Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.47 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ HƯƠNG THỦY. GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI TIỂU HỌC. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT Ngày 05 tháng 01 năm 2013. 1. Cho các từ sau đây : rộn rả, ngã nghiêng, nghĩ ngơi, sang sẻ, bẻ bàng, vui vẻ, phẫu thuật, chia sẽ, em hãy xác định : - Những từ viết sai: rộn rả, ngã nghiêng, nghĩ ngơi, sang sẻ, bẻ bàng, chia sẽ (1đ) - Sửa lại các từ viết sai: rộn rã, ngả nghiêng, nghỉ ngơi, san sẻ, bẽ bàng, chia sẻ (1đ) 2. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau :. (3 điểm). a) Sáng sớm mùa đông, trên rẻo cao, mưa lất phất, gió căm căm, cái rét thấm vào tủy, như cắt da, cắt thịt. + Trạng ngữ : Sáng sớm mùa đông, trên rẻo cao. (0,5đ). + Chủ ngữ : mưa, gió, cái rét (0,5đ) + Vị ngữ : lất phất, căm căm, thấm vào tủy như cắt da, cắt thịt. (0,5đ). b) Từ trên một bụi tre cuối nẻo của làng, vọng lại tiếng mấy con chim cu gáy. + Trạng ngữ : Từ trên một bụi tre cuối nẻo của làng. (0,5đ). + Chủ ngữ : tiếng mấy con chim cu gáy. (0,5đ). + Vị ngữ : vọng lại. (0,5đ). 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn sau và hãy cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó: (2 điểm) Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ xuống hết đất liền. (Trích Giữ đê _ Ma Văn Kháng _ TV4, tập hai) + Biện pháp nghệ thuật : Sử dụng điệp từ mưa (mưa rả rích, mưa tối tăm mặt mũi, mưa thối đất thối cát,…; những câu văn ngắn, liên tục, những từ ngữ có nghĩa tăng tiến, dồn dập, hối hả (ráo riết, hung tợn; hút lên, đổ xuống). (1 đ) + Tác dụng : Để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc về một đợt mưa lớn liên tục, hung dữ, kéo dài. (1đ) 4. Giải thích và nêu ý nghĩa của thành ngữ “Học như vẹt”. (1 điểm). Học thuộc lòng làu làu mà không hiểu gì. Có ý nghĩa nhắc nhở người học chỉ học thuộc lòng bài vở mà không chịu suy nghĩ vận dụng vào thực tiễn cũng bằng “học như vẹt”. 5. 5.1.. 5.2.. 5.3.. 5.4.. C. C. A. B.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 6. Tập làm văn : (10 điểm) Tuổi thơ thường gắn với nhiều kỉ niệm đẹp về ngôi nhà của mình. Em hãy tả ngôi nhà ấy. I. Yêu cầu chung : 1. Nội dung: - Viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả sự vật). - Biết chọn những nét tiêu biểu nhất làm nổi bật nét đặc trưng về ngôi nhà của mình. - Thể hiện được cảm xúc của mình và người thân khi được sống trong ngôi nhà đó. - Bài viết gây ấn tượng cho người đọc. Văn viết lưu loát, giàu hình ảnh; diễn đạt rõ ý, dùng từ chính xác. 2. Hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ các phần (mở bài, thân bài, kết bài); trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng; không mắc các lỗi về diễn đạt và chính tả. II. Yêu cầu cụ thể: - Điểm 8- 9: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện đầy đủ các yêu cầu trên (cả nội dung và hình thức). Bài viết mạch lạc, sinh động, giàu cảm xúc, ý phong phú, sâu sắc; bố cục rõ ràng, cân đối; sai không quá 2 lỗi diễn đạt. - Điểm 5 - 7: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Nhìn chung, bài viết khá mạch lạc, sinh động, có cảm xúc, ý khá phong phú, bố cục rõ ràng, sai không quá 3 lỗi diễn đạt. - Điểm 3-4: Bài viết thiếu mạch lạc, ý nghèo, bố cục thiếu cân đối, sai nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1-2: Bài viết thiếu mạch lạc, ý nghèo, bố cục lộn xộn, sai quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề. * Bài viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả và diễn đạt cho 1 điểm..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Dòng suối thức Ngôi sao ngủ với bầu trời Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà Gió còn ngủ tận thung xa Để con chim ngủ la đà ngọn cây Núi cao ngủ giữa chân mây Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường Bắp ngô vàng ngủ trên nương Mệt rồi, tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh Chỉ còn dòng suối lượn quanh Thức, nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm Quang Huy - Tạp Chí Sông Hương. Ca dao tục ngữ về việc học hành Ý kiến của bạn |. Gửi tin qua E-mail |. Bản để in. Học ăn học nói học gói học mở Học cao không muốn tranh giành Những người học ít ưa sanh sự phiền. Học chẳng biết chữ cua chữ cò Nói những chữ như rồng như rắn Học chẳng hay cày chẳng biết Học chẳng hay thi may thì đỗ Học chọc bát cơm đơm chẳng kịp. Học hành ba chữ lem nhem Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua Học hành thi cử mà chi Sáng sáng ăn no, tối ngủ khì. Học hành thì ít vào thân Chức cao quyền trọng dần dần theo sau Học hay cày biết.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Học khôn đi lính học tính đi buôn. Học là học đạo làm người Con đừng lêu lổng kẻ cười người chê Học mặc tài, thi mặc phận Học một biết mười. Học mà không nghĩ là lầm, Nghĩ mà không học là ngu Học như bất sư học hữu Học như gà đá vách Học như quốc kêu mùa hè Học nhiên hậu tri bắt túc Học sư bất như học hữu Học tài thi phận. Học thầy không tầy học bạn Học thành danh lập Học trước quên sau Học trò đi học đã về Cơm canh chưa nấu lại trề môi ra. Học trò ăn vụng cá kho Bị thầy bắt được đánh mo lên đầu Học trò ăn vụng càng cua Bà thầy bắt được, tôi mua tôi đền.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Học trò đèn sách hôm mai Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào Làm nên quan thấp, quan cao Làm nên vọng tía võng đào nghênh ngang. Học trò đi mò cơm nguội Lỡ trượt vỏ dưa, té cái đụi, la trời Học trò,học trỏ,học tro Đi chưa tới chợ đã lo ăn hàng. Học trò thò lò mũi xanh Ăn vụng bánh đúc chạy quanh nhà thầy Học trò trong Quảng ra thi Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>