Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 26 trang )

……………………………..
KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN
  

BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ SINH HỌC ỨNG DỤNG TRONG THỦY SẢN

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: ……………………
: HÊ MINH TÂN
: ……………….

……………, tháng ……….. năm …….
1


PHẦN A: NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO THI HẾT MÔN
CÔNG NGHỆ SING HỌC ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chuẩn đốn bệnh trên tơm cá

Chọn giống tơm, cá

Sử dụng tảo trong NTTS

Công nghệ sinh học ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

Biofloc



Cơng nghệ tuần hồn nước

Probiotic

Hình 1: Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Cơng nghệ sinh học thủy sản có vai trị quan trọng và nhiều đóng góp cho ngành
thủy sản Việt Nam phát triển trong những năm qua. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ
sinh học trong phát triển nuôi trồng thủy sản được ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn xác định theo hướng nghiên cứu và ứng dụng tập trung vào các đối tượng chủ lực.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào nuôi trồng thủy
sản ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Nhờ ứng dụng các công nghệ này đã
tác động một cách tích cực lên ngành thủy sản, tạo ra những giá trị về năng suất, chất
lượng sản phẩm
Theo đó, các hướng nghiên cứu, ứng dụng chính gồm:
- Vấn đề di truyền chọn giống, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, thích ứng với biến
đổi khí hậu, trong đó ưu tiên chọn các giống mới, bản địa;
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống có năng suất và sản lượng cao, an toàn
sinh học. Đồng thời, nghiên cứu các phương pháp phịng trị bệnh cho tơm cá, trong đó
chú trọng nghiên cứu vácxin cho cá tra và chất kích thích miễn dịch cho tơm, thực hiện
việc phịng trị bệnh cho thủy sản bằng thảo dược;
- Nghiên cứu về vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo phát triển
bền vững. Sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, giúp cho người nơng dân có lợi nhuận
cao, hạn chế sản xuất thô;
- Nghiên cứu đa dạng sinh học, bảo tồn gen và các loài thủy sản quý hiểm, đặc biệt
loại thủy sản bản địa.
2


LĨNH VỰC I

CHUẨN ĐỐN BỆNH TRÊN TƠM, CÁ
Hiện nay, phương pháp sử dụng để kiểm tra mầm bệnh trong nuôi tôm chủ yếu là
PCR. Đây là phương pháp cho kết quả đáng tin cậy với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Vậy PCR là gì? PCR là chữ viết tắt của cụm từ Polymerase Chain Reaction, là
Phản ứng chuỗi trùng hợp hay là "phản ứng khuếch đại gen".
- PCR là một kỹ thuật phổ biến trong sinh học phân tử nhằm khuyếch đại (tạo ra
nhiều bản sao).
- PCR được sử dụng trong các nghiên cứu sinh học và y học phục vụ nhiều mục
đích khác nhau như phát hiện các bệnh di truyền, nhận dạng, chẩn đoán những bệnh
nhiễm trùng, tách dòng gene, và xác định huyết thống,…
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại PCR chủ yếu là PCR điện di, PCR Reattime, PCR hiện trường,… Mỗi loại hình thức PCRphát hiện bệnh lại yêu cầu các chu
trình nhiệt khác nhau, thuốc thử khác nhau và quy trình phát hiện cũng khác nhau. Sau
đây cùng tìm hiểu một số loại PCR thông dụng hiện nay:
1.
PCR
điện
di

Khuyếch đại
Mẫu
bệnh tôm

Tách chiết DNA

acid Nucleic
bằng kỹ thuật
PCR

Điện di


sản

phẩm khuyếch
đại

Đọc và trả lời
kết quả

Hình 2: Quy trình chạy PCR điện di
1.1 Chuẩn bị mẫu
- Ðối với mẫu tôm hậu ấu trùng (postlarvae): lấy nguyên con.
- Ðối với mẫu tôm bố mẹ: lấy ở phiến mang tôm hoặc cuống mắt hoặc chân bơi.
- Ðối với mẫu tôm thương phẩm: lấy ở phiến mang tôm
1.2 Yêu cầu đối với mẫu để phân tích

3


Mẫu phải được lấy khi tơm cịn sống và được bảo quản ngay trong cồn 95 %. Thể
tích cồn sử dụng để bảo quản phải không nhỏ hơn 3 lần so với thể tích mẫu cần phân tích.
Sau khi cố định, mẫu được lưu giữ ở nhiệt độ khoảng 25 - 30 oC trong 1 tuần lễ. Khi cần
bảo quản mẫu lâu hơn nữa phải thay cồn mới.
1.3 Phương pháp tiến hành
- Xử lý mẫu: Mẫu được nghiền trong bộ nghiền mẫu vô trùng với 900 ml dung
dịch tách chiết ADN .Dung dịch sau khi nghiền được dồn vào ống eppendorf 1,5 ml để
làm biến tính bằng cách đun sơi cách thủy trong khoảng 5 -10 phút rồi làm lạnh nhanh
bằng cách cho vào nước đá.
- Tiến hành ly tâm dịch nghiền trong 5 phút bằng máy ly tâm với tốc độ 13.000
vịng/phút. Sau đó, thu phần dịch nổi để thực hiện phản ứng PCR. Nếu mẫu chưa được
phân tích ngay phải bảo quản mẫu ở nhiệt độ -20oC trong vòng 1 tuần lễ.

1.4 Phản ứng khuếch đại PCR
- Bước khuếch đại lần 1:
+ Ðối với mẫu thử: hút 46 ml PCR Master Mix cho vào ống eppendorf 0,2 ml rồi
thêm vào 1 ml mỗi mồi và 2 ml dịch chiết ADN từ mẫu cần phân tích thu được
+ Mẫu đối chứng dương: thay dịch chiết ADN từ mẫu cần phân tích bằng dịch
chiết ADN từ mẫu bệnh đốm trắng đã biết.
+ Mẫu đối chứng âm: thay dịch chiết ADN từ mẫu cần phân tích bằng nước cất vơ
trùng.
- Bước khuếch đại lần 2:
Hút 46 ml PCR Master Mix cho vào ống eppendorf 0,2 ml rồi thêm vào 1 ml mỗi
mồi và 2 ml sản phẩm khuếch đại lần 1.
* Các thao tác ở 2 bước phải thực hiện trong tủ thao tác vô trùng
- Phản ứng khuếch đại PCR cả 2 bước được thực hiện trên máy luân nhiệt và cài
đặt với cùng một chế độ phản ứng.
- Chế độ phản ứng khuếch đại: ở nhiệt độ 94oC trong 4 phút (1 chu kỳ); ở nhiệt độ
94oC trong 1 phút; ở nhiệt độ 55oC trong 1 phút; ở nhiệt độ 72oC trong 2 phút (39 chu
kỳ); ở nhiệt độ 72oC trong 2 phút (1 chu kỳ); ở nhiệt độ 4oC cho đến khi phân tích.
- Sản phẩm khuếch đại bước 2 được điện di ngay trên thạch agarose 1% có chứa
ethidium bromide
1.5 Tiến hành điện di
- Chuẩn bị gel agarose 1%
Gel agarose được pha trong dung dịch đệm TBE 1 X. Sau khi đun chảy hoàn toàn
thạch, để nguội tới nhiệt độ khoảng 60 oC rồi thêm vào 5 ml dung dịch ethidium bromide
và 100 ml agarose. Gel agarose được để vào khn có sẵn các lược để tạo giếng. Gel điện
di phải có độ dày khoảng 3 - 4 mm. Gel sau khi đã chuẩn bị phải được ngâm chìm trong
dung dịch đệm TBE 1 X.
- Khay điện di: Khay điện di chứa dung dịch đệm TBE 1 X

4



- Ðiện di: Trộn 10 ml sản phẩm khuếch đại với 2 ml dung dịch nạp mẫu rồi cho
vào các giếng thạch. Ðiện di trong thời gian 30 phút ở điện thế 100 V và cường độ 50
mA.
1.6 Ðọc kết quả
- Kết quả được đọc trên bàn đọc với tia UV (bước sóng 302 nm)..
- Căn cứ vào thang ADN chuẩn, mẫu được xác định là dương tính hay âm tính dựa
trên sản phẩm khuếch đại đặc hiệu của bước khuếch đại lần 1 và 2
Các bạn có thể tham khảo Quy trình chuẩn đốn bệnh vi rút đốm trắng (WSSV)
trên các lồi thuộc họ tơm he bằng kỹ thuật PCR-tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BTS
ngày 01/4/2004 của Bộ Thủy sản.
1.7 Ưu điểm và hạn chế của PCR điện di
Ưu điểm
Hạn chế
- Chi phí đầu tư thấp (hóa chất, thiết bị,…) - Nguy cơ ngoại nhiễm rất cao
- Dễ dàng phân tích kết quả
- Độ nhạy thấp
- Chi phí đầu tư thấp (hóa chất, thiết bị,…) - Độ đặc hiệu thấp
- Dễ dàng phân tích kết quả
- Khơng cho phép định lượng chính xác
- Mất thời gian
- Độc hại
- Nhiều biến động
- Khơng tự động hóa được
Bảng 1: Ưu điểm và hạn chế của PCR điện di
.
2 PCR realtime:

Mẫu bệnh tôm


Đồng nhất mẫu

Chiếc tách DNA

trong dung ddịch
PBS ( tạo huyễn
dịch 10%)

5

Realtime PCR

Đọc

kết quả


Hình 3: Quy trình chạy PCR Real-time
2.1 Chuẩn bị mẫu
- Loại mẫu được sử dụng với quy trình này có thể là mẫu tươi hoặc mẫu cố định
trong cồn 90%, bao gồm: mang, chân bơi, đuôi, giáp đầu ngực, máu, cơ bọng hoặc ấu
trùng, hậu ấu trùng của các loài giáp xác như tôm sú, tôm thẻ chân trắng
- Dùng kẹp và kéo vô trùng để thực hiện các thao tác: tách, cắt lấy mẫu. Mẫu
được chia thành hai thành phần: 1 phần cho thực hiện xét nghiệm và 1 phần lưu trữ.
2.2 Đồng nhất mẫu:
Mẫu được nghiền nhuyễn với tỷ lệ 1 thể tích mẫu trong 9 thể tích dung dịch muối
điệm PBS (Phosphate Buffered Saline), để tạo thành huyễn dịch 10% (sử dụng cân phân
tích cân trọng lượng mẫu được nghiền để điều chỉnh lượng dung dịch PBS nhằm đảm bảo
tạo được huyễn dịch 10%). Thu hồi huyễn dịch 10% vào ống nấp vặn vô trùng, rồi
chuyển vào tủ âm sâu (-80oC) trong thời gian tối thiểu 1 giờ trước khi tiến hành chiếc

tách DNA.
2.3 Chiết tách DNA
Quy trình chiết tách DNA được thực hiện theo hướng dẫn của kít chiết tách
2.4 Thực hiện phản ứng Real-time PCR
Đặt ống PCR hoặc đĩa PCR 96 giếng chứa thành phần phản ứng Real-time PCR
(Master Mix) và mẫu DNA vào máy Real-time PCR. Vận hành máy và cài đặt chương
trình nhiệt độ theo hướng dẫn (Tùy theo kít sử dụng mà thành phần Master Mix có thể
khác nhau, việc thực hiện chuẩn bị Master Mix, cài đặt nhiệt độ và thời gian nên tuân
thủ theo hướng dẫn của từng kít được sử dụng).
2.5 Đọc kết quả
- Kết quả của phản ứng Real-time được xác định dựa vào chu kỳ ngưỡng (Cycle
threshold: Ct).
- Kiểm tra hệ thống mẫu đối chứng dương và đối chứng âm. Nếu hệ thống mẫu đối
chứng dương và đối chứng âm là đúng thì điều chỉnh baseline theo 5% tín hiệu huỳnh
quang và đọc kết quả xét nghiệm theo baseline này.
- Mẫu đối chứng âm phải cho kết quả âm tính

6


- Mẫu đối chứng dương phải cho kết quả dương tính và có giá trị Ct trùng khớp
với giá trị Ct của mẫu đã được chuẩn độ trước đó.
* Nếu một trong 04 hệ thống mẫu đối chứng là không đúng thì phải thực hiện lại
xét nghiệm.
Các bạn có thể tham khảo Quy trình xét nghiệm phát hiện vi rút gây hội chứng
đốm trắng (WSSV) ở tôm bằng kỹ thuật Real-time PCR-tại Quyết định số 177/QĐ-TY-TS
ngày 23/2/2018 của Cục Thú y.
2.6 Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
Hạn chế

- Độ nhạy cao
- Khả năng mutiplex hạn chế (4-6 gane)
- Độ đặc hiệu cao
- Địi hỏi trang thiết bị, hóa chất đắt tiền
- Nguy cơ ngoại nhiễm thấp
- Nhanh-tiện lợi
- Cho phép tự động hóa
Bảng 2: Ưu điểm và hạn chế của PCR Real-time

3. PCR hiện trường

Hình 4: máy PCR Pockit
Ưu điểm: Gọn nhẹ, dễ sử dụng, đơn giản, có thể thực hiện xét nghiệm tại ao nuôi.

7


Hình 5: Quy trình chạy PCR hiện trường
B1- cho 500µl dd1 vào ống eppendorf
B2- cho mẫu vào dd1 và nghiền
B3- tiếp tục cho 500µl dd2 vào ống eppendorf -đặt lên máy ly tâm 1p
B4- chuyển 500µ dd nổi chứa DNA vào ống thu nhận(có cột lọc silica) –ly tâm 1p
B5- loại bỏ dd phía dưới ống thu nhận rồi tiếp tục cho 500µl dd2 vào-ly tâm 3p
B6- loai bỏ ống thu nhận, gắn cột thu nhận (cột lọc silica) vào ống eppendor mới
B7-cho 200µl dd3 vào trong ống eppendor-ly tâm 1p-loại bỏ cột thu nhận-thu
được acid Nucleic
B8- cho 50µl dd điệm (Premix Buffer) vào ống Premix
B9- Dùng que lấy mẫu lấy dd DNA dã ly trích cho vào ống Premix
B10- chuyển 50µl dd từ ống Premix qua ống R-tube-ly tâm 10s
B11- Đặt ốg R-tube vào máy POCKIT, chọn bước sóng 520nm+550nm-chạy trong

vòng 1h –đọc kết quả

LĨNH VỰC II
SỬ DỤNG TẢO TRONG NI TRỒNG THỦY SẢN
Trong ngành ni trồng thủy sản nói chung và ni tơm nói riêng, tảo là một mắt
xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và giữ vai trị như hệ thống lọc sinh học vơ
cùng quan trọng giúp ổn định các thông số môi trường. Ngồi ra tảo cịn là nguồn dinh
dưỡng chất lượng trong sản xuất nhân tạo giống thủy hải sản, là thực phẩm chức năng tốt
nhất cho con người. Để chủ động được nguồn tảo cũng như lưu giữ lại các nguồn Gen tốt
chúng ta cần lưu giữ, nhân giống chúng.
1. Lưu giữ và nhân giống tảo Spirulina
8


- Mục đích : Lưu trữ để bảo quản tảo Spirulina bằng đĩa pettri trong thời gian dài,
để làm tảo gốc.
- Hình thức lưu trữ: Lưu trữ Trong ống nghiệm với môi trường lỏng hoặc trong
đĩa Pettri với môi trường thạch Agar.

Hình 6: Các dạng lưu trữ tảo Spirulina
2. Nguyên vật liệu, dụng cụ:
2.1 Nguyên liệu:
- Tảo Spirulina thuần.
- Môi trường Agas.

Hình 7: Tảo Spirulina thuần
2.2 Dụng cụ:
- Kính hiển vi, lam+ lamel
- Đĩa pettri, cồn điện tử.
- Pipet paster, mico pipet, đầu col.

- Nồi ou, bếp gas, bình nắp xanh.

9


- Đèn cồn, bình xịt cồn.

Hình 78: Các dụng cụ để tiến hành lưu trữ tảo Spirulina
2.3 Tiến hành lưu trữ tảo:

Hình 9: Tiến hành lưu trữ tảo Spirulina
- Cân 3,2 Agar vào 200ml dd nuôi tảo Spirulina
- Đun sôi cho đốn khi Agar tan hoàn toàn trong dung dịch rồi để ấm
- Đổ hỗn hợp trên vào đĩa pettri (1/3 đĩa), để nguội
- Đục lỗ đĩa thạch bằng pipet paster (đường kính 5mm) ở 5 vị trí khác nhau
- Kiểm tra tảo gốc (mật dộ đậm đặc dạng sệt)
- Hút 50µl tảo gốc cấy vào 5 vị trí trên đĩa thạch (dùng micropipet)
- Đem lưu trữ ở nhiệt độ 25oC
* Lưu ý các hao tác thực hiện trên ngọn lửa đèn cồn.
LĨNH VỰC III
CƠNG NGHỆ TUẦN HỒN NƯỚC
(Recirculation Aquaculture System)

10


Nuôi trồng thủy sản theo hệ thống nuôi thủy sản tuần hồn bao gồm một dây
chuyền các q trình bổ sung, cho phép lượng nước thải được tái sử dụng cho bể nuôi
hoặc một bể nuôi khác. Trong hệ thống ni thủy sản tuần hồn, người ta phân biệt:
- Hệ thống tuần hồn nước một phần là hệ thống có từ 10 - 70% lượng nước tuần

hoàn trong một chu kỳ (mỗi ngày).
- Hệ thống tuần hoàn nước hoàn toàn là hệ thống thay nước ít hơn 10% thể tích
nước mỗi ngày.
Nhìn chung một hệ thống ni thủy sản tuần hồn chiếm diện tích nhỏ, sử dụng ít
nước hơn những hệ thống thủy sản truyền thống và có thể tạo điều kiện mơi trường tốt
cho các lồi cá phát triển.
1. Nguyên lý chung
- Nước trong bể cá được làm sạch liên tục và tái sử dụng (hơn 90%)
- Loại bỏ vật chất lơ lửng theo nguyên lý cơ học
- Cung cấp oxy
- Loại bỏ vật chất hữu cơ hòa tan nhờ vi khuẩn dị dưỡng
- Loại bỏ ammonia nhờ vi khuẩn tự dưỡng
- Loại bỏ nitrate và phốt-phát nhờ thực vật hoặc vi khuẩn phản nitrate

Hình 10: Hệ thống tuần hoàn nước
2. Ứng dụng của RAS
- Ương giống với đối tượng thủy sản: cá, giáp xác và đối tượng khác
- Nuôi thương phẩm với đối tượng thủy sản: cá, giáp xác và đối tượng khác
Hệ thống nuôi cá trê phi (Năng suất 500 kg/m3 /vụ)
- Hệ thống nuôi cá bơn
- Hệ thống nuôi cá rô phi (140 kg/m3 /vụ)
- Nuôi bố mẹ và thuần hóa với đối tượng thủy sản: cá, giáp xác và đối tượng khác
- Lọc tuần hoàn trong ương ấu trùng tôm sú (VN)
- Hệ thống tuần hoàn sản xuất giống cá trê
11


- Hệ thống tuần hồn ni cá chình
3. Hiệu quả của RAS (Recirculation Aquaculture System)
- Loại bỏ nhanh chóng chất thải rắn, giảm lượng chất thải rắn bị hòa tan vào nước

=> Giảm hóa chất, giảm nhu cầu oxy, giảm điện tiêu thụ
- Loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong Lọc sinh học  Vi khuẩn được loại
bỏ hồn tồn khỏi mơi trường ni  Diệt khuẩn trước khi đưa trở lại môi
trường nuôi  Rất an toàn về mặt dịch bệnh
- Nồng độ các chất hữu cơ hoàn toàn đảm bảo và điều khiển được (NH3, Nitrit,
Phốt pho, mật độ tảo, mật độ vi khuẩn)
- Nồng độ oxy hòa tan, nhiệt độ, nồng độ các chất khống, độ kiềm, độ mặn.. có
thể được kiểm sốt
Những bệnh nguồn gốc vi khuẩn được triệt tiêu vì nước liên tục được diệt khuẩn
Không cần dùng kháng sinh: Bệnh virus (đốm trắng) có thể được giải quyết nhờ
hệ thống cấp nhiệt (nhiệt độ > 30 độ thì virus đốm trắng ngừng phát triển) và khi nước
sạch, khơng có vi khuẩn thì khả năng nhiễm virus cũng thấp hơn
Tái sử dụng nước, khơng cần q nhiều nước từ bên ngồi .Khơng xả thải ra môi
trường  giảm ô nhiễm
4. Khởi động hệ thống
- Kích thích VK nitrate hóa (Nitrosomonas và Nitrobacter), thời gian 15-21 ngày
- Nguồn vi khuẩn:
+ Cấy vi khuẩn từ chế phẩm vi sinh (10-15 ngày)
+ Để vi khuẩn tự nhiên phát triển (21-28 ngày)
- Bón 10-15 mg NH4CL/L và 5-7 mg NaNO2/L
- Thả vật nuôi khi khả năng khử amoni (TAN) của lọc sinh học bằng tổng lượng
TAN sinh ra từ thức ăn hàng ngày
5. Quản lý hệ thống
- Các thông số chất lượng nước cần theo dõi thường xuyên là O2, nhiệt độ, pH,
NH3, NO2-, NO3-, CO2 và độ kiềm:
+ Oxy thấp : Tăng sục khí, thay nước, tăng vận tốc nước qua lọc, chia nhỏ lượng
thức ăn
+ Nhiệt độ thấp: Giảm lượng thức ăn
+ Chất rắn lơ lững (SS) cao: Thay nước 20-30% ngày, chia nhỏ lượng thức ăn,
tăng cường lượng nước qua bể lắng, xả cặn đáy nhiều lần

12


+ pH thấp: Sử dụng vôi CaCO3, NaHCO3; pH cao: thay nước
+ TAN cao: Thay nước 20-30%, tăng xả cặn đáy và giảm chất lơ lững
+ CO2 cao: Tăng sục khí, tăng lượng nước qua lọc nhỏ giọt, hoặc phun nước
+ Kiềm thấp: Sử dụng vôi CaCO2, NaHCO3
+ NO2 cao: Sử dụng NaCl (gấp 20 lần NO2)
6. Ưu điểm và hạn chế của mơ hình
Ưu điểm
Hạn chế
+ Chiếm khơng gian ít

+ Chi phí xây dựng cơ bản cao

+ Năng suất cao

+ Địi hỏi kỹ thuật cao

+ Ít tiêu thụ nước so với ni thơng thường
+ An tồn sinh học
+ Chất lượng sản phẩm cao
+ Không ô nhiễm môi trường
Bảng 3: Ưu điểm và hạn chế của mơ hình tuần hồn nước

13


LĨNH VỰC IV
BIOFLOC

Biofloc (BFT) là tập hợp vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước có chứa tảo, động vật
nguyên sinh, vi sinh vật...; trong đó, chiếm ưu thế hơn là các vi sinh vật dị dưỡng; chúng
được gắn kết với nhau bằng chất keo sinh học gọi polyhydroxy alkanoat (PHA) tạo thành
khối bơng, xốp, màu vàng nâu. Biofloc có hàm lượng chất lượng dinh dưỡng cao, trở
thành thức ăn cho cho nhiều loại động vật thủy sinh (tôm, cá...).
BFT là một công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Khi
bổ sung nguồn cacbon theo một tỷ lệ phù hợp cùng với lượng nitơ sẵn có trong mơi
trường ao ni sẽ giúp cho vi sinh vật dị dưỡng phát triển, chuyển hóa các hợp chất chứa
nitơ thành protein trong sinh khối làm thức ăn tự nhiên cho cá, tôm.
1. Sử dụng vi sinh, công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Công ty
TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh).

14


1.1 Quy trình ni
Nguồn cấp
nước
Lấy nước qua túi lọc 2
lớp

Ao lắng thơ (2.000m2)
Xử lý 0,5 kg Ta-Pondpro + 5 lít
Ta-Pondpro nước 1 lần/tuần,
thả cá 2-4 con/m2
Sau 15 ngày lấy nước qua túi lọc 2
lớp

Ao lắng tinh (2.000m2)
Xử lý 0,5 kg Ta-Pondpro + 5

lít Ta-Pondpro nước 1
lần/tuần, thả cá 2-4 con/m2

Tái sử dụng nguồn nước

Sau 15 ngày lấy nước qua túi lọc 2 lớp

Ao ni
- Ta-Khống tạt N79
20kg/ngày/lần, tạt lúc 22h;
- Ta-Pondpro 0,5 kg/ngày/lần,
tạt lúc 8h
- Sử dụng mật đường tỉ lệ 1:1
với TĂ
- Cho ăn bộ dinh dưỡng 510g/1kg TĂ
- Cho ăn tỏi vào cử sáng trộn
với Ta-Binder
- Sử dụng cốc đong imhoff để
kiểm tra Boifloc

Sau 20 -25 ngày chuyển tôm sang ao nuôi
bằng ống sang tôm

Ao ương
- Gây Biofloc ban đầu: 3kg TĂ số 0 + 0,5kg
Ta-Pondpro + 6kg mật đường vào lúc 08h
sáng; 5kg Ta- khoáng tạt N79 vào lúc 22h;
- Xử lý ng2y /lần, Biofloc lên 3-5 và kiểm
tra các yếu tố mơi trường tiến hành thả
giống


Hình 11: Quy trình ni tơm thẻ sử dụng vi sinh hai giai đoạn
ứng dụng cơng nghệ Biofloc
1.2 Phịng và trị bệnh:
1.2.1 Phịng bệnh: Phịng bệnh cho tơm ni là tiêu chí được đặt lên hàng đầu,
ln tạo cơ hội cho tơm phát triển tốt, có sức đề kháng ngay từ đầu chu kỳ ni. Ngồi
việc trộn bộ dinh dưỡng cho ăn hàng ngày (như đã nói ở trên), để phịng bệnh cho tơm
ni, cần bổ sung vào q trình ni như sau:
- Riêng bữa sáng cho ăn tỏi (5 gam/ kg thức ăn) trộn với Ta-Binder.
- Sử dụng Ta-Pondpro 0,5kg/2000m2/ngày/lần, sử dụng lúc 8 giờ sáng.
- Ta-Khoáng Tạt N79 20kg/2000m2/ngày/lần, sử dụng lúc 12 giờ đêm.
1.2.2 Trị bệnh:
Khi phát hiện gan tơm bị yếu (vàng, sưng, teo hoặc có dấu hiệu mờ,..), đường ruột
yếu (phân lỏng, đứt đoạn, phân trắng,..). Cần xử lý theo cách sau cho đến khi hết bệnh:
+ Gan tôm yếu: trộn cho ăn TA-Beta Glucan, liều lượng 30 - 40 gam/1kg thức ăn.
+ Đường ruột yếu: Trộn cho ăn T-Food, liều lượng 30 - 40g/1kg thức ăn.

15


+ Ngâm hỗn hợp 0,5kg TA-Pondpro + 1kg Ta-Beta Glucan + 1kg T-Food với 6 lít
nước, trộn cho tơm ăn hết hỗn hợp từ 0 - 72 giờ vào các cử trưa, chiều, tối. Bữa sáng trộn
tỏi cho ăn, liều lượng 10 gam/ 1 kg thức ăn.
* Lưu ý: Tất cả các sản phẩm khi phối trộn đều phải dùng chất kết dính TA-Binder
bao bọc (20 ml/ 1 kg thức ăn) để hạn chế thuốc bị thất thốt ra mơi trường nước...
1.3 Xử lý môi trường nước:
Ngâm hỗn hợp: 0,5 kg TA-Pondpro + 1 kg TA-Beta Glucan + 1kg T-Food. Ngâm
từ 2 - 4 giờ sử dụng cho 1.000 - 1.500 m2, hòa tan đều và tạt lúc 8 giờ sáng, sử dụng liên
tục 3 - 5 ngày.
1.3 Ưu điểm và hạn chế

Ưu điểm

Hạn chế

+ An toàn sinh học,

+ Chi phí xây dựng cơ bản cao

+ Khơng ơ nhiễm mơi trường,

+ Đòi hỏi kỹ thuật cao

+ Chất lượng sản phẩm cao
+ Giá bán cao hơn so với thị trường
+ Hệ số chuyển đổi thức ăn thấp
+ Mật độ tôm nuôi cao
+ Tăng số vụ nuôi lên từ 4-5 vụ/năm
+ Sản lượng thu hoạch vuợt trội
Bảng 4: Ưu điểm và hạn chế của mơ hình
cơng nghệ Biofloc trong ni tơm thẻ chân trắng

2. Công nghệ Biofloc trong sản xuất giống tôm càng xanh

16


Hình 12: Ương tơm càng xanh ứng dụng cơng nghệ Biofloc
2.1 Hoạt động của Biofloc
Công nghệ Biofloc dựa trên vi khuẩn dị dưỡng, là loại vi khuẩn phát triển nhờ ăn
các chất chứa nitơ và các chất hữu cơ có sẵn trong nước. Vi khuẩn dị dưỡng nhân rất

nhanh và phát triển không giới hạn. Quần thể vi khuẩn là thức ăn bổ xung cho tơm.
2.2 Lợi ích của Biofloc
- Khơng sử dụng thuốc, hóa chất
- Tỷ lệ sống cao
- Hạn chế thay nước.
- Hạn chế sự hình thành chất độc amơniac và nitrit.
- Giảm chi phí xử lý nước, giảm chi phí thức ăn, hạ giá thành sản phẩm.
- Tơm ít bệnh hơn do vi khuẩn dị dưỡng phát triển mạnh, tranh giành thức ăn với
vi khuẩn gây bệnh, do đó hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Cho phép ương tôm với mật độ lớn.
- Ít thải nước ra môi trường nên tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường hơn
phương pháp truyền thống.
- Giảm thiểu nguy cơ gây bệnh từ ngoài vào do ít thay nước.
2.3 Tạo hệ Biofloc
- Trước khi thả giống: Thêm cacbon hữu cơ ( gỉ đường, cám gạo, bột gạo, bột
khoai mì...). Nếu Tạo flock bằng bột gạo thì ủ trong 24-48h, nước 60 oC (ủ trong keo đậy
nấp lại, không cần sục oxy). Tỷ lệ 1 phần bột 3 phần nước
- Thời gian để hệ Biofloc hình thành có thể là vài ba tuần, tùy thuộc vào lượng
cacbon hữu cơ.
- Đầu tiên tảo phát triển, kế đến giai đoạn chuyển tiếp với sự hình thành bọt, sau
đó nước chuyển sang màu nâu do có các Biofloc màu nâu.
- Thêm cacbon nếu TAN > 2 mg/l.
- Thời gian để hệ Biofloc hình thành có thể là vài ba tuần, tùy thuộc vào lượng
cacbon hữu cơ.
2.4 Quản lý hệ Biofloc
17


- Lấy 1 lít nước vào ống chóp Imhoff. Để lắng 15 - 20 phút, lượng cặn không vượt
15ml/lit mước là được

- Tổng chất rắn lơ lửng TSS không được quá 200 - 400 mg/l.
- Oxy phải được sụt 24/24h

Hình 13: Cốc đong imhoff kiểm tra lượng Biofloc
2.5 Xử lý
Amôniac tăng cao: Nhanh chóng thêm carbohydrate, giảm protein trong thức ăn.
Nitrit cao có thể do ơxy hịa tan thấpNhanh chóng cải thiện hệ thống sục khí, hút
chất thải, thêm carbohydrate.
Thể tích Floc quá lớn: Thay một phần nước.
2.6 Bổ sung lượng cacbon hằng ngày tính theo lượng thức ăn nhân tạo
- N= WTA x % PrTA x 0.08
- C= 10 x N
CH= C: 50%
Trong đó:
+ N: lượng Nitơ có trong thức ăn
+ C: Cacbon cần bổ sung
+ CH: Lượng Carbohydrate cần bổ sung
+ WTA: Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày
+ PrTA: Prôtêin trong thức ăn
+ 0.08: % Niơ trong thức ăn x % Nitơ thải ra (50%)
+ 10: tỷ lệ C:N cần cung cấp(10:1)
+ 50%: Tỷ lệ cacbon trong Carbohydrate cần bổ sung
2.7. Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
Hạn chế:
- Đảm bảo lượng đạm phù hợp để cân bằng
- Khơng sử dụng thuốc, hóa chất
C:N ở mức 15:1
- Theo dõi lượng Floc thường xuyên để
- Tỷ lệ sống cao

đảm bảo trong khoảng an toàn
- Hạn chế thay nước.
- An toàn sinh học
Bảng 5: Ưu điểm và hạn chế của mơ hình
cơng nghệ Biofloc trong ương tơm càng xanh
18


LĨNH VỰC V
CHỌN GIỐNG TÔM, CÁ
Để cải thiện con giống có thế hệ sau tốt hơn thế hệ trước theo những chỉ tiêu mong
muốn (lớn nhanh, kháng bệnh, màu đẹp,…), có nhiều cách để chọn giống như: Lai xa,
giao phối cùng loài, chuyển Gen, di truyền số lượng, di truyền phân tử,…Một trong
những cách được sử dụng rộng rãi đó là chọn lọc và có các hình thức chọn lọc sau:
- Chọn lọc cá thể: Cá thể trong quần đàn lớn hơn, trội hơn cá thể khác.
- Chọn lọc theo nhóm: Khơng xảy ra cận huyết
- Chọn lọc gia đình: Chọn các gia đình tốt trong nhiều gia đình
- Chọn lọc kết hợp: Chọn gia đình tốt, chọn những cá thể tốt nhất trong các gia
đình đó đem giao phối chọn đời con tốt làm giống.
1. Chọn giống cá
1.1 Tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ
- Chọn cá bố mẹ khoẻ mạnh, khơng dị hình, khơng sây sát, cá đực và cá cái có
kích thước tương đương nhau để hạn chế cá đực tấn công cá cái trong quá trình ghép gia
đình.
- Cá đực và cá cái được ni riêng ở các giai thưa có kích thước 20m2, với thức ăn
có hàm lượng đạm 18-20%, mức ăn 2% trọng lượng cơ thể/ngày. Mật độ thả 3-5 con/m2.
1.2 Ghép cho sinh sản
- Chọn cá bố mẹ đã thành thục, có nguồn gốc từ các gia đình khác nhau để ghép
thành các gia đình mới.
- Cá đực và cá cái có kích thước tương đương được đưa vào các giai có diện tích

3m2 để cá đẻ tự nhiên theo tỉ lệ ghép đực:cái là 1:2.
1.3 Thu và ương cá bột
- Khi quan sát thấy cá bột xuất hiện trên mặt nước thì tiến hành thu và chuyển sang
giai 1m2 để ương cá bột. Mật độ thả 250 con/gia đình/giai.
- Cho cá ăn cám bột có hàm lượng đạm 25-30%. Khẩu phần ăn bằng 7-10% trọng
lượng cơ thể/ngày.
1.4 Ương cá giống
Khi cá bột đạt 1-2g sẽ chuyển sang ương trong giai 3m2. Mật độ thả 150 con/gia
đình/giai.
- Cho cá ăn bằng thức ăn bột có hàm lượng đạm 25-30%. Khẩu phần ăn bằng 57% trọng lương cơ thể/ngày.
1.5 Đánh dấu các gia đình
- Khi cá giống đạt kích thước 10-15g/con, tiến hành đánh dấu các gia đình để ni
chung trong ao.
- Chọn ngẫu nhiên 40 con/gia đình để đánh dấu, thả ni chung trong ao cho đến
khi thu hoạch.
- Chọn ngẫu nhiên 20 con/gia đình, đánh dấu điện tử, giữ trong các giai mau để
làm thí nghiệm chịu lạnh.
1.6 Chăm sóc cá nuôi trong ao
- Hàng ngày cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 18-20%, khẩu phần ăn 3-5%
trọng lượng cơ thể/ngày.
19


- Thay nước và cân trọng lượng hàng tháng để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
1.7 Thu hoạch cá thí nghiệm
- Hạ từ từ mức nước ao, dùng lưới thu cá chuyển sang các giai thưa.
- Đọc toàn bộ dấu điện tử và cân trọng lượng của từng con tương ứng.
- Chọn lọc những cá thể và gia đình có giá trị di truyền tốt làm cá bố mẹ cho q
trình chọn giống năm sau.
Thu hoạch, phân tích số liệu


Chọn lọc

Ni chung

Ghép đơi

Đánh dấu

Ấp, ương gia đình riêng lẻ

Hình 14: Quy trình chọn giống cá
2. Chọn giống tơm càng xanh
Quy trình chọn giống tơm càng xanh về cơ bản giống với quy trình chọn giống cá
và có các đặc điểm sau: Đánh dấu gia đình trước sau đó đánh dấu cá thế (đánh dấu bằng
tổ hợp màu huỳnh quang Ghép phối (1 đực 5-10 cái) Đem ấp nở nuôi riêng rẽ Đánh
dấu cá thể Nuôi chung Thu hoạch phân tích Chọn lọc tiếp.

20


Chọn lọc

Đánh dấu gia đình

Thu hoạch, phân tích

Ni chung

Đánh dấu cá thể


Đánh dấu cá thể

Ghép phối

Ấp, ương riêng lẻ

Hình 15: Quy trình chọn giống tơm càng xanh

LĨNH VỰC VI
PROBIOTIC
Probiotics là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩ là tiền sinh học. Khơng
có thuật ngữ tương tự trong tiếng Việt. Dựa vào bản chất của Probiotics có thể tạm dịch là
“vi sinh vật hữu ích”.

21


Hiện nay trong thủy sản, vi sinh vật hữu ích này có trong các chế phẩm vi sinh
(CPVS), được tạo ra bằng con đường sinh học, rất đa dạng với nhiều tên thương mại khác
nhau. Chúng gồm hai loại: loại xử lý môi trường và loại trộn vào thức ăn.
1. Đặc tính của vi sinh vật
- Tiết ra chất ức chế
- Cạnh tranh dinh dưỡng và năng lượng
- Cạnh tranh chổ cư trú
- Tăng cường phản ứng miễn dịch
- Tác động tương hổ với thực vật thuỷ sinh
- Cung cấp chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng
- Đóng góp enzym tiêu hoá
2. Thành phần của chế phẩm vi sinh

Thành phần của CPVS rất đa dạng, có thể chứa chỉ một lồi hay rất nhiều lồi vi
khuẩn, có thể bổ sung thêm các men phân giải hữu cơ, các vitamin hay các chất chiết
xuất sinh học… CPVS thường được tạo nên từ 3 thành phần:
- Các chủng vi khuẩn có lợi, có thể tham gia sử dụng và phân hủy các hợp chất
hữu cơ như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp,
Cellulomonas sp, Lactobacillus sp, L.acidophillus, L.casei, L.rhamnosus, L.bulgaricus,
Streptococcus sp., Sacharomyces sp…
- Các loại enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật
như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
- Các chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu hệ vi khuẩn có
lợi.
3. Cơng dụng của CPVS

Hình 16: Tác dụng của chế phẩm vi sinh
22


CPVS được sử dụng để phân hủy các hợp chất hữu cơ như thức ăn thừa, phân tôm,
xác chết của tảo và sinh vật trong ao…, làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn, hạn
chế ô nhiễm nước.
Các vi khuẩn có trong CPVS sẽ chuyển hóa các khí độc trong nước thành dạng
khơng độc. Ngồi ra, sự phát triển mạnh của các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh, chiếm chỗ
và át chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. CPVS cịn có thể ổn định sự phát triển
của tảo từ các sản phẩm như CO 2 và các loại muối dinh dưỡng thông qua hoạt động phân
hủy của các vi khuẩn, đồng thời kìm hãm tảo đáy phát triển.
CPVS trộn vào thức ăn, khi vào cơ thể tơm, thúc đẩy q trình tiêu hóa thức ăn,
giúp tôm hấp thụ tối đa thức ăn, đồng thời phát triển mạnh hạn chế sự phát triển của vi
khuẩn có hại trong đường ruột.
4. Cách sử dụng hiệu quả
Để sử dụng hiệu quả CPVS trong nuôi tôm, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Do vòng đời của vi khuẩn trong chế phẩm vi sinh ngắn (7 - 10 ngày) nên muốn duy trì
được hệ vi khuẩn có lợi trong ao ni để kìm hãm vi khuẩn gây bệnh chuyển hóa khí độc
và phân hủy mùn bã hữu cơ thì phải bón CPVS định kỳ cho ao ni (7 - 12 ngày/lần).
Cần ổn định các yếu tố môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong
CPVS sinh trưởng, sinh sản và phát triển. Tùy theo thành phần CPVS mà hoạt động sống,
sinh sản của chúng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, ánh
sáng, hóa chất, kháng sinh). Nhiệt độ càng cao (trong khoảng thích hợp) thì tốc độ phân
hủy của vi sinh càng nhanh. Nhiệt độ thích hợp của hầu hết các vi sinh vật từ 26 - 30 0C,
khi nhiệt độ hạ (< 180C) tỷ lệ sinh trưởng sẽ giảm 50%. Nitrosomonas và Nitrobacter là
hai vi khuẩn mẫn cảm ánh sáng, đặc biệt ánh sáng màu xanh dương và tím. Độ pH thích
hợp cho Nitrosomonas từ 7,8 - 8 và Nitrobacter7,3 - 7,5. Nitrobacter sẽ tăng trưởng chậm
hơn ở pH cao tại các ao ni có độ mặn cao.
Cần chọn loại CPVS có tính năng phù hợp mục đích sử dụng, như CPVS chứa vi
khuẩn Bacillus, Pseudomonas tham gia chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và nước,
nhóm Nitrosomonas và Nitrobacter chuyển các chất độc hại như NH3, NO2 thành chất
không độc NO3-. Vi khuẩn Nitrosomonas thường sống ở bùn đáy ao và chỉ tồn tại được
một thời gian ngắn trong nước nhờ chất dự trữ trong tế bào, khi chất này hết chúng sẽ
chết.
Đa số các nhóm vi khuẩn trong CPVS khi bón vào nước đều chịu ảnh hưởng bởi
Oxy hòa tan, do vậy cần cung cấp đủ và duy trì hàm lượng ơxy trong nước (> 4mg/l) giúp
chúng sinh trưởng và phát triển tốt.
23


5. Các yêu cầu khi sử dụng vi sinh
- Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hố chất có tính diệt khuẩn
như BKC, thuốc tím, Chlorine, Iodine, kháng sinh.
- Không được sử dụng vi sinh khi đang điều trị bằng thuốc kháng sinh, bởi các hóa
chất và kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn làm giảm hiệu quả của CPVS.
- Cần thay nước, bón vơi nâng pH lên 7,5 – 8,5, bón Dolomite nâng cao độ kiềm…

để tăng hiệu quả của vi sinh.

PHẦN B. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Trà Vinh là một trong những tỉnh nuôi tôm công nghiệp nhiều nhất trong cả nước.
Nghề nuôi tôm sú ở các huyện ven biển Trà Vinh đã được hình thành từ những
năm chín mươi của thế kỷ trước, nhưng chỉ ni phổ biến ở hình thức quảng canh là
chính. Khi hệ thống thủy lợi Thâu Râu- Chà Và trong Dự án Nam Măng Thít hồn chỉnh,
ngành thủy sản Trà Vinh đã tìm ra một mơ hình mới là nuôi tôm sú công nghiệp trên ao
nổi ngành nuôi tôm ở Trà Vinh mới thật sự bùng phát, phát triển mạnh nhất là huyện Cầu
Ngang. Năm 2011, sản lượng tôm sú toàn tỉnh đạt cao nhất trên 25.000 tấn.
Tuy nhiên, hiện nay ngành nuôi tôm Trà Vinh đang đứng trước thách thức rất lớn
tập trung vào những vấn đề sau đây:
Dịch bệnh tôm chết hàng loạt.
Nguyên nhân tôm chết chủ yếu do hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng,
nhiễm khuẩn,…. Đặc biệt hội chứng hoại tử gan tụy cịn gọi là Hội chứng tơm chết sớmEarly Mortality Syndrome (EMS) .Bệnh xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả giống
và gây ra triệu chứng như lờ đờ, vỏ mềm sậm lại và đầu ngực bị đốm vằn. tỷ lệ chết cao
có thể lên tới 100%. Tơm chết tập trung ở những vùng có độ mặn cao, đã ni thâm canh
nhiều năm, mơi trường ao ni có dấu hiệu suy thối và ơ nhiễm.
Chất lượng con giống thấp.
Giống tốt là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả nuôi tôm.. Tuy nhiên
hiện nay tôm giống được đưa vào nuôi ở tỉnh Trà Vinh chủ yếu nhập từ các tỉnh khác
chiếm trên 70%, việc kiểm soát chất lượng lỏng lẻo. Ngồi ra, hệ thống các phịng xét
nghiệm bệnh tơm chưa được chuẩn hóa, kết quả xét nghiệm vì nhu cầu của các trại giống
nên kết quả chưa hoàn toàn chính xác. Kết quả thị trường tơm giống trở nên hổn loạn,
một lượng lớn tôm giống chất lượng kém, không sạch bệnh và đồng huyết được nhập vào
tỉnh, chính nguồn tôm giống chất lượng kém này là nguyên nhân dẫn đến bất ổn cho nghề
nuôi tôm, tôm chậm lớn, dịch bệnh tràn lan.
Giá thức ăn tôm luôn tăng

24


Giá thức ăn nuôi tôm ở Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực. Giá
thức ăn, thuốc thủy sản,.. gần như khơng có dấu hiệu sụt giảm.
Thuốc thú y và bảo vệ thực vật kém chất lượng
Hiện nay việc kiểm sốt thuốc thú y thủy sản, hóa chất, thảo dược…trong ni
thủy sản là rất khó khăn, chất lượng không đảm bảo đã gây tổn thất không nhỏ cho ngành
nuôi tôm,
Giá tôm nguyên liệu liên tục sụt giãm, khó tiêu thụ.
Tơm ngun liệu gom từ nguồn manh mún sẽ có chất lượng khơng đồng nhất, rất
khó kiểm sốt dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm và khơng thể truy xuất nguồn gốc.
Nguồn nguyên liệu như vậy rất khó sử dụng để chế biến hàng xuất khẩu cao cấp nên hiệu
quả khơng cao
Kỹ thuật ni tơm cịn thấp.
Nghề nuôi tôm thực chất là một nghề nông nghiệp kỹ thuật cao, hay chính xác hợn
là một hoạt động cơng nghiệp, địi hỏi trình độ quản lý kỹ thuật, tài chính cao hơn so các
ngành nơng nghiệp khác.Trong khi đó hoạt động nuôi tôm của tỉnh ta rất manh mún, làm
ăn nhỏ lẻ với hàng chục ngàn hộ gia đình, mỗi hộ vài ao ni. Do vậy khó có điều kiện
áp dụng kỹ thuật cao để có kết quả ổn định và bền vững.
Biện pháp khắc phục
Để phát triển bền vững nghề ni tơm cần phải có các giải pháp thiết thực để khắc
phục khó khăn, tồn tại hiện nay, đó là: Xử lý chất thải, nước thải, suy thối môi trường,
vấn đề dịch bệnh.
- Đối với dịch bệnh: Trước khi thả giống, phải lấy mẫu xét nghiệm PCR, đến nơi
có trang thiết bị PCR hiện đại như PCR Real-time (Độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao, nguy
cơ ngoại nhiễm thấp, nhanh-tiện lợi), để có được kết quả chính xác nhất.
- Đối với con giống: Hướng tới sản xuất giống an tồn sinh học. Khuyết khích
phát triển nhân rộng quy trình kỹ thuật ương, sản xuất giống ứng dụng cơng nghệ
BioFloc là vì Biofloc có nhiều ưu điểm:

+ Tỷ lệ ấu trùng sống cao, tôm mau lớn,
+ Giảm thiểu tối đa việc thay nước, gần như không thay nước; giảm thiểu ô nhiễm
môi trường,
+ Cho phép ương tôm với mật độ lớn và đặc biệt là tôm giống đảm bảo an tồn
sinh học vì khơng sử dụng thuốc và hóa chất.
- Đối với vấn đề nuôi tôm thương phẩm: Đưa mơ hình ni sử dụng ứng dụng
cơng nghệ Biofloc vào ni tơm thương phẩm vì có những thuận lợi lâu dài, bền vững
Những lợi thế của công nghệ Biofloc bao gồm an toàn sinh học rất cao. Cho đến
nay, virus hội chứng đốm trắng không phải là một yếu tố trong hệ thống (có thể loại trừ).
Sản xuất và năng lực thực hiện thường cao hơn 5 đến 10% so với hệ thống nuôi truyền
thống với sự trao đổi nước gần như bằng 0 (không). Tôm phát triển lớn hơn và thức ăn
chăn nuôi chuyển đổi khẩu phần từ 1,0 đến 1,3. Chi phí sản xuất có thể được giảm 1520%.
25


×