Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khoán hộ của tỉnh vĩnh phúc những năm 60 của thế kỉ xx phân tích dưới góc độ quan hệ chính trị với kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN DUY CHIẾN

KHOÁN HỘ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC NHỮNG
NĂM 60 CỦA THẾ KỈ XX
( PHÂN TÍCH DƢỚI GĨC ĐỘ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VỚI KINH TẾ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN DUY CHIẾN

KHOÁN HỘ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC NHỮNG NĂM
60 CỦA THẾ KỈ XX
( PHÂN TÍCH DƢỚI GĨC ĐỘ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VỚI KINH TẾ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH : CHÍNH TRỊ HỌC

MÃ SỐ : 60 31 02 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. LƢU VĂN SÙNG

Hà Nội-2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực, đúng quy định. Những kết
luận trong luận án chưa được công bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào.

TÁC GIẢ

NGUYỄN DUY CHIẾN


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lịng thành kính, em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến GS, TS. Lƣu Văn Sùng- Người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện
đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn: Các thầy cơ trong khoa Chính trị học, thư
viện trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Thư viện Đại học
Quốc Gia Hà Nội, Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nông Nghiệp và Nông Thôn
tỉnh Vĩnh Phúc…..đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong q trình nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn tồn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ
tơi hồn thành khóa học.

Hà Nội,15 tháng 12 năm 2016

Học Viên

Nguyễn Duy Chiến


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNXH: chủ nghĩa xã hội
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
CNH: Cơng nghiệp hóa
HTX: Hợp tác xã
HTH: Hợp tác hóa
NQ: Nghị Quyết
NXB: Nhà xuất bản
QH: Quốc hội
TU: Tỉnh ủy
TW. Trung Ương
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
MQH: Mối quan hệ.
LLSX: Lực lượng sản xuất
QHSX: Quan hệ sản xuất


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Đối tƣợng,phạm vi nghiên cứu............................................................. 6
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu....................................... 6
5. Nguồn tƣ liệu ......................................................................................... 7

6. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................... 7
7. Đóng góp của luận văn.......................................................................... 7
8. Bố cục của luận văn .............................................................................. 8
NỘI DUNG ................................................................................................. 9
CHƢƠNG I. KHOÁN HỘ VĨNH PHÚC NHỮNG NĂM 60 CỦA THẾ
KỶ XX – QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN VÀ NHỮNG CÁCH ĐÁNH GIÁ.. 9
1.1. Một số vấn đề lý luận về quan hệ chính trị với kinh tế ................. 9
1.1.1. Khái niệm về chính trị và kinh tế. ................................................. 9
1.1.2. Quan hệ chính trị với kinh tế ...................................................... 10
1.2. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế và tình hình nơng thơn Vĩnh Phúc
những năm 60. .......................................................................................... 11
1.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước những năm 60 của thế kỉ XX. 11
1.2.2. Khái quát tình hình nông thôn Vĩnh Phúc những năm 60. ...... 18
1.3.Diễn biến và kết quả khoán hộ Vĩnh Phúc những năm 60 của thế
kỉ XX

..................................................................................................... 23

1.3.1. Q trình ra đời cuả khốn hộ.................................................... 23
1.3.2. Diễn biến của khoán hộ. .............................................................. 27
1.3.3. Kết quả của khoán hộ .................................................................. 28
1.4. Các xu hƣớng đánh giá khác nhau về “ Khoán hộ” .................... 30


Chính sách “Khốn hộ” là sai, cần ngăn cấm ..................................... 30
Tiểu kết chƣơng I ..................................................................................... 35
CHƢƠNG 2. TỪ KHOÁN HỘ VĨNH PHÚC ĐẾN KHOÁN 10 NHỮNG
MÂU THUẪN VÀ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ SAU NHỮNG NĂM 60 ...................................................... 36
2.1. Yêu cầu khách quan đổi mới kinh tế- xã hội nơng thơn và chính

sách của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam sau những năm 60. .................. 36
2.2. Đổi mới nông nghiệp ở nông thôn sau những năm 1965 – Từ khoán
hộ ở Vĩnh Phúc , khoán chui, đến khoán 10. ......................................... 40
2.3. Mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị trong
lĩnh vực nơng nghiệp nông thôn sau những năm 60 của thế kỉ XX .... 54
2.4. Đánh giá tổng quát và những bài học kinh nghiệm. ...................... 60
Tiểu kết chƣơng 2 :................................................................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 65


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, nền kinh tế trong đó có nông
nghiệp luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Kinh tế nông
nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo dựng nên các nền
văn minh trên thế giới.Việt Nam cũng là một quốc gia khơng nằm ngồi quy
luật đó.
Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội, có quan hệ, xâm nhập, giao
thoa với các lĩnh vực khác mà cơ bản là lĩnh vực kinh tế. Q trình chính trị
khơng phải diễn ra một cách biệt lập mà luôn thể hiện qua nhiều lĩnh vực khác
trong đó có lĩnh vực kinh tế nói chung, lĩnh vực kinh tế nơng nghiệp nói riêng
.Nắm vững tính tất yếu của q trình chính trị với kinh tế và vị trí của nhân tố
chính trị với sự phát triển kinh tế là rất cần thiết cho sự lãnh đạo chính trị với
kinh tế, đặc biệt với kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Nông nghiệp, nông dân, nơng thơn là ba vấn đề có mối liên hệ mật thiết,
có vai trị to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Phát triển nông nghiệp, nâng
cao đời sống của nhân dân là nhiệm vụ chiến lược vô cùng quan trọng, đặc
biết trong hoàn cảnh khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng

ác liệt.Vì vậy, khi nơng nghiệp phát triển sẽ cung cấp sức người sức của cho
tiền tuyến miền Nam làm nên những thắng lợi lớn để giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước.
Vấn đề “khoán hộ” trong quản lý hợp tác xã (HTX) nơng nghiệp do đồng
chí Kim Ngọc – Bí thư tỉnh ủy đề xướng ở tỉnh Vĩnh Phúc là vấn đề nổi bật
vào cuối những thập niên 60 của thế kỉ XX. Và đến nay vấn đề này vẫn được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Bởi sự kiện đó đã đánh dấu mở đầu
việc thay đổi cơ chế quản lý HTX nông nghiệp của Vĩnh Phúc nói riêng và cả

1


nước nói chung. Đến năm 1986, Đảng tiến hành cơng cuộc đổi mới trên nhiều
lĩnh vực để ổn định và phát triển đất nước và trong đó nơng nghiệp là mặt trận
hàng đầu. Trên cơ sở của chính sách “khốn hộ”, đã làm thay đổi cơ bản cơ
chế kinh tế trong nông nghiệp là một nhân tố tác động đến xóa bỏ cơ chế quản
lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; xây dựng
nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều thành phần đã góp phần đưa cơng cuộc
đổi mới thành cơng.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay đã đạt được những thành tựu
lớn trong sản xuất lương thực thực phẩm. Để đạt được thành tựu lớn như vậy
cơ bản nhất phải kể đến vấn đề “Khoán hộ” trong hợp tác xã những năm 60
của thế kỉ XX. Đây là tiền đề thức đẩy sự phát triển kinh tế nơng nghiệp, là
khởi đầu cho các chính sách Khốn 100, khốn 10 sau này.Nó đánh dấu một
bước bắt đầu “Phá rào” trong kinh tế của Việt Nam khi bước vào công cuộc
đổi mới.Nhưng lại cần phải lý giải được tại sao chính sách “khốn hộ” trong
thời điểm lúc bấy giờ rất phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất nhưng hồn
cảnh khi ấy lại khơng thể thực hiện được.
Với đề tài này, giúp cho thế hệ hiện nay trên khắp mọi miền đất nước
cũng như ở tỉnh Vĩnh Phúc lòng tự hào về một con người hết lòng hết sức vì

Đảng, vì tự do hạnh phúc của nhân dân lao động đó là đồng chí Kim Ngọc.
Đồng thời, giáo dục cho thế hệ hiện nay tư tưởng năng động sáng tạo, dám
nghĩ dám làm, dám bảo lưu ý kiến, dám chịu trách nhiệm tới cùng trong
những quyết sách vì nước, vì dân gắn lý luận với thực tiễn.
Những sự kiện có tính chất đột phá, khởi đầu cho một giai đoạn phát
triển thường được quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện, và cũng thường
được đánh giá lại trong các giai đoạn sau. Vì sự xem xét sự kiện ấy của quá
khứ lại có ý nghĩa soi sáng thêm cho những vấn đề hiện tại. Đánh giá “khoán
hộ” những năm 60 ở Vĩnh Phúc dưới góc độ quan hệ giữa chính trị với kinh tế

2


sẽ giúp cho sự đánh giá rõ hơn bởi một góc nhìn mới , khơng chỉ thấy rõ đối
với những sự kiện đã qua mà phần nào cho thấy được những vấn đề hiện nay
Với tất cả những lý do trên tơi chọn vấn đề “Khốn hộ của tỉnh Vĩnh
Phúc những năm 60 của thế kỉ XX. Phân tích dưới góc độ quan hệ chính trị
với kinh tế” làm đề tài của luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ trước tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chun khảo, ở nhiều
mức độ khác nhau, đề cập đến câu chuyện về con người Kim Ngọc- cố Bí thư
tỉnh ủy Vĩnh Phúc và vấn đề áp dụng vào thực tiễn, kết quả của chính sách
khốn hộ ở Vĩnh Phúc nói riêng, của cả nước nói chung.
Những cơng trình nghiên cứu trực tiếp về chính sách khốn hộ ở
Vĩnh Phúc như: “ Quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, đưa phong trào HTX hóa
và sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Vĩnh Phú vững bước tiến lên” của đồng chí
Kim Ngọc trên Tạp chí học tập số 6 năm 1969; “ Kiên quyết sửa chữa khuyết
điểm, phát huy ưu điểm, đưa phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp vững bước
đi lên” của đồng chí Trường Chinh, Tạp chí học tập số 2 năm 1969; “ Đồng
chí Kim Ngọc- 1 người giàu nghị lực và khát vọng lớn” của tác giả Trần Cự,

Tạp chí lịch sử Đảng năm 1979; “ Khoán hộ ở Vĩnh Phúc trước đổi mới” của
tác giả Nguyễn Thị Hồng Mai, Tạp chí Lịch sử Đảng , số 5- 2008, bài viết
trên tạp chí đã chỉ ra phân tích sự xuất hiện của “khoán hộ” và “khoán sản
phẩm là sự bước đầu đổi mới về nhận thức, tư duy trong quản lý nơng nghiệp
của các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước; “Nhân tố đổi
mới có từ bao giờ” của tác giả Hữu Thọ, Tạp chí Lịch sử Đảng năm
2000...Các nghiên cứu trên đã đền cập đến những vấn đề quan trọng của chính
sách khốn hộ ở Vĩnh Phúc như: Sự ra đời, quá trình thực hiện, kết quả, bị
chấm dứt...

3


Những cơng trình ít nhiều đề cập đến chính sách khốn hộ ở Vĩnh
Phúc như: “ Hợp tác hóa nơng nghiệp Việt Nam – vấn đề - triển vọng” Nxb.
Sự thật, Hà Nội., năm 1992 của tác giả Chư Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên,
Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản, Đặng Thọ Xương. Tập thể các tác giả tập
trung làm rõ những vấn đề đặt ra đối với phong trào hợp tác hố nơng nghiệp
(1958- 1991) từ đó xác định vấn đề cần nghiên cứu để đưa nông nghiệp nông
thôn nước ta tiến lên theo con đường hợp tác; “ Nửa thế kỉ phát triển nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam ( 1945- 1995)”, Nxb. nông nghiệp, Hà
Nội,1996, của tác giả Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm. Các tác giả
trình bày khái quát chủ trương của Đảng, Nhà nước về cuộc vận động hợp tác
hố, phát triển nơng nghiệp, nêu bật vai trị nơng nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân qua các giai đoạn lịch sử; “ Kinh tế hộ và kinh tế hợp tác xã trong
nông nghiệp”, Nxb. KHXH TP Hồ Chí Minh năm 1995 của tác giả Lâm
Quang Huyên; “Đổi mới ở Việt Nam- nhớ lại và suy ngẫm”, Nxb Tri Thức
năm 2008 của tác giả Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn. Hai tác giả đã chỉ ra ai,
những lực lượng nào ở nước ta là tác giả của đổi mới, trong những điều kiện
nào, đã chuẩn bị từ bao giờ, như thế nào, đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ thời

điểm nào, đã tiến hành và tiến triển ra sao, đã có những thành tựu và những
sai sót gì, đang đứng trước những u cầu mới và những khả năng mới nào,
cần những chính sách và biện pháp gì để thúc đẩy chặng đường sắp tới của
đổi mới?;Chính sách phát triển nơng nghiệp và nơng thơn sau Nghị quyết 10
của Bộ chính trị do PGS.TS Lê Đình Thắng (chủ biên), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2000. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích và xác định vị
trí, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở
nước ta trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau Nghị quyết 10,
từ đó có những kiến nghị phương hướng, giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát
triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới;TS. Đặng Kim Sơn

4


(2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hơm nay và mai sau,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã nêu bật thực trạng các
vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng
như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát từ thực tiễn, tác giả đã
đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ngày càng phát triển.... Các tác giả đã đi vào nghiên cứu
vấn đề kinh tế nơng nghiệp ở miền Bắc, trong đó ít nhiều nói đến chính sách
khốn hộ ở Vĩnh Phúc, và việc áp dụng vào phát triển kinh tế ở Vĩnh Phúc,
đặc biệt với hai cuốn sách “ tư duy kinh tế Việt Nam 1975- 1989” và “Phá
rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới”, Nxb Tri thức năm 2014 của tác giả
Đặng Phong đã làm chúng ta hình dung tồn bộ kinh tế Việt Nam nói chung
và chính sách khốn ở Vĩnh Phúc nói riêng.
Các luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài: Luận án tiến sĩ Phát triển nơng
nghiệp hàng hóa trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp ở
nước ta của Mai Văn Bảo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
2000; Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn ở Đồng bằng

Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường phịng thủ tỉnh, thành phố
thuộc khu vực này của Nguyễn Văn Bảy, Học viện Chính trị Quân sự, Hà
Nội, 2000; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Bắc Trung Bộ
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Đăng Bằng, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001. Các luận án tiến sĩ này đề cập
chủ yếu dưới góc độ kinh tế - chính trị trong đó xác định về yêu cầu phát triển
nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH, làm rõ một số nội dung
và giải pháp nhằm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn để thúc đẩy phát triển, thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội
gắn với xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân trong thời kỳ
đổi mới.

5


Chính sách khốn hộ ở Vĩnh Phúc những năm 60 được rất nhiều tác giả
quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, song với tính tất yếu
khách quan của sự phát triển kinh tế nông thôn và trong sự tác động của bối
cảnh chính trị trong nước và quốc tế, nghĩa là phân tích dưới góc độ quan hệ
chính trị với kinh tế thì chưa được đề cập đến.
3. Đối tƣợng,phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách khốn hộ ở Vĩnh Phúc
vào thập niên 60, phân tích dưới góc độ mối quan hệ chính trị với kinh tế vào
thập niên 60 và tác động của nó đến nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, không đi sâu vào phân tích
quan hệ chính trị với kinh tế nói chung mà chỉ nghiên cứu quan hệ chính trị
với kinh tế trong việc thực thi quyền lực nhà nước, chính sách của nhà nước
trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị trong quan hệ với thực hiện
nhiệm vụ kinh tế.

Phạm vi nghiên cứu “khoán hộ” từ thập niên 60, trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc và tác động của nó trong cơng cuộc đổi mới nơng nghiệp ở nước ta.
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin về chính trị với
kinh tế , phân tích diễn biến khốn hộ ở Vĩnh Phúc những năm 60 và xu
hướng đổi mới nông nghiệp ở nước ta làm rõ sự tác động của chính trị với
kinh tế, cuối cùng tuân theo xu hướng tất yếu của kinh tế.
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích diễn biến khốn hộ ở Vĩnh Phúc những năm 60 trên cơ sở quan
điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về chính trị với kinh tế

6


Thực hiện công cuộc đổi mới, giải quyết mâu thuẫn giữa chính trị và kinh
tế ở nơng thơn sau những năm 60
5. Nguồn tƣ liệu
Các tài liệu lưu trữ của Trung ương, tỉnh, huyện. Các nghị quyết báo cáo
hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Tỉnh ủy, của Sở Nông nghiệp và Niên
giám thống kê của chi cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Một số tác phẩm kinh điển về quan hệ chính trị với kinh tế làm cơ sở lý
luận cho luận văn
Một số sách chuyên ngành chính trị làm căn bản, góc nhìn lý luận
Sử dụng sách chun khảo, bài báo, tạp chí, luận văn, luận án
6. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác –
lênin, và phương pháp luận chính trị học.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn được thưc hiện cơ bản là phương
pháp lịch sử và logic trên cơ sở quan hệ chính trị với kinh tế đồng thời kết

hợp với các phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, …
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đóng góp thêm cách phân tích mới quan hệ chính trị với kinh tế
về “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc những năm 60.
Từ việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu chính sách Khốn hộ ở Vĩnh Phúc
dưới góc độ quan hệ chính trị với kinh tế, tôi mong muốn giúp các nhà hoạch
định chính sách ở các cấp, các ngành trong việc đề ra những chính sách phát
triển thích hợp về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta. Mặt khác
cũng giúp cho các nhà nghiên cứu đưa ra những chính sách phù hợp với quan
hệ chính trị với kinh tế.

7


Đặc biệt, đây là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho những người quan
tâm về chính sách khốn hộ nói riêng, về sự phát triển nơng nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng.
Luận văn có thể dùng để nghiên cứu, tham khảo,học tập những vấn đề liên
quan đến luận vănnày.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục là phần nội dung
gồm 2 chương:
Chƣơng I. Khoán hộ Vĩnh Phúc những năm 60 của thế kỉ XX – Quá
trình diễn biến và những cách đánh giá
Chƣơng II: Thực hiện công cuộc đổi mới- giải quyết mâu thuẫn giữa
kinh tế và chính trị ở nơng thôn sau những năm 60.

8



NỘI DUNG
CHƢƠNG I. KHOÁN HỘ VĨNH PHÚC NHỮNG NĂM 60 CỦA THẾ
KỶ XX – QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN VÀ NHỮNG CÁCH ĐÁNH GIÁ
1.1.Một số vấn đề lý luận về quan hệ chính trị với kinh tế
1.1.1. Khái niệm về chính trị và kinh tế.
Khái niệm về chính trị
Chính trị là lĩnh vực rất phong phú và phức tạp, nội dung của khái niệm
chính trị cũng rất phong phú đa diện. Ở mỗi thời đại các nhà lý luận đều muốn
luận giải bản chất chính trị và quy luật chính trị, nhưng mỗi thời đại mỗi khác
nhau do yêu cầu của nhiệm vụ thực tiễn nên có rất nhiều các định nghĩa về
chính trị nhưng xét cho cùng,chính trị được xem xét dưới hai bình diện quan
hệ lợi ích giữa các giai cấp và các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và
thực thi quyền lực nhà nước. Bình diện thứ hai chính trị là thiết chế chính
quyền nhà nước, sự tham ra vào công việc nhà nước, tổ chức và hoạt động của
nhà nước, quan hệ giữa nhà nước với công dân và quan hệ giữa nhà nước và
nhà nước
Xét về mặt hoạt động của nhà nước cơ bản là ban hành, thực thi những
chính sách để giải quyết những nhiệm vụ chính trị trong một giai đoạn lịch sử
nhất định
Khái niệm về kinh tế.
Kinh tế theo nghĩa hẹp là sự tiết kiệm sao cho có thể sản xuất ra khối
lượng giá trị sản phẩm lớn nhất với chi phí ít nhất. Theo nghĩa rộng là tồn bộ
quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội tức cơ sở hạ tầng trên
đó dựng nên kiến trúc thượng tầng tư tưởng chính trị pháp lý. Cịn sự vận
động của nó là q trình tái sản xuất xã hội- sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu
dùng.

9



Xét về mặt hoạt động của Nhà nước là ban hành thực thi những chính
sách để giải quyết những nhiệm vụ kinh tế trong một giai đoạn lịch sử nhất
định.
1.1.2. Quan hệ chính trị với kinh tế
Quan hệ chính trị với kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa kiến trúc thượng
tầng với cơ sở hạ tầng.Trước hết, kinh tế xét đến cùng là nhân tố quyết định
trước sự vận động của đời sống chính trị, là nhân tố quyết định tồn bộ lịch sử
chính trị.Cịn chính trị là phản ánh, là biểu hiện tập trung của kinh tế.Những
chính trị có tính độc lập tương đối với tác động trở lại với kinh tế.Sự tác động
của chính trị với kinh tế tập trung ở tác động của quyền lực nhà nước.
Trong những điều kiện đặc biệt như chiến tranh và cách mạng vấn đề
giành giữ chính quyền là vấn đề cơ bản sống cịn thì phát triển kinh tế chỉ là
nhân tố phục vụ cho nhiệm vụ chính trị và chính trị khơng thể khơng giữ vị trí
hàng đầu so với kinh tế. Nói cách khác có nghĩa là trong hoàn cảnh đặc biệt ở
một bộ phận nhất định, trong thời gian nhất định phải biết hi sinh nhu cầu lợi
ích kinh tế nhất định, tức hy sinh cái bộ phận trước mắt cho cái tiền đề cơ bản
lâu dài của kinh tế- giữ vững thành quả chính trị đã đạt được.
Nhưng tác động của quyền lực nhà nước, chính sách nhà nước đối với
kinh tế cơ bản lâu dài có thể có ba xu hướng:
Nó có thể tác động cùng một hướng với sự phát triển kinh tế, lúc đó sự
phát triển kinh tế sẽ nhanh hơn thuận lợi hơn.Nó có thể tác động ngược lại với
hướng phát triển kinh tế và trong trường hợp đó thì đến nay ở các dân tộc lớn,
nó sẽ tan vỡ sau một thời gian nhất định.Xu hướng cuối cùng nó có thể ngăn
cản một vài xu hướng phát triển nào đấy của nền kinh tế và quy định những
xu hướng phát triển khác.Trường hợp này rốt cuộc rồi cũng dẫn đến một trong
hai trường hợp trên.

10



Tác động của nhà nước với kinh tế phải trên cơ sở tính tất yếu kinh tế, nếu
trái với xu hướng kinh tế thì nhà nước sẽ sụp đổ.Đó là điều khơng ngoại lệ,
khơng thương xót.Tính tất yếu kinh tế tự vạch đường đi cho chính mình.
Với quan điểm và phương pháp như vậy sẽ là cơ sở cho sự đánh giá đúng
đắn và chính sách “khốn hộ” của Vĩnh Phúc những năm 60 và tác động của
nó trong thời kì đổi mới.
Đồng thời nghiên cứu hiện thực lịch sử thì lịch sử bắt đầu từ đâu, tư duy
bắt đầu từ đấy.Trên cơ sở diễn biến của hiện thực lịch sử tìm ra tính tất yếu
của q trình ấy.Như vậy sẽ cho ta thấy cái gì ra đời tồn tại trong điều kiện
nhất định là hợp lý.Nhưng khi điều kiện thay đổi nó khơng cịn hợp lý, trở
thành cái đáng tiêu vong.Cái gì tồn tại là hợp lý, cái gì hợp lý mới tồn tại.
Đó là phương pháp cơ bản nghiên cứu khoán hộ ở Vĩnh Phúc những năm
60 của thế kỉ XX của luận văn.
1.2.Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế và tình hình nơng thơn Vĩnh Phúc
những năm 60.
1.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước những năm 60 của thế kỉ XX.
Trong khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều
diễn biến phức tạp.Tại thời điểm nàyhai cường quốc Xô – Mỹ từ quan hệ
đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh quan hệ ấy
nhanh chóng chuyển thành quan hệ đối đầu.Từ quan hệ đối đầu giữa hai nước
chuyển thành quan hệ đối đầu giữa hai phe – phe xã hội chủ nghĩa và phe tư
bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hai cực, quan hệ Xô –Mỹ,
quan hệ giữa hai phe, mặc dù mâu thuẫn, nhưng vẫn phụ thuộc và kiềm chế
nhau, đều thực hiện chiến lược phòng ngự, đều tránh đụng đầu trực tiếp với
nhau
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc diễn ra sơi
nổi ở khắp các lục địa của Á, Phi, Mỹ La Tinh, hệ thống thuộc địa của chủ

11



nghĩa thực dân bị tan vỡ từng mảng lớn và đến giữa những năm 60 đã sụp đổ
về cơ bản. Hơn 100 quốc gia dân tộc trẻ tuổi ra đời, ngày càng tham gia tích
cực vào đời sống chính trị thế giới. Một loạt các nước Đông Âu, Châu Á và
khu vực Mỹ Latinh sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân,
đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với Liên Xô hợp thành một hệ thống
xã hội chủ nghĩa hùng mạnh. Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong những năm 50 - 60 đã thu hút sự chú ý của thế giới và tác động tới chiều
hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh hưởng của chủ nghĩa
xã hội ngày càng lớn, chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu
tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Chủ nghĩa tư bản
khơng cịn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị thế giới.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật bùng nổ vào những
năm 40 của thế kỷ XX và diễn ra mạnh mẽ sau đó.Cuộc cách mạng này đã
đưa lại những tiến bộ nhảy vọt, những thành tựu kì diệu, những tác động tích
cực và những hậu quả của nó rất to lớn.Những nước nào đi sâu vào cách
mạng khoa học - kỹ thuật, tận dụng những thành tựu của nó thì vươn lên
mạnh mẽ.Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, hay còn gọi là cách mạng kỹ
thuật lần thứ hai có những điểm khác biệt so với cuộc Cách mạng kỹ thuật lần
thứ nhất, vì có nội dung phong phú hơn và phạm vi rộng lớn hơn nhiều, nó
diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản gồm toán học, vật lí học, hóa học, sinh
vật học. Trải qua nửa thế kỷ, nhất là giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, cuộc
cách mạng khoa học – kỹ thuật đã thu được những thành tựu to lớn và kỳ diệu
trên nhiều lĩnh vực
Chính những điều này đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ các hoạt động
điều hành cụ thể và quy định thái độ chính trị trong ứng xử các vấn đề thực
tiễn, buộc các nước, các dân tộc phải tìm kiếm con đường phát triển thích
hợp.

12



Cùng với đó tình hình trong nước diễn biến phức tạp.Với việc đế quốc Mỹ
mở rộng leo thang chiến tranh trên cả hai miền Nam - Bắc và tình hình thế
giới biến động phức tạp, đòi hỏi phải tạo ra một sự nhất trí cao về tư tưởng, ý
chí thực hiện cơng cuộc chống Mỹ, cứu nước. Tồn Đảng, tồn quân, toàn
dân ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất cứ tình huống nào.
Ở miền Nam trước hết là đánh bại chiến tranh cục bộ của chúng, động viên
quân dân miền Nam "tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt", thừa thắng xốc tới
đánh bại các cuộc phản công chiến lược của đế quốc Mỹ, làm phá sản các
chiến lược chiến tranh của chúng. Ở miền Bắc, động viên và tổ chức quân dân
chuyển hướng xây dựng kinh tế sang thời chiến, "tay cày, tay súng", "tay búa,
tay súng", vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam.
Trong bối cảnh ấy, miền Bắc bước vào thực hiện công cuộc cải tạo XHCN
và xây dựng CNXH.Sau khi miền Bắc được hồn tồn giải phóng, Hội nghị
Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khoá II) (tháng 8-1955) đã xác
định: "Đường lối xây dựng miền Bắc là củng cố và phát triển chế độ dân chủ
nhân dân, tiến dần từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội".và miền Nam
tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đất nước chia làm hai miền thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau.
Miền bắc sau ba nǎm khôi phục kinh tế (1954-1957) đã hồn thành cơ
bản những nhiệm vụ cịn lại của giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ và tạo
những tiền đề ban đầu từng bước chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Cụ thể là: Hồn thành cải cách ruộng đất, xố bỏ triệt để sự chiếm hữu
ruộng đất của giai cấp địa chủ, đưa lại ruộng đất cho nông dân, sửa chữa, khắc
phục những hậu quả sai lầm trong tiến hành cải cách ruộng đất và chỉnh đốn
tổ chức. Những sai lầm, khuyết điểm trên tuy có làm hạn chế sự phấn khởi
trong một bộ phận nông dân, nhưng không thể làm giảm ý nghĩa chiến lược


13


của việc đưa lại ruộng đất cho nơng dân. Nó khơng chỉ hồn thành hai nhiệm
vụ cơ bản của giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ là: "Dân tộc độc lập" và
"Người cày có ruộng", mà cịn có ý nghĩa tạo ra những tiền đề kinh tế - xã hội
để tiến lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tiếp quản các thành thị và
vùng nông thôn mới giải phóng, đồng thời đấu tranh chống địch phản tuyên
truyền, dụ dỗ, cưỡng ép nhân dân di cư vào các tỉnh phía Nam cịn dưới sự
kiểm sốt của Mỹ - Diệm. Khôi phục sản xuất nông nghiệp được đặt là nhiệm
vụ hàng đầu, đặc biệt là sản xuất lương thực, làm cơ sở cho việc khôi phục và
phát triển công thương nghiệp.Việc khôi phục kinh tế nông nghiệp được kết
hợp với hoàn thành cải cách ruộng đất và vận động nông dân đổi công, giúp
đỡ nhau sản xuất.Sửa chữa sáu hệ thống thuỷ nông lớn và xây dựng hàng
chục công trình thuỷ lợi hạng vừa.Kết quả đến hết nǎm 1957, các chỉ tiêu chủ
yếu về sản xuất nông nghiệp đều vượt mức nǎm 1939, là nǎm đạt cao nhất
trước chiến tranh. 1939 - 1957 Thóc 2.407.000 tấn 3.948.000 tấn Trâu
788.000 con 1.238.000 con Bò 563.000 con 902.000 con Lợn 2.255.000 con
2.950.000 con
Sau ba năm khôi phục phát triển kinh tế bước vào thực hiện cải tạo xã hội
chủ nghĩa (1958-1960) Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành trung ương Đảng
(khoá II) (tháng 11-1958) xác định: "Nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn
dân ta là ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã
hội, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống Mỹ - Diệm nhằm thực hiện thống
nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ". Nhiệm vụ cụ thể lúc này là tiến
hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế cá thể của nông
dân, thợ thủ công và kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời phát triển thành phần
kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cải
tạo thành phần kinh tế cá thể của nông dân và thợ thủ cơng bằng hình thức
hợp tác xã theo nguyên tắc "tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ". Hình


14


thức, bước đi phải từ thấp lên cao, tập dượt cho nông dân và thợ thủ công
quen dần với lối làm ǎn tập thể, từ tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp, tiến lên
hợp tác xã bậc cao. Quy mô cũng phải từ nhỏ lên lớn. Mùa thu nǎm 1958 làm
thí điểm ở 134 hợp tác xã, đến cuối nǎm 1960 mở rộng lên tới 41.401 hợp tác
xã với 86% số hộ nơng dân và 76% diện tích canh tác. Phong trào hợp tác hố
nơng nghiệp trong những nǎm đầu (1958-1960) tuy có tác dụng tích cực: sản
xuất nơng nghiệp tiếp tục phát triển với mức tǎng trưởng bình quân 5,6%, đưa
tổng sản lượng lương thực lên mức cao vào nǎm 1959 là 5,15 triệu tấn; đời
sống vật chất và vǎn hố của nơng dân và nhân dân nói chung được ổn định
và cải thiện một bước. Nhưng nhìn chung các hợp tác xã cịn nhiều khó khǎn,
lúng túng trong việc tổ chức lao động, sản xuất và quản lý, phân phối. Một số
hợp tác xã sản xuất sút kém, có những biểu hiện tiêu cực như nơng dân chặt
phá cây lưu niệm, giết trâu bò trước khi vào hợp tác xã, một số cán bộ quản lý
hợp tác xã tham ô, lạm dụng của công v.v..., làm cho xã viên thiếu phấn khởi,
thiếu tin tưởng và đã có hộ xin ra hợp tác xã.
Sau 3 năm phát triển kinh tế và ba năm thực hiện cải tạo XHCN bước vào
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.Kế hoạch nǎm nǎm phát triển kinh tế
(1961-1965) nhằm củng cố quan hệ sản xuất mới và bước đầu xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cuối nǎm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành
chiến tranh phá hoại miền Bắc, kế hoạch 5 nǎm mới thực hiện được 4 nǎm
nhưng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: - Về nông nghiệp: 88,8% số hộ
nông dân vào hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp, trong đó có 71,7% số hộ lên
hợp tác xã bậc cao. Sản xuất nơng nghiệp có những tiến bộ mới cả về trồng
trọt và chǎn nuôi.Phong trào thâm canh ở những vùng trọng điểm lúa đã có
nhiều điển hình tốt. Nǎm 1965 có 9 huyện và 125 xã đạt nǎng suất bình quân
cả nǎm từ 5 tấn thóc trở lên trên 1 hécta gieo trồng hai vụ. Nhiều cơng trình

thuỷ lợi lớn đã được xây dựng, tưới tiêu cho hơn nửa triệu hécta ruộng đất,

15


phân bón các loại và cơng cụ cải tiến được đẩy mạnh phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt (tháng 3-1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã kết luận: "Trong 10 nǎm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài
chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi
mới".
Chuyển hướng xây dựng kinh tế để đánh thắng chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ, làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn, cùng miền Nam đánh
thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Hội nghị lần thứ 11 Ban
chấp hành trương ương Đảng (khoá III) (tháng 3-1965) chủ trương "chuyển
hướng xây dựng kinh tế phù hợp với tình hình cả nước đang có chiến tranh
với đế quốc Mỹ", theo phương châm "vừa xây dựng kinh tế, vừa chiến đấu
bảo vệ". Sản xuất công nghiệp được đặc biệt coi trọng, đẩy mạnh thâm canh
tǎng nǎng suất cây trồng và vật nuôi. Chú trọng cải tiến công cụ và trang bị cơ
khí nhỏ cho các khâu lao động trồng trọt và chǎn ni. Đã có 4.655 hợp tác xã
được trang bị cơ khí nhỏ, bao gồm 6.356 máy phát lực và 9.372 máy công tác
như bơm nước, tuốt lúa, máy xát, nghiền hạt, v.v.. Những nhu cầu thiết yếu
nhất của sản xuất và chiến đấu được bảo đảm, đời sống nhân dân trong chiến
tranh cǎn bản được ổn định.
Trong thời kì chiến tranh, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách
khuyến khích phát triển chǎn ni, chính sách ổn định nghĩa vụ lương thực
đối với hợp tác xã, chính sách khuyến khích cây cơng nghiệp v.v... Phong trào
phấn đấu giành "ba mục tiêu": 5 tấn, 2 con lợn, 1 lao động làm 1 hécta gieo
trồng được đẩy mạnh trong các hợp tác xã. Điều lệ hợp tác xã nơng nghiệp
bậc cao do Chủ tịch Hồ chí Minh đề tựa và Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông
qua có tác dụng củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, khắc phục những

khuyết điểm, lệch lạc về quản lý lao động, sản xuất và phân phối trong hợp
tác xã. Bên cạnh những kết quả đạt được , công cuộc khôi phục kinh tế thời

16


kỳ này cũng gặp nhiều khó khǎn và bộc lộ nhiều yếu kém, tiêu cực như: sản
xuất không đủ tiêu dùng, tình trạng mất cân đối vốn có của nền kinh tế càng
nghiêm trọng hơn: lao động, vật tư, tiền vốn bị lãng phí nhiều, nǎng suất lao
động xã hội giảm sút; bộ máy hành chính quá lớn trong khi lực lượng lao
động trực tiếp sản xuất giảm đi. Hội nghị lần thứ 19 Ban chấp hành Trung
ương Đảng (khoá III) (tháng 1-1971) đã nhấn mạnh: phải nghiêm khắc với
những khuyết điểm chủ quan trên đây, ra sức cải tiến quản lý kinh tế nhằm
đẩy mạnh tốc độ khôi phục và phát triển kinh tế. Bộ Chính trị ra nghị quyết về
đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực nhằm chấm dứt những hành động
làm ǎn phi pháp, lấy cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, tǎng cường quản lý lao
động, quản lý thị trường, giữ gìn trật tự trị an. Nhà nước ban hành các pháp
lệnh trừng trị những tội phạm và hành vi phi pháp trên.
Hơn hai mươi nǎm( 1957-1975) phấn đấu bền bỉ và kiên cường trong tình
hình đất nước có chiến tranh trải qua nhiều khó khǎn và biến động phức tạp,
phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, Miền
Bắc đã đảm bảo được các nhiệm vụ đặt ra, vừa củng cố, xây dựng hậu phương
vững mạnh, vừa làm tròn nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và
giúp đỡ cách mạng hai nước bạn Lào và Campuchia.
Nhưng nhìn chung, nền kinh tế miền Bắc cịn nặng tính chất sản xuất
nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật cịn thấp kém. Nơng nghiệp chưa đáp ứng được
nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân và ngun liệu cho cơng
nghiệp. Lao động thủ cơng cịn chiếm 80% lực lượng lao động xã hội. Nǎng
suất lao động xã hội rất thấp. Lực lượng lao động còn một bộ phận lớn chưa
được sử dụng. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân chưa bảo đảm

được các nhu cầu của đời sống nhân dân. Nguyên nhân của những yếu kém
đó, có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

17


×