Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Trên cơ sở các quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng theo pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành ở việt nam, lý giải tại tại sao có hiện tượng gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.73 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang đi lên chủ nghĩa xã hội và quá trình hội nhập toàn cầu.
Nhu cầu mở rộng và phát triển của các doanh nghiệp ngày càng cao, các doanh nghiệp
đăng kí thành lập ngày càng nhiều. Kể từ kgi ra đời Luạt thuế được sự quan tâm của đông
đảo mọi người, nhất là các nhà kinh doanh lớn và nhỏ. Thuế giá trị gia tăng chiếm một
nguồn thu lớn trong ngân sách nhà nước, giữ vai trò rất quan trọng. Lợi dụng sự thông
thoáng của nhà nước trong chính sách thuế mà một các nhân,tổ chức đã gian lận trong
việc trốn, hoàn thuế giá trị tăng, làm thất thoát hằng trăm tỷ đồng của Nhà nước. Để làm
rõ vấn đề này em xin chọn đề bài: : “Trên cơ sở các quy định về hoàn thuế giá trị gia
tăng theo pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành ở Việt Nam, lý giải tại tại sao co
hiện tượng gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng và các biện pháp xử lý, kết quả xử
lý gian lận trong hoàn thuế giá trị tăng trong 3 năm trở lại đây”.


NỘI DUNG
I.
Khái quát về thuế giá trị gia tăng
1. Khái niệm

Pháp luật thuế giá gia tăng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình đăng kí, kê khai, nộp thuế, quản lí và quyết
toán thuế giá trị gia tăng.
2. Đặc điểm

Thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất lớn
Thuế giá trị gi tăng chỉ tính thêm phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ
Nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế giá trị gia tăng phải
nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác.
3. Các trường hợp hoàn thuế giá trị gi tăng

Hoàn thuế giá tăng là việc cơ quan thuế ra quyết định trả lại số tiền thuế giá trị gia


tăng đã nộp vượt quá của chủ thể nộp thuế.
Các trường hợp áp dụng hoàn thuế giá trị gia tăng:
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế có dự án đầu

tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua
vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở
nên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị
gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia
tăng theo quý, tháng.


Trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu , hàng hóa xuất
khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của
Luật Hải quan thì không được hoàn thuế.
3. Cơ sở nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia

tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển dổi danh nghiệp, sáp nhâp, hợp nhất, chia,tách, giải
thể, phá sản, chấn dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị
gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ

nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nhà nước cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua
tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
5. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại , tiền viện trợ nhân đạo của tổ

chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án
viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế Giá trị gia
tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
6. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về

ưu đã miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số
thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán
ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
7. Cơ sở kinh doanh quyết định có quyết định hoàn thuế giá trị gi tăng của cơ quan có thẩm

quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước thành viên.
II.
Hiện tượng gian lận trong hoàn thuế giá trị tăng và thực trạng xử ly
1. Thực trạng gian lận thuế giá trị gia tăng
Kể từ lúc Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực cho đến nay, thuế giá trị gia tăng đã đạt
nhiều mục tiêu quan trọng:
-

Chiếm tỉ trọng lớn nhất- khoảng 20% tổng thu nội địa. Cùng với các sắc thuế khác thuế
giá trị gia tăng đã góp phần hoàn thành dự toán thu Ngân sách Nhà nước đảm bảo nhu

-

cầu chi thường xuyên của đất nước.
Hỗ trợ tốt cho các hoạt động xuất khẩu do cơ chế hoàn thuế đầu vào tạo điều kiện cho
nhà xuất khẩu giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.


-

Thuế giá trị gia tăng góp phần thay thế vai trò của thuế nhập khẩu trong bối cảnh phải cắt

-


giảm khi hội nhập kinh tế thế giới, góp phần bảo hộ trong nước.
Cơ chế khấu trừ thuế buộc các cơ sở kinh doanh phải sử dụng chứng từ hóa đơn khi bán
ra, mua vào, từ đó tại điều kiện quản lý thuế chặt chẽ hơn, nhất là tạo hiệu quả nhất định
đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết đó là gian lận
trong hoàn thuế giá trị gia tăng:
Tính đến tháng 6/2018, số thuế được hoàn thực hơn 13 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số
đối tượng đã lợi dụng cơ chế hoàn trước-kiểm sau và việc khấu trừ theo tỷ lệ % nhất định
đối với hàng nông sản để chiếm đoạt tiền thuế. Theo thống kê, tiến hành kiểm tra sau khi
hoàn thuế với 3311 đơn vị đã có 1215 trường hợp vi phạm với số tiền thuế thông qua việc
hoàn thuế và khấu trừ theo tỷ lệ % đã và đang diễn ra ngày càng tinh vi.
Trước hết phải thấy rằng sự lạm dụng trong hoàn thuế giá trị gi tăng có xuất phát
điểm từ đặc trưng riêng có của thuế giá trị gi tăng , hay nói một cách chuẩn xác hơn là từ
việc tính thuế thuế giá trị gi tăng theo phương pháp khấu trừ:
Thuế thuế giá trị gi tăng phải nộp = Thuế thuế giá trị gi tăng đầu ra - Thuế thuế giá trị
gi tăng đầu vào.
Kết quả khấu trừ này có thể dương hay âm. Kết quả khấu trừ âm chính là cơ sở để
tính toán hoàn thuế - tức trả lại tiền từ quỹ hoàn thuế, cũng có nghĩa là từ ngân sách nhà
nước, cho các doanh nghiệp.
Để được tính khấu trừ hay hoàn thuế, cả số thuế thuế giá trị gi tăng đầu ra, đầu vào
đều phải được căn cứ trên chứng từ, hoá đơn. Do vậy hiện nay, chứng từ, hoá đơn đang là
công cụ trực tiếp được các doanh nghiệp sử dụng để gian lận tiền thuế và bòn rút tiền từ
ngân sách nhà nước.
Về trường hợp gian lận: có thể thấy còn nhiều bộ phận gian lận khác hiện nay còn
nằm “ngoài tầm” chú ý của cơ quan thuế như:


1. Ngoài số ít các DN được hoàn thuế GTGT, số rất lớn còn lại, chỉ thực hiện khấu trừ giá

trị gia tăng đầu vào, không thuộc diện hoàn thuế (tại Hà Nội, với khoảng 15.000 DN,

nhưng trong vòng 3 năm qua chỉ có xấp xỉ 3000 trường hợp hoàn thuế. Chiếm tỷ lệ bình
quân hàng năm dưới 7%).
2. Ngay trong mỗi doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng, số hoá đơn chứng từ
đầu vào được xem xét để tính toán hoàn thuế chỉ giới hạn trong phạm vi có liên quan đến
hoàn thuế, tức chỉ gắn liền với lô hàng xuất xuất được hoàn thuế hay trong thời hạn “3
tháng luỹ kế âm liên tục”theo quy định. Đa số hoá đơn, chứng từ còn lại cũng nằm ngoài
tầm.
Số “ngoài tầm” này rất lớn và thường không bị kiểm tra. Hoặc nếu có, thì việc kiểm
tra cũng không nghiêm ngặt như trong các trường hợp hoàn thuế. Bởi, với phương pháp
truy xuất, đối chiếu chứng từ, hoá đơn thủ công và số lượng cán bộ có hạn như hiện nay,
thì khối lượng hoá đơn đã vượt quá xa khả năng kiểm soát của ngành thuế. Chẳng hạn ở
Hà Nội, với khoảng 5 triệu hoá đơn giao dịch mỗi năm, nhưng chỉ có 3.300 biên chế ăn
lương theo ngành thuế, trong đó cán bộ nghiệp vụ chỉ khoảng 50%.
Cũng chính từ sự quá tải này nên trong thực tế ở địa phương, ngay đối với các trường
hợp đã được hoàn thuế, tỷ lệ kiểm tra sau hoàn thuế hàng năm vẫn chưa đạt đến 30% số
doanh nghiệp đã được hoàn!
Về lượng tiền: trong các trường hợp đã bị phát hiện, số tiền thất thu của ngân sách nhà
nước vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ, thậm chí là con số rất nhỏ. Có thể thấy:
Đa số trường hợp gian lận hoàn thuế đã bị phát hiện rơi vào trường hợp xuất khẩu –
mà chủ yếu là xuất khẩu qua biên giới đất liền. Gian lận hoàn thuế qua các bảng kê hàng
nông sản với quy định khấu trừ 2% trên giá trị doanh nghiệp tự ghi trên bảng kê. Số tiền
hoàn thuế gian lận trong các trường hợp này chỉ 2%, nhưng số mất của ngân sách nhà
nước thì có thể lớn hơn gấp bội. Ví dụ: một số trường hợp gian lận qua xuất khẩu khống
đầu ra để được khấu trừ, hoàn thuế đầu vào.


Theo thống kê các lần thanh tra, kiểm tra và quyết toán hoàn thuế cho thấy rất nhiều
hình thức gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế thông qua hóa đơn:
-


Các doanh nghiệp không sử dụng hóa đơn do Bộ tài chính phát hành mà sử dụng hóa

-

đơn giả, nếu có sử đúng hóa đơn nhưng lại ghi nội dung không đúng quy định.
Các doanh nghiệp liên kết với nhau để hình thành đường dây kinh doanh hóa đơn khống

-

để làm hồ sơ xuất khẩu khống,…
Hay một công ty cho ra đời nhiều công ty có đăng ký kinh doanh, có mã số thuế nhưng

-

không có địa chỉ nhưng nhiều tháng không khái báo thuế, để đi mua hóa đơn.
Bán hàng không ghi hóa đơn, không kê khai doanh thu, tiền thuế giá trị gia tăng, hay ghi

-

chênh lệch giữa các hóa đơn.
Viết hóa đơn bán hàng không đúng ngày thực tế bán hoặc có trường hợp trước cả ngày
mua hóa đơn tại cơ quan thuế
III.
Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng
Theo báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày gần đây, hiện
tượng gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp để bòn rút tiền ngân
sách Nhà nước đã trở thành một vấn nạn của toàn xã hội. Bởi các hành vi gian lận này
diễn ra trên phạm vi rất rộng, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nhiều tỉnh lẻ, đồng
thời số tiền gian lận, bòn rút tiền từ ngân sách nhà nước bị phát hiện đã lên đến hàng trăm
tỷ đồng và chừng như các vụ gian lận bị phát hiện ngày càng lớn, càng nghiêm trọng hơn.

1. Công tác quản ly đối với nộp thuế giá trị gia tăng

Thứ nhất,cơ sở kế toán chưa được hình thành hoặc chưa được chuẩn bị.
Đại bộ phận kinh doanh dưới doanh nghiệp tư nhân không quan tâm đến chế độ kế
toán quốc dân mà phản ánh hoạt động kinh doanh theo logic thô sơ. Nguy hiểm hơn là họ
cho rằng kiểm toán, sổ sách là công cụ của Nhà nước kiểm tra, kiểm sát họ mà không
nghĩ rằng sổ sách, chứng từ, tài khoản,… là những phương tiện căn bản giúp họ tiếp cận
hệ thống kinh doanh một cách có hệ thống.
Thứ hai, sự lúng túng của các cơ quan chức năng


Thể hiện rõ nét là quá nhiều văn bản hiện hành. Chỉ trong một thời gian ngắn năm
1999, Chính phủ và Bộ tài chính cho ra hàng trăm văn bản liên quan đến thuế giá trị gia
tăng.
Bên cạnh đó là cơ chế mà công luận goi là “xin-cho”: xin được hưởng thuế xuất thấp
hơn, xin được nộp thuế 0%, xin được mở rộng khấu trừ thuế. Điều này gây mâu thuẫn
trong điều hành và thực hiện.
Sự lúng túng lên đến đỉnh điểm đến khi hiện tượng gian lận thuế xuất hiện nhưng cơ
quan thuế, hải quan, công an( bộ phận điều tra), và Viện kiểm sát chưa chọn được cách
thức phối hợp để chống hoặc xử phạt một cách hữu hiệu.
Thứ ba, sự yếu kém trong dự báo và thiếu đánh giá tác động của chính sách.
Điển hình là quy định cho phép các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ được kháu trừ thuế đầu vào không căn cứ vào hóa đơn giá trị gia
tăng cho một số trường hợp.
Thứ tư, thiếu quyết liệt trong xử phạt
Hiện nay ở nước ta hình phạt đối với các hành viphamj tội về tội gian lận thuế còn
chưa cao và có tính răn đe cao. Theo thời báo tài chính Việt Nam, daanx nguồn tin từ
tổng cục thuế, mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng, đối với các hành vi vi phạm chế độ
sử dụng hóa đơn. Trên thực tế, thiệt hại do sử dụng hóa đơn không trung thực khiến Nhà
nước thất thoát hàng trăm tỷ đồng, một các nhâm chiếm đoạt nhiều tỷ đồng. Nếu không

trị quyết liệt thì pháp luật không khiến người ta sợ,và những hành vi đó vẫn tiếp tục diễn
ra.
Thứ năm, sự thoái hóa của một số cán bộ thuế và hải quan
Không hiếm trường hợp chính công chức thu ngân sách còn gợi ý và tiếp tay cho một
số cá nhân ăn tiền thuế. Điển hình là vụ công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Việt
Hùng trốn hơn 40 tỷ đồng tiền thuế có sự tiếp tay của hải quan thành phố Hồ Chí Minh.


Điều này khiến cho hình ảnh về cơ quan thuế dưới con mắt của doanh nghiệp và dân
chúng bị hoen ố.
Thứ sáu, thiếu phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.
Do thời gian xét hoàn thuế ngắn nên các cơ quan thuế không đủ sức để thẩm tra các
chứng từ cũng như lai lịch của các bên liên quan. Trong khi số lượng đối tượng nộp thuế
nhiều( năm 2015 là 2.756473 đối tượng) trong khi phương tiện kỹ thuật thì hạn chế.
Điều này dễ gây ra nhiều sai sót không chủ ý dẫn đến những sai lệch về hoàn thuế.
2. Ý thức của doanh nghiệp trong việc nộp thuế

Sự yếu kém về mặt nhận thức của một bộ phận khá lớn công chúng và thói quen mua
hàng lấy hóa đơn chưa hình thành. Có nhiều trường hợp được quy tội gian lận không do
chủ ý cá nhân của chủ doanh nghiệp và do không hiểu đúng quy định pháp luật của người
tiêu dùng, bản thân họ gián tiếp tay cho hành động gian dối của doanh nghiệp khi mua
hàng không lấy hóa đơn.
IV.
Một số giải pháp chống gian lận thuế giá trị gia tăng.
1. Về cải cách hành chính

Cần chú trọng công tác tuyên truyền,phổ biến giáo dục pháp luật thuế giá tăng. Luật
thuế giá trị gia tăng dù hoàn chỉnh đến đâu nhưng các chủ thể của các quan hệ pháp luât
không hiểu biết, không nghiêm chỉnh chấp hành thì khó có thể phòng chống được gian
lận. Chính vì vậy vấn đề giáo dục,tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, quyết định vận

dụng Luật thuế giá trị gia tăng thành công hay không.
Cần tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa trong việc ban hành các
văn bản hướng dẫn luật Thuế giá trị gia tăng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đẩm
bảo thực hiện nghiêm đúng theo pháp luật.
Phải dự báo trước được mọi khía cạnh có thể có của việc thay đổi chính sách và phải
công bố những tác động này.


Nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng hóa đơn, chứng từ, không có
hóa đơn, chứng từ đầy đủ doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế giá trị gia tăng. Hóa
đơn chứng từ và sổ kết toán là phương tiện để ngành thuế quản lý đối tượng kinh doanh
và thu thuế đúng luật. Để phong chống cần có các biện pháp sau:
Thứ nhất, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hóa đơn.
Thứ hai, khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in và tự chịu trách nhiệm về hóa đơn
của mình.
Thứ ba, buộc các đơn vị kinh doanh nếu không sử dụng hóa đơn tự in, khi mua
hóa đơn của Bộ Tài chính cần ghi đầy đủ thông tin trước khi đi ra khỏi cơ quan thuế.
Thứ tư, khuyến khích cá nhân lấy hóa đơn khi mua hàng
2. Về củng cố tổ chức bộ máy ngành thuế
Tăng cường công tác thanh tra, phòng chống gian lận thuế giá trị gia tăng.
Cần thành lập một bộ phận thanh tra riêng của Chính phủ để kiểm tra lại các hồ sơ
hoàn thuế cũng như thẩm định lại tư cách của một số bộ phận cán bộ thuế, hải quan.
Cơ quan thuế cần duy trì các biện pháp cưỡng chế đủ mạnh trong quá trình nộp thuế.
Thuế là tiền của nhân dân, của Nhà nước, chiếm đoạt tiền thuế là ăn cắp của cải của xã
hội.
Không ngừng nâng cao trình độ và phẩm chất đội ngũ cán bộ
Phẩm chất tốt đẹp sẽ tạo lên sự vững vàng, kiên quyết và nghiệp vụ tinh thông sẽ tạo
ra sự khéo léo, tế nhị. Chính con người chứ không phải gì khác làm nên cơ chế. Do đó
bên cạnh công tác bồi dưỡng, cần chú ý đến việc nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc
cho cán bộ, nhân viên trong ngành nói riêng và toàn bộ công chức nói chung, cũng cần

nâng cao lý luận chính trị tư tưởng cho cán bộ thuế sẽ giúp cho họ phát hiện ra những kẽ
hở lợi dụng để gian lận thuế giá trị gia tăng.
Kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, khu vực để quản lý hóa đơn giá trị gia tăng.
Nâng cao sự kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các giữa các cơ quan có thâm quyền
như cơ quan thuế, hải quan, công an, cơ quan quản lý thành lập doanh nghiệp, để phối


hợp giữa các cơ quan này trong việc trao đổi thông tin, thanh tra, kiểm tra và xử lý một số
doanh nghiệp trọng điểm về hoàn thuế giái trị gia tăng.
V.

Xử ly hoàn thuế giá trị gia tăng trong 3 năm trở lại đây

Quy định của Bộ tài chính và Chính phủ có nhiều múc xử phạt đối với hành vi trốn,
gian lận thuế như: phạt cảnh cáo, phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Kết quả xử ly trong năm 2015:

Theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra Tổng cục Thuế, năm 2015 sẽ tăng cường thêm,các
đợt thanh tra, kiểm tra, phấn đấu đạt 14,65% số lượng doanh nghiệp thuộc diện quản lý
thuế. Phấn đấu tăng thu qua thanh tra, kiểm tra trên 14500 tỷ đồng; số nộp ngân sách trên
10500 tỷ đồng. Trong đó đặc biệt chú trọng thnah tra, kiểm tra 100% hồ sơ sau hoàn có
số thuế hoàn lớn. Phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm
2015,Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã đánh giá cao công tác thanh tra,kiểm tra của cơ
quan thế. Bằng sự nỗ lực của toàn ngành, cơ quan thanh tra đã phát hiện và xử lý nhiều
doanh nghiệp chuyển giá, giảm lỗ trên 5000 tỷ đồng.
2. Kết quả xử ly trong năm 2016

Đến tháng 6/2016, tổng số doanh nghiệp đã đăng kí sử dụng hóa đơn điện tử có mã
xác thực của cơ quan thuế là 123/171 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đã lập hóa đơn điện
tử là 81/171 doanh nghiệp, số hóa đơn điện tử đã được xác lập và cấp mã xác thực của cơ

quan thuế là 1169703 hóa đơn.
Đến hết tháng 6, tổng số doanh thu hóa đơn đã xác thực của các doanh nghiệp là
343718 tỷ đồng, tổng số thuế đã xác thực là 263,5 tỷ đồng. Cục thuế thành phố đã phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, thanh tra chính phủ, kiểm
toán nhà nước,…phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế đặc
biệt là hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
3. Kết quả xử lý trong năm 2017


Cục thuế, cục Hải quan, công an Thành phố, kiểm toán,… đã tăng cường mạnh mẽ
phối hợp, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Hà Nội là địa bàn đầu tiên trong cả nước ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin,
kiểm tra điện tử.
Chỉ trong 7 tháng trong năm 2017 đã hoàn thành 11444 cuộc thanh tra( tăng tới 98,6%
so với cùng kì), xử lý truy thu, thu hoàn và phạt các doanh nghiệp, các cá nhân vi phạm
1503 tỷ đồng.
Cơ quan thuế đã cung cấp 289 đầu mối hồ sơ vụ việc liên quan đến 502 doanh nghiệp.
Qua xác minh phát hiện 53 vụ việc liên quan đến 474 hóa đơn giá trị gia tăng có dấu
hiệu mua bán, sử dụng bất hợp pháp.
Riêng cảnh sát kinh tế( công an thành phố) đã thụ lý, giải quyết 15 vụ,17 đố tượng vi
phạm, gian lận thuế, thu nộp ngân sách.

KẾT LUẬN
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu biểu đại diện cho thuế gián thu từ khâu sản xuất,
lưu thông đến khâu tiêu dùng hàng hóa, nó được coi là một sắc thuế khoa học, tiến bộ,
khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu và được hầu hết các nước trên thế giới áp
dụng. Việc gian lận thuế giá trị gia tăng cầ phải xử lý nghiêm và mang tính răn đe cao để
nguồn thu của ngân sách nhà nước không bị thất thoát.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội,giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân

dân, 2017
2. Trang: http//www.mof.gov.vn/Tongcucthue/BanthueGTGTvaTTDB
3. Thuế giá trị gia tăng và mô hình áp dụng tại Việt Nam-PTS Đặng Đình Đào- NXB
Thống kê 2001.
4. />5. Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Các văn bản về thuế



×