Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoa hiên tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 97 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






TRỊNH THỊ HẰNG




ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA TẬP ĐOÀN HOA HIÊN VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY HOA
HIÊN TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






TRỊNH THỊ HẰNG




ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA TẬP ĐOÀN HOA HIÊN VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY HOA
HIÊN TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG


HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ việc hoàn thành luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2015
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Hằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Thị Minh Phượng, là
người hướng dẫn trực tiếp, đã hết sức chỉ bảo, hướng dẫn để tôi có thể hoàn
thành được luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo tại Bộ môn Rau-Hoa-
Quả, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Luận văn được hoàn thành có sự động viên của gia đình, bạn bè, các học
viên cao học và sinh viên thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những
sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2015
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Hằng



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giới thiệu chung về cây hoa hiên 4
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại 4
1.1.2. Đặc điểm thực vật học 5
1.1.2.1. Đặc điểm rễ, thân và lá 5
1.1.2.2. Đặc điểm hoa 6
1.1.2.3. Đặc điểm ngồng hoa 9
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh 9
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên Thế giới và
Việt Nam 10
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên Thế giới 10
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở Việt Nam 14
1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh một số loài trong chi
Hemerocallis trên Thế giới và Việt Nam 17
1.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh một số loài trong chi
Hemerocallis trên Thế giới 17
1.3.2. Tình hình sử dụng hoa hiên ở Việt Nam 18
1.4. Một số thành quả nghiên cứu trên hoa cây cảnh 19
1.4.1. Khảo sát tập đoàn, thu thập nguồn gen hoa cây cảnh tại Việt

Nam 19
1.4.2. Một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống hoa cây cảnh 21
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu về giá thể nhân giống tại Việt
Nam 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu về phương pháp nhân giống vô
tính cây có củ trên Thế giới và Việt Nam 22
1.4.2.3. Ứng dụng chế phẩm kích thích ra rễ trên hoa cây cảnh
trên Thế giới và Việt Nam 24
1.4.3. Tình hình nghiên cứu hoa hiên trên Thế giới và Việt Nam 24
1.4.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa hiên trên Thế giới 24
1.4.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa hiên ở Việt Nam 28
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1. Bố trí thí nghiệm 31
2.4.1.1.Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của
tập đoàn hoa hiên 31
2.4.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của phương pháp chẻ thân
đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hiên 32
2.4.1.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm
kích thích ra rễ đến sự ra rễ và sinh trưởng của hom
giâm hoa hiên 32
2.4.1.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao hom

giâm đến sự ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên 33
2.4.1.6. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến
khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm hoa hiên 34
2.4.2. Phương pháp xác định số lượng NST 34
2.4.3.Các chỉ tiêu theo dõi 35
2.4.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển 35
2.4.3.2. Xác định số lượng NST 35
2.4.3.3. Các chỉ tiêu về hoa 35
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

2.4.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong thí nghiệm nhân giống 36
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Đặc điểm nông sinh học của một số giống, mẫu giống hoa hiên 37
3.1.1. Đặc điểm bộ nhiễm sắc thể hoa hiên 37
3.1.2. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống, mẫu giống hoa hiên 41
3.1.3. Đặc điểm ra hoa của một số giống, mẫu giống hoa hiên 48
3.1.3.1. Đặc điểm ngồng hoa và số hoa/ngồng của một số
giống, mẫu giống hoa hiên 48
3.1.3.2. Đặc điểm về màu sắc hoa của một số giống, mẫu giống
hoa hiên 50
3.1.3.4. Đặc điểm kích thước và dạng hoa 55
3.1.3.5. Kích thước cánh hoa 57
3.1.4. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của một
số giống, mẫu giống hoa hiên 61
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống hoa hiên 64
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sự ra rễ và sinh trưởng của hom
giâm hoa hiên 64
3.2.2. Ảnh hưởng của phương pháp chẻ thân đến sự ra rễ và sinh

trưởng của hom giâm hoa hiên 65
3.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra rễ đến sự ra rễ và
sinh trưởng của hom giâm hoa hiên 67
3.2.4. Ảnh hưởng của chiều cao hom giâm đến sự ra rễ và sinh
trưởng của hom giâm hoa hiên 69
3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ và sinh trưởng
của hom giâm cây hoa hiên 70
3.2.6 Quy trình nhân giống vô tính hoa hiên bằng phương pháp
chẻ thân 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS : Cộng sự
CT : Công thức
G : Giống
KHKT

: Khoa học kỹ thuật
MG : Mẫu giống
NST : Nhiễm sắc thể
TN : Thí nghiệm
VNĐ : Việt Nam đồng























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Sự tăng trưởng diện tích, số lượng và giá trị trồng hoa tại
Trung Quốc 13
Bảng 1.2. Giá bán một số giống hoa hiên được ưa chuộng ở Mỹ 18
Bảng 3.1. Số lượng NST trong tế bào chóp rễ của một số giống,
mẫu giống hoa hiên 38
Bảng 3.2. Đặc điểm màu sắc lá, chiều cao cây, số lá, kích thước lá
của một số giống, mẫu giống hoa hiên tại Gia Lâm – Hà Nội 42
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống,

mẫu giống hoa hiên trong năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 45
Bảng 3.4. Kích thước ngồng hoa và số hoa/ngồng của một số giống,
mẫu giống hoa hiên tại Gia Lâm – Hà Nội 49
Bảng 3.5. Đặc điểm màu sắc hoa của một số giống, mẫu giống hoa
hiên 52
Bảng 3.6. Đặc điểm kích thước và dạng hoa của một số giống, mẫu
giống hoa hiên 56
Bảng 3.7. Kích thước cánh hoa của một số giống, mẫu giống hoa hiên 58
Bảng 3.8. Một số đặc điểm nhị, nhụy, bao phấn 60
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ hom sống, khả năng ra
rễ, ra lá của hom giâm hoa hiên 64
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống,
thời gian xuất hiện rễ và thời gian xuất hiện lá mới của hom
giâm hoa hiên 67
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra rễ đến chất
lượng hom giâm hoa hiên 68
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chiều cao hom giâm đến tỷ lệ hom sống,
khả năng ra lá, khả năng ra rễ và chất lượng hom giâm hoa hiên 69
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ hom sống, khả năng ra
lá, khả năng ra rễ và chất lượng hom giống 71
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ đến chất lượng hom giâm hoa hiên 72
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1a. Hình ảnh nhiễm sắc thể trong tế bào chóp rễ của một số
giống, mẫu giống hoa hiên nhị bội 39
Hình 3.1b. Hình ảnh nhiễm sắc thể trong tế bào chóp rễ của một số
giống, mẫu giống hoa hiên tam bội 40
Hình 3.1c. Hình ảnh nhiễm sắc thể trong tế bào chóp rễ của một số

giống, mẫu giống hoa hiên tứ bội 41
Hình 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây hoa hiên trong năm
2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 46
Hình 3.3a. Hình ảnh hoa của một số giống, mẫu giống hoa hiên có
cả viền và mắt 53
Hình 3.3b. Hình ảnh hoa của một số giống, mẫu giống hoa hiên có
viền hoặc có mắt 54
Hình 3.3c. Hình ảnh hoa của một số giống, mẫu giống hoa hiên
không có viền và mắt 55
Hình 3.4. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây hoa hiên
trong năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội 62











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đời sống tinh thần ngày càng được coi trọng, sản phẩm hoa và cây cảnh
cũng có vai trò quan trọng trong cuộc sống khi thu nhập và nhu cầu thẩm mỹ của
người dân ngày càng cao. Thị trường tiêu thụ hoa đã tăng lên nhanh chóng, đặc

biệt tập trung ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao như Đức, Anh,
Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Ý, Mỹ, Nhật,… Ngay ở Việt Nam, giờ đây hoa không
chỉ gắn liền với các dịp lễ tết, hội hè mà đã thường xuyên có mặt trong đời sống
hàng ngày của mỗi người dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Hoa hiên (Hemerocallis spp) còn có tên gọi khác hoàng hoa, huyên thảo,
rau huyên hay kim châm thái… Loài cây này được biết đến với công dụng làm
thuốc, được sử dụng làm dược liệu bào chế tân dược trị một số bệnh như trị tiểu
buốt, chảy máu, điều kinh, vàng da, an thai, bổ máu, ngoài ra hoa hiên được sử
dụng làm nguyên liệu thực phẩm rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Ở nhiều nước trên thế giới hoa hiên còn được biết đến với công dụng làm
đẹp cảnh quan công viên, công sở, trường học do có thời gian cho hoa dài, đa
dạng về màu sắc hoa. Như vậy, hoa hiên vừa có thể sử dụng trang trí trong thời
gian dài, không gây tốn kém như một số loại hoa thời vụ khác vì phải thay mới
thường xuyên, mặt khác có thể xen kẽ các giống với nhau để kéo dài thời gian
trang trí cho cảnh quan, giúp cho cảnh quan luôn tươi mới.
Hiện nay trên thế giới có hàng nghìn giống hoa hiên khác nhau đa dạng về
màu sắc, hình dáng, chủng loại mà ở Việt Nam chưa có. Ở nước ta hoa hiên chủ
yếu trồng ở Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, tuy nhiên trồng với diện tích nhỏ, giá trị về
cảnh quan chưa được quan tâm, chủ yếu được biết đến với công dụng làm thuốc.
Một nguyên nhân chính là chúng ta chưa có bộ giống tốt để phục vụ cho công tác
sản xuất. Cho đến nay nguồn gen hoa hiên ở Việt Nam vẫn chưa có những
nghiên cứu một cách hệ thống về thu thập, đánh giá và lưu trữ để duy trì, phát
triển cũng như để phục vụ cho công tác tuyển chọn và tạo giống mới.
Bên cạnh những nghiên cứu về thu thập, đánh giá và lưu trữ nguồn gen
hoa hiên thì nhân giống hoa hiên cũng là một đề tài cần được quan tâm. Phương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

pháp nhân giống vô tính hợp lý sẽ cung cấp một lượng lớn cây giống cho nghiên
cứu và sản xuất. Hoa hiên là cây lâu năm ra hoa vào mùa hè, chủ yếu được nhân

giống bằng phương pháp tách thân, tuy nhiên số thân sinh ra trong năm ít vì thế
hệ số nhân giống bằng phương pháp này rất thấp. Ngoài ra, để có cây giống chất
lượng thì cần có những biện pháp kỹ thuật thích hợp trong nhân giống. Do đó
việc nghiên cứu các biện pháp nhân giống vô tính có ý nghĩa to lớn góp phần sản
xuất cây giống chất lượng cao. Xuất phát từ thực tế trên cùng với mục đích thu
thập nguồn gen, bước đầu tiếp cận với đề tài nhân giống hoa hiên chúng tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa
hiên và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoa hiên
tại Gia Lâm – Hà Nội”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học, lựa chọn ra các
giống, mẫu giống triển vọng để giới thiệu cho sản xuất và lai tạo giống mới đồng
thời tìm ra các biện pháp kỹ thuật góp phần xây dựng quy trình nhân giống hoa
hiên đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện trong điều kiện Hà Nội.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên: xác định số
lượng nhiễm sắc thể trong tế bào chóp rễ và khả năng sinh trưởng, phát triển.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng ra rễ và
sinh trưởng của hom giâm hoa hiên trong vườn ươm: xác định được loại giá thể,
chế phẩm kích thích ra rễ, biện pháp chẻ thân, chiều cao hom giâm và thời vụ
giâm hom thích hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị
về đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống hoa hiên Việt Nam và giống
hoa hiên nhập nội tại Gia Lâm – Hà Nội, cũng như về ảnh hưởng của một số biện
pháp kỹ thuật trong nhân giống hoa hiên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc
nghiên cứu, sản xuất cây hoa hiên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giới thiệu một số mẫu giống, giống hoa hiên có triển vọng cho sản xuất
và nghiên cứu lai tạo giống mới.
- Giới thiệu quy trình nhân giống hoa hiên bằng phương pháp giâm cành
đạt hiệu quả cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây hoa hiên
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại
Hoa hiên là thực vật có hoa thuộc chi hoa hiên (Hemerocallis spp), họ
Hemerocallidaceae, là một loài cây trồng lâu năm. Chi Hemerocallis có nguồn
gốc từ châu Á, có mặt trên khắp Trung Quốc, bắc Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn
Quốc (Surinder K. Gulia et al., 2009). Hoa hiên đã được trồng ở Châu Á trong
hàng thế kỷ, có niên đại ít nhất là 2600 năm trước công nguyên, được đưa vào
châu Âu đầu những năm 1500 và đến Mỹ vào năm 1890 (Ted L. Petit and
Dorothy J. Callaway, 2008). Theo truyền miệng của người Trung Quốc, hoa
hiên (được biết đến với tên huyên thảo) có niên đại vào 2697 năm trước Công
nguyên (Kitchingman, 1985), nhưng biên bản ghi nhận đầu tiên xuất hiện trong
các tác phẩm Giáo luật Khổng Tử có niên đại khoảng 551 – 479 trước Công
nguyên (Barnes, 2004). (Surinder K. Gulia et al., 2009)
A.B. Stout đã công bố phân loại của ông về Hemerocallis vào năm
1934, và nghiên cứu này là cơ sở phân loại được sử dụng cho đến ngày nay
(Ted L. Petit and Dorothy J. Callaway, 2008). Sử dụng bản thảo chuyên đề của
Stout, Shiu Ying Hu (1968b) đã công bố chuyên đề đầu tiên để phân loại 23
loài vào ba nhóm. Năm 1969, Hu công nhận bổ sung 2 loài: H. tazaifu (Hu

1969a) và H. darrowiana (Hu 1969b). (Surinder K. Gulia et al., 2009). Erhardt
(1992) đã phát triển một hệ thống phân loại hoa hiên phức tạp hơn, được phân
thành 5 nhóm gồm fulva, citrina, middendorfii, nana và multiflora. Erhardt chỉ
công nhận 20 loài trong chi này. Từ năm 1992, có thêm 2 loài được công nhận
là H. hongdoensis (Chung and Kang, 1994) và H. taeanensis (Kang and
Chung, 1997). (Surinder K. Gulia et al., 2009) (Ted L. Petit and Dorothy J.
Callaway, 2008)
Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) và Nguyễn Thị Đỏ (2007), hoa hiên ở
Việt Nam được biết đến với hai loài Hemerocallis fulva (L.) và Hemerocallis
lilioasphodelus (L.).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

1.1.2. Đặc điểm thực vật học
1.1.2.1. Đặc điểm rễ, thân và lá
Rễ hoa hiên thuộc loại rễ củ, sống lưu niên; có màu vàng xám hoặc xám
nâu nhạt (Ted L. Petit and Dorothy J. Callaway, 2008). Bộ rễ dài, thanh mảnh,
dạng sợi hoặc hình thoi. Sự khác biệt trong hệ thống rễ là một trong những tiêu
chí để tách hoa hiên vào các loài khác nhau. Rễ có thể hình thành cấu trúc rễ củ
mọng, như trong trường hợp của H. citrine. Ở H. minor và H. nana, rễ dày lên
chỉ ở gần phần cuối của chúng, chỉ ra rằng các loài có liên quan đến nhau. Rễ
của H. dumortieri có hình trụ; trong khi đó của H. fulva là hình thoi. Hoa hiên là
cây chịu hạn bởi vì hai đặc điểm của rễ: thân rễ có thể dự trữ lượng nước lớn và
rễ xơ có thể khai thác nước trong đất hoàn toàn (Surinder K. Gulia et al., 2009).
Thân hoa hiên là thân giả do các bẹ lá xếp tạo thành. Thân rễ là phần
gốc của cây, chính là phần lõi màu trắng nằm giữa lá và rễ. Thân rễ ngắn chứa
các mô phân sinh đỉnh; lá, ngồng hoa và rễ phát sinh từ thân rễ ngắn này.
(Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
Lá hoa hiên không thể chia thành phiến, cuống và những phần cơ bản

(Voth et al., 1968). Lá có thể đứng thẳng, cong ra ngoài, uốn cong gần đỉnh
hoặc có xu hướng gấp dọc gân lá (Surinder K. Gulia et al., 2009).
Lá hoa hiên có dạng dải dài, thuôn nhọn ở đỉnh, gốc lá dạng bẹ ôm lấy
thân. Mép lá nguyên hoặc lượn sóng, lá mọc tập trung ở gốc xếp thành hai
hàng đối nhau giống như rẻ quạt. (Nguyễn Thị Đỏ, 2007)
Màu sắc lá hoa hiên có thể có màu vàng xanh như ở loài H. fulva hoặc
màu xanh đậm ở loài H. Citrina. (Juerg Plodeck, 2002)
Hoa hiên có 3 loại hình sinh trưởng là ngủ nghỉ, bán thường xanh và
thường xanh. Loại hình ngủ nghỉ thường sinh trưởng vào mùa xuân và ngủ
nghỉ vào mùa đông. Vào mùa đông lá chuyển vàng và chết. Hoạt động ngủ
nghỉ của hoa hiên có thể xảy ra trong điều kiện ngày ngắn hoặc nhiệt độ thấp.
Trước khi lá chết, mầm ngủ nhỏ được hình thành trong cổ rễ của cây. Trong
mầm nhỏ, các lá đã được bảo vệ để tránh khỏi nhiệt độ thấp và sự mất nước
trong suốt mùa đông. Cây tiếp tục sinh trưởng vào mùa xuân khi nhiệt độ ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

đủ ấm cho sự sinh trưởng. Loại hình thường xanh phát triển trong suốt cả năm,
bộ lá vẫn duy trì màu xanh trong suốt mùa đông với điều kiện thời tiết ấm áp.
Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ quá thấp (nhiệt độ đóng băng), lá có thể bị
chết và cây ngừng sinh trưởng. Giống bán thường xanh phụ thuộc nhiều hơn
vào thời tiết, hoạt động sinh trưởng thường được quyết định bởi điều kiện môi
trường hiện tại. Những giống thuộc loại hình sinh trưởng này có thể là thường
xanh ở khí hậu ôn hòa nhưng có thể ngủ nghỉ ở những vùng có điều kiện thời
tiết khắc nghiệt hơn. Nhiều giống lai hiện đại trong lớp này, là kết quả lai giữa
loại hình thường xanh và loại hình ngủ nghỉ.(Surinder K. Gulia et al., 2009)
(Ted L. Petit and Dorothy J. Callaway, 2008)
1.1.2.2. Đặc điểm hoa
- Cấu tạo hoa
Hoa hiên lá hoa lưỡng tính, có mùi thơm hoặc không, cuống hoa ngắn.

Bao hoa 6 mảnh, phần dưới dính nhau thành hình phễu; phần trên có 6 thùy,
xếp 2 lớp: lớp bên trong cánh hoa to hơn lớp cánh đài bên ngoài, khi hoa nở
cánh hoa cong ra ngoài. Nhị 6, đính ở ống bao hoa, chỉ nhị dài không bằng
nhau. Bao phấn đính ở lưng hoặc ở gần gốc, 2 ô, mở bằng khe dọc. Nhụy hoa
dạng sợi, mảnh, dài hơn nhị; đầu nhụy dạng đầu. (Nguyễn Thị Đỏ, 2007)
- Đặc điểm ra hoa
Mỗi thân hoa hiên cho 1-3 cụm hoa mỗi năm. Cụm hoa có thể có xuất
hiện từ đỉnh hoặc từ nách lá. (Surinder K. Gulia et al., 2009). Mùa hoa của hầu
hết các giống hoa hiên là mùa hè (Juerg Plodeck, 2002). Tùy thuộc vào khu
vực và khí hậu, hoa hiên có thể nở rộ từ tháng 5 đến giữa tháng 7 (Ted L. Petit
and Dorothy J. Callaway, 2008). Sự phát triển cụm hoa bị ngừng lại đến mùa
sinh trưởng tiếp theo ở cả hai kiểu hình thường xanh và ngủ nghỉ. (Surinder K.
Gulia et al., 2009)
Một số giống mới có mùa hoa kéo dài và do vậy có thể bắt đầu nở rất
sớm và tiếp tục ra hoa trong suốt vụ, sau đó vào vụ tiếp theo lại nở muộn hơn.
Nhiều nhà tạo giống đã nỗ lực tạo ra các giống ra hoa quanh năm. (Ted L. Petit
and Dorothy J. Callaway, 2008)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Mỗi bông hoa chỉ nở trong một ngày nên số lượng nụ hoa/ngồng rất
quan trọng đối với việc kéo dài thời gian ra hoa của ngồng hoa. Hầu hết các
giống hoa hiên nở hoa trong 2-4 tuần. (Surinder K. Gulia et al., 2009)
- Màu sắc hoa
Trong tự nhiên, hoa Hiên có hoa màu vàng hoặc màu da cam, đôi khi có
tông màu đỏ hoặc nâu. Ngày nay, nhiều giống lai có màu sắc khác xa màu sắc
hoa hiên tự nhiên. Gần như mọi màu sắc được thể hiện trên hoa, có thể có cả
màu xanh lá cây, màu nâu và màu đen. Mặc dù màu trắng đã xuất hiện trong
một số giống mới nhưng các nhà chọn tạo giống vẫn không ngừng tìm kiếm
bông hoa có màu trắng tinh khiết hơn. Những màu khó tạo ra được đánh giá

cao sau khi tìm và là trọng tâm của chương trình nhân giống. (Ted L. Petit and
Dorothy J. Callaway, 2008)
Phần bên ngoài của cánh hoa được coi là màu sắc cơ bản của hoa. Các
dải màu của hoa hiên hiện nay bao gồm: màu vàng (từ vàng chanh nhạt, vàng
tươi, vàng sậm, đến màu da cam), màu đỏ (từ sắc đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ cà chua,
màu hạt dẻ, màu vang đỏ, đến đỏ thẫm), màu hồng (từ hồng nhạt đến hồng và
hồng đỏ), màu tím (từ màu hoa oải hương và màu hoa cà đến màu nho chín
hoặc màu tím), màu hồng cam hay kem hồng (từ màu kem nhạt đến màu hồng
cam), màu gần trắng (được tìm thấy ở sắc thái nhạt của các màu vàng, hồng,
màu hoa oải hương hoặc màu hồng cam). Họng hoa là khu vực trung tâm của
hoa. Ở hầu hết các loài hoa hiên màu sắc họng hoa khác với phần còn lại của
hoa. Thường thì họng hoa có màu xanh lá cây, vàng, vàng sậm, cam, màu quả
mơ, màu hồng cam. Nhị hoa thường có màu vàng đến xanh lục. Các bao phấn
thường có màu sẫm hơn, đôi khi là màu đen.
- Hình dạng hoa
Hình dạng hoa hiên có thể được mô tả khi quan sát trực diện hoặc bên
cạnh. Quan sát trực diện có thể thấy được một trong bốn hình dạng khác nhau.
Hoa tròn có cánh phẳng, ngắn, rộng chồng lên nhau. Hoa hình tam giác có
cánh hoa tương đối hẹp, tạo ra một hình tam giác. Hoa hình sao có cánh hoa
hẹp hơn so với hoa hình tam giác, các cánh hoa dài và hẹp nên không chồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

chéo lên nhau, bông hoa giống như một ngôi sao ba cánh hoặc sáu cánh.
Những bông hoa không theo một trong ba dạng hoặc thiếu tính thống nhất
được gọi là dạng hoa không chính thức.
Quan sát từ phía bên cạnh có thể mô tả được các dạng hoa như uốn
ngược với cánh hoa cong phía họng hoa hoặc hình chiếc ly, hoặc có hình loa
kèn, với cánh hoa vượt khỏi họng hoa, giống như một cụm hoa thủy tiên. Dạng
mặt phẳng với những cánh hoa tạo thành một mặt phẳng. (Bodie Pennisi, 2004)

(Ted L. Petit and Dorothy J. Callaway, 2008)
Ngoài ra còn có dạng hoa kép với hơn sáu cánh, có thể lên tới 18 cánh
với nhiều cách sắp xếp khác nhau hay hoa xù với cánh hoa bị xù hoặc gấp nếp
(Bodie Pennisi, 2004)
Hiện nay, American Hemerocallis Society (AHS), cơ quan đăng ký
chính thức của hoa hiên, công nhận các hình dạng hoa sau đây cho mục đích
trưng bày: đơn, kép, mạng nhện, không chính thức và polymerous (bông hoa
với số lượng các bộ phận nhiều hơn bình thường, tức là số lượng đài hoa và
cánh hoa nhiều hơn 3 (thường là 4 hoặc 5).
- Hương thơm
Hầu hết các giống hoa hiên có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Các giống mới
này không mang mùi đậm như các loài hoa khác như hoa hồng hoặc hoa nhài.
Các nhà lai tạo giống đang cố gắng để tạo ra giống hoa hiên có mùi hương đậm
qua việc lai các cây có hương thơm nhất với hy vọng tăng cường mùi hương.
(Ted L. Petit and Dorothy J. Callaway, 2008)
- Kích thước hoa
Kích thước hoa hiên được mô tả theo các giới hạn sau: rất nhỏ (nhỏ hơn
7,5 cm), nhỏ ( 7,5 – 11 cm), hoặc lớn (hơn 11 cm). (Ted L. Petit and Dorothy J.
Callaway, 2008)
Hoa có kích thước nhỏ thường là những bông hoa có hình loa kèn, có
thể được tìm thấy ở các loài H. minor, H. lilioasphodelus, H. darrowiana, H.
nana và H. multiflora. Hoa có kích thước to thường gặp ở các loài H.
aurantiaca và H. citrina. (Juerg Plodeck, 2002)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

1.1.2.3. Đặc điểm ngồng hoa
Ngồng hoa mảnh, mọc thẳng đứng và phát sinh từ thân rễ. Ngồng hoa
thường cao hơn tán lá. (Bodie Pennisi, 2004). Ngồng hoa dạng trụ; có thể
thẳng đứng, hơi cong, hoặc cúi xuống mặt đất dưới sức nặng của cụm hoa. Các

ngồng hoa dài từ 4 đến 200 cm khác nhau tùy từng loài. Hoa hiên có thể có 1-3
ngồng hoa mỗi năm. Các cụm hoa có nguồn gốc ở đỉnh sinh trưởng hoặc nách.
Cụm hoa phân nhánh hoặc mang hoa đơn độc. (S.K.Gulia et al, 2009)
Ở hầu hết các loài mỗi ngồng hoa đều có hai hoặc nhiều nhánh, mỗi nhánh
mang nhiều nụ hoa. Dưới các nhánh, các cuống hoa đều có một vài lá giống như
lá bắc. Thỉnh thoảng có một cây con nhỏ mọc ở ngã ba giữa các nhánh, được gọi
là keyki, có thể được sử dụng như một cây giống mới trong trồng trọt.
1.1.2.4. Đặc điểm quả và hạt
Quả hoa hiên có dạng quả nang, hình tròn hoặc bầu dục; chia làm 3 ô
gồm 6 mảnh vỏ đóng mở theo cặp. Hạt nhỏ, bóng, màu đen, có hình tròn hoặc
hình elip. (Nguyễn Thị Đỏ, 2007)
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh
Hoa hiên phát triển tốt nhất trong điều kiện ánh sáng mặt trời đầy đủ.
Chúng có thể chịu được bóng râm nhưng ra hoa tốt nhất với tối thiểu 6 giờ ánh
sáng trực xạ. Ánh sáng nhẹ vào thời điểm nóng nhất trong ngày giữ cho hoa
tươi lâu. Hoa hiên không nên trồng gần cây và bụi cây có khả năng cạnh tranh
độ ẩm và chất dinh dưỡng. (Mary H. Meyer, 2009)
Hoa hiên có thể phát triển mạnh trong hầu hết mọi điều kiện khí hậu.
Yêu cầu nhiệt độ của cây hoa hiên tuỳ thuộc vào từng loại hình sinh trưởng.
Một số giống hoa hiên có thể chịu được nhiệt độ lạnh khoảng -3
o
C. Một số
khác có thể chịu được nhiệt độ cao. Hoa hiên có thể trồng được vào bất kỳ thời
gian nào trong năm. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất để trồng hoa hiên là vào mùa
thu hoặc mùa xuân khi có nhiệt độ đất thích hợp (Karen Russ, 2008).
Mặc dù hoa hiên có khả năng thích ứng với hầu hết các loại đất, nhưng
phát tiển tốt nhất trong điều kiện đất hơi chua, đất ẩm có hàm lượng chất hữu
cơ cao và thoát nước tốt. (Mary H. Meyer, 2009)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10


Hoa hiên có thể chịu được hạn tạm thời nhưng không chịu được úng
trong thời gian dài. Số hoa, kích thước hoa, sức sống, và thời gian nở hoa được
tăng cường khi cung cấp đầy đủ nước cho cây trong thời kỳ khô hạn.Tưới nước
hàng tuần trong quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tốt và ra hoa.
Tùy từng loại đất mà lượng nước tưới là khác nhau. Đối với đất sét có thể cần
phải tưới nước một lần một tuần, đất cát có thể yêu cầu nước 4-5 ngày 1 lần để
duy trì độ ẩm thích hợp. Độ ẩm không đầy đủ khi nụ hoa đang hình thành là
nguyên nhân làm giảm số lượng và chất lượng hoa. (Bodie Pennisi, 2004)
Theo Bodie Pennisi (2004) dinh dưỡng thích hợp sẽ giúp cây sinh
trưởng, phát triển tốt. Hoa hiên cần nhiều phốtpho và kali hơn đạm. Các phân
tích cho thấy bón phân N-P-K với tỉ lệ 5-10-15 trong giai đoạn cây sinh trưởng
và tỉ lệ 6-12-12 trong giai đoạn cây phát triển là phù hợp. Liều lượng cho mỗi
lần bón là 100g/m
2
.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên Thế giới
Từ thế kỷ XX ngành trồng hoa cây cảnh thực sự trở thành ngành sản
xuất hàng hóa, có sự giao lưu quốc tế và trong những năm gần đây đã trở thành
ngành thương mại mang lại giá trị kinh tế cao. Ngành sản xuất hoa cây cảnh đã
mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế một số nước, đặc biệt là những nước
đang phát triển. Diện tích trồng hoa, cây cảnh trên thế giới là 1.100.000 ha.
Trong đó châu Á chiếm khoảng 80% diện tích, châu Âu 8%, châu Mỹ 10%,
riêng châu Phi với diện tích còn rất khiêm tốn khoảng 2%. Năm nước dẫn đầu
về diện tích trồng hoa là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan. Các
thị trường xuất nhập khẩu hoa lớn bao gồm; Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản,…
trong đó thị trường Nhật Bản tăng mạnh nhất, thị trường Tây Âu đang bão hòa,
thị trường Châu Á tăng do thu nhập của người dân ngày càng tăng.
Theo số liệu thống kê của WTO, sản lượng hoa xuất khẩu năm 2006

chiếm hơn 13,362 tỷ USD, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD, hoa chậu và
hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD, loại dùng lá để trang trí là 893 triệu và các loại
hoa khác là 559 triệu USD (Lê Thị Thu Hương, 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Ngành trồng hoa thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ với sự
mở rộng sản xuất hoa trồng chậu và trồng thảm. Theo số liệu của Trung tâm
thương mại hoa thì tổng lượng hoa tiêu thụ trên thế giới tăng hàng năm là 10%,
trong đó tỷ lệ tiêu thụ hoa cắt chiếm 60%, hoa chậu hoa thảm 30% và các loại
cây trang trí khác 10%. Các nước xuất khẩu hoa thảm, hoa chậu lớn nhất thế
giới là Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ. (Trần Hoài Hương, 2008)
Hà Lan là nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hoa với thị trường
tiêu thụ rộng lớn khoảng 80 nước trên thế giới, gồm hoa cắt, hoa trồng thảm,
trồng chậu và cây trang trí. Trung bình một năm, Hà Lan cung cấp cho thị
trường 7 tỷ bó hoa tươi và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại, tổng kim ngạch
xuất khẩu là 2 tỷ USD. Hoa thảm chiếm gần 10% diện tích hoa của Hà Lan.
(Nguyễn Thị Kim Lý, 2009)
Tiếp đến là Mỹ, ngành trồng hoa là một thành phần quan trọng trong
nền kinh tế Mỹ, chiếm khoảng 10 tỷ USD, bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm,
trồng chậu và các cây dùng lá để trang trí. Ngoài các loại hoa truyền thống là
cúc, cẩm chướng và hồng thì các loại hoa khác cũng đang được phát triển
(Nguyễn Thị Kim Lý, 2009). Chỉ tính riêng thương mại hoa nội địa của Mỹ,
hoa trồng thảm chiếm 13,5% so với tổng số các loại sản phẩm khác như hoa
cắt, cây cảnh trong năm 1970. Con số này tăng lên trong năm 1979 (đạt 18,7%)
và năm 1988 đạt con số ấn tượng là 33,7%. Số liệu thống kê cho thấy chỉ tính
riêng bang Washington (Mỹ) thì cây trồng thảm chiếm tới 26% tổng sản lượng
công nghiệp buôn bán cây trồng (bao gồm cây trồng có củ, cây ăn quả, hoa cắt,
hạt cỏ …). Tổng doanh thu hàng năm các sản phẩm cây thảm của bang
Washington trong giai đoạn 1996 -1997 là $219,132,769. Giá trị tổng sản

lượng cây trồng chậu và cây trồng thảm/cây vườn của Mỹ trong năm 1999 lần
lượt là $69,763,000, $10,277,000 và $59,174,000. Các con số thống kê trên
đây đã cho ta thấy được một cái nhìn tích cực nhất về thị trường hoa trồng
thảm (Agricultural Statistics Board, 2000).
Tại châu Á nghề trồng hoa đã có từ lâu đời với diện tích xấp xỉ 900.000
ha, chiếm khoảng 60% diện tích trồng hoa trên thế giới. Nhưng diện tích hoa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

cây cảnh thương mại của châu Á nhỏ, tỷ lệ thị trường hoa của các nước đang
phát triển chỉ chiếm khoảng 20% thị trường hoa cây cảnh trên thế giới
(Nguyễn Thị Kim Lý, 2009). Những nước có xu hướng phát triển hoa trồng
thảm và các loại lá dùng để trang trí là Đài Loan, Thái Lan, Israel, Ấn Độ,
Malaysia và Trung Quốc với các giống hoa xôn (Salvia), thu hải đường
(Begonia), hoa bướm (Panse), Viola, Primula, Cinneraria, tô liên (Torenia) với
diện tích xấp xỉ khoảng 50.000 ha (Trần Hoài Hương, 2008). Diện tích sản
xuất hoa cây cảnh ở một số nước năm 2006 là: Trung Quốc 722.000 ha, Ấn Độ
75.327 ha, Nhật Bản 51.000 ha, Việt Nam 13.000 ha, Thái Lan 7.655 ha,
Malaysia 2.278 ha, Srilanka 1.012 ha (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).
Nhật Bản là nước dẫn đầu về áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến để
tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Thế mạnh của đất nước
Nhật Bản là cây bonsai, nghệ thuật cắm hoa và lối trang trí độc đáo cho các
vườn hoa công viên. (Trần Hoài Hương, 2008)
Tại Đài Loan, các giống hoa thảm được tuyển chọn hằng năm phục vụ
cho nhu cầu phát triển vườn cảnh, công viên. Hạt giống hoa của Đài Loan như
Verbena, Vinca, Cinneraria, Salvia, … đang được tiêu thụ mạnh trên thế giới.
Với nhiều ưu thế về điều kiện kinh tế, xã hội cũng như điều kiện thời tiết địa
lý, Đài Loan đang phấn đấu trở thành Hà Lan thứ 2 ở châu Á. (Trần Hoài
Hương, 2008)
Sau hai thập kỉ phát triển, ngành công nghiệp hoa Trung Quốc đã trở

thành một ngành công nghiệp có nhiều hứa hẹn với số lượng hoa cắt được bán
là 3,22 tỷ cành và hoa chậu hoa thảm được bán là 810 triệu cây (Trần Hoài
Hương, 2008). Từ năm 2001 đến 2006, nghề trồng hoa ở Trung Quốc nhanh
chóng phát triển. Trong năm 2006, tổng giá trị thu nhập của hoa và cây cảnh là
5,5 tỉ USD và tổng diện tích là 722.000 ha. Trong năm 2008, tổng diện tích đất
trồng tăng chậm lại (Hoàng Ngọc Thuận, 2009)



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Bảng 1.1 Sự tăng trưởng diện tích, số lượng và giá trị trồng hoa
tại Trung Quốc
Chủng loại
Diện tích (ha) Số lượng (triệu cây) Giá trị (triệu USD)
2001 2004 2006 2001 2004 2006 2001 2004 2006
Hoa cắt 12.491 35.138 41.603 3.704 8.868 12.568 279 476 605
Hoa giống 2.848 3.685 3.403 237 843 587 16 69 59
Hạt giống 3.938 4.149 5.061 951 15.421 9.760 7 18 32
Cây trồng chậu 7.090 10.706 14.807 907 1.334 2.672 63 139 153
Hoa từ củ 33.042 78.529 72.799 1.047 3.237 3.022 622 1.040 1.581
Cây ghép 116.407 356.011 401.639 3.747 13.123 12.372 375 2.222 2.670
Loại khác 60.091 147.788 182.824 - - - 796 342 552
Tổng 229.526 636.006 722.136 2.158 3.370 3.249
(Nguồn: Hoàng Ngọc Thuận, 2009, bài giảng hoa cây cảnh cao học K17)
Như vậy trong vòng năm năm diện tích trồng hoa cây cảnh tại Trung
Quốc đã tăng lên xấp xỉ 3 lần tương ứng với tổng thu nhập tăng lên 2 lần từ
2158 triệu USD năm 2001 lên 5562 triệu USD năm 2006. Trong đó, diện tích
trồng hoa cắt tuy tăng lên mạnh nhất là 3,3 lần nhưng giá trị chỉ tăng 2,2 lần

còn diện tích cây trồng chậu tăng lên 1,51 lần thì giá trị tăng 2,4 lần. Điều này
cho thấy việc trồng hoa chậu đang là một hướng phát triển đem lại thu nhập
cao cho người trồng hoa ở Trung Quốc.
Philippin xuất khẩu các loại hoa chính như Lay ơn, Hồng Môn, Lily,
Hồng, Lan tới Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Brunei và nhập các loại hoa như Cúc,
Cẩm Chướng, Tuylip… từ một số nước như Hà Lan, Malaysia, Úc, New
Zealand, Singapore, Thái Lan, Mỹ (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).
Ở Srilanka, hoa đã được trồng từ lâu đời, nhưng bắt đầu trồng công
nghiệp từ năm 1970. Năm 1995, xuất khẩu hoa đạt 430,1 triệu Pupees. Cẩm
chướng của Srilanka khá nổi tiếng trên thị trường hoa thế giới (Nguyễn Thị
Kim Lý, 2009).
Hoa cắt cành thường tập trung vào hồng, cúc, cẩm chướng, đồng tiền,
lily, lay ơn. Hoa trồng thảm lại rất phong phú về chủng loại và đa dạng về màu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

sắc. Hiện nay có trên 150 nước tham gia vào sản xuất hoa cắt cảnh và hoa
trồng thảm mang lại nguồn thu nhập rất lớn. (Trần Hoài Hương, 2008)
Như vậy, một điều dễ nhận thấy là hầu hết các nước trên thế giới đều rất
quan tâm trong việc sản xuất, phát triển và nghiên cứu các giống hoa, cây cảnh
nói chung và hoa trồng thảm nói riêng. Phát triển hoa cây cảnh không chỉ đóng
vai trò quan trọng trong việc mang lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế đất
nước mà còn góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trường sống phục vụ cho
nhu cầu thiết kế, xây dựng trang trí công cộng và làm cho cuộc sống con người
trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở Việt Nam
Nghề sản xuất hoa cây cảnh Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng chỉ được
coi là một ngảnh kinh tế hàng hóa có giá trị từ những năm 1980. Với khí hậu và
thổ nhưỡng thuận lợi để có thể trồng được nhiều loại hoa và cây cảnh, hiện Việt
Nam đang sở hữu một nguồn tài nguyên hoa rất đa dạng, từ các loại hoa xứ nhiệt

đới được trồng ở các vùng đồng bằng đến hoa xứ lạnh trồng trên các cao nguyên
như Lâm Đồng, Pleiku và vùng núi như Sapa, Hoàng Liên Sơn, Sự phát triển
của ngành hoa Việt Nam trong thời gian qua đã mang lại cho các sản phẩm hoa
của Việt Nam sự đa dạng và chất lượng vượt bậc so với thời gian trước.
Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước,
nghề trồng hoa ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và sớm khẳng định vị thế của
mình trong nền kinh tế thị trường, góp phần đa dạng hóa cây trồng, nâng cao
thu nhập cho người dân ở các địa phương. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa
diện tích trồng hoa giảm dần và thu hẹp lại. Nhưng nhu cầu về hoa cây cảnh
dường như không giảm nên ngoài những vùng có truyền thống về sản xuất hoa
cây cảnh như Ngọc Hà, Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân đã xuất hiện các vùng
trồng hoa mới như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, Phú Hưng, Mê Linh, (Trần Hoài
Hương, 2008)
Ở Việt Nam, bên cạnh việc sản xuất hoa cắt cành thì việc trồng và
nghiên cứu hoa trồng chậu, trồng thảm đang ngày càng được quan tâm. Đặc
biệt trong những ngày lễ lớn, trên các trục đường chính, khu trung tâm, công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

viên, vườn hoa…luôn rực rỡ sắc màu bởi những thảm hoa. Ngoài ra hoa trồng
chậu, trồng thảm có những thế mạnh riêng, có thể tận dụng những diện tích
nhỏ như trên ban công, sân thượng…mà không cần đến diện tích quá lớn. Hơn
nữa do thời gian sinh trưởng quá ngắn nên yêu cầu chăm sóc đầu tư không lớn,
lại dễ vận chuyển phù hợp với người lao động có tuổi, phụ nữ hay trẻ em, hoa
trồng chậu, trồng thảm là hướng đi đích thực của ngành trồng hoa nước ta,
ngày càng góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà cũng như thỏa mãn nhu
cầu làm đẹp của con người. (Nguyễn Thị Kim Lý, 2006)
Hoa trồng thảm là những cây hoa thân thảo hoặc thân gỗ có chiều cao
dưới 1m, sống theo mùa trong năm hoặc 2 đến 3 năm. Màu sắc của hoa đa
dạng, tạo nên những mảng màu rực rỡ, chúng thường được trồng trong các

công viên, mảng vườn trong các biệt thự, phối kết tạo thành cảnh ở tầng thấp,
ngoài ra chúng còn có thể trồng được trong bồn, chậu để trang trí. Các loại hoa
trồng thảm được dùng để bày xếp, phối kết trang trí trong công viên, các loại
công trình kiến trúc, đường quốc lộ… thường được áp dụng nhiều trong viện
quy hoạch, xây dựng đô thị.
Hiện nay ở nước ta có nhiều vùng sản xuất hoa cây cảnh nói chung và
hoa trồng chậu, trồng thảm nói riêng nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng
sông hồng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Sapa (Lê Thị Thu Hương, 2009).
Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích trồng hoa lớn chủ yếu
được trồng trên đất phù sa cổ, thành phần dinh dưỡng tốt, pH từ 6,5 -7. Nông
dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp về nghề trồng hoa, nhưng chủ yếu về
hoa cắt cành còn hoa thảm thì rất ít. Tại đây, Hà Nội được đánh giá là vùng
hoa lớn nhất, trong đó xã Tây Tựu huyện Từ Liêm có diện tích trồng hoa lớn
nhất, chủ yếu trồng hoa với mục đích cắt cành như: trồng hoa cúc, hoa hồng,
hoa ly, . Sản xuất hoa chậu, hoa thảm chưa được phát triển mạnh mà chủ yếu
được sản xuất ở một số cơ sở có chức năng trang trí cảnh quan như khu nhân
giống hoa Phú Thượng (quận Tây Hồ) cung cấp hoa cho lăng chủ tịch Hồ Chí
Minh và quảng trường Ba Đình, công ty công viên cây xanh chuyên cung cấp
cây trang trí vườn hoa, công viên, dải phân cách, vườn thú Thủ Lệ và một số

×