Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hoàn thiện hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TRUNG TÍN

KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TRUNG TÍN

KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã Số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN



Đà Nẵng – Năm 2018



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................. 5
6. Bố cục của luận văn ................................................................................ 5
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................... 14
1.1. CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 14
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân
hang thương mại .............................................................................................. 14
1.1.2. Cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM .................... 15
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN KINH DOANH ................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh ............................................................................................................... 18
1.2.2. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh ............................................................................................................... 19
1.2.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng
cá nhân kinh doanh.......................................................................................... 19
1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

kinh doanh ....................................................................................................... 22


1.2.5. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh ............................................................................................................... 25
1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM ......................................... 28
1.3.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh .............................................................................................. 28
1.3.2. Mục tiêu của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng
cá nhân kinh doanh.......................................................................................... 28
1.3.3. Nội dung kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh .............................................................................................. 28
1.3.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay khách hàng cá nhân kinh doanh ............................................................... 31
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHCNKD ................................... 33
1.4.1. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng ................................................ 33
1.4.2. Nhóm nhân tố bên ngồi ngân hàng ............................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN MA
THUỘT .......................................................................................................... 39
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN
MA THUỘT .................................................................................................... 39
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 39
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ .................................................................. 40
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý .................................................................. 41
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 43



2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ................................................ 47
2.2.1. Đặc điểm khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn tại Chi nhánh . 47
2.2.2. Mục tiêu kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh của Chi nhánh ...................................................................... 50
2.2.3. Tình hình kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh tại Chi nhánh ....................................................................... 51
2.2.4. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh .............................................................................................. 67
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT .......... 74
2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................. 74
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ........................................................ 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 83
CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG
KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ............................................................. 84
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ................................................... 84
3.1.1. Dự báo nhu cầu vay của khách hàng cá nhân kinh doanh và khả
năng RRTD ..................................................................................................... 85
3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD trong cho
vay khách hàng cá nhân kinh doanh của Chi nhánh ....................................... 86


3.2. KHUYẾN NGHỊ HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT RỦI

RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỒ BUÔN MA
THUỘT ........................................................................................................... 88
3.2.1. Khuyến nghị đối với Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma
Thuột ............................................................................................................... 88
3.2.2. Khuyến nghị đối với Agribank Bắc Đăk Lăk ............................... 100
3.2.3. Khuyến nghị đối với Hội sở Agribank.......................................... 103
3.2.4. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................. 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung đầy đủ

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng


DPRR

Dự phịng rủi ro

DPRRCT

Dự phòng rủi ro cụ thể

KHCNKD Khách hàng cá nhân kinh doanh
NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TSBĐ


Tài sản bảo đảm

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam

XLRR

Xử lý rủi ro


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

2.5.

2.6.


2.7.

Nguồn vốn huy động giai đoạn 2015-2017 tại Agribank
chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Hoạt động cho vay giai đoạn 2015-2017 tại Agribank chi
nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 tại
Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Số lượng KHCNKD vay vốn giai đoạn 2015-2017 tại
Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Dư nợ cho vay KHCNKD giai đoạn 2015-2017 tại
Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Phân loại nhóm nợ cho vay KHCNKD giai đoạn 20152017 tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột
Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCNKD giai đoạn 2015-2017 tại
Agribank chi nhánh thành phố Bn Ma Thuột

Trang

44

45

46

48

49

68


69

Tỷ lệ trích lập DPRRCT cho vay KHCNKD giai đoạn
2.8.

2015-2017 tại Agribank chi nhánh thành phố Bn Ma

71

Thuột
Tỷ lệ xóa nợ rịng trong cho vay KHCNKD giai đoạn
2.9.

2015-2017 tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma
Thuột

72


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ
2.1

Tên sơ đồ
Tổ chức bộ máy quản lý của Agribank chi nhánh
thành phố Buôn Ma Thuột.

Trang


41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn
thu chủ yếu của các NHTM. Tuy nhiên, vấn đề mà các NHTM nói chung
cũng như Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam nói
riêng đang phải đối mặt là RRTD. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính,
giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn
có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là
phá sản ngân hàng. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD cần được
nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân
hàng. Quản trị RRTD nói chung và kiểm sốt RRTD là một đề tài khơng mới,
đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, kiểm soát RRTD trong cho vay
KHCNKD là đề tài tương đối mới, nhất là đối tượng vay vốn là KHCNKD.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây, hệ thống hóa lý luận về hoạt
động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của NHTM, qua đó giải
quyết hồn thiện hơn mối quan hệ giữa giới hạn mục tiêu RRTD đặt ra với
tăng trưởng quy mơ tín dụng của NHTM.
Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý RRTD được Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng như các chi nhánh trực thuộc
hết sức quan tâm, trong đó có chi nhánh thành phố Bn Ma Thuột. Với đặc
thù hoạt động kinh tế tại thành phố Buôn Ma Thuột, hầu hết đối tượng vay
vốn tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột là KHCNKD, cùng với
xu hướng kinh doanh hiện tại và định hướng trong thời gian tới, cho vay
KHCNKD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Trong

những năm vừa qua nợ xấu tại chi nhánh liên tục gia tăng mà chủ yếu phát
sinh từ cho vay KHCNKD. Thời gian vừa qua ban lãnh đạo chi nhánh có quan
tâm đến hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD, nhưng nhiều


2

vấn đề còn bất cập hạn chế, hiệu quả chưa đạt được như mong đợi, xét trong
phạm vi chi nhánh hiện tại cũng chỉ mới xử lý sự vụ khi phát sinh các khoản
nợ xấu, chưa thực sự có được sự hoạch định từ ban đầu trong việc lường trước
và xử lý RRTD trong cho vay KHCNKD. Nhận thức được tính cấp thiết của
vấn đề này, kiểm sốt được RRTD trong giới hạn chấp nhận được, xem xét
trong mối quan hệ với tăng trưởng quy mơ tín dụng trong cho vay KHCNKD;
nên tơi đã lựa chọn vấn đề: “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam – chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài
nghiên cứu luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu tình hình kiểm sốt RRTD trong
cho vay KHCNKD tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột, xác
định những thành cơng, hạn chế và ngun nhân; từ đó đề xuất khuyến nghị
góp phần hồn thiện hoạt động kiểm sốt RRTD trong cho vay KHCNKD tại
Chi nhánh.
Từ mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về kiểm sốt RRTD trong cho
vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM.
- Phân tích hoạt động kiểm sốt RRTD trong cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột.
- Đề xuất các khuyến nghị hồn thiện hoạt động kiểm sốt RRTD trong
cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh thành phố

Buôn Ma Thuột.
Từ những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải
quyết như sau:
 Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD có những đặc thù gì? Kiểm


3

sốt RRTD trong cho vay là gì? Kiểm sốt RRTD trong cho vay KHCNKD
bao gồm nội dung gì? Kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay
KHCNKD được phản ánh qua những tiêu chí nào? Những nhân tố nào ảnh
hưởng đến hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD của NHTM?
 Thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại Agribank chi
nhánh thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra như thế nào? Kết quả đạt được ra
sao? Có những hạn chế gì? Ngun nhân?
 Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột và các chủ thể liên
quan cần làm gì để hồn thiện hoạt động kiểm sốt RRTD trong cho vay
KHCNKD của chi nhánh trong thời gian đến?.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực tiễn hoạt động kiểm sốt RRTD trong cho
vay KHCNKD của Agribank chi nhánh Bn Ma Thuột.
Đối tượng và nội dung khảo sát trong quá trình nghiên cứu: Giám đốc
chi nhánh, giám đốc phịng giao dịch, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh,
những CBTD lâu năm có kinh nghiệm tại Agribank chi nhánh thành phố
Bn Ma Thuột, tham khảo ý kiến những thông tin, thuận lợi, những vướng
mắc trong quá trình cho vay KHCNKD, nguyên nhân tại sao có những vướng
mắc khó khăn đó.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi nội dung nghiên cứu

Quản trị RRTD bao gồm nhiều nội dung như: nhận dạng, đo lường, kiểm
soát, tài trợ. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm soát
RRTD trong cho vay là một trong những nội dung chính của cơng tác quản trị
RRTD.
Ngoài ra đối tượng khách hàng nghiên cứu chỉ là các KHCNKD (cá


4

nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân) vay vốn của chi nhánh và 01
phòng giao dịch trực thuộc, không nghiên cứu khách hàng cá nhân vay tiêu
dùng và khách hàng pháp nhân.
- Về không gian
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu kiểm soát RRTD trong cho vay
KHCNKD tại Agribank chi nhánh Bn Ma Thuột và 01 phịng giao dịch trực
thuộc.
- Về thời gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD
của chi nhánh và 01 phòng giao dịch trực thuộc trong giai đoạn 2015-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thu thập từ cơng trình nghiên
cứu, q trình chọn lọc so sánh; thu thập thơng tin về tình hình kinh tế xã hội
của thành phố Buôn Ma Thuột; thu thập thông tin Agribank chi nhánh thành
phố Buôn Ma Thuột, số liệu thứ cấp như các báo cáo tại Agribank chi nhánh
Buôn Ma Thuột, Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk, NHNN Việt Nam chi
nhánh tỉnh Đăk Lăk,... từ đó xử lý tổng hợp, sắp xếp hệ thống hóa nền lý luận
làm cơ sở triển khai nghiên cứu thực trạng và đề xuất khuyến nghị.
- Phương pháp hệ thống hóa: nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu

trước, nghiên cứu tài liệu, giáo trình chọn lọc nội dung, sắp xếp bố cục lại
đảm bảo tính logic của lý luận, tạo nền tảng lý luận cho chương 2 và chương
3 của luận văn.
- Phương pháp thống kê: phương pháp số tuyệt đối phương pháp số tương
đối, phương pháp số bình quân, phương pháp so sánh theo thời gian, theo
không gian, so sánh với mục tiêu đặt ra để nhận định phân tích và đánh giá.


5

- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn giám đốc chi nhánh, giám đốc
phòng giao dịch, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, những cán bộ tín dụng
lâu năm có kinh nghiệm tại Agribank chi nhánh Buôn Ma Thuột, tham khảo ý
kiến những thông tin, thuận lợi, những vướng mắc trong quá trình cho vay
thực tế trên địa bàn, nguyên nhân tại sao có những vướng mắc khó khăn đó,
phương pháp này để đánh giá phân tích thực trạng.
- Phương pháp phân tích diễn giải: mục tiêu của việc phân tích là chia
nhỏ vấn đề nhìn nhận đánh giá, giải thích qua đó xác định rõ thực trạng của
tình hình, đáng giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận văn sẽ có những đóng góp sau:
- Góp phần hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kiểm sốt RRTD trong
cho vay KHCNKD của NHTM;
- Phân tích thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNKD tại
Agribank chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột, đánh giá những thành cơng,
hạn chế và xác định ngun nhân; từ đó đề xuất những khuyến nghị hồn
thiện hoạt động kiểm sốt RRTD trong cho vay KHCNKD tại Chi nhánh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn sẽ được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh thành phố Bn
Ma Thuột.
- Chương 3: Khuyến nghị nhằm hồn thiện hoạt động kiểm sốt rủi ro tín
dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh


6

thành phố Bn Ma Thuột.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kiểm soát RRTD là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các
NHTM, nhất là trong bối cảnh thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn
trong tổng thu nhập của các hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh đó
hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn khơng ít rủi ro. Một trong những vấn đề nổi
cộm trong những năm vừa qua đó là vấn đề nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu tăng cao là
nỗi ám ảnh trong hệ thống ngân hàng. Giảm tỷ lệ nợ xấu, xử lý nợ xấu trong
hệ thống ngân hàng là vấn đề trọng tâm được Quốc Hội, Chính phủ, NHNN
ưu tiên trong chỉ đạo điều hành. Ngày 21/6/2017 Quốc hội đã thơng qua Nghị
quyết số 42/2017/QH14“Về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD”. Trước đó
NHNN đã đưa ra hàng loạt những biện pháp nhằm kiểm soát hiệu quả nợ xấu,
như: Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị
định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, tiến hành tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (giai đoạn 1: 20112015, giai đoạn 2: 2017-2021), đặt biệt yêu cầu các NHTM tuân thủ và siết
chặt các nguyên tắc quản trị rủi ro, cần phải ngăn chặn mọi rủi ro ngay từ gốc,
nâng cao các chuẩn mực, nguyên tắc về quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế.
Qua nghiên cứu và tham khảo các cơng trình nghiên cứu, tài liệu có liên

quan đến vấn đề kiểm sốt RRTD trong hoạt động cho vay, tác giả đã rút ra
được những vấn đề đã đạt được, cũng như những vấn đề cịn chưa nghiên cứu
để thực hiện đề tài của mình.
Các luận văn cao học liên quan
[1] Nguyễn Tuấn Anh (2015): “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Eakpam, Đăk Lăk”, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.


7

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát
RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM, thực tiễn hoạt động kiểm
soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của Agribank chi nhánh Eakpam Đăk Lăk. Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay hộ
kinh doanh tại Agribank chi nhánh Eakpam - Đăk Lăk. Trên cơ sở lý luận và
thực tiễn, kết hợp với kinh nghiệm công tác tại chi nhánh, cùng với nghiên
cứu và dự báo về nhu cầu cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh, khả năng
RRTD, định hướng kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh, tác giả đưa
ra những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phương
pháp chuyên gia, các phương pháp khác để đánh giá thực trạng kiểm soát
RRTD trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank chi nhánh Eakpam - Đăk
Lăk trong những năm 2011 – 2013, nêu lên những mặt thành công, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế của kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh.
[2] Nguyễn Thị Thu Loan (2016): “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay ngắn hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai”,
luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
Luận văn đã nêu lý luận cơ bản về kiểm sốt RRTD trong cho vay ngắn
hạn, tình hoạt động kinh doanh cơ bản của chi nhánh trong 3 năm. Phân tích,

đánh giá thực trạng kiểm sốt RRTD trong cho vay ngắn hạn tại VCB chi
nhánh Gia Lai, đưa ra những kết quả đạt được và những hạn chế, từ đó tác giả
đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát RRTD trong cho vay ngắn hạn tại VCB
chi nhánh Gia Lai như: tăng cường chất lượng công tác thẩm định tín dụng
trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp; xác định tính tin cậy
của của phương án SXKD của khách hàng doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn;
hồn thiện cơng tác thu thập, xử lý thơng tin và xếp hạng tín dụng nội bộ.


8

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, quy nạp và
diễn dịch và các phương pháp thống kê.
[3] Hồng Văn Thái (2016): “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
sản xuất nơng nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam – chi nhánh Krông Năng, Buôn Hồ”, luận văn Thạc sĩ Tài chính
Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.
Luận văn đã nêu lý luận cơ bản về kiểm soát RRTD trong cho vay hộ sản
xuất nơng nghiệp, tình hình cho vay cũng như tăng trưởng cho vay khách
hàng hộ sản xuất nông nghiệp trong 3 năm từ năm 2013-2015. Tác giả đưa ra
thực trạng, đánh giá các biện pháp nhằm kiểm sốt RRTD trong cho vay hộ
sản xuất nơng nghiệp tại Agribank chi nhánh Krông Năng, đưa ra những kết
quả đạt được và những mặt hạn chế trong kiểm sốt RRTD trong cho vay hộ
sản xuất nơng nghiệp, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp hồn thiện kiểm
sốt RRTD trong cho vay hộ sản xuất nơng nghiệp tại chi nhánh như: tổ chức
và khai thác tốt nguồn thơng tin tín dụng; thực hiện ngun tắc phân tán rủi ro
trong cho vay; nâng cao hiệu quả giám sát sau vay vốn nhằm phát hiện và xử
lý nợ có vấn đề kịp thời; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao chất
lượng thẩm định trong cho vay.

Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, tổng hợp, thống kê mơ tả, quy
nạp, diễn dịch, phân tích so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn kinh doanh
của ngân hàng. Thu thập các dữ liệu thứ cấp như tài liệu nội bộ, báo cáo tổng
kết công tác tín dụng của các NHTM, các cơ quan liên quan, các tạp chí,...
[4] Huỳnh Thị Thanh Thủy (2016): “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi
nhánh Đông Đăk Lăk”, luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà
Nẵng.


9

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong cho
vay hộ kinh doanh của NHTM, trong đó đã khái quát được khái niệm, đặc
điểm của kiểm sốt RRTD. Luận văn trình bày một số nội dung kiểm soát
RRTD trong cho vay hộ kinh doanh, đồng thời đưa ra một số chỉ tiêu đánh
giá, đo lường kết quả kiểm sốt RRTD cũng như tìm hiểu những nhân tố ảnh
hưởng đến cơng tác kiểm sốt RRTD của NHTM. Phân tích thực trạng kiểm
sốt RRTD trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đăk Lăk, đánh giá những kết quả đạt được
và hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế trong kiểm soát RRTD trong cho
vay hộ kinh doanh giai đoạn từ năm 2013 – 2015. Qua đó đưa ra một số giải
pháp nhằm hồn thiện kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam – chi nhánh Đông Đăk Lăk.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện kiểm sốt RRTD
trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh Đông Đăk Lăk.
[5] Nguyễn Trung Xơ (2016): “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh
Đăk Nông”, luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay
của NHTM, RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM, nguyên nhân
phát sinh và nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của
NHTM. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đăk Nông trong giai đoạn từ
năm 2013 đến năm 2015, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng hoạt động kiểm
soát RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – chi nhánh Đăk Nơng, qua đó đánh giá được những nguyên nhân
dẫn đến những tồn tại trong hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh


10

doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đăk Nông. Trên
cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay hộ kinh
doanh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm kiểm sốt nợ
xấu có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Cơng
thương Việt Nam – chi nhánh Đăk Nông trong thời gian tới.
[6] Hồ Thảo Vy (2015): “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh EaKar, tỉnh Đăk Lăk”,
luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Dựa vào những cơ sở lý luận RRTD và quản trị RRTD cùng việc vận
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá
tổng kết thực tiễn. Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt
động cho vay của NHTM, công tác quản trị RRTD trong cho vay của NHTM,
nội dung quản trị RRTD trong cho vay của NHTM. Luận văn đã nghiên cứu
thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh EaKar trong giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, phân tích, lý giải thực trạng quản trị RRTD
trong cho vay tại Agribank chi nhánh EaKar, từ đó nêu ra những mặt đạt
được, tồn tại và đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại. Trên cơ sở

đánh giá thực trạng công tác quản trị RRTD trong cho vaycũng như cơ sở
những quan điểm, định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới
tại Agribank chi nhánh EaKar, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
quản lý nợ xấu có hiệu quả, hạn chế, bù đắp tổn thất khi xảy ra RRTD trong
cho vay.
[7] Hồ Tấn Vinh (2016): “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay sản
xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - chi
nhánh Đông Đăk Lăk”, luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà
Nẵng.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về những RRTD và quản


11

trị RRTD trong cho vay sản xuất kinh doanh của NHTM, những chỉ tiêu đánh
giá hoạt động tín dụng của các NHTM và nêu lên được những nội dung chính
trong công tác quản trị RRTD trong hoạt động của Ngân hàng. Phân tích rõ
được thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đăk Lăk đưa ra những thành
quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế trong cho vay sản
xuất kinh doanh tại Chi nhánh, đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hồn
thiện cơng tác quản trị RRTD trong cho vay sản xuất kinh doanh tại ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đăk Lăk.
Phương pháp sử dụng trong luận văn này là sử dụng phương pháp so sánh
thống kê, phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh phân tích.
Các bài báo liên quan đăng tải trên Tạp chí
(1) TS. Phạm Thị Nguyệt, ThS. Hà Mạnh Hùng (2011), Nguyên nhân và
những biểu hiện RRTD của NHTM, Tạp chí ngân hàng (số 9 tháng 5/2011),
tr.29-33.
Bài viết khái quát về RRTD, khái quát các nhóm nguyên nhân chủ yếu

dẫn đến RRTD, trong đó đưa ra hai nhóm rủi ro đó là RRTD do nguyên nhân
khách quan và RRTD do nguyên nhân chủ quan. Tác giả đã nêu một số dấu
hiệu cơ bản để nhận biết RRTD, bao gồm các dấu hiệu phát hiện sớm như:
Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro về ngành nghề kinh doanh, đặc điểm phân
tích ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp; Nhóm dấu hiệu báo trước từ
rủi ro kinh doanh (rủi ro về cơ cấu, chiến lược và hoạt động); Nhóm dấu hiệu
báo trước thơng qua thơng tin tài chính; Nhóm dấu hiệu báo trước thơng qua
thơng tin cá nhân, cơng tác quản lý; Nhóm dấu hiệu báo trước thơng qua
thơng tin bên ngồi. Tác giả cũng nêu lên những nhận diện rủi ro qua các dấu
hiệu cảnh báo và xác định các vấn đề. Từ đó, giúp cho các NHTM sớm nhận
biết và có biện pháp phòng ngừa, hạn chế RRTD kịp thời, hiệu quả.


12

(2) PGS-TS Nguyễn Thị Mùi (2012), Thực trạng nợ xấu tại các ngân
hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ, Tạp chí tài chính số 11/2012.
Bài báo nêu thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu
của các NHTM có sự chênh lệch và chưa có ý kiến thống nhất giữa các cơ
quan, tại sao có sự khác nhau về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng, tác giả
đưa ra những đưa ra những lý giải nguyên nhân có sự khác nhau. Từ đó tác
giả đề xuất một số cơ chế xử lý nợ xấu ngân hàng.
(3) Ths Lê Thị Hạnh (2016), Kiểm sốt rủi ro tín dụng theo Basel II tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí tài chính kỳ II số 12/2016.
Việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị RRTD đã đạt được nhiều
kết quả tích cực tại một số NHTM Việt Nam, thể hiện ở khía cạnh như nâng
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Trong những năm qua, tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu của nhiều NHTM đã cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN), đáng chú ý là NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) đã vượt tiêu chuẩn quy định của Basel II, trong giai đoạn

2011-2015 tỷ lệ an toàn vốn của Vietcombank vượt xa mức 8% quy định của
Basel II và 9% quy định của NHNN. Thực trạng của các NHTM triển khai
thực hiện theo Basel II, Bên cạnh những kết quả quan trọng bước đầu đạt
được, việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị RRTD tại một số NHTM
Việt Nam hiện đang nổi lên một số hạn chế.
(4) Phan Thị Quỳnh Anh (2017), Giải pháp quản lý nợ xấu tại các ngân
hàng thương mại, Tạp chí tài chính số 6/2017.
Tác giả đưa ra thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu và đánh giá các Ngân
hàng đã xây dựng được mơ hình quản lý nợ đáp ứng địi hỏi của thực tiễn, mơ
hình quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng gồm bộ phận chuyên trách xử lý nợ
xấu từ hội sở đến chi nhánh. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực,
thực tiễn còn hạn chế là một số ngân hàng vẫn chưa xử lý dứt điểm các khoản


13

nợ xấu kéo dài, việc đo lường và đánh giá rủi ro danh mục tín dụng, áp dụng
chính sách khách hàng chưa linh hoạt. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp quản
lý nợ xấu ở các NHTM Việt Nam.
(5) ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung, ThS. Phạm Thị Thu Hiền, ThS.
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017), Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của Ngân
hàng thương mại, Tạp chí tài chính số 12/2017.
Tại Agribank chi nhánh thành phố Bn Ma Thuột chưa có bất kỳ cơng
trình nghiên cứu, bài báo, luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học nào
được thực hiện.
Khoảng trống nghiên cứu
- Rủi ro tín dụng trong cho vay ln tồn tại và song hành cùng với hoạt
động cho vay của NHTM. Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất
kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ trong nền kinh
tế ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu vốn vay của nền kinh tế, các NHTM luôn

tăng trưởng mở rộng quy mơ tín dụng, điều đó đồng nghĩa với việc RRTD
cũng có thể xảy ra với tần suất, mức độ ngày càng tăng. Các giải pháp,
khuyến nghị đưa ra nhằm đạt mục tiêu triệt tiêu RRTD trong cho vay là điều
khơng thể, chỉ có thể giảm thiểu RRTD ở tần suất và mức độ chấp nhận được
trong mục tiêu giới hạn RRTD và mối quan hệ với tăng trưởng quy mơ tín
dụng của các NHTM.
- Trước đây thuật ngữ cá nhân kinh doanh đồng nhất với hộ kinh doanh,
có thể là một người hoặc một gia đình nhưng đứng tên một người sản xuất
kinh doanh. Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN,
quy định khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân,
do đó thuật ngữ KHCNKD ngồi khách hàng hộ kinh doanh còn bao hàm cả
khách hàng doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, một số vấn đề về thủ tục, đặc thù
kiểm sốt RRTD trong cho vay KHCNKD cũng có những thay đổi kéo theo.


14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khách hàng cá nhân kinh doanh của
ngân hang thương mại
a. Khái niệm khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM
Khách hàng của NHTM là một tập hợp những cá nhân, nhóm người,
doanh nghiệp,... có nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngân hàng và mong muốn
thỏa mãn nhu cầu đó của mình. Khách hàng của NHTM là những khách hàng
mua và có khả năng mua, đối với khách hàng mua được chia ra khách hàng cá

nhân và khách hàng pháp nhân.
Khái niệm cá nhân kinh doanh chưa được định nghĩa cụ thể, tuy nhiên
thông qua các quy định tại Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân,
Luật thương mại, và các nghị định, thơng tư hướng dẫn, có thể hiểu cá nhân
kinh doanh như sau:
Theo quy định Điều 21 của Luật quản lý thuế thì cá nhân kinh doanh là
một đối tượng đăng ký thuế. Theo quy định Điều 2 Phần 1 Thơng tư
85/2007/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh có thể là người Việt Nam hoặc
người nước ngồi và có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ,
hàng hố.
Theo Thơng tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc
NHNN quy định khách hàng vay vốn tại TCTD là pháp nhân, cá nhân.
Như vậy, KHCNKD bao gồm các đối tượng vay vốn sau:
- Hộ kinh doanh;


15

- Doanh nghiệp tư nhân;
- Cá nhân kinh doanh.
b. Đặc điểm khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM
Căn cứ vào khái niệm KHCNKD nêu trên, có thể xác định KHCNKD có
các đặc điểm chủ yếu sau:
- Pháp luật Việt Nam quy định tất cả cơng dân Việt Nam có đủ năng lực
pháp luật dân sự và hành vi dân sự đều có thể đứng ra kinh doanh.
- Cá nhân kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân, cá nhân kinh doanh là
do một cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình đứng ra kinh doanh với hình thức
kinh doanh đơn giản, quy mô nhỏ lẻ.
- Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh, cá nhân kinh
doanh chịu trách nhiệm dân sự về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ

hoạt động kinh doanh là vơ hạn bằng vốn và tài sản riêng của chính chủ sở hữu.
- Khi phát sinh khoản nợ, cá nhân phải chịu trách nhiệm trả hết nợ,
không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; khơng
phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động
kinh doanh.
- KHCNKD không phải là pháp nhân nên không áp dụng các quy định
của pháp luật về luật phá sản doanh nghiệp.
- KHCNKD do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có tồn quyền quyết
định về mọi hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM
a. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa các ngân hàng với các cá
nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các tổ chức tín dụng khác
theo ngun tắc có hồn trả và trả phí.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản


×