Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI TRÍ THỨC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Hữu Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Bùi Trí Thức

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Nguyễn Hữu Thành người đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình trong thời gian tơi nghiên cứu và hồn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quy hoạch, các thầy cô
giáo trong Khoa Quản lý Đất đai - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giảng dạy,
đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tơi học tập và hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình, đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính và các hộ gia đình thuộc các
xã trong huyện Hoa Lư đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu của địa phương và cá
nhân của các hộ gia đình để tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn này./.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Trí Thức


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................. v
Danh mục hình .............................................................................................................. v
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ vi
Thesis abstract ............................................................................................................viii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục đích nghiên cứu của đề tài........................................................................ 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.
Những vấn đề chung về sử dụng đất nông nghiệp ............................................ 3
2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp ........................................................................... 3
2.1.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp .......................................... 5
2.2.
Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất ........................ 7
2.2.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất ................................................................... 7
2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ....................................................................... 11
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp................................. 15

2.3.
Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên thế giới và Việt Nam ................................................................... 18
2.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 18
2.3.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nước ................... 22
2.3.3. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ....................... 27
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 28
3.1.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 28
3.2.
Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.3.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 28
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản xuất
nơng nghiệp ở huyện Hoa Lư ......................................................................... 28
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Hoa Lư. ...................................... 28
3.3.3. Đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất .................................................... 28
3.3.4. Định hướng và giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Hoa Lư ................................................................................................ 28
iii


3.4.
3.4.1.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
Phương pháp điều tra thu thập sô liệu sơ cấp.................................................. 29

3.4.2.
3.4.3.

3.4.4.
3.4.5.

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.................................... 29
Phương pháp so sánh ..................................................................................... 29
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............................. 30
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .............................................................. 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 33
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư ................................... 33
4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.2.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 33
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 36
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư ...... 38
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Hoa Lư ....................................... 39

4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.3.5.
4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 41

Đặc điểm các loại sử dụng đất của huyện Hoa Lư .......................................... 41
Đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................................. 43
Hiệu quả xã hội.............................................................................................. 49
Hiệu quả môi trường ...................................................................................... 55
Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hoa Lư ........................... 65
Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng đất .................................................................................................................. 68
Lựa chọn các loại sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả ................................. 68
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hoa Lư .......70

4.4.1.
4.4.2.

Phần 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 75
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 75
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 76
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 77
Phụ lục ...................................................................................................................... 79

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................ 30

Bảng 3.2.


Tổng hợp hiệu quả kinh tế chung của huyện Hoa Lư ................................ 31

Bảng 3.3.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội ......................................... 31

Bảng 3.4.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường.................................. 32

Bảng 3.5.

Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường ................ 32

Bảng 4.1.

Biến động diện tích đất nơng nghiệp năm 2015 ........................................ 40

Bảng 4.2.

Loại sử dụng đất tiểu vùng 1 .................................................................... 41

Bảng 4.3.

Loại sử dụng đất tiểu vùng 2 .................................................................... 43

Bảng 4.4.

Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoa Lư

(Tính trên 1 ha) ........................................................................................ 44

Bảng 4.5.

Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất .......................... 46

Bảng 4.6.

Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất huyện Hoa Lư .......................... 50

Bảng 4.7.

Phân cấp hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất huyện Hoa Lư .................. 52

Bảng 4.8.

So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với hướng dẫn
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ............................................ 57

Bảng 4.9.

Khả năng che phủ đất của các kiểu sử dụng đất huyện Hoa Lư ................. 61

Bảng 4.10. Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất ............. 63
Bảng 4.11. Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất huyện Hoa Lư ........................... 65

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Hoa Lư năm 2015 ..................................40

v



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Trí Thức
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Lựa chọn được các loại sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa
phương.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Căn cứ đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng huyện
Hoa Lư được chia thành 2 tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng có đặc điểm sử dụng đất khác nhau.
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ
các cơ quan nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, các thư viện, các trung tâm
nghiên cứu...
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập
bằng cách phỏng vấn nông hộ: ở ba xã có những đặc thù về nơng nghiệp đặc trưng nhất của
huyện là xã Ninh Vân, xã Ninh Hòa và Trường Yên tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu.
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình.:
* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm máy tính (Excel). Kết
quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả đánh giá hiệu quả các LUT của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.cho thấy:
- Về hiệu quả kinh tế: Nhìn chung, trên cả 2 vùng thì LUT Chuyên cá, LUT 1
Lúa-1 Cá đều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vùng 1 phát triển LUT chuyên màu,

vi


vùng 2 phát triển kiểu Lúa xuân- Lúa mùa-Bầu, bí xanh, Cà chua - Bầu, Bí xanh- Hành,
tỏi cho hiệu quả kinh tế cao.
Về hiệu quả xã hội: Kết quả điều tra cho thấy LUT rau màu và LUT lúa - màu thu
hút được nhiều lao động và góp phần nâng cao đời sống cho nông dân mà không yêu
cầu kỹ thuật cao, cho thu nhập ổn định, phù hợp với khả năng của người dân nên phát
triển trong tương lai
- Về hiệu quả mơi trường: Việc bón phân theo tỷ lệ chưa hợp lý liều lượng bón
phân chưa đảm bảo theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn. Cịn
nhiều kiểu sử dụng đất việc bón phân chưa hợp lý gây ảnh hưởng xấu tới năng suất,
sản lượng cây trồng cũng như tới môi trường đất như kiểu sử dụng đất.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoa Lư trong
thời gian tới cần đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:
Đưa các giống mới giá trị kinh tế cao, duy trì ổn định diện tích cây lương thực
phù hợp với các vùng trong huyện. Cần kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng
để thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong nơng nghiệp. Chọn những loại sử dụng đất có
giá trị kinh tế cao để mở rộng, cần quy hoạch vùng sản xuất và đưa những giống có
năng suất cao vào sản xuất. Khuyến khích bón các loại phân hữu cơ và sử dụng các
loại thuốc BVTV thảo mộc hoặc biện pháp sinh học để nâng cao việc bảo vệ môi
trường trong sử dụng đất.


vii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Tri Thuc
Thesis title: “Evaluating the efficency of agricultural land use in Hoa Lu
district, Ninh Binh province”.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Study objectives:
- Select the effective agricultural land use types in Hoa Lu district, Ninh Binh
province.
- Propose solutions to improve the land use efficiency for agricultural production
in the study area
Methods:
Following methods were used in thesis:
- Method of point selection: basis on geographical features and soils in the district,
Hoa Lu is devided into 2 LUT. Each region has their own different points.
- Method of collection secondary document, data: collect the available
document, data from State organizations, district’s departments and divisions,
libraries, and research centers…
- Method of collection primary document, data: primary document, data source
was from interviewing households: in 3 communes having the most agricultural
peculiarities of the district, those are Ninh Van, Ninh Hoa, and Truong Yen
communes, the total of questionaries was 90.
- Method of assessment agricultural land use effeciency in Hoa Lu district, Ninh
Binh province:

* Criteria system to assess economic efficiency.
* Criteria system to assess social efficiency.
* Criteria system to assess environmental efficiency.
- Method of statistics, data processing: use computer software (Excel). The results
were shown in tables.
Main findings and conclusions:
The results of assessment LUT’s efficiency in Hoa Lu district, Ninh Binh
province showed that:

viii


Economic efficiency: in general, on both regions, LUT of fish, LUT 1 rice -1 fish
returned high economic efficiency. Region 1 develop LUT of cash crops, region 2
develop land use patterns of spring rice – summer rice – gourd, zucchini, tomato –
gourd, zucchini – onion, garlic, which returned high economic efficiency.
Social efficiency: the results of survey showed that LUT vegetable - cash crop
and LUT rice – cash crop attracted many labours and contributed to the improment of
farmers’ living without high technical demand, stable income, suitable with farmers’
ability, should be developed in future.
- Environmental efficiency: not proper fertilizer ratio, fertilizer dose not
guaranteed under the guidance of the Department of Agriculture and Rural
Development. Fertilizer was applied unproperly in many land use patterns have negative
impact on productivity, crop yield and soil environment as land use patterns.
To increase land use efficiency for agricultural production in Hoa Lu district in
coming time, following solutions are needed:
Put the new varities of high economic value, maintain stable food crops area
suitable for regions in the district. Solidify cannals, inland transports to facilitate the
mechanization in agriculure. Select the type of land use with high economic value to
expand. Plan production and put the new varities with high effeciency in manufaturing.

Encourage to use the type of organic fertilizers, drugs for plant protection and biological
measures to increase environmental protection in land use.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tất cả chúng ta đều biết, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là
yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia, là thành phần quan trọng nhất của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình
kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh và quốc phịng... Đối với sản xuất nông nghiệp,
đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng thể thay thế được, có hạn về diện tích,
có vị trí cố định trong khơng gian và có vai trị vơ cùng quan trọng. Do vậy, đất
đai phải được sử dụng tiết kiệm, hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất.
Nền sản xuất nông nghiệp của nước ta có những đặc trưng cơ bản là sản
xuất cịn manh mún, cơng nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng còn chưa cao, khả
năng hợp tác, liên kết cạnh tranh trên thị trường và sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất hàng hóa cịn yếu. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang ngày càng bị thu
hẹp do sức ép của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và sự gia tăng dân số.
Hiện nay, mục tiêu nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường là hướng đi đúng đắn để tạo ra tính
bền vững và đột phá cho sự phát triển nông nghiệp của từng địa phương và của
cả nước.
Nguồn tài nguyên đất đai có hạn về diện tích, trong khi đó diện tích đất
nơng nghiệp bị thu hẹp dần do sức ép của gia tăng dân số, q trình đơ thị hóa và
cơng nghiệp hố thì mục tiêu sử dụng đất có hiệu quả là hết sức cần thiết. Chính
vì vậy việc phát huy và mở rộng những loại sử dụng đất nông nghiệp mang lại
hiệu quả kinh tế cũng như xã hội là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài. Hiện
nay đã có những nghiên cứu sử dụng đất nơng nghiệp cho một số vùng sinh thái,

phạm vi cấp tỉnh và một số vùng sản xuất đặc trưng. Tuy nhiên, ở những phạm vi
cấp huyện, thành phố thì những nghiên cứu đánh giá mang tính ứng dụng thực
tiễn nhằm xác định các loại sử dụng đất hiệu quả còn hạn chế.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất như giao quyền sử dụng đất lâu dài, hoàn thiện hệ
thống thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây trồng có năng
suất, chất lượng cao vào sản xuất... nhờ đó mà năng suất được nâng lên. Trong
đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới, áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất.
1


Hoa Lư là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Đơng Bắc tỉnh Ninh Bình, do
ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa nhanh, đất nơng nghiệp đang bị chuyển dần
sang các mục đích khác. Những năm gần đây, kinh tế nơng nghệp, nơng thơn tuy
có những bước phát triển mới song nhìn chung vẫn cịn lạc hậu, sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới
cịn chậm... vì vậy, chưa đánh giá và đề xuất được các loại sử dụng đất có triển
vọng nhằm khai thác sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với điều kiện
thực tế đất đai và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Mặc dù đã qua nhiều
năm đổi mới, song người nơng dân vẫn cịn mang tư tưởng bao cấp, nhận thức về
sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường còn rất hạn chế.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất trên, được sự đồng ý của khoa Quản lý
đất đai –Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của
GS.TS.Nguyễn Hữu Thành, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được các loại sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả trên địa bàn
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
địa phương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên đia bàn huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở cho các nhà quản lý, chỉ đạo,
điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lư, tỉnh Ninh Bình.
Kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các loại sử dụng
đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân
trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội huyện.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp
* Khái niệm đất nông nghiệp
Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản suất nông
nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồ tại và tái sinh của hàng loạt
thế hệ loài người kế tiếp nhau (C. Mac, 2004).
Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất đai
là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”. Vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, tí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác”.

Luật Đất đai (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013)
nêu rõ: “ Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp và ni trồng thủy sản, làm muối và mục
đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nơng nghiệp khác”.
Như vậy đã có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng
khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng khơng gian có giới hạn, theo
chiều thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khơng khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng,
thảm thực vật,động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khống sản
trong lịng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa
hình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác, có tác động giữ vai trị
quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống
của xã hộ lồi người.
Trong sản xuất nơng nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế. Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới, có vị trí cố
định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền. Những đặc điểm này
ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mơ sản xuất nơng nghiệp, bên cạnh đó là
sức ép sử dụng đất của q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hoá. Do vậy, cần phải
sử dụng đất tiết kiệm thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã
3


hội. Việc sử dụng đất phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi
hợp lý, phù hợp với từng vùng lãnh thổ để đem lại hiệu quả cao nhất.
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm vào nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng. Bao gồm: đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nơng nghiệp. Theo ước tính của
Tổng cục Thống kê, năm 2015 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so
với năm 2014, bao gồm: Nơng nghiệp đạt 637,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3%; lâm
nghiệp đạt 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9%; thủy sản đạt 194,4 nghìn tỷ đồng,
tăng 3,1%. Cụ thể: Sản lượng lúa cả năm 2015 ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng
240,9 nghìn tấn so với năm 2014 do diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,8 triệu
ha, tăng 18,7 nghìn ha; năng suất đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha. Nếu tính thêm
5,3 triệu tấn ngơ thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 50,5
triệu tấn, tăng 319,8 nghìn tấn so với năm 2014.; Diện tích rừng trồng tập trung
năm 2015 ước tính đạt 240,6 nghìn ha, tăng 8,5% so với năm 2014, trong đó
một số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung tăng khá: Hà Giang đạt
11,6 nghìn ha, gấp gần 3 lần năm trước; Yên Bái 15,5 nghìn ha, tăng 25,7%;
Nghệ An 19,5 nghìn ha, tăng 21,5%; Phú Thọ 8,2 nghìn ha, tăng 16,4%. Số cây
lâm nghiệp trồng phân tán cả năm đạt 161,2 triệu cây, tăng 3,8%. Sản lượng
thuỷ sản năm 2015 ước tính đạt 6549,7 nghìn tấn, tăng 3,4% so với năm trước,
trong đó cá đạt 4725,4 nghìn tấn, tăng 3,4%; tơm đạt 797,2 nghìn tấn, tăng
0,9%. Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng sản xuất nơng nghiệp
vẫn duy trì được sự tăng trưởng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung
của nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống dân cư nông thôn.
(Tổng cục Thống kê, 2015).
Ở Việt Nam, đất đai được phân loại theo mục đích sử dụng. Theo Thông tư
số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài ngun và Mơi trường,
Nhóm đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Trong đó, đất sản
xuất nơng nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
4


Xét cho cùng, đất chỉ có giá trị thơng qua q trình sử dụng của con

người. Giá trị đó tuỳ thuộc vào sự đầu tư trí tuệ và các yếu tố đầu vào khác trong
sản xuất. Hiệu quả của việc đầu tư này sẽ phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của
quỹ đất đai hiện có và các điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Nhận thức đúng đắn
được vấn đề này sẽ giúp người sử dụng đất có các định hướng sử dụng tốt hơn
đối với đất nơng nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của đất
đồng thời không ngừng bảo vệ đất và mơi trường sinh thái.
* Vai trị và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất
trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tầm quan
trọng của đất C.Mac viết: “ Đất là một phong thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung
cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”.
Đối với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của q trình sản xuất là điệu
kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (ln chịu tác động trong q trình
sản xuất như: cày, bừa, xới, xáo...) và công cụ lao động hay phương tiện lao động
(Sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất ln có mối quan hệ chặt
chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội lồi người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều
được xây dựng trên nền tảng – Sử dụng đất.
Trong nơng nghiệp ngồi vai trị là cơ sở khơng gian đất cịn có hai chức
năng đặc biệt quan trọng là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quá trình sản
xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác
cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành
công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu
của đất. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nơng nghiệp chỉ có đất
mới có chức này.
Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
trong nông nghiệp.
2.1.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người
được lấy từ đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
do bị trưng dụng sang mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nơng nghiệp ở nước
5


ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất
khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc
những mục tiêu phát triển KT-XH, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều
kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc
cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài ngun đất
đai. Do đó, đất nơng nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “Đầy đủ và hợp
lý”, mặt khác phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể làm cơ sở thực hiện sử dụng đất nông nghiệp có
hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp “Đầy đủ và cần thiết” là cần thiết vì:


Sử dụng đất nơng nghiệp hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lượng nơng

sản trên một đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý
góp phần bảo vệ độ phì đất.
• Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là tiền đề sử dụng có hiệu
quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của nơng dân.
• Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp trong cơ chế kinh tế thị
trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mô
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp
bền vững.
2.1.2.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về
khao học – kĩ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng,
vật nuôi có tỉ xuất hàng hóa, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Trên quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp, thực hiện sử dụng đất
nông nghiệp theo hướng tập trung chun mơn hóa, sản xuất hàng hóa theo
hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh tồn diện và liên tục.
Thâm canh cây trồng vật ni vừa để đảm bảo nâng cao hiểu quả kinh tế sử dụng
đất nông nghiệp vừa để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp ổn định.
- Nâng cao hiệu quả sủ dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “Đa
dạng hóa” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nơng nghiệp, đa dạng hóa cây
trồng vật ni, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với xinh thái và bảo
vệ môi trường.
6


- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ
cấu sử dụng đất nông nghiệp và quá trình tập trung ruộng đất nhằm giải phóng
bớt lao động sang các hoạt động phi nơng nghiệp khác.
- Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp cụ thể là:
+ Quan điểm phải khai thác triệt để, hợp lý có hiệu quả quỹ đất nơng nghiệp
+ Quan điểm chuyển mục đích sử dụng phù hợp
+ Quan điểm duy trì và bảo vệ đất nơng nghiệp.
2.2. VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT
2.2.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
2.2.1.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo
phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên
thế giới.
Có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội khơng thể

tăng một loại hàng hóa mà khơng cắt giảm một loại hàng hóa khác. Một nền kinh
tế hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm
trên một đường giới hạn sản xuất của nó", hoặc "Khi sản xuất có hiệu quả, chúng
ta nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất" (Nguyễn
Văn Bích, 2007).
Hiệu quả theo quan điểm của Các Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý”, các nhà khoa học Xơ Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh
tế thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao
nhằm đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội
(Nguyễn Văn Bích, 2007).
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật ni
trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên
cứu áp dụng cơng nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao,
đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên
quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền
vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh
tế, xã hội và mơi trường cao nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
7


Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế. Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới, có vị trí cố
định và chất lượng khơng đồng đều giữa các vùng, miền. Những đặc điểm này
ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó là
sức ép sử dụng đất của q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố. Do vậy, cần phải
sử dụng đất tiết kiệm thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã
hội. Việc sử dụng đất phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi
hợp lý, phù hợp với từng vùng lãnh thổ để đem lại hiệu quả cao nhất.

Ở Việt Nam, đất đai được phân loại theo mục đích sử dụng. Theo Thơng tư
số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài ngun và Mơi trường,
Nhóm đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Trong đó, đất sản
xuất nơng nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Xét cho cùng, đất chỉ có giá trị thơng qua q trình sử dụng của con
người. Giá trị đó tuỳ thuộc vào sự đầu tư trí tuệ và các yếu tố đầu vào khác trong
sản xuất. Hiệu quả của việc đầu tư này sẽ phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của
quỹ đất đai hiện có và các điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể. Nhận thức đúng đắn
được vấn đề này sẽ giúp người sử dụng đất có các định hướng sử dụng tốt hơn
đối với đất nơng nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của đất
đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi trường sinh thái.
Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:
- Sử dụng hợp lý về khơng gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mơ sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mơ
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách
kinh tế, tập trung thâm canh. Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
liên quan. Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải
xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý
8


thuyết hệ thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội, hiệu quả mơi trường (Nguyễn Thị Vịng và cs., 2001).

- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cả
cộng đồng.
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn
lực khác.
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.
2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a) Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, đại hình, thổ nhưỡng...)
có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nơng nghiệp, vì các yếu tố của điều kiện tự
nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, khi xác định vùng cơng
nghiệp hóa cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây
trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Theo C.Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành điạ tơ chênh lệch I.
Theo N.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước
phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở
tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nơng dân thiếu
vốn là độ phì của đất.
* Nhóm các yếu tố kinh tế, kĩ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để
hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện
sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trương
và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Trên cơ sở nghiên cứu các quy
luật tự nhiên của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại
và cách sử dụng các đàu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra. Theo
Frank Ellis và Douglass C. Noth, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực
của kỹ thuật, giống mới, thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu
mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến
bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế .

9


Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng
trong q trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp.
* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
Nhóm yếu tố này bao gồm:
-

Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất

Thực hiện phân vùng sinh thái nơng nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí
hậu, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất với khả năng thích hợp của cây
trồng đối với đất, nguồn nước và thực vật...) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây
trồng vật nuôi hợp lý, nhằm khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện
thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chun mơn hóa, hiện đại
hóa nhằm nâng cao hiệu quả dử dụng đất nơng nghiệp.
- Hình thức tổ chức sản xuất
Cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng
cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hóa cá hình thức hợp tác trong nông nghiệp,
xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa
các hình thức đó.
* Nhóm các yếu tố xã hội:
Nhóm yếu tố này bao gồm:
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nơng nghiệp, thị
trường nơng sản phẩm. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
là: năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Hệ thống chính sách pháp luật về phát triển nông nghiệp, đất đai, ... có

vai trị quan trọng trong phát triển nơng nghiệp và sản xuất nơng nghiệp. Hệ
thống chính sách pháp luật tác động rất lớn tới sự phát triển của nông nghiệp và
cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nơng nghiệp. Mỗi một sự thay đổi
của chính sách, pháp luật thường tạo ra sự thay đổi lớn, sự thay đổi đó có thể
thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn chế một khuynh
hướng phát triển nhằm mục đích can thiệp và phát triển theo định hướng của
nhà nước.

10


Phát triển nông nghiệp nước ta thực sự khởi sắc sau sự kiện đổi mới của
pháp luật và một loạt chính sách về đất đai bắt đầu là Nghị quyết 10 của Bộ
chính trị vào tháng 4 năm 1988, người nông dân được giao đất nông nghiệp sử
dụng ổn định, lâu dài, được thừa nhận như một đơn vị kinh tế và được tự chủ
trong sản xuất nông nghiệp. Sự ra đời của Luật Đất đai 1993, sau đó là luật sửa
đổi bổ sung Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001; Luật Đất đai năm 2003; Nghị
định 64/CP năm 1993 về giao đất nông nghiệp và Nghị định 02/CP năm 1994
về giao đất rừng và một loạt các văn bản liên quan khác đã đem lại luồng gió
mới cho sản xuất nông nghiệp. Nước ta từ chỗ phải nhập khẩu lương thực nay
đã có thể tự túc lương thực và trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai
trên thế giới..
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất nơng nghiệp của Nhà nước ổn định chính trị là yếu tố then chốt để
tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Đầu tư vào
một nước có nền chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm về khả năng tìm kiếm lợi
nhuận và thu hồi vốn, giúp các nhà đầu tư có thể tính tốn chiến lược đầu tư lớn
và dài hạn. Vai trị của ổn định chính sách cũng tương tự như vậy, môi trường cởi
mở và rõ ràng thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại quốc.
- Những kinh nghiệm, tập quản sản xuất nơng nghiệp, tình độ năng lực

của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên ba khía
cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất; hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về
mặt môi trường.
2.2.2.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá tính bền vững quản lý sử
dụng đất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng
của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có
hạn, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng
thì nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan và bức xúc của sản xuất
xã hội.
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày
11


càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội
ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của
mọi nền sản xuất xã hội.
Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó khơng
phải là mục đích cuối cùng của sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng
các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…)
để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản
xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều
kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội.
- Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu

vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn
vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với
mục đích là tiết kiệm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa
nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do đó hiệu quả kinh
tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm và
phân phối một cách hợp lý thời gian lao động (vật hóa và lao động sống) giữa các
ngành”. Theo quan điểm của C. Mác đó là quy luật “tiết kiệm”, là “tăng năng
suất lao động xã hội”, hay đó là “tăng hiệu quả”. Ơng cho rằng: “ Nâng cao năng
suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy
mọi xã hội”. Như vậy theo quan điểm của Mác, tăng hiệu quả phải được hiểu
rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội (Doãn Khánh, 2000).
Các nhà khoa học kinh tế Samuel – Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có
nghĩa là khơng lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ
hội, hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội khơng thể tăng sản lượng một loại
hàng hóa này mà khơng cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Moi nền
kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng năng suất của nó” (Dỗn
Khánh, 2000).
12


Theo L.M Canirop: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính tốn và kế
hoạch hóa trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân
bằng cách so sánh kết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn lực đã sử dụng”
(trích theo Dỗn Khánh, 2000).
Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều
thống nhất ở bản chất của vấn đề là: Người sản xuất muốn thu được những kết
quả phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực,

vốn… và tiêu chuẩn của hiệu quả đối với họ là sự tối đa hóa khối lượng sản
phẩm thu được với một lượng chi phí định trước, hoặc tối thiểu hóa chi phí để đạt
được một kết quả nhất định.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản
xuất nông nghiệp và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:
Một là: Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm
thời gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết
định phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.
Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống. Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một
hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người
với con người trong quá trình sản xuất...Hệ thống là một tập hợp các phần tử có
quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và ln vận động. Theo
ngun lý đó, khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều
tính chất mới mà từng phần tử đều khơng có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu
quả các phần tử riêng lẻ. Do vậy việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có,
hay giải quyết các mối quan hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với
yếu tố mơi trường bên ngồi để đạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục
tiêu của từng hệ thống. Đó chính là mục tiêu đặt ra đối với mỗi vùng kinh tế,
mỗi chủ thể sản xuất trong mọi xã hội.
Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng,
vì thế nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội.

13



Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt
động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra một
khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định với
chi phí tài nguyên ít nhất.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh
tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng
đó. Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế
cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu
tư (Phạm Vân Đình và cs.,1998).
Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích
đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một
lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
2.2.2.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và
thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu
hiện hiệu quả xã hội cịn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ
tiêu mang tính chất định tính như tạo cơng ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm
nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của tồn dân.
Trong sử dụng đất nơng nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được
xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp mà chỉ
tiêu quan trọng nhất là giá trị của sản phẩm nông nghiệp đạt cao nhất trên một
đơn vị diện tích (Nguyễn Duy Tính, 1995). Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã
hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa
học quan tâm.
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay chủ yếu được xác định bằng
khả năng thu hút lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội

phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu
của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập
quán, nền văn hoá của địa phương.
14


2.2.2.3. Hiệu quả môi trường
Hiện nay, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo
nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù
hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác
động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo
nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả mơi trường là hiệu quả mang tính
lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà khơng làm ảnh hưởng xấu đến tương lai,
nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi
trường sinh thái (Đỗ Nguyên Hải, 1999).
Trong sản xuất nơng nghiệp, hiệu quả hố học mơi trường được đánh giá
thơng qua mức độ sử dụng các chất hố học trong nơng nghiệp. Đó là việc sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm
môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa
cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử
dụng hố chất trong nơng nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất
tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để
đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
Bên cạnh cách phân loại hiệu quả nói trên, người ta cịn có thể căn cứ vào
yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế, căn cứ vào các yếu tố cơ bản về sản xuất,
phương hướng tác động vào sản xuất cả về mặt không gian và thời gian... Tuy

nhiên, dù nghiên cứu ở bất cứ góc độ nào thì việc đánh giá hiệu quả cũng phải
xem xét về mặt không gian và thời gian, trong mối liên hệ chung của toàn bộ nền
kinh tế. Ở đó, hiệu quả bao gồm hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường với một
mối quan hệ mật thiết thống nhất và không thể tách rời nhau. Có như vậy mới
đảm bảo cho việc đánh giá hiệu quả được đầy đủ, chính xác và tồn diện.
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần
phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:
15


×