Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do asean đến nhập khẩu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814 KB, 102 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

NGHIÊN CỨU TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN ðẾN
NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ðà Nẵng – Năm 2019


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

NGHIÊN CỨU TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN ðẾN
NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ THỊ THÚY ANH

ðà Nẵng - Năm 2019



LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Tác giả luận văn

Lê Thị Ánh Tuyết


MỤC LỤC
MỞ ðẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học của ñề tài.................................................................. 5
7. Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu .................................. 6
8. Tổng quan về ñề tài nghiên cứu............................................................ 7
9. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ðỘNG HIỆP ðỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO ðẾN NHẬP KHẨU................................................................ 12
1.1. KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI...... 12
1.1.1. Khái niệm tự do hóa thương mại .................................................. 12
1.1.2. Lý thuyết về tự do hóa thương mại............................................... 13
1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MạI................. 15
1.2.1. Cắt giảm dần thuế quan................................................................. 15
1.2.2. Giảm dần tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan......................... 16
1.2.3. ðảm bảo cạnh tranh công bằng và không phân biệt ñối xử.......... 16
1.2.4. Những nội dung khác.................................................................... 17

1.3. TỔNG QUAN HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO............................. 17
1.3.1. Khái niệm Hiệp ñịnh thương mại tự do ........................................ 17
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Hiệp ñịnh thương mại tự do trên
thế giới............................................................................................................. 19
1.3.3. Các Hiệp ñịnh thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ............. 20


1.3.4. Phân loại Hiệp ñịnh thương mại tự do.......................................... 26
1.4. TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ðẾN KINH TẾ
CỦA MỘT QUỐC GIA .................................................................................. 27
1.4.1. Tác ñộng tới quy mơ ..................................................................... 27
1.4.2. Tác động tới cơ cấu mặt hàng ....................................................... 27
1.4.3. Tác ñộng tới thị trường ................................................................. 28
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO.................................................................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 30
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ðỘNG CỦA AFTA
ðẾN NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM........................................................ 31
2.1. HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ASEAN............................. 31
2.1.1. Sự ra đời và q trình hình thành.................................................. 31
2.1.2 Mục tiêu ......................................................................................... 32
2.1.3. Lộ trình cắt giảm thuế ................................................................... 32
2.1.4. Phạm vi ñiều chỉnh của Hiệp ñịnh thương mại tự do ................... 34
2.2. CÁC TIÊU CHÍ ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO ðẾN HOẠT ðỘNG NHẬP KHẨU CỦA MỘT QUỐC GIA . 36
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng về quy mơ và thị trường nhập khẩu .............. 36
2.2.2. Tác ñộng ñến cơ cấu mặt hàng nhập khẩu.................................... 38
2.3. MƠ HÌNH TRỌNG LỰC ........................................................................ 39
2.3.1. Mơ hình ......................................................................................... 39
2.3.2. Dữ liệu........................................................................................... 41

2.4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC KÝ KẾT AFTA ðỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ
NGƯỜI TIÊU DÙNG ..................................................................................... 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 43


CHƯƠNG 3. TÁC ðỘNG CỦA AFTA ðẾN NHẬP KHẨU CỦA VIỆT
NAM ............................................................................................................... 44
3.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM –
ASEAN............................................................................................................ 44
3.1.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam – ASEAN .................................... 44
3.1.2. Quy mô thị trường tiêu thụ Việt Nam – ASEAN ......................... 47
3.1.3. Thu nhập của người dân Việt Nam – ASEAN ............................. 48
3.2. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ðà THỰC THI HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO ASEAN ðẾN NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM .............................. 49
3.3. PHÂN TÍCH TÁC ðỘNG CỦA HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
ðẾN NHẬP KHẨU VIỆT NAM – ASEAN .................................................. 52
3.3.1. Tác ñộng Hiệp ñịnh thương mại tự do ñến tổng qui mơ nhập khẩu
Việt Nam – ASEAN........................................................................................ 52
3.3.2. Tác động Hiệp ñịnh thương mại tự do ñến tổng qui mô nhập khẩu
Việt Nam từ các quốc gia ASEAN ................................................................. 54
3.3.3. Tác ñộng của Hiệp ñịnh thương mại tư do ñến cơ cấu mặt hàng
nhập khẩu chính của Việt Nam có xuất xứ từ ASEAN .................................. 55
3.3.4. Tác ñộng của Hiệp ñịnh thương mại tự do ñến cơ cấu thị trường
nhập khẩu của Việt Nam có xuất xứ từ ASEAN ............................................ 61
3.3.5. Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam ñối với các hàng hóa có xuất xứ
từ ASEAN ....................................................................................................... 66
3.3.6. Tỷ trọng nhập khẩu từ các nước ASEAN trong nhập khẩu Việt
Nam qua các năm ............................................................................................ 68
3.4. KẾT QUẢ CỦA MƠ HÌNH TRỌNG LỰC ............................................ 70
3.4.1. Mơ hình ......................................................................................... 70

3.4.2. Kết quả ước lượng của mơ hình trọng lực .................................... 72
3.5. ðÁNH GIÁ CHUNG............................................................................... 74


3.5.1. Tác động tích cực .......................................................................... 75
3.5.2. Tác động tiêu cực .......................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 78
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 79
4.1. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................. 79
4.2. VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ ........................................................................... 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

1

AEC

2

AFTA


3

AKFTA

4

ASEAN

5

CEPT

6

CLMV

7

CP

8

EU

9

FDI

10


FTA

11

GATT

12

GDP

NGUYÊN NGHĨA
ASEAN Economic Community
Cộng ñồng kinh tế ASEAN
ASEAN Free Trade Area
Khu mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN Korea Free Trade Area
Hiệp ñịnh tự do ASEAN – Hàn Quốc
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia ðơng Nam Á
Common Efective Preferential Tariff
Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
Camphuchia – Laos – Myanmar – Vietnam
Camphuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam
Chính phủ
European Union
Liên minh Châu Âu
Foreign Direct Investment
ðầu tư trực tiếp nước ngồi
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do

General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội


STT

KÝ HIỆU

13

GEL

14

IL

15

NAFTA

16

SL

17

TEL


18

VJEPA

19

WEF

20

WTO

NGUYÊN NGHĨA
General Exception List
Danh mục loại trừ hoàn toàn
Elimination List
Danh mục hàng cắt giảm ngay
North America Free Trade Agreement
Hiệp ñịnh mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Sensitive List
Nhóm nhạy cảm thường
Temporary Exclusion List
Danh mục loại trừ tạm thời
VietNam Japan Ecnomic Partnership Agreement
Hiệp ñịnh ñối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
World Ecomomic Forum
Diễn ñàn kinh tế thế giới
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Bảng
1.1
3.1
3.2

Tổng hợp các FTA Việt Nam - ASEAN

20

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam –ASEAN giai ñoạn 2001-

45

2016
Tăng trưởng dân số Việt Nam –ASEAN giai ñoạn 2001-

47

2016
Tăng trưởng Thu nhập của người dân Việt Nam –

3.3

Trang


48

ASEAN giai ñoạn 2001-2016 theo phương pháp sức mua
tương ñương

3.4

Tổng kết tình hình cắt giảm thuế trong CEPT/AFTA

51

3.5

Nhập khẩu Việt Nam –ASEAN giai ñoạn 2000-2016

52

Nhập khẩu Việt Nam – các nước ASEAN giai ñoạn

54

3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12


2000-2016
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam có xuất xứ từ

56

ASEAN
Cơ cấu Thị trường nhập khẩu qua các giai đoạn của Việt

61

Nam có xuất xứ từ ASEAN
Cơ cấu thị trường nhập khẩu vào Việt Nam của từng

62

quốc gia ASEAN
Tỷ trọng Thị trường nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

63

của từng quốc gia ASEAN giai ñoạn năm 2000-2016
Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam có xuất xứ từ ASEAN

66

Tỷ trọng nhập khẩu từ các nước ASEAN trong nhập khẩu

68

Việt Nam giai ñoạn 2000-2016



CÁC LOẠI BIỂU ðỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam giai ñoạn 2000-

44

Biểu ñồ
3.1

2016


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham gia các Hiệp định thương mại tự do ngày nay khơng cịn quá xa
lạ ñối với việc phát triển kinh tế của một quốc gia. Các hiệp ñịnh này tạo ñiều
kiện cho các quốc gia giao thương với nhau thông qua việc giảm thuế, gỡ bỏ
những hàng rào phi thế quan ñã tác động góp phần mở rộng phạm vi thị
trường, gia tăng ñầu tư mở rộng sản xuất và ñặc biệt là thúc ñẩy tăng trưởng
xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác. Tính đến nay, Việt Nam là quốc gia
ñứng thứ 10 trong tổng số 47 quốc gia, vùng lãnh thổ về số lượng hiệp ñịnh

thương mại tự do (FTA) và ñứng thứ 5 trong tổng số 10 quốc gia về số lượng
FTA ñang ñược ñàm phán và ký kết.
AFTA ñược ký kết vào năm 1992 tại Singpore về chương trình thuế
quan có hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định này có ý nghĩa rất quan trọng đối
với các nước trong khu vực ASEAN nhằm mục đích nhất thể hóa thị trường,
cơ sở sản xuất và từng bước gỡ bỏ hàng rào thương mại phi thuế quan nhằm
tạo ra thị trường chung của khu vực ASEAN với 651 triệu dân. Trong giai
đoạn 1960-2017, tổng thương mại hàng hóa của các nước ASEAN với thế
giới ñã tăng từ 10 tỷ USD lên mức 2575 tỷ USD.
Việt Nam bắt ñầu gia nhập ASEAN (AFTA) vào năm 1995 ñược xem
là khởi ñầu cho những cơ hội lớn ñối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Có thể nói, việc tham gia vào AFTA ñã tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội ñầu
tư, thị trường xuất nhập khẩu vào các nước ASEAN được mở rộng và đa dạng
hóa, thị trường tài chính phát triển hơn...Trong tự do hóa thương mại, hoạt
động nhập khẩu là yếu tố quan trọng đối với q trình chuyển giao cơng nghệ,
hàng hóa, gia tăng vốn đầu tư...Theo lộ trình thì hiệp định thương mại tự do
ASEAN đã cơ bản hồn tất lộ trình cắt giảm thuế trong khối, thúc ñẩy hoạt


2

ñộng nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam làm cho kim ngạch nhập
khẩu của các quốc gia này vào Việt Nam tăng ñáng kể, với tổng kim ngạch
nhập khẩu năm 2016 là 24.09 tỷ USD, tăng 14.35% so với năm 2015, ñứng
thứ 2 sau Trung Quốc.
Bên cạnh những lợi ích được tạo ra từ tự do hóa thương mại, Việt Nam
cũng gặp khơng ít khó khăn và thách thức trong quá trình hội nhập với khu
vực ASEAN như việc giảm thuế sẽ làm cho hàng hóa của các nước ASEAN
có độ tương đồng với hàng hóa của Việt Nam tràn vào thị trường nội địa, nếu
doanh nghiệp khơng chuẩn bị sẵn sàng năng lực và chủ ñộng cạnh tranh thì

ngay cả những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như hàng nông sản, hàng
tiêu dùng, thủy sản, dệt may, da giày… sẽ bị sức ép cạnh tranh rất lớn; đồng
thời tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng diễn biến phức tạp
hơn. Mặt khác, khi các doanh nghiệp trong nước chưa nắm bắt kịp thời về
biến động giá cả, thị trường, dự báo về chính sách để phù hợp với tiến trình
hội nhập cũng như chủ động đón đầu sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp
lớn của các nước thành viên, thì việc tăng kim ngạch nhập khẩu nhanh chóng
có thể gây ra tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. ðiển hình là giá trị
nhập siêu năm 2007 – 2008 ñã gấp 1.27 lần cả giai ñoạn 2000 – 2006 và tiếp
tục nhập siêu của Việt Nam ở mức cao vào giai ñoạn 2009-2011. Sau khi cán
cân thương mại thặng dư giai ñoạn 2012-2014. Năm 2015, cán cân thương
mại lại rơi vào thâm hụt 3.55 tỷ USD.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế, với
mong muốn tìm ra giải pháp nhằm nắm bắt, tận dụng thời cơ và ñánh giá tác
ñộng của AFTA ñối với hoạt ñộng nhập khẩu của Việt Nam, tôi xin chọn ñề
tài “Nghiên cứu tác ñộng của hiệp ñịnh thương mại tự do ASEAN ñến nhập
khẩu của Việt Nam” làm ñề tài nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích những tác
động tích cực và những tác ñộng tiêu cực của AFTA ñến nhập khẩu của Việt


3

Nam, nghiên cứu đã đề xuất những hàm ý chính sách nhằm phát triển hoạt
ñộng nhập khẩu của Việt Nam hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế ñất nước trong tự do hóa thương mại.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Phân tích, dự báo tác ñộng của Hiệp ñịnh thương mại tự
do ASEAN ñến hoạt ñộng nhập khẩu của Việt Nam và ñề xuất những hàm ý
chính sách nhằm tối ưu hóa những tác động tích cực và hạn chế những tác

động tiêu cực từ việc gia nhập AFTA ñối với nhập khẩu của Việt Nam.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
ðể nghiên cứu AFTA tác ñộng như thế nào ñến nhập khẩu. ðề tài phải
ñánh giá tác ñộng của AFTA ñến nhập khẩu giữa ASEAN và Việt Nam, từ đó
giúp cho Việt Nam tận dụng những cơ hội và vượt qua những khó khăn thách
thức mà AFTA mang lại. Cụ thể như sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận về hiệp ñịnh thương mại tự do và tác ñộng của
hiệp ñịnh thương mại tự do ñến nhập khẩu.
- Nghiên cứu thực trạng tác ñộng của Hiệp ñịnh thương mại tự do
ASEAN (AFTA) ñến nhập khẩu của Việt Nam.
- ðưa ra một số hàm ý chính sách cho Chính phủ, Doanh nghiệp lựa
chọn, tận dụng các lợi thế và hạn chế những tác ñộng tiêu cực từ việc gia nhập
AFTA ñối với nhập khẩu của Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp, chỉ tiêu nào ñể nghiên cứu tác ñộng của Hiệp
ñịnh thương mại tự do ñến nhập khẩu?
- Hiệp ñịnh thương mại tự do AFTA có tác ñộng như thế nào ñến nhập
khẩu Việt Nam?
- Việt Nam cần phải làm gì để khai thác lợi thế và hạn chế những tác


4

ñộng tiêu cực của Hiệp ñịnh thương mại tự do mang lại?
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu: Tác ñộng của AFTA ñến nhập khẩu Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: vì giới hạn về nguồn dữ liệu nên ñề tài tập trung
giải quyết một số nội dung nhất ñịnh.
+ Nội dung nghiên cứu: ðề tài giới hạn nghiên cứu tác ñộng của Hiệp
ñịnh thương mại tự do đến tổng qui mơ nhập khẩu, chi tiết đến một số nhóm

ngành sản phẩm có giá trị và tỷ trọng lớn trong tổng quy mô nhập khẩu Việt
Nam và các nước ASEAN. ðề tài không nghiên cứu chi tiết đến cấp ngành
sản phẩm.
+ Khơng gian nghiên cứu: ñề tài giới hạn nghiên cứu ở cấp ñộ quốc gia
Việt Nam và các nước khối ASEAN, khơng đi chi tiết nghiên cứu cấp ñộ
vùng và ñịa phương của từng quốc gia.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tác ñộng trong giai ñoạn 2000 ñến
2016
5. Phương pháp nghiên cứu
ðể ñạt ñược mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, ñề
tài kết hợp 2 phương pháp tiếp cận nghiên cứu định tính và định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng nhằm hệ thống
hóa cở sở lý thuyết, liệt kê, đối chiếu so sánh về mặt nội dung, phương pháp
phân tích, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước nhằm hình
thành nên cơ sở lý thuyết và khung phân tích của đề tài. ðặc biệt phương
pháp nghiên cứu định tính ñược tác giả sử dụng ñể tìm ra khoảng trống trong
nghiên cứu thực nghiệm tác ñộng của Hiệp ñịnh thương mại tự do ñến nhập
khẩu Việt Nam và các nước khu vực ASEAN.
- Phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng ñược tác giả sử dụng thông qua
các chỉ tiêu thống kê mơ tả theo chuỗi thời gian nhằm đánh giá tác ñộng của


5

Hiệp ñịnh thương mại tự do ñến nhập khẩu Việt Nam và ASEAN như thế nào
so với trước khi thực Hiệp định thương mại tự do về quy mơ, cơ cấu theo thị
trường từng quốc gia, theo nhóm hàng hóa. Ngồi ra đề tài sử dụng mơ hình
lực hấp dẫn (Gravity model).
- Nguồn dữ liệu: Trong phạm vi ñề tài của luận văn này, tác giả chủ yếu
sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo tổng hợp từ các cơ quan

chức năng, các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học; các cơng trình
nghiên cứu. Trọng tâm là dữ liệu xuất nhập khẩu Việt Nam -ASEAN ñược
thu thập từ báo cáo của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (World
Bank - WB); Quỹ tiền tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF) để
phân tích tác động của Hiệp định tự do ñến nhập khẩu Việt Nam - ASEAN.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
ðề tài đã có một đóng góp nhất ñịnh về mặt lý thuyết cũng như thực
nghiệm trong nghiên cứu tác ñộng của Hiệp ñịnh thương mại tư do đến kinh
tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng.
- Về mặt lý luận, ñề tài ñã hệ thống hóa q trình phát triển lý thuyết
của Hiệp định thương mại tự do và biện giải cơ chế tác ñộng Hiệp ñịnh
thương mại tư do ñến nhập khẩu. ðề tài ñã hỗ trợ cho người nghiên cứu sau
về thương mại tư do có cái nhìn tổng qt và hệ thống q trình phát triển lý
thuyết của vấn đề nghiên cứu.
- Về mặt thực nghiệm, đề tài đã trình bày một cách hệ thống về mặt
ñịnh lượng thực tiễn sự tác ñộng của Hiệp ñịnh tự do ñến tổng quy mô nhập
khẩu, cũng như một số nhóm ngành sản phẩm chủ yếu giữa Việt Nam và
ASEAN. Từ đó nhận diện được cơ hội và thách thức của Việt Nam với các
nước ASEAN trong việc thực thi các Hiệp ñịnh thương mại tự do. Trên cơ sở
kết quả phân tích định lượng, ñề tài cũng ñề xuất một số hàm ý chính sách mà
các bên có liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp,


6

doanh nghiệp… Việt Nam có thể tham khảo để đưa ra các quyết ñịnh về quản
lý, ñiều hành, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng những lợi thế
do Hiệp ñịnh thương mại tự do mang lại khi tham gia kinh doanh trên thị
trường các nước ASEAN.
- Về mặt đào tạo, đề tài là một tài liệu có giá trị tham khảo trong việc

ñào tạo bậc ñại học sau ñại học ñối với khối ngành Kinh tế, Ngoại thương ở
trường ñại học hiện nay về Hiệp ñịnh thương mại, tác ñộng của Hiệp ñịnh
thương mại tự do ñến kinh tế nói chung và nhập khẩu nói riêng.
7. Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
- Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam:
Cơ sở lý luận và thực tiễn ðông Á, Hà Nội đã đưa ra những lợi ích và tác
động của các FTA mang lại và những cảnh báo về tác ñộng kinh tế tiêu cực từ
các FTA song phương, giúp người đọc có cái nhìn rộng hơn và tìm ra ñược
giải pháp khi thực thi các FTA.
- ðỗ ðức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2012), Giáo trình “Kinh tế
học quốc tế”, ðại học Kinh tế Quốc dân.
Trong chương 1 tác giả đã chỉ ra tính tất yếu khách quan của việc hình
thành những vấn đề có tính chất tồn cầu ñể Việt Nam tận dụng ñược nhiều
nguồn lực nhằm phát triển kinh tế đối ngoại và khai thác có hiệu quả các
nguồn lực đó cần có các điều kiện và giải pháp nhất ñịnh. ðến chương 2, tác
giả ñã ñưa ra một số khái niệm, lý thuyết thương mại quốc tế của chủ nghĩa
trọng thương (Mercantilism) về mậu dich quốc tế, lý thuyết về lợi thế tuyệt
ñối của Adam.Smith (1723-1790), lý thuyết về lợi thế so sách của David
Ricardo (1772-1823), lý thuyết của Haber về lợi thế tương ñối, lý thuyết của
Heckscher-Ohlin về lợi thế tương ñối, Lý thuyết về ñầu tư, lý thuyết về chu
kỳ sống quốc tế của sản phẩm… và các cơng cụ chủ yếu của chính sách
thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, trợ cấp xuất khẩu,


7

ñặc biệt tác giả ñã nêu ñược thuế quan nhập khẩu và những tác động của
nó,… đã giúp cho luận văn hiểu sâu về bản chất của vấn ñề cần nghiên cứu.
- Từ Thúy Anh (2013), Giáo trình “Kinh tế học quốc tế”, ðại học
Ngoại Thương, NXB Thống kê.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, hoạt động nhập khẩu có ý nghĩa quan
trọng trong mỗi quốc gia. Thông qua giáo trình, tác giả đã cung cấp những lý
luận cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế giúp người ñọc nắm được các lý luận
của Mơ hình RICARDO về năng suất lao động, Mơ hình HECKSCHEROHLIN về trang bị nguồn lực,… là nền tảng để phân tích, đánh giá lợi thế so
sánh của Việt Nam và ASEAN.
- Tổng cục thống kê (2018), Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
với các nước thành viên ASEAN giai ñoạn 2005-2015, ñã cung cấp phân tích
đầy đủ số liệu, tình hình xuất nhập khẩu của hàng hóa của Việt Nam với các
nước thành viên ASEAN giúp cho người làm luận văn nắm bắt kịp thời và
ñánh giá ñược những tác ñộng của hàng hóa nhập khẩu của các nước ASEAN
và Việt Nam.
8. Tổng quan về ñề tài nghiên cứu
Trong thời ñiểm hội nhập kinh tế quốc tế thì việc tham gia vào Hiệp
định thương mại tự do giữa các nước trong khối ASEAN là hết sức quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Vì vây, đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tồn cầu hóa và tác động của Hiệp định
thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam. Mỗi cơng trình
nghiên cứu ñều mang những vấn ñề, thời ñiểm khác nhau nên khi thực hiện ñề
tài, tác giả ñã tham khảo các cơng trình nghiên cứu, tài liệu, giáo trình, tạp chí
liên quan đến đề tài cụ thể như sau:


8

8.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Anuar Ariffior (2007), tác giả đã làm rõ các FTA đã phân tích nhiều
vấn ñề về Khu vực thương mại tự do ASEAN. Tác giả đã chỉ ra những thay
đổi tích cực trong mối quan hệ thương mại giữa các thành viên của AFTA so
với thời kỳ trước khi AFTA được hình thành và những lợi ích kinh tế mà
những thay đổi này mang lại từ đó, khẳng định những ưu điểm và lợi ích của

việc thiết lập các khu vực thương mại tự do.
Urata và Okabe (2007), Gulhot (2010) cũng sử dụng mô hình trọng lực
nghiên cứu tác động của FTA trong khu vực ðơng Á. Khi đánh giá tác động
tác giả đã sử dụng các biến vào mơ hình bao gồm GDP, khoảng cách địa lý,
thu nhập bình qn đầu người và một số biến giả nhằm ñánh giá mức ñộ tạo
lập và chuyển hướng thương mại của các FTA trong khu vực ðơng Á cũng
như đánh giá tác động của những yếu tố riêng rẽ đến dịng thương mại của các
nền kinh tế.
Basri & Hill, (2008) đã phân tích tác động của tự do hóa thương mại
đến các quốc gia đang phát triển ở Khu vực ðông Á. Kết quả cho thấy cắt
giảm hàng rào thuế quan theo các hiệp ñịnh FTA ñã buộc các quốc gia thành
viên ñiều chỉnh cơ cấu kinh tế, phân bố lại nguồn lực sản xuất từ các ngành
cạnh tranh nhập khẩu sang các ngành có lợi thế so sánh ñể xuất khẩu.
Misa OKABE và Shujiro URATA (2014) đã khẳng định AFTA thực sự
tác động tích cực đến q trình thúc đẩy thương mại trong khối ASEAN và
q trình cắt giảm thuế quan theo CEPT, đánh giá những ảnh hưởng của việc
cắt giảm thuế quan, ñồng thời ñưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường
hiệu quả của AFTA.
8.2. Nghiên cứu trong nước
Trong bài viết của Từ Thúy Anh và ðào Nguyên Thắng (2008) ñã chỉ


9

ra mức ñộ tập trung thương mại gia tăng giữa các nước thành viên khác nhau
do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. ðồng thời nghiên cứu này cũng gặp
hạn chế như bài viết chỉ phân tích ở mức tập trung thương mại tổng hợp mà
khơng đi rõ chi tiết số liệu của từng nhóm hàng, từng ngành.
ðối với MUTRAP III (2010) thì đánh giá các tác động sau khi hình
thành FTA thơng qua việc sử dụng mơ hình trọng lực; Các mơ hình trọng lực

áp dụng phân tích cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với các nước đối
tác, có sử dụng biến giả về FTA đối với AFTA. Kết quả ước lượng của bài
viết cho thấy các biến như quy mô của nền kinh tế, khoảng cách địa lý, biến
động của tỷ giá hối đối và mức ñộ dễ dàng khi thực hiện các hoạt ñộng kinh
doanh đều có ý nghĩa trong nghiên cứu. Biến giả FTA có dấu dương ở trong
cả mơ hình xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy, việc thành lập AFTA dẫn ñến
tăng trưởng thương mại không chỉ trong khối ASEAN mà cịn có cả thương
mại của ASEAN với các nước ở ngoài khối.
Trong bài viết của Nguyễn Anh Thu (2012) sử dụng mơ hình trọng lực
đánh giá tác động của hội nhập kinh tế Việt Nam theo AFTA và hiệp ñịnh ñối
tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản sử dụng các biến như GDP, khoảng cách
giữa các quốc gia, thu nhập bình qn đầu người, tỷ giá hối đối thực và các
biến giả VJEPA, AFTA, AKFTA của các quốc gia. Kết quả mơ hình cho thấy
hội nhập thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ trong ACE đã có tác
động tích cực tới cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.
Vũ Thanh Hương (2014), trong đó các tác giả phân tích các yếu tố
quyết định đến thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước Liên minh
Châu Âu (EU). Bài viết này sẽ bổ sung “lỗ hổng” đó trên cơ sở áp dụng mơ
hình trọng lực để phân tích tác động của AEC đến thương mại dịch vụ của
Việt Nam. Kết quả mơ hình chỉ ra rằng tác ñộng tới xuất khẩu sang ASEAN


10

có xu hướng mạnh hơn tác động tới nhập khẩu từ ASEAN.
Cũng như các nhà nghiên cứu khác Bùi Hồng Cường (2016), đã phân
tích, đánh giá tác động của q trình tự do hóa thương mại trong
ASEAN/AEC tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kết quả cho thấy tác
động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc tham gia AEC.
Từ đó, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thương mại quốc tế của Việt

Nam .
Nhìn chung các cơng trình với nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu khác
nhau, ñịa ñiểm và thời gian cũng như phương pháp nghiên cứu cũng khác
nhau ñược sử dụng ñể phân tích, ñánh giá thực trạng, tác ñộng và tìm ra nhân
tố ảnh hưởng của AFTA đến hàng nhập khẩu của Việt Nam.
Về tác động của tự do hóa thương mại trong ASEAN – Việt Nam đã có
khá nhiều cơng trình trong và ngồi nước nghiên cứu. Tuy nhiên nghiên cứu
về tác ñộng của Hiệp ñịnh thương mại tự do ASEAN tới nhập khẩu cụ thể, thì
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc và đến nay Hiệp
định thương mại tự do lộ trình chưa kết thúc nên tác ñộng ở mỗi thời kỳ sẽ có
các tác giả đánh giá khác nhau, chính vì vậy cần nghiên cứu tác ñộng của
AFTA ñến nhập khẩu của Việt Nam trong giai ñoạn (2000 -2016) nhằm xây
dựng giải pháp tốt để Việt Nam có thể đứng vững và phát triển kinh tế trong
khối ASEAN. ðây chính là “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu. Do đó,
tác giả kế thừa các cơng trình nghiên cứu nêu trên và sử dụng mơ hình trọng
lực để nghiên cứu tác động của hiệp ñịnh thương mại tự do ASEAN ñến nhập
khẩu của Việt Nam.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở ñầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệp ñịnh thương mại tự do và tác ñộng


11

hiệp ñịnh thương mại tự do ñến nhập khẩu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu tác ñộng của AFTA ñến nhập khẩu
của Việt Nam
Chương 3: Tác ñộng của AFTA ñến nhập khẩu của Việt Nam
Chương 4: Một số hàm ý chính sách



12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ðỘNG
HIỆP ðỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ðẾN NHẬP KHẨU
1.1. KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm tự do hóa thương mại
Tự do hóa thương mại là chế độ thương mại trong đó khơng có sự phân
biệt đối xử nào ñối với việc bán hàng trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu.
Nói cách khác, nhà nước khơng có sự can thiệp bằng bất kỳ hình thức nào vào
các hoạt động thương mại ở trong và ngồi nước.
Với sự phát triển của xu thế tồn cầu hóa kinh tế, ñược nhiều nhà
nghiên cứu thừa nhận và sử dụng rộng rãi ở những lĩnh vực khác nhau. Theo
quan ñiểm (Goode, 1997), “Tự do hóa thương mại là thuật ngữ dùng ñể chỉ
hoạt ñộng loại bỏ các cản trở hiện hành ñối với thương mại hàng hóa dịch vụ.
Thuật ngữ này có thể bao trùm cả hành động loại bỏ những hạn chế về ñầu tư
nếu thị trường mục tiêu cần ñầu tư ñể thực hiện tiếp cận thị trường”. Các nhà
kinh tế học ở Anh thì cho rằng “Tự do hóa thương mại có nghĩa là tự do trong
hoạt động lưu thơng của thương mại giữa nước có liên quan và bạn hàng
thương mại của nó (hiện tại và tiềm năng). Vì vậy nó hàm ý đến việc làm
giảm đi sự can thiệp của chính phủ trong những hoạt động lưu thông này” và
nhấn mạnh “Chúng ta gọi sự tự do hóa này là những thay đổi làm cho hệ
thống thương mại của một quốc gia trở nên trung lập hơn” (Michaely and
Chosky, 1991). Như vậy, tự do hóa thương mại là q trình giảm thiểu và xóa
bỏ những hàng rào cản trở sự phát triển của thương mại, tạo điều kiện cho sự
tự do lưu chuyển dịng hàng hóa thương mại ở các nước ñược tham gia ký kết,
nhằm đạt được sự đối xử cơng bằng giữa hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong
nước với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, giữa các nhà sản xuất



13

trong nước với những nhà sản xuất nước ngoài, và sau cùng là ñạt ñược chế
ñộ thương mại tự do.
ða số các nghiên cứu về tự do hóa thương mại cho rằng hoạt động
thương mại với nước ngồi khơng hạn chế số lượng nước, khơng hạn ngạch,
khơng có thuế quan, khơng có các ràng buộc thương mại khác, tạo thuận lợi
cho tự do lưu thơng hàng hóa giữa các nước
Hoạt ñộng thương mại là một phạm trù có nội hàm rất rộng và có nhiều
quan điểm về thương mại cũng có khác nhau. Nội dung của hoạt động thương
mại ngày càng ñược mở rộng và phong phú hơn với sự phát triển của nền kinh
tế thế giới, thương mại quốc tế và xu thế tồn cầu hóa kinh tế.
1.1.2. Lý thuyết về tự do hóa thương mại
a. Chủ nghĩa trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương được hình thành ở Châu âu vào thế kỷ XV và
phát triển thế kỷ XVIII. Các học giả tiêu biểu người Pháp là JeanBodin(15291596), Jean – Baptiste Colbert (1619-1683), jean-Francois Melon (167517380, người Anh là Thomas Mun (1571-1641)… các học giả này đề cao vai
trị của tiền tệ (vàng), mà tiền ở đây chính là vàng bạc - đá q, cịn tiền giấy
chưa được sử dụng nhiều, điều đó có nghĩa là “Nước nào có nhiều tiền thì
nước đó càng giàu” . Bên cạnh đó các học giả trọng thương cũng ñặc biệt coi
trọng thương mại, từ đó Chính phủ có sự can thiệp sâu của vào các hoạt ñộng
kinh tế, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương: Tạo ra hàng rào thuế quan, ñẩy
mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu, theo họ khi tham gia vào thương mại quốc
tế, các nước muốn có nhiều tiền thì phải thực hiện xuất siêu. Và họ tin tưởng
rằng thương mại là một trị chơi có tổng bằng 0, vì tổng số của cải (vàng) trên
thế giới là khơng đổi. Cho nên việc bn bán với nước ngồi khơng xuất phát
từ lợi ích chung của cả hai phía mà chỉ có thu vén cho lợi ích quốc gia của
mình. Vì thế, người ta gọi các học giả trọng thương là những nhà kinh tế dân



14

tộc chủ nghĩa.
Mặc dù các học giả trọng thương còn có nhiều hạn chế về quan điểm,
tư tưởng kinh tế, nhưng những cống hiến của họ về sự khẳng ñịnh vai trò của
thương mại quốc tế, về vai trò can thiệp của Nhà nước vào kinh tế thông qua
luật pháp, chính sách kinh tế…
b. Lý thuyết “Lợi thế tuyệt đối” của Adam Smith
Adam Smith (1723 - 1790) là nhà kinh tế học cổ điển người Anh. Theo
A.Smith “sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số hàng hóa và dịch vụ
có sẵn hơn là phụ thuộc vào vàng”. Ơng cho rằng để đạt hiểu quả hơn trong
q trình sản xuất kinh doanh hàng hóa thì mỗi quốc gia khác nhau nên lựa
chọn sản xuất hàng hóa mà mình có nhiều lợi thế hơn. Vì thế, mọi người đều
có lợi khi tập trung làm công việc sở trường của mình mà chú trọng vào việc
sản xuất và phấn đấu xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế tuyệt đối, nhập
khẩu những hàng hóa kém lợi thế tuyệt đối.
Theo ơng, một nước có sản xuất một loại hàng hóa với chi phí thấp
nhất thì hàng hóa đó được xem là hàng hóa có lợi thế tuyệt đối. Vì vậy, khi
các quốc gia tham gia vào hoạt đơng thương mại quốc tế đều thu được lợi ích
về xuất khẩu hay nhập khẩu.
c. Lý thuyết “ Lợi thế so sánh” của David Ricacdo
David Ricacdo (1772 - 1823) là nhà duy vật, nhà kinh tế học người
Anh. Ơng đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh của hoạt ñộng ngoại thương.
Theo ông, lợi ích thương mại vẫn diễn ra ở những nước có lợi thế tuyệt đối về
tất cả các sản phẩm vì các nước này cần phải hy sinh sản lượng kém hiệu quả
để sản xuất những sản phẩm có hiệu quả hơn. Nói cách khác, mỗi quốc gia
trên thế giới khơng chỉ bn bán ở những hàng hóa có lợi thế tuyệt đối mà
cịn dựa trên những hàng hóa có lợi thế tương đối. D.Ricacdo đã khẳng định
trong tác phẩm “Những nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế” rằng bất cứ



×