
Bảng 4.1. Số lượng du học sinh của Vietsus tại nhật bản giai đoạn 2015-2017 ......... 35
Bảng 4.2. Số lượng du học theo nhóm nghành nghề của Vietsus tại Nhật Bản
giai đoạn 2015-2017 ..................................................................................... 37
Bảng 4.3. Số lượng du học sinh tại Nhật Bản của công ty Vietsus theo
tỉnh/thành phố giai đoạn 2015-2017 ............................................................ 39
Bảng 4.4. Cơ cấu lao động theo kinh nghiệm chuyên môn trong công tác Du
học của Công ty Vietsus năm 2015 - 2017 .................................................. 41
Bảng 4.5. Nhận xét về công tác phối hợp quản lý du học sinh của Công ty
Vietsus từ các Ban nghành liên quan tại Nhật Bản (n=109) ........................ 46
Bảng 4.6. Nhận xét về thủ tục đi học, về nước và gia hạn (n=109) ............................. 49
Bảng 4.7. Chính sách hỗ trợ đào tạo trong nước cho học sinh của Công ty
Vietsus trước khi sang Nhật Bản .................................................................. 50
Bảng 4.8. Biện pháp quản lý học sinh trong nước của Công ty Vietsus trước khi
đưa sang Nhật Bản ....................................................................................... 52
Bảng 4.9. Chính sách hỗ trợ du học sinh của cơng ty Vietsus đang theo học tại
Nhật Bản....................................................................................................... 52

Bảng 4.10. Biện pháp quản lý du học sinh của công ty Vietsus đang theo học tại
Nhật Bản....................................................................................................... 53
Bảng 4.11. Nhận xét về Quy định, chính sách (n=109) .................................................. 54
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm du học sinh của Công ty Vietsus
tại Nhật Bản giai đoạn 2015-2017 ............................................................... 62
Bảng 4.13. Định hướng phát triển của Công ty Vietsus đến 2020 ................................. 67

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Vietsus ................................................................... 29
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Vietsus ................................................................... 40
Sơ đồ 4.2. Tổ chức bộ máy quản lý du học sinh của Vietsus tại Nhật Bả .................... 42
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ quản lý du học sinh của Cơng ty Vietsus........................................... 42
Hình 4.1. Giao diện phần mềm quản lý du học sinh của công ty Vietsus ................... 56

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Thị Kiều Anh
Tên luận văn: “ Giải pháp tăng cường quản lý du học sinh việt nam của công ty cổ
phần sản xuất và thương mại Vietsus tại Nhật Bản”.
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý du học sinh
Việt Nam của tổ chức tư vấn du học, đề tài luận văn đề cập đến giải pháp tăng cường
quản lý du học sinh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vietsus tại Nhật Bản ,
luận văn phản ảnh công tác quản lý, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý du học sinh Việt Nam của Cơng ty Vietsus tại Nhật Bản. Qua đó đề
xuất một số giải pháp tăng cường quản lý du học sinh Việt Nam của Công ty Vietsus tại
Nhật Bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý du học sinh của công ty tại Nhật
Bản trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
- Các Thông tư, Nghị định và các văn bản hướng dẫn về du học.
- Tài liệu đã được cơng bố (báo chí, tạp chí, đề tài nghiên cứu...)
- Nhà khoa học, nhà nghiên cứu
Thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập thông qua :
-Xây dựng phiếu hỏi dành cho cán bộ doanh nghiệp tư vấn du học gồm các
thông tin: giới tính, trình độ học vấn, trình độ chun môn, kinh nghiệm làm việc trong
công tác tư vấn du học, công việc đang đảm nhiệm…
-Xây dựng phiếu hỏi dành cho người tham gia du học gồm các thông tin: họ và
tên, địa chỉ cư trú, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn trước khi tham gia du học …
- Xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tác công ty.
Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu để mô tả dữ liệu

vii


thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, dựa vào các chỉ
tiêu tính giá trị trung bình, tần xuất/tỷ lệ xuất hiện của các sự kiện….

* Phương pháp so sánh
- Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày các đặc trưng khác nhau từ kinh nghiệm
nước ngồi, các doanh nghiệp làm cơng tác tư vấn du học trong nước để phản ánh một
cách tổng quát.
- Sử dụng phương pháp so sánh kết quả, hiệu quả của công tác quản lý du học
sinh Việt Nam của Cơng ty Vietsus tại Nhật Bản.
Kết quả chính và kết luận
Khái quát được bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động, cơng tác quản lý du
học sinh của Công ty Vietsus.
Phản ánh thực trạng công tác quản lý du học sinh Việt Nam của Công ty Vietsus
với những vấn đề như: công tác lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, quản lý hàng năm,
quá trình triển khai hoạt động quản lý du học sinh trong nước, du học sinh của Công ty
đang theo học tại Nhật, những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân.
Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý du học sinh tại Nhật Bản,
như: tăng cường nguồn nhân lực phục vụ cơng tác quản lý; Chính sách quản lý du học
sinh và tổ chức thực hiện ; Xây dựng hệ thống thông tin về du học sinh tại Nhật Bản ;
Tổ chức kiểm tra, giám sát du học sinh của Vietsus tại Nhật Bản ....

viii


THESIS ABSTRACT
The writer: Dang Thi Kieu Anh
The master thesis: “Solutions to enhance the management of overseas students of
vietsus tm&sx joint stock company In Japan”.
Major in: Business management

Code: 8340102

Training facility: Vietnam National University of Agriculture

Research purposes
Based on the systematization of theoretical and practical aspects of the
management of Vietnamese overseas students of the study abroad counselling
organization, the research thesis examines the solutions to enhance the management of
overseas students of the Vietsus TM&SX Joint Stock company in Japan, the paper
reflects the management, analyzescurrent situation and factors affecting the
management of Vietnamese overseas students of Vietsus company in Japan. Thereby,
solutions to enhance the management of Vietnamese overseas students of Vietsus
company in Japan are also be proposed in this paper in order to improve the
effectiveness of management of overseas students in Japan in the future.
Research Methods
The method of data collection
Secondary data collection was collected from the following sources:
- Circulars, decrees and studying abroad guiding documents.
- Published documents (newspapers, magazines, researches,...)
- Scientists, researchers
Primary data collection was conducted through:
- Carry out questionnaires for the staff of the studying abroad counselling
company including information on:gender, education level, professional qualifications,
working experience in studying abroad consultancy, current position, ...
- Carry out questionnaires for overseas students including information on: full
name, residence address, gender, age, education level before joining studying abroad ...
- Carry out questionnaires for company partners.
Data analysis method
* Descriptive statistics method
Descriptive statistics are used in the study to describe data collected from

ix



empirical research in a variety of ways, based on the average value, frequency /
incidence of events ....
* Comparative method
- Collect data, summarizing, presenting different characteristics from foreign
experience, studying abroad counselling companies in Vietnam to reflect in a general way
- Use the method of comparing the results and effectiveness of the management of
Vietnamese overseas students of Vietsus in Japan.
Main results and conclusions
Generalize the operation of the management of overseas students of Vietsus.
Reflect on the current situation of management of Vietnamese overseas students
of Vietsus company with the following issues such as recruitment, training and annual
managementplanning, implementation process of managing overseas students in the
country, students of the company studying in Japan, the achievedresults, limited
existence and cause.
Propose solutions to enhance the management of overseas students in Japan, such
as fostering human resources for management; Policy on management of overseas
students and organization of implementation; Establishing an information system
aboutoverseas students in Japan; Organizing the examination and supervision of
overseas students of Vietsus in Japan ....

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập kinh tế, đó là cơ hội để chúng
ta giao lưu, học hỏi, hợp tác với các quốc gia trên thế giới nhằm phát triển toàn
diện trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên để làm được điều đó địi hỏi sự cố gắng của
tồn Đảng, tồn dân, trong đó, lực lượng học sinh, sinh viên Việt Nam những trí
thức trẻ của đất nước cần phải đi tiên phong, tự tin hội nhập, phấn đấu, học hỏi

và rèn luyện bản thân để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo nhiều nguồn, nhiều hình thức
khác nhau như nguồn ngân sách Nhà nước qua các chương trình học bổng: học
bổng của Bộ Giáo dục - Khoa học Nhật Bản (Monbukagakkusho- MEXT), các
chương trình của một số cơ quan nghiên cứu của Nhật Bản như Viện nghiên cứu
các vấn đề quốc tế (JIIA), Viện Kinh tế phát triển (IDE), các quỹ của Nhật Bản
như Quỹ Giao du Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation), Hiệp hội phát triển
khoa học Nhật Bản- JSPS (Japan Society for The Promotion of Sciences), học
bổng của các doanh nghiệp Nhật Bản...Trào lưu du học tự túc tăng cao, số lượng
du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo phương thức du học tự túc qua các
công ty, tổ chức tư vấn du học ( hoặc tự liên hệ xin nhập học trực tiếp với trường,
tự chi phí tồn phần hoặc một phần các khoản học tập, sinh hoạt...) lớn gấp nhiều
lần số du học sinh theo ngân sách Nhà nước và có xu hướng đang tăng lên nhanh
chóng trong những năm gần đây.
Việc du học nói chung và việc học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập
nói riêng khơng chỉ là sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài, nâng cao tri thức cho thế hệ
trẻ, mà cịn góp phần tăng cường sự giao du trao đổi văn hóa, xây dựng quan hệ
hữu nghị thân thiết giữa hai nước. Tại Nhật Bản, học sinh Việt Nam có thể học
và nghiên cứu về nhiều lĩnh vực như tiếng Nhật, văn hóa Nhật Bản, kinh tế, quản
trị kinh doanh, luật pháp, công nghệ vi sinh, môi trường, kiến trúc, chế tạo máy,
công nghệ thông tin… Để đạt mục tiêu bồi dưỡng nhân tài và gìn giữ mối quan
hệ ngoại giao giữa hai nước, không chỉ các cơ quan chức năng của nhà nước
cần chú trọng đến việc quản lý các đối tượng du học sinh mà bản thân các doanh
nghiệp tư vấn du học, các tổ chưc tư vấn du học cần phải có trách nhiệm tham gia
phối kết hợp với các ban ngành để quản lý du học sinh tại nước ngoài hiệu quả

1


nhất, sao cho vừa phát triển được nguồn nhân lực, vừa gìn giữ được nguồn chất

xám cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. Tuy
nhiên, với tốc độ gia tăng lượng du học sinh như những năm gần đây, các cơ
quan chủ quản Việt Nam hầu như cũng mới chỉ quản lý được phần nào đối tượng
du học theo diện học bổng mà chưa có được hệ thống quản lý và bảo vệ các đối
tượng du học tự túc. Các vấn đề về “chảy máu chất xám”, vấn đề định cư bất hợp
pháp, vấn đề khơng an tồn đến tính mạng học sinh sinh viên, và nhiều vấn đề
khác ảnh hưởng đến du học sinh Việt Nam đang xảy ra ở Nhật Bản và nhiều
quốc gia khác trên thế giới.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại VIETSUS hay được gọi tắt trong
luận văn này là Công ty Vietsus là công ty được cấp phép tư vấn du học tự túc,
tuyển dụng và đưa du học sinh đi học ở nước ngoài. Từ khi được thành lập đến
nay, thương hiệu của công ty trong lĩnh vực du học đã được người dân ở nhiều
địa phương biết đến với sự tin tưởng cao, được nhiều trường học có uy tín nhiều
nước tìm đến hợp tác. Việc đào tạo trong nước trước khi đưa du học sinh đến
nước ngoài du học, việc hỗ trợ các thủ tục cần thiết cho học sinh và gia đình và
đặc biệt sự hỗ trợ du học sinh tại nước ngồi ln được tồn bộ nhân viên và lãnh
đạo cơng ty quan tâm.Tuy nhiên, trong thời gian qua hiệu quả hỗ trợ du học sinh
tại thị trường Nhật Bản nói riêng còn chưa thực sự tương xứng với yêu cầu và
tiềm năng hiện có của cơng ty, chất lượng học sinh nhập học tại Nhật Bản cịn
chưa cao, ngơn ngữ, văn hố nước đến du học chưa được tìm hiểu kỹ lưỡng, tác
phong cơng nghiệp cịn hạn chế. Bên cạnh đó, cơng tác tư vấn, tuyển chọn du học
sinh của doanh nghiệp cịn mang tính hình thức.
Quản lý hỗ trợ du học sinh tại thị trường Nhật Bản trong thời gian qua còn
nhiều bất cập gây tổn thất về uy tín, về thời gian, chi phí khơng cần thiết cho
cơng ty. Ngồi ra cịn khiến học sinh và phụ huynh học sinh chưa thực sự hài
lịng về cơng tác quản lý, hỗ trợ các em tại Nhật chưa thực sự hiệu quả, chưa phối
kết hợp và chưa có giải pháp hữu hiệu nhất dẫn đến tình trạng các em cịn bỏ tiết
học nhiều để đi chơi, đi làm thêm… khiến một số em chưa đáp ứng được chất
lượng phía nhà trường bên Nhật yêu cầu.
Chính từ thực tế này, việc nghiên cứu Quản lý du học sinh của Việt Nam

tại Nhật Bản được đề ra trong thời điểm hiện nay là vô cùng cấp thiết. Quản lý du
học sinh của Việt Nam ở nước ngồi cũng chính là một nội dung phát triển nguồn
nhân lực quốc gia. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý

2


du học sinh Việt Nam của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vietsus tại
Nhật Bản” làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất giải pháp tăng
cường quản lý du học sinh Việt Nam của Công ty Vietsus tại Nhật Bản trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý du học sinh Việt
Nam của tổ chức tư vấn du học;
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý du
học sinh Việt Nam của Công ty Vietsus tại Nhật Bản;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý du học sinh Việt Nam của
Công ty Vietsus tại Nhật Bản trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác quản lý du học sinh Việt Nam của Công ty Vietsus
tại Nhật Bản thời gian qua diễn ra như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn cho phù hợp môi trường quản lý
trong thời gian tới?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý du học sinh Việt Nam của
Cơng ty Vietsus tại Nhật Bản là gì?
- Để tăng cường quản lý du học sinh Việt Nam của Công ty Vietsus tại
Nhật Bản trong thời gian tới cần đề xuất những giải pháp nào?

1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài công tác quản lý du học sinh Việt Nam
của Công ty Vietsus tại Nhật Bản. bao gồm chủ thể là công ty , đối tượng là du
học sinh Việt Nam tại Nhật Bản do công ty Vietsus đưa sang Nhật học.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý du học sinh Việt Nam của Công ty

3


Vietsus tại Nhật Bản trong những năm vừa qua, tập trung vào giai đoạn là du học
sinh đang học tập tại Nhật Bản tuy nhiên giai đoạn trước khi sang Nhật và sau
khi du học sinh học xong cũng ảnh hưởng đến giai đoạn này .Các công cụ quản
lý mà Công ty Vietsus đang triển khai để quản lý du học sinh Việt Nam ngay từ
khâu tuyển chọn và đào tạo trong nước đến giám sát tại Nhật Bản.
Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu trên đối tượng du học sinh Việt Nam của
Công ty Vietsus tại thị trường Nhật Bản.
Phạm vi thời gian
- Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2017.
-Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017.
- Thời gian thực hiện từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2018.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DU HỌC
SINH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1. TỔNG QUAN VỀ DU HỌC
2.1.1. Một số vấn đề chung về du học, du học sinh
2.1.1.1. Khái niệm Du học
Du học là việc đi học ở một nước khác nước hiện tại của người học đang
sinh sống nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu học
tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ. Theo thống kê
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2016 Việt Nam có 130.000 du học sinh, tập
trung đơng nhất ở Nhật Bản, sau đó là Úc, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Có nhiều loại du học trong đó thường có hai kiểu đó là du học tự túc và du
học do nhận được học bổng. Trong đó du học do nhận học bổng bao gồm học
bổng bán phần, học bổng toàn phần và học bổng do sự hợp tác của chính phủ.
Du học sinh được hiểu là cơng dân Việt Nam đang sống với học tập ở
nước ngoài, đang được đào tạo ở nước ngoài, bao gồm học sinh, sinh viên, học
viên sau ĐH, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, tu nghiệp sinh và học viên dự các
khóa học bồi dưỡng ngắn hạn, không phân biệt nguồn kinh phí sử dụng cho việc
đào tạo ở nước ngồi.
Các hình thức du học cơ bản gồm:
Du học sinh học bổng
Du học sinh học bổng là công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài được
nhận toàn bộ hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí, bảo
hiểm y tế và các chi phí khác liên quan đến học tập tự một hoặc nhiều nguồn kinh
phí sau đây:
- Ngân sách Nhà nước thông qua các Bộ, Ngành, Ủy Ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước;
- Học bổng trong khuôn khổ Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác giữa nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ hoặc tổ chức
quốc tế;
- Học bổng do chỉnh phủ nước ngoài, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc
tế, các tổ chức chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thơng qua Chính phủ Việt Nam.


5


Du học sinh tự túc
Du học sinh tự túc là cơng dân Việt Nam học tập ở nước ngồi bằng kinh
phí khơng phải từ các nguồn kinh phí quy định các nguồn Học bổng trên.
2.1.1.2. Khái niệm du học sinh
Để hiểu được du học sinh là gì thì trước hết ta phải hiểu được quản lý du
học, quản lý là gì. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý do vậy cũng có
nhiều khái niệm khác nhau về quản lý nhưng nhìn chung có thể đưa ra một khái
niệm chung nhất về quản lý như sau:
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến
động của môi trường (Chỉ thị số 41 CT/TW năm 1998 của chính phủ).
Như vậy quản lý được hiểu là tất cả những tác động có tổ chức và hướng
đích mà chủ thể tác động lên đối tượng trong điều kiện biến đổi của môi trường
nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Theo đó quản lý du học sinh cũng mang tính chất
là một hoạt động quản lý trong đó chủ thể quản lý có thể là Nhà nước có thể là các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay các doanh nghiệp tư vấn du học tự túc... còn
đối tượng quản lý ở đây là người du học, các doanh nghiệp tư vấn du học và hoạt
động về du học. Các chủ thể quản lý sẽ sử dụng các cơng cụ quản lý như: các chính
sách, chế độ, quy chế, quy định về hoạt động du học hay các kế hoạch, chỉ tiêu du
học hoặc những quy định ràng buộc về mặt vật chất, pháp lý... để tiến hành quản lý.
Q trình quản lý có thể diễn ra dưới nhiều hình thức từ quản lý trong
nước cho đến quản lý ở nước ngoài, từ quản lý trực tiếp cho đến việc gián tiếp
quản lý...Nhưng dù sử dụng cách thức quản lý nào thì mục đích của hoạt động
quản lý đều là nhằm làm cho hoạt động du học thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích
cho cả quốc gia, doanh nghiệp lẫn người du học. Từ đây chúng ta có thể thấy
rằng: quản lý du học sinh là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng

đích của các chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý là hoạt động du học và các
khách thể quản lý là người du học, các doanh nghiệp tư vấn du học cùng các đối
tượng có liên quan khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý du học sinh.
2.1.1.3. Khái niệm quản lý
Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm quản lý được định nghĩa là “trông coi
và giữ gìn, là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.

6


Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và các cộng sự trong cuốn “Khoa học tổ
chức và quản lý” ( NXB thống kê, Hà Nội, 1999) cho rằng hoạt động quản lý
nhằm làm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đặt ra, tiến đến trạng thái có chất
lượng mới. Các tác giả chia tách thuật ngữ “Quản lý” thành hai q trình đó là
q trình “Quản” và q trình “Lý”. Quản: là giữ gìn, duy trì ổn định, là coi sóc;
Lý: là sửa sang, sắp xếp, là đổi mới – phát triển.
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một q trình định
hướng, q trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định.
Các định nghĩa khác:
- Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều
khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt
tới mục đích, đúng ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.
- Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể
và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức; là sự tác động điều khiển, điều
chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào
việc hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội.
Dưới góc độ điều khiển học “Quản lý là sự sắp xếp tối ưu nhất các phần tử
trong tổ chức sao cho hệ thống ấy có trật tự tối ưu”. Dưới góc độ chính trị xã hội:
“Quản lý là tổ hợp những cách thức, những phương pháp tác động vào đối tượng quản

lý để phát huy hết tiềm năng của đối tượng nhằm đạt tới mục tiêu mong muốn”.
Từ các định nghĩa trên, ta thấy quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định trong điều kiện của môi trường.
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích đến đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra thông qua các chức năng quản lý để phối
hợp nỗ lực của con người “Mọi công việc hoạt động quản lý thực chất đều là sự
quản lý con người và cách quản lý con người có hiệu quả là tạo điều kiện thúc
đẩy họ phát huy hết khả năng của mình vì mục tiêu chung của tổ chức”.
Chức năng của quản lý là chức năng kế hoạch hóa nghĩa là phải xác định
mục tiêu, mục đích, các biện pháp, cách thức để đạt mục tiêu đó.
Từ những phân tích trên có thể hiểu "Quản lý là q trình đạt đến mục tiêu
của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ

7


chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra".
Các chức năng quản lý
- Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác
định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con
đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung
chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa:
(a) xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức;
(b) xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực
của tổ chức để đạt được các mục tiêu này và;
(c) quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.
- Chức năng tổ chức
Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý

tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa
quyết định đối với sự chuyển hóa như thế. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức
là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ
phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và
đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người
quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực, nhân lực. Thành tựu
của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các
nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.
Q trình tổ chức sẽ lơi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các
phịng ban cùng các cơng việc của chúng. Và sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ sẽ
tiếp nối ngay sau các chức năng kế hoạch hóa và tổ chức.
- Chức năng chỉ đạo
Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã
được tuyển dụng thì phải có ai đó đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Một số học
giả gọi đó là quá trình chỉ đạo hay tác động. Dù gọi tên như thế nào thì khái niệm
lãnh đạo đều bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn
thành nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Hiển nhiên việc lãnh
đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hồn tất,
mà nó thấm vào, ảnh hưởng tới quyết định tới hai chức năng kia.

8


- Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thơng qua đó một cá nhân, một nhóm
hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những
động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với
những chi phí bỏ ra, nếu khơng tương ứng thì phải tiến hành những hoạt động
điểu chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là q trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ
như sau:

Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động; Người
quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đặt ra; Người
quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch; Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại
những chuẩn mực nếu cần.
2.1.2. Đặc điểm, yêu cầu của công tác quản lý du học sinh ở nước ngoài
2.1.2.1. Đặc điểm
Du học là một bộ phận của nền kinh tế -Chính trị -đối ngoại của một quốc
gia. Du học là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ
động tự chịu trách nhiệm của tổ chức tư vấn du học.
Nếu như trước đây (giai đoạn 1980 - 2000) Việt Nam tham gia thị trường
du học, về cơ bản Nhà nước vừa quản lý nhà nước nói chung, vừa quản lý về hợp
tác trao đổi sinh viên giữa các nước ,các chương trình du học.., Nhà nước làm
thay cho các tổ chức kinh tế về hoạt động du học. Ngày nay, trong cơ chế thị
trường và hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt động du học đều do các tổ
chức tư vấn du học tự thực hiện trên cơ sở pháp luật và hợp đồng đã ký kết. Đồng
thời, các tổ chức tư vấn du học phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả kinh
tế trong hoạt động tư vấn du học của mình. Như vậy, các hiệp định hay các thoả
thuận song phương mà Chính phủ ký kết chỉ mang tính ngun tắc, thể hiện vai
trị và trách nhiệm của Nhà nước ở tầm vĩ mô.
Du học là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường. Khi du học vận động theo
quy luật thị trường thì tất yếu nó phải chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh và
mang tính cạnh tranh. Sự cạnh tranh ở đây diễn ra giữa các nước với nhau và
giữa các doanh nghiệp tư vấn du học trong nước với nhau trong việc dành và
thống lĩnh thị trường đến du học.

9


Du học là một hoạt động kinh tế

Đưa học sinh ra nước ngồi học là hoạt động kinh tế vì nó thực hiện chức
năng kinh doanh, thực hiện mục tiêu lợi nhuận. đem lại lợi ích kinh tế cho cả hai
bên tham gia - bên cung và bên cầu. Ở tầm vĩ mơ bên cung là nước có học sinh,
bên cầu là nước tiếp nhận học sinh. Ở tầm vi mô bên cung là học sinh và đại diện
cho họ là các tổ chức tư vấn du học làm công tác tư vấn du học , bên cầu là người
sử dụng nguồn học sinh đó. Dù đứng ở góc độ nào thì với tư cách là chủ thể của
một hoạt động kinh tế cả bên cung và bên cầu khi tham gia hoạt động du học đều
nhằm mục tiêu là lợi ích kinh tế. Họ ln ln tính tốn giữa chi phí phải bỏ ra
với lợi ích thu được để có quyết định hành động cuối cùng sao cho lợi nhất.
Du học là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội
Tính xã hội thể hiện ở chỗ: dù các chủ thể tham gia du họcvới mục tiêu
học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm , nhưng trong quá trình tiến hành du học
thì cũng đồng thời tạo ra các lợi ích cho xã hội
Cơng tác du học mang lại lợi ích cho người đi du học, gia đình, cho quốc
gia, cho toàn xã hội nên việc quản lý du học sinh tại nước ngồi là vơ cùng quan
trọng nhằm ngăn chặn những phát sinh đáng tiếc có thể xảy ra gây ảnh hưởng
đến mối quan hệ hai nước. Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản lý du
học sinh tại Nhật Bản, các công ty tư vấn du học cần đặt trách nhiệm lên hàng
đầu đối với những phát sinh đáng tiếc đó.
2.1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu về chiến lược quản lý
- Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong năm để xác định
mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, ngành nghề lĩnh vực cần đào tạo… nhằm tư
vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyển chọn đối tượng, gửi du học sinh
đi học những ngành nghề, các lĩnh vực, bậc học phù hợp nhu cầu trong nước.
- Nghiên cứu các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, đặc
biệt những chủ trương, chỉ thị, thông tư mới về cơng tác quản lý du học sinh nói
chung và cơng tác của Đề án nói riêng.
- Thực hiện cơng tác tuyển chọn đối tượng đi học theo đúng quy định
đảm bảo số lượng và chất lượng đặt ra.
- Đảm phán với tổ chức giáo dục quốc tế và cơ sở đào tạo nước sở tại

trong việc xác định cơ sở đào tạo cho du học sinh; triển khai và thực hiện các
thỏa thuận đã được ký kết; phát triển và mở rộng mối quan hệ hợp tác đào tạo.

10


- Tiến hành việc bồi dưỡng thêm về chuyên môn, ngoại ngữ, cơng tác giáo
dục chính trị tư tưởng, tổ chức và đảm bảo các hoạt động đoàn thể của du học sinh
theo sự hướng dẫn của Trung Ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và
Ban Cán sự Đảng ngồi nước. Tùy tình hình cụ thể của nước sở tại, thành lập các
tổ chức đại diện của du học sinh theo từng đơn vị, phổ biến và hướng dẫn du học
sinh thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước ta; thực hiện các quy chế,
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại sứ quán Việt Nam.
- Phối hợp với các đơn bị chức năng có liên quan giải quyết thủ tục hành
chính cho du học sinh, tư vấn cho du học sinh, giúp đỡ du học sinh làm thủ tục đi
học tập và nghiên cứu, thực tập tại nước sở tại.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại
nước sở tại để theo dõi, giám sát, giúp đỡ, động viên du học sinh trong quá trình
học tập, nghiên cứu, thực tập, rèn luyện đạo đức phẩm chất chính trị, gắn bó với
q hướng đất nước, giữ gìn và phát triển mối quan hệ hữu nghị với nước sở tại.
- Tổ chức chuyến đi làm việc với các cơ sở đào tạo nước ngoài, gặp gỡ
các du học sinh, xem xét tình hình học tập, ăn ở của du học sinh, thu nhận các ý
kiến phản ánh, đóng góp của du học sinh, liên hệ với các bộ phận liên quan giải
quyết và hồi đáp cho du học sinh, trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Giải quyết việc chuyển trường, chuyển ngành học, việc gia hạn học tập,
ốm đau, tai nạn…
- Tiếp nhận xem xét, trình Bộ trưởng Bộ GD & ĐT cho ý kiến về những
việc có liên quan đến du học sinh như kiến nghị, biểu dương khen thưởng du học
sinh đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Xem xét và đề nghị cơ quan
công tác, Bộ chủ quản của du học sinh ra quyết định, xử lý kỷ luật đối với các

trường hợp du học sinh vi phạm quy chế quản lý du học sinh, khơng hồn thành
nhiệm vụ học tập và về nước trước hạn.
- Thường xuyên phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc giải
quyết kịp thời những vấn đề về công tác du học sinh; nhận xét, giới thiệu du học
sinh tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp về nước, làm các thủ tục có liên quan.
- Báo cáo định kỳ (6 tháng hoặc hàng năm) và báo cáo đột suất về tình
hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Bộ GD& ĐT và cơ quan quản
lý cấp trên.
- Tư vấn xây dựng chế độ cho du học sinh, đề xuất các giải phảp có tính

11


tổng thê và chi tiết đối với công tác quản lý du học sinh.
- Tiếp nhận, giải quyết thủ tục cho du học sinh tốt nghiệp về nước.
- Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý du học sinh.
2.1.3. Nội dung quản lý du học sinh ở nước ngoài của các Công ty tư vấn du
học
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý du học sinh và lập kế hoạch hoạt động quản
lý du học sinh
a. Tổ chức bộ máy quản lý du học sinh
Trong xu thế hội nhập quốc tế, cơng tác đào tạo với nước ngồi đã và
đang phát trển với quy mô lớn. Sự hợp tác song phương giữa Việt Nam với các
nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, xu hướng du học tự túc ngoài nước đang
phát triển, thu hút ngày càng nhiều sinh viên nước ngồi đến học tập, cơng tác
chun gia giáo dục cũng phát triển mạnh hơn, công tác đào tạo với nước ngồi
sẽ có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao. Tuy
nhiên cơng tác quản lý du học sinh không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay
một tổ chức nào mà đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các ban nghành liên quan , các
công ty tư vấn du học…Hiện nay sự quản lý của bộ GD&ĐT về lĩnh vực đào tạo

với nước ngồi trong thời gian qua đã khơng đáp ứng đuợc yêu cầu đặt ra do
những bất cập trong việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo với nước ngoài
bị phân tán, nhiêu đơn vị trong Bộ cùng thực hiện cơng tác đào tạo với nước
ngồi. Bộ khơng có đầu mối tham mưu về quy hoạch, kế hoạch tổng thể về đào
tạo nhân lực ở nước ngoài để đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đất nước.
Công ty tư vấn du học khi tham gia thị trường tư vấn du học phải được sở giáo
dục tỉnh thành thay mặt cho bộ giáo dục và đào tạo cấp giấy phép hoạt động đủ
điều kiện tham gia hoạt động tư vấn du học theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg,có hiệu lực thi hành từ
ngày10/3/2013, về việc quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngồi học tập.
Bản thân các cơng ty tư vấn du học này cần cung cấp dịch vụ tư vấn du học
chuyên nghiệp và là cầu nối giữa học sinh – nhà trường – phụ huynh trong suốt
thời gian học sinh tham gia du học tại công ty và cả khi đã du học tại nước
ngồi. Cơng ty tư vấn du học cần có một hệ thống quản lý chất lượng vơi đội
ngũ nhân viên , giáo viên có trình độ cao , có kinh nghiệm về đào tạo , hoàn thiện
hồ sơ …trước khi đăng ký cho du học sinh với các trường tiếp nhận như:

12


-

Tư vấn trực tiếp cho học sinh và phụ huynh về các chương trình du học.

-

Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ du học.

-


Hỗ trợ và chăm sóc du học sinh.

-

Quản lý , đào tạo trước khi du học

Công ty du học muốn có được nguồn tuyển dụng học sinh có chất lượng ,
cần đưa các bước tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu khắt khe của
thị trường du học Nhật Bản ,thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực
Để đảm bảo những yêu cầu từ các trường tiếp nhận học sinh, các công ty
tư vấn du học cần đào tạo ngay từ trong nước cho học sinh về ngoại ngữ, phong
tục tập quán,văn hóa và luật pháp của Nhật Bản. Giúp các em xử ly, dịch thuật hồ
sơ, đặt vé máy bay, đưa đón các em tại hai phía sân bay. Hỗ trợ các em việc làm
thêm tại Nhật Bản, giúp các em có thêm một phần kinh phí để trang trải cuộc
sông, giảm một phần chu cấp mà phụ huynh phải lo cho con họ.
Các công ty tư vấn du học khơng chỉ có trách nhiệm đến khi học sinh ra
sân bay mà cần phải có trách nhiệm quản lý, hỗ trợ học sinh khi học tập và sinh
sống tại Nhật. Thậm trí cả khi các em hồn thành khóa học và muốn ở lại Nhật
Bản làm việc.
Với mục tiêu quản lý hiệu quả du học sinh tại thị trường Nhật Bản, Công
ty Vietsus tổ chức thành lập bộ máy quản lý du học sinh tập trung vào một đầu
mối, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý tại thị trường
này nhằm thu hút việc tuyển sinh du học từ nguồn tuyển sinh là người nhà, bạn
bè của du học sinh đã tham gia du học từ công ty và các du học sinh đi du học từ
các công ty khác tại Việt Nam. Việc tuyển dụng này đạt hiệu quả cao, giảm rất
nhiều thời gian, kinh phí cho khâu tuyển sinh của Công ty.
b. Lập kế hoạch hoạt động quản lý du học sinh
Quản lý du học sinh tại Nhật Bản cũng là một q trình quản lý do đó việc
lập kế hoạch quản lý cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong q trìnhquản lý

hoạt động du học của Cơng ty làm cơng tác tư vấn du học.
Q trình lập kế hoạch quản lý du học sinh tại Nhật Bản bao gồm các
bước sau:

13


Bước 1- Nghiên cứu và dự báo
Bất cứ một quá trình lập kế hoạch quản lý nào đều phải bắt đầu bằng việc
nghiên cứu và dự báo. Qua nghiên cứu và dự báo mà các nhà quản lý nhận thức
được về môi trường du học, thị trường các nước, sự cạnh tranh vv… để đưa ra
được kế hoạch cụ thể. Đối với hoạt động quản lý du học sinh ở Nhật thì việc
nghiên cứu và dự báo đặt ra yêu cầu là phải hiểu được hoạt động của du học sinh
tại thị trường này đang trong tình trạng như thế nào? Có những đối thủ cạnh tranh
nào cùng hoạt động với công ty ? Khả năng tiếp cận thị trường ra sao? Thế mạnh
của công ty, thế mạnh của họ, khuyết điểm của ta, khuyết điểm của họ…Việc
nghiên cứu và dự báo phải dựa trên những kết quả thực tế, chuẩn xác nhằm đảm
bảo tính thực tế và khả thi của kế hoạch.
Bước 2 - Thiết lập các mục tiêu
Để đưa ra được một kế hoạch thì khơng thể thiếu được các mục tiêu cần
đạt được của một quá trình quản lý. Cần nhận thức rõ các mục tiêu phải phù hợp
không được quá cao xa cũng không nên đặt ra mục tiêu quá thấp để dễ ràng đạt
được. Cũng cần phải xác định những mục tiêu nào là mục tiêu chủ yếu, mục tiêu
cốt lõi của quá trình quản lý. Đối với hoạt động quản lý du học sinh, mục tiêu
chủ yếu là làm sao cho hoạt động của du học sinh như học tập, sinh hoạt, ý thức,
sự tuân thủ quy định về pháp luật nước sở tại… thực sự hiệu quả.
Bước 3- Phát triển các tiền đề
Từ các dự báo, các nghiên cứu đã thu thập được từg bước một chúng ta sẽ
phát triển lên thành các tiền đề. Tiền đề lập kế hoạch có thể coi như là các giả
thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Đối với hoạt động quản lý du học sinh thì các

tiền đề lập kế hoạch có thể là địa bàn du học sinh học tập, nơi ở của du học sinh
loại cơng việc làm thêm, các chi phí cần thiết cho cuộc sống ,…Tuy nhiên, không
phải bất cứ một vấn đề gì có liên quan đều trở thành tiền đề cho q trình lập kế
hoạch được mà địi hỏi phải có sự chắt lọc sao cho phù hợp, đó phải là các giả
thiết có tính cấp thiết, chiến lược cho việc lập ra một kế hoạch cụ thể.
Bước 4 - Xây dựng các phương án
Để quá trình quản lý đạt hiệu quả cao thì việc lập ra một kế hoạch đưa du
học sinh tới Nhật cụ thể số lượng, kỳ nhập học, trường học, thành phố … là điều
kiện cần thiết song để có được một kế hoạch hồn hảo thì cần phải đưa ra các
phương án hành động để phân tích, so sánh, đánh giá và lựa chọn. Các phương án

14


×