Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Biến đổi, hồi phục thân nhiệt và một số chỉ tiêu tim mạch sau chạy 100m, 400m trong điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau ở nam sinh viên giáo dục thể chất đại học vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.75 KB, 85 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
*****************

PHẠM THỊ HẢI THU

Ơ

BIẾN ĐỔI, HỒI PHỤC THÂN NHIỆT VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TIM
MẠCH SAU CHẠY 100M, 400M TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ MÔI
TRƯỜNG KHÁC NHAU Ở NAM SINH VIÊN GIÁO DỤC
THỂ CHẤT - ĐẠI HỌC VINH

Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Mã số: 60 42 30

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

VINH - 2010


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sức khoẻ không chỉ là vốn quý của mỗi người mà còn là yếu tố quan
trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Sức khoẻ được biểu hiện ra ngoài
qua khả năng lao động, kể cả lao động chân tay và trí óc. Sức khoẻ con người
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như yếu tố di truyền, dinh dưỡng, xã hội,


bệnh tật, giáo dục và luyện tập thể lực, trong đó giáo dục và luyện tập thể lực
đóng vai trị rất quan trọng [2], [8].
Có nhiều chỉ số để đánh giá sức khoẻ và trình độ thể lực, trong đó có
các chỉ số tuần hồn, hơ hấp, huyết học, hố sinh máu và nước tiểu, các chỉ số
về cấu tạo và chức năng hệ cơ. Các chỉ số này có sự thay đổi tuỳ theo tình
trạng thể lực và trạng thái hoạt động của cơ thể, phản ánh những biến đổi sinh
lý của các hệ cơ quan để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể trong các điều kiện
khác nhau [1], [2], [14].
Trong hoạt động thể lực, sự biến đổi và hồi phục các chỉ tiêu sinh lý,
hoá sinh là những chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khoẻ, thể lực và trình độ tập
luyện của mỗi vận động viên. Theo Jing Zhao, Neng Zhu and Shilei Lu
(2009) [43], Kosumen VP., Merrine E. (1980) [46], Rubin, S. A. (1987) [56],
sự biến đổi và hồi phục các chức năng sinh lý nói chung và chỉ tiêu tim mạch
của cơ thể nói riêng có liên quan đến thân nhiệt và nhiệt độ mơi trường. Trong
đó thân nhiệt phụ thuộc vào mức độ và thời gian hoạt động của cơ và nhiệt độ
môi trường mà cơ thể hoạt động vận động. Nhiệt độ môi trường càng cao,
hoạt động trong thời gian càng dài thì thân nhiệt càng tăng [23], [56], [61].
Theo Kox Ia. M. [8] khi nhiệt độ cơ thể tăng ở mức vừa phải (1- 2°C)
sẽ kích thích các trung tâm thần kinh hưng phấn, trong đó có trung tâm điều
khiển và điều hoà hoạt động tim ở hành cầu não, làm cho tim đập nhanh và
mạnh, mạch máu ngoại vi giãn. Theo Brengelmann, G. L, J. M. Johnson, L.


3
Hermansen, and L. B. Rowell, (1977) [21], chính sự tăng tần số co bóp và lực
co của tim kết hợp với giãn mạch máu ngoại vi (dưới da) khi nhiệt độ mơi
trường cao đã làm lưu lượng tuần hồn tăng, tạo điều kiện cho quá trình trao
đổi chất tại tế bào và khuếch tán nhiệt qua da, cùng với sự bài tiết mồ hơi và
hồi phục thân nhiệt.
Nhằm góp phần đánh giá sự biến đổi chức năng tim mạch cũng như sự

thích nghi của cơ thể trong hoạt động vận động ở mơi trường có nhiệt độ khác
nhau của nam sinh viên giáo dục thể chất (GDTC), chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Biến đổi, hồi phục thân nhiệt và một số chỉ tiêu tim mạch sau chạy
100m, 400m trong điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau ở nam sinh viên
Giáo dục Thể chất - Trường Đại học Vinh”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định thân nhiệt, TS tim và huyết áp khi yên tĩnh ở nam SV
GDTC trong điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau;
2. Theo dõi sự biến đổi, hồi phục thân nhiệt và một số chỉ tiêu tim mạch ở
nam SV GDTC sau chạy 100m, 400m trong nhiệt độ môi trường khác nhau.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Nhiệt độ môi trường tại thời điểm thu thập số liệu.
2. Thân nhiệt, TS tim, HA ở trạng thái yên tĩnh trong điều kiện T môi
trường thấp (15,5°C và 15,8°C), T mơi trường trung bình (26,1°C và 26,4 °C),
T môi trường cao (35,2°C và 35,4°C)
3. Thân nhiệt, TS tim, HA sau khởi động, ngay sau chạy 100m và
400m. Theo dõi ở các phút cho đến khi xác định hồi phục ở các điều kiện T
mơi trường nói trên.


4
4. Thời gian hồi phục thân nhiệt, TS tim và HA sau chạy 100m và
400m của nam SV GDTC trong các điều kiện T mơi trường nói trên.

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG TIM MẠCH TRONG HOẠT
ĐỘNG THỂ LỰC
1.1.1. Một số khái niệm

* Tần số tim
Tần số tim là số lần tim co bóp trong thời gian một phút. Có thể bắt
mạch ở động mạch quay, động mạch cảnh hoặc dùng ống nghe để đếm nhịp
tim. Ở một cơ thể có tình trạng chức năng tuần hồn bình thường thì tần số
tim bằng tần số mạch [2], [16].
Tần số tim khác nhau theo độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ và sự
rèn luyện vận động [2], [17].
Nhịp tim khi nghỉ ngơi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình trạng sức
khoẻ và trình độ rèn luyện thể lực. Với người bình thường khơng luyện tập,
tần số tim lúc nghỉ ngơi là 70 - 80 nhịp/phút, nếu tần số tim dưới 60 nhịp/phút
là nhịp tim chậm, trên 90 nhịp/phút là nhịp tim nhanh. Tần số tim của VĐV
khi yên tĩnh khoảng 45 - 65 nhịp/phút và khác nhau tuỳ theo trình độ tập
luyện và mơn thể thao [7], [28].
* Huyết áp động mạch
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp
động mạch là kết quả tác động của 4 nhân tố tuần hồn: sức co bóp của tim,
sức cản ngoại biên, lượng máu và độ quánh của máu [2].


5
Huyết áp động mạch thay đổi giữa 2 trị số: huyết áp tối đa và huyết áp
tối thiểu. Huyết áp tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, thể hiện sức co bóp của
tim; huyết áp tối thiểu thể hiện sự co giãn thành động mạch, còn gọi là huyết
áp tâm trương [2].
Trong điều kiện yên tĩnh, HA của người lớn bình thường có giá trị
khoảng 110 - 120/70 - 80 mmHg [2], [11].
* Lưu lượng tuần hoàn
Lưu lượng tuần hoàn là lượng máu tuần hoàn qua tim, động mạch, mao
mạch hay tĩnh mạch trong thời gian 1 phút. Do vậy, lưu lượng tuần hồn cịn
được gọi là thể tích phút hay thể tích máu lưu thơng [2].

Thể tích máu lưu thơng = TS tim x Thể tích tâm thu
1.1.2. Ảnh hưởng của T môi trường lên sự biến đổi tần số tim và
huyết áp trong hoạt động thể lực
* Sự biến đổi tần số tim và huyết áp trong hoạt động thể lực
Nhiều nghiên cứu đã nhận định, khi n tĩnh, tim của người khoẻ và
người có trình độ tập luyện co bóp chậm hơn nhưng lực co bóp lại mạnh hơn,
thể tích tâm thu tăng và thể tích phút cao hơn người bình thường. Nhưng khi
hoạt động vận động, ở người khoẻ mạnh và người có trình độ tập luyện, TS tim
và huyết áp tâm thu lại cao hơn người bình thường. Đây là đáp ứng của tim đối
với nhu cầu bơm máu vào tuần hoàn ngoại vi để cung cấp dinh dưỡng, oxy
cùng như đào thải các sản phẩm chuyển hoá do cơ sinh ra [2], [8], [9], [14].
Sự biến đổi chức năng sinh lý của tim trong hoạt động vận động phụ
thuộc vào thể tích buồng tim và độ dày của cơ tim. Ở người tập luyện, nhất là
tập luyện sức bền, cơ tâm thất dày, thể tích buồng tim tăng lên nên tim hoạt
động tiết kiệm khi yên tĩnh và đáp ứng tối đa khi vận động [14], [17].
Khi hoạt động vận động, tuỷ thượng thận và đầu tận cùng giao cảm tiết
ra adrenalin có tác dụng kích thích làm tăng tần số và lực co bóp cơ tim. Theo


6
Marecopskia G. I. (theo [16]), khi vận động, sự tăng TS tim và lực co bóp của
cơ tim dẫn đến lưu lượng tuần hồn tăng lên, có thể đạt 40 lít ở VĐV trình độ
cao.
Khi vận động, huyết áp tâm thu tăng cao hơn bình thường là đáp ứng
tốt của tim với nhu cầu bơm máu trong vận động [14]. Những người khoẻ
mạnh, khi vận động, TS tim tăng cao khơng ảnh hưởng đến lực co bóp cơ tim.
Lưu lượng tim tăng trong vận động ảnh hưởng đến HATT nhiều hơn HATTR.
Điều này do trong thời gian vận động, mạch máu cơ đang hoạt động giãn ra
(do hàm lượng oxy thấp, pH thấp, acid lactic và cacbonic tích tụ nhiều). Sau
khi ngừng vận động, các mạch máu ở da giãn ra để làm nhiệm vụ thải nhiệt.

Do đó trong một đơn vị thời gian, các động mạch đưa vào tiểu động mạch ở
cơ và da một lượng máu lớn hơn khi nghỉ ngơi. Máu chảy ra khỏi động mạch
lúc này nhanh hơn nên HATTR hồi phục sớm hơn [2], [17].
Nhiều nghiên cứu về chức năng tim mạch khi hoạt động vận động đã
nhận định rằng, biến đổi chức năng tim mạch khi co cơ tỉ lệ thuận với công
suất hoạt động. Hoạt động với công suất tối đa, TS tim và HATT tăng cao hơn
khi hoạt động ở công suất dưới tối đa, lớn và trung bình. Tuy nhiên, sự tăng tần
số tim trong vận động không phải là vô cùng [51], [56]. Theo nghiên cứu của
Crawford M. H., O Rourke R. A.(1979) [28], ở VĐV điền kinh cấp quốc tế, sau
chạy 100m, TS tim đạt đến 200 nhịp/phút. Theo Lê Quý Phượng, Ngô Đức
Nhuận [14] khi nghiên cứu biến đổi chức năng tim mạch của V ĐV cấp quốc
gia đã cho thấy, khi hoạt động công suất tối đa và dưới tối đa, TS tim của VĐV
Việt Nam có thể lên tới 190 nhịp/phút, HATT đạt 200 mmHg. Theo Hoàng Thị
Ái Khuê [5] khi nghiên cứu sự biến đổi TS của nam SV khoa GDTC đã cho
thấy, sau chạy 400m, TS tim của nam SV lên đến 180 nhịp/phút và HATT đạt
170 mmHg.


7
* Ảnh hưởng của T môi trường lên sự biến đổi tần số tim, huyết áp
trong hoạt động thể lực
Một số tác giả khi nghiên cứu sự biến đổi chức năng tim mạch đã cho
thấy, trên một cơ thể, TS tim thay đổi khi nghỉ ngơi, khi ngủ và khi vận động,
khi xúc cảm, theo điều kiện nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể. Sự biến
đổi và hồi phục các chức năng sinh lý nói chung và chỉ tiêu tim mạch của cơ
thể nói riêng có liên quan đến thân nhiệt và nhiệt độ môi trường, nơi cơ thể
tiến hành hoạt động vận động [23], [28], [46].
Theo Tô Như Khuê và Nguyễn Mạnh Liên [7], [10], khi nghiên cứu
đặc điểm sinh lý của cơ thể trong điều kiện khí hậu nóng đã cho thấy, nhiệt độ
mơi trường càng cao, ở điều kiện yên tĩnh cũng như trong vận động thì tim

càng tăng nhịp đập và tăng lực co bóp; ngược lại, nhiệt độ mơi trường càng
thấp thì sự biến đổi chức năng sinh lý xẩy ra càng giảm và tần số tim cũng
như lực co bóp cơ tim giảm xuống. Tuy nhiên khi hoạt động ở nhiệt độ môi
trường quá thấp hoặc quá cao sẽ dẫn đến các rối loạn chức năng sinh lý, trong
đó rối loạn chức năng tuần hoàn như rối loạn nhịp tim và sức co bóp của cơ
tim. Cũng từ nghiên cứu, các tác giả đã giải thích rằng, sở dĩ sự biến đổi chức
năng tim mạch tỉ lệ thuận với nhiệt độ môi trường là do ở môi trường nhiệt độ
càng cao, sự tăng cường chức năng tim mạch vừa cần thiết cho hoạt động vận
động nhưng cũng là hậu quả của hoạt động vận động. Hoạt động ở nhiệt độ
môi trường càng cao, thân nhiệt càng tăng do tăng cường chuyển hoá chất và
năng lượng trong cơ thể; gần 75% năng lượng sinh ra biến thành nhiệt năng
[2], [12]. Khi thân nhiệt tăng sẽ kích thích các trung tâm thần kinh hưng phấn,
trong đó có trung tâm tuần hồn, làm tăng nhịp co bóp và lực co bóp cơ [8].
Sự tăng cường chức năng tim mạch trong điều kiện nhiệt độ môi trường một
mặt đáp ứng với yêu cầu cung cấp dinh dưỡng và oxy cho cơ hoạt động, mặt


8
khác tăng lưu lượng tuần hoàn máu đến mạch dưới da để tăng cường đào thải
nhiệt qua da [21].
Theo Kelly, Gregory S., (2007) [45] khi nghiên cứu “sự biến thiên của
thân nhiệt” và nghiên cứu của Brooks, G. A, R. J. Snow (1979) [23] khi
nghiên cứu mối quan hệ thân nhiệt và các chỉ tiêu tim mạch trên xe đạp kế với
công suất dưới tối đa” đã cho thấy, tần số tim của người khoẻ mạnh tăng lên
theo kiểu phản xạ khi nhiệt độ môi trường xung quanh cao. Vào mùa hè, khi
nhiệt độ môi trường tăng cao, nhịp tim tăng 5 - 10 nhịp/phút so với mùa đông,
trời rét. Hoạt động thể lực trong những ngày nắng nóng càng làm nhịp tim
tăng cao hơn.
Theo Jing Zhao, Neng Zhu and Shilei Lu (2009) [43], khi theo dõi thân
nhiệt của công nhân lao động hầm mỏ trong điều kiện nhiệt độ môi trường

10°C và 34,8°C đã cho thấy, sự thay đổi thân nhiệt trong lao động có liên
quan đến T mơi trường, T mơi trường càng cao thì sau lao động thân nhiệt
càng tăng, sự khác biệt thân nhiệt ở các điều kiện T môi trường, ngay sau khi
lao động với p<0.001.
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ làm gia tăng áp lực cho hệ thống
tim mạch. Chính sự vận đông cơ bắp cùng với nhiệt độ môi trường đã làm thân
nhiệt tăng. Kết quả là việc vận chuyển máu và oxy cung cấp cho các tế bào sẽ
phải gia tăng theo cấp số nhân và tất nhiên, tim cũng sẽ phải gia tăng hoạt
động để đáp ứng yêu cầu đó. Để xua đi cái nóng, phải tăng tuần hồn của máu
qua da. Kết quả là lượng máu cung cấp cho các cơ giảm đi cho nên nhịp tim
và lực co bóp của tim khi tập thể dục trong những ngày nắng nóng sẽ cao hơn.
Cịn khi cơ thể hoạt động cơ ở nhiệt độ môi trường giảm, mạch máu dưới da co
lại nên máu được dồn về các cơ quan nội tạng và cơ, do vậy lượng máu ở cơ
tăng cho nên nhịp tim và lực co bóp sẽ giảm hơn, thể hiện giảm TS tim và
HATT, còn HATTR tăng lên [13], [40], [58].


9
Nhiều tác giả khi nghiên cứu sự biến đổi thân nhiệt cũng như chức
năng tim mạch trong chạy đã nhận định, chạy cự ly càng dài, năng lượng tiêu
hao càng nhiều, thân nhiệt càng tăng [35], [44], [55]. Theo Hales J. R., R. W.
Hubbard and S. L. Gaffin [40] về giới hạn khả năng chịu nóng của cơ thể cho
thấy, thân nhiệt tăng tỉ lệ thuận với năng lượng tiêu hao trong hoạt động. Khi
thân nhiệt tăng, sự biến đổi chức năng sinh lý nói chung sẽ diễn ra mạnh hơn
thông qua xác định các chỉ số .
Thời tiết lạnh, sẽ tác động trực tiếp lên tim và tác động gián tiếp thông
qua sự tác động lên huyết áp. Nhiệt độ môi trường xuống thấp là nguyên nhân
dẫn tới co mạch ngoại biên, tăng lượng máu về tim và làm huyết áp tăng có
khi từ 12 - 18mmHg [7], [10], [21].
Nhiều nghiên cứu về biến đổi huyết áp trong vận động ở T môi trường

khác nhau đã nhận xét, sự biến đổi HATT và HATTR trong hoạt động vận
động và trong điều kiện T môi trường khác nhau xẩy ra ngược chiều nhau.
Khi yên tĩnh cũng như khi vận động ở T mơi trường càng cao, HATT càng
tăng, cịn HATTR càng giảm. Sự tăng giảm này đều có tác động tích cực đến
cơ thể trong q trình cung cấp máu cho cơ hoạt động và tham gia chức năng
bài tiết cũng như điều hoà thân nhiệt [1], [28], [46].
* Ảnh hưởng của T môi trường lên sự biến đổi lưu lượng tuần hoàn
trong hoạt động thể lực
Trong điều kiện yên tĩnh hoặc trong và sau hoạt động, lưu lượng tuần
hoàn phụ vào tần số tim, thể tích tâm thu và thể tích mạch máu. Tần số tim
càng tăng, thể tích tâm thu càng cao, thể tích mạch máu càng lớn thì lưu lượng
tuần hồn/phút càng tăng. Thể tích mạch máu phụ thuộc vào sự giãn nở các
mạch máu [2], [7], [10].
Khi bắp thịt nghỉ ngơi thì chỉ có 2 - 10% mao mạch ở cơ giãn nở hoạt
động. Nhưng khi bắp thịt vận động thì hầu hết các mao mạch đều giãn ra và


10
được nạp đầy máu. Lúc nghỉ ngơi chỉ có 54% lượng máu lưu thơng trong hệ
thống tuần hồn, phần cịn lại được dự trữ trong gan (20%), lách (16%), các
lưới mao mạch dưới da (10%) [2].
Khi yên tĩnh, tốc độ máu chảy của người có tập luyện chậm hơn so với
người không tập luyện và đây là điều kiện thuận lợi cho q trình trao đổi chất
và khí qua thành mạch. Ngược lại khi vận động, tốc độ máu chảy của người
có tập luyện nhanh hơn người khơng tập luyện, cơ thể huy động nhiều máu dự
trữ tham gia tuần hồn. Lượng máu lưu thơng tăng cường sẽ cung cấp được
nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể [2], [21].
Khi vận động cơ mạnh và nhanh, hệ tuần hoàn cần phải đảm bảo cung
cấp nhanh chóng một lượng oxy lớn cho các cơ đang làm việc, còn khi vận
động kéo dài, cơ thể cần tăng cường thải nhiệt bằng cách tăng cường dịng

máu ở da. Vì vậy, trong hoạt động cơ, hệ tuần hồn ln được điều hồ đảm
bảo cung cấp máu phù hợp với điều kiện hoạt động cơ. Sư giãn mạch chỉ xuất
hiện ở cơ quan tham gia vận động như cơ vân và cơ tim, còn các vùng khơng
hoạt động thì động mạch co lại do phân bố lại dịng máu, nhờ các cơ chế điều
hồ thần kinh và thể dịch [21].
Hoạt động thể lực trong những ngày nắng nóng sẽ làm tăng áp lực cho
hệ thống mạch trong quá trình vận động và nhiệt độ ngoài trời đã làm nhiệt độ
cơ thể tăng lên bất thường. Vì vậy việc vận chuyển máu và oxy cung cấp cho
tế bào sẽ phải gia tăng theo cấp số nhân và tất nhiên tim cũng phải gia tăng
hoạt động để đáp ứng yêu cầu [21], [28], [42].
Theo nghiên cứu của Nadel E. R., E. Cafarelli, M. F. Roberts and C. B.
Wenger [54], trong thời gian hoạt động, cơ thể điều chỉnh sự lưu thông máu
bằng sự phối hợp giữa tần số, lực co của tim và sự co giãn các mạch máu
ngoại vi, từ đó dẫn đến làm lưu lượng tuần hoàn thay đổi. Khi hoạt động ở T


11
môi trường cao, tim tăng tần số và lực co; tuy nhiên TS tim là chỉ số nhạy cảm
với T môi trường sớm hơn và rõ hơn so với lực co bóp của cơ tim.
1.1.3. Mạch đập phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể
Khi vận động, nhiệt độ nóng lên có ảnh hưởng đến nhịp tim. Mạch
đập sẽ tăng lên 10-15 lần/phút khi nhiệt độ cơ thể tăng từ 37°C - 38°C [2],
[17], [22].

Hình 1.1. Sự thay đổi mạch và nhiệt độ môi trường
(trạng thái yên tĩnh)
1.2. THÂN NHIỆT VÀ ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT
1.2.1. Đơn vị nhiệt độ
Độ Celsius (°C hay độ C) là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà
thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744). Ông là người

đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100 độ
là nước đá đông và 0 độ là nước sơi ở khí áp tiêu biểu (standard atmosphere)
vào năm 1742 [22], [45].


12
Độ Fahrenheit (°F hay độ F) là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà
vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686–1736). Năm 1714, ông xác
định điểm chuẩn thứ hai là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết (ở 32°F) và
điểm chuẩn thứ ba là "thân nhiệt của một người khỏe mạnh" (ở 96°F) [45].
Thang nhiệt độ Fahrenheit đã được sử dụng khá lâu ở Châu Âu, cho tới
khi bị thay thế bởi thang nhiệt độ Celsius. Thang nhiệt độ Fahrenheit ngày nay
vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác [45].
Độ Kenvin (°K hay độ K) được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư
người Ireland William Thomson, nam tước Kelvin thứ nhất. Mỗi độ K trong
nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0°C ứng
với 273,15K [45].
Có nhiều nhận định khác nhau về nhiệt độ trung bình của cơ thể. Với
một số tác giả, 37°C (98.6°F) là bình thường, nhưng nghiên cứu mới đây cho
hay thân nhiệt trung bình là 98.0°F hoặc thấp hơn [34], [45].
1.2.2. Thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể do q trình oxi hố vật chất trong cơ thể
tạo nên. Người ta chia nhiệt độ cơ thể ra 2 loại: nhiệt độ ngoại vi và nhiệt độ
trung tâm. Thân nhiệt chỉ nhiệt độ trung tâm của cơ thể, nó thường dao động
trong phạm vi 36,50C đến 370C [2], [10].
- Nhiệt độ trung tâm: Là nhiệt độ của các cơ quan nội tạng ở sâu trong
cơ thể, tại các cơ quan này có các phản ứng sinh nhiệt mạnh, chúng lại nằm
sâu trong cơ thể nên sự mất nhiệt ít. Do vậy, nhiệt độ trung tâm ln cao hơn
so với nhiệt độ ngoại vi cơ thể, nó ổn định hơn, ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ
mơi trường. Nhiệt độ trung tâm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ

thống men và tốc độ phản ứng hoá học, đồng thời nó dễ bị biến đổi trong các
trường hợp bệnh lý [2], [10].


13
- Nhiệt độ ngoại vi: Là nhiệt độ của phần dọc bên ngồi cơ thể, đó là
nhiệt độ da. Nhiệt độ da thấp hơn nhiệt độ trung tâm, dễ dao động dưới ảnh
hưởng của nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ mơi trường nóng q hoặc lạnh q,
nhiệt độ ngoại vi cũng tăng lên hoặc giảm xuống [2], [10], [21].
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, tuy nói rằng nhiệt độ cơ thể của một
người bình thường là 37oC nhưng đó chỉ là con số chung cho thân nhiệt, thực
chất nhiệt độ của các bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng không giống nhau
(nhiệt độ ở khoang miệng 36,5 – 36,7°C, nhiệt độ khoang bụng 37,5-37,7°C,
nhiệt độ gan có thể đạt tới 38 – 39 oC, nhiệt độ da ở đầu ngón tay chỉ ở mức
khoảng 30oC, nhiệt độ da đầu ngón chân có lúc chỉ 25oC...) [2], [34], [45].
Theo Kelly R., Gregory S., (2007) [45], thân nhiệt cơ thể tuy được mô
tả hằng định, khái niệm này chỉ mang tính chất tương đối. Thực chất khi thay
đổi điều kiện T môi trường và chế độ hoạt động hoặc dinh dưỡng hay tâm lý,
thân nhiệt đều tăng lên hay giảm xuống.
1.2.3. Một số nhiệt kế đo thân nhiệt [21]
- Nhiệt kế số (Digital thermometer) cho biết kết quả rất chính xác và
nhanh và có thể dùng để đo thân nhiệt ở miệng, hậu mơn, nách. Nhiệt kế có
nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau.
- Nhiệt kế điện đo nhiệt độ ở tai (Electric ear thermometer) nhanh,
chính xác, dễ dùng và hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, Hội Nhi Hoa Kỳ
khuyên không nên dùng đối với các em dưới 3 tháng vì lỗ tai các em nhỏ và
kết quả không đúng lắm.
- Nhiệt kế băng nhựa đặt trên trán, khơng chính xác.
- Nhiệt kế dưới hình thức núm vú (Pacifier Thermometer), tiện lợi
nhưng khơng chính xác.



14
- Nhiệt kế thủy ngân (Glass mercury thermometer) trước đây rất thơng
dụng, nhưng nay ít người dùng, nhất là ở trẻ em, vì nhiều người e ngại nhiệt
kế vỡ, thủy ngân vào miệng. Thực ra thủy ngân trong nhiệt kế rất ít.
- Nhiệt kế đo nhiệt độ tại động mạch trán (temporal artery thermometer)
được giới thiệu như chính xác bằng lấy nhiệt độ ở hậu mơn và ở tai.
Ngồi ra, cịn có dụng cụ đặc biệt đo nhiệt độ từng vùng của cơ thể qua
các tia phóng xạ phát ra từ da. Nơi nào có tăng sự chuyển hóa và máu lưu
thơng thì nhiệt độ lên cao, như trong trường hợp ung thư hoặc tế bào bị viêm
sưng. Nơi ít máu lưu thông như tắc mạch máu, nhiệt độ thấp. Phương pháp
được áp dụng để tìm kiếm các bệnh ung thư như ung thư vú, bệnh của mạch
máu ngoại vi, bệnh ngồi da...
Đo thân nhiệt dễ dàng, kết quả chính xác, khách quan nên thường được
dùng là một trong bốn dấu hiệu quan trọng (vital signs) để ước định tình trạng
bệnh tật. Ðó là nhịp tim, hơi thở, huyết áp và nhiệt độ cơ thể.
1.2.4. Điều nhiệt
a. Khái niệm
Điều nhiệt là hoạt động chức năng có tác dụng giữ cho thân nhiệt hằng
định trong khi nhiệt độ môi trường thay đổi [2], [21].
Thân nhiệt được cấu-tạo-dưới-đồi (hypothalamus) trong não bộ điều
hịa, duy trì ở mức trung bình. Hệ thần kinh ln ln chuyển tới cấu tạo này
tình trạng nóng lạnh ở các vùng khác nhau của cơ thể. Cơ quan sẽ kích thích
các phản ứng để tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể. Chẳng hạn tăng hoặc giảm
máu ấm từ trung tâm cơ thể ra ngoại vi mát lạnh; tăng hoặc giảm sự chuyển
hóa thực phẩm ra năng lượng; tăng bốc hơi qua đổ mồ hôi [30], [35].
Theo Bru’ck K. and Olschewski (1987) [25], tạo ra sự ổn định nhiệt độ
trung tâm là mục đích của q trình điều hồ thân nhiệt của cơ thể. Cơ thể
luôn luôn điều chỉnh nhiệt độ da để đảm bảo cho nhiệt độ trung tâm không

quá thay đổi trong một giới hạn nhất định. Nhưng q trình điều hồ này ln
ln bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường và sự tương quan đa chiều.


15
Khi nhiệt độ khơng khí thấp hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể mất nhiệt vào môi
trường. Tự nhiên của cơ thể chuyển hố nhiệt sản xuất nói chung là đủ để thay
thế nhiệt bị mất và duy trì một lõi tương đương 37°C.
Thân nhiệt là kết quả của hai quá trình đối lập nhau: sinh nhiệt và toả nhiệt.
b. Quá trình sinh nhiệt
Nhiệt độ được sinh ra do quá trình chuyển hố vật chất trong cơ thể và
co cơ. Chuyển hoá vật chất là nguồn sinh nhiệt cơ bản, cơ quan nào có q
trình oxi hố mạnh thì ở đó nhiệt độ càng cao [2], [8].
Q trình sinh nhiệt xảy ra liên tục trong cơ thể và thay đổi phụ thuộc vào
nhiệt độ môi trường. Trời lạnh tăng sinh nhiệt, trời nóng giảm sinh nhiệt [35].
Co cơ là yếu tố tăng sinh nhiệt, tất cả các loại co cơ đều sinh nhiệt. Lao
động càng nặng thì tiêu hao năng lượng càng nhiều, do đó tăng sinh nhiệt.
Trạng thái run cơ do lạnh, phần hoá năng trong cơ chuyển thành cơ năng
khơng đáng kể, do đó làm tăng sinh nhiệt mạnh, làm cơ thể nóng lên [30].
c. Q trình thải nhiệt
Để thân nhiệt không thay đổi, về nguyên tắc sinh nhiệt bao nhiêu thì
thải nhiệt ra khỏi cơ thể bấy nhiêu. Sự thải nhiệt phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là
lớp cách nhiệt và hệ toả nhiệt của da. Hệ toả nhiệt của da là một hệ thống điều
chỉnh linh hoạt quá trình truyền nhiệt từ phần trong ra bên ngồi cơ thể. Đó là
q trình điều hồ dịng máu qua hệ mạch dưới da tăng giảm theo nhu cầu giữ
nhiệt hay thải nhiệt [3], [13].
Cơ thể thải nhiệt bằng 2 cơ chế: truyền nhiệt và sự bốc hơi nước. Trong
đó bốc hơi nước là con đường thải nhiệt rất hiệu quả của cơ thể, nó diễn ra
trong mọi điều kiện nhiệt độ môi trường, đặc biệt là môi trường nóng. Khi lao
động ở mơi trường nóng, cơ thể có thể bài tiết tới 3,5 lít mồ hơi/1 giờ. Như

vậy, toả nhiệt bằng con đường mồ hôi là hiệu quả nhất. Ngồi ra, q trình


16
thải nhiệt của cơ thể còn phụ thuộc vào nhiệt độ mơi trường, độ ẩm khơng khí,
tốc độ gió…[21]
d. Cơ chế chống nóng và chống lạnh


Cơ thể chống nóng bằng tăng quá trình thải nhiệt, giảm quá trình sinh

nhiệt.
- Tăng quá trình thải nhiệt bằng con đường bài tiết mồ hơi, giãn mạch
da, tăng thơng khí phổi. Khi nhiệt độ cơ thể tăng 0,2 0C đã kích thích trung khu
điều nhiệt làm tăng tiết mồ hôi. Sự bài tiết mồ hơi chống nóng liên quan chặt
chẽ với sự giãn mạch dưới da. Sự vận mạch để điều hồ dịng máu dưới da có
ý nghĩa đặc biệt trong q trình điều nhiệt. Trong điều kiện n tĩnh, khi nhiệt
độ khơng khí thích hợp với cơ thể, dịng máu qua da đạt 5 - 10% cùng lượng
tim, đạt 200 - 300ml/m2/da/phút. Khi cơ thể nóng lên, mạch máu dưới da giãn
ra, dịng máu qua da có thể đạt tới 3,5 - 4,0 lít/m 2/da/phút. Kết quả tăng thải
nhiệt qua da và bài tiết mồ hơi [30], [35].
- Giảm q trình sinh nhiệt: Giảm tiết adrenalin, thyroxin, giảm tiêu
hoá và hấp thụ, giảm run cơ và các hoạt động không cần thiết [2], [13], [16].
 Cơ

thể chống lạnh bằng cách tăng sinh nhiệt và giảm thải nhiệt

- Tăng sinh nhiệt: Cơ thể bị lạnh sẽ kích thích phần sau vùng dưới đồi
gây hưng phấn hệ giao cảm và tăng tiết các hoocmon làm tăng chuyển hố
như adrenalin, thyroxin… Do đó làm tăng glucose máu, tăng oxi hoá sinh

nhiệt, đồng thời xuất hiện phản xạ run cơ [12].
- Giảm thải nhiệt: Cơ thể giảm thải nhiệt qua da bằng cách co mạch
dưới da làm giảm dòng máu tới da, giảm chuyển nhiệt ra phần da, giảm bài
tiết mồ hôi. Vào mùa đông nhiệt độ giảm, cơ thể muốn duy trì thân nhiệt ổn
định thì phải giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản
huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời nhiệt độ thấp nên mồ hôi ít
khiến dung lượng máu tăng lên [21].


17
Các bước của cơ chế truyền nhiệt rất phức tạp, nhưng có thể hiểu một
cách tổng quát về nguyên lý như sau: chỗ có nhiệt lượng cao hơn sẽ truyền
nhiệt xuống nơi thấp hơn, mọi bộ phận đều có chức năng bức xạ nhiệt và hấp
thu nhiệt [44].
1.2.4. Sự biến đổi thân nhiệt trong hoạt động thể lực
Sự biến đổi thân nhiệt và trạng thái hoạt động của cơ thể cũng có mối
quan hệ rất rõ rệt. Khi cơ thể hoạt động và lao động với cường độ cao, thì
nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên 1 - 2 oC, như vận động viên chạy marathon, hoạt
động cơ bắp khá mạnh, trong quá trình chạy nhiệt độ cơ thể tăng lên khá
nhiều. Khi bị xúc động hoặc có những căng thẳng về thần kinh, do độ căng
mạch máu tăng lên, cũng làm nhiệt độ cơ thể cao hơn [7], [45].
Vận cơ làm tăng thân nhiệt, cường độ vận cơ càng lớn thì thân nhiệt
càng cao. Trong điều kiện khí hậu nóng, vận cơ mạnh, nhiệt độ cơ thể có thể
tăng hơn 1 – 2°C.
Theo Kox Ia. M (1989) [8], trong hoạt động thể lực, mức sinh nhiệt có
thể tăng gấp 20 lần so với yên tĩnh, do tăng chuyển hoá trong các cơ hoạt
động làm cho thân nhiệt tăng lên. Sự tăng nhiệt độ trong hoạt động thể lực,
một mặt là kết quả của hoạt động, nhưng mặt khác, nó cũng tác động đảm bảo
cho các phản ứng sinh hoá xảy ra thuận lợi hơn, giúp cơ thể thích nghi nhanh
chóng với điều kiện vận động.

Sự tăng nhiệt trong vận động xảy ra không đều ở các vùng cơ thể khác
nhau. Thân nhiệt trung tâm tăng nhanh trong suốt 15 - 30 phút đầu của hoạt
động, đến một mức tương đối ổn định, sau đó tăng rất chậm hoặc khơng đổi
trong suốt thời gian hoạt động kéo dài; còn nhiệt độ ngoại vi có xu hướng
giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự điều hoà thân nhiệt. Hoạt động với


18
công suất càng lớn, thời gian hoạt động càng lâu thì thân nhiệt trung tâm càng
cao và tối đa có thể đạt đến 41oC [24], [27].
Thân nhiệt tăng lên vừa phải trong hoạt động thể lực (1 - 2oC) có ảnh
hưởng thuận lợi đối với quá trình hưng phấn trong các trung tâm thần kinh và
hoạt động tuần hồn, hơ hấp. Tần số tim và huyết áp có liên quan tuyến tính
với nhiệt độ cơ thể và mức độ chuyển hoá xảy ra tại cơ. Để đáp ứng nhu cầu
vận động và tham gia điều nhiệt khi nhiệt độ trung tâm tăng, tim tăng cường
co bóp để tống máu vào tuần hoàn ngoại vi, đồng thời mạch ngoại vi giãn ra
tạo điều kiện cho khuếch tán nhiệt qua da và bài tiết mồ hơi. Vì vậy, việc làm
nóng cơ thể bằng khởi động được coi là một biện pháp làm tăng khả năng
hoạt động thể lực và thúc đẩy quá trình thích nghi với trạng thái vận động.
Tuy nhiên, thân nhiệt tăng quá mức có thể gây những ảnh hưởng xấu tới khả
năng hoạt động thể lực [8], [27].
Trong những điều kiện bình thường, cơ thể hồn tồn tự kiểm sốt
được nhiệt độ cơ thể thơng qua da, lưu lượng máu và mồ hơi. Tuy nhiên, hệ
thống này có thể bị nhiễu nếu bạn hoạt động quá mạnh và liên tục dưới nhiệt
độ cao [38], [39].
Hoạt động trong những ngày nóng bức sẽ làm gia tăng áp lực cho hệ
thống tim mạch. Nguyên do là quá trình vận động và nhiệt độ ngoài trời đã
làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng bất thường. Kết quả là việc vận chuyển máu và
oxy cung cấp cho các tế bào sẽ phải gia tăng theo cấp số nhân và tất nhiên,
tim bạn cũng sẽ phải gia tăng hoạt động để đáp ứng yêu cầu đó. Nếu nóng bức

lại kèm với độ ẩm quá cao, thân nhiệt sẽ càng tăng cao do mồ hôi khơng thể
thốt ra qua đường da [10], [21], [32].
Tập thể dục trong những ngày nắng nóng sẽ gây ra căng thẳng quá mức
cho hệ thống tim mạch. Cả hai việc tập thể dục và nhiệt độ khơng khí cao đều
làm tăng nhiệt độ cơ thể. Để xua đi cái nóng, cơ thể phải tăng vịng tuần hồn


19
của máu xuyên qua da. Kết quả là lượng máu cung cấp cho các cơ giảm đi cho
nên nhịp tim khi bạn tập thể dục trong những ngày nắng nóng sẽ cao hơn [32].
Tập luyện trong ngày nắng nóng hoặc ẩm ướt có thể gây ra stress quá
mức cho hệ thống điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Bởi vì nhiệt độ cơ thể bị tăng
lên quá cao so với trung bình nên bạn rất dễ mắc phải các chứng chuột rút,
mất nước, hút nhiệt và say nắng [47].
Khi cơ thể bắt đầu bất kì một hoạt động thể chất nào, thì máu khơng thể
ngay lập tức lưu thơng đến tim và các cơ bắp. Khởi động làm nóng cơ thể
trước khi có hoạt động thể dục nhằm chuẩn bị tốt cho tim, cơ bắp và hệ tuần
hoàn máu hoạt động hiệu quả nhất trong quá trình tập luyện.
Khởi động trước khi tập luyện cũng tăng cường hấp thụ oxygen, và giảm
lượng oxygen cần thiết khi tập thể thao, theo đó, gia tăng hiệu quả tập luyện.
Tính đàn hồi của cơ bắp và các dây chằng cũng được tăng lên, là những hoạt
động hỗ trợ ngăn ngừa chấn thương có thể xuất hiện khi tập luyện [21].
1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA Q TRÌNH HỒI PHỤC
1.3.1. Khái niệm q trình hồi phục
Sau khi ngừng hoạt động, ở các cơ quan và hệ cơ quan xẩy ra những
biến đổi để đưa cơ quan đó về trạng thái chức năng trước khi vận động, các
biến đổi như vậy gọi là quá trình hồi phục. Cịn trạng thái của cơ thể khi các
q trình hồi phục diễn ra được gọi là trạng thái hồi phục [2].
1.3.2. Đặc điểm trong quá trình hồi phục [2]
- Quá trình hồi phục của từng chức năng cũng như khả năng hoạt động

thể lực nói chung xảy ra theo hình làn sóng và khơng đều.
- Các chức năng khác nhau, thậm chí các chỉ số sinh lý - hố sinh khác
nhau hồi phục với tốc độ khác nhau (hồi phục khơng đồng bộ). Ví dụ: sau


20
hoạt động với công suất tối đa, huyết áp trở về mức ban đầu sau 6-8 phút,
trong khi tần số tim ổn định sau khoảng thời gian lâu hơn.
- Tốc độ hồi phục của phần lớn các chỉ tiêu sinh lý tỷ lệ thuận với công
suất hoạt động. Công suất hoạt động càng lớn, những biến đổi trong vận động xảy
ra càng mạnh, thì tốc độ hồi phục càng nhanh. Ví dụ, giai đoạn hồi phục sau hoạt
động tối đa chỉ vài phút, cịn hồi phục sau chạy marathon có thể kéo dài vài ngày.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Sinh lý học thể dục thể thao,
khi hoạt động với cơng suất tối đa, trình độ tập luyện càng cao thì càng có khả
năng hoạt động tối đa cao hơn, vì vậy sự biến đổi chức năng tim mạch xẩy ra
nhanh hơn và đạt ở mức cao hơn và hồi phục sớm hơn. Đáp ứng của hệ tim
mạch trong vận động không những thể hiện ở sự biến đổi tần số tim mà còn
thể hiện ở sự biến đổi ở sức co bóp của tim, đó là biến đổi HATT. Trong chạy
100m, năng lượng chủ yếu được cung cấp từ hệ photphagen và một phần từ
hệ gluco phân, do đó nợ dưỡng chiếm 95 - 98% nhu cầu oxy. Vì thời gian
chạy ngắn nên biến đổi của hệ tuần hồn và hơ hấp trong khi chạy hầu như
khơng có vai trị cho việc cung cấp oxy để tạo thành năng lượng [2], [17],
[33]. Nhưng sau khi kết thúc đường chạy, sự tăng chức năng tuần hồn và hơ
hấp có ý nghĩa quan trọng trong việc trả nợ oxy, sự tăng chức năng tim mạch
càng cao thì nợ oxy càng sớm được giải quyết và cơ thể hồi phục càng nhanh.
Kết quả nghiên của Nguyễn Tùng Linh [9] trên bộ đội tăng thiết giáp sau 6
tháng huấn luyện, sau chạy 100m, TS tim hồi phục ở phút 6, HATT hồi phục
ở phút 5, còn HATTR hầu như biến đổi không đáng kể. Theo Trịnh Hùng
Thanh [17], sau hoạt động ở tất cả các vùng công suất, TS tim đều hồi
phục muộn hơn HATT, và HATT đều hồi phục chậm hơn so với HATTR.

Theo nhận xét của Lê Quý Phương, Hoàng Văn Nhuận, Nguyễn
Văn Mùi [11] và Hoàng Thị Ái Khuê [4], [5], [6], hoạt động công suất
càng cao, biến đổi TS tim và HA xẩy ra càng mạnh và thời gian hồi phục


21
càng nhanh; hoạt động với thời gian càng dài, biến đổi tim mạch càng yếu
và hồi phục sau vận động càng chậm.
1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẠY CỰ LY 100M VÀ 400M
1.4.1. Chạy cự ly 100m
Theo phân loại của nhà sinh lý học vận động Pharphel, chạy cự ly
100m thuộc bài tập có chu kỳ vùng cường độ tối đa, sự co cơ cần phải tạo ra
một lực lớn kết hợp với tần số động tác rất cao đòi hỏi cơ bắp phải có sức mạnh
và độ linh hoạt cao [2], [17].
Khi hoạt động ở vùng cường độ này, tần số tim của VĐV có thể đạt đến
180 - 200 lần/phút, huyết áp tối đa tăng lên đến 180 – 200 mmHg, huyết áp tối
thiểu có thể tăng, giảm hoặc khơng đổi thuỳ theo thời gian hoạt động và nhiệt độ
môi trường. Thể tích tâm thu có thể đạt tới 200 ml ở những người thường
xuyên tập luyện. ở những người không tập luyện, khi vận động với công suất
tối đa thì thể tích tâm thu chỉ đạt tới 120 – 160 ml (bình thường 60 ml), do đó
thể tích phút cũng tăng lên tương ứng [17].
Năng lượng cung cấp chủ yếu cho hoạt động này hoàn toàn bằng con
đường yếm khí (khơng có oxy) chiếm 90 - 100% tổng năng lượng. Do năng
lượng cung cấp cho các bài tập loại này bằng con đường yếm khí nên các bài
tập loại này cịn được gọi là hoạt động yếm khí tối đa [2], [17].
1.4.2. Chạy cự ly 400m
Chạy cự ly 400m thuộc bài tập có chu kỳ vùng cường độ dưới tối đa. Yêu
cầu về thể lực và tốc độ co cơ trong bài tập công suất dưới tối đa không đạt mức
cao nhất [17].
Khi hoạt động ở vùng cường độ này, tần số tim có thể đạt tớii 160 – 180

lần/phút, huyết áp tâm thu tăng đến 180mmHg, huyết áp tối thiểu hơi tăng


22
hoặc không thay đổi hoặc giảm tuỳ thuộc vào thời gian hoạt động và nhiệt độ
môi trường.
Trong các bài tập có cơng suất dưới tối đa, năng lượng chủ yếu được cung
cấp bằng phản ứng yếm khí (gồm năng lượng từ hệ photphatgen và chủ yếu là
năng lượng từ đường phân yếm khí), do đó tạo ra hiện tượng nợ oxy lớn. Nợ oxy
chiếm đến 78 - 85% của nhu cầu. Cự ly càng ngắn thì tỷ lệ nợ oxy càng cao.
Song nếu tính bằng đơn vị tuyệt đối (lít) thì cự ly càng dài, số lượng nợ oxy càng
lớn. Ở các vận động viên ưu tú cỡ quốc tế, nợ oxy có thể đạt tới 20 lít [2].
Hoạt động của cơ quan bài tiết thay đổi không đáng kể, mồ hơi bài tiết
ít. Thân nhiệt tăng do q trình điều nhiệt và bay hơi chưa kịp xẩy ra.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 30 nam sinh viên Giáo dục thể chất –
Đại học Vinh.
Cơng thức tính cỡ mẫu:
n=

2 xCx (1 − r )
( ES ) 2

=

2 x 7.85 x (1 − 0.8)

(0.3333) 2

= 28; chọn n=30 cho mỗi

nhóm.
Trong đó: n là số đối tượng cần nghiên cứu
C là hằng số sai sót
r là hệ số tương quan giữa hai đo lường
ES là hệ số ảnh hưởng


23
Cơng thức tính ES = d/s; với d là chỉ số trung bình, s là độ lệch chuẩn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp xác định nhiệt độ môi trường
Để xác định nhiệt độ (T) môi trường, chúng tôi sử dụng máy đo độ
ẩm, nhiệt độ môi trường điện tử hiện số Model TFH 610. Hãng sản xuất:
EBRO - GERMANY. Kết quả được xác định sau 1 – 15 giây. Đơn vị đo oC.
- Phương pháp xác định thân nhiệt
Xác định thân nhiệt bằng Nhiệt kế OMRON – MC – 510 – Nhật. Nhiệt kế
này có hai hệ nhiệt độ: độ C (oC - Celsius) và độ F (oF - Fahranheit). Nhiệt kế đo
tai OMRON phát hiện nhiệt hồng ngoại từ màng nhĩ và các mơ xung quanh. Nó
chuyển nhiệt này sang nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ ở miệng trong 1 giây.
Cách đo nhiệt độ
Cho đầu đo vào ống tai, đẩy dần đầu đo chạm vào nơi màng nhĩ bám
vào ống tai, khi nghe 1 tiếng “bíp” thì dừng lại, sau 1 giây nghe 3 tiếp “bíp”
báo hiệu đã có kết quả.
Chúng tơi sử dụng hệ nhiệt độ Celsius - °C.
Điều kiện để có kết quả đo chính xác:
+ Đầu đo phải chạm vào màng nhĩ;

+ Trước khi đo sinh viên được lấy ráy tai và làm sạch phần ống tai
trong và màng nhĩ bằng dụng cụ y tế.
- Phương pháp xác định tần số tim và huyết áp
Xác định tần số tim (TS tim) và huyết áp (HA) bằng máy đo huyết áp
tự động của Hãng OMRON - Nhật Bản.
Vị trí đo ở vùng khuỷu tay. Đơn vị đo thị: tần số tim (lần/phút), huyết
áp (mmHg).
- Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được xử lý theo thống kê sinh học, dựa trên phần mềm
Epi.info 6.0


24

2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thử nghiệm trên 30 nam sinh viên năm thứ 2, hiện đang
học các môn điền kinh. Mỗi nam sinh viên được tham gia chạy cả 2 cự ly
100m và 400m ở 2 buổi khác nhau.
- Thời điểm xác định thân nhiệt, tần số tim và huyết áp ở trạng thái yên
tĩnh vào đầu buổi sáng khi chưa vận động mạnh.
- Trước khi chạy 100m, 400m, các sinh viên được khởi động chung và
khởi động chun mơn 15 phút. Sau đó được nghỉ ngơi 15 phút rồi bước vào
từng nội dung chạy.
- Thời điểm đo thân nhiệt, tần số tim và huyết áp ngay sau khi kết thúc
đường chạy, ở các phút tiếp theo cho đến khi xác định hồi phục.
- Thân nhiệt, TS tim và huyết áp được tiến hành đo cùng các thời điểm
trong nghiên cứu.
- Nhiệt độ môi trường được đọc cách nhau 10 phút, sau đó chia lấy kết
quả trung bình.
Bảng 2.1. Thiết kế số lượng mẫu xác định cho từng mức nhiệt mơi

trường
T mơi
Chạy

trường

Cự ly

trung bình
15,8°C
26,4°C
35,2°C

100m
Cự ly
400m

15,5°C
26,1°C

T mơi
trường
15,8°C
26,4°C
35,2°C
15,1°C
15,6°C
15,8°C
25,8°C


Số lượng mẫu nghiên cứu (n)
Yên tĩnh Sau khởi động Sau chạy
30
30
30
10
10
10
10

30
30
30
10
10
10
10

30
30
30
10
10
10
10


25

35,4°C


26,2°C
26,4°C
34,9°C
35,5°C
35,8°C

10
10
10
10
10

10
10
10
10
10

10
10
10
10
10

NAM SV GDTC
(n=30)
Các chỉ tiêu:
- Thân nhiệt
(°C)


Yên tĩnh

Sau khởi động

Sau chạy

- TS tim
(nhịp/ph)
- HATT
(mmHg)
- HATTR
(mmHg)

Cự ly
100m

T môi trường
15,8°C
26,4°C
35,2°C

Cự ly
400m

T môi trường
15,5°C
26,1°C
35,4°C


Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định thân nhiệt, TS tim và huyết áp khi yên tĩnh ở nam SV GDTC
trong điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau;
2. Theo dõi sự biến đổi, hồi phục thân nhiệt và một số chỉ tiêu tim mạch sau
chạy 100m, 400m ở nam SV GDTC trong nhiệt độ môi trường khác nhau.


×