Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.48 KB, 13 trang )

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NỘI BỘ
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại
Ngay từ xa xưa, người ta đã biết dùng tiền làm phương tiện thanh toán, làm trung
gian trao đổi hàng hoá. Thông qua tiền, việc trao đổi hàng hoá được tiến hành một cách
thuận lợi, dễ dàng hơn, chính vì thế đã kích thích sản xuất, đưa xã hội loài người ngày càng
phát triển.
Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của tiền tệ ngày càng được phát huy. Thương
mại phát triển, một tầng lớp thương nhân giàu có ra đời và họ cần có những nơi an toàn để
gửi tiền. Những người nhận tiền gửi chủ yếu là chủ tiệm vàng, họ nhận thấy: luôn có một
lượng lớn tiền và vàng nhàn rỗi do tiền và vàng người ta gửi vào luôn nhiều hơn tiền rút ra,
mặt khác, luôn tồn tại nhu cầu vay mượn để chi tiêu, đầu tư kinh doanh. Và những người
giữ hộ tài sản nghĩ đến việc sử dụng số tiền nhàn rỗi đó để cho vay kiếm lời, nên thay vì
thu phí giữ hộ, người ta trả một khoản lãi cho người có tài sản đem gửi. Bên cạnh đó,
người giữ hộ tiền cũng cho vay để thanh toán cho một người nào đó bằng cách ghi nợ cho
người vay tiền và ghi tăng tài sản cho người được thanh toán. Và lúc các nghiệp vụ trên
hình thành cũng là lúc ngân hàng xuất hiện.
Khoảng đầu thế kỉ thứ XV (1401) có một tổ chức trên thế giới được coi là một ngân
hàng thực sự theo quan niệm ngày nay đó là BAN - CA - DI Barcelona (Tây Ban Nha), đây
là ngân hàng đầu tiên trên thế giới. Đến năm 1409, ngân hàng thứ hai là BAN -CO -DI
Valencia (TBN) xuất hiện và cả hai ngân hàng này đã thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân
hàng như ngày nay như: nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán,...
Từ thế kỉ XVII, song song với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, kinh tế và thương
mại đã có những tiến bộ lớn, đồng thời ngân hàng cũng phát triển mạnh, đầu tiên là ở Châu
Âu, sau đó là ở Châu Mỹ rồi đến Châu Á và được phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Các
nhà sản xuất cần đến vốn để sản xuất, các thương gia cần vốn để thành lập các công ty
thương mại, xuất nhập khẩu, họ chỉ có thể dựa vào ngân hàng và chỉ có ngân hàng mới có
thể cung cấp đủ vốn cho họ. Do đó, vị thế của ngân hàng ngày càng được nâng cao và ngân


hàng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế.
Bước chuyển mình lớn nhất của hệ thống ngân hàng bắt đầu từ thế kỷ XX khi mà
các ngân hàng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình. Các sản
phẩm mới của ngân hàng ra đời đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng trở thành
nơi cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng và phong phú nhất cho nền kinh tế.
1.1.1.2. Khái niệm
Vào năm 1930, Đan Mạch ra luật ngân hàng trong đó có định nghĩa: “Những nhà
băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương
mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ
chuyển ngân”

Đến năm 1941, các nhà kinh tế Pháp lại khẳng định rằng: “Ngân hàng là những xí
nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác
hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín
dụng hay dịch vụ tài chính”
Điều 20 trong Luật các tổ chức tín dụng( Số 07/1997/QHX) của Việt Nam định
nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Bên cạnh đó, Luật Ngân hàng
Nhà nước cũng do Quốc hội khóa X thông qua cùng ngày 12 tháng 12 năm 1997, định
nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng
dịch vụ thanh toán”.

Mỗi khái niệm có khác nhau nhưng đều khẳng định rằng Ngân hàng thương mại là
một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Nhiệm vụ thường
xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với cam kết hoàn trả lại đúng số tiền đó
cộng thêm một khoản tiền lãi, sau đó, sử dụng số tiền này cho vay và cung ứng các dịch vụ
thanh toán cùng một số nghiệp vụ khác.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố
kinh tế, xã hội, chính trị, tâm lý,… đồng thời đến lượt mình, ngân hàng lại có khả năng tác

động trở lại các yếu tố này. Không thể phủ nhận rằng, nền kinh tế của một nước chỉ phát
triển ổn định và bền vững khi có chính sách tài chính – tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân
hàng hoạt động đủ mạnh, có khả năng thu hút, tập trung các nguồn vốn và phân bổ hợp lý
nguồn vốn đó vào các ngành sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. NHTM nhận tiền gửi
và cho vay chính là đã thực hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư.
Những chủ thể dư thừa vốn cũng có thể trực tiếp đầu tư bằng cách mua các công cụ
tài chính sơ cấp như: cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp hoặc chính phủ thông qua thị
trường tài chính. Nhưng thị trường tài chính trực tiếp đôi khi không đem lại hiệu quả cao
nhất cho người đầu tư vì: khó tìm kiếm thông tin, chi phí tìm kiếm thông tin lớn, chất
lượng thông tin không cao, chi phí giao dịch lớn và phải có sự trùng khớp về nhu cầu giữa
người thừa vốn và người thiếu vốn về số lượng, thời hạn... Chính vì thế, NHTM với tư
cách là một trung gian tài chính đứng ra nhận tiền gửi tiết kiệm và cung cấp vốn cho nền
kinh tế với số lượng, thời hạn phong phú và đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của
khách hàng có đủ điều kiện vay vốn. Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, các dịch vụ đa
dạng, cung cấp thông tin nhiều chiều, chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực, NHTM đã thực
sự giải quyết được những hạn chế của thị trường tài chính trực tiếp, góp phần nâng cao
hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây, Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá
nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như: trích tiền từ tài khoản
tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung
cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như: Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy
nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…
Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù
hợp, nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp
chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương

thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm
được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình
chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển
vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
1.1.2.3. Chức năng tạo tiền (bút tệ)
Sự ra đời của các ngân hàng đã tạo ra một bước phát triển về chất trong kinh doanh
tiền tệ. Nếu như trước đây các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi và rồi cho vay cũng
chính bằng các đồng tiền đó, thì nay các ngân hàng đã có thể cho vay bằng tiền giấy của
mình, thay thế tiền bạc và vàng do khách hàng gửi vào ngân hàng.
Hơn nữa, khi đã hoạt động trong một hệ thống ngân hàng, NHTM có khả năng “tạo
tiền” bằng cách chuyển khoản hay bút tệ để thay thế cho tiền mặt. Điều này đã đưa NHTM
lên vị trí là nguồn tạo tiền. Quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM dựa trên cơ sở tiền gửi
của xã hội. Song số tiền gửi được nhân lên gấp bội khi ngân hàng cho vay thông qua cơ
chế thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng.
1.2 Lý luận chung về tín dụng, rủi ro tín dụng ngân hàng.
1.2.1 Khái niệm, bản chất và chức năng của tín dụng.
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng.
Tín dụng là mối quan hệ giữa hai chủ thể, trong đó một bên là chuyển giao tiền hoặc
tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền
hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thỏa thuận.
Trong quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung như sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này thể
hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng hóa, máy móc, v.v...
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết hạn sử
dụng theo thỏa thuận người đi vay phải hoàn tất cho người cho vay.
- Giá trị trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác, người đi vay phải trả
thêm một phần lợi tức. Đây là giá cả của việc mua bán quyền sử dụng tiền và lãi suất.
1.2.1.2 Bản chất của tín dụng.
Từ khái niệm đã nêu cho thấy trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ nhượng
quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, người đi vay

không có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại cho vay khi đến hạn thỏa thuận. Sự
hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng được tăng thêm dưới
hình thức lợi tức. Ở đây, quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểu
hiện đặc trưng nhất sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và các mối quan hệ kinh tế khác.
Quan hệ tín dụng dù vận động ở phương thức sản xuất nào, đối tượng vay mượn là
hàng hóa hay tiền tệ thì tín dụng cũng mang 3 đặc điểm cơ bản sau:

×