Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.59 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG VĂN MINH

RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY
VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢƠNG VĂN MINH

RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY
VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
LUẬN ÁN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KIM LOAN

TP.Hồ Chí Minh – 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết bản luận văn: “Rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay
vốn tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tôi
đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết rằng
nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong
học thuật.
Tác giả luận văn

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả xin gửi lời
cảm ơn đến TS. Phạm Kim Loan là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Ngân hàng thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các phịng chun mơn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu đã cung cấp các tài liệu, số liệu và trả lời phiếu khảo sát trong quá
trình nghiên cứu viết luận văn của tác giả.
Cuối cùng, tơi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ tạo điều
kiện cho tôi để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

ii


TĨM TẮT
1. Tiêu đề
Rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi
nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Tóm tắt
Cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây đƣợc các Ngân hàng tập trung
khai thác với nhiều sản phẩm vay ƣu đãi. Vay vốn tiêu dùng giúp các cá nhân có đƣợc
nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Qua
quá trình làm việc và tìm hiểu, tơi nhận thấy tại thời điểm hiện tại chƣa có đề tài nào
liên quan đến những rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ có ý
nghĩa về phƣơng diện lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng hóa hoạt động của ngân
hàng trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu lý luận rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân
vay vốn tiêu dùng, áp dụng phân tích thực trạng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, tìm ra những rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
vay vốn tiêu dùng, từ đó đƣa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển và hạn chế rủi ro
trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Sau cùng, đề xuất một số cơng cụ hỗ trợ hồn thiện
các quy định hiện hành về cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Để đánh giá một cách chính

xác các thơng tin thu thập, luận văn sử dụng song song nhiều phƣơng pháp nghiên cứu
bao gồm: Phƣơng pháp điều tra khảo sát; thu thập thông tin; so sánh; thống kê mô tả;
phân tích số liệu. Trên phƣơng diện thực tiễn đƣa ra những phân tích luận giải thực tế
về rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dung; từ đó thấy đƣợc những
tồn tại, hạn chế và đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của khách hàng
cá nhân vay vốn tiêu dùng. Trên phƣơng diện lý luận, hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ
sở lý luận chung trong rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng. Từ
đó đề xuất một số cơng cụ, hỗ trợ sửa đổi một số quy định về cho vay tiêu dùng hiện
nay tại Việt Nam.
3. Từ khóa
Rủi ro vay vốn tiêu dùng, phịng ngừa rủi ro tín dụng, vay vốn tiêu dùng.

iii


ABSTRACT
1. Title
Credit risks of individual customers who borrow consumer loans at branch
Agribank Ba Ria - Vung Tau province.
2. Summary
Consumer lending in recent years has been focused on exploiting by banks with
many preferential loan products. Consumer loans help individuals get capital to
improve their lives, contribute to social-economic development. Through the process
of working and studying, I realize that now there is no topic related to the risks
affecting the repayment ability of individual consumer loans at Agribank branch of Ba
Ria province. - Vung Tau. Therefore, researching and proposing solutions to develop
consumer lending activities will make sense in terms of theory and practice for the
diversification of banking operations in the province. The objective of the thesis is to
research the credit risk theory of individual customers borrowing consumer loans,
apply analysis of the current situation at Agribank Ba Ria - Vung Tau province branch,

find out the risks that affect the debt repayment capacity of individual customers
borrowing consumer capital, thereby offering solutions to promote development and
limit risks in consumer lending activities. Finally, proposing a few supporting tools to
complete the current regulations on consumer lending in Vietnam. To accurately assess
the collected information, the thesis uses a lot of research methods in parallel,
including: Survey method; collect information; compare; Descriptive statistics; data
analysis. On the practical side, it gives the practical analysis and explanation about the
credit risks of individual consumer borrowers; From there, we can see the
shortcomings and limitations and propose a few solutions to limit the credit risks of
individual consumer borrowers. In terms of theory, systematize and clarify the general
theoretical basis in the credit risk of individual consumer borrowers. Then proposing a
few tools to support the amendment of a few current consumer lending regulations in
Vietnam.
3. Keywords
Consumer loan risk, credit risk prevention, consumer loan.

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
TÓM TẮT....................................................................................................................iii
MỤC LỤC.....................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................x
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ TỔNG QUAN CÁC

NGHIÊN CỨU TRƢỚC............................................................................................. 11
1.1. Lý luận về phát triển cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng..........................11
1.1.1. Cho vay tiêu dùng của ngân hàng...................................................................... 11
1.1.2. Hoạt động cho vay đối với cho vay tiêu dùng của ngân hàng............................13
1.2. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank............................................................. 16
1.3. Pháp luật về cho vay tiêu dùng tại Việt Nam........................................................ 18
1.4. Quản lý rủi ro trong việc phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank...........................19
1.4.1. Khái niệm rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại
Agribank...................................................................................................................................................... 19
1.4.2. Các loại hình rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại
Agribank...................................................................................................................... 20
1.4.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại
Agribank...................................................................................................................... 21
1.4.4. Nội dung rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn cá nhân tiêu dùng tại
Agribank...................................................................................................................... 22
1.5. Những rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu
dùng tại Agribank..................................................................................................................................... 31
1.5.1. Quy trình thủ tục vay vốn......................................................................................................... 31
1.5.2. Khả năng tài chính của khách hàng...................................................................................... 31
1.5.3. Thái độ của nhân viên đối với khách hàng.............Error! Bookmark not defined.
v


1.5.4 Rủi ro chính sách dành cho chi nhánh................................................................. 31
1.5.5 Lãi suất cho vay………………………………………………………………....32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

VAY VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK........................................ 33
CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.............................................................. 33
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu . 33


2.1.1. Khái quát về Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu................................33
2.1.2.Tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...............34
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank
chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.................................................................................. 39
2.2.1. Phân tích thực trạng chất và lƣợng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại

Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.................................................................. 39
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại
Agribank – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.............................................................. 49
2.3. Phân tích rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn
tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu............................................. 61
2.3.1 Về khách hàng của Chi nhánh............................................................................. 61
2.3.2 Quy trình thủ tục của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng............................. 63
2.3.3 Khả năng tài chính của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng..........................64
2.3.4 Thái độ của nhân viên đối với khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng...............65
2.3.5 Rủi ro chính sách dành cho Chi nhánh................................................................ 66
2.3.6 Lãi suất cho vay của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng..............................66
2.4. Đánh giá chung về rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại
Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.................................................................. 68
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc............................................................................................... 68
2.4.2. Hạn chế.............................................................................................................. 70
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.................................................................................. 72
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CHO
VAY CÁ NHÂN TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU................................................................................................................ 77
3.1. Định hƣớng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng và rủi ro tín dụng của khách
hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu..........77
vi



3.1.1. Kết quả nghiên cứu............................................................................................ 77
3.1.2. Những điểm chƣa phù hợp................................................................................ 78
3.1.3 Cần sửa đổi bổ sung trong Pháp luật nhà nƣớc về cho vay tiêu dùng.................78
3.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển, hạn chế rủi ro khách hàng cá nhân vay vốn tiêu
dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.................................................... 79
3.2.1. Hồn thiện cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu
dùng tại Chi nhánh....................................................................................................... 79
3.2.2. Hồn thiện cơng tác đo lƣờng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu
dùng tại chi nhánh........................................................................................................ 80
3.2.3. Hồn thiện cơng tác ứng phó rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu
dùng tại Chi nhánh....................................................................................................... 81
3.2.4. Hồn thiện cơng tác kiểm sốt và xử lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay
vốn tiêu dùng tại Chi nhánh......................................................................................... 82
3.2.5. Một số giải pháp khác........................................................................................ 85
3.3. Một số kiến nghị................................................................................................... 89
KẾT LUẬN................................................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................I
Phụ lục......................................................................................................................... III

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA

ATM


Máy rút tiền tự động

CN

Chi nhánh

ĐCTC

Định chế tài chính

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng Thƣơng mại


NVHĐ

Nguồn vốn huy động

P.TD

Phịng Tín dụng

PGD

Phịng giao dịch

QTK

Quỹ tiết kiệm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TSĐB

Tài sản đảm bảo

RRTD

Rủi ro tín dụng

XHTD

Xếp hạng tín dụng

XHTD NB

Xếp hạng tín dụng nội bộ

Agribank

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng....................23
Bảng 1.2 Bảng chấm điểm khách hàng cá nhân ở Mỹ................................................. 27
Bảng 1.3 Bảng tổng hợp điểm và quyết định cho khách hàng..................................... 28
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu . 35


Bảng 2.2. Tình hình dƣ nợ của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.............36
Bảng 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.................................38
Bảng 2.4. Tổng hợp thu nhập - chi phí của ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.................................................................................................................. 39
Bảng 2.5. Số lƣợng khách hàng cá nhân đang vay vốn tiêu dùng của ngân hàng
Agribank chi nhán tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2019...............................41
Bảng 2.6. Cơ cấu dƣ nợ phân theo đối tƣợng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại

ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.............................................. 42
Bảng 2.7. Cơ cấu dƣ nợ khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng phân theo kỳ hạn của
ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2019............44
Bảng 2.8. Cơ cấu dƣ nợ khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng phân theo tài sản đảm
bảo của ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu................................45
Bảng 2.9. Cơ cấu dƣ nợ khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng phân theo sản phẩm
của của ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.................................45
Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đối với khách hàng cá nhân vay vốn tiêu
dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu..............................46
Bảng 2.11. Tình hình dƣ nợ khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng đối với từng dòng
vay của ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu................................48
Bảng 2.12. Tổng thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng của
Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2019.............................48
Bảng 2.13. Bảng hƣớng dẫn xác định nguy cơ rủi ro.................................................. 50
Bảng 2.14. Bảng số liệu tổng hợp nhận diện rủi ro khách hàng cá nhân vay vốn tiêu
dùng từ phía ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.........................52
Bảng 2.15. Bảng điểm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng
tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.......................................................... 55

ix



Bảng 2.16. Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu
dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu................................................. 56
Bảng 2.17. Thông tin chung về khách hàng điều tra.................................................... 61
Bảng 2.18. Thông tin về số lần khách hàng vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2017-2019............................................. 62
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu về quy
trình tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu..................................63
Bảng 2.20. Đánh giá về khả năng tài chính của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng
của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu........................................................ 64
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng về thái độ của
Nhân viên Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.............................................. 65
Bảng 2.22. Sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu về rủi ro chính sách của
Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu............................................................... 66
Bảng 2.23. Sự hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng về lãi suất...........67
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu................33
Hình 2.2. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank
chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2017-2019.............................................. 43

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, từng địa phƣơng cũng nhƣ toàn
bộ nền kinh tế cần phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nƣớc
thơng qua hoạt động cho vay của các Ngân hàng thƣơng mại để thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Do đó, nhu cầu
mở rộng hoạt động cho vay là tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của con ngƣời cũng
ngày càng cao và tài chính trở thành vấn đề rất quan trọng để tài trợ cho những nhu
cầu đó.
Cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt
khác giúp đỡ cho các cá nhân có đƣợc nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình,
góp phần phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy việc thực hiện chính sách kích cầu của
Chính phủ, tạo cơng ăn việc làm, giúp ngƣời lao động có thu nhập cao hơn, nâng
cao đời sống xã hội.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một địa bàn cách trung tâm Sài Gịn 100 km,
nằm trong vùng Đơng Nam Bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch của cả
vùng, có nhiều đƣờng giao thơng thuỷ, bộ nối với trung tâm Sài Gịn, mật độ dân
cƣ đơng đúc, là tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp, trọng điểm phát triển kinh tế của
khu vực Đông Nam Bộ. Những điều kiện đó cho thấy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là
một thị trƣờng đầy tiềm năng và đang phát triển ổn định đối với hoạt động cho vay
tiêu dùng đối với các ngân hàng. Trong khi đó, Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu là một trong những ngân hàng thƣơng mại lớn trên địa bàn, có vai trò rất
quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong thời gian qua tại
Ngân hàng, đã có rất nhiều khách hàng vay tín dụng cá nhân, và doanh thu mang lại
khá nhiều cho chi nhánh. Bên cạnh đó, lại có những hạn chế rủi ro cụ thể nhƣ:
Công tác quản lý cho vay tiêu dùng còn nhiều bất cập: Thiếu các chỉ tiêu cụ thể
đánh giá mức độ rủi ro của từng ngành và mục đích vay vốn; Hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ khách hàng cá nhân không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để
thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế; Chƣa tính đƣợc tổn thất tín dụng
dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ… Chính những yếu tố trên đã làm
giảm khả năng cho vay tiêu dùng nói chung.
1


Qua q trình làm việc và tìm hiểu, tơi nhận thấy tại thời điểm hiện tại chƣa
có đề tài nào liên quan đến những rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách

hàng cá nhân vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Chính
vì vậy, việc nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp để phát triển hoạt động cho vay tiêu
dùng sẽ có ý nghĩa về phƣơng diện lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng hóa hoạt
động của ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tơi đã chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng của
khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu lý luận rủi ro tín dụng của khách hàng cá
nhân vay vốn tiêu dùng, áp dụng phân tích thực trạng tại Agribank chi nhánh tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, từ những thực trạng đó đƣa ra những giải pháp thúc đẩy phát
triển và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích chi tiết số liệu qua các năm, các rủi ro ảnh hƣởng trực tiếp và gián
tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, từ đó làm cơ sở
đƣa ra giải pháp thúc đẩy phát triển cho vay tiêu dùng.
Nghiên cứu các Nghị định, Thông tƣ của Nhà nƣớc về hoạt động cho vay tiêu
dùng, tìm ra những điểm còn hạn chế, chƣa phù hợp thực tiễn nhằm đƣa ra những
kiến nghị sửa đổi phù hợp.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thế nào là rủi ro tín dụng? Nhân tố nào ảnh hƣởng tới khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân vay tiêu dùng?
Thực trạng rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùngtại
Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhƣ thế nào? Đã đạt đƣợc kết quả gì?
Hạn chế là gì? Nguyên nhân là gì?
Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần có những giải pháp gì để hạn
chế rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng?
Những giải pháp nào giúp hỗ trợ, sửa đổi Pháp luật về hạn chế rủi ro tín dụng
của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng hiện tại?

2


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Những rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Lý luận và thực trạng rủi ro tín dụng của khách hàng cá
nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank nói chung và chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu nói riêng.
+ Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của khách hàng cá
nhân vay vốn tiêu dùng trong giai đoạn 2017 - 2019, nghiên cứu từng thời gian và
đánh giá các rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, đề xuất giải
pháp hạn chế rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại chi
nhánh đến năm 2025.
+ Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập chủ yếu trong giai đoạn từ năm 20172019.
+ Các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 06/2019
đến tháng12/2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phƣơng
pháp bao gồm:
5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả thu thập thông tin thứ
cấp và thông tin sơ cấp.
- Nguồn thông tin thứ cấp:
+ Tổng hợp, chọn lọc và phân tích các thơng tin từ các giáo trình, các sách
chuyên ngành và các tài liệu liên quan nhƣ luận văn, luận án nghiên cứu đi trƣớc,
đã đƣợc nghiên cứu về nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
nhằm mục tiêu làm rõ cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
+ Thống kê các báo cáo liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu và các hoạt động nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân
vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng, Nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng của khách

3


hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng nhằm làm rõ thực trạng tín dụng tại
ngân hàng.
- Nguồn thông tin sơ cấp
Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách xây dựng bảng hỏi khảo sát
nhằm mục đích điều tra các khách hàng có hợp đồng tín dụng tại ngân hàng, đo
lƣờng sự hài lòng của khách hàng về các hoạt động tín dụng của ngân hàng, thông
qua việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.
5.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Để thực hiện khảo sát, tác giả phát ra 150 phiếu khảo sát, gửi tới khách hàng
cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, số phiếu
tác giả thu về là 130 phiếu, có 20 phiếu khơng hợp lệ. Do đó, tác giả tiến hành
nghiên cứu với quy mô mẫu là 130 phiếu khảo sát. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc
xử lý bằng phần mềm Excel để tính tốn điểm trung bình.
+ Đối với nguồn số liệu thứ cấp: Tác giả xử lý số liệu dƣới dạng bảng biểu
trên phần mềm Excel và thống kê theo từng năm.
+ Đối với nguồn số liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng phần mềm Excel để tính
điểm trung bình của kết quả khảo sát dữ liệu. Sau khi khảo sát xong, tác giả sẽ sử
dụng phần mềm Excel để nhập liệu và tính tốn điểm trung bình. Dựa trên kết quả
tính tốn điểm trung bình sẽ cho thấy đƣợc mức độ đồng ý của đối tƣợng phỏng
vấn về từng câu hỏi khảo sát. Phần mềm Excel đƣợc sử dụng để tính tốn điểm
trung bình theo cơng thức sau:
Điểm TB = ∑ (a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B
b là số ý kiến cho từng loại điểm

B là tổng số ý kiến.
Trong luận văn, tác giả sử dụng thang điểm 5 trong việc quy định và cho
điểm các mức độ đánh giá của khách hàng theo quy ƣớc sau:
1 Rất không hài lịng
2 Khơng hài lịng
3 Bình thƣờng
4 Hài lịng
5 Rất hài lòng
4


Kết quả của nghiên cứu sẽ đƣợc lựa chọn dựa theo quy ƣớc sau đây:
Rất khơng
hài lịng
1,0 - 1,8

Khơng
hài lịng
1,81 -2,6

Bình
thƣờng
2,61 - 3,4

Hài lịng
3,41 - 4,2

Rất hài
lịng
4,21 - 5,0


Việc thu thập số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện thông qua phiếu điều tra do
ngƣời đƣợc phỏng vấn tự điền thông tin.
5.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp vấn đề đƣợc sử dụng để phân tích sự tác
động của nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn
tiêu dùng tại Chi nhánh. Sau khi phân tích để làm rõ từng nội dung của vấn đề
nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng hợp và làm rõ những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt
đƣợc của vấn đề nghiên cứu.
5.4. Phƣơng pháp thống kê mô tả
Mô tả đặc điểm của ngân hàng về các nội dung sau: về lịch sử hình thành và
phát triển, về cơ cấu tổ chức, về kết quả hoạt động kinh doanh, về những thuận lợi
và khó khăn trong cho tín dụng của Chi nhánh. Qua đó, có thể thấy đƣợc tồn bộ
bức tranh khái qt về ngân hàng và đặc điểm hoạt động của ngân hàng giai đoạn
2017-2019.
5.5. Phƣơng pháp so sánh
Mục đích của việc sử dụng phƣơng pháp thống kê so sánh là để phân tích và
so sánh sự thay đổi của các số liệu đƣợc thống kê qua từng thời kỳ, từng giai đoạn
để thấy đƣợc sự phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu (sự tăng lên hay giảm xuống
của các chỉ tiêu nghiên cứu qua từng thời kỳ). Trong luận văn, tác giả sử dụng thời
kỳ nghiên cứu là một năm. Mục đích của sử dụng phƣơng pháp thống kê so sánh là
thấy đƣợc sự phát triển trong tín dụng của Chi nhánh, sự thay đổi trong kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng và so sánh kết quả khảo sát so với các quy ƣớc về
mức điểm khảo sát.
6. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng của khách
hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng Agribank nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu nói riêng.
Phân tích đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng
5



trong giai đoạn 2017 – 2019, đánh giá các yếu tố trực tiếp và gián tiếp ảnh hƣởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng, những tồn tại, hạn chế.
Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay
vốn tiêu dùng
7. Đóng góp của đề tài
Trên phƣơng diện thực tiễn đƣa ra những phân tích luận giải thực tế về rủi ro
tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng, từ đó thấy đƣợc những tồn tại,
hạn chế và đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của khách hàng cá
nhân vay vốn tiêu dùng.
8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Hoàng Thị Huyền Trang, 2015. Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây. Luận văn
Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội
dung đề tài khá sát với tình hình kinh tế và tình hình hoạt động ngân hàng. Luận
văn đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết về cơ sở lý luận về hiệu quả của hoạt động
cho vay tiêu dùng, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các hình thức của cho vay
tiêu dùng, Nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng, các tiêu chí
phản ánh hiệu quả cho vay tiêu dùng, quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu
dùng, và những quy định pháp lý tại Việt Nam trong vấn đề này. Dựa trên những dữ
liệu thu thập đƣợc, tác giả đã có những đánh giá về hiệu quả cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam chi nhánh Hà Tây. Từ đó,
những giải pháp đƣợc đƣa ra là xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, nâng cao chất
lƣợng sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ khách hàng, đi kèm với đó
là giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Lê Thị Kim Huệ, 2013. Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam
hiện nay, Kinh tế và dự báo, số 21(11/2013). Bài viết đã cho thấy đƣợc xu hƣớng
phát triển mạnh mẽ của cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây, bốn hạn chế
chính cịn tồn tại nhƣ: chƣa có sự khoanh vùng và quản lý riêng biệt hoạt động cho

vay tiêu dùng, hệ thống quản trị cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng chƣa hoàn
thiện, lãi suất đối với cho vay tiêu dùng vẫn còn khá cao, và còn thiếu một số hành
lang pháp lý. Từ đó, tác giả cũng đề xuất một số các chính sách để hệ thống cho vay
tiêu dùng đƣợc phát triển và an toàn hơn nữa.
6


Trần Thị Thanh Tâm, 2015. Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại
Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 (02/2015). Bài báo đã chỉ ra đƣợc những lợi ích
của việc phát triển cho vay tiêu dùng, cụ thể nhƣ nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính
cho ngƣời dân, góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho Nhóm khách hàng
mới, góp phần làm giảm nhu cầu đối với các dịch vụ tín dụng phi chính thức, và là
một cơng cụ quan trọng làm kích cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đƣa
ra hai giải pháp chính là: hồn thiện các vấn đề pháp lý cho kênh tài chính tiêu
dùng, và nâng cao hơn nữa nhận thức cho ngƣời dân về dịch vụ tài chính tiêu dùng.
Nguyễn Thị Minh, 2015. Cho vay tiêu dùng: Xu hướng tất yếu của các ngân
hàng thương mại, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 (07/2015). Bài đăng đã nhấn mạnh rằng
mở rộng và phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, tập trung nhiều hơn đối với phân
khúc khách hàng cá nhân, những ngƣời có nhu cầu tiêu dùng cũng đang trở thành
xu hƣớng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.Ngoài ra,tác giả cũng cho rằng
các ngân hàng cần đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng ở 3 lĩnh vực chính: cho vay mua,
xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở; cho vay qua thẻ; và cho vay tiêu dùng thông
thƣờng.
Với nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại NHTM
Cổ phần Công Thương Việt Nam của khách hàng cá nhân khu vực TP. Hồ Chí
Minh”, Trần Khánh Bảo (2015) đã thực hiện khảo sát ý kiến của 260 khách hàng cá
nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
gồm: Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA),
phân tích hồi quy tuyến tính, phân tích sự khác biệt về xu hƣớng sử dụng theo
thuộc tính ngƣời sử dụng bằng T-Test và Anova để phân tích những nhân tố ảnh

hƣởng đến quyết định vay vốn tại NHTM Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam của
khách hàng cá nhân khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Christos C. Frangos và cộng sự (2012) nghiên cứu, Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định của khách hàng đối với vay vốn ngân hàng: Trƣờng hợp khách hàng Hy
Lạp. Trong nghiên cứu này, số liệu đƣợc của tác giả chọn ngẫu nhiên 277 mẫu từ
công dân Hy Lạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố chất lƣợng dịch vụ, chính
sách cho vay, sự hài lịng từ dịch vụ của ngân hàng có ảnh hƣởng đến quyết định
vay vốn của khách hàng cá nhân.
7


Khi nghiên cứu “Các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng tại Pakitstan:
Quan điểm của khách hàng", Hafeez Ur Rehman and Ahmed (2008) tiến hành thu
thập số liệu thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp từ 358 khách hàng cá nhân của
các ngân hàng tại TP. Lahore (Pakitstan). Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong
nghiên cứu này gồm: Phân tích hồi quy đa biến, phân tích nhân tố khám phá. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, Nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn ngân hàng của các
khách hàng cá nhân tại Lahore, Pakitstan là dịch vụ khách hàng, sự thuận tiện, trang
thiết bị của ngân hàng và môi trƣờng chung của ngân hàng.
Tác giả Đỗ Thị Thúy Uyên (2016), nghiên cứu về “Rủi ro cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ”, luận văn thạc sỹ
trƣờng đại học Cần Thơ. Trong luận văn, tác giả thực hiện phân tích thực trạng tín
dụng tại ACB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015. Phân tích
Nhân tố tác động: Nhân tố khách quan từ môi trƣờng bên ngoài và Nhân tố chủ
quan xuất phát từ nội bộ ngân hàng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng ACB chi
nhánh Cần Thơ. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm tín dụng tại
ACB chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới.
Tác giả Vũ Văn Thực (2017) nghiên cứu về “Phát triển nâng cao chất lượng
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam”,
Tạp chí phát triển và hội nhập số 19 (29). Theo tác giả, hiện tại, mơi trƣờng cạnh

tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt. Nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn VN (Agribank) đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ
với nhiều tiện ích để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong đó cho vay tiêu dùng là
một trong những sản phẩm dịch vụ đã và đang đƣợc Agribank cung cấp cho khách
hàng. Trong nghiên cứu, tác giả đã đánh giá, phân tích khái quát thực trạng hoạt
động cho vay tiêu dùng tại Agribank trong thời gian qua. Từ kết quả tổng hợp
những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của
Agribank, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này trong thời
gian tới. Một số giải pháp cụ thể nhƣ: Xây dựng chiến lƣợc cho vay tiêu dùng; Mở
rộng thị trƣờng cho vay; Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm cho vay
tiêu dùng…
8


Tác giả Nguyễn Thị Huệ (2016) nghiên cứu về “Rủi ro cho vay tiêu dùng tại
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Gia Bình, Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học thƣơng mại. Nghiên cứu tiến
hành tiếp cận, luận giải một cách hệ thống và làm rõ hơn về hoạt động chao vay tiêu
dùng và hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại. Thực hiện phân tích
thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh từ năm 2012 - 2014, từ đó làm rõ những kết quả đạt đƣợc,
những tồn tại, hạn chế và tác nhân ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân
hàng trong điều kiện canh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt nhƣ hiện
nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Diệu (2018) nghiên cứu về “Rủi ro cho vạy tiêu
dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, Chi nhánh Huế”, luận văn thạc sỹ
đại học Huế. Nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, thống kê,

mơ tả, tổng hợp số liệu… để đánh giá thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á chi nhánh Huế, từ đó tổng hợp những kết
quả, những hạn chế của cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng. Dựa trên kết quả phân
tích, tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ tín dụng tại
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế trong những năm tiếp
theo.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh Chi (2018) thực hiện đề tài “Cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng Cổ phần Thương mại Đại Á chi nhánh Hà Nội - thực trạng và giải
pháp”, luận văn thạc sỹ Học viện tài chính Hà Nội. Luận văn đã đề cập đến các vấn
đề nhƣ sau: Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM. Vai trò, ý nghĩa của
cho vay tiêu dùng đối với sự phát triển chung của thị trƣờng tài chính. Xu hƣớng
của cho vay tiêu dùng trên thế giới và ảnh hƣởng của nó tới Việt Nam. Để từ đó, tác
giả đã nhấn mạnh khía cạnh thực trạng và đề ra các giải pháp hoạt động cho vay
tiêu dùng trong thực tiễn tại Ngân hàng Cổ phần Thƣơng mại Đại Á chi nhánh Hà
Nội trong thời gian tới.
Tác giả Trần Mỹ Mai (2018) thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
9


Chi nhánh Láng Hạ” luận văn thạc sỹ trƣờng đại học Thƣơng mại. Để thực hiện
mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu
nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và tƣ duy logic… Theo đó,
các mục tiêu nghiên cứu mà luận văn đạt đƣợc gồm: Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận
về cho vay tiêu dùng và hiệu quả tín dụng của NHTM; Phân tích đánh giá thực
trạng tín dụng và hiệu quả cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ, tìm ra đƣợc những hạn chế còn
tồn tại và nguyên nhân của hạn chế. Từ cơ sở nguyên nhân hạn chế tồn tại, luận văn
đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ đến năm

2020.
Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu đã công bố, tác giả nhận thấy mỗi nghiên cứu
đều đƣa ra đƣợc khái niệm về rủi ro cho vay tiêu dùng; vai trò của cho vay tiêu
dùng đối với nền kinh tế, khách hàng, ngân hàng và các chỉ tiêu đánh giá phát triển
cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại chƣa có
nghiên cứu nào thực hiện đánh giá rủi ro về cho vay tiêu dùng tại Agribank chi
nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn từ 2017 đến 2019. Do vậy, tác giả sẽ
thực hiện về đề tài “Rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại
Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, đây là đề tài nghiên cứu mới không
bị trùng lặp về phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu so với các nghiên cứu
đã công bố.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân
Chƣơng 2: Thực trạng rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại
Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy phát triển và hạn chế rủi ro tín dụng của khách hàng
cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN
1.1. Lý luận về phát triển cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng
1.1.1. Cho vay tiêu dùng của ngân hàng
1.1.1.1. Quan điểm về cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Theo từ điển mở Wikipeda,“Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức của
doanh nghiệp đang hướng nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết
định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng

của sản phẩm hoặc dịch vụ”
Theo đó, khách hàng của ngân hàng là một tập hợp những cá nhân, tổ chức
có nhu cầu sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung ứng và mong muốn đƣợc thỏa mãn
nhu cầu đó của mình. Khách hàng có thể là bên tham gia vào các quá trình cung cấp
đầu vào nhƣ gửi tiết kiệm, … và cũng là bên tiêu thụ đầu ra khi vay vốn từ ngân
hàng. Mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng là mối quan hệ hai chiều, tạo điều
kiện cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Sự thành công hay thất bại của khách hàng
là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, ngƣợc lại, sự đổi
mới của ngân hàng về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ lại góp phần tạo nên sự thành
công trong kinh doanh của khách hàng.
Mặt khác, theo Thơng tƣ 39/2016/TT-NHNN thì khách hàng của ngân hàng
là pháp nhân hoặc cá nhân hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Khách hàng cho vay
tiêu dùng là tập hợp những cá nhân, nhóm ngƣời có năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Quy định của pháp luật, có
nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngân hàng và mong muốn đƣợc thỏa mãn nhu cầu
đó của mình.
Nhƣ vậy cho vay tiêu dùng của ngân hàng là một tập hợp những cá nhân có
tƣ cách pháp lý, có nhu cầu sử dụng dịch vụ và mong muốn đƣợc thỏa mãn nhu
cầu đó của mình.
1.1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Thứ nhất, cho vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình vay để đáp ứng nhu cầu
vốn để tiêu dùng.
Đối với cho vay tiêu dùng có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh thì
quyền hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đƣợc pháp luật thừa
11


nhận, nhƣng do năng lực hạn chế nên hoạt động kinh doanh thƣờng khơng có quy
mơ lớn.
Đối với cho vay tiêu dùng là cá nhân vay đáp ứng nhu cầu vốn để tiêu dùng,

khoản vay cá nhân cho mục đích này trực tiếp phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cho
cuộc sống nhƣ mua nhà đất, mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng, sửa chữa nhà,
du học...
Số tiền cho vay hai mục đích này đều bị giới hạn bởi những điều kiện từ
ngân hàng đó là: tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, số lƣợng các khoản tín dụng cá nhân là rất lớn.
Thứ hai, Đặc điểm về trình độ, độ tuổi của cho vay tiêu dùng. Nhu cầu tín
dụng phong phú và đa dạng, vì khi chất lƣợng cuộc sống và trình độ dân trí đƣợc
nâng cao, ngƣời dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức
sống. Vì thế, đối với cho vay tiêu dùng thì đối tƣợng ở mọi trình độ khác nhau. Độ
tuổi sẽ đƣợc giới hạn từ 18 tuổi đến 60 tuổi.
Thứ ba, đặc điểm về thu nhập của cho vay tiêu dùng; số lƣợng cho vay tiêu
dùng đông do đối tƣợng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội, từ
những ngƣời có thu nhập cao đến những ngƣời có thu nhập trung bình và thấp.
Thứ tƣ, chất lƣợng thông tin cho vay tiêu dùng cung cấp không cao. Ngân
hàng quyết định cho vay tiêu dùng dựa trên cơ sở phân tích các thơng tin về: nghề
nghiệp, thu nhập, trình độ… của khách hàng vay vốn, những thông tin này do khách
hàng cung cấp, mang tính chủ quan ít đƣợc kiểm chứng, kiểm sốt. Do đó, mức
chính xác của các thơng tin khách hàng không cao, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng
cho vay cá nhân của ngân hàng.
Thứ năm, cho vay tiêu dùng nhạy cảm với lãi suất. Giá trị khoản cho vay tiêu
dùng vay thƣờng nhỏ, khách hàng thanh tốn định kỳ, vì vậy số tiền mà khách hàng
phải trả định kỳ mang tính thƣờng xuyên nên khách hàng quan tâm đến mức lãi
suất khoản vay do trực tiếp ảnh hƣởng nhiều đến thu nhập của họ. Bên cạnh đó,
khách hàng thƣờng quan tâm đến giá trị của cho vay tiêu dùng mang lại, thỏa mãn
những nhu cầu cá nhân trƣớc mặt hơn là quan tâm đến chi phí của khoản vay.
Thứ sáu, nguồn trả nợ của cho vay tiêu dùng không ổn định. Nguồn trả nợ
của cho vay cá nhân đƣợc trích từ thu nhập của khách hàng vay vốn, thu nhập lại
biến động theo công việc, sức khỏe, cơ cấu và chu kỳ kinh tế. Từ đó, nguồn trả nợ
12



của các khoản vay cá nhân cũng biến động theo.
1.1.2. Hoạt động cho vay đối với cho vay tiêu dùng của ngân hàng
1.1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay đối với cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Cho vay của ngân hàng là việc chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị từ
ngân hàng (Ngƣời sở hữu) sang khách hàng vay (ngƣời sử dụng) sau một thời gian
nhất định quay trở lại ngân hàng với lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu.
Theo khái niệm trên thì cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay mà Ngân
hàng chuyển nhƣợng quyền sở hữu vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình
với mục đích tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân và hộ gia
đình đó với những điều kiện nhất định đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng. Dịch vụ
cho vay tiêu dùng của NHTM là toàn bộ các dịch vụ và sản phẩm đƣợc cung ứng
tới từng cá nhân và hộ gia đình thơng qua mạng lƣới hoạt động tổ chức cho vay của
ngân hàng nhƣ các chi nhánh, các phịng giao dịch trực thuộc.
Cũng có thể hiểu dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng là những dịch vụ
cung ứng những tiện ích, gói sản phẩm cho vay của ngân hàng đến tận tay ngƣời
tiêu dùng. Đối tƣợng của dịch vụ cho vay tiêu dùng rất đông đảo và đa dạng, bao
gồm các cá nhân và hộ gia đình, thực hiện cho vay có thể sử dụng phƣơng tiện gắn
liền với công nghệ cao và cho phép phục vụ mọi nơi, mọi lúc với nhiều mục đích;
qua đó, khách hàng có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ một cách trực tiếp thơng qua
các phƣơng tiện, tính năng của các thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thơng tin
này càng phát triển.
Trƣớc đây, các Ngân hàng ít quan tâm đến đối tƣợng khách hàng là cá nhân,
vì món vay thƣờng rất nhỏ. Nhƣng ngày nay, các Ngân hàng đã quan tâm nhiều
hơn đến đối tƣợng này, vì thu nhập thu đƣợc từ hoạt động này sẽ là không nhỏ nếu
nhƣ Ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay và cơng tác quản lí khoản vay. Các
thủ tục cho vay ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, đáp ứng đƣợc nhiều hơn những yêu
cầu của khách hàng đƣa ra.
1.1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Cho vay khách hàng cá nhân có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt
với các loại hình cho vay khác, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đặc điểm về đối tƣợng cho vay. Đối tƣợng vay là cá nhân, hộ gia
đình, tổ hợp tác có nhu cầu sử dụng vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tƣ hay
13


×