Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học tập đoàn bí đỏ trồng tại gia lâm hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ THUỲ LINH

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NƠNG SINH HỌC TẬP
ĐỒN BÍ ĐỎ TRỒNG TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI
NĂM 2015

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Thanh Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thùy Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Vũ Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Rau hoa quả, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức bộ môn Rau hoa
quả đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thùy Linh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn................................................................................................................... vii
Thesis abstract........................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Đặt vấn đề.................................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu....................................................................................................... 1

1.2.1.

Mục đích....................................................................................................................... 1

1.2.2.

Yêu cầu......................................................................................................................... 2

1.3.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................. 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 3
2.1.

Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại thực vật của cây bí đỏ ................................ 3

2.1.1.

Nguồn gốc và sự phân bố của cây Bí đỏ................................................................. 3

2.1.2.

Phân loại thực vật bí đỏ.............................................................................................. 4

2.2.

Giá trị của cây bí đỏ.................................................................................................... 6

2.2.1.

Giá trị dinh dưỡng....................................................................................................... 6


2.2.2.

Giá trị kinh tế của cây bí đỏ...................................................................................... 8

2.3.

Một số đặc tính sinh vật học của cây bí đỏ............................................................. 9

2.3.1.

Đặc tính thực vật học.................................................................................................. 9

2.3.2.

Đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây bí đỏ..................................................... 11

2.4.

Ảnh hưởng của môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bí đỏ ...12

2.4.1.

Ảnh hưởng của nhiệt độ........................................................................................... 12

2.4.2.

Ảnh hưởng của ánh sáng......................................................................................... 12

2.4.3.


Ảnh hưởng của nước................................................................................................ 13

2.4.4.

Ảnh hưởng của đất và chất dinh dưỡng................................................................ 13

2.5.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu bí đỏ trên thế giới và việt nam ....13

iii


2.5.1.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu bí đỏ trên thế giới .......................... 13

2.5.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu về bí đỏ ở Việt Nam ......................20

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 24
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu........................................................................... 24

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................................... 25


3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 25

3.4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 25

3.4.1.

Phương pháp điều tra............................................................................................... 25

3.4.2.

Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................................... 25

3.4.3.

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu......................................................................... 25

3.4.4.

Đánh giá khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận (úng, rét) của .............29

3.4.5.

Các biện pháp kỹ thuật áp dụng............................................................................. 29

3.4.6.


Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 31
4.1.

Kết quả điều tra người tiêu dùng............................................................................ 31

4.1.1.

Khảo sát nhu cầu người tiêu dùng về sử dụng rau ngọn bí............................... 31

4.1.2.

Khảo sát người tiêu dùng về nhu cầu sử dụng rau quả bí non ........................... 33

4.2.

Đánh giá tỉ lệ nảy mầm của các mẫu giống bí đỏ vụ xn hè và vụ đơng
năm 2015

34

4.3.

Chỉ số hình dạng lá mầm......................................................................................... 36

4.4.

Đánh giá các mẫu giống bí đỏ cho ngọn vụ xuân hè năm 2015 ........................37


4.4.1.

Động thái ra lá và tăng chiều dài thân chính của các mẫu giống bí đỏ ............37

4.4.2.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngọn của các mẫu giống...........39

4.5.

Đánh giá các mẫu giống bí đỏ cho ngọn và quả non vụ đơng năm 2015 ........44

4.5.1.

Thời gian sinh trưởng của các mẫu giống bí đỏ vụ Đông .................................. 44

4.5.2.

Động thái tăng chiều dài thân và số lá trên thân chính ....................................... 47

4.5.3.

Đặc điểm hình thái thân........................................................................................... 49

4.5.4.

Đặc điểm hình thái lá............................................................................................... 50

4.5.5.


Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngọn vụ Đông năm 2015 ..........52

4.5.6.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất quả non của các mẫu................. 54

4.5.7.

Chỉ tiêu quả non của các mẫu giống bí đỏ vụ Đơng năm 2015......................... 56

4.5.8.

Đánh giá tình hình sâu bệnh vụ Đơng năm 2015................................................ 61

iv


o

4.5.9. Mức độ tàn lụi sau rét (nhiệt độ thấp đến 5 C) vụ Đông năm 2015.................64
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 65
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 65

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 65


Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 66
Phụ lục...................................................................................................................................... 69

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 3.1.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.

Giá trị dinh dưỡng trong hạt bí đỏ....................................................................... 7
Tình hình sản xuất bí đỏ ở các khu vực trên thế giới ...................................... 14
Bộ sưu tập các loại bầu bí trên thế giới tính đến năm 1987 .......................... 15
Mã hóa các cơng thức.......................................................................................... 24
Kết quả khảo sát nhu cầu người tiêu dùng về sử dụng rau ngọn bí ..............31
Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng rau quả bí non ............................................ 33
Tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ sống của cây con của các mẫu giống bí đỏ vụ
Xuân Hè và vụ Đơng, năm 2015
35
Bảng 4.4. Chỉ số hình dạng lá mầm các mẫu giống.......................................................... 36
Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng thân lá trước khi thu hoạch ngọn các mẫu giống
bí đỏ vụ Xuân Hè, năm 2015 37
Bảng 4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngọn của các mẫu giống bí
đỏ vụ Xuân Hè, năm 2015
39

Bảng 4.7. Đánh giá tình hình sâu bệnh của các mẫu giống bí đỏ vụ Xuân Hè
năm 2015
41
Bảng 4.8. Đánh giá mức độ tàn lụi sau ngập úng, vụ Xuân Hè năm 2015 ....................43
Bảng 4.9. Thời gian sinh trưởng của các mẫu bí đỏ vụ Đông, năm 2015 ..................... 45
Bảng 4.10. Động thái tăng trưởng thân lá trước khi thu hoạch ngọn các mẫu giống
bí đỏ vụ Đơng, năm 2015
47
Bảng 4.11. Đặc điểm hình thái thân các mẫu giống bí đỏ................................................. 49
Bảng 4.12. Đặc điểm hình thái lá các mẫu giống bí đỏ..................................................... 50
Bảng 4.13. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngọn của các mẫu giống bí
đỏ vụ Đơng năm 2015 52
Bảng 4.14. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất quả non của các mẫu giống
bí đỏ vụ Đông năm 2015
54
Bảng 4.15. Chỉ tiêu Quả - Nhóm quả thịt màu trắng xanh................................................ 57
Bảng 4.16. Chỉ tiêu Quả-Nhóm quả thịt màu vàng xanh – vàng nhạt............................ 58
Bảng 4.17. Chỉ tiêu Quả-Nhóm quả thịt màu vàng đậm - vàng cam.............................. 60
Bảng 4.18. Tình hình sâu bệnh hại vụ Đông, năm 2015................................................... 62
Bảng 4.19. Mức độ tàn lụi của các mẫu giống bí đỏ sau rét (nhiệt độ thấp đến 50C)
vụ Đông năm 2015
64

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Thùy Linh
Tên luận văn: Đánh giá đặc điểm nông sinh học tập đồn bí đỏ trồng tại Gia Lâm


– Hà Nội năm 2015.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Ngày ngay, trồng bí đỏ với xu hướng sử dụng ngọn và quả non nhiều hơn, bởi
thời gian cho thu hoạch nhanh, tăng được số lần thu hoạch, giảm thời gian cây chiếm
đất, điều này đã giúp người dân tăng thu nhập so với việc chỉ trồng bí để thu hoạch
quả chin như trước đây. Nhưng hiện tại một số giống đang được sử dụng để lấy ngọn
và quả non, là giống trước đây trồng để lấy quả chín. Do vậy, khơng đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Với mục đích lựa chọn ra những mẫu giống bí theo hướng lấy ngọn và
hướng lấy quả non chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự khơng nhắc lại, gồm 43 mẫu giống bí
đỏ được sưu tập từ các giống địa phương và được tiến hành hai vụ tại Gia Lâm, Hà
Nội năm 2015. Vụ Xuân hè bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8. Vụ Đông tiến
hành từ tháng 10 năm 2015 và kết thúc vào tháng 2 năm 2016. Đồng thời tiến hành
điều tra nhu cầu của người tiêu dùng ở ba địa điểm: Hà Nội, Hịa Bình và Ninh Bình
về thị hiếu sử dụng bí ăn ngọn và bí ăn quả non.
Kết quả chính và kết luận
Căn cứ vào kết quả điều tra thị hiếu người tiêu dùng và kết quả thực hiện thí
nghiệm tại đồng ruộng cho thấy: Các mẫu có triển vọng cho sản xuất ngọn bí làm rau
trong vụ Xuân Hè: 1, 3, 12, 24, 44: Các mẫu này đều có số ngọn thu hoạch/cây trong
vụ Xuân Hè trên 4 ngọn/cây, khối lượng trung bình của 1 ngọn/cây đạt >30g/ngọn; và
khả năng chống sâu bệnh hại tốt. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong trồng rau thu ngọn,
giúp hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các mẫu giống này có mức độ tàn
lụi do úng vụ Xuân Hè chỉ ở mức nhẹ, nhanh phục hồi.
Các mẫu giống số 4, 40 có triển vọng để sử dụng theo hướng thu ngọn trong vụ

Đông. Bởi các mẫu giống này đều có số lá/ngọn thu hoạch đạt từ 3-5 lá, chỉ bị hại bởi
bọ rùa ở giai đoạn 4-5 lá thật. Bên cạnh đó, chúng có mức độ tàn lụi khi nhiệt độ
0

xuống thấp 5 C chỉ ở mức độ trung bình.

vii


Đối chiếu với kết quả điều tra thì các mẫu giống số 13, 18, 20, 22, 37 có tỉ lệ
đậu quả cao (>80%), số quả thu được/cây đạt từ 1-3 quả. Bên cạnh đó nhóm mẫu
giống này có thời gian thu quả non ngắn (<100 ngày) và các chỉ tiêu về độ dày thịt đều
lớn hơn 1cm. Đồng thời mức độ tàn lụi của các mẫu giống này khi gặp nhiệt độ rét
0

xuống thấp 5 C cũng ở mức ít hoặc trung bình . Đây chính là nhóm mẫu giống có triển
vọng để phát triển theo hướng sản xuất bí thu quả non.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Thuy Linh
Thesis title: Evaluation on agronomic characters of pumpkin grown in Gia Lam
– Ha Noi in 2015.
Major:

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)


Research Objectives
Nowadays, planting pumpkin to harvest top and young fruits is preferred than
before because the time to harvest is shortened, harvest time is increased, and the land
is more free time. This helps farmers to increase income in comparison with planting
pumpkin to harvest ripen fruit as before. However, the seeds being used to get top and
young fruit are the same as for getting ripen fruits. Therefore, It doesn’t bring high
economic efficiency. Base on that problem, we decided to choose How to choose the
best pumpkin seeds to harvest top and young to be the subject of the research.
Materials and Methods
The experiment was arranged in the sequential type without repeating, including
43 seed samples collected from the same local varieties and two farming seasons are
conducted in Gia Lam, Hanoi 2015. Spring- Summer Farming Season started in April
and ends in August. The Winter farming seaon was conducted from October 2015 to
February 2016.
Main findings and conclusions
Experimental results showed that the potential samples for harvesting top of
pumpkin in spring summer season: 1 , 3 , 12 , 24 , 44. All of these samples bring 4
pumpkin tops per tree and only being affected by disease when the tree have 4 or 5
real leaves. This is an important indicator for planting pumpkin to get top of tree, help
to limit the use of plant protection products. These samples also had average
witheringlevel. Particularly the sample.
The samples No. 4, 40 are the promising seed to plant in winter farming season.
The number of leaves per each tree of these samples reaches 3-5, only harmed by
ladybugs in phase of 4-5 real leaves . Besides, they have average withering level when
o

the temperature below 5 C.

ix



Compared with the survey results , the samples No. 13 , 18 , 20 , 22 , 37 have
high rate of fruiting ( > 80 % ) , the number of fruits per tree is 1-2 . Besides, this
sample group have short time to harvest fruits (< 100 days) and the indicators of
thickness is bigger than 1. In addition, the withering level of these samples in cold
o

weather (temperatures also lower 5 C) is also low or medium . This is a promising
samples group to plant to get young fruit.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây bí đỏ (Cucurbita maxima/ pepo/moschata), thuộc Họ bầu bí –
Cucurbitacea. Quả bí đỏ chín khơng chỉ giàu vitamin A, mà có chứa nhiều nước,
chất đạm, chất, và năng lượng. Trong 100g thịt quả tươi bí đỏ cung cấp 26 kcal,
2% protein, 44mg photpho (5%), 21mg canxi, 0,8mg sắt, 9mg vitamin C, 515mcg
Carotene-a…(USDA SR-21, 2015).
Bí đỏ là cây sinh trưởng mạnh, thích nghi với nhiều loại đất và mùa vụ nên
dễ trồng. Đây cũng là cây rau có khả năng rải vụ tốt, nhất là trong thời gian thị
trường thiếu các nguồn rau xanh khác. Bí đỏ ngồi trồng cung cấp quả chín, người
ta còn dùng quả non, ngọn, hoa làm rau ăn. Bên cạnh đó, sử dụng hạt để ăn và quả
chín để chế biến thực phẩm khác như bánh, kẹo,… cũng rất phổ biến.
Trong thời gian gần đây, một số địa phương trồng bí đỏ với xu hướng sử
dụng ngọn và quả non nhiều hơn, bởi thời gian cho thu hoạch nhanh, tăng được số
lần thu hoạch, giảm thời gian cây chiếm đất, điều này đã giúp người dân tăng thu
nhập so với việc chỉ trồng bí để thu hoạch quả chín như trước đây.

Hiện nay, một số giống đang được sử dụng để lấy ngọn và quả non, là giống
trước đây trồng để lấy quả chín. Do vậy, khơng có nhiều giống chuyên phục vụ
cho mục đích ăn ngọn và quả non. Mặc dù cây bí đỏ sinh trưởng và phát triển
mạnh hơn so với một số loại cây khác trong họ bầu bí nhưng vào những tháng lạnh
của mùa đơng, khả năng cho ngọn, quả non hay ra hoa đậu quả cũng chưa có nhiều
tài liệu đề cập. Để phục vụ mục đích ăn ngọn, cây bí đỏ cần ra được nhiều nhánh,
nhánh to mập. Để phục vụ yêu cầu ăn quả non, cây bí cần phân nhánh mạnh,
nhánh có nhiều hoa, nhất là hoa cái, tỷ lệ đậu quả cao, quả lớn nhanh…Trên cơ sở
các yêu cầu thực tế đó, để tài “Đánh giá đặc điểm nơng sinh học tập đồn bí đỏ
trồng tại Gia Lâm – Hà Nội năm 2015” cần được thực hiện.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Trên cơ sở đánh giá các đặc điểm nơng sinh học các mẫu giống bí đỏ, căn

cứ vào những nhu cầu của người tiêu dùng về sử dụng bí đỏ ăn ngọn, ăn quả non,
từ tập đồn giống bí đỏ thu thập được, lựa chọn ra được những mẫu giống bí đỏ

1


để sản xuất lấy ngọn, và sản xuất lấy quả non, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của
người tiêu dùng.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra nhanh yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bí đỏ ăn ngọn

và quả non về chất lượng.
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của mẫu giống bí đỏ trong vụ Xuân hè và

vụ Đông xuân tại Gia Lâm, năm 2015.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp nguồn gen, cùng các dữ liệu khoa

học có giá trị cho cơng tác nghiên cứu và chọn tạo giống bí đỏ.
- Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa

học phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp những thông tin về nhu cầu

người tiêu dùng đối với bí đỏ ăn ngọn, bí đỏ ăn quả non tại ba địa điểm: Hà Nội,
Ninh Bình, Hịa Bình.
- Xác định được những mẫu giống bí đỏ thu thập với mục đích ăn ngọn, ăn

quả non từ đó có thể sử dụng làm vật liệu phục vụ cho công tác chọn tạo giống đối
với bí đỏ.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT CỦA CÂY
BÍ ĐỎ
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây Bí đỏ
Cây Bí đỏ thuộc chi Cucurbita, họ Bầu bí – Cucurbitaceae.
Tất cả các chi Cucurbita đều có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhưng tuỳ từng lồi
mà chúng có thể có nguồn gốc từ Bắc hoặc Nam Mỹ. Năm loài phổ biến của chi
Cucurbita được xác định là có nguồn gốc từ châu Âu những năm cuối thế kỉ 15.
Các loài thuộc chi Cucurbita được sử dụng sản xuất trong nơng nghiệp là:
lồi Cucurbita argyrosperma, Cucurbita maxima, loài Cucurbita moschata và

Cucurbita pepo.
Loài Cucurbita argyrosperma: phân bố rộng khắp từ Tây Nam Mỹ, qua
Mexico đến tận Trung Mỹ. Các nhà khoa học đã tìm thấy một số di vật khảo cổ
cho thấy loài này có thể được thuần hố từ khu vực phía Tây Nam Mỹ đến khu vực
trung tâm phía nam của Mexico, vài ngàn năm trước.
Loài Cucurbita ficifolia: Phân bố từ vùng cao khu vực Mexico về phía nam
tới phía bắc Chile và Argentin. Vị trí chính xác của khu vực thuần hóa Cucurbita
ficifolia vẫn cịn chưa chắc chắn. Một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc là
Trung Mỹ hay miền Nam Mexico / Trung Mỹ. Người khác lại cho rằng nó được
bắt nguồn ở Nam Mỹ, cụ thể hơn, trong dãy núi Andes. Vào thế kỉ thứ 16,17,
người Châu Âu đã đưa C. ficifolia tới các nước Địa Trung Hải (cụ thể là Pháp và
Bồ Đào Nha) và Ấn Độ (ENV/JM/MONO, 2012). Nó cũng đã được lan rộng tới
các nước khác trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau.
Loài Cucurbita maxima: phân bố tự nhiên tại Bolivia, Argentina và Chile.
Lồi này đã được thuần hố tại Nam Mỹ. Bằng chứng khảo cổ cho thấy, C.
maxima được trồng và sử dụng nhiều nhất từ Peru tới miền bắc Argentina. Từ thế
kỷ 16, một số loại C. maxima đã được vận chuyển trực tiếp từ Nam Mỹ đến châu
Âu. Nhiều giống khác đến Úc, châu Phi và châu Á, nơi các giống địa phương phát
triển. Trong thế kỷ 19, một số giống cây trồng đã được giới thiệu vào Hoa Kỳ từ
Nam Mỹ. C. maxima, ngoài các khu vực Nam Mỹ đã đề cập ở trên, còn xuất hiện
nhiều nơi khác, chủ yếu bao gồm các giống bản địa, tồn tại trên thế giới.

3


Loài Cucurbita moschata: phân bố tự nhiên của Cucurbita moschata là từ
các vùng trung du của Mexico đến Trung Mỹ. Lồi này được thuần hố ở châu Mỹ
latinh, nhưng chưa xác định được khu vực chính xác. Nói chung, C. moschata là
loại bí trồng nhiều nhất ở vùng nhiệt đới, với quy mô nhỏ để tiêu thụ trong nước.
Sau châu Âu, C. moschata đã được lan truyền nhanh chóng tới các lục địa khác,

thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau. Chúng đưa vào trồng tại phía Tây
Missisippi ở Mỹ vào cuối thế kỷ 17, và vào thế kỷ 19 được trồng ở Ấn Độ, Java,
Angola, Bắc Phi và Nhật Bản.
Loài Cucurbita pepo: Sự phân bố tự nhiên từ miền Đơng Hoa Kỳ về phía Bắc
vào bang Illinois qua các thung lũng Mississippi, các tiểu bang Texas và phía Nam
vào Mexico. Dữ liệu khảo cổ đã cho thấy C. pepo đã được người dân bản địa sử
dụng từ hàng ngàn năm trước đây (7000-5000TCN) (ENV/JM/MONO, 2012).
Và là một trong những lồi được thuần hố đầu tiên của chi Cucurbita, thậm
chí đã được thuần hố sớm hơn một số cây trồng quan trọng khác như ngô (Zea
maize), đậu (Phaseolus vulgaris) khoảng 2000 đến 5000 năm (ENV/JM/MONO,
2012). Sau khi được thuần hoá, C. pepo đã phát triển ngày một đa dạng hơn tại các
nước Mỹ, Châu Âu và châu Á.
Ở Việt Nam, bí đỏ xuất hiện và đã có từ lâu đời nay. Khơng thấy có tài liệu

ghi chép về nguồn gốc của bí đỏ du nhập vào Việt Nam từ khi nào, chỉ biết rằng bí
đỏ có mặt khắp các vùng miền từ Bắc tới Nam. Bí đỏ được sử dụng làm thực phẩm
phổ biến, được chế biến thành nhiều món ăn trong những bữa ăn của các gia đình.
2.1.2. Phân loại thực vật bí đỏ
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu (Citrullus),
dưa chuột (Cucumis), bí đao (Benincasa), bầu (Lagenaria), bí ngơ (Cucurbita),
mướp (Luffa), mướp đắng (Momordica)…
Hệ thống phân loại thực vật của Angiosperm Phylogeny Group (APG) được
các nhà thực vật học sử dụng rộng rãi và đã được cập nhật thành APG II năm 2003
để thêm vào các nghiên cứu gần đây. Hệ thống phân loại APG II đã phân loại bộ
bầu bí thành 7 họ khác nhau.
Họ Cucurbitaceae gồm 120 chi với 1000 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới, ít ở ơn đới và hàn đới. Nước ta có 23 chi và gần 50 lồi.
Ở nước ta có 3 lồi:
4



C. maxima Duch. Ex Lam – Bí rợ, bù rợ
Cây thân thảo mọc hằng năm, phân nhánh nhiều, bò dài; thân dài 4-5m, có 5
cạnh, có lơng cứng, giịn, trắng; tua cuốn chia thành nhiều nhánh. Lá đơn, mọc so
le, dài đến 20cm, có cuống dài; phiến lá hình tim chia 5 thùy cạn và trịn, có lơng
mềm.
Cây có hoa cùng gốc, hoa màu vàng nghệ, mùi thơm thơm, tràng hình
chng, nhị 3 có bao phấn dính nhau thành một khối dài tới 2cm. Quả rất to, hình
cầu dẹp hai bên, lõm ở giữa, có thể nặng tới 50kg, thịt vàng, hạt trắng hay vàng
vàng, dẹp, hơi có mép, dài 20-29mm.
Ra hoa kết quả quanh năm.
Toàn cây được sử dụng: lá non và quả làm rau ăn phổ biến. Hạt chứa 48%
dầu (Võ Văn Chi, 2002), được dùng làm thực phẩm. Thịt quả đắp trị bỏng, sưng
viêm vì nhọt. Hạt được dùng trị giun, diệt sán sơ mít, lợi tiểu và bổ, dầu hạt dùng
để bổ thần kinh.
C. moschata (Duch. Ex Lam.) Duch. Ex Poir – Bí rợ, bí ngơ, bí thơm.
Cây thảo hằng năm, thân có lơng dày, mềm; tua cuốn chia thành nhiều nhánh.
Lá hình tim, tù, có răng, 5-6 thùy hình góc màu lục sẫm, thường có đốm trăng
trắng; cuống lá dài 8-20cm.
Hoa đơn độc màu vàng, khơng thơm. Quả to, hình trụ hay hình chùy. Vỏ quả
màu lục đen, vàng hay đỏ, cuống quả dài 5-7cm, có cạnh, phình rộng ở chỗ dính,
thịt có nhiều hột, vàng, dẹp dài 10-12mm.
0

Cây ưa khí hậu mát, ẩm, khơng có rét kéo dài dưới 10 C và đất nhiều mùn.
Ra hoa tháng 7-8, có quả tháng 9-10.
Cây trồng lấy quả làm rau ăn, có tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt,
nhuận tràng và lợi tiểu. Cũng được dùng như các loại bí khác chữa viêm đường
niệu, trĩ, viêm ruột, lỵ, mất ngủ, suy nhược, thiểu năng thận, khó tiêu, táo bón, đái
đường, bệnh về tim. Có thể dùng quả nấu ăn hoặc ép lấy nước tươi uống. Dùng

ngoài để đắp vết bỏng, vết sưng, áp xe…
C. pepo L. – Bí ngơ, bí ử, bí sáp, bí đỏ.
Cây thân thảo, có thân góc cạnh mọc bị hay leo nhờ tua cuốn chẻ 2-4. Lá
đơn, mọc so le, có cuống dài, phiến lá chia thùy hay chia cắt thành thùy nhọn với
mặt lá lởm chởm lông nâu rất nhám.

5


Hoa vàng, có kích thước lớn. Quả thường trịn, bẹt hay trịn dài, có lơng như
gai; cuống quả có 5 cạnh chỉ hơi phình rộng ở chỗ đính. Hạt màu trắng dạng trứng,
dài 7-15mm, rộng 8-9mm, dày 2mm.
Cây đòi hỏi nhiệt độ cao, không được rét kéo dài.
Ra hoa tháng 7-8, có quả tháng 9-10.
Sử dụng quả và ngọn làm rau. Quả sử dụng làm thuốc trị viêm đường tiết
niệu, trĩ, viêm ruột…Quả tươi giã lấy dịch uống hằng ngày cho nhuận tràng, có thể
nấu súp để ăn, nấu chè với các loại đậu đỏ, đậu đen, lạc, nếp để bổ dưỡng và trị
đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau màng óc. Hay có thể sử dụng đắp
ngồi trị bỏng, viêm sưng…
Hạt dùng trị giun và phối hợp với rễ cây lựu để trị sán xơ mít. Cuống quả có
thể dùng giải độc thức ăn, gây nơn và chữa ho có nhiều đờm.
2.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY BÍ ĐỎ
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Các loại rau là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày và không
thay thế được. Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trị
chống chịu với bệnh tật. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học
trong và ngồi nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300 - 2500
Calo năng lượng hằng ngày để sống và hoạt động. Ngoài nguồn năng lượng cung
cấp từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con
người. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số Calo trong khẩu phần ăn mà còn

cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin và các loại đa, vi lượng không thể
thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm lượng vitamin trong rau khá cao lại
dễ kiếm.
Rau bí là một thức ăn rất thơng dụng và cịn là một vị thuốc có giá trị.

6


Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng trong hạt bí đỏ

Chất dinh dưỡng
Nước
Năng lượng
Protein
Tổng lipid (béo)
Carbohydrate,
Chất xơ, tổng chế độ ăn
Đường
Chất khoáng
Ca
Fe
Mg
P
K
Na
Zn
Vitamin
Vitamin C, tổng axit ascorbic
Thiamin (B1)
Riboflavin (B2)

Niacin (B3)
Vitamin B-6
Folate, DFE
Vitamin B-12
Vitamin A, RAE
Vitamin A, IU
Vitamin E (alpha-tocopherol)
Vitamin D (D2 + D3)
Vitamin D
Vitamin K (phylloquinone)
Lipid
Tổng Axit béo no
Tổng Axit béo không no
Tổng Axit béo khơng bão hịa
Tổng Axit béo chuyển hóa
Cholesterol
Chất khác
Caffeine
Nguồn: USDA (2015)

7


Bầu bí là một trong những họ thực vật cung cấp thực phẩm lành mạnh cho
con người. Hạt C. pepo là nguồn photpho và magie tuyệt vời, với 100g hạt cung
cấp 104% phophos và 98% magie dựa trên RDA. Hạt có hàm lượng chất béo khá
cao. So với các hạt có dầu khác, hạt Cucurbita pepo là nguồn tốt cung cấp lipit so
với dầu thô là 43%, bông (18-26%)… (Kwiri et al., 2014).
Người ta sử dụng bí đỏ để nấu các món ăn dinh dưỡng như súp, làm bánh,…
Ngồi ra, trong bí cịn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid

glutamic, đóng vai trị quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, giúp các phản ứng
chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Vì thế, bí được coi là món ăn bổ não, trị
suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.
Hạt bí (chủ yếu là giống Cucurbita pepo L. và Cucurbita maxima Duch)
được dùng làm thực phẩm, nấu ăn hoặc làm thuốc ở các nước Châu Âu và Châu
Á Hạt bí cũng chứa nhiều vitamin, chất khống cùng những amino acid cần thiết

như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại
tuyến tiền liệt. Hạt bí được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid
(beta-caroten, alpha-caroten, zéaxanthine, lutein) - những chất tương tự như
vitamin A. Hạt bí được sử dụng như một dược liệu truyền thống trị giun sán, là
một trong những thực phẩm chứa các axít béo thiết yếu và phytosterol trị bệnh u
tuyến tiền liệt.
2.2.2. Giá trị kinh tế của cây bí đỏ
Ngồi giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế cây bí đỏ là cây rau quả
quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bí đỏ là
một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Hơn nữa, trồng bí đỏ tốn ít công lao động hơn so với các cây trồng khác. Kết
quả khảo sát thực tế sản xuất cho thấy đầu tư cho bí đỏ thấp hơn so với cây trồng
khác, thường 1 sào bí đỏ đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khoảng
250-300 nghìn đồng, trong khi cho lúa 500-550 ngàn đồng, khoai tây 700-800
ngàn, cà chua 1,2-1,5 triệu; cải bắp, su hào khoảng 400-450 ngàn (Lê Tuấn Phong,
2012).
Bên cạnh đó cây bí đỏ cịn là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên
canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí
đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau. Cây bí đỏ có thể
trồng xen dưới tán cây lưu niên, nhất là vào những năm đầu khi cây chưa
8



khép tán hoặc sau khi cây được cưa đốn tái sinh, vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất,
hạn chế được cỏ dại, vừa có thêm nguồn thu nhập.
2.3. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY BÍ ĐỎ
2.3.1. Đặc tính thực vật học
Rễ bí đỏ: Hệ thống rễ của bí đỏ phát triển rất mạnh. Rễ chính ăn sâu và rễ
phụ ăn lan rộng nên khả năng chịu hạn tốt. Cây có khả năng phát triển trên đất hơi
phèn hoặc mặn. Đây là cây rau được chú ý canh tác đầu tiên trên những vùng đất
mới khai phá.
Thân bí đỏ: Cây thân thảo sống hằng năm hay sống dai, thân có góc và ráp,
thường mọc nằm và bị dài (Võ Văn Chi, 2002). Độ dài ngắn, tròn hay có gốc cạnh
của thân tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống. Thân có khả năng ra rễ bất định ở đốt.
Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân.
Thời kì cây có 1-2 lá đến 4-5 lá thật, đây là thời kì bí đỏ sinh trưởng thân
chậm. Thời kỳ ra hoa, thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng
dài. Đến cuối đời, cây già thì đạt độ dài tối đa của mỗi loại. Chiều dài thân cảu các
loại bí đỏ có thể đạt 8-10m (Tạ Thu Cúc, 2007).
Lá bí đỏ: Các lồi trong họ bầu bí thuộc loại 2 lá mầm, 2 lá đầu tiên mọc đối
xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng. Độ lớn của 2 lá mầm rất khác nhau
giữa các lồi. Bí đỏ là cây có 2 lá mầm lớn nhất.
Lá thật mọc cách trên thân chính, lá có độ lớn tối đa vào thời kỳ sinh trưởng
mạnh, ra hoa rộ. Lá có hình chân vịt, xẻ thùy sâu hoặc không xẻ thùy. Trên lá và
cuống có lớp lơng dày, lớp này có tác dụng bảo vệ và chống sự thốt hơi nước. Lá
bí ngô thuộc loại lá to, lớp lông phủ trên lá (Tạ Thu Cúc, 2007).
Hoa bí đỏ: Hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Hoa to, cánh hoa hợp, với tràng hoa hình ống chng có sặc sỡ, màu kem hoặc
màu vàng nhạt hoặc vàng cam. Hoa mọc từ nách lá. Hoa đực có nhị dài, thẳng,
chụm lại. Các bao phấn được nối với nhau thành hình trụ. Hoa cái có bầu nỗn hạ
với nhiều nỗn xếp theo chiều ngang dính nhau gần tồn bộ chiều dài hoặc chỉ một
đoạn ngắn ở trên đỉnh núm nhuỵ lớn, nhiều thịt, lõm ít hoặc nhiều, hoặc chia thuỳ.
Sau khi thụ phấn, quả phát triển từ nỗn. Hình dạng của nỗn trước khi thụ

phấn là hình dạng của quả khi chín. Thụ phấn chéo là chủ yếu bởi hoa đơn tính
cùng gốc. Trên cùng một cây, hoa đực thường có kích thước nhỏ hơn hoa cái và
9


số lượng hoa nhiều hơn. Trong Cucurbita pepo, Nepi and Pacini (1993), đã chứng
minh tỉ lệ hoa đực và hoa cái là 16,5:1.
Nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa. Trong
điều kiện ánh sáng ngày dài và nhiệt độ cao, thì tỉ lệ hoa đực sẽ cao hơn. Và ngược
lại, với ánh sáng ngày ngắn và nhiệt độ thấp, tỉ lệ hoa cái cao hơn. Hoa đầu tiên
xuất hiện trên cây sẽ là hoa đực, 3 tới 4 hoa sau đó sẽ là hoa cái
(ENV/JM/MONO, 2012).
Mặc dù hoa cái xuất hiện sau, nhưng chúng lại phát triển nhanh hơn so với
hoa đực. Điều này giúp cho cả hoa đực và hoa cái có thể nở hoa cùng một thời
điểm. Trong ngày, hoa thường nở vào buổi sáng và kéo dài cho đến khoảng gần
giữa trưa. Thời gian nở hoa của cả hoa đực và hoa cái, phụ thuộc vào thời gian
trong năm. Vào những hơm mà ngày dài hơn thì hoa đực sẽ nở trước hoa cái 15
phút. Các ngày tiếp theo sau đó, sự khác biệt này là khơng đáng kể.
Sự phân hóa giới tính của hoa, ngồi việc bị quy định bởi cơ chế di truyền và
môi trường như ánh sáng, nhiệt độ thì chúng ta có thể điều chỉnh q trình ra hoa
của bầu bí bằng cách sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng như gibberellins và
ethylene.
Phấn hoa: Hạt phấn lớn và dính, rất thích hợp cho sự thụ phấn bởi cơn trùng,
khơng phù hợp cho q trình thụ phấn nhờ gió. Nỗn có khả năng sinh sản trong
suốt quá trình ra hoa và cả khoảng thời gian trước đó. Để đậu quả và quả phát triển
tốt thì hoa cái phải nhận được từ 500-1000 hạt phấn từ hoa đực. Hoa đực khi mới
nở, khả năng nảy mầm của hạt phấn là 92%, nhưng tới thời điểm hoa đóng lại thì tỉ
lệ nảy mầm chỉ cịn 75% và sang ngày hơm sau thì tỉ lệ này chỉ cịn 10%
(ENV/JM/MONO, 2012).
Điều kiện môi trường tại thời điểm nở rất quan trọng. Nhiệt độ cao hay thấp

có thể dẫn đến sự sụt giảm nhanh hơn tỉ lệ nảy mầm của phấn hoa. Ngồi ra, trong
điều kiện gió, khơ, hạt phấn sẽ bị mất sức nảy mầm nhanh chóng.
Quả: Quả bí đỏ thuộc loại quả thịt, gồm 3 lá nỗn. Hình dạng, kích thước,
màu sắc quả thay đổi tùy thuộc theo giống (Tạ Thu Cúc, 2007). Đặc điểm của
cuống quả là một đặc tính dùng để phân biệt các lồi bí trồng. Cuống quả mềm hay
cứng, tròn hay gốc cạnh, đáy cuống phình hay khơng. Vỏ trái cứng hay mềm, trơn
láng hay sần sùi, màu sắc vỏ trái thay đổi từ xanh đậm tới vàng, hơi trắng. Hình
dạng quả rất thay đổi từ tròn, oval tới dài. Thịt quả dầy hay mỏng, màu

10


vàng đỏ đến vàng tươi. Quả càng to thì ruột quả càng nhiều. Ruột chứa nhiều hạt
nằm giữa quả.
Hạt bí đỏ: Hạt được bao quanh bởi một số lớp tế bào. Lớp bên ngồi được
hình thành từ biểu bì bên trong của lá noãn, sẽ bị trương lên khi hạt hút nước. Lớp
bên trong hình thành từ lớp testa (áo hạt) và phát triển từ vỏ nỗn và phơi tâm.
Hạt hình bầu dục, hình elip hoặc hình mũi mác, dẹt hoặc phồng , bề mặt hạt
mịn hoặc đôi khi sần sùi. Hạt có màu trắng, xám, đen và có hoặc khơng có sự phân
biệt giữa viền hạt. Các giống khác nhau có thể cùng hoặc khác màu, kết cấu khác
nhau, nội nhũ khác nhau.
Số lượng hạt thu được trên quả là khác nhau giữa các loài. Theo Lira et al. (1995),
một số giống thuần của Cucurbita ficifolia có trái cây cỡ trung bình có hơn 500 hạt,
Cucurbita argyrosperma có hơn 250 hạt mỗi quả. Các loài hoang dã Cucurbita pepo var.
texana, cũng có thể có hơn 250 hạt mỗi quả ( ENV/JM/MONO, 2012).

2.3.2. Đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây bí đỏ
Thời kỳ nảy mầm: Đó là thời kỳ từ khi mọc đến 2 lá mầm.
Nhìn chung hạt của họ bầu bí có khối lượng lớn, hạt chứa nhiều chất dinh
dưỡng nên thuận lợi trong quá trình mọc. Yếu tố quan trọng trong thời gian nảy

0

mầm là nhiệt độ, khi nhiệt độ trên 12 C thì hạt nảy mầm, nhiệt độ thích hợp nhất là
0

0

25-30 C, nhiệt độ thấp dưới 10 C hạt không mọc (Tạ Thu Cúc, 2007).
Độ ẩm đất cũng quan trọng trong thời kỳ hạt nảy mầm. Sự sinh trưởng của
hai lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, nhiệt độ, chất dinh dưỡng và độ ẩm đất.
Ở thời kỳ này chúng sinh trưởng rất nhanh, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của
cây, đặc biệt là thời kỳ cây con.
Thời kỳ cây con: Là thời kỳ khi cây được hai lá mầm đến khi cây xuất hiện 45 lá thật. Thời kỳ này thân lá tăng trưởng chậm, lóng nhỏ và ngắn, lá nhỏ, thân
ở trạng thái đứng, chưa có khả năng phân cành. Thời kỳ này cây rất mẫn cảm với

điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu với sâu bệnh kém. Vì vậy cần tăng
cường chăm sóc, tăng cường bón thúc.
Thời kỳ ra hoa: Là thời kỳ khi cây được 4-5 lá đến khi có hoa cái đầu tiên.
Ở thời kỳ này thân lá sinh trưởng mạnh, thể hiện qua các chỉ tiêu: số lá và

diện tích tăng lá, chiều dài và đường kính thân tăng vượt trội so với thời kỳ cây
con. Các nhánh cấp 1, cấp 2 và tua cuốn được hình thành liên tục.
11


Tất cả các giống trong lồi bí đỏ từ khi hoa cái nở đến khi hạt chín khoảng 16
tuần. Ở thời kỳ này cần đặc biệt chú ý đến sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu đạm trong cây dư thừa, cây sinh trưởng quá
mạnh, kéo dài thời gian ra hoa, quả, giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và
điều kiện bất thuận.

Thời kỳ quả: Là thời kỳ từ khi có quả thứ nhất (sau khi thụ tinh, cánh hoa
héo, úa) đến ra quả tập trung. Cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh, khối lượng
thân, lá quả trên mặt đất và khối lượng dưới mặt đất đạt tối đa. Quả được hình
thành một cách liên tục, quả tăng nhanh về kích thước và khối lượng, quả phát
triển cân đối, năng suất và chất lượng tốt.
Thời kỳ già cỗi: Thời kỳ này, sự sinh trưởng của thân lá, quả giảm đi nhanh
chóng, số quả trên cây ít, cây trở nên già cỗi. Quả phát triển khơng cân đối, thường
là dị hình, năng suất và chất lượng quả giảm rõ rệt. Nếu tăng cường chăm sóc, bón
thúc có thể làm cho thời kỳ già cỗi đến chậm.
2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY BÍ ĐỎ
2.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, có thể trồng ở đồng bằng
cho đến cao ngun có cao độ 1,500m. Bí đỏ là cây chịu nóng tốt, khi nhiệt độ lên
o

tới 35- 40 C vẫn sinh trưởng bình thường. Hầu hết các loại trong họ bầu bí đều
o

o

sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 23-30 C. Khi nhiệt độ xuống dưới 10 C thì sự sinh
trưởng gặp trở ngại và ngừng hoạt động.
Nhiệt độ và độ dài ngày đều có ảnh hưởng đến sự hình thành tỉ lệ hoa đực và
hoa cái trên cây. Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều hoa đực.
2.4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng
Cây trong họ bầu bí đều yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn để sinh trưởng và
phát triển.
Cây cần thời gian chiếu sáng từ 10-12 giờ (Tạ Thu Cúc, 2007), ánh sáng
ngắn có lợi cho phân hóa hoa cái trên một số cây. Hầu hết các cây trong họ bầu bí

yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh. Gieo trồng trong điều kiện ánh sáng yếu, trời âm
u, mưa phùn cây sinh trưởng kém, ra hoa, quả chậm, giảm năng suất và

12


chất lượng, hương vị kém. Trong điều kiện trời âm u, mưa phùn hạn chế ong hoạt
động nên cần thụ phấn bổ sung để tăng tỉ lệ đậu quả.
2.4.3. Ảnh hưởng của nước
Cây u cầu nhiều nước vì có bộ lá to, nhiều lá trên cây, cần độ ẩm đạt 70- 80%.
Bí đỏ là cây chịu hạn khá, ưa khơ. Cây bí hút nước rất mạnh nhưng tiêu hao nước rất
ít, có khả năng chịu hạn khá, nhưng nếu khơ hạn quá dễ bị rụng hoa và trái non.

2.4.4. Ảnh hưởng của đất và chất dinh dưỡng
Cây bí đỏ thích nghi với nhiều loại đất, có thể sinh trưởng trên đất gò đống,
đất nghèo dinh dưỡng. Trên đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát pha, đất phù sa
ven sơng có pH trung bình, giàu dinh dưỡng, cây bầu bí sẽ cho năng suất cao, chất
lượng tốt, mẫu mã hấp dẫn.
Yêu cầu cuả họ bầu bí đối với NPK cân đối. Cây yêu cầu đạm nhiều nhất, sau
đó đến Kali và ít hơn là Lân. Chúng có thể phát triển trong điều kiện pH từ 5-7 (Tạ
Thu Cúc, 2007).
2.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ NGHIÊN CỨU BÍ ĐỎ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.5.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu bí đỏ trên thế giới
2.5.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí đỏ trên thế giới
Được thuần hóa đầu tiên ở châu Mỹ, bây giờ bí đỏ đã phổ biến trên tồn thế
giới. Các lồi Cucurbita đóng một vai trị quan trọng trong nơng nghiệp sản xuất
thực phẩm, cũng như sản xuất nội địa khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn
đới trên thế giới. Chúng được xếp hạng trong số 10 loại rau quan trọng nhất trên
toàn thế giới (ENV/JM/MONO, 2012).

Ngoài mục đích sử dụng làm thực phẩm, nhiều nước trên thế giới cịn sử
dụng bí đỏ để trang trí trong ngày lễ Halloween. Đây được coi là một trong những
nền văn hóa của nước Anh.
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2015, tình hình sản xuất nhóm bí đỏ từ
năm 2008-2013 như sau:

13


Bảng 2.2. Tình hình sản xuất bí đỏ ở các khu vực trên thế giới
ĐVT: DT = ha; NS = tấn/ha; SL = tấn

Khu vực

Yếu tố
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng


Thế giới

Châu Phi

Châu Mỹ

Châu Á

Châu Âu

14


×