Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích sự sự kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong việc thực hiện hoạt động cách ly theo quy định của pháp luật về phòng chống covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.02 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
NỘI DUNG........................................................................................................................ 1
I. HÌnh thức quản lý Nhà nước....................................................................................1
1. Khái niệm.............................................................................................................1
2. Các loại hình thức quản lý hành chính Nhà nước cụ thể.......................................2
3. Xếp loại hình thức quản lý hành chính Nhà nước.................................................5
II. Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước.............................................................7
1. Khái niệm.............................................................................................................7
2. Các loại phương pháp quản lý hành chính Nhà nước............................................7
3. Phân tích sự sự kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng
chế trong việc thực hiện hoạt động cách ly theo quy định của pháp luật về phòng
chống Covid 19..........................................................................................................9
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................12

0


MỞ ĐẦU
Quản lý hành chính nhà nước (Việt Nam) là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân,
do các cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì an ninh trật tự, thỏa mãn các
nhu cầu hợp pháp của công dân. Theo nghĩa rộng, quản lý hành chính nhà nước là việc
thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước và của bất kỳ tổ
chức, cá nhân nào khi được nhà nước trao quyền nhân danh nhà nước.Theo nghĩa hẹp,
quản lý hành chính nhà nước là hình thức hoạt động của nhà nước thuộc lĩnh vực chấp
hành và điều hành được thực thi chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm
đảm bảo chấp hành các quy định của cơ quan quyền lực nhà nước. Vì vậy hoạt động
quản lý Nhà nước phức tạp và khó khăn, để giúp cho các cơ quan có thẩm quyền có thể


dễ dàng quản lý. Để làm rõ vấn đề về hình thức và phương thức quản lý Nhà nước, em
chọn số 01 trong danh mục bài tập học kì.

1


NỘI DUNG
I.
HÌnh thức quản lý Nhà nước
1. Khái niệm
Hình thức quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện bên ngoài cùng loại của hoạt
động quản lý nhà nước trong những hành động cụ thể cùng loại.
Như vậy, hình thức quản lý hành chính nhà nước (với tư cách là cách thức thể
hiện nội dung của quản lý hành chính nhà nước trong hoàn cảnh quản lý cụ thể) là hoạt
động biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lý nhằm thực hiện tác động quản lý.
Nói cách khác, hình thức quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện có tính chất
tổ chức – pháp lý của những hoạt động cụ thể cùng loại của chủ thể quản lý hành chính
nhà nước nhằm hồn thành những nhiệm vụ đặt ra trước nó.
Do tính chất đa dạng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên việc xác
định hình thức quản lý đem lại hiệu quả cáo là nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng.
Việc xác định hình thức quản lý có hiệu quả phụ thuộc vào những điều kiện khách quan,
những chức năng của quản lý, nội dung và tính chất của những nhiệm vụ (vấn đề) cần
giải quyết, những đặc điểm của đối tượng quản lý, yêu cầu cụ thể đặt ra trước chủ thể
quản lý,…. Đồng thời, cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật vì hoạt động
quản lý hành chính nhà nước là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.
2. Các loại hình thức quản lý hành chính Nhà nước cụ thể.
2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong
hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình.

Đây là hình thức pháp lý của hoạt động chấp hành điều hành của cơ quan hành
chính nhà nước. Nó dựa trên chức năng cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước. Luật
thường chỉ quy định những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội, không quy định chi tiết

2


việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể. Vì vậy trong q trình thực hiện cần phải có
những văn bản quản lý quy định chi tiết những vấn đề mà luật chưa quy định hoặc quy
định chưa cụ thể.
Những văn bản này đảm bảo việc chấp hành luật bằng cách bổ sung những quy phạm
pháp luật nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa những quy phạm của luật, làm cơ sở cần thiết để
các đối tượng quản lý có liên quan thực hiện luật một cách đầy đủ và đạt hiệu quả cao.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của mình, các cơ quan hành chính nhà
nước đặt ra các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động chấp hành, điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước được gọi là
hoạt động xây dựng pháp luật, còn được gọi là hoạt động lập quy.
2.2.

Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

Hình thức ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật là việc các chủ thể
quản lý có thẩm quyền căn cứ vào các quy định pháp lụât hiện hành để giải quyết các vụ
việc cụ thể phát sinh trọng họat động quản lý nhà nước.
Đây là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước. Thơng
qua hình thức này các cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hiện hành
của nhà nước để giải quyết những công việc cụ thể. Những hoạt động này trực tiếp làm
phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Ví dụ: việc ra quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác, bãi miễn viên chức

nhà nước là những hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp làm phát
sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật giữa nhà nước và người lao động.
2.3.

Thực hiện các hoạt động khác mang tính chất pháp lý

Thực hiện các hoạt động khác mang tính chất pháp lý là những họat động rất phổ
biến và đa dạng, được pháp luật quy định chặt chẽ nhưng không cần phải ban hành văn

3


bản quy phạm hay văn bản áp dụng pháp luật, như: khám xét người, phương tiện, lập
biên bản vi phạm hành chính, cơng chứng,…
Cấp văn bằng, chứng chỉ, lập biên bản vi phạm, thu tiền phạt, …cũng là những
hình thức quản lý hành chính nhà nước. Chúng có thể trực tiếp làm phát sinh, thay đổi
hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Chúng được thực hiện bởi các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thơng thường các hoạt động này gắn chặt với các
hoạt động ban hành các văn bản quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ: hoạt động lập biên
bản về vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền đã tạo cơ sở cần thiết cho việc ra
quyết định xử phạt đối với người vi phạm; quyết định xử phạt sẽ dẫn đến việc vào sổ,
thu tiền phạt, …
2.4.

Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp

Áp dụng các biện pháp tổ chức – xã hội trực tiếp bao gồm các biện pháp tổ chức
ra bên ngoài như: hội thảo quần chúng, lấy ý kiến người dân, điều tra xã hội học…; Các
biện pháp tổ chức nội bộ cơ quan như: hội thảo, hội nghị, tổng kết rút kinh nghiệm…
Nội dung những hình thức hoạt động này khơng mang tính chất quyền lực nhà

nước, khơng có tính chất bắt buộc cứng rắn như các hình thức ban hành văn bản quản
lý. Những hoạt động mang tính chất tổ chức trực tiếp này rất đa dạng. Chúng thường
xuyên được sử dụng và có vai trị rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước.
Thơng qua các hoạt động đó, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước kiểm tra,
hướng dẫn các đối tượng quản lý trong việc thực hiện pháp luật, cung cấp thơng tin, tư
liệu tun truyền, giải thích pháp luật, tổng kết kinh nghiệm công tác thực hiện pháp
luật.
2.5.

Thực hiện những hoạt động về nghiệp vụ – kỹ thuật

Thực hiện các tác nghiệp vật chất – kỹ thuật là hình thức sử dụng khoa học kỹ
thuật vào cơng tác quản lý như in ấn, soạn thảo, lưu trữ văn bản hành chính,… hoặc các
hoạt động phục vụ thuần túy (bảo vệ, lại xe, tạp vụ,…).

4


Là những hoạt động dung kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước. Những hoạt động này khơng mang
tính chất pháp lý. Chúng ngày càng được chú trọng và góp phần quan trọng vào việc
tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Khoa học ngày càng
phát triển thì hình thức hoạt động này càng được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, ở nước ta,
các cơ quan nhà nước sử dụng máy móc tự động vào một số việc như: điều khiển giao
thông, lưu trữ hồ sơ, soạn thảo văn bản … Những hoạt động đó đóng vai trị quan trọng
trong q trình làm cho bộ máy quản lý ngày càng tinh giản.
3. Xếp loại hình thức quản lý hành chính Nhà nước
Xếp loại:
-


Ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/04/2020 về

gia hạn thời hạn nộp thuế và thuế đất.
Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 447/Qđ-TTg ngày
01/04/2020 về công bố dịch Covid 19.
Chính phủ ban hành nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 về một số
chế độ đặc thù trong phịng, chống dịch COVID 19.
Văn phịng chính phủ ban hành Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày
04/04/2020 về việc thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các
biện pháp phòng chống cấp bách , chống dịch Covid 19
Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng
chống cấp bách, chống dịch Covid 19
Bộ trưởng bộ Y tế ban hành Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 20 tháng
03 năm 2020 về việc ban hành “ Hướng dẫ tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn
trong phòng, chống dịch COVID 19 do người cách ly tự động chi trả”.
Chủ tịch UBND xã VP, huyện KP, tỉnh DL ban hành quyết định số 03/QĐXPVPHC ngày 02/04/2020 về việc xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính khơng lập biên bản.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 của Thánh phố Hà Nội họp về
phịng, chống dịch Covid 19, có sự tham gia của các Lãnh đạo UBND và các thành viên
Ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn tại các điểm đầu cầu ngày 31 tháng 03

5


năm 2020 và ban hành Thông báo số 313/TB-BCĐ ngày 31/3/2020 thông báo kết luận
của Chủ tịch UBND Thành phố HN, Trưởng Ban chỉ đạo về cơng tác phịng, chống dịch
Covid 19, thành phố Hà Nội.
Ban chỉ đạo phòng, cống dịch COVID 19 của thành phố CĐ tỉnh AG trao
phiếu xác nhận hoàn thành cách ly tập trung y tế cho 108 người vào ngày 5/4/2020.
Việc xếp loại các hoạt động thực tiễn trên dựa trên tính chất của từng hoạt động.

Xếp đầu là văn bản quy phạm pháp luật vì đây là hình thức cơ bản nhất và quan
trong nhất.
Tiếp theo là văn bản áp dụng pháp luật, đây là loại văn bản chủ yếu được sử dụng
thường xuyên.Thông qua hình thức này các cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm
pháp luật hiện hành của nhà nước để giải quyết những công việc cụ thể. Những hoạt
động này trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Sau đó là thực hiện những hoạt động pháp lý, áp dụng các biện pháp tổ chức trực
tiếp.
Như đã phân tích ở phần 2, xếp loại các hoạt động thực tiễn này được xếp theo
tính chất, mục đích, chủ thể ban hành của các loại văn bản được xếp theo thứ tự ở phần
2, tùy vào mức độ quan trọng và hiệu lực pháp lý của nó.
II.
Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước
1. Khái niệm
Những chức năng khác nhau của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện
thơng qua những phương pháp cụ thể. Việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp
khác cho ta thấy rõ thực chất của tác động có mục đích lên các đối tượng quản lý.
2. Các loại phương pháp quản lý hành chính Nhà nước
2.1. Phương pháp thuyết phục
Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực
hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

6


Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
về cơ bản là nhất trí, hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí và phục vụ
lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, phương pháp quản lý chủ yếu là phương pháp
thuyết phục. Mặt khác, những nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước
không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ rộng rãi và tích cực của quần chúng. Hoạt động

quản lý chỉ có thể có hiệu quả cao trên cơ sở động viên và tạo điều kiện cho quần chúng
tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy hành chính nhà nước. Sự
trùng hợp về nguyên tắc lợi ích của chủ thể quản lý và lợi ích của đối tượng quản lý tạo
cơ sở vững chắc cho ưu thế củ phương pháp thuyết phục. Như vậy, những phương pháp
không sử dụng phương tiện bắt buộc là cơ sở quan trọng của hoạt động quản lý hành
chính nhà nước.
Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
giáo dục cho mọi cơng dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ cương nhà nước,
động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. các tổ chức xã hội
là chỗ dựa vững chắc của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc nâng cao ý thức
pháp luật của công dân, trong việc đảm bảo và mở rộng dân chủ.
Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác
nhau như giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, cung cấp thơng tin, tuyên truyền, phát
triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng,… Những biện pháp
này được quy định một cách chung nhất trong thẩm quyền của chủ thể quản lý hành
chính nhà nước mà khơng giới hạn phạm vi áp dụng.
2.2.

Phương pháp cưỡng chế hành chính
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhất định về mặt vật chất hay tinh thần
nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện những hành vi nhất định do pháp luật quy
định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ
chức hoặc tự do thân thể của cá nhân đó.

7


Phương pháp cưỡng chế đóng vai trị quan trọng trong hoạt động quản lý nhà

nước xã hội chủ nghĩa. Nếu khơng có cưỡng chế nhà nước thì kỷ luật nhà nước sẽ bị
lung lay, pháp chế xã hội chủ nghĩa không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho
các tệ nạn xã hội phát triển và kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà
nước.
Có 4 loại cưỡng chế nhà nước:
+ Cưỡng chế hình sự
+ Cưỡng chế dân sự
+ Cưỡng chế kỷ luật
+ Cưỡng chế hành chính
3.

Phân tích sự sự kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và phương

pháp cưỡng chế trong việc thực hiện hoạt động cách ly theo quy định của pháp
luật về phịng chống Covid 19.
Ở nước ta, xuất phát từ tính nhân dân của nhà nước ta, từ vấn đề cốt lõi của việc
nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, từ yếu tố truyền thống lịch sử dân tộc mà biện pháp
thuyết phục được lấy làm biện pháp chủ yếu được áp dụng trong hoạt động quản lí hành
chính nhà nước. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng trong quản lí hành chính nhà nước
chúng ta chỉ cần áp dụng các biện pháp thuyết phục mà thôi. Bởi lẽ trong xã hội, do
nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm pháp luật trong một bộ
phận công dân, những nhân viên nhà nước…Hơn nữa cần phải tính đến những hoạt
động phá hoại, thù địch của thế lực phản động đang tìm mọi cách phá hoại trật tự quản
lí nhà nước, xâm hại an ninh quốc gia.
Vì vậy, phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, có nghĩa là trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta cần thiết phải có
sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế. Trong sự kết hợp này cần phải tuân theo tư

8



tưởng chỉ đạo trước hết phải thuyết phục và luôn ln lấy thuyết phục làm chính, cịn
biện pháp cưỡng chế chỉ được áp dụng khi thuyết phục khơng có hiệu quả.
Việc phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta trong năm nay đã đạt được nhiều kết
quả và được bạn bè Quốc tế khen ngợi. Để đạt được kết quả này, bên cạnh những chỉ thị
đưa xuống là sự cưỡng chế thực hiện đối với các đối tượng, bên cạnh đó cịn ra sức
khuyến khích nhân dân tự giác trong việc phịng, chống.
Để đạt được mục đích cuối cùng là bảo đảm thực hiện phịng, chống dịch Covid
19 thì phải sử dụng các phương pháp quản lí tương ứng. Nhà nước và các cấp chính
quyền đã ban hành các chỉ thị, thơng tư để đẩy mạnh phịng chống Covid 19.
Để thi hành quyết định đó chúng ta phải sử dụng những phương tiện cưỡng chế
nhưng trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng sử dụng những phương tiện cưỡng
chế để thi hành một quyết định hành chính tương ứng nào đó. Việc sử dụng phương tiện
cưỡng chế khơng có ý nghĩa khi có khả năng đảm bảo thực hiện quyết định thơng qua
thuyết phục.
Việc đưa ra các hình thức cưỡng chế đối với các dối tượng không chấp hành
nghiêm việc phòng chống dịch Covid 19 trong việc thực hiện đeo khẩu trang, không tụ
tập quá 20 người,… Nhà nước đưa ra các chế tài xử phạt xứng đáng nhằm mang tính
răn đe.
Tuy nhiên, Nhà nước cũng sử dụng phương pháp thuyết phục người dân hạn chế
tụ tập nơi đông người, nếu khơng có việc gì nên ở nhà,… khuyến khích người dân tự
cách ly và thực hiện khai báo y tế.
Trong thực tế, chúng ta cũng thấy rằng, phương pháp thuyết phục và cưỡng chế
không thể hiện một cách độc lập mà bổ sung cho nhau. Việc đưa ra những quyết định
bắt buộc trong cơng tác phịng, chống dịch Covid thường đi liền với cơng tác giải thích,
hướng dẫn, vận động; nếu cơng tác vận đơng, giải thích, hướng dẫn khơng đạt được kết
quả thì lúc đó mới cần đến các biện pháp mang tính bắt buộc, cưỡng chế; do đó cũng

9



không thể chỉ áp dụng mỗi phương pháp thuyết phục khi đối tượng quản lí khơng có ý
thức tự giác thực hiện hay không thể thuyết phục được nữa.
Trong trường hợp những đối tượng tự giác thực hiện chỉ thị của Thủ tướng thì lúc
đó việc bắt buộc thực hiện quyết định này hay quyết định khác cũng khơng có ý nghĩa
khi khơng có đối tượng để cưỡng chế. Nghĩa là quyết định hành chính về phịng, chống
dịch Covid trong trường hợp này khơng cịn phải đảm bảo bằng cưỡng chế. Cho nên, cả
hai biện pháp thuyết phục và cưỡng chế có thể xem như thay thế nhau một cách linh
động, tùy vào từng trường hợp, tình huống cụ thể.
Như vậy, đi đôi với việc thuyết phục người dân ý thức thực hiện phịng, chống
dịch Covid 19 thì Nhà nước kết hợp với phương pháp cưỡng chế đối với các đối tượng
không thực hiện đúng quy định của Nhà nước nhằm tăng tính răn đe, đảm bảo cho việc
thực hiện cơng tác phịng, chống dịch Covid của nước ta.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, quản lí hành chính nhà nước một cách khoa học, hiệu quả
càng trở nên bức thiết để đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu
hội nhập quốc tế. Điều đó đặt ra u cầu về tính linh hoạt, sáng tạo đối với các chủ thể
quản lí; trong đó việc áp dụng kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (dựa
trên sự xem xét mối liên hệ giữa chúng) vào quản lí hành chính nhà nước đóng vai trò to
lớn đối với việc thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời với đó là q trình nâng
cao mức sống, văn hóa và ý thức pháp luật của nhân dân; sẽ dẫn đến thu hẹp môi trường áp
dụng các biện phương pháp cưỡng chế. Thay thế vào đó là những hoạt động tuyên truyền,
giáo dục, phát động phong trào thi đua, nêu gương điển hình…Song điều này chỉ được
thực hiện trên những điều kiện chín muồi.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB Công

an nhân dân, Hà Nội, 2019;
2, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.
Đại học quốc gia, Hà Nội, 2015.
3, Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính,
Nxb. Giáo dục, Hà nội, 2015.
4, Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2015.
5, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
6, />7, />8, />
11



×