Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Biện pháp để áp dụng kỉ luật trong quản lí lớp học ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.39 KB, 3 trang )

Biện pháp để áp dụng kỉ luật trong quản lí lớp học ở Tiểu học
3.1. Các biện pháp kỉ luật tích cực chung trong quản lí lớp học.
1. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong xây dựng nội quy lớp học: Học sinh dễ dàng hiểu nội quy, cảm
thấy mình có trách nhiệm và thực hiện kỷ luật một cách tự giác, không cần nhắc nhở.
2. Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán: Việc xây dựng nội quy lớp học để học sinh có nghĩa vụ cư xử
đúng mực và đảm bảo môi trường học tập an toàn, lành mạnh. Giúp giảm thiểu hành vi xấu, trau dồi thói
quen tốt cho học sinh.
3. Hình thức xử phạt phù hợp và đồng nhất: Giáo viên áp dụng hình thức xử phạt phải cơng bằng và bình
tĩnh. Khơng phạt học sinh vì những quy định chưa được thỏa thuận trước. Các biện pháp xử phạt phải nhằm
mục đích dạy cho học sinh biết rằng cách xử sự của em như vậy là sai, không khiến học sinh cảm thấy tồi tệ.
4. GV quan tâm tới vấn đề của HS, động viên khi trẻ có hành vi tích cực: Cần nhạy cảm và quan tâm đến điều
kiện, hoàn cảnh của từng học sinh. Sau khi được GV khen ngợi hoặc đánh giá cao, sự tự tin của HS không
ngừng được củng cố và kết quả học tập của các em ngày càng được cải thiện.
5. GV cần phải là tấm gương đạo đức mẫu mực cho HS: Trẻ em học và làm theo những gì các em thấy từ cuộc
sống và từ những người xung quanh. Nếu giáo viên tỏ ra giận dữ, không khoan dung, học sinh chắc cũng sẽ
biểu lộ sự tức giận và không khoan dung. Nếu giáo viên cư xử một cách nhẹ nhàng, có lịng khoan dung, sự
nhẫn nại, thì học sinh sẽ học theo cách cư xử đó.
6. Xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ: Học sinh và giáo viên trong q trình giáo dục có mối quan hệ
thân thiện, cảm thơng, gắn bó. Là mơi trường lý tưởng để trẻ học tập và phát triển nhân cách
3.2. Một số biện pháp kỉ luật tích cực trong quản lí lớp học ở Tiểu học
1: Xây dựng nội quy lớp học:
Giúp học sinh:
- Làm chủ môi trường học tập.
- Điều này cho phép HS nêu lên suy nghĩ những gì bản thân mong đợi ở lớp.
- HS tham gia vào việc xây dựng nội quy lớp học giúp HS hiểu lí do của việc xây dựng các quy tắc này.
- Phát huy tinh thần tập thể và tinh thần trách nhiệm.
Giúp giáo viên:
- Nâng cao mơi trường học tập tích cực góp phần xây dựng tập thể lớp đồn kết, tự giác chấp hành kỷ luật
nhằm hạn chế mức thấp nhất các vi phạm của học sinh
- Có cơ sở khi học sinh vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Cách thực hiện:


Bước 1: GV tổ chức cho HS thảo luận “Tại sao nội quy lớp học lại quan trọng?”:
+ GV có thể bắt đầu bằng cách hỏi HS một số câu hỏi như: Tại sao người lớn lại có nhiều quy tắc nào là chấp
hành luật lệ giao thông, đi làm đúng giờ, xếp hàng khi thanh tốn…
+ Sau đó GV hãy cho HS biết rằng tập thể lớp và nhà trường là một xã hội. Việc tuân thủ các quy tắc giúp xã
hội an toàn, có tổ chức, mọi người có trách nhiệm, văn minh hơn…
Bước 2: Tiến hành xây dựng nội quy lớp học:
+ HS thảo luận nhóm 7-8. Cùng nhau liệt kê các quy tắc mà HS cho là quan trọng. Và mô tả cách thực hiện
trong lớp để tạo ra khơng khí học tập tốt cho lớp học.


+ Sau khi liệt kê các quy tắc, GV và HS có thể tóm tắt quy tắc ứng xử này tùy theo việc chúng có thể áp dụng
được hay khơng. Và cuối cùng tạo thành một nội quy chính thức và để ở nơi dễ thấy trong lớp học.
Bước 3: Thực hiện lời hứa
- Tổ chức hướng dẫn học sinh cách thực hiện và thông báo nội quy đến cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh
hỗ trợ con em mình trong việc chấp hành nội quy.
- Hàng tuần, vào giờ tổng kết tuần của lớp hoặc giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên tổ chức cho lớp thảo luận
việc thực hiện nội quy.
2. Giáo viên lắng nghe, cảm thơng, thắt chặt tình cảm với học sinh:
Giúp học sinh:
- Khi học sinh cảm nhận được sự thấu hiểu, cảm thơng từ giáo viên về vấn đề của mình gặp phải. Các em sẽ
tin tưởng và sẵn sàng lắng nghe những lời dạy, ý kiến của giáo viên. Đồng thời các em cũng nỗ lực tìm giải
pháp cho vấn đề và cố gắng sửa sai.
Giúp giáo viên:
- Tăng sự hợp tác ở HS.
- Xây dựng được lòng tin yêu của học sinh và sự ủng hộ của cha mẹ học sinh.
Cách thực hiện:
- Khi học sinh thể hiện một cảm xúc hay một hành vi khơng đúng.
- Giáo viên có thể đặt những câu hỏi gợi mở và lắng nghe để tìm hiểu ngun nhân từ phía học sinh.
- Giáo viên thấu hiểu, đồng thời phân tích cho học sinh hiểu lỗi sai. Hay giáo viên có thể đưa ra phản hồi như
là: “Cô rất hiểu em. Không sao đâu. Hãy điều chỉnh lại phương pháp học tập nhé”

- Sau đó cùng học sinh đưa ra các biện pháp cụ thể để sửa sai.
3. Thiết lập tư duy đúng đắn cho học sinh, học hỏi và trưởng thành từ những sai lầm:
Giúp học sinh:
- Nhận ra cho dù học sinh phạm bao nhiêu sai lầm, bất kể gây ra rắc rối gì, học sinh ln có thể học hỏi từ sai
lầm của mình và điều đó giúp học sinh ngày càng tốt hơn trong tương lai.
- Tạo dựng lại được sự tự tin.
Giúp giáo viên:
- Chấp nhận sai lầm của học sinh với tình yêu thương và sự kiên nhẫn tránh gây ra sai lầm trong cách hành xử
đối với học sinh.
- Việc học sinh thừa nhận sai lầm của mình giúp giáo viên khơng ngừng điều chỉnh và cải tiến phương pháp
giảng dạy.
Cách thực hiện:
- Khi học khi phạm sai lầm, GV hướng dẫn HS đừng đổ lỗi cho người khác hay tự trách mình mà phải hiểu làm
thế nào để tìm ra cách sửa từ những sai lầm đó. GV thiết lập cho HS 3 bước để sửa sai
+ Thừa nhận lỗi sai
+ Hòa giải/ Xin lỗi về hành vi của mình
+ Giải quyết vấn đề.
4. Kết hợp khen khi phạt học sinh:


Giúp học sinh:
- Việc giáo viên chỉ ra những sai lầm của học sinh cũng cần kịp thời khen một mặt nổi bật nào đó của học sinh
giúp học sinh nhận ra lỗi lầm của mình đồng thời phát hiện ra mình có nhiều ưu điểm.
- Sau khi được giáo viên khen ngợi, sự tự tin của học sinh không ngừng được củng cố và kết quả học tập của
các em ngày càng được cải thiện.
Giúp giáo viên:
- Kích thích động lực bên trong của HS.
- Củng cố hành vi thực hiện tốt của HS.
- Hạn chế những vi phạm của học sinh.
- Tạo điều kiện để giáo viên khuyến khích nâng cao hơn tính tự giác chấp hành kỷ luật của học sinh.

Cách thực hiện:
Trong quá trình trách phạt học sinh, khi học sinh tiến hành sửa lỗi tốt GV phải chú ý khen thưởng kịp thời để
củng cố hành vi tốt.

5. Khi học sinh vi phạm lỗi giáo viên phải xử lí kịp thời và hợp tình hợp lí
Giúp học sinh:
- HS hiểu mình mắc phải lỗi gì, mức độ nghiêm trọng của lỗi và tác hại của nó.
- Hiểu đúng, biết mình làm sai, sẵn sàng chấp nhận hình phạt từ giáo viên.
- Ghi nhớ hành vi sai trái của mình và tránh tái phạm những lỗi tương tự.
Giúp giáo viên:
- Tạo sự uy nghiêm trong lớp học.
- Việc xây dựng nội quy có ý nghĩa.
Cách thực hiện:
- Khi HS vi phạm GV xử lí kịp thời trong buổi học. Khi phạt cần thể hiện bản thân GV không muốn phạt nhưng
phải làm, sau khi phạt phải giúp đỡ HS không gây tổn thương về thể chất và tâm lí cho HS. Giúp học sinh hiểu
việc thực hiện hình phạt để sửa chữa và hồn thiện bản thân.
Lưu ý: Trừng phạt không đúng cách hoặc quá mức khiến học sinh có tâm lý sợ hãi, phản kháng, mất hứng
thú, nản lòng khi bị phạt.



×