Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập đến thu nhập của nông hộ ở xã phú tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------oOo----------

NGUYỄN THỊ NGỌC THU

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐA DẠNG HÓA
CÁC NGUỒN THU NHẬP ĐẾN THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ Ở XÃ PHÚ TÂN, HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG,
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------oOo----------

NGUYỄN THỊ NGỌC THU

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐA DẠNG HÓA
CÁC NGUỒN THU NHẬP ĐẾN THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ Ở XÃ PHÚ TÂN, HUYỆN TÂN PHÚ ĐƠNG,
TỈNH TIỀN GIANG

Chun Ngành: CHÍNH SÁCH CƠNG
Mã số : 6 0 3 4 0 4 0 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan Luận văn này hồn tồn do tôi thực hiện. Kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và không sao chép từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Các đoạn trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong
phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả luận văn


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................ 3
1.3.1 Giả thuyết .............................................................................................................3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
1.4.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4.2 Địa bàn và thời gian nghiên cứu ............................................................................ 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU ............................................................................... 3
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN...................................... 6
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................... 6
2.1.1 Các khái niệm và công thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................. 6
2.1.1.1 Các khái niệm về đa dạng hóa ............................................................................ 6
2.1.1.2 Đo lường đa dạng hóa thu nhập.......................................................................... 7
2.1.1.3 Các vấn đề liên quan đến thu nhập ..................................................................... 8
2.1.1.4 Các vấn đề liên quan đến nơng hộ ...................................................................... 9
2.1.2 Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp .................... 10
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ................................................ 10
2.1.3.1 Các yếu tố liên quan đến nguồn lực nông hộ ................................................... 11
2.1.3.2 Các yếu tố tiếp cận thị trường........................................................................... 16
2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................... 17
2.3 TĨM LƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .............................................. 24


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 25
3.1 MẪU KHẢO SÁT .................................................................................................. 25
3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................... 25
3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .............................................................................. 25
3.3.1 Mơ tả chi tiết biến số của mơ hình OLS trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ .................................................................. 26
3.3.2 Ứng dụng mơ hình hồi quy OLS trong nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ đa dạng
hóa đến thu nhập của các nơng hộ ................................................................................ 28
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ .......................................................................................................... 32
4.1 CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA
BÀN .............................................................................................................................. 32
4.1.1 Cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm tại huyện Tân Phú Đông .... 32

4.1.2 Cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm xã Phú Tân .......................... 33
4.2 THỰC TRẠNG THU NHẬP VÀ ĐA DẠNG HĨA THU NHẬP CỦA NƠNG HỘ
TẠI XÃ PHÚ TÂN....................................................................................................... 34
4.2.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ ......................................................................... 34
4.2.2 Nguồn lực xã hội và tài sản khác của nơng hộ .................................................... 37
4.2.3 Nguồn lực tài chính ............................................................................................. 39
4.3 CƠ CẤU THU NHẬP VÀ SỰ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ TÂN ................................................................................. 40
4.3.1 Cơ cấu thu nhập của các nông hộ tại xã Phú Tân ................................................ 40
4.3.2 Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ xã Phú Tân...................................... 43
4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP .. 46
4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ PHÚ
TÂN .............................................................................................................................. 49
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 52
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các biến ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa thu nhập và dấu kỳ vọng. ...28
Bảng 4.1: Đặc điểm chung về nguồn lực của nông hộ. .....................................................34
Bảng 4.2: Số người trong độ tuổi lao động của hộ. .......................................................... 35
Bảng 4.3: Độ tuổi của chủ hộ. ........................................................................................... 35
Bảng 4.4: Trình độ học vấn của nơng hộ. .........................................................................36
Bảng 4.5: Diện tích đất sản xuất của nơng hộ. .................................................................37
Bảng 4.6: Nguồn lực xã hội. .............................................................................................. 37
Bảng 4.7: Tình hình tiếp cận các nguồn tín dụng của nơng hộ trên địa bàn. ...................39
Bảng 4.8: Thu nhập và thu nhập bình qn đầu người của nơng hộ. ............................... 40
Bảng 4.9: Các hoạt động sản xuất của nông hộ trên địa bàn xã Phú Tân. ......................41

Bảng 4.10: Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ (SID) năm 2014. .......................45
Bảng 4.11: Chỉ số SID theo số hoạt động tạo thu nhập của nông hộ. .............................. 45
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mơ hình OLS về mức độ đa dạng hóa thu nhập của hộ. ......47
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp OLS. .......................................50


1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Tân Phú Đông nằm trên cù lao Lợi Quan được thành lập theo Nghị định
09/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa
giới hành chính huyện Gị Cơng Tây, huyện Gị Cơng Đơng, có 6 đơn vị hành chính
trực thuộc, gồm các xã: Phú Đơng, Phú Tân, Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú
Thạnh. Cùng với sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, đoàn thể và bà con nông
dân trong những năm qua, huyện Tân Phú Đơng đã có được những bước tiến đáng kể
về cơ sở hạ tầng cũng như đời sống của người dân. Đặc biệt trong phát triển nông
nghiệp như: hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản được tăng
cường, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật được thực hiện tốt và bà con nông dân
nhanh nhạy tiếp thu và ứng dụng, … góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã
hội của huyện. Bên cạnh sự phát triển của huyện trong những năm qua vẫn cịn rất
nhiều khó khăn đang tồn tại song song được thể hiện rất rõ nét qua tình hình kinh tế
của các hộ dân trong vùng. Cụ thể trong năm 2013 huyện có đến 42,2% lượt hộ nghèo
và cận nghèo, trong đó có 4.406 hộ nghèo tương ứng 39,8% đã xếp huyện thuộc một
trong những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước chưa tương xứng với tiềm năng
phát triển vốn có của huyện.
Là một xã giáp biển, nơng nghiệp là ngành kinh tế chính của hầu hết người dân ở

xã Phú Tân với hàng loạt các ngành nghề và sản phẩm rất đa dạng. Tuy nhiên, với tỷ
lệ hộ nghèo trong xã là 38,2%, nếu chỉ dựa vào nông nghiệp, hoặc chỉ chú trọng sản
xuất một sản phẩm thì chưa đủ lực để người dân thốt nghèo, cũng như nâng cao đời
sống của hộ nghèo ở vùng nông thôn. Vấn đề được đặt ra là người nông dân nghèo
trong vùng có thể làm gì để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống? Đa dạng hóa
nguồn thu nhập là cách tiếp cận mà hộ nghèo đã nghĩ đến. Đa dạng hóa là hoạt động
thường thấy trong sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vì người
dân phải đối mặt với những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, biến động thị trường,… Do
đó, đa dạng hóa sản xuất được xem là cần thiết để giảm thiệt hại và tăng thu nhập cho
người dân, đặc biệt là hộ nghèo. Mặt khác, khi những hộ nghèo khơng có đủ nguồn
lực cho sản xuất nơng nghiệp thì họ cũng có xu hướng tham gia vào hoạt động phi
nông nghiệp để tạo thêm thu nhập. Theo kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở một số
quốc gia trong khu vực như Phi-lip-pin, Thái Lan,… và một số tỉnh thành ở ĐBSCL
như Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang,… thì việc đa dạng hóa sản xuất nơng


2

nghiệp đã đóng góp một cách đáng kể trong việc làm tăng thu nhập của người dân
cũng như góp phần khơng nhỏ trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn.
Hiện nay, trên thế giới và trong cả nước đã có nhiều nghiên cứu, báo cáo về đa
dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Tuy nhiên
với đặc điểm khác nhau của mỗi địa bàn cùng với những hạn chế trong quá trình điều
tra thực tế nên các kết quả nghiên cứu vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Thực tiễn áp dụng
đa dạng hóa thu nhập của người dân trên địa bàn xã Phú Tân đã gặp phải những khó
khăn rất lớn về vốn, kỹ thuật… nên làm cho tỷ lệ hộ nơng dân có sự đa dạng hóa
nguồn thu nhập còn thấp. Dựa trên thực tiễn này và với mục đích tìm hiểu các tác
động của việc đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập đến việc tăng thu nhập của
nông hộ tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông cũng như đề xuất các giải pháp hợp lý
cho địa phương và có thể áp dụng rộng rãi, tác giả thực hiện đề tài “Phân tích ảnh

hưởng của việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập đến thu nhập của nông hộ ở xã
Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích ảnh hưởng từ việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất đến việc nâng
cao thu nhập của nơng hộ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của
nông hộ ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
1) Mơ tả thực trạng sản xuất và thu nhập của các nông hộ tại xã Phú Tân, huyện
Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ tại xã
Phú Tân, huyện Tân Phú Đơng, tỉnh Tiền Giang.
3) Phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa và các yếu tố khác đến thu nhập của nông
hộ tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
4) Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và tăng thu nhập cho nông hộ ở địa bàn
nghiên cứu.


3

1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giả thuyết
Hoạt động đa dạng hóa có thể làm tăng thu nhập cho nông hộ ở xã Phú Tân,
huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Hiện trạng hoạt động tạo thu nhập và thu nhập của nông hộ tại địa bàn
nghiên cứu như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa thu nhập của

nơng hộ tại địa bàn nghiên cứu?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại địa bàn nghiên
cứu?
Đa dạng hóa thu nhập có làm tăng thu nhập của nông hộ hay không?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đa dạng hóa thu
nhập và ảnh hưởng của nó đến thu nhập của nơng hộ có được từ sản xuất kinh doanh.
Vì thế những nguồn thu nhập khác (như thu nhập từ việc bán tài sản, các hỗ trợ, vv..)
không được xem là nguồn thu nhập trong nghiên cứu này.
1.4.2 Địa bàn và thời gian nghiên cứu
Tác giả thực hiện khảo sát nông hộ tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh
Tiền Giang.
Số liệu phục vụ cho nghiên cứu là số liệu thu thập trong năm 2014.

1.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả đặc điểm của các biến khảo
sát về tần số, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.


4

Hơn nữa, nghiên cứu sử dụng chỉ số SID để xác định mức đa dạng hóa thu nhập của
nơng hộ tại địa bàn nghiên cứu. Ngồi ra. Bài viết cịn sử dụng phương pháp phân tích
hồi quy đa biến theo ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ đa dạng hóa thu nhập. Nghiên cứu cũng sử dụng ước lượng OLS
để xác định ảnh hưởng của đa dạng hóa và ảnh hưởng của các yếu tố khác đến thu
nhập của nông hộ tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Các phương pháp phân tích này sẽ được sử dụng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

thông qua số liệu sơ cấp được thu thập từ các quan sát trên 160 nông hộ trên địa bàn
xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Nội dung này bao gồm lý do chọn đề tài; trình bày mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi
nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu; đồng thời tóm lược về phương pháp và
số liệu nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và thực tiễn.
Chương này trình bày các nội dung tổng quan lý thuyết và các tài liệu liên quan
đến nghiên cứu như các khái niệm về đa dạng hóa và cách đo lường; các vấn đề về thu
nhập của nông hộ; tổng quan các nghiên cứu đã có; các phương pháp phân tích thành
phần chính.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương này nêu rõ phương pháp xây dựng các chỉ số; khung phân tích, mơ tả các
biến số; xây dựng các mơ hình; số liệu nghiên cứu; phương pháp tính chỉ số.
Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến thu nhập của nông
hộ tại xã Phú Tân huyện Tân Phú Đơng.
Trình bày kết quả nghiên cứu mơ tả, phân tích đánh giá hiện trạng thu nhập và đa
dạng hóa thu nhập cùng các yếu tố ảnh hưởng đến nó của các nông hộ.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5

Từ những kết quả phân tích ở Chương 4, Chương 5 sẽ tóm lược kết quả nghiên
cứu chính, đưa ra kết luận và gợi ý chính sách. Đồng thời nêu lên những hạn chế trong
nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.



6

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
Chương này trình bày các nội dung tổng quan lý thuyết và các tài liệu liên quan
đến nghiên cứu như các khái niệm về đa dạng hóa và cách đo lường; các vấn đề về thu
nhập của nông hộ; tổng quan các nghiên cứu đã có; các phương pháp phân tích thành
phần chính.
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Các khái niệm và công thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.1.1.1 Các khái niệm về đa dạng hóa
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đa dạng hóa thu nhập, trong báo cáo Đặc
điểm kinh tế nơng thơn Việt Nam (2007) có trích định nghĩa về đa dạng hóa thu nhập
của 2 tác giả Joshi và Ersado có cùng quan điểm là đề cập đến sự gia tăng một trong
số các nguồn thu nhập hay sự cân bằng giữa các nguồn khác nhau. Một hộ gia đình
với hai nguồn thu nhập sẽ đa dạng hơn so với một hộ chỉ với một nguồn thu nhập, hay
khi hai hộ gia đình đều có hai nguồn thu nhập mà hộ có mỗi nguồn đóng góp 50% vào
tổng thu nhập, sẽ được xem là đa dạng hơn so vớ hộ gia đình có hai nguồn mà một
trong đó chiếm 90% cịn một nguồn chỉ 10% của tổng thu nhập (Joshi, 2002; Ersado,
2003).
Theo quan điểm của Reardon (1997) và Escobal (2001) thì ở một khía cạnh
khác thì đa dạng hóa cũng có thể là đa dạng hóa nguồn thu nhập có nghĩa là trong
nơng nghiệp thì ngồi thu nhập từ công việc đồng áng người nông dân cũng có thêm
thu nhập từ phi nơng nghiệp (các ngành nghề ngồi nơng nghiệp, tiền cơng và tự tạo
việc làm). Sự đa dạng hóa này có thể giúp tăng thu nhập, trong thời gian dài sẽ gây ra
sự chuyển đổi cơ cấu trong khu vực hoặc quốc gia. Ví dụ, số liệu thống kê thử Bộ
nông nghiệp và Phát triển nông thơn thì tỷ trọng GDP của ngành nơng nghiệp trong
tổng GDP giảm từ 24,5% năm 2000 xuống 20,58% năm 2010.
Đa dạng hóa cũng có thể là việc chuyển đổi từ sản xuất lương thực tự cung tự
cấp sang thương mại nơng nghiệp. Khơng nhất thiết phải có cả sự gia tăng về số lượng

hay cân bằng các nguồn thu nhập mà cũng có th ể là chuyển một phần của sản lượng


7

nơng hộ thực hiện cho giá trị tiền mặt. Ví dụ, một nơng dân có thể chuyển từ việc sản
xuất hạt, củ và các loại rau khác nhau sang chuyên tiêu thụ chỉ một hoặc một vài loại
cây trồng (Delgado và Siamwalla, 1997).
Ngồi ra, đa dạng hóa thu nhập cũng có thể là sự chuyển đổi từ sản xuất cây
trồng có giá trị thấp sang cây trồng, vật ni và các hoạt động phi nơng nghiệp có giá
trị cao hơn. Giá trị cao hơn có thể hiểu là giá trị được tính trên cùng 1 đơn vị trọng
lượng hoặc cũng có thể là giá trị kinh tế tạo ra cao hơn trên một đơn vị lao động, đất
đai. Có thể thấy, đa dạng hóa sản xuất cây trồng ở các hoạt động có giá trị cao thường
đa dạng hơn là chỉ ở cây trồng và các nguồn thu nhập bình thường. Tuy nhiên, điều
này không phải luôn luôn như vậy. Ví dụ, tại vùng nơng thơn hiện nay nếu người nơng
dân có cả sản xuất lúa và chăn ni gia cầm, nhưng người nông dân lại quyết định
chuyên chăn nuôi gia cầm, thì điều này sẽ là sự đa dạng hóa theo cách chuyển từ hoạt
động có giá trị thấp thành một hoạt động có giá trị cao hơn, tuy nhiên đây khơng được
xem là đa dạng hóa theo ý nghĩa của đa hoạt động.
Trong nghiên cứu này tác giả sẽ tiếp cận vấn đề đa dạng hóa thu nhập theo
quan điểm của Joshi và Ersado có nghĩa là một hộ gia đình với hai nguồn thu nhập sẽ
đa dạng hơn so với một hộ chỉ với một nguồn thu nhập, hay khi hai hộ gia đình đều có
hai nguồn thu nhập mà hộ có mỗi nguồn đóng góp 50% vào tổng thu nhập, sẽ được
xem là đa dạng hơn so vớ hộ gia đình có hai nguồn mà một trong đó chiếm 90% cịn
một nguồn chỉ 10% của tổng thu nhập.
2.1.1.2 Đo lường đa dạng hóa thu nhập
Có nhiều cách thức khác nhau để đo lường mức độ đa dạng hóa như:
+ Hệ số đa dạng hóa phi nơng nghiệp (NAI - Non-agricultural Diversification
Index) thể hiện sự đa dạng hóa thu nhập thơng qua sự đa dạng hóa của các ngành nghề
phi nông nghiệp xuất hiện trong nông hộ. Hệ số này càng cao thể hiện tính đa dạng

hóa các hoạt động phi nông nghiệp trong hộ nông thôn càng cao.
+ Chỉ số đa dạng hóa cây trồng (Crop Diversification Index – CDI) dùng để đo
lường mức độ đa dạng hóa thu nhập thơng qua mức độ đa dạng hóa cây trồng trong
mơ hình cây trồng của hộ. Nếu tồn diện tích của hộ trồng 1 loại cây, tức là chuyên


8

canh thì giá trị chỉ số bằng 0. Nếu diện tích của hộ được phân bổ đều cho nhiều loại
cây trồng, tức là đa canh thì chỉ số có giá trị tiến về 1.
+ Tần số đa dạng hóa đây là chỉ số phản ánh mức độ đa dạng hóa thu nhập thông
qua tỷ lệ tần số xuất hiện của các ngành nghề trong nông hộ so với tổng số ngành nghề
phổ biến tại địa phương.
+ Hệ số Simpson (Simpson Index Diversification – SID) hệ số đa dạng hóa
Simpson này là một biện pháp đo lường độ đa dạng thường được sử dụng trong sinh
thái học để định lượng mức độ đa dạng sinh học của môi trường sống, sự phong phú
của mỗi lồi. Tuy nhiên, vẫn có thể áp dụng trong nghiên cứu kinh tế để đo lường mức
độ đa dạng hóa các hoạt động sản xuất trong nơng hộ, nếu chun mơn hóa 1 hoạt
động thì SID = 0, SID càng cao thì mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao và chỉ số
này cũng tiến về 1. Chỉ số này được tính tốn như sau:



Trong đó: Pi = tỷ trọng thu nhập của hoạt động thứ i trên tổng thu nhập (1≥ SID ≥
0)
Như vậy, trong giới hạn về cách tiếp cận của nghiên cứu trong vấn đề đa dạng hóa
thu nhập, đề tài sẽ sử dụng công thức SID - Simpson Index Diversification do công
thức này được tính tốn dựa trên tỷ lệ đóng góp thu nhập của từng ngành nghề trong
tổng thu nhập, chỉ số này có cách tính tốn phù hợp với quan điểm của Joshi và
Ersado về đa dạng hóa thu nhập vì thế cơng thức này được sử dụng trong ước lượng

mức độ đa dạng hóa thu nhập.
2.1.1.3 Các vấn đề liên quan đến thu nhập
Theo định nghĩa của Tổng cục thống kê về thu nhập của nơng hộ thì thu nhập của
nơng hộ là tồn bộ số tiền và giá trị quy thành tiền của tất cả các hiện vật có được
trong sản xuất sau khi trừ đi chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận


9

được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Thu nhập bình qn đầu người 1
tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân
khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Thu nhập của hộ bao gồm:
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương;
- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp;
- Thu nhập từ sản xuất thủy sản;
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ;
- Thu nhập từ nguồn thu khác tính vào thu nhập;
- Thu nhập từ phi nông nghiệp và thủy sản.
2.1.1.4 Các vấn đề liên quan đến nơng hộ
* Khái niệm hộ nơng thơn
Có rất nhiều quan niệm của các nhà khoa học về hộ nơng thơn:
Trong giáo trình Kinh tế nơng hộ của tác giả Trai-a-nốp (1992) có viết: “Hộ
nơng thơn là đơn vị sản xuất rất ổn định” và tác giả cho rằng “Hộ nông thôn là đơn vị
tuyệt đối để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Luận điểm trên của ông đã được
áp dụng rộng rãi trong chính sách nơng nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các
nước phát triển.
Tác giả Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nơng thơn năm 2001, “Hộ
nơng nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm

đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật) và thông thường nguồn sống chính
của hộ dựa vào nơng nghiệp”.
Tác giả Lê Đình Thắng (1993) thì cho rằng: “Hộ nơng thơn là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.


10

2.1.2 Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực nơng nghiệp
Trong giáo trình Kinh tế phát triển của tác giả Đinh Phi Hổ (2006) có đưa ra
mơ hình ba giai đoạn phát phát triển nơng nghiệp của Todaro cho rằng q trình phát
triển nơng nghiệp trải qua ba giai đoạn từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn
là cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với vai trò ảnh hưởng của các nhân tố, cụ thể
như sau:
- Ở giai đoạn 1: Nền kinh tế nông nghiệp là nền kinh tế tự cung tự cấp với đất đai
và lao động là những yếu tố chính yếu tham gia vào quá trình sản xuất, đầu tư vốn
không cao.
- Ở giai đoạn 2:
+ Nền kinh tế nông nghiệp sẽ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa
dạng hóa sản xuất như là: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni trên từng đơn vị diện
tích đất nông nghiệp, trên từng hộ được phát triển theo hướng hỗn hợp và đa dạng, dễ
thay thế cho chế độ độc canh trong sản xuất trước kia.
+ Kế đến là cải tiến kỹ thuật canh tác, áp dụng giống mới kết hợp với phân bón
hóa học và tưới tiêu nước chủ động làm tăng năng suất, sản lượng nhưng đồng thời
tiết kiệm được diện tích đất sản xuất, phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa phù hợp
với nhu cầu thị trường và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
- Ở giai đoạn 3: Nền kinh tế nông nghiệp sẽ phát triển sản xuất ở quy mô trang
trại lớn, chun mơn hóa, áp dụng tối đa cơng nghệ mới vào sản xuất một số loại sản
phẩm riêng biệt có lợi thế cạnh tranh cao. Do đó yếu tố vốn và công nghệ trở thành
các yếu tố quyết định với tăng sản lượng nơng nghiệp.

Tóm lại, Todaro đã nhấn mạnh vai trị của các yếu tố vốn và cơng nghệ đến q
trình thay đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp qua các giai đoạn từ độc canh sang chuyên
canh và chun mơn hóa ở mức cao. Tuy nhiên, họ phải chấp nhận sự lựa chọn giữa
nâng cao thu nhập và rủi ro cao, hoặc thu nhập vừa với rủi ro thấp, từ đó đa dạng hóa
sản xuất là biện pháp hữu hiệu để giảm rủi ro một khi họ chấp nhận tham gia vào thị
trường.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ


11

Nguồn thu nhập chính của nơng hộ là từ sản xuất nơng nghiệp. Do đó, thu nhập
của nơng hộ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ điều kiện tự nhiên, thị trường,
chính sách nhà nước đến các yếu tố thuộc nguồn lực của hộ nông dân. Theo các nhà
nghiên cứu thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nơng hộ như mức độ đa dạng
hóa thu nhập, khả năng tiếp cận với các tổ chức tín dụng, nguồn vốn… Ngồi ra cịn
có các yếu tố thuộc về chủ hộ như trình độ học vấn, kinh nghiệm…, các đặc điểm
chung của hộ như tài sản, số lao động…
2.1.3.1 Các yếu tố liên quan đến nguồn lực nông hộ
- Nguồn lực tài chính (vốn)
Vốn là yếu tố đầu vào rất cần thiết cho sản xuất nói chung và sản xuất nơng
nghiệp nói riêng. Vốn là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và
thu nhập của nơng hộ. Đã có nhiều nghiên cứu phân tích về vai trị của vốn đối với thu
nhập nông hộ. Theo Lê Khương Ninh (2011) trong nông nghiệp vốn là yếu tố đầu vào
không thể thiếu do người sản xuất ln rất cần vốn để mua máy móc, vật tư nông
nghiệp, giống, thuê lao động… nhằm đảm bảo tính thời vụ và phịng tránh rủi ro qua
đó làm tăng thu nhập. Ngồi ra, vốn đầu tư cho nơng nghiệp có thể giúp cho nơng hộ
đầu tư vào các hệ thống thủy lợi hay các công nghệ mới nhằm đa dạng hóa sản xuất và
thu nhập, mua sắm nguyên liệu đầu vào, trang trải chi phí tiếp thị, lấp khoảng trống
thu nhập trước mùa thu hoạch để không phải chịu sức ép bán sản phẩm ngay sau khi

thu hoạch với giá thấp.
Vốn dành cho sản xuất nơng nghiệp có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau
như: vốn tích lũy, vốn ngân sách, vốn đầu tư từ nước ngoài, vốn vay tín dụng chính
thức và phi chính thức… Đối với nơng hộ nguồn vốn của hộ có từ tích lũy, vốn vay
hay nguồn hỗ trợ từ nhà nước, các tổ chức xã hội, người thân… Trong bối cảnh nước
ta hiện nay, thu nhập nơng hộ cịn thấp nên thường khơng đủ tích lũy cho tái đầu tư,
vốn đầu tư từ ngân sách hạn chế vì phải chia sẽ cho các khu vực khác của nền kinh tế,
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi trong lĩnh vực nơng nghiệp khơng đáng kể vì thiếu
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nguồn vốn bán chính thức hay phi chính thức
thường nhỏ lẻ nên ít được sử dụng cho sản xuất. Do đó, vốn vay từ các tổ chức tín


12

dụng đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sản xuất của các nông hộ (Lê Khương
Ninh, 2011).
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2008) cũng đã cho thấy
thiếu vốn đầu tư là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập của hộ gia
đình thấp. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp và điều này lại là nguyên nhân của
việc thiếu hụt vốn đầu tư và lại dẫn đến thu nhập thấp. Để giải quyết tình trạng thiếu
vốn của nơng hộ cần phải có nguồn vốn từ bên ngồi, do đó vốn vay là một nguồn
quan trọng giúp hộ giải quyết những khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nơng hộ gặp khơng ít khó khăn khi vay vốn tín
dụng chính thức. Theo Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (2008), ở Việt Nam
cũng giống như những nước đang phát triển khác, Chính phủ đã thành lập các tổ chức
tín dụng nơng thơn chun biệt để cung cấp các nguồn tín dụng với lãi suất thấp cho
các nơng hộ. Mặc dù được xác định là đối tượng cho vay chủ yếu của các tổ chức tín
dụng chính thức nhưng nhiều người dân nông thông (nhất là người nghèo) vẫn bị từ
chối cho vay nên tiếp tục bị lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức. Ngun nhân của
tình trạng này là do các tổ chức tín dụng khơng thể điều chỉnh lãi suất để bù đắp chi

phí và rủi ro cao khi cho vay ở nông thôn do người vay thiếu tài sản thế chấp và người
vay thường gặp các bất trắc khó lường ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ như mất
mùa, dịch bệnh, giá cả bấp bênh… Kết quả là các tổ chức tín dụng sẽ hạn chế cho vay
ở nơng thơn, từ đó mở ra cơ hội cho tín dụng phi chính thức phát triển vì người dân
nơng thơn rất cần vốn cho sản xuất, cần tiền để trang trải cho các nhu cầu đột xuất
trong khi thu nhập không đủ để đáp ứng.
Hệ quả của việc các tổ chức tín dụng chính thức hạn chế cho vay ở nông thôn là
nhiều người nông dân bị lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức nên phải chịu lãi suất rất
cao. Đặc biệt ở nông thôn nhiều khoản vay phi chính thức bằng tiền được thực hiện
trước khi mùa thu hoạch bắt đầu phải được hoàn trả bằng hiện vật sau khi thu hoạch
khiến cho lãi suất vay rất cao.
Lãi suất vay mà hộ nông dân phải trả là một trong những chi phí đầu vào của
sản xuất, do đó giảm lãi suất sẽ làm giảm chi phí đầu vào và tạo nên sự khuyến khích
cần thiết cho sự hình thành vốn sản xuất. Khi khơng vay được nguồn tín dụng chính


13

thức, người nông dân phải trả lãi suất cao hơn bình thường cho những người cho vay
phi chính thức. Điều này dẫn đến việc người cho vay tiền độc quyền bóc lột và dần
dần làm cho người nơng dân bần cùng.
- Nguồn lực đất đai
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung
kinh tế sẽ khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông… đất đai là cơ sở làm nền móng
để xây dựng nhà máy, công xưởng, đường sá… Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu
sản xuất không thể thay thế được, nó đóng vai trị quan trọng trong hầu hết các hoạt
động nông nghiệp nghiệp đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi.
Đất đai là tài sản quan trọng nhất của nông hộ và khả năng tiếp cận với đất là
một yếu tố quyết định đối với sản xuất nông nghiệp qua đó làm ảnh hưởng đến thu
nhập của nơng hộ. Do phần lớn thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào sản xuất nông

nghiệp và sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu sử dụng lao động tay chân và đất tự
nhiên nên diện tích đất nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng đối với thu nhập nơng hộ
(Huỳnh Trường Huy và cộng sự, 2008). Nơng dân có thể có mức thu nhập khác nhau
với kích thước và chất lượng đất khác nhau. Nghiên cứu của Marsh và cộng sự (2007)
cũng đã cho thấy quy mô đất đai nông hộ có ảnh hưởng thuận chiều với thu nhập bình
qn đầu người của nơng hộ, các nơng hộ có diện tích đất lớn thường là các hộ khá,
giàu. Phần lớn các hộ nghèo có diện tích đất ít hơn hoặc khơng có ruộng đất và tình
trạng nơng hộ có ít đất sản xuất hoặc khơng có đất đang lan rộng.
Mặc dù diện tích đất đóng vai trị quan trọng trong việc mở rộng sản xuất, nâng
cao thu nhập cho nông hộ. Tuy nhiên, do đặc điểm của đất đai trong sản xuất nơng
nghiệp nên nơng hộ có thể nâng cao độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất trên một
đơn vị diện tích đất canh tác để tăng mức sản lượng. Do đó, đối với những hộ có ít đất
sản xuất nhưng họ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích sẽ mang lại thu
nhập cao hơn cho hộ.
- Nguồn lực lao động


14

Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Lao động
là yếu tố đặc biệt tham gia vào q trình sản xuất khơng chỉ về số lượng người lao
động mà còn cả chất lượng nguồn lao động. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của
số lượng và chất lượng lao động đối với thu nhập của nông hộ. Nghiên cứu của Huỳnh
Trường Huy và cộng sự (2008) đã cho thấy trong điều kiện sản xuất ít cơ giới hóa, số
lượng lao động là yếu tố quan trọng giúp nông hộ tăng thu nhập. Số lượng lao động
trong hộ được xác định là những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi,
nữ từ 15 đến 55 tuổi). Ngồi ra, nơng hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình để
phụ giúp sản xuất, ít thuê mướn thêm lao động. Do đó, ngồi lao động trong độ tuổi
lao động, trẻ em và người lớn tuổi trong gia đình đểu có thể phụ giúp một số công việc

thường ngày và thu hoạch khi tới mùa vụ, sự tham gia này cũng góp phần tạo nên thu
nhập cho hộ.
Tuy nhiên cũng do tính chất mùa vụ trong sản xuất nơng nghiệp và trong điều
kiện trình độ của người lao động hạn chế, khó tham gia các hoạt động phi nơng nghiệp
nên tình trạng lao động nhàn rỗi trong từng hộ khá lớn. Tình trạng nơng hộ cịn nhiều
người lao động sống phụ thuộc cũng khá phổ biến hiện nay, các nông hộ cũng đã có ý
thức tốt hơn trong việc tạo điều kiện học hành cho con cái nên số lượng người trực
tiếp lao động và tạo thu nhập cho nông hộ khơng nhiều. Vì vậy đối với một số hộ tuy
có nhiều người lao động trong độ tuổi lao động nhưng không tăng thêm được thu nhập
cho hộ.
Chất lượng lao động của hộ thể hiện ở trình độ học vấn, tri thức, kỹ năng, kinh
nghiệm… của các thành viên trong hộ. Nguồn lao động trong sản xuất nơng nghiệp có
những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác đó là lao động mang
tính thời vụ cao và ngày càng thu hẹp về số lượng (do lao động chuyển dần sang các
ngành phi nông nghiệp). Những lao động ở lại trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp
thường có độ tuổi trung bình cao, trình độ học vấn thấp và tỷ lệ này có xu hướng tăng
lên.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Yang (2004), Hufman (1977),
học vấn là vấn đề mấu chốt của sự phát triển. Xã hội càng hiện đại thì trình độ học vấn
càng trở thành yếu tố quan trọng quyết định khả năng, lợi thế của mỗi người trong đời


15

sống xã hội.Học vấn tạo ra cơ hội về việc làm, tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp,
khẳng định vị thế xã hội của mỗi người. Những lao động trình độ học vấn thấp hoặc
chưa qua đào tạo thường gắn với những công việc thu nhập thấp, không ổn định và
ngược lại. Nơng dân có trình độ học vấn cao sẽ có lợi nhuận cao hơn, bởi trình độ học
vấn cao tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, sử dụng một cách hiệu quả phân bón và các đầu vào trong sản xuất khác. Bên

cạnh đó trình độ học vấn cũng giúp cho người nông dân tăng cường khả năng nắm bắt
thơng tin giúp cho người nơng dân có thêm cơ hội để tham gia hoạt động phi nông
nghiệp và tìm việc làm ở đơ thị.
Trình độ học vấn thấp đã làm cho người nông dân bị hạn chế trong việc tiếp
cận thông tin , kỹ thuật sản xuất... Thực tế cho thấy rằng phần lớn những chủ hộ có
trình độ học vấn cao có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất, lựa chọn ngành nghề sản xuất kinh doanh có ưu thế hơn so với những
người có trình độ học vấn thấp.Theo Marsh và cộng sự (2007), một tỷ lệ lớn người
nghèo là nông dân, những người này thường thiếu những kỹ năng, kỹ thuật sản xuất
và khả năng tiếp cận với các nguồn lực phát triển khác cũng rất thấp. Do đó, chủ hộ
với trình độ học vấn càng cao khả năng tạo thu nhập cho bản thân và đóng góp vào thu
nhập gia đình càng lớn.
Ngồi ra, trong gia đình thì chủ hộ được nhìn nhận là người có vị thế cao, họ
thường đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh và là người
đưa ra những quyết định quan trọng trong hộ gia đình. Vì thế, trình độ học vấn của
chủ hộ không chỉ tác động đến khả năng tạo thu nhập, chi tiêu của bản thân họ mà còn
ảnh hưởng đến trình độ học vấn, nghề nghiệp và cơ hội tìm kiếm việc làm của con cái
họ và mức sống của cả gia đình.
Trình độ học vấn của chủ hộ khơng chỉ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo nên sự
năng động và khả năng thích ứng của hộ trước những biến đổi của cuộc sống mà cịn
góp phần tạo nên vị trí xã hội của hộ.Những chủ hộ có trình độ học vấn cao thường thì
thành viên trong hộ cũng có trình độ học vấn, trình độ chun mơn khá hơn và tham
gia vào nhiều ngành nghề trong xã hội tạo nên nhiều mối quan hệ trong xã hội từ đó
tạo nên vị trí xã hội của hộ. Các mối quan hệ này giúp cho nông hộ được hỗ trợ khá


16

nhiều thơng tin, có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, kỹ thuật sản
xuất mới... góp phần nâng cao thu nhập cho hộ.

Ngồi ra, do trình độ của chủ hộ thường thấp và họ ít được đào tạo về chuyên
môn làm nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên, nên họ sản xuất chủ yếu dựa theo kinh nghiệm. Kinh nghiệm của chủ hộ đóng
vai trị quan trọng trong việc sản xuất của hộ, thơng thường hộ có nhiều kinh nghiệm
sẽ tránh được những rủi ro về thời tiết khí hậu, phịng trừ sâu bệnh, lựa chọn thời điểm
sản xuất và thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường... do đó góp phần tăng thu nhập
cho nơng hộ. Theo Marsh và cộng sự (2007) trình độ học vấn hay khả năng kỹ thuật,
kinh nghiệm có thể tạo ra sự khác biệt trong khả năng tạo thu nhập của hộ.
Ngoài các yếu tố trên, thời gian hộ sinh sống tại địa phương cũng là một yếu tố
quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của hộ. Những hộ có thời gian sống ở địa
phương lâu đi đơi với việc họ có nhiều mối quan hệ, bà con, bạn bè ở xung quanh sẽ
giúp đỡ họ rất nhiều trong sản xuất kinh doanh và những khi khó khăn. Những hộ này
có thời gian lao động sản xuất và tích lũy nhiều năm ở địa phương nên cũng thuận lợi
hơn về các điều kiện sống, điều kiện sản xuất. Ngoài ra, những hộ có thời gian sống ở
địa phương lâu năm phần lớn có chủ hộ lớn tuổi.Người Việt Nam đặt niềm tin, sự kính
trọng vào những người lớn tuổi, và càng lớn tuổi họ càng hoạt động sản xuất kinh
doanh nhiều hơn (Phan Đình Nghĩa, 2010). Những hộ sống lâu năm tại địa phương sẽ
có vốn, tài sản nhiều hơn do q trình tích lũy nhiều năm, vì vậy có điều kiện thuận
lợi để sản xuất nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy đối
với những người trẻ tuổi sẽ dễ dàng trong việc tham gia các hoạt động phi nông
nghiệp (Demurger và cộng sự, 2010) mang lại thu nhập cao hơn đối với thu nhập
thuần túy, nên đối với một số hộ mà chủ hộ hay các thành viên trong hộ còn trẻ tuổi
thì cũng có nhiều khả năng hộ có nguồn thu nhập cao hơn.
2.1.3.2 Các yếu tố tiếp cận thị trường
Thị trường là nơi mà người sản xuất nói chung và người nơng dân nói riêng
mua các loại vật tư đầu vào và bán các sản phẩm cây trồng, vật nuôi do họ sản xuất
được. Thị trường cũng là nơi người tiêu dùng mua lương thực, thực phẩm thiết yếu và
các loại hàng hóa khác phục vụ cho cuộc sống gia đình.Đối với sản phẩm nơng nghiệp



17

thì thị trường được xem như là một bước trung gian để chuyển tải hàng hóa từ nhà sản
xuất (nơng dân) trực tiếp hoặc gián tiếp đến người tiêu dùng ci cùng. Do đó, việc
sản phẩm nơng nghiệp của nơng hộ xâm nhập vào thị trường và bán được sản phẩm
của mình với giá cả hợp lý sẽ là điều kiện quan trọng để nông hộ cải thiện và nâng cao
thu nhập.
Trong điều kiện Việt nam hiện nay, do hệ thống tiêu thụ sản phẩm và kết cấu
hạ tầng kém phát triển nên nông hộ bán sản phẩm tự phát là chủ yếu. Các địa phương
ở nước ta có chung đặc điểm là vùng đơ thị thường có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
tốt hơn ở nông thơn vì thế hộ nơng dân ở nơng thơn và vùng sâu vùng xa ln bị thiệt
thịi. Những hộ ở nông thôn thường thiếu thông tin về phương thức sản xuất và thị
trường tiêu thụ, khả năng tiếp cận hệ thống tín dụng chính thức thấp, kết cấu hạ tầng
nghèo nàn làm giảm giá bán nông sản, nhưng lại làm tăng chi phí đầu vào trong q
trình sản xuất. Ngồi ra do tính cứng nhắc trong nguồn cung nơng sản (dễ hư hỏng,
khó dự trữ, có tính mùa vụ) nên nông dân thường phải bán cho thương lái với giá rẻ
trong khi mua lại những hàng hóa khác với giá cao. Lập luận trên cho thấy so với
những nông hộ ở nơng thơn thì những hộ ở trung tâm các thị xã hay thành phố có
nhiều điều kiện để bán được nơng sản với giá cao hơn, chi phí vận chuyển thấp hơn,
bảo quản nông sản dễ dàng hơn... từ đó có được thu nhập cao hơn. Và do đơ thị cũng
là khu vực có đơng dân cư nên nhu cầu đối với những sản phẩm nông nghiệp cũng cao
hơn, mặt khác người dân đơ thị cũng có thu nhập cao hơn nên họ sẵn sàng trả giá cao
cho những nông sản này, nếu sản phẩm này ở nông thôn thì chỉ là tự sản xuất rồi tự
tiêu thụ.
Chính vì vậy, ở hầu hết các nước tỷ lệ đói nghèo cao thường tập trung ở những
vùng xa xôi với những điều kiện thời tiết, đất đai không thuận lợi. Trong khi những
vùng gần thành phố và những thị trường lớn thì có tỷ lệ đói nghèo thấp (Đặng Kim
Sơn, 2008).
2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Các nghiên cứu thực nghiệm về thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ

được thực hiện rất nhiều ở trong và ngoài nước. Một số nghiên cứu điển hình như sau:


18

Huỳnh Trường Huy, Lê Tấn Nghiêm, Mai Văn Nam (2008) đã nghiên cứu
“Thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long” dựa
trên số liệu thu thập được từ 201 hộ nông dân tại các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Sóc
Trăng và Tp.Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy để xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nơng dân thực hiện đa dạng hóa và xác định mối
tương quan giữa chúng. Trong đó, thu nhập là biến phụ thuộc và các yếu tố giải thích
gồm: tỷ lệ lao động của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nơng nghiệp của
hộ, chỉ số đa dạng hóa thu nhập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập chủ yếu của các thành viên trong hộ phụ
thuộc vào hoạt động trồng trọt, kế đến là thu nhập từ hoạt động kinh doanh mà chủ
yếu là buôn bán nhỏ như tạp hóa, quán ăn, bên cạnh đó thu nhập từ tiền lương và tiền
công của các thành viên đóng vai trị quan trọng trong tổng thu nhập của hộ, nhất là
những hộ khơng có đất sản xuất thì thu nhập của họ hầu hết xuất phát từ hoạt động
làm thuê cho những hộ khác.
Kết quả phân tích số liệu đã chứng minh rằng các yếu tố như tỷ lệ lao động của
hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nơng nghiệp, chỉ số đa dạng hóa thu
nhập có quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ nông dân. Do đó, nếu hộ
có khả năng tốt hơn về lao động, đất đai, trình độ học vấn thì họ có nhiều cơ hội tăng
thu nhập trong q trình đa dạng hóa. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhận thấy rằng
các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập cũng chính là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
đa dạng hóa thu nhập của hộ nông dân, cụ thể khi hộ bị hạn chế về vốn, lao động, kỹ
năng sản xuất sẽ dẫn đến hộ nông dân chỉ tham gia duy nhất một hoạt động tạo thu
nhập.
Tác giả Mai Văn Nam (2008) đã có nghiên cứu “Cơ sở cho phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Kết quả nghiên cứu này

cho thấy xu hướng đa dạng hóa sản xuất của nơng hộ ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ,
Sóc Trăng và Tiền Giang tương đối thấp so với kết quả từ khảo sát mức sống nông hộ
của vùng năm 2002. Thu nhập của nông hộ phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông
nghiệp; trong đó lĩnh vực trồng trọt chiếm 37% trong tổng thu nhập, kết đến là thủy
sản 14% và chăn nuôi 8%. Ngồi ra nơng hộ cịn tham gia các hoạt động phi nông


19

nghiệp như làm thuê hưởng tiền công, tự kinh doanh chiếm đến 40%. Bên cạnh đó các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập cũng chính là các yếu tố hạn chế đối với khả năng đa
dạng hóa thu nhập của nơng hộ như tỷ lệ lao động, diện tích đất sản xuất, trình độ,
vốn…
Tác giả Võ Thị Mỹ Trang (2009) đã có nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập và quyết định đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ ở huyện Gị
Cơng Đơng tỉnh Tiền Giang”. Dựa trên số liệu thu thập được từ 135 nơng hộ tại huyện
Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Xu hướng đa dạng hóa sản xuất của nơng hộ cịn tương đối thấp. Thu nhập
của nơng hộ được hình thành từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm trên 60%
thu nhập bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; phi nông nghiệp chiếm 38,96%
gồm các nghề làm thuê, kinh doanh buôn bán nhỏ; các thu nhập khác chiếm 1,27%.
+ Thu nhập của hộ phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, trong nơng
nghiệp thì lĩnh vực trồng trọt chiếm 32%, chăn ni chiếm 14,7%, thủy sản chiếm
12,4%. Ngồi ra nghiên cứu cịn cho biết thu nhập của nhóm hộ đa dạng hóa cao hơn
rất nhiều so với nhóm hộ chưa đa dạng. Trong đó thu nhập từ các hoạt động phi nơng
nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc tăng thu nhập khi mức độ đa dạng hóa càng
cao.
+ Những hộ có thu nhập thấp thì khả năng tham gia vào các hoạt động phi nông
nghiệp cao, phần lớn thu nhập của họ có được là từ các hoạt động làm thuê (làm hồ,
phục vụ quán, làm thuê khâu thu hoạch, làm cỏ…). Nguyên nhân chủ yếu là do sự hạn

chế nguồn lực đầu vào trong sản xuất nhưng lại dư thừa lao động nên tận dụng thời
gian nông nhàn để làm th.
+ Kết quả phân tích cịn đưa ra một số sự khác biệt giữa hai nhóm hộ đã đa
dạng hóa và chưa đa dạng hóa thu nhập: có sự chênh lệch giữa diện tích đất canh tác
và tỷ lệ lao động trong nông hộ, thu nhập của hộ… Do đó, khi muốn tăng thu nhập thì
nơng hộ phải tham gia thị trường lao động hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo
hướng đa dạng hóa cây trồng vật ni.


×