Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Phan Văn Vũ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC TIÊU DÙNG RƯỢU BIA CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Phan Văn Vũ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC TIÊU DÙNG RƯỢU BIA CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH

Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Hữu Dũng



Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan Luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn

và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao

nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh
quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả luận văn

Phan Văn Vũ


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................................
MỤC LỤC .....................................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ ..........................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................................
DANH MỤC PHỤ LỤC ...............................................................................................................

TÓM TẮT .....................................................................................................................................


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu : ............................................................................................................... 1
1.2

Mục tiêu nghiên cứu : .......................................................................................................... 6

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 7

1.3
1.5

Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................................................. 6

Cấu trúc của luận văn: ......................................................................................................... 7

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................... 9
2.1 Giới thiệu........................................................................................................................................ 9

2.2 Khái niệm nhận thức, thái độ và hành vi: .................................................................... 9
2.3 Lạm dụng rượu bia:............................................................................................................ 10

2.3.1 Lạm dụng rượu bia theo quan điểm WHO: .......................................................... 10
2.3.2 Lạm dụng rượu bia theo quan điểm Việt Nam: ................................................. 11
2.4 Tác hại của lạm dụng rượu bia: .................................................................................... 11

2.5 Lý thuyết liên quan: .............................................................................................................. 16

2.5.1 Lý thuyết hành vi vấn đề ( PBT) ............................................................................... 16
2.5.2 Lý thuyết về hành vi dự kiến (TPB): ....................................................................... 17

2.5.3 Lý thuyết về tập quán xã hội (SNT): ....................................................................... 18

2.5.4 Lý thuyết trách nhiệm xã hội và cộng đồng (SCRT): ....................................... 20
2.5.5 Lý thuyết cầu: .................................................................................................................... 20


2.6 Các nghiên cứu liên quan ..................................................................................................... 23

2.7 Các chính sách và biện pháp ngăn ngừa, chống lạm dụng rượu bia ở Việt
Nam và của chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu. .................................... 25
2.7.1 Chính sách của Chính phủ Việt Nam ....................................................................... 25

2.7.2 Chính sách và biện pháp của chính quyền địa phương Tây Ninh: ............ 27

2.8 Tóm tắt chương II: .................................................................................................................. 28

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................29
3.1
3.2

Giới thiệu................................................................................................................................ 29
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 29

3.2.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................................................... 29
3.2.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................................................. 30

3.3

3.4

Xác định mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 31
Xây dựng thang đo: ............................................................................................................ 31

3.4.1 Thang đo kiến thức, nhận thức về tác hại của rượu bia ..................................... 31

3.4.2 Thang đo thái độ .............................................................................................................. 32
3.4.3 Thang đo chuẩn chủ quan ........................................................................................... 34

3.4.4 Thang đo hành vi và mức độ tiêu dùng rượu bia .............................................. 35

3.5
3.6

Nguồn thơng tin .................................................................................................................. 37

Tóm tắt chương: ................................................................................................................. 37

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................38

4.1 Giới thiệu: ................................................................................................................................... 38
4.2 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu: ..................................................................................... 38
4.3 Mô tả mẫu nghiên cứu: ......................................................................................................... 38

4.4 Nhận thức về tác hại của rượu bia: ................................................................................. 43

4.4.1 Ảnh hưởng về sức khoẻ: ............................................................................................... 43
4.4.2 Ảnh hưởng đến tài chính gia đình............................................................................ 44
4.4.3 Ảnh hưởng đến an tồn giao thơng ......................................................................... 44

4.4.4 Các dấu hiệu liên quan đến sức khoẻ sau khi uống rượu bia ...................... 46

4.5 Nhận thức và thái độ về việc từ bỏ rượu bia: ............................................................. 48


4.6 Nhận thức và thái độ về hành vi tiêu dùng rượu bia của thanh niên, những
người trưởng thành trong độ tuổi .......................................................................................... 48
4.7 Cảm nhận về sự gia tăng trong tiêu dùng bia/rượu hiện nay tại khu vực
đang sinh sống: ................................................................................................................................ 50
4.8 Mô tả thái độ và hành vi của người tiêu dùng: ........................................................... 51

4.8.1 Hành vi khi được mời uống rượu bia:.................................................................... 51

4.8.2 Vắng khơng làm việc vì đã uống rượu bia ............................................................ 52
4.8.3 Tham gia giao thông sau khi uống rượu bia: ...................................................... 53

4.9 Mô tả mức độ tiêu dùng rượu/ bia .................................................................................. 54

4.9.1 Mức lạm dụng tính theo đơn vị rượu ..................................................................... 54
4.9.2 Tần suất uống rượu bia ................................................................................................ 55

4.9.3 Đánh giá mức tiêu thụ bình quân trong 1 tháng (quy đổi ra đơn vị
rượu) giữa các nhóm đối tượng tiêu dùng. ..................................................................... 56

4.9.4 Chi phí bia/rượu bình quân trong 1 tháng: ......................................................... 58

4.9.5 Người tiêu dùng bị tác dụng của bia, rượu đến cơ thể hoặc bị say ........... 59
4.9.6 Địa điểm thường xuyên uống bia/rượu ................................................................ 60
4.9.7 Các đối tượng thường xuyên cùng uống bia/rượu .......................................... 60


4.10 Mức độ ảnh hưởng của giá cả bia/rượu đến tiêu dùng trong các trường
hợp tăng giá 50%; 25%; 10% ................................................................................................... 63
4.11 Vấn đề chi phí xã hội liên quan đến mua bán và tiêu dùng rượu bia: ........... 64

4.12 Mức độ đồng ý đối với biện pháp hoặc chính sách kiểm sốt và biện
pháp nhằm ngăn chặn sự lạm dụng bia/rượu:.................................................................. 65
4.13 Tóm lược kết quả nghiên cứu: ........................................................................................ 66

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................69
5.1 Giới thiệu..................................................................................................................................... 69

5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu................................................................................................ 69
5.3 Kiến nghị chính sách :............................................................................................................ 70

5.3.2 Đối với Chính phủ: .............................................................................................................. 71

5.3.2.1 Thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế kinh doanh rượu bia tràn lan,
dễ dãi như hiện nay. Khuyến khích sử dụng bia khơng cồn để thay thế. ............... 71


5.3.2.2 Giảm và tiến tới cấm không cho phép quảng cáo rượu bia qua các
phương tiện truyền thông đại chúng, khơng cho khuyến mãi rượu bia dưới
mọi hình thức. .................................................................................................................................. 71

5.3.2.3 Xem xét lộ trình tăng cao hơn nữa thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng
rượu bia, tăng các khoản đóng góp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh
rượu bia và đồ uống có cồn. ....................................................................................................... 71
5.3.2.4 Kiến nghị nâng cao tiêu chuẩn của Việt Nam quy định về mức lạm
dụng rượu bia và đồ uống có cồn theo tiêu chuẩn WHO. ............................................. 71


5.3.2.5 Sớm ban hành Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia; Xem
xét thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, Ban chỉ đạo địa phương về phòng, chống
tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác ................................................ 71
5.4 Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

DSM-IV

: Loạn thần dạng phân liệt hay rối loạn dạng phân liệt - Danh mục

NXB

: Nhà xuất bản

TP. HCM

IV

: Thành phố Hổ Chí Minh

TNGT


: Tai nạn giao thông

TPB

: Lý thuyết hành vi dự kiến

TRA
PBT

SCRT

: Lý thuyết hành động hợp lý
: Lý thuyết hành vi vấn đề

: Lý thuyết trách nhiệm xã hội và cộng đồng

SNT

: Lý thuyết về tập quán xã hội

UB ATGT

: Uỷ ban an tồn giao thơng

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

UBND : Uỷ ban nhân dân



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Hình 1.1 Tiêu thụ rượu bia ở các nước ASEAN
Hình 1.2 Sản lượng bia ở Việt Nam

Hình 2.1 Thuyết hành vi dự kiến (TPB)

Hình 4.1 Độ tuổi đối tượng phỏng vấn

Hình 4.2 Độ tuổi bắt đầu uống bia/rượu

Hình 4.3 Trình độ học vấn cao nhất đạt được
Hình 4.4 Nghề nghiệp đối tượng phỏng vấn

Hình 4.5 cảm nhận rượu bia ảnh hưởng đến sức khoẻ

Hình 4.6 Cảm nhận ảnh hưởng xấu khi tham gia giao thơng

Hình 4.7 Dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khoẻ sau khi uống rượu bia
Hình 4.8 Phải từ bỏ rượu bia nhưng khơng thành cơng

Hình 4.9 Nhận thức và thái độ về hành vi tiêu dùng rượu bia của thanh
niên, những người trưởng thành trong độ tuổi

Hình 4.10 Cảm nhận về sự gia tăng trong tiêu dùng bia/rượu hiện nay tại
khu vực đang sinh sống

Hình 4.11 Hành vi khi được mời uống rượu bia


Hình 4.12 Vắng khơng làm việc vì đã uống rượu bia

Hình 4.13 Tham gia giao thơng sau khi uống rượu bia

Hình 4.14 Đánh giá mức độ lạm dụng rượu bia của người tiêu dùng được
khảo sát tại thành phố Tây Ninh

Hình 4.15 Tần suất uống rượu bia của nam và nữ

Hình 4.16 tần suất uống rượu bia của 2 nhóm ngành nghề

Hình 4.17 tần suất uống rượu bia của 2 nhóm trình độ học vấn


Hình 4.18 Mức tiêu thụ có sự khác biệt giữa nam và nữ

Hình 4.19 So sánh mức tiêu thụ giữa 2 nhóm trình độ học vấn

Hình 4.20 Mức tiêu thụ trung bình giữa 2 nhóm ngành nghề khác nhau
Hình 4.21 so sánh chi phí bia rượu bình qn giữa 2 nhóm thu nhập
Hình 4.22 so sánh chi phí bia rượu bình quân giữa nam và nữ
Hình 4.23 Tác dụng của rượu bia đến cơ thể hoặc bị say

Hình 4.24 Địa điểm thường xuyên uống

Hình 4.25 Đối tượng thường xuyên cùng uống rượu bia

Hình 4.26 Loại rượu thường sử dụng


Hình 4.27 ảnh hưởng của giá cả rượu bia đến tiêu dùng

Hình 4.28 Vấn đề chi phí xã hội

Hình 4.29 Mức độ đồng ý về các biện pháp kiểm soát


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Thang đo kiến thức, nhận thức

Bảng 3.2 Thang đo thái độ về chi phí xã hội

Bảng 3.3 Thang đo thái độ đối với các chính sách kiểm soát
Bảng 3.4 Thang đo chuẩn chủ quan
Bảng 3.5 Thang đo hành vi

Bảng 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn

Phụ lục 2: Số liệu về vi phạm luật giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến
rượu bia tại TP. Tây Ninh

Phụ lục 3: Thống kê số lượng nhà hàng, quán bar, quán ăn, nhậu có bán rượu
bia tại TP. Tây Ninh


Phụ lục 4: Số liệu phân tích thống kê


TĨM TẮT
Việc lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây tác hại đến sức khỏe

của người sử dụng, đến gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội đã được nhà

nước và cộng đồng đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều biện

pháp ngăn ngừa, hạn chế kiểm soát sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, sử dụng
rượu, bia và đồ uống có cồn khác đã được áp dụng.

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều đối tượng khác nhau trong xã

hội đã không nhận thức đầy đủ được những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc

sống, công việc, hoạt động kinh tế - xã hội do bị ảnh hưởng của rượu, bia. Các
nghiên cứu tuỳ theo từng góc độ khác nhau đã tìm hiểu những yếu tố nào ảnh

hưởng đến việc uống rượu bia như: kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi

người tiêu dùng rượu bia.

Tác giả thực hiện đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu

dùng rượu bia của người dân tại thành phố Tây Ninh” nhằm đánh giá thực

trạng tiêu dùng rượu bia và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất, mức độ


tiêu dùng rượu/bia của người tiêu dùng tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất
các giải pháp phù hợp để chống nạn lạm dụng rượu bia một cách hiệu quả hơn.

Hành vi của người tiêu dùng rượu bia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong

đó nhận thức về những tác hại của rượu bia (đối với bản thân, gia đình và xã
hội) cùng với các yếu tố bên ngồi (tình huống, mơi trường sống) như: do văn

hố cộng đồng; hành vi tiêu dùng của người thân, bạn bè, đồng nghiệp, những
người xung quanh; đặc điểm tính chất cơng việc; giá cả rượu bia, những yếu tố

này ảnh hưởng và tác động đến thái độ, nhận thức hành vi, từ đó hình thành xu
hướng hành vi và hành vi thực sự của người tiêu dùng rượu bia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng lạm dụng rượu bia đang ở mức

cao so với khuyến cáo của WHO và tiêu chuẩn của Việt Nam. Người tiêu dùng
nhận thức được các tác hại của rượu bia như: ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài


chính, an tồn giao thơng, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau họ vẫn uống

rượu/bia.Phần lớn (72,84%) người tiêu dùng vẫn có mặt làm việc sau khi đã

uống rượu bia, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cơng việc, an tồn lao
động (nguy cơ rủi ro cao)

Chính quyền địa phương chưa có kế hoạch hay chương trình hành động

riêng biệt nhằm thể hiện mạnh mẽ quyết tâm phòng chống tác hại lạm dụng


rượu bia, việc thực hiện Chính sách quốc gia phịng chống tác hại của lạm dụng

đồ uống có cồn đến năm 2020, mà chỉ thực hiện lồng ghép chung vào các kế
hoạch, chương trình thực hiện nếp sống văn hố, phịng chống tệ nạn xã hội, do
vậy chưa có những biện pháp, giải pháp cụ thể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp hoặc chính sách kiểm sốt của

chính quyền nhằm ngăn chặn tác hại của lạm dụng rượu bia được người tiêu

dùng đồng tình cao gồm: Tăng cường giáo dục, truyền thơng về tác hại của
bia/rượu; Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm, hành động để bảo vệ

người dân tránh những nguy hại do lạm dụng bia/rượu; Người tiêu dùng tự có

cách bảo vệ riêng để cho họ để tránh khỏi những ảnh hưởng nguy hại do

bia/rượu gây ra cho sức khoẻ; Phải hạn chế các hoạt động, hình thức quảng cáo
bia/rượu; Phải thực thi kiểm soát, kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở.


1

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Bối cảnh nghiên cứu :
Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch (Anh) và Tổ chức nghiên

cứu thị trường Euromonitor International (Anh), năm 2013 Việt Nam đã tiêu


thụ 3 tỷ lít bia, gấp 3,5 lần so với năm 2004. Lượng bia sử dụng trung
bình/người/năm là 32 lít, xếp thứ nhất khu vực ASEAN và thứ ba châu Á (sau

Trung Quốc và Nhật Bản). Nếu chỉ tính trung bình 22.000 đồng/ lít bia lấy theo
giá bia Hà Nội, thì người Việt đã tiêu 3 tỉ USD/năm. Trong khi thu nhập bình

quân của người Việt Nam chỉ đứng 8/11 nước trong khu vực Đông Nam Á, thì

Việt Nam lại đang nắm giữ vị trí qn qn về kỷ lục tiêu thụ bia, vượt xa so với
hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Việt Nam được xếp

là 1 trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ bia gia tăng
nhiều nhất (Nigeria tăng 17,2%, Ấn Độ tăng 17%, Brazil tăng 16% và Việt Nam
tăng 15%) (Lan Anh, 2014).

Hình 1.1 Tiêu thụ rượu bia ở các nước ASEAN


2

Mười năm qua, thị trường bia Việt Nam tăng trưởng mạnh hằng năm (từ 9

đến 11%), dự báo từ 2012 đến 2015 mức tăng trưởng lên đến 15%. Năm 2001,
sản lượng bia Việt Nam là 817 triệu lít, đứng thứ 29 trên thế giới, đến năm

2011 đạt 2.780 triệu lít, vươn lên vị trí thứ 13. Trong khu vực châu Á, thị
trường bia Việt Nam năm 2004 xếp vị trí thứ 8, hiện nay đứng thứ 3 chỉ sau
Trung Quốc, Nhật Bản (theo số liệu báo cáo của Hiệp hội bia rượu, nước giải

khát Việt Nam năm 2014 sản lượng sản xuất và tiệu thụ bia ở Việt Nam đạt

khoảng 3,14 tỷ lít bia chưa kể bia nhập khẩu từ nước ngoài)

Dự báo năm 2015, Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 4 đến 4,4 tỷ lít bia, bình

qn 45 đến 47 lít/người/năm, các nhà đầu tư sản xuất bia vẫn đang tăng tốc

để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay bình qn đầu người uống 32 lít

bia/năm, các nhà đầu tư kỳ vọng con số này sẽ tăng lên 60 đến 70 lít bia/năm
trong thời gian tới.
4000

Hình 1.2 Sản lượng bia ở Việt Nam (triệu lít)

3750

3140

3500
2780

3000

2832

2900

2500
1900


2000
1500
817

1000

866

500
0

2001

2002

2007

2011

2012

2013

2014

2015*

Nguồn : tác giả tổng hợp từ các công bố hàng nămcủa Hiệp Hội Bia rượu và
nước giải khát Việt Nam
Tuy nhiên, với việc sử dụng rượu bia ngày một tăng thì các tác hại của nó


càng trở thành mối quan tâm của Chính phủ, ngành y tế và toàn xã hộinhư:


3

Một số tác hại của rượu, bia đối với người uống như: gây ra những thay

đổi về khả năng suy nghĩ, phán đốn, trí nhớ, khả năng làm việc, học hỏi. Ở

nồng độ thấp, rượu làm tê liệt các trung tâm ức chế thần kinh tạo nên trạng thái
kích thích, hưng phấn nơi người uống. Ở nồng độ cao, rượu ức chế các trung

tâm kích thích tạo nên tình trạng hôn mê. Nồng độ rượu trong máu cao sẽ gây
liệt các trung tâm điều khiển tim mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu

não, đột quị... và dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, rượu cũng để lại các tác hại lâu
dài: xơ gan do rượu, ung thư gan; Các bệnh lý về tiêu hóa: viêm loét dạ dày tá

tràng; Các bệnh tim mạch; Các bệnh nội tiết. Đàn ông nghiện rượu có thể bị vô
sinh hoặc sinh con dị dạng, rối loạn tâm thần. Phụ nữ có thai nghiện rượu sẽ có

nhiều nguy cơ sinh con có các dị tật bẩm sinh, nghiện rượu bẩm sinh; cũng gây
suy dinh dưỡng, thiếu vitamin B1 gây suy tim, thiếu máu (Uỷ ban ATGT quốc
gia, 2014 ).

Rượu, bia còn làm nảy sinh và gia tăng những vấn đề xã hội khác như: tệ

nạn xã hội, tai nạn giao thông, bạo lực, hơn nhân khơng hạnh phúc, tự tử, tăng
chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.


Uống rượu từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt giao tiếp của người

dân. Song việc lạm dụng rượu/bia gây tác hại rất lớn cho sức khỏe con người.

Đây cũng là một trong những trở ngại đối với công tác bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng.Khi có chất men trong người, người điều khiển phương tiện thường
vượt sai quy định, đi sai phần đường, chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ

được tay lái, phán đốn và xử lý tình huống kém. Một thực tế khác đáng lo ngại
không kém trong việc sử dụng và lạm dụng rượu bia ở những người có trình độ

học vấn cao đang có xu hướng tăng nhiều hơn. Nhất là tại khu vực thành thị, xu
hướng sử dụng và lạm dụng rượu/bia nhiều hơn so với khu vực nông thôn.

Thực tế, số người không tự kiểm sốt được hành động của mình sau khi

uống rượu/bia rất lớn. Theo các chuyên gia y tế, với nồng độ cồn ở mức
0,05mg/1l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói


4

nhiều; 0,1mg/1l khí thở, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về;

0,2mg/1l khí thở, dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu cao hơn
nữa, tùy mức độ, người uống có thể bị lú lẫn, không nhận thức được mọi việc
diễn ra xung quanh… Số người bị tai nạn, thậm chí bị chấn thương sọ não do

điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu-bia luôn ở mức cao. Báo cáo của

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong tổng số hơn 3,3 triệu ca tử vong có

liên quan đến chất có cồn trên tồn cầu, có đến 15% số tử vong này do TNGT có
nguyên nhân từ sử dụng rượu/bia. Cũng theo nghiên cứu của WHO, khi tiến
hành khảo sát trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam đã
cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho

phép, 66,8% số lái xe ôtô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển
phương tiện” ( Đặng Tiến, 2014).

Sử dụng rượu/bia khi tham gia giao thông là một trong những ngun

nhân chính dẫn đến tai nạn giao thơng (TNGT) ở Việt Nam. Theo thống kê của
Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và
11% số người tử vong do tai nạn liên quan đến rượu/bia.

Theo thông tin từ Viện Chiến lược và chính sách y tế, lạm dụng rượu bia

đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tự vong cao nhất trên toàn cầu. Hậu

quả của sử dụng rượu bia là 60% nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực gia đình,

trên 10% dẫn tới tai nạn giao thơng và làm hơn 12.000 người tử vong mỗi năm.
Ước tính phí tổn do rượu bia bao gồm cả dung nạp và giải quyết hậu quả do
rượu bia gây ra chiếm từ 2 – 8% GDP của nhiều quốc gia (VOV, 2014).

Theo nhận định của bà Vũ Thị Minh Hạnh - Viện Chiến lược và Chính sách

Y tếBộ Y tế: thực trạng sử dụng bia, rượu đang trở nên đáng báo động hơn bao
giờ hết và nếu khơng có biện pháp kiểm sốt kịp thời, mức độ tiêu thụ bia, rượu


gia tăng hàng năm với mức hơn 10% sẽ khiến cho nỗ lực của mỗi cá nhân, gia
đình và tồn xã hội trong phát triển kinh tế cũng như chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng, bảo vệ an ninh trật tự của đất nước sẽ bị đe dọa (Thuý Hà,
2014).


5

Tại Việt Nam việc lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây tác hại

đến sức khỏe của người sử dụng, đến gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội đã

được nhà nước và cộng đồng đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây.

Nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế kiểm soát sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,
sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác đã được áp dụng.

Trong các giải pháp của “Chính sách quốc gia phịng, chống tác hại của lạm

dụng đồ uống có cồn đến năm 2020” có nêu rõ: “Nghiên cứu, khảo sát thường
kỳ, thống kê, đánh giá thực trạng sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; mức

độ lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; tác hại của rượu, bia và đồ uống
có cồn khác đến sức khỏe con người, kinh tế - xã hội; mối liên quan giữa lạm
dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác với tác hại về sức khỏe và kinh tế -xã hội
để đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp và khả thi…”.
Chính sách quốc gia phịng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến

năm 2020 được xây dựng từ các quan điểm: Nhà nước khơng khuyến khích

người tiêu dùng sử dụng nhiều rượu, bia; mọi người có quyền được bảo vệ khỏi

ảnh hưởng bởi tác hại của lạm dụng rượu, bia; việc sản xuất, kinh doanh, sử

dụng rượu, bia được kiểm soát toàn diện, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế-xã hội. Chính sách quốc gia đề ra 7 mục tiêu, trong đó có việc giảm

dần, tiến tới chấm dứt lưu thông rượu, bia “dỏm” trên thị trường; giảm mức gia

tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân/người trưởng thành/năm (quy đổi theo
rượu nguyên chất) từ 12,1% giai đoạn 2007-2010 xuống còn 10% giai đoạn

2013-2016 và 6,5% giai đoạn 2017-2020.

Bên cạnh đó nhà nước và địa phương cũng thực hiện nhiều chiến dịch

phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế người dưới 18 tuổi và các đối tượng cán bộ,

công chức, viên chức tiếp cận, sử dụng rượu bia; phòng ngừa bạo lực gia đình,
gây rối trật tự cơng cộng do lạm dụng rượu bia. Có 5 giải pháp được nêu lên

trong chính sách tập trung vào việc kiểm sốt nhu cầu sử dụng; kiểm soát việc

cung cấp; giảm tác hại của việc lạm dụng rượu bia; hoàn thiện pháp luật, cơ chế


6

phịng chống tác hại của lạm dụng rượu bia; hình thành và duy trì hệ thống thu


thập và phân tích thông tin, dữ liệu cần thiết để xây dựng các chính sách can
thiệp kịp thời, hiệu quả.

Sự lãng phí do tiêu thụ nhiều rượu, bia đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi

tiêu của từng gia đình, tác động đến sức khỏe của người dân. Nếu tiết giảm

được tình trạng này, một nguồn lực đáng kể trong dân sẽ được đầu tư vào
nhiều lĩnh vực sinh lợi cho xã hội, cho đất nước. Để làm được điều đó, mỗi
người, mỗi gia đình cần phải nhận thức rằng, tiết kiệm chi phí bia, rượu là để
đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, cho gia đình và sự an tồn cho xã hội.

Do vậy nhằm góp phần đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và giãm bớt tình

trạng lạm dụng rượu bia hiện nay, đề tài này thực hiện nhằm nghiên cứu các
yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi, tần suất và mức tiêu dùng rượu bia của
người dân, để có giải pháp phù hợp và hiệu quả.
1.2Mục tiêu nghiên cứu :

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều đối tượng khác nhau trong xã

hội đã không nhận thức đầy đủ được những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc

sống, công việc, hoạt động kinh tế - xã hội do bị ảnh hưởng của rượu, bia. Các
nghiên cứu tuỳ theo từng góc độ khác nhau đã tìm hiểu những yếu tố nào ảnh

hưởng đến việc uống rượu bia như: kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi

người tiêu dùng rượu bia và nếu có nhận thức đầy đủ về rủi ro có thể xảy ra thì
họ có giảm mức tiêu dùng rượu bia không ? Mục tiêu của đề tài này nhằm đánh

giá thực trạng tiêu dùng rượu bia và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành

vi,tần suất, mức độ tiêu dùng rượu, bia của người tiêu dùng tại địa bàn nghiên
cứu, từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp để chống nạn lạm dụng rượu bia

một cách hiệu quả hơn.

1.3Câu hỏi nghiên cứu:

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài thực hiện nhằm tìm

kiếm câu trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau đây:


7

- Thực trạng, tần suất, mức độ tiêu dùngrượu bia của người dân tại địa

bàn nghiên cứu hiện nay như thế nào ?

- Nhận thức, thái độ và hành vi tiêu dùng rượu bia hiện nay của người

tiêu dùng tại địa bàn nghiên cứu ra sao ?

- Những giải pháp nào có thể được đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả

cơng tác phịng chống lạm dụng rượu bia, ngăn ngừa và giảm tác hại của việc
lạm dụng rượu bia?

1.4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: nhận thức, thái độ, hành vi và mức

độ tiêu dùng rượu bia của người tiêu dùng tại thành phố Tây Ninh.

Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian và năng lực tài chính, phạm

vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện đối với người tiêu dùng trên địa bàn
thành thị và nông thôn thuộc thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Thời gian
thực hiện từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015.
1.5Cấu trúc của luận văn:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện và báo cáo trong bản luận văn này với

cấu trúc như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Nội dung này bao gồm giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu; trình bày câu

hỏi nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; xác định đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, đồng thời nêu cấu trúc nghiên cứu của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện nghiên

cứu. Cụ thể là Lý thuyết hành vi vấn đề; Lý thuyết về hành vi dự kiến; Lý thuyết

về tập quán xã hội; Lý thuyết trách nhiệm xã hội và cộng đồng. Đồng thời nêu

lên một số khái niệm, quy định liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi, lạm


dụng rượu bia, tác hại của rượu bia; Khảo lược một số nghiên cứu có liên quan


8

và chính sách quản lý về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rượu bia của Chính phủ
và chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này nêu rõ phương pháp, mơ hình nghiên cứu, xác định mẫu

nghiên cứu; việc xây dựng thang đo, bảng câu hỏi và cách thức thực hiện phỏng
vấn thu thập xử lý thông tin và nguồn thông tin.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến nhận thức,

thái độvà hành vi của người tiêu dùng như: mức tiêu thụ rượu bia, tần suất sử

dụng rượu bia. Thông qua những kết quả nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi số 1
“Người tiêu dùng có nhận thức, thái độ về những tác hại do rượu bia như thế

nào ?” và câu hỏi số 2 “ Hành vi và mức độ tiêu dùng rượu bia hiện nay của
người tiêu dùng ra sao ?”

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách:

Từ những phân tích ở chương 4 sẽ đưa ra kết luận và gợi ý chính sách


cũng là trả lời câu hỏi số 3 “ Những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công
tác phòng chống lạm dụng rượu bia, ngăn ngừa và giảm tác hại của việc tiêu

dùng rượu bia tại thành phố Tây Ninh ? ”. Đồng thời nêu lên những hạn chế
trong nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


9

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu
Chương I đã khái quát mục tiêu nghiên cứu, đó là những yếu tố nào ảnh

hưởng đến việc uống rượu bia, và nếu như có nhận thức đầy đủ những rủi ro có

thể xảy khi tiêu dùng rượu bia thì thái độ, nhận thức, hành vi và mức độ tiêu
dùng của người tiêu dùng sẽ như thế nào ? Nội dung Chương II trình bày các lý

thuyết liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi, tập quán xã hội, trách nhiệm
xã hội và cộng đồng làm cơ sở đánh giá, giải thích việc hình thành nên nhận

thức, thái độ, hành vi của người tiêu dùng. Đồng thời trình bày các khái niệm có
liên quan đến lạm dụng rượu bia, các nghiên cứu trước đây có liên quan và các

chính sách, biện pháp của chính quyền địa phương trong việc thực hiện Chính
sách quốc gia về phịng chống lạm dụng đồ uống có cồn.
2.2 Khái niệm nhận thức, thái độ và hành vi:

2.2.1 Nhận thức
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về nhận thức, như:


-Nhận thức: (1) danh từ: nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh, tái

hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế
giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. (2) động từ: nhận ra và biết
được (Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB Tp. HCM).

-Nhận thức: Nhờ hoạt động nhận thức mà con người phản ánh hiện thực

xung quanh ta và các hiện thực của bản thân ta, trên cơ sở đó con người tỏ thái
độ tình cảm và hành động. Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt
tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp

(Sách tâm lý đại cương, Khoa giáo dục học, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và
Nhân văn).

2.2.2 Thái độ:


10

Thái độ (danh từ): (1) Là tổng thể chung những biểu hiện ra bên ngoài

(bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của con người
đối với người hoặc việc. (2) Là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một
hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình (Theo từ điển Tiếng Việt phổ

thông, Viện ngôn ngữ học, NXB Tp. HCM).
2.2.3 Hành vi:


Hành vi (danh từ) là tồn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu

hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.
2.3 Lạm dụng rượu bia:

Lạm dụng rượu bia là một vấn đề phức tạp gồm 3 mức độ: uống rượu bia

có nguy cơ gây hại, uống quá độ và nghiện rượu. Theo cảnh báo và khái niệm

của Tổ chức y tế thế giới (WHO) nguy cơ gây hại do uống rượu bia là “uống
rượu thường xuyên, có nguy cơ dẫn đến hậu quả tai hại” về mặt thể chất, tâm
thần, hoặc xã hội. Điều này bao hàm việc uống rượu quá mức quy định của cơ
quan y tế có thẩm quyền và pháp luật.

Uống rượu quá độ, còn gọi là uống quá chén, ám chỉ thói quen uống rượu

đã gây tác hại về mặt thể chất và tâm thần nhưng chưa dẫn đến việc nghiện
rượu.

Nghiện rượu được miêu tả là “không thể kiềm chế bản thân để tránh uống

rượu”. Người nghiện rượu thèm rượu, tiếp tục uống bất chấp những tác hại do

rượu gây ra và lên cơ vật vã khi thiếu rượu.

2.3.1 Lạm dụng rượu bia theo quan điểm WHO:
Lạm dụng rượu bia là việc sử dụng rượu bia với mức độ khơng thích hợp

dẫn đến sự biến đổi về chức năng hoặc xuất hiện một dấu hiệu lâm sàng theo


DSM-IV (loạn thần dạng phân liệt hay rối loạn dạng phân liệt).

Mức sử dụng có thể gây nên tình trạng lạm dụng rượu bia theo khuyến

cáo của WHO là:


11

+ Nữ sử dụng quá 1 đơn vị rượu/ngày, 7 đơn vị rượu/tuần ( 30 đơn vị

rượu/tháng)

+ Nam sử dụng quá 2 đơn vị rượu/ngày, 14 đơn vị rượu/tuần ( 60 đơn vị

rượu/tháng)

+ Lớn hơn 65 tuổi sử dụng quá 1 đơn vị rượu/ngày, 7 đơn vị rượu/tuần (

30 đơn vị rượu/tháng)

Trong đó: đơn vị rượu là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ

uống có cồn khác với nồng độ khác nhau, tương đương với 10 grams etanol
nguyên chất chứa trong dịch uống (khoảng 2/3 chai bia 500ml hoặc 01 lon bia
330ml 5%, 1 cốc bia hơi 330ml, 100ml rượu vang 13,5%, 1 chén 30ml rượu
mạnh 40% - 43%) (Trần Thị Trang, 2014).

2.3.2 Lạm dụng rượu bia theo quan điểm Việt Nam:
Theo Khoản 2, Điều 2 Quyết định 244/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 Quyết


định về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn
đến năm 2020 thì lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn là việc sử dụng rượu,

bia và đồ uống có cồn khác với mức độ, liều lượng, đối tượng khơng thích hợp
dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc sự xuất hiện dấu hiệu về lâm

sàng ảnh hưởng có hại đến sức khoẻ người sử dụng:

+ Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ sử dụng

rượu, bia và đồ uống có cồn khác;

+ Người từ 60 tuổi trở lên uống hơn 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2 đơn vị

rượu/ngày, hơn ½ đơn vị rượu/giờ (tức 60 đơn vị rượu/tháng);

+ Người dưới 60 tuổi uống trên 21 đơn vị rượu/tuần, hơn 3 đơn vị

rượu/ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ (tức 90 đơn vị rượu/tháng)

+ Hoặc sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong trường hợp pháp

luật nghiêm cấm.

2.4 Tác hại của lạm dụng rượu bia:
2.4.1 Tác hại đối với sức khoẻ thể chất



×