Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.51 KB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THẾ NIỆM

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG BỎ HOANG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN
DU, TỈNH BẮC NINH

Qu n lý kinh t
Ngành:

8340410ả

Mã s :

TS. Nguyễn Hữu Khánh

Ng i h

ế



ườ ướ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố cho việc


bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Đào Thế Niệm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam và thực hiện nghiên cứu tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Tôi xin
chân thành cảm ơn tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tơi hồn thành bài luận văn của mình.
Trước tiên, tơi xin chân thành cảm ơn ban Chủ nhiệm Khoa và quý Thầy giáo, Cô
giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
trong suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn
Kinh tế – Khoa Kinh tế & PTNT đã tận tâm hướng dẫn tôi qua từng buổi thảo luận về
đề tài từ cách tiếp cận, hướng phân tích đến cách trình bày nghiên cứu. Đây là những
kiến thức vơ cùng q báu giúp tơi có thể hồn thiện được bài luận văn của mình. Sự
tận tâm, nhiệt huyết của thầy đã truyền cho tôi động lực trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn

huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình tìm
hiểu, nghiên cứu, điều tra tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã ln quan tâm giúp
đỡ, động viên, là động lực giúp tôi phấn đấu trong suốt thời thực hiện đề tài.
Do điều kiện về thời gian và trình độ chun mơn cịn hạn chế nên đề tài không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, đóng
góp ý kiến của các quý thầy cô giáo cũng như các độc giả để luận văn của tơi được hồn
thiện và có ý nghĩa thực tiễn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Đào Thế Niệm

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................. vii
Danh mục hộp, đồ thị....................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................................. x

Thesis abstract.................................................................................................................................. xii
Phần 1. Đặt vấn đề........................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3


1.4.

Những đóng góp mới của đề tài...................................................................................... 3

1.4.1.

Về nội dung.......................................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn.......................................................................................................................... 4

1.5.

Bố cục của luận văn........................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn bỏ hoang đất nông nghiệp.......................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận bỏ hoang đất nông nghiệp....................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan.............................................................................................. 5

2.1.2.

Ngun tắc sử dụng đất nơng nghiệp............................................................................. 6

2.1.3.


Vai trò và ý nghĩa giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp........................................ 11

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu bỏ hoang đất nông nghiệp...................................................... 14

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến bỏ hoang đất nông nghiệp.................................................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn về bỏ hoang đất nông nghiệp........................................................... 25

2.2.1.

Cơ sở thực tiễn về hiện tượng bỏ hoang đất nông nghiệp ở một số nơi
trên thế giới....................................................................................................................... 25

iii


2.2.2.

Tình trạng bỏ hoang đất nơng nghiệp tại một số địa phương ở Việt Nam..........28

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm tổng quan cho nghiên cứu và các địa phương.................... 34


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................................ 37

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện........................................................................................ 37

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện........................................................................... 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 46

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu........................................................................... 46

3.2.2.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu........................................................................ 46

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................. 48


3.2.4.

Phương pháp phân tích................................................................................................... 48

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu........................................................................................................ 51
4.1.

Khái quát thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh

51

4.1.1.

Tình hình chung về bỏ hoang đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du......51

4.1.2.

Thực trạng bỏ hoang ruộng đất của các hộ điều tra................................................. 55

4.2.

Nguyên nhân bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh

58


4.2.1.

Hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp thấp......................................................................... 60

4.2.2.

Ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn................................................ 63

4.2.3.

Thiếu lao động nơng nghiệp.......................................................................................... 67

4.2.4.

Thu nhập chính của hộ.................................................................................................... 69

4.3.

Tác động của bỏ hoang đất nông nghiệp đến phát triển nông nghiệp ở địa
phương

4.4.

70

Các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

74


4.4.1.

Chính sách của nhà nước và địa phương.................................................................... 74

4.4.2.

Quy hoạch phát triển nơng nghiệp............................................................................... 77

4.4.3.

Trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân......................................................... 78

4.4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng khác............................................................................................ 79

4.5.

Giải pháp để giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

iv

82


4.5.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp................................................................................................ 82


4.5.2.

Giải pháp để giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 91
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 91

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 92

5.2.1.

Đối với Nhà nước............................................................................................................. 92

5.2.2.

Đối với chính quyền huyện............................................................................................ 92

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 93
Phụ lục................................................................................................................................................ 95

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CSHT

Cơ sở hạ tầng

KHCN

Khoa học công nghệ

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng đất đai của huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017.......41
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017.......................... 43
Bảng 3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017....45
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra...................................................................................47

Bảng 4.1. Thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du giai
đoạn 2015 – 2017

52

Bảng 4.2. Tỷ lệ hộ bỏ hoang đất nông nghiệp trên đại bàn huyện Tiên Du giai
đoạn 2015 -2017

54

Bảng 4.3. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình quân/hộ điều tra........................... 55
Bảng 4.4. Thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp của hộ điều tra................................. 57
Bảng 4.5. Nguyên nhân bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du..........58
Bảng 4.6. Giá trị sản xuất bình quân/sào/năm của một số loại cây trồng chủ yếu
trên địa bàn huyện Tiên Du

60

Bảng 4.7. Chi phí trồng trọt bình qn/sào/năm của một số cây trồng chủ yếu
trên địa bàn huyện Tiên Du

61

Bảng 4.8. Thu nhập hỗ hợp bình qn/sào của các nhóm hộ điều tra.......................... 62
Bảng 4.9. Đánh giá nguyên nhân ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn. 63
Bảng 4.10. Chất lượng đất nông nghiệp bỏ hoang của các hộ điều tra...........................65
Bảng 4.11. Mức độ manh mún của diện tích đất nơng nghiệp bỏ hoang........................66
Bảng 4.12. Phân bổ lao động theo ngành nghề của nhóm hộ có đất nơng nghiệp
bỏ hoang


67

Bảng 4.13. Trình độ lao động của các hộ bỏ hoang đất nông nghiệp............................. 68
Bảng 4.14. Cơ cấu nguồn thu nhập của nhóm hộ điều tra.............................................. 69
Bảng 4.15. Tiền cơng bình qn 1 ngày của lao động của hộ điều tra............................70
Bảng 4.16. Tác động của bỏ hoang đất nông nghiệp...................................................... 71
Bảng 4.17. Chính sách phát triển nơng nghiệp thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Du...75
Bảng 4.18. Mức độ ảnh hưởng của chính sách của Nhà nước và địa phương đến
đất bỏ hoang nông nghiệp

76

Bảng 4.19. Mức độ ảnh hưởng của trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân
đến bỏ hoang đất nông nghiệp

vii

78


Bảng 4.20. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến bỏ hoang đất nông nghiệp......79
Bảng 4.21. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP của huyện........................................ 80
Bảng 4.22. Lao động và cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn
2015 – 2017

80

Bảng 4.23. Cơ cấu trình độ lao động huyện Tiên Du......................................................81
Bảng 4.24. Cơ cấu hộ theo ngành nghề huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017.............82


viii


DANH MỤC HỘP, ĐỒ THỊ
Hộp 4.1.

Bỏ hoang đất nông nghiệp đang diễn ra và có xu thế phát triển nhanh........53

Hộp 4.2.

Hiệu quả kinh tế thu từ nông nghiệp thấp dẫn tới bỏ hoang đất nông
nghiệp 62

Hộp 4.3.

Giao thông nội đồng khó khăn, khó áp dụng được khoa học cơng nghệ
vào sản xuất

65

Hộp 4.4.

Tác động của bỏ hoang ruộng đất đến tính chất và độ màu mỡ của đất.......71

Hộp 4.5.

Khó khăn tìm kiếm việc làm mới khi người dân bỏ ruộng...........................73

Đồ thị 4.1. Tỷ lệ tìm kiếm được việc làm mới sau khi bỏ hoang đất nơng nghiệp
của các nhóm hộ điều tra


72

Đồ thị 4.2. Mức độ ảnh hưởng của quy hoạch đến bỏ hoang đất nông nghiệp...............77

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Đào Thế Niệm
Tên luận văn: Giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Địa điểm: Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:8340410

Nơi đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào tăng trưởng của các
ngành kinh tế. Nơng nghiệp là một trong 3 ngành có tác động lớn đến nền kinh tế Việt
Nam. Trong thời gian dài, giá trị sản xuất nơng nghiệp đóng góp từ 25% đến 30% GDP.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp suy giảm liên tục trong những
năm qua. Giai đoạn 2011 – 2016, so với các nước trong khu vực, ngành Nơng nghiệp
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thất thường và có xu hướng giảm đi, từ mức 4,02% năm
2011 còn 1,36% năm 2016, đây cũng là mức thấp nhất từ trước đến nay. Điểm % đóng
góp vào tăng trưởng nền kinh tế và điểm % đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế của
ngành Nơng nghiệp đã giảm nhanh trong thời gian gần đây.
Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT),
trung bình mỗi địa phương có trên 100ha, có nơi lên tới 200ha đất nông nghiệp bỏ
hoang. Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm

năng cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trình cơng nghiệp hóa cũng như đơ thị
hóa nhanh của huyện đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến sản xuất nơng nghiệp, tình trạng
đất nơng nghiệp bị bỏ hoang ngày càng tăng do người dân bỏ đất để làm trong các lĩnh
vực cơng nghiệp. Do đó việc tìm ra giải pháp để giảm thiểu tình trạng đất nông nghiệp
bị bỏ hoang trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là vô cùng quan trọng.
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng đất nơng
nghiệp bị bỏ hoang trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ta các giải
pháp nhằm giảm thiểu tình trạng đất nơng nghiệp bị bỏ hoang trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh trong những thời gian tới.
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn điểm
nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, phương pháp xử lý số
liệu trên phần mềm Excel phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp chuyên gia kết hợp với các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu thể hiện thực trạng đất nông
nghiệp bị bỏ hoang trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

x


Thứ nhất, đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng bỏ
hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, kết quả điều tra cho thấy các hộ bỏ
hoang ruộng đất các hộ bỏ hoang ruộng đất chiếm 64,3%.
Thứ hai, có hai ngun nhân chính dẫn đến đất nơng nghiệp bị bỏ hoang bao gồm:
Nguyên nhân chủ quan do ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn và nguyên
nhân khách quan: do chính sách hỗ trợ nơng nghiệp của nhà nước; thiếu lao động nơng
nghiệp; thu nhập chính của hộ.
Thứ ba, Các yếu tố ảnh hưởng đến đất nông nghiệp bị bỏ hoang trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Nhóm yếu tố bên trong như điều kiện đất đai thổ
nhưỡng, quy mơ của thửa đất thì nguồn lực trong nông nghiệp được đánh giá là yếu tố
ảnh hưởng mạnh nhất đến việc đất nông nghiệp bị bỏ hoang (57,14%). Nhóm yếu tố bên

ngồi bao gồm: Quy định của nhà nước (60,95); quy hoạch đất đai (55,24), liên kết phát
triển nông nghiệp (52,38), Định hướng phát triển của địa phương (49,52) Tâm lý và tư
duy của ngươi dân đối với việc sử dụng đất nông nghiệp (54,29).
Thứ tư, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu đất nông nghiệp bị bỏ
hoang trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như: (1) Nâng cao hiệu quả từ sản
xuất nông nghiệp; (2) Tăng quy mô ruộng đất; (3) Hỗ trợ người dân tiếp cận các chính
sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển nông nghiệp; (4) Phát triển doanh nghiệp sản
xuất nông nghiệp, HTX và trang trại trồng trọt;

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate:Dao The Niem
Thesis title:Solutions to reduce the abandonment of agricultural land in Tien Du
district, Bac Ninh province
Major:Economics Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
In each country, economic growth depends strictly on the growth of economic
sectors. Agriculture is one of the most important sectors in Vietnam. For a long time,
agriculture contributed from 25% to 30% GDP. However, the growth in agriculture
decreased sharply in recent years. In the period 2011- 2016, the growth of agriculture
was irregular and tend to decrease in Vietnam, compared to other regional countries,
with the rate of 4,02% in 2011 to 1,36% in 2016. It was also the lowest level at all
times. The value that agriculture contributed to economic growth has been lower than
before.
According to the investigations of Ministry of Agriculture and Rural Development

(MARD), there are more than 100 ha of abandoned agriculrual land in each province, it
caused to the inefficiency of land use. In Tien Du district, Bac Ninh province, although
there are many convenient conditions to boost socio- economic development, but the
process of rapid industrialization as well as urbanization has affected on agriculrual
production dramatically. Farmers are not interested in agricultural production any
longer, they start to work for industrial zones. Consequently, there are more and more
abandonment of agricultural land in the district. Based on the current situation, solutions
to reduce the abandonment of agricultural land in Tien Du district, Bac Ninh province
was chosen as a research topic by the author.
The main objective of the study was to evaluate the current situation, analyzing
the factors affecting the status of abandoned agricultural land, thereby suggesting some
solutions to reduce the phenomenon in the near future.
To conduct the research, the study site and sample site method were used.
Moreover, data collection, data processing, data analysis including descriptive and
comparative statistic were also applied. The research indicatior system measures the
status of abandoned agricultural land in Tien Du district, Bac Ninh province.
Some findings are extracted:
Firstly, the research has systematized theoretical and practical background on the
abandonment of agricultural land.

xii


Secondly, there were some key reasons that cause to the abandonment of
agricultural land. Scattered paddy field hindered famer’s motivation on production.
Besides, household’s income from agriculture did not contribute moderately into their
total income and the shortage of agricultural labor were also the causes of this
phenomenon.
Thirdly, the study pointed out that there were main factors that affect to
abandoned agricultural land in Tien Du district, Bac Ninh province, such as

government’s policies and local policies, agricultural development planning, the
knowledge and awareness of farmers.
Lastly, writer the author proposed some solutions to reduce the abandonment of
agricultural land in Tien Du district, Bac Ninh province, including: (1) to improve
efficiency of agricultural production; (2) to increase the size of paddy field in each
household; (3) to support famers to access government support for agricultural
production; (4) to develop agricultural business and cooperatives.

xiii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau 30 năm phát triển nhanh chóng kể từ thời kỳ Đổi mới, nông nghiệp Việt
Nam đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế chiến lược. Từ nền nông nghiệp bao cấp
tập trung kém hiệu quả, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất lương thực thực
phẩm đủ cho hơn 90 triệu dân và xuất khẩu đạt hơn 32 tỷ USD năm 2016. Mặc
dù vậy, phát triển của ngành nông nghiệp chủ yếu dựa vào thâm dụng đầu vào
(đất đai, thủy lợi, phân bón…) và đã bộc lộ nhiều hạn chế về mặt mơi trường và
tính bền vững. Bên cạnh đó, chuyển dịch lao động ra khỏi nơng nghiệp, nơng
thơn do q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa cũng mang lại những cơ hội và
thách thức ngành nông nghiệp. Việc lao động rút khỏi nông nghiệp là điều kiện
tiên quyết để thúc đẩy tích tụ đất đai vào tay những nông dân chuyên nghiệp hoặc
các doanh nghiệp nông nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn lao động rời khỏi nông
nghiệp đều là lao động trẻ và có học vấn, để lại trong nông nghiệp những lao
động lớn tuổi và chưa qua đào tạo, khó tiếp thu các áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất. Trước những tình trạng này nơng nghiệp Việt Nam đang
đứng trước một thách thức rất lớn nhiều khu ruộng người dân bỏ hoang ruộng đất
do khơng có lao động làm và lợi ích kinh tế mang lại là không cao.
Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT),

trung bình mỗi địa phương có trên 100ha, có nơi lên tới 200ha đất nông nghiệp
bỏ hoang. Như vậy, số diện tích đất nơng nghiệp bị bỏ hoang của cả nước phải
lên tới vài nghìn héc ta (tính riêng tại 6 tỉnh miền Bắc và miền Trung đã có trên
1.000ha). Trong khi nơng dân nhiều nơi có nhu cầu mở rộng sản xuất, tận dụng
từng tấc đất để thâm canh, gia tăng sản xuất thì tình trạng bỏ ruộng và trả ruộng
(xuất hiện ở cả những địa phương có diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu
người thấp) tác động rất lớn đến nền sản xuất nông nghiệp và tạo tâm lý bất ổn tại
các địa phương, gây lãng phí tài nguyên đất. Hiện nay, hiện tượng bỏ hoang đất
nông nghiệp xuất hiện ở cả những địa phương có đất đai mẫu mỡ, có trình độ
thâm canh cao, khu vực sản xuất lúa gạo chủ yếu của miền bắc như Thanh Hóa
và các tỉnh đồng bằng Sơng Hồng. Diện tích đất bỏ hoang chủ yếu là đất 2 lúa,
thậm chí đất 2 lúa 1 mầu.

1


Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm
năng cho phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển
công nghiệp đã và đang mang lại những hiệu quả nhất định trong phát triển kinh
tế, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Nhiều nhà máy xí nghiệp được hình
thành thu hút một lượng lớn lao động địa phương tại các khu và cụm công nghiệp
như khu cơng nghiệp Đại Đồng Hồn Sơn, khu cơng nghiệp Tiên Sơn, cụm công
nghiệp Phú Lâm, Tân Chi…
Những năm gần đây bên cạnh những mặt mà huyện đã đạt được thì q trình
cơng nghiệp hóa cũng như đơ thị hóa nhanh của huyện đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất nơng nghiệp nhất là tình trạng bỏ hoang đất nơng nghiệp ngày
càng tăng. Do người dân khơng cịn mặn mà nhiều với việc sản xuất nông nghiệp.
Hiện tượng bỏ hoang đất nông nghiệp tuy chưa phải là phổ biến, nhưng đã tác
động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và tâm lý bất ổn cho người dân khu
vực nông thôn, gây lãng phí trong việc sử dụng quỹ đất nơng nghiệp và nếu

khơng có giải pháp, chính sách phù hợp sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Vấn đề này đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm giải quyết, song
chưa có hiệu quả vững chắc. Câu hỏi được đặt ra cho các cấp quản lý, chính
quyền địa phương ở huyện Tiên Du là giải pháp để giảm thiểu tình trạng bỏ
hoang đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là gì?
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp giảm thiểu
tình trạng bỏ hoang đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh” làm đề tài luận văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích thực trạng bỏ hoang đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ta các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ
hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bỏ hoang đất

nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du,

tỉnh Bắc Ninh.

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nơng nghiệp


trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến tình trạng bỏ
hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp, những yếu tố ảnh
hưởng đến vấn đề bỏ hoang đất nông nghiệp; đề xuất những định hướng và giải
pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.2. Phạn vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó tập
trung vào các xã Tri Phương, xã Đại Đồng và xã Liên Bão là nơi có tình trạng bỏ
hoang đất nơng nghiệp diễn ra ngày càng tăng trong những năm gần đây.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Số liệu sơ cấp được thu nhập theo 2 thời điểm: năm 2016 và năm 2017,

tùy theo từng tiêu chí cụ thế thời gian thu thập thơng tin sẽ có điều chỉnh phù hợp
+ Số liệu thứ cấp được được thu thập theo các năm từ năm 2014 đến nay,

những chương trình, chính sách sẽ thu thập linh động hơn về thời gian, dựa trên
thời hiệu thực hiện của các văn bản chính sách.
+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 4/ 2017 đến tháng 4/ 2018

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về nội dung
Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn nội dung bỏhoang đất nơng nghiệp. Bên
cạnh đó đề tài cũng tổng quan được các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ hoang đất nông
nghiệp. Các vấn đề lý luận này là nền tảng cơ sở cho việc phân tích và đánh giá cho

nghiên cứu về bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

3


1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã minh chứng về các nội dung nghiên bỏ hoang đất nông nghiệp
ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm
về giải pháp giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh. Qua đó luận văn đã phân tích được thực trạng bỏ hoang đất nơng
nghiệp địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, đánh giá được kết quả thực hiện;
khó khăn và bất cập của bỏ hoang đất nơng nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài đã phân
tích được các yếu tố ảnh hưởng đến bỏ hoang đất nông nghiệp. Trên cơ sở những
tồn tại và hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo đề
xuất 8 nhóm giải pháp nhằm nâng giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày theo 5 phần:
+ Phần 1: Mở đầu
+ Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn bỏ hoang đất nông nghiệp
+ Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
+ Phần 4: Kết quả nghiên cứu
+ Phần 5: Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
BỎ HOANG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN BỎ HOANG ĐẤT NƠNG NGHIỆP

2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một
nhân tố sinh thái. Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học
và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng
sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo,
thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng
ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.

Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nơng nghiệp (Ngơ Thị Hiền, 2016).
Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác
(Quốc hội, 2013).
Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu sản xuất
chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt chăn ni, nghiên cứu thí nghiệm về trồng
trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành
công nghiệp và dịch vụ (Quốc hội, 2013).
Vậy đất nơng nghiệp đơi khi cịn gọi là đất nông nghiệp hay đất trồng trọt
là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, nơng nghiệp nông nghiệp,
bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính
trong nơng nghiệp.
2.1.1.2. Khái niệm bỏ hoang đất nơng nghiệp
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào nói rõ về khái niệm bỏ hoang đất nông
nghiệp ở một số văn bản của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai có nêu: đất
có đủ điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng, CSHT kỹ thuật phục vụ sản xuất nhưng


5


không đựợc đưa vào khai thác sử dụng trong chu kỳ sản xuất từ 12 tháng trở lên
được coi là đất bị bỏ hoang (Quốc hội, 2013).
Qua đó, chúng ta có thể hiểu bỏ hoang đất nơng nghiệp trong nghiên cứu
này là phần diện tích đất nơng nghiệp khơng sử dụng trong chu kỳ sản xuất trở
lên khi nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện, tiềm năng khai thác sử
dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp.
2.1.1.3. Giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp
Trong những năm gần đây bỏ hoang đất nông nghiệp đang là vấn đề nóng
của nước ta nói chung và của các địa phương nói riêng. Bỏ hoang đất nơng
nghiệp gây lãng phí nguồn tài nguyên đất và kéo theo những hậu quả khó lường
như thất nghiệp; mất cân bằng trong phát triển kinh tế; gây ra bất ổn cho xã hội.
Giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nơng nghiệp đang là vấn để mà nhiều nơi
quan tâm (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013).
Giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp là thực hiện đồng bộ các giải pháp
để người dân quay lại sản xuất trên diện tích đất đã bị bỏ hoang như: dồn điền
đổi thửa; hỗ trợ khoa học kỹ thuật; hỗ trợ tín dụng để người dân đầu tư sản xuất;
tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp…
2.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật
Luật đất đai năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt diện
tích đất trồng lúa với vai trò an ninh lương thực quốc gia. Nhà nước có chính
sách bảo vệ đất chun trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa
nước sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp. Trường hợp cần thiết phải
chuyển một phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích
khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng
đất chuyên trồng lúa nước. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch chuyên

trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao. Người sử dụng đất chuyên trồng lúa
nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không được chuyển
sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, ni trồng thủy sản và
vào mục đích phi nơng nghiệp nếu khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép. Đồng thời, Nhà nước nghiêm cấm việc mở rộng tuỳ tiện khu dân cư

6


không theo quy hoạch và không cần thiết đối với nhu cầu của xã hội trong tình
hình hiện nay. Cụ thể như sau:
- Nhà nước ban hành luật đất đai
- Nhà nước thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ trung ương

đến địa phương
- Nhà nước đề ra các chủ trương, quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý

Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nơng nghiệp:
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm nghiệp,

nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất.
- Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nơng

nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì khơng phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử
dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền
sử dụng đất (Luật đất đai, 2013).
- Việc chuyển mục đích từ đất nơng nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác

hoặc từ loại đất khơng thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch và kế
hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Luật đất đai, 2013).

- Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện

nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục
đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Luật đất đai, 2013).
- Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân khai hoang, phục hóa lấn

biển, phủ xanh đất trống, đồi trọc sử dụng vào mục đích nơng nghiệp.
- Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất nông

nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa (Luật đất đai, 2013).
2.1.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và tiết kiệm
Sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất nơng nghiệp nghĩa là có thể chuyển đổi
việc sử dụng đất vào nhiều mục đích sản xuất khác nhau phù hợp với điều kiện
và cơ hội sản xuất khác nhau nhằm đa dạng hóa cây trồng. Việc sử dụng đất linh
hoạt cho phép nơng dân có thể ứng xử với các tín hiệu thị trường như là giá cả
của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Nông dân sẽ có lợi nhiều khi sử dụng đất linh
hoạt và sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro, đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và
do đó tăng thu nhập của họ. Đất đai đối với mỗi quốc gia là có hạn, đặc biệt trong

7


tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đất nông nghiệp đang dần bị
thu hẹp lại. Cùng với đó, việc sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả có
là mối quan tâm đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của nước ta. Nước ta cịn
rất lãng phí trong việc khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai. Vì vậy, với quá
trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi
trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và tiết
kiệm (Luật đất đai, 2013).

- Cần hiểu việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm trên tinh thần tận dụng

mọi diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất được phê duyệt (Luật đất đai, 2013).
Luật đất đai năm 2013 tiếp tục có quy định quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất theo hướng tiếp cận các nguyên tắc của thị trường, tạo cơ sở xố bỏ
bao cấp về đất đai. Các quyền đó là: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất. Đất nơng nghiệp tham gia thị trường bất động sản
cịn có nhiều rào cản. Các chính sách về đảm bảo an ninh lương thực, về cơ chế
thu hồi đất cịn mang tính hành chính, cơ chế thoả thuận người sử dụng đất với
các doanh nghiệp chưa được đảm bảo, các quyền của người sử dụng đất diễn ra
khó khăn nhất là quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất nơng nghiệp hiện nay
vì chủ yếu là giành cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thực sự có cuộc sống
mưu sinh từ đất. Rất nhiều đối tượng có tiền đầu tư vào đất nơng nghiệp chỉ để
“đón đầu” dự án sử dụng đất nhằm tạo ra môi trường lành mạnh và đảm bảo lợi
ích của người sử dụng đất nơng nghiệp là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về
lý luận lẫn thực tiễn.
2.1.2.3. Thường xuyên cải tạo đất nông nghiệp
- Nhà nước khuyến khích các hành vi cải tạo, bồi bổ, đầu tư công của, làm

tăng khả năng sinh lợi của đất.
Những loại đất xấu, thối hóa, bạc màu thường có những nhược điểm như
bị mất tầng đất canh tác, nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất hữu cơ, khơ
hạn, ngập úng, chua hố, mặn hố… Vậy để có thể tiếp tục canh tác trên những
vùng đất như vậy mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế, bà con cần phải cải tạo đất bằng
các biện pháp như luân canh, thâm canh hợp lý, phân bón, thuỷ lợi…
Thâm canh là con đường phát triển chủ yếu của sản xuất nơng nghiệp. Do
diện tích bề mặt của ruộng đất có hạn, để tạo ra ngày càng nhiều nơng sản, lồi


8


người phải khai thác chiều sâu của ruộng đất. Đó là con đường phát triển nơng
nghiệp hàng hố theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Thâm canh phải
được thực hiện từ đầu, toàn diện, liên tục và ngày càng cao. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện thâm canh phải coi trọng tính hiệu quả, phải gắn thâm canh với
quá trình cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất.
Cùng với quá trình thực hiện thâm canh, coi trọng biện pháp mở rộng diện
tích bằng khai hoang và tăng vụ. ở nước ta quỹ đất có khả năng nơng nghiệp vẫn
cịn ở một số vùng, ở đây có thể khai hoang đưa quỹ đất này vào sản xuất nơng
nghiệp. Bên cạnh đó quỹ đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển cịn lớn, cần thiết
được khai thác để phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tuỳ
điều kiện từng vùng mà lựa chọn hình thức khai hoang thích hợp, có thể là khai
hoang tại chỗ, có thể là khai hoang gắn với việc xây dựng vùng kinh tế mới. Việc
lựa chọn hình thức nào là phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về quỹ đất đai, vốn
của ngân sách nhằm hỗ trợ cho những người đi khai hoang và vốn của bản thân
họ góp phần đầu tư để khai hoang. Việc tăng vụ, chuyển vụ ở nước ta trong
những năm qua đã có nhiều thành cơng, tuy nhiên nếu biết khai thác tiềm năng
tăng vụ to lớn ở nước ta, thì tăng vụ cịn đem lại hiệu quả lớn hơn.
Hạn chế bỏ hoang đất nghiệp, đẩy mạnh thâm canh nơng nghiệp, đồng
thời tích cực mở rộng diện tích bằng khai thác và tăng vụ.
- Việc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai

thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và
vì lợi ích lâu dài (Luật đất đai, 2013).
Quỹ đất nông nghiệp rất có hạn về mặt diện tích, trong khi đó nhu cầu về
nông sản ngày càng tăng lên. Đồng thời nhu cầu chuyển một phần đất nông
nghiệp thành đất phi nơng nghiệp cũng rất bức xúc trong q trình cơng nghiệp
hố và hiện đại hố. Vì vậy sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp vừa là yêu cầu vừa

là biện pháp để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai. Hạn chế việc chuyển đất nơng
nghiệp sang mục đích sử dụng khác.
2.1.2.4. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý
- Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Đất đai, tài nguyên nước, tài

nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Luật đất đai, 2013).

9


- Điều 4 Luật đất đai 2013 về sở hữu đất đai có quy định: “Đất đai thuộc sở

hữu tồn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Nên nhà nước có đầy đủ quyền năng về sử dụng đất:
+ Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử

dụng đất.
+ Nhà nước thể hiện quyền năng thông qua xét duyệt và cải tạo sử dụng đất
+ Quy định về hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất
+ Quyết định cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất
+ Quyết định giá đất: thông qua các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền

thuế đất, thuế, các khoản phí và lệ phí từ đất đai. Đây chính là nguồn thu chủ yếu
cho ngân sách nhà nước.
+ Thừa nhận thị trường bất động sản đồng thời xây dựng một thị trường

chính quy nằm trong tầm kiểm sốt của Nhà nước

Để hình thành quan hệ pháp luật đất đai, Nhà nước cho phép các tổ chức
và cá nhân sử dụng đất đai. Mọi trường hợp sử dụng đất đều phải được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép thơng qua quyết định giao đất, quyết định cho
thuê đất hoặc phải được cho phép chuyển quyền sử dụng đất khi đã làm đầy đủ
các thủ tục về chuyển quyền. Ngược lại, khi cần thiết phân phối lại đất phù hợp
với quy hoạch và nhu cầu sử dụng hoặc để sử dụng vào mục đích an ninh quốc
phịng, lợi ích cơng cộng, Nhà nước thường thu hồi lại đất đai của các tổ chức và
cá nhân. Như vậy, người sử dụng đất sẽ chấm dứt quan hệ đất đai thông qua một
quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những mối quan hệ
nêu trên thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc
thực hiện chế độ quản lý và sử dụng đất đai (Luật đất đai, 2013).
Ngồi ra, người sử dụng đất cịn có thể thỏa thuận với nhau trong khn
khổ pháp luật của Nhà nước để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, thừa kế, thế chấp đất đai. Nhà nước chỉ quy định về thời hạn sử dụng,
mục đích sử dụng và thủ tục hành chính cần phải làm, còn người sử dụng sẽ thỏa
thuận cụ thể về các quyền và nghĩa vụ với nhau trong quá trình khai thác, sử
dụng đất đai. Ngồi ra, Nhà nước có chính sách cho thuê đất đối với mọi đối
tượng có nhu cầu sử dụng, đồng thời trong một số trường hợp nhất định Nhà
nước cho phép hộ gia đình, cá nhân được quyền thuê đất (Luật đất đai, 2013).

10


2.1.3. Vai trò và ý nghĩa giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp
2.1.3.1. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tình trạng lãng
phí tài ngun đất
Giảm thiểu bỏ hoang đất nơng nghiệp là đưa diện tích đất nơng bị bỏ hoang
quay lại sản xuất nơng nghiệp góp phần không nhỏ để quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên ở địa phương; tránh được tình trạng gây lãng phí đất đai. Giảm thiểu
được tình trạng người có đất thì khơng muốn sản xuất; người muốn sản xuất thì lại

khơng có đất gây mất cân bằng xã hội. Tạo điều kiện cho người dân cải tạo lại đất
đai áp dụng KHCN vào sản xuất bỏ được lối canh tác truyền thống dễ gây bạc màu
và xói mịn đất. Hiện nay tài nguyên đất đang bị chuyển đổi cơ cấu rất mạnh mẽ, đất
nông nghiệp đang ngày một bị chuyển qua phục vụ cho cơng nghiệp và xây dựng.
Bên cạnh đó bỏ hoang đất nông nghiệp là một trong những tác nhân gây ra lãng phí
nguồn tài ngun đất. Ngồi ra, Đất bị nhiễm phèn, bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa
ngày càng tăng thêm. Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan là công cụ
bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế
độ sở hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để
đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó giảm thiểu tình trạng bỏ hoang ruộng đất tạo điều kiện cho việc
sản xuất nông nghiệp có khả năng phát triển theo các mơ hình chuyên biệt để cung
ứng nhiều dịch vụ cho xã hội như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho
khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an dưỡng, …. Giảm thiểu đất

nơng nghiệp bỏ hoang góp phần cải thiện chất lượng đất và giảm tình trạng sói
mịn và suy thối đất đai (Bùi Nữ Hồng Anh 2013).
2.1.3.2. Đảm bảo an ninh lương thực, cung ứng nguồn lương thực tại chỗ ở
các địa phương
Hiện nay an ninh lượng thực quốc gia chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố,
theo nhiều chiều cạnh khác nhau trong đó có nhân tố về bỏ hoang đất nông
nghiệp. Để đảm bảo anh ninh lượng tực cần tính đến sự tác động của các nhân tố
này và có những biện pháp cũng như giải pháp cụ thể. Giảm thiểu bỏ hoang
ruộng đất ngoài vai trò quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tình
trạng lãng phí tài ngun đất cịn có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh lương thực.

11



×