Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chuyen de to chuc hoc nhom K3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.79 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

CHUYÊN ĐỀ


<b>MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ VIỆC TỔ CHỨC</b>


<b>DẠY HỌC THEO NHÓM Ở LỚP 3</b>


<b> I/Khái niệm:</b>



Tồn tại hai cách tiếp cận cơ bản trong giảng dạy: tiếp cận lấy giáo viên (GV) làm
trung tâm và tiếp cận lấy hoc sinh (HS) làm trung tâm. Đối với việc giảng dạy lấy GV
làm trung tâm hay còn gọi là giảng dạy trực tiếp, giảng dạy mang tính suy diễn thì GV
có nhiều thời gian để kiểm sốt HS sẽ học cái gì và chúng ta sẽ truyền đạt kiến thức
như thế nào cho các em. Tiếp cận lấy người học làm trung tâm nhấn mạnh đến người
học.Chúng thường được gọi là học tập khám phá, học tập quy nạp hay học tập mang
tính điều tra. Hai cách tiếp cận khác nhau cơ bản ở việc GV làm cái gì, việc giảng dạy
được tiến hành như thế nào, HS được thu hút tích cực đến đâu vào q trình học tập
và học sinh có trách nhiệm bao nhiêu về việc học của chính mình.


Cái lợi lớn nhất của phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm là việc thu
hút chúng tham gia tích cực vào q trình học. Có rất nhiều phương pháp dạy học lấy
người học làm trung tâm như: thảo luận, làm việc nhóm và học tập hợp tác, dạy học
giải quyết vấn đề, các hoạt động thể hiện như trị chơi đóng vai, kịch câm, múa rối,
kịch ngắn vui, trò chơi kích thích, thảo luận nhóm và tranh luận.... Mỗi phương pháp
có thể sử dụng độc lập, nhưng cũng có thể sử dụng phối kết hợp . Trong bài viết này c
tôi chỉ đi sâu vào phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ từ 2 đến 4 em . Một trong
những phương pháp dạy học tích cực được dùng khá phổ biến trong giảng dạy theo
mơ hình trường học mới của ta hiện nay.


Hiện nay việc tổ chức dạy học ở nhà trường được tiến hành dạy học theo mơ hình
“ Trường học mới”hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng cao nhất
mục tiêu giáo dục.


Dạy học theo nhóm là dạng trung gian giữa dạy học toàn lớp và dạy học cá nhân


Dạy học theo nhóm có các đặc trưng sau đây:


- Diễn ra khi học sinh làm việc độc lập , khơng có sự hướng dẫn thường xun của
giáo viên .


- Học sinh cùng làm việc, quan hệ với các học sinh trong nhóm để cùng giải quyết
một nhiệm vụ học tập, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết


Ví dụ: Bài : Cậu be thơng minh


Sau khi các em đã đọc câu chuyện ở nhóm đơi đồng thời trả lời 2 câu hỏi:
1/ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?


2/ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?


Phần này chác chắn các em tự trả lời được mà không cần sự trợ giúp của nhóm
trưởng hoặc cơ giáo nhưng sang đến câu:


Chọn ra 2 việc làm của cậu bé để chỉ ra được sự vơ lí trong lệnh của nhà vua.
a/ Xin cha đưa mình lên kinh đơ gặp đức vua .


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

d/ So sánh việc rèn dao từ một chiếc kim với lệnh bắt làm 3 mâm cỗ từ một con
chim sẻ.


Phần này theo thực tế giảng dạy thì có nhiều học sinh nhờ cô giáo trợ giúp.Đối
với các trường hợp như thế này GV không nên giảng giải trực tiếp cho em ấy ngay mà
nên để những em giỏi trong nhóm hổ trợ cho bạn .Nếu giáo viên thấy chưa đúng thì
mới gợi ý,đẫn dắt vấn đề để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và trả lời đúng


. *Các nhóm được hình thành theo một số cách sau:



Nhóm bao gồm cả một nhóm học tập hay một nửa nhóm có trong lớp.


Nhóm bao gồm những học sinh có cùng một năng lực, cùng một trình độ về kiến
thức ,kỹ năng , kỹ xảo về nội dung và chủ đề học tập.v..v..


II/ Những ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo nhóm:
<i><b>1. Những ưu điểm</b></i>


Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh việc giải quyết tốt nhiệm vụ nhận thức, học
theo nhóm nhỏ giúp HS hình thành các phẩm chất nhân cách và các kỹ năng xã hội tốt
hơn [2,3,4,5,7]. Cụ thể là:


- Học theo nhóm phát huy cao độ vai trị chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong
việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học theo
nhóm, vai trị chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách
nhiệm của HS thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định
khả năng của mình nhiều hơn. Đặc biệt, khi HS học theo nhóm thì kết quả học tập
thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, động cơ bên
trong, thời gian dành cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán. Nhóm
làm việc cịn cho phép các em thể hiện vai trị tích cực đối với việc học của mình -
hỏi, biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh
luận và giải thích... rất nhiều những kĩ năng nhận thức được hình thành, như: biết đưa
ra ý tưởng của mình trong mơi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau
bằng ngôn ngữ và phương thức tác động qua lại, phát triển sự tự tin vào bản thân như
là người học và trong việc chia sẻ ý tưởng với sự tiếp thu có phê phán (của nhiều
người cùng nghe về một vấn đề). Hay nói cách khác, HS trở thành chủ thể đích thực
của họat động học tập của cá nhân mình.


- Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ


năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, có trách nhiệm cao,
tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và
khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn
kết. Có những cảm xúc về trách nhiệm với nhóm và khuyến khích ý thức tự giác, tự kỉ
luật; phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cao của mỗi cá nhân. HS có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi
ý kiến của các em đều được tơn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc
cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn


trọng...giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa GV và HS.


<i><b> 2. Nhược điểm của dạy học theo nhóm</b></i>


- Địi hỏi nhiều thời gian: Một lớp học đông với thời gian giảng dạy là 40 phút học
một tiết là một trở ngại rất lớn cho dạy học nhóm thành cơng.


- Nếu như GV khơng kiểm sốt cẩn thận tương tác giữa HS trong nhóm, thì một
vài HS có thể lãng phí thời gian vào việc thảo luận những vấn đề khơng có liên quan
hoặc có thể xảy ra trường học là một HS phụ trách nhóm theo kiểu độc đốn, đa số
các thành viên trong nhóm khơng tham gia thảo luận mà lại quan tâm đến vấn đề khác
trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch, ganh đua qua mức
- Thường khó để đánh giá từng HS một cách công bằng và một vài em có thể cảm
thấy khơng thỏai mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của mình trong nhóm;
- HS phải học cách học trong mơi trường nhóm, biết đánh kết quả của bạn nhưng
đôi khi không dễ cho các em ,khi mà chúng đã quen với các phương pháp giảng dạy
lấy GV làm trung tâm.


III/ Những vấn đề về việc dạy theo nhóm:



- Ghép các học sinh thành nhóm mới chỉ là sự chuẩn bị về mặt tổ chức .Điều chủ
yếu là sự phân hóa cơng việc học tập với các nhóm học sinh đó. Khi phân hóa cơng
tác học tập cho các nhóm cần chú ý hai điểm sau đây:


- Chủ đề, mục tiêu và nội dung giờ học
- Vốn sống của học sinh.


Sự phân hóa cơng việc học tập được thực hiện tất cả trong các khâu của giờ học
theo tài liệu “ hướng dẫn học”


- Để đảm bảo cho tất cả học sinh trong lớp đều nắm được bài theo chương trình
bắt buộc , đồng thời đảm bảo sự phân hóa cơng việc học tập trong giờ học phù hợp
với trình độ phát triển của học sinh giáo viên cần thực hiện tốt theo hướng dẫn học
của mơ hình VNEN .


- Khơng chú trọng trình bày ôm đồm nhiều kiến thức , không dùng nhiều chữ để
mô tả sự vật hiện tượng mà thiên về việc mô tả ,tổ chức các hoạt động độc lập hoặc
nhóm hợp tác, khuyến khích các hoạt động tự học của học sinh và đòi hỏi giáo viên
tự thiết kế , đạo diễn các hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện kiến thức,
phân tích kiến thức sử dụng kiến thức


* Khi tổ chức dạy học theo nhóm giáo viên cần chú ý:


Mở đầu chung đọc mục tiêu , các nhóm tìm hiểu nhiệm vụ theo kí hiệu SGK rồi thảo
luận theo yêu cầu, cùng làm việc , trao đổi ý kiến bàn bạc giúp đỡ lẫn nhau.Giáo viên
điều hành các nhóm đi từ nhóm này sang nhóm khác , tiến hành việc theo dõi, kiểm
tra( khi cần thiết dừng công việc của một nhóm để góp ý kiến định hướng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trợ của các bạn trong nhóm, nhóm trưởng hoặc có thể dùng bảng cứu trợ làm tín hiệu
cho giáo viên biết.



- Khi giúp các học sinh này, giáo viên nên đến bên cạnh các em, nói nhỏ chỉ để em
đó đủ nghe , tránh nói to ảnh hưởng đến hoạt động của các học sinh khác.Nếu có
muốn hỏi gì giáo viên thì học sinh đó cũng nói nhỏ khơng được nói quá to.Trong lúc
chuẩn bị bài ở nhà giáo viên cần suy nghĩ để dự đốn trước các khó khăn mà trẻ sẽ
gặp phải, để chuẩn bị sẵn các câu hỏi để gợi ý cho các nhóm, các học sinh yếu.
- Trong khi đi đôn đốc và hỗ trợ cho học sinh giáo viên phải chú ý quan sát hoạt
động của các nhóm, của cả lớp , nếu thấy có nhiều học sinh khơng làm được hoặc làm
sai thì có thể cho cả lớp ngừng làm việc để nghe sự trợ giúp của 1 bạn(nếu có) hoặc
giáo viên gợi ý chung sau đó cả lớp làm việc tiếp.


Trong lúc học sinh làm việc các em thảo luận trao đổi nhau nhưng phải chú ý:
- Chỉ được nói vừa dủ nghe, khơng được nói to.


- Chỉ được nói về chuyện học, khơng được nói chuyện linh tinh.


- Học sinh khá gợi ý giúp cho học sinh yếu có thể tự làm được bài, chứ không nên
làm hộ cho bạn hoặc đưa bài của mình cho bạn chép.


- Nếu cùng một lúc có nhiều học sinh giơ bản xin hỗ trợ thì giáo viên có thể cử
một số học sinh giỏi ,nhóm trưởng, chủ tịch Hội đồng tự quản, phó chủ tịch ….đến
giúp đỡ bạn thay cho giáo viên.Các em này được phép đi lại trong lớp theo sự cho
phép của giáo viên, GV nên có hình thức khen thưởng chính đáng cho các em có cơng
giúp bạn học tập tiến bộ .


- Trước khi học sinh làm việc trên các “đồ dùng trực quan”giáo viên cần nhắc nhở
các em thu dọn mặt bàn học cho gọn gàng, rộng rãi, những cái khơng cần thiết thì cất
bớt vào ngăn bàn.Có như vậy học sinh mới dễ làm việc


Ví dụ: Bài 2 Ơn tập về cộng trù các số có 3 chữ số ( không nhớ)



Ở HĐ 6 / 6 HDH. Xếp 4 hình tam giác thành hình “ ngơi nhà”.Khi xếp hồn chỉnh
các em nên xếp vào trong hộc bàn của nhóm trưởng , trên bàn trống thì các em mới có
thể thực hiện trị chơi “ Lập phép tính đúng” tiếp theo vì phần trị chơi này có đến 12
bảng số , có thế các em mới tập trung vào từng hoạt động chứ khơng em này cịn “xếp
ngơi nhà’ em kia “ lập phép tính” làm nhơ vậy dẫn đến kém hiệu quả , mất thời gian.
<b> IV/ Tiến trình dạy học theo nhóm:</b>


Trên cơ sở phân tích khái niệm và những đặc trưng của việc tổ chức dạy học theo
nhóm trong giờ học và dựa vào lý thuyết về tổ chức, tơi cho rằng quy trình tổ chức
day học theo nhóm trong giờ học phải bao gồm ba khâu cơ bản với 11 bước cụ thể
mà GV cần tiến hành như sau [4]:


Bảng: <i>Tiến trình dạy học theo nhóm</i>


TT Các khâu Các bước cụ thể
1 Thiết kế


họat động nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2 Tổ chức thực hiện
trên giờ học


5. Tổ chức sắp xếp nhóm làm việc
6. Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc


7. Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm
việc nhóm


8. Quan sát, kiểm sốt họat động nhóm


3 Kiểm tra, đánh giá


kết quả làm việc
của nhóm


9. HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm
10. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của
nhau


11. GV đánh giá, cho điểm kết quả làm việc
nhóm


<i><b> 2. Tổ chức, thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm trong lớp học:</b></i>


- Tổ chức, sắp xếp nhóm làm việc:


<i> a) Sắp xếp nhóm làm việc: </i>Việc phân chia nhóm học tập phụ thuộc vào một số
yếu tố như: mục tiêu, nhiệm vụ dạy học cụ thể của giờ học; điều kiện tiến hành giờ
học; phụ thuộc các kĩ năng làm việc nhóm của HS; phụ thuộc vào mức độ quen biết
giữa các HS trong lớp về phân chia nhóm.


* Có một số cách hình thành nhóm học tập như sau:
- Hình thành nhóm theo nhiệm vụ học tập.


- Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên.


<i> b) Kích cỡ nhóm:</i> Kích cỡ nhóm phụ thuộc vào sĩ số của lớp mà GV thiết kế. Tuy
nhiên một điều quan trọng cần lưu ý khi thiết kế quy mơ nhóm là nhóm phải huy động
được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra
những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm.



<i> c) Bố trí chỗ ngồi cho HS làm việc nhóm:</i>


<i> </i>Bố trí chỗ ngồi cho HS phải phù hợp với họat động nhóm cũng như kích cỡ nhóm
làm việc. Việc bố trí chỗ ngồi cho HS phải đảm bảo thuận lợi cho HS khi làm việc
cũng như khi di chuyển, đồng thời đảm bảo sự tương tác giữa các HS trong nhóm
cũng như giữa các nhóm được thuận lợi.


- Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho làm việc nhóm: GV cần đưa nhắc HS thực
hiện những chỉ dẫn rất cụ thể nhu HDH


3* Trình bày cách thực hiện nhiệm vụ như thế nào là tốt nhất?


GV bắt buộc HS phải thực hiện tốt một số dạng bài tập sau : So sánh; phân tích
(phân tích một bức tranh, sự kiện...); Phân loại (phân chia các yếu tố theo từng loại;
sắp xếp theo thứ tự ; Lựa chọn phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm


<i> a) Giúp nhóm phân cơng vai trị và nhiệm vụ cho từng thành viên:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i> b) Theo dõi, hướng dẫn HS các kỹ năng làm việc nhóm thơng qua các tương tác</i>
<i>đa chiều, trực diện trong nhóm:</i>


Sự tương tác trực tiếp này thể hiện ở chỗ: Trong một nhóm, phải tạo ra các quan
hệ giao tiếp, trao đổi hoặc tranh luận trực tiếp giữa các thành viên khi giải quyết một
công việc, một nhiệm vụ học tập cụ thể của nhóm. Giữa các nhóm với nhau, sự tương
tác trực tiếp cũng thể hiện ở chỗ phải tạo ra những cuộc trao đổi, tranh luận giữa
những ý kiến của các nhóm. Sau khi các nhóm xem xét, cân nhắc, trao đổi, đánh giá
và sau đó phải cùng thống nhất một kết luận chung, trong đó có xem xét, bảo lưu cả
những ý kiến trái ngược hợp lý.



Tương tác giữa GV và HS chủ yếu được thực hiện thơng qua nhóm, chỉ trong
những trường hợp đặc biệt mới cần có tác động trực tiếp giữa GV với HS


* Quan sát, kiểm sốt họat động nhóm, bao gồm :


+ Kiểm sốt các nhóm và cá nhân đã nắm vững nhiệm vụ học tập hay chưa?
+ Kiểm sốt q trình làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
+ Kiểm soát kết quả cơng việc của các nhóm


Trong q trình quan sát, kiểm sốt họat động nhóm, nếu phát hiện thấy nhóm nào
có những thành viên khơng chịu phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ, GV cũng khơng
nên dừng nhóm lại ngay cả khi nhóm u cầu. Hãy để cho nhóm tự học cách giải
quyết với những tương tác giữa các thành viên không hợp tác.


<i><b> 4. Đánh giá kết quả làm việc nhóm</b></i>


Đánh giá như thế nào để khuyến khích HS làm việc theo nhóm, đảm bảo sự công
bằng và thực hiện được mục tiêu của làm việc nhóm là rất quan trọng.


<i>a)</i> <i>HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm:</i>


Cần tạo cơ hội để các thành viên trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của
nhóm mình. Điều trước tiên cần lưu ý khi để HS tự đánh giá là GV phải hướng các
em vào việc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc
(sự tham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến của
nhau, giải quyết bất đồng, v.v...).


<i>b) Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau:</i>


<i> </i>Sau khi có sự đánh giá, nhận xét nội bộ trong nhóm, GV yêu cầu từng nhóm cử


đại diện nên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử
đại diện lên kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể kiểm tra kết
quả làm việc của nhóm 2, nhóm 2 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 3 và nhóm 3
kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 4, nhóm 4 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm1,
v.v...


Tùy vào tình hình thực tế của lớp mà GV cho các nhóm đánh giá kết quả làm
việc cá nhân hoặc không.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×