Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại thành phố hà nội từ năm 2002 đến năm 2010 và một số yếu tố thời tiết liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 87 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
HONG TH HNG
đặc điểm dịch tế học bệnh sốt xuất huyết dengue
tại thành phố hà nội năm Từ 2002 2010
và một số yếu tố thời tiết liên quan
Chuyờn ngnh: Dch t hc
Mó s : 60. 72. 70
LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
TS. O TH MINH AN
TS. HONG C HNH
H NI 2012
1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ae.aegypti : Aedes aegypti
Ae.albopictus : Aedes albopictus
Ae.Scutellaris : Aedes Scutellaris
Ae.Africanus : Aedes Africanus
Ae.Lentrocephalus : Aedes Lentrocephalus
SXHD : Sốt xuất huyết Dengue
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
TB : Trung bình
TBN : Trung bình năm
KKL : Không khí lạnh
BĐKH : Biến đổi khí hậu
LHQ : Liên Hiệp Quốc
DALYs : Disability Adjusted Life Years
SVT : Siêu vi trùng
HCSD : Hội chứng sốc Dengue


2
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn cô Đào Thị Minh An - TS. Phó chủ nhiệm bộ
môn Dịch tễ học Trường Đại học Y Hà Nội và thầy Hoàng Đức Hạnh - TS.
Phó giám đốc Sở y tế Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, quan tâm dạy bảo và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học và
Quý thầy cô Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà
Nội đã dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn BS. Đỗ Lê Huấn, Giám đốc Trung tâm y tế dự
phòng Hà Nội và Ban giám đốc Trung tâm, các khoa, phòng thuộc Trung tâm
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn thạc sỹ Y học.
Xin gửi lời cảm ơn Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh
phẩm – Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, các đồng nghiệp, bạn bè và toàn thể
gia đình đã nhiệt tình chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành tốt luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 9 năm 2012
Hoàng Thế Hùng
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập được trong luận văn là hoàn toàn có
thật và các kết quả nghiên cứu chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu y học nào.
Tôi xin chịu ách nhiệm với toàn bộ nội dung có trong luận văn.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 9 năm 2012
Hoàng Thế Hùng

4
ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch
do muỗi truyền bởi 4 týp vi rút Dengue. Trên thế giới trước năm 1970 chỉ có
9 quốc gia đã ghi nhận bệnh này, ước tính hàng năm có 500.000 trường hợp
SXHD phải nhập viện, phần lớn là trẻ em. Ít nhất 2,5% các ca bệnh dẫn tới tử
vong, hiện nay theo các nhà nghiên cứu về bệnh SXHD thường xuyên có hơn
2.5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ dịch, mỗi năm có khoảng 100 triệu
trường hợp mắc bệnh. Do số lượng người mắc và chết cao trong các vụ dịch
SXHD nên bệnh SXHD trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng
đồng trên toàn cầu []. Những năm gần đây, khi vấn đề biến đổi khí hậu toàn
cầu được quan tâm, người ta dự báo rằng biến đổi khí hậu có thể tác động trực
tiếp lên sức khỏe con người (ví dụ tác động của nhiệt độ, chết/ bị thương do
bão lũ) và gián tiếp thông qua những biến đổi của của một loạt các véc tơ
bệnh tật như muỗi, ve, …, thì SXHD lại càng ngày được quan tâm nhiều hơn.
Việt Nam được xác định là một trong 8 nước đứng đầu khu vực Đông
Nam Á và thế giới về tỷ lệ mắc và chết do bệnh SXHD. Bệnh lưu hành rộng
rãi ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.
Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có véc tơ truyền
bệnh [13]. Bệnh có chiều hướng gia tăng ở tất cả các khu vực và là một trong
10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta, năm 2009 cả
nước đã ghi nhận 108.756 ca mắc SXHD, trong đó 87 ca tử vong, tỷ lệ mắc
lên tới 121 ca/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,08%; Năm 2010, dịch cũng
đã xảy ra ở cả 4 khu vực với 125.854 ca mắc SXHD, 100 ca tử vong, số mắc
tăng 13,59% và số ca tử vong tăng 14,94% so với năm 2009 , ,,,,,.
Tại Hà Nội, từ năm 2003 đến 2008 số ca bệnh SXHD được ghi nhận và
báo cáo thường xuyên chiếm khoảng 90% số ca bệnh của khu vực miền Bắc.
Đặc biệt
sau trận mưa lịch sử cuối năm 2008
,
trong năm 2009, số bệnh nhân mắc
SXHD được ghi nhận là 16.267 ca (khoảng 255,4 trường hợp/100.000 dân).

Số mắc tăng gấp 6,7 lần so với năm 2008 và chiếm trên 87% số bệnh nhân
5
của toàn miền Bắc. Bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành, nơi có mật
độ dân cư đông đúc, cũng là nơi tập trung nhiều người ngoại tỉnh, người lao
động tự do và sinh viên đang học tập tại các trường chuyên nghiệp trên địa
bàn Hà Nội thuê trọ tại các khu nhà tạm .
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, đầu mối giao
thông của cả nước, nơi có số lượng người nhập cư vì các lý do kinh tế, học
tập, du lịch, công tác,… là rất lớn, mỗi ngày ước tính có hàng trăm nghìn
người giao lưu qua lại trên địa bàn. Vì vậy, nguy cơ bùng phát các vụ dịch
bệnh truyền nhiễm trong đó có SXHD cũng rất cao.
Trong thời gian qua, trên thế giới và tại Việt Nam hầu hết các công
trình nghiên cứu về SXHD tập trung vào đánh giá đặc điểm dịch tễ học bệnh
SXHD nói chung; nghiên cứu véc tơ truyền bệnh, hoá chất để phòng trừ véc
tơ truyền bệnh, các phương pháp dùng thuốc trong điều trị, kiến thức, thái độ
và thực hành của người dân trong phòng chống bệnh. Rất ít các nghiên cứu về
tác động của biến đổi khí hậu đối với sự thay đổi của bệnh SXHD. Với tính
chất đặc thù về điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội và
những vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu được các quốc gia và khu vực quan
tâm như hiện nay thì việc phân tích tình hình dịch tễ học SXHD trên địa bàn
thành phố, để hiểu được diễn biến dịch qua các năm, phân tích tương quan
biến đổi các yếu tố thời tiết bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa với số lượng
ca bệnh xảy ra là rất cần thiết. Nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt
xuất huyết Dengue tại thành phố Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2010 và
một số yếu tố thời tiết liên quan” được thực hiện với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại thành
phố Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2010 và dự báo xu hướng dịch
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
2. Mô tả mối liên quan giữa nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa với sốt xuất
huyết Dengue từ năm 2002 đến năm 2010.

6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Những hiểu biết hiện đại về bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.1.1 Tác nhân gây bệnh và véc tơ truyền bệnh
Trong thời gian dài trước đây, người ta chỉ biết rằng các vụ dịch sốt
xuất huyết Dengue (SXHD) liên tiếp xảy ra ở Trung Mỹ, vùng biển Caribê và
Đông Nam Á do muỗi truyền, nhưng tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết
đến. Năm 1903 H. Graham mới chứng minh được vi rút gây bệnh SXHD
được lây truyền bởi muỗi. Năm 1906, T.L.Brabcroft đã chỉ ra rằng muỗi
Ae.Aegypti chính là vectơ chính truyền bệnh SXHD. Những nghiên cứu sâu
hơn về sau cho thấy muỗi A. Albopictus và A. Polynesiensis cũng tham gia
vào việc truyền bệnh này. Tháng 5 năm 1945, lần đầu tiên tác nhân gây bệnh
được phân lập bởi Alber Sabin từ những binh lính bị ốm tại Calcuta (Ấn Độ),
New Guinea và Hawaii. Những chủng vi rút Dengue mà Sabin phân lập được
tại Ấn Độ, New Guinea và một chủng tại Hawaii đều có tính kháng nguyên
giống nhau ngoài ra còn 3 chủng khác tại New Guinea, Sabin nhận thấy có sự
khác biệt về tính kháng nguyên với các chủng trên. Hai chủng vi rút này được
gọi là Dengue týp 1 và Dengue týp 2. Hai chủng vi rút Dengue tiếp theo là
Dengue týp 3 và Dengue týp 4 đã được William Mcd Hammon và cộng sự
phân lập được từ những trẻ em bị bệnh SXHD tại vụ dịch ở Manila năm 1956.
Tiếp theo sau đó rất nhiều chủng vi rút Dengue được phân lập từ các vùng
khác nhau trên thế giới nhưng tính kháng nguyên của chúng đều được định
dạng trong 4 týp huyết thanh trên. Tới năm 1997 vi rút Dengue và muỗi
A.Aegypti đã phát triển rộng trên toàn thế giới ,,.
Vi rút Dengue thuộc giống Flaviviruses, họ Flaviviridae. Vi rút Dengue
có 3 ổ chứa tự nhiên là người, muỗi và một số động vật thuộc nhóm linh
trưởng như vượn, hắc tinh tinh.
Thời kỳ nhiễm vi rút huyết ở người từ 2 đến 12 ngày, trung bình từ 4 đến 5 ngày.
7

Đối với động vật có xương sống, người là động vật duy nhất khi nhiễm
vi rút có biểu hiện lâm sàng, từ nhẹ đến tình trạng sốt xuất huyết nặng, sốc và
chết. Ở động vật linh trưởng, thời kỳ nhiễm vi rút ngắn hơn, chỉ khoảng 1 đến
2 ngày, loại động vật này tỏ ra thích ứng đặc biệt với vi rút Dengue, không
biểu lộ các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh.
Muỗi Aedes có thể bị nhiễm vi rút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở giai
đoạn nhiễm vi rút huyết (từ 6 - 8 giờ trước, đến khoảng 3 ngày sau khi khởi
phát). Cần có thời gian để vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi, thời gian này dài
hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ở nhiệt độ 22
0
C, sau 8 - 12
ngày (trung bình 9 ngày) là muỗi có thể truyền bệnh. Nếu nhiệt độ bên ngoài
thấp hơn 16
0
C, vi rút không nhân lên được trong cơ thể muỗi. Muỗi cái nhiễm
vi rút có thể truyền bệnh suốt đời. Như vậy một số loài động vật linh trưởng
và muỗi hợp lại thành chu kỳ nhiễm vi rút Dengue trong tự nhiên.

Nguồn: WHO.DengueNet 2009
8
Bản đồ 1.1: Sự lưu hành của các tuýp Virus Dengue trên thế giới.
1.1.2. Biểu hiện lâm sàng và khái niệm dịch sốt xuất huyết Dengue
Bệnh thường có triệu chứng sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 - 7 ngày kèm
theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng
có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất
huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue (HCSD),
có thể dẫn đến tử vong. Xét nghiệm có thể thấy, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
(< 100.000/1 mm
3
, hematocrit tăng 20%).

Theo WHO (2000) chia làm 4 độ theo mức độ nặng nhẹ để xử trí .
Độ 1: Sốt đột ngột từ 2 đến 7 ngày kèm theo triệu chứng cơ năng: mệt
mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, đau cơ xương hoặc khớp và nổi ban.
Dấu hiệu dây thắt dương tính hoặc dễ bầm tím da khi đụng, va, đập nhẹ hoặc
tiêm chích.
Độ 2: Triệu chứng như độ 1, kèm theo xuất huyết dưới da hoặc niêm
mạc, có thể có xuất huyết nội tạng nhẹ.
Độ 3: Xuất huyết nặng, có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, tụt
huyết áp hoặc huyết áp kẹt. Kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, người
bồn chồn hoặc vật vã hoặc li bì.
§é 4: Sèc s©u, m¹ch nhá, khã b¾t, huyÕt ¸p kh«ng ®o ®îc .
Khái niệm về dịch SXHD: Dịch SXHD xảy ra khi số lượng ca bệnh
vượt qua giới hạn 95% khoảng tin cậy của trung bình ngưỡng dịch 5 năm
trước đó.
9
1.1.3 Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Bản đồ 1.2: Bản đồ dịch tễ SXHD trên thế giới
Những ghi nhận đầu tiên về bệnh SXHD trên thế giới vào năm 1779 tại
Jakarta (Indonesia) và Cairo (Ai Cập), năm 1780 tại Philadenphia (Mỹ). Bệnh
SXHD tại Athens (Hy Lạp) xảy ra từ những năm 1927 - 1928 làm khoảng
1.250 người chết. Khu vực châu Á, từ năm 1953 đến năm 1954 dịch xảy ra tại
Philippine và trong vòng 20 năm sau đó bệnh SXHD đã trải rộng khắp vùng
Đông Nam Á tới Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc, Nam và Tây Thái Bình
Dương, châu Phi, châu Mỹ và vùng biển Caribê.
10
Nguồn: WHO.DengueNet 2009
Hình 1.1: Mức độ gia tăng của dich SXHD qua các năm.
Số mắc SD/SXHD trên thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng. Giai
đoạn 1955-1959 số mắc trung bình hàng năm chỉ là 908 trường hợp, cho đến
những năm 1980 - 1989 con số này đã tăng lên 295.591 và tăng lên 968.564

trường hợp trong giai đoạn 2000-2007 (Hình 1.1). Chỉ tính riêng năm 1998, có
tổng số 1,3 triệu ca mắc SD/SXHD và trên 3.600 trường hợp tử vong được báo
cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới . Cho tới nay, bệnh có tính lưu hành địa phương
tại Châu Mỹ, Châu Phi và Địa Trung Hải. Tại khu vực châu Á và Thái Bình
Dương, bệnh là gánh nặng về y tế tại các nước có dịch lưu hành .
1.1.4. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương
Tại Đông Nam Á, SXHD lần đầu tiên được mô tả như một bệnh mới ở
Philippin năm 1953 (gọi là bệnh sốt xuất huyết Philippin). Từ đó, nhiều vụ
dịch SXHD lớn đã xảy ra ở hầu hết các nước Đông Nam Á như: Indonesia,
Myanmar, Thái Lan, Malaixia, Lào, Singapore, Campuchia và Việt Nam cũng
như ở Nam Á: Ấn Độ, Xri Lanca và các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình
11
Dương như: Mandivels, New Caledonia, Palau, Tahiti và với tỷ lệ tử vong cao
và sự có mặt cả 4 týp vi rút. SXHD là nguyên nhân dẫn đến nhập viện và gây
tử vong hàng đầu tại một số nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương
trong đó có Việt Nam .
1.1.5. Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra tại Hà Nội và một số tỉnh
miền Bắc năm 1958 được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm
1959. Ở miền Nam, dịch SXHD được mô tả vào năm 1960 với 60 trường hợp
tử vong. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ
sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền Trung.
Trong những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh cao nhất được ghi nhận tại
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung [1]. Tuy
nhiên những số liệu mới đây đã chỉ ra rằng bệnh đã phát triển đến vùng cao
nguyên Trung bộ, nơi đang phát triển đô thị mới với điều kiện cung cấp nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém. Tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sự
lan truyền bệnh bị hạn chế trong những tháng mùa đông - xuân do nhiệt độ
môi trường thấp không thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của muỗi
truyền bệnh. Ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh cao nguyên biên giới phía Bắc

không thấy bệnh xuất hiện, kể cả những năm có dịch lớn ,.
Trước năm 1990, bệnh SXHD mang tính chất chu kỳ tương đối rõ nét,
với khoảng cách trung bình từ 3 đến 5 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên
tục với quy mô và cường độ ngày một gia tăng. Đặc biệt năm 1998 dịch
SXHD đã bùng nổ với qui mô lớn ở Việt Nam, có tới 57/61 tỉnh thành trong
cả nước có xuất hiện dịch với 234.920 trường hợp mắc và 377 tử vong, tỷ lệ
mắc 306,3/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc 0,16%. Giai đoạn 1999 - 2003, số mắc,
chết trung bình hàng năm đã giảm chỉ còn 36.826 trường hợp và tử vong 66
trường hợp. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay số mắc và tử vong do SXHD có
12
xu hướng gia tăng. Đặc biệt, năm 2009 cả nước đã ghi nhận 108.756 ca mắc
SXHD, trong đó 87 ca tử vong, tỷ lệ mắc lên tới 121/100.000 dân và tỷ lệ
chết/mắc là 0,08 %; Năm 2010 tiếp theo, dịch cũng đã xảy ra ở cả 4 khu vực
với 125.854 ca mắc SXHD, 100 ca tử vong, số mắc tăng 13,59% và số ca tử
vong tăng 14,94% so với năm 2009.
Bệnh SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt
giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới,
bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra
vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Ae.
aegypti. Bệnh phát triển nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào
tháng 8,9 và 10. Ở miền Nam và nam Trung bộ bệnh SXHD xuất hiện trong
suốt năm với tần số mắc nhiều hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng
vào những tháng 7, 8, 9 và 10 ,,.
Qua các số liệu thống kê cho thấy, tuổi mắc bệnh có sự khác biệt giữa
các miền. Ở miền Bắc Việt Nam, nơi có bệnh lưu hành thấp thì tất cả các lứa
tuổi đều có thể bị mắc bệnh. Nhưng ở miền Nam, nơi mà bệnh lưu hành cao,
lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em. Năm 2006 trẻ em <15 tuổi mắc bệnh ở
miền Bắc chiếm 21,8%, miền Trung 47,9% và miền Nam 64,3%, Tây Nguyên
15,9% .
13

Bảng 1.1: Tình hình mắc và chết do SXHD ở Việt Nam, 2001 - 2010
Năm Số mắc
Tỷ lệ mắc /
100.000 dân
Số chết
Tỷ lệ
chết/mắc (%)
2001 41,509 51,60 82 0,20
2002 32,031 39,03 53 0,17
2003 49,713 59,56 72 0,14
2004 78,752 92,61 114 0,14
2005 60,982 70,39 53 0,09
2006 77,818 88,60 68 0,09
2007 104,464 122,61 88 0,08
2008 91, 930 106,27 90 0,09
2009 108,756 121 87 0,08
2010 125,854 140,08 100 0,08
1.1.6 Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội
Hà Nội là nơi bệnh SXHD lưu hành nhiều năm và là trọng điểm về dịch
SXHD ở khu vực phía Bắc. Chu kỳ dịch thường xảy ra khoảng 5 đến 7 năm
một lần, bệnh nhân thường tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành là những
nơi tập trung dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nơi tập trung nhiều
lao động ngoại tỉnh và sinh viên thuê trọ.
Trong năm 2009, số bệnh nghi nhân mắc SD/SXHD là 16.090 trường
hợp (khoảng 255,4 trường hợp/100.000 dân), có 4 trường hợp tử vong. Số
mắc tăng gấp 6,7 lần so với năm 2008 và chiếm trên 87% số bệnh nhân trên
toàn miền Bắc. Bệnh nhân phân bố ở 29/29 quận huyện và 521/577 xã
phường (90,3%). Có tới 40% bệnh nhân là người lao động ngoại tỉnh và sinh
viên đang học tập tại các trường trên địa bàn Hà Nội (theo Báo cáo tổng kết
hoạt động chương trình phòng chống sốt xuất huyết của Trung tâm y tế dự

phòng Hà Nội năm 2009) .
14
1.2 Biến đổi khí hậu và thời tiết
1.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết ở Việt Nam.
Theo số liệu quan trắc, biến đổi khí hậu ở Việt Nam có những điểm
đáng lưu ý sau:
- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung
bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7ºC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập
kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn nhiệt độ trung bình năm của 3 thập kỷ
trước đó (1931 - 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở
Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931
- 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6ºC. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3
nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3ºC và cao
hơn thập kỷ 1991 - 2000 là 0,4 - 0,5ºC.
- Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung
bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 - 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ
và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.
Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi của lượng mưa cũng rất khác nhau
giữa các khu vực.
- Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở
các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng
lên khoảng 20cm.
- Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt
trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và
năm 2007 chỉ có 15-16 đợt KKL, bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường
hợp có số đợt KKL trong mỗi tháng mùa đông (từ tháng 11 năm trước đến
tháng 3 năm sau) thấp bất thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây
(3/1990, 1/1993, 2/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện bất thường nữa gần
đây nhất về khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu là đợt KKL gây
15

rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt
hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
- Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn,
quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc
muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bất thường hơn.
1.2.2. Khí hậu, thời tiết ở Hà Nội.
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa, thành
phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Cũng do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung
bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự
thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới
tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới
tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C.
Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ
bốn mùa xuân, hạ, thu và đông .
Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ
1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5
năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1
năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C . Đầu tháng 11 năm 2008,
một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung trong đó có
Hà Nội, khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố
khoảng 3.000 tỷ đồng .
Các yếu tố thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trong 10 năm qua tại
Hà Nội (bảng 1.2; 1.3;1.4).
Bảng 1.2: Phân bố lượng mưa qua các năm từ 2002-2010 tại Hà Nội
16
Năm
Lượng mưa

trung bình
Độ lệch
chuẩn
lượng mưa
thấp nhất
Lượng mưa
cao nhất
2002 161.0 156.5 8.6 559.4
2003 131.4 138.4 0 375
2004 131.0 130.6 3.9 355.2
2005 147.0 145.5 11.4 377.2
2006 103.4 111.5 0.4 353.8
2007 138.3 136.0 3 388.3
2008 189.0 158.3 11 469
2009 134.3 160.2 1.2 550.5
2010 103.3 104.1 0.6 280.4
Bảng 1.3: Phân bố nhiệt độ qua các năm từ 2002 - 2010 tại Hà Nội
Năm
Nhiệt độ
trung bình
Độ lệch chuẩn
Nhiệt độ thấp
nhất
Nhiệt độ cao
nhất
2002 24.5 4.3 17.7 29.6
2003 25.0 4.5 16.9 30
2004 25.1 4.7 17.2 29.7
2005 24.2 5.4 16.2 30.3
2006 24.7 4.6 18.3 30.2

2007 24.6 4.4 16.9 30.4
2008 23.7 5.5 13.8 29.4
2009 24.9 4.6 16 30.3
2010 24.9 4.5 18.1 30.9
Bảng 1.4: Phân bố độ ẩm qua các năm từ 2002 – 2010 tại Hà Nội
Năm
Độ ẩm trung
bình
Độ lệch chuẩn
Độ ẩm thấp
nhất
Độ ẩm cao
nhất
2002 80.2 2.4 76 85
2003 77.1 4.3 70 82
2004 78.6 5.2 67 85
2005 79.2 4.2 69 85
2006 78.1 4.3 72 86
2007 77.5 5.6 67 88
2008 79.3 3.4 72 84
2009 76.8 5.2 66 84
17
2010 77.7 4.6 70 85
1.2.3. Xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Về nhiệt độ: Trên các khu vực, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng
lên 2ºC vào năm 2050. Dự tính đến năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng lên 3ºC.
- Về lượng mưa: Lượng mưa mùa mưa ở các khu vực, trừ Trung Bộ,
đều tăng 0-5% vào năm 2050, riêng Trung Bộ là 0-10%. Lượng mưa mùa khô
ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc, đồng bằng
Bắc Trung Bộ, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ có thể tăng hay giảm 5%,

riêng ở Bắc và Trung Trung Bộ tăng 0 - 5%. Đáng chú ý là ở những vùng
thường xảy ra hạn hán vào mùa khô, hạn hán có nhiều khả năng tăng lên cả về
cường độ và diện tích.
- Về mực nước biển: Trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam, mực
nước biển có thể tăng lên 40 cm vào năm 2050 và ước tính có thể tăng lên 100
cm vào năm 2100.
1.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khoẻ, bệnh tật
Công ước chung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) định nghĩa “ biến đối khí
hậu là sự biến đổi của khí hậu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt
động của con người và làm thay đổi thành phần của bầu khí quyển toàn cầu
và bổ sung vào sự biến động khí hậu tự nhiên được quan sát trong những giai
đoạn có thể so sánh được”. BĐKH là một mối đe dọa đáng kể đối với sức
khỏe cộng đồng, và làm thay đổi các biện pháp mà chúng ta phải sử dụng để
bảo vệ các bộ phận dân cư dễ bị tác động. Ở các quốc gia đang phát triển, tác
động của BĐKH là những đe dọa rõ ràng đối với công cuộc xóa đói giảm
nghèo cũng như các thành quả của các mục tiêu Thiên niên kỷ.
Theo tính toán, các bệnh do véc tơ truyền, bệnh tiêu chảy gây thiệt hại
ước tính hàng năm khoảng 40 tỷ USD. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trong
18
năm 2000 có khoảng 2,4% số trường hợp tiêu chảy cấp trên thế giới, 6% các
trường hợp mắc sốt rét trong các nước có mức thu nhập trung bình và thấp
đều có liên quan đến BĐKH. Dự báo trong vòng 50 năm tới, thiên tai sẽ tăng
lên 4 lần và 2 tỷ người trên hành tinh sẽ chịu ảnh hưởng. Tại Việt Nam
khoảng 10% dân số sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo tổn thất tổng sản phẩm quốc
nội lên tới 10%, cùng với đó là hàng loạt dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm,
bệnh mới nổi bùng phát. Đây là những đánh giá được đưa ra tại hội thảo “Á -
Âu chia sẻ kinh nghiệm sẵn sàng đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các
bệnh mới nổi”, được tổ chức ngày 4 và 5-11/2009 tại Hà Nội .
Việt Nam được coi là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh
hưởng nhiều nhất vì hiện tượng biến đổi khí hậu, do có đường bờ biển dài và

có hướng với bão, lốc, lượng mưa to và thường xuyên biến đổi. Hiện tượng
thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến một vài hệ thống tự nhiên của Việt Nam,
nền kinh tế cũng như toàn thể dân số. Bằng chứng của hiện tượng biến đổi khí
hậu có thể thấy rõ ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bình đã tăng 0,5°C và mực
nước biển dâng cao 20 cm so với 50 năm trước. Những hiện tượng khí hậu
tiêu cực như mưa lớn, hạn hán và bão lụt ngày càng xuất hiện với cuờng độ
lớn hơn ở Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam được xếp vào một trong bốn nước
đứng đầu thế giới chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) kể từ 20 năm
qua. Trong danh sách của tổ chức Germanwatch công bố tại Copenhagen
ngày 09/12/2009, Việt Nam đứng hàng thứ tư trong chỉ số rủi ro chỉ sau
Bangladesh, Myanmar, Honduras. Bên cạnh những tác hại cho đời sống,
BĐKH còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người .
BĐKH có thể tác động trực tiếp lên sức khỏe con người (ví dụ tác động
của nhiệt độ, chết/ bị thương do bão lũ) và gián tiếp thông qua những biến đổi
của của một loạt các véc tơ bệnh tật như muỗi,ve, mầm bệnh từ nước, chất
lượng nước, không khí, chất lượng và khả năng đáp ứng thực phẩm. BĐKH,
19
thời tiết và sự phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm là một quá trình có liên
quan với nhau thông qua nhiều cơ chế. Thông thường sau thiên tai, môi
trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng và đây là một trong
những nguyên nhân chính gây bùng phát các vụ dịch bệnh đường tiêu hóa và
các bệnh khác lây lan theo nguồn nước bao gồm cả các bệnh của động vật,
bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến. Sự gia tăng về cường độ và tần
số thiên tai như bão, nước biển dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở
đất… làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe
cộng đồng do nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Dịch tả xảy ra ngay sau động đất ở Haiti với hàng ngàn trường hợp
mắc, hàng trăm trường hợp tử vong, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra
rằng 4 bốn lần đại dịch cúm gần nhất: dịch cúm Tây Ban Nha bắt đầu năm
1918, dịch cúm châu Á năm 1957, dịch cúm Hong Kong năm 1958 và dịch

cúm H5N1 năm 2009 đều diễn ra sau các đợt La Nina. Các dịch cúm này có
điểm chung là loại vi rút cúm đều là những chủng loại mà con người chưa
phát triển được hệ miễn dịch. Nhiệt độ càng tăng thì tỷ lệ thuận với bệnh
truyền nhiễm càng nhiều. Nhiệt độ ấm lên cùng lượng mưa tăng có thể gây
nhiễu loạn hệ sinh thái, tác động đến các động vật ký sinh cũng như trung
gian truyền bệnh đã làm tăng các dịch bênh ở những vùng không có sự chuẩn
bị phòng chống đầy đủ. Các vật truyền bệnh (như muỗi, bọ chét, ve, mò, mạt)
sẽ thay đổi về sinh học, sinh thái và vùng phân bố, theo xu hướng sẽ phát triển
ở các vành đai cao hơn, mùa phát triển sẽ kéo dài hơn. Hậu quả là các dịch
bệnh do chúng truyền sẽ phức tạp và gây tác hại nhiều hơn do mở rộng vùng
phân bố làm tăng nguy cơ dịch bệnh phụ thuộc vào điều kiện môi trường và
sự thay đổi của xã hội .
Tại Việt Nam, một quốc gia nhiệt đới cũng đã thấy một số loại bệnh
truyền nhiễm lây lan nhiều hơn, với địa bàn rộng hơn trong những năm qua,
20
từ khi khí hậu trái đất bị hâm nóng. Trong thời gian vừa qua, dịch sốt xuất
huyết (do muỗi Aedes aegypty truyền) bùng phát trên phạm vi cả nước, có
dịch tễ phức tạp, mùa bệnh kéo dài vì thời tiết bất thường và nóng lên (muỗi
truyền bệnh phát triển…). bệnh dịch tả quay lại cũng tương tự như vậy: do
trời nóng, điều kiện vệ sinh nói chung và vệ sinh thực phẩm nói riêng không
đảm bảo. Bệnh truyền qua nước và các côn trùng véctơ (theo cơ chế nhiễm
bẩn cơ học) nên rất khó quản lý nguồn bệnh/ phân. Đối với động vật nuôi, tác
động của BĐKH cũng rất rõ rệt. Trong những năm gần đây, các vụ dịch của
gia cầm, gia súc (cúm gia cầm, cúm lợn, liên cầu lợn …) đã gây ra các vụ
dịch lớn và thiệt hại đáng kể ở nhiều địa phương.
Đầu năm 2003, bệnh SARS xuất hiện tại Việt Nam từ một trường hợp
bệnh nhân tới từ Hồng Kông. Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Việt
Pháp. Bệnh đã lây lan ra 63 người (55 trường hợp là người Hà Nội) và có 3
người chết. Vụ dịch này đã làm cho 8.098 người bị mắc trên thế giới, trong đó
có 774 người chết .

Cúm gia cầm là một bệnh phổ biến của gia cầm do vi-rút gây nên. Bệnh
có thể lây từ gia cầm sang người. Hiện chưa có bằng chứng bệnh này lây trực
tiếp từ người qua người. Bệnh này bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào đầu
năm 2005 do vi rút cúm A(H5N1). Tính đến tháng 4 năm 2010, cả nước có
119 ca được phát hiện, trong đó có 59 ca tử vong .
Việc xác định 2 bệnh này có gắn với sự thay đổi khí hậu hay không
chưa thực sự có bằng chứng thuyết phục. Song, hai bệnh này xuất hiện cùng
với thời kỳ có những biến động khí hậu bất thường cũng gợi lên sự suy nghĩ
về mối tương quan này. Chỉ một thời gian ngắn vài năm đã xuất hiện đến 2
bệnh mới. Câu hỏi đặt ra là thay đổi khí hậu có thể gây đột biến làm cho vi rút
cúm gia cầm có thể lây bệnh sang người. Thật ra, các bệnh từ súc vật lây sang
người vẫn thường có trong thiên nhiên; song một bệnh xưa nay vốn của gia
cầm nay có thể đột nhiên lây sang người là một hiện tượng mới.
21
Bệnh SARS lây lan rất mạnh trong không khí đóng (buồng điều hoà
đóng kín cửa, trong thang máy). Trong không khí mở, bệnh này lây nhiễm có
thể nhẹ hơn.
Bệnh cúm gia cầm có thể do chim di cư làm phân tán vi rút gây bệnh ra
các vùng trên thế giới. Thay đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến phạm vi di cư,
đến thời gian di cư và đến hướng di cư của chim; qua đó có thể ảnh hưởng
đến vùng phân bố của bệnh, đến thời gian phát triển bệnh của từng vùng.
Một nhận xét nữa về bệnh cúm người là nếu so sánh bệnh cúm giữa
thời kỳ 1997 - 2001 (ít có những biến động khí hậu) với thời kỳ 2001 đến
2006 (có những biến động khí hậu), tỷ xuất bệnh cúm trên 100.000 dân số dự
báo lại có chiều hướng giảm (2.014 so với 227) .
Bệnh do muỗi truyền tương đối phổ biến ở Việt Nam là bệnh sốt xuất
huyết. Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn (Aedes) truyền. Tại thành phố thường
do muỗi Aedes aegypti truyền và tại nông thôn thường do Aedes albopictus
truyền. Nói chung, thay đổi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của
muỗi. Sự phát triển của muỗi quyết định khả năng truyền bệnh và dẫn tới sự

tăng giảm của bệnh. Tuy vậy, sự tăng giảm của bệnh còn có yếu tố phòng
chống bệnh đến đâu. Nói một cách khác là còn có khả năng của con người
thích nghi với sự thay đổi của thiên nhiên đến đâu.
Trong khoảng 2 - 3 thập kỷ trở lại đây, nhiều cảnh báo quốc tế đã đề
cập đến mối liên quan giữa thay đổi khí hậu và bệnh tật. Tổ chức Y tế Thế
giới cho rằng từ năm 1975 đến 1996 đã có ít nhất 30 loại bệnh mới nổi lên
hay xuất hiện lại nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng thay đổi khí hậu tác
động đến dịch bệnh do côn trùng truyền . Sự xuất hiện của bệnh tật phụ thuộc
vào mối quan hệ 3 chiều giữa vật chủ, tác nhân gây bệnh và trung gian truyền
bệnh . Có ý kiến cho rằng tác động của thay đổi khí hậu đến bệnh tật có những
mối quan hệ phức tạp hơn bao quát sự thay đổi sinh thái con người và bệnh .
22
Khi nói về sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm dẫn đến thay đổi nơi sinh trưởng và
đời sống của côn trùng dẫn đến thay đổi sự phân bố của chúng trên địa cầu.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến thời gian ủ bệnh của mầm bệnh trong côn trùng và
nguy cơ bộc phát thành dịch tại các vùng khác nhau .
Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Tác động thay đổi khí hậu địa cầu đến
bệnh tật được quan sát trong bối cảnh Việt Nam như thế nào?”. vấn đề cần
được làm rõ trước khi trả lời câu hỏi này là phân nhóm các bệnh theo ảnh
hưởng của tác động thay đổi khí hậu.
Trong hội thảo quốc tế về an sinh của con người và thay đổi khí hậu
(Human Security and Climate Change) tại Oslo ngày 21-23, 2005, Huei-Ting
Tsai và Tzu-Ming Liu , đã nói về ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Các tác giả
nêu các bệnh mới xuất hiện và tái xuất hiện liên quan tới thay đổi khí hậu, các
bệnh do trung gian truyền bệnh dưới ảnh hưởng thay đổi khí hậu, bệnh không
truyền nhiễm dưới ảnh hưởng thay đổi khí hậu, bệnh chịu ảnh hưởng nhiệt độ
tại điểm cực (nóng và lạnh), bệnh chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Cũng
có một số nghiên cứu khác nêu vấn đề tương tự . Song, các cách phân nhóm
và phân loại cho đến nay chưa tạo cơ cở để nghiên cứu minh chứng nguyên
nhân hậu quả giữa thay đổi khí hậu và bệnh tật bởi lẽ mỗi loại bệnh tật có

cách lây bệnh và cách mắc bệnh khác nhau, do đó sẽ chịu ảnh hưởng của thay
đổi khí hậu khác nhau dẫn đến mô hình ảnh hưởng khác nhau và cách minh
chứng nguyên nhân và hậu quả cũng khác nhau.
Để giải quyết vấn đề nói trên, Phạm Huy Dũng, Phạm Huy Tuấn Kiệt
đề nghị phân nhóm phân loại ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đến bệnh tật
dựa trên phương thức tác động của khí hậu đến bệnh tật. Sử dụng những bệnh
hiện có tại Việt Nam, nhóm tác giả này đề nghị chia thành 4 nhóm phân loại
sau đây:
- Tác động trực tiếp từ thay đổi khí hậu và môi trường: Nhóm bệnh
chịu ảnh hưởng trực tiếp của thay đổi khí hậu lên con người thí dụ những giai
23
đoạn quá nóng hay quá lạnh, hay tác động trực tiếp lên mầm bệnh làm nẩy
sinh những mầm bệnh mới. Trong nhóm bệnh này, người ta có thể gắn tình
hình thiên tai (hạn hán, lũ lụt và bão) như là một hiện tượng thay đổi khí hậu.
Người ta cũng có thể gắn vào nhóm này tình trạng ô nhiễm môi trường do
thay đổi khí hậu
- Tác động gián tiếp thông qua trung gian truyền bệnh (lấy thí dụ bệnh
sốt rét, sốt xuất huyết): Trong nhóm bệnh này, vai trò làm bệnh lây truyền chủ
yếu là muỗi. Không có muỗi truyền, bệnh không thể lây trực tiếp từ người này
qua người khác được
- Tác động sinh thái học lấy thí dụ bệnh viêm não Nhật Bản B: Nhóm
bệnh chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu thông qua thay đổi sinh thái giữa
con người, tác nhân gây bệnh và môi trường thiên nhiên với tình trạng ô
nhiễm môi trường do thay đổi khí hậu, tình trạng thay đổi sinh lý sinh thái và
sinh trưởng của trung gian truyền bệnh và của vật chủ trung gian.
1.3 Phân tích chuỗi tuần tự theo thời gian và dự báo (Time series
Analysis and Forecoasting)
1.3.1 Chuỗi tuần tự theo thời gian (Time series)
1.3.1.1 Khái niệm:
- Chuỗi tuần tự theo thời gian là một chuỗi các giá trị của một đại lượng

nào đó được ghi nhận tuần tự theo thời gian.
- Các giá trị của chuỗi tuần tự theo thời gian của đại lượng X được ký
hiệu X
1,
X
2
, ………, X
t
, …. X
n
, với X
t
, là giá trị quan sát của X ở thời điểm t.
1.3.1.2 Các thành phần của chuỗi tuần tự theo thời gian: (Components of
time series)
Các nhà thống kê thường chia chuỗi tuần tự theo thời gian ra làm 4
thành phần:
- Thành phần xu hướng dài hạn (long-term trend component)
- Thành phần mùa (Seasonal component)
24
- Thành phần chu kỳ (Cyclical component)
- Thành phần bất thường (irregular component)
1.3.1.2.1 Thành phần xu hướng dài hạn:
Thành phần này dùng để chỉ xu hướng tăng giảm của đại lượng X trong
khoảng thời gian dài. Về mặt đồ thị thành phần này có thể diễn tả bằng một
đường thẳng hay bằng một đường cong tròn (Smooth curve).
1.3.1.2.2 Thành phần mùa:
Thành phần này chỉ sự thay đổi của đại lượng X theo các mùa trong
năm (có thể theo các tháng trong năm).
1.3.1.2.3 Thành phần chu kỳ:

Thành phần này chỉ thay đổi của đại lượng X theo chu kỳ. Sự khác biệt
của thành phần này so với thành phần mùa là chu kỳ của nó dài hơn một năm.
Để đánh gía thành phần chu kỳ các giá trị của chuỗi tuần tự theo thời gian sẽ
được quan sát hằng năm.
1.3.1.2.4 Thành phần bất thường:
Thành phần này dùng để chỉ những sự thay đổi bất thường của các giá
trị trong chuỗi tuần tự theo thời gian. Sự thay đổi này không thể dự đoán bằng
các số liệu kinh nghiệm trong qúa khứ, về mặt bản chất thành phần này không
có tính chu kì.
1.3.2 Các phương pháp làm trơn (Smoothing methods)
Trong một số chuỗi tuần tự theo thời gian thành phần mùa và thành
phần bất thường thay đổi quá lớn làm cho việc xác định thành phần xu hướng
và thành phần chu kỳ gặp nhiều khó khăn. Sự thay đổi lớn này có thể được
giảm nhỏ bằng các phương pháp làm trơn. Các phương pháp làm trơn này
gồm phương pháp trung bình dịch chuyển và phương pháp làm trơn bằng hàm
số mũ. (Moving average and exponential smoothing methods)
1.3.2.1 Phương pháp trung bình dịch chuyển: (Trung bình trượt - Moving
25

×