Tải bản đầy đủ (.docx) (195 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.5 KB, 195 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN HẢI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU (2011-2015) TRONG
PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận


văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 7 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo bộ môn Quy hoạch đất
đai, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
tơi cịn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời, là
người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Với tấm lịng chân thành, tơi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày 7 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hải

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................
Lời cảm ơn ...................................................................................................................

Mục lục

.............................................................

Danh mục bảng ............................................................................................................
Trích yếu luận văn .......................................................................................................
Thesis abstract ..............................................................................................................
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .............................

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ....................................

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và

1.4.1.

Những đóng góp mới của đề tài ...........

1.4.2.


Ý nghĩa khoa học của đề tài .................

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................................
2.1.

Cơ sở lý luận - khoa học của quy hoạch sử

2.1.1

Khái niệm, thuật ngữ về quy hoạch sử d

2.1.2.

Cơ sơ lý luận- khoa học quy hoạch sử d

2.2.

Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế g

2.3.

Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt N

2.3.1.

Quy hoạch sử dụng đất trước năm 1987


2.3.2

Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1987

2.3.3

Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1993

2.3.4

Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 2003

2.3.5

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng

2.3.6

Đánh giá chung về tình hình thực hiện q

2.3.7.

Giải pháp tăng cường quản lý quy hoạc

2.4.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạc

2011-2015 ...........................................

2.4.1.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạc

iii


2.4.2.

Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất................................................. 31

2.4.3.

Kết quả đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.......................................................... 32

2.4.4.

Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong
thực hiện quy hoạch sử dụng đất 2011-2015........................................................ 32

2.5.

Những nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất .........35

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 38
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:......................................................................... 38

3.2.


Địa điểm nghiên cứu:............................................................................................... 38

3.3

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 38

3.3.1

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan mơi trường ..............38

3.3.2.

Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất ............................ 38

3.3.3.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh giai đoạn 2011 – 2020

và kế hoạch sử dụng đất của huyện Đông Anh giai đoạn 2011 – 2015 ...........38
3.3.4.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2011 – 2015 huyện

Đông Anh, Hà Nội.................................................................................................... 39
3.3.5.

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2016, 2017 huyện Đông
Anh.............................................................................................................................. 39


3.3.5.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử
dụng đất kỳ cuối 2016-2020 huyện Đông Anh.................................................... 39

3.4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 39

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:................................................................... 39

3.4.2

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp....................................................................... 39

3.4.3.

Phương pháp thông kê và xử lý số liệu thống kê................................................. 40

3.4.4.

Phương pháp phân tích, so sánh............................................................................. 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 41
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đông Anh........................................... 41


4.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................... 41

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................................... 43

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội........................................ 49

4.2.

Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Anh ............51

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai......................................................................................... 51

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2017........................................... 54

iv


4.2.3.

Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 huyện Đông Anh ......................58


4.3.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 – 2015 huyện

Đông Anh
4.3.1.

62

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đất đai so với phương án quy hoạch phê
duyệt............................................................................................................................ 62

4.3.2.

Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đất nông nghiệp .....................63

4.3.3.

Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đất phi nông nghiệp ...............65

4.3.4.

Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đất chưa sử dụng.................... 70

4.3.5.

Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án trong kỳ quy hoạch 2011-2015. .......70

4.3.6.


Đánh giá chung về những thành tựu và tồn tại trong quá trình thực hiện
quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 huyện Đông Anh ......................72

4.4.

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 huyện Đông

Anh.............................................................................................................................. 76
4.4.1.

Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Đông Anh............................................. 76

4.4.2.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Đông Anh. ............82

4.5.

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương án QHSDĐ và kế
hoạch SDĐ kì cuối

89

4.5.1.

Giải pháp kỹ thuật..................................................................................................... 89

4.5.2.


Giải pháp quản lý hành chính.................................................................................. 90

4.5.3.

Giải pháp cơ chế chính sách.................................................................................... 90

4.5.4.

Giải pháp kinh tế....................................................................................................... 91

4.5.6.

Giải pháp tổ chức thực hiện..................................................................................... 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 94
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 94

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 96
Phụ lục....................................................................................................................................... 98

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất 2011-2015 TP
Hà Nội................................................................................................................... 25
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đông Anh
năm 2016 – 2017................................................................................................. 44
Bảng 4.2. Thống kê dân số tại huyện Đông Anh từ năm 2012 -2017 ............................ 46
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Anh năm 2017 ........55
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Đông Anh năm 2017 . 56
Bảng 4.5. Biến động diện tích các loại đất chính giai đoạn 2011-2015 .........................58
Bảng 4.6. Biến động diện tích các loại đất nơng nghiệp giai đoạn 2011-2015 ............59
Bảng 4.7. Biến động diện tích các loại đất phi nông nghiệp ........................................... 61
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng nhóm đất chính ................................. 63
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp ................................ 64
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp ........................66
Bảng 4.11. Tổng hợp danh mục cơng trình thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 ................71
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất NN năm 2016........................... 76
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi NN năm 2016 .....................78
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất NN năm 2017 .................................. 83
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất NN năm 2017 .................................. 84

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Hải
Tên luận văn: “Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)
trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch và việc tổ chức thực hiện quy
hoạch sử dụng đất, giai đoạn 2011 – 2015 Huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội (tìm ra
được yếu tố hạn chế, những yếu kém tổ chức thực hiện phương án quy hoạch);
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất, đảm
bảo hài hoà giữa các mục đích ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra, khảo sát; Phương
pháp thống kê, so sánh; Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả chính và kết luận
1.
Huyện Đông Anh là huyện ngoại thành TP Hà Nội có lợi thế về vị trí địa lý,
có quốc lộ 3 chạy dọc huyện và tuyến đường sắt Hà Nội –Lào cai rất thuận tiện cho
việc giao lưu với các tỉnh phía bắc. Tồn huyện có 18.213,90 ha. Tính đến 31 tháng 12
năm 2017 dân số huyện Đông Anh là 350.541 người.
2.
Công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Đông Anh đã
dần đi vào nề nếp, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ
sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất trên địa bàn huyện.
3.
Kết quả thực hiện quy hoạch trong vịng 5 năm giai đoạn 2011-2015 huyện
Đơng Anh cho thấy:
+
Có 5 chỉ tiêu sử dụng đất nơng nghiệp đạt từ 16,67 % đến 98,0 1% so với
phương án được duyệt.

+
duyệt.

Có 0 chỉ tiêu sử dụng đất nơng nghiệp đạt trên 100 % so với phương án được

vii


+
Có 13 chỉ tiêu sử dụng đất phi nơng nghiêp đạt từ 66.64 % đến 100% so với
phương án được duyệt.
+
Có 7 chỉ tiêu sử dụng đất phi nơng nghiệp đạt từ 100% đến 1102.01 % so với
phương án được duyệt
4.
Trên cơ sở nghiên cứu việc thực hiện QHSDĐ huyện Đông Anh, để thực
việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 cần thực hiện đồng bộ 6
nhóm giải pháp đó là: Giải pháp kỹ thuật; Giải pháp về quản lý hành chính; Giải pháp
về cơ chế chính sách; Giải pháp kinh tế; Giải pháp về khoa học công nghệ và Giải
pháp về tổ chức thực hiện.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Xuan Hai
Thesis title: “Evaluate the implementation of land use planning for the first period
(2011-2015) in the land use planning in Dong Anh district up to 2020”.
Major: Land Management


Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To evaluate the implementation of the planning and the organigation of
implementation of land use planning period, 2011 – 2015 in Dong Anh District, Hanoi
(find out the limitation factors, implementation weaknesses planning scheme);
To propose solutions to improve the effectiveness of land use planning,
ensuring harmony between short-term and long-term objectives, meeting the socioeconomic development strategy of Dong Anh District, Hanoi in future.
Materials and Methods
The thesis uses the following methods: Survey method; Statistical methods,
comparison; Data processing methods
Main findings and conclusions
1.
Dong Anh district is a suburban district of Hanoi with geographic
advantages location, national highway 3 running along the district and Hanoi - Lao
Cai railway. It is very convenient for exchanges with the Northern provinces. The
whole district has 18,213.90 ha. As of 31 December 2017, the population of Dong Anh
district is 350,541 people.
2.

The planning and implementation of land use planning in Dong Anh district has

gradually been implemented, the structure of land use has been changed fit with the
process of economic restructuring of the locality. Land use planning has become the legal
basis for land acquisition, land allocation, land lease and land use change in the district.

3.
The results of planning implementation for 5 years period 2011-2015 in
Dong Anh district showed that:

+
There are five targets of agricultural land use from 16.67 % to 98.01 %
compared with the approved plan.
+
Zero agricultural land use targets are from 100% compared with the
approved plan.

ix


+
There are 13 non-agricultural land use targets from 66.64 % to 100%
compared with the approved plan.
+

There are 7 of non-agricultural land use targets which are from 100% to 1102.01

% compared with the approved plan
4.
Based on the research on the implementation of land use planning in Dong
Anh district, in order to implement the land use norms of the period of 2016-2020, 6
groups of solutions should be perform synchronously: Solutions on technical;
Solutions on administrative management; Solutions on policy mechanisms; Solutions
on economic ; Solutions on science and technology and solutions on organization.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là giá đỡ cho mọi sự sống,
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế,
xã hội, an ninh quốc phịng.
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sự chuyển dịch
kinh tế từ nông nghiệp- công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp –dịch vụ- nông
nghiệp đã và đang gây áp lực lớn đối với đất đai. Kinh nghiệm thực tiễn,cùng với
đổi mới tư duy và nhận thức đã trả lại cho đất đai giá trị đích thực vốn có của nó là
tài ngun quốc gia vô cùng quý giá, là bộ phận hợp thành của môi trường sống, là
tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là địa bàn phân bố khu dân cư và tổ
chức cá hoạt động kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng.
Để quản lý khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, công tác quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung hết sức quan trọng.
Điều 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
quy định: “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm
bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật Đất đai năm 2013 tại chương II, điều 22 quy định: Quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Điều
36, chương 4 đã quy định nguyên tắc, căn cứ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất được thực hiện ở 3 cấp: Cả nước, tỉnh - thành phố, huyện. Điều 37 cũng
quy định kỳ quy hoạch là 10 năm, trong đó kế hoạch sử dụng đất được lập hàng
năm đối với cấp huyện. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch
sử dụng đất chi tiết; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai,
làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất... và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội. Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp
hữu hiệu của Nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất
hợp lý, kém hiệu quả, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại
đất, phá vỡ cân bằng mơi trường sinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như
phát triển kinh tế - xã hội


1


Nghiên cứu tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai, xem xét các dự
án quy hoạch sử dụng đất đai khi đưa vào thực hiện đạt được mục đích đề ra, đem
lại hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội là huyện rất thuận lợi so với các
huyện khác trong Thành phố Hà Nội, có mạng lưới giao thơng hồn chỉnh tạo cho
huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở
đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như
Bắc Ninh, Thái Nguyên…, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Huyện Đông Anh đã lập quy hoạch sử dụng đất đai giai đoan 2011-2020
được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 152/ QĐ-UBND ngày
04/5/2013 và đưa vào thực hiện từ năm 2011, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội của huyện đến năm 2020. Tuy nhiên, quá trình triển khai và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn bộc lộ một số tồn tại. Đặc biệt sau
khi quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và đưa vào thực hiện, tình hình theo
dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn bất cập trong quản lý và sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất phải thường xuyên điều chỉnh, thay đổi để kịp với tình hình
sử dụng đất và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Song vẫn cịn tình trạng “quy
hoạch treo” hoặc điều chỉnh chưa kịp những biến động trong quá trình thực thi quy
hoạch.
Sau khi được xét duyệt việc tổ chức triển khai thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất đó ra sao, kết quả như thế nào, cịn những tồn tại gì, ngun
nhân do đâu, cần có giải pháp gì khắc phục, v.v.v.. cho đến nay vẫn cần phải có
những nghiên cứu, đánh giá, bàn luận để rút kinh nghiệm một cách đầy đủ và toàn
diện.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết
quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) trong phương án quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội"

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch và việc tổ chức thực hiện

các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng kỳ
đầu 2011-2015 trong phương án quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 2011 – 2020 của
Huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội.
-

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất,

2


đảm bảo hài hồ giữa các mục đích ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội trong tương lai.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện quy hoạch và việc tổ chức thực
hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử
dụng kỳ đầu 2011-2015 trong phương án quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 2011 –
2020 của Huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã xác định được những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong công tác
thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015. Từ đó đề xuất được những
giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này trong giai đoạn 2016-2020.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ xung cơ sở lý luận và cơ sở khoa học
trong đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
-

Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở thực tiễn để các nhà chính sách xây dựng

các chính sách hợp lý để quản lý quy hoạch sử dụng đất, đồng thời là tài liệu tham
khảo cho học viên cao học, sinh viên chuyên nghành quản lý đất đai tại các trường
cao đẳng và đại học có đào tạo chuyên ngành Quản lý đất đai.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN-KHOA HỌC CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1 Khái niệm, thuật ngữ về quy hoạch sử dụng đất
Về mặt thuật ngữ khoa học, “Quy hoạch” là việc xác định một trật tự nhất
định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... đất đai là một
thành phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng
đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành
(đặc tính thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng,
thảm thực vật, các tính chất lý hóa tính...) tạo ra những điều kiện nhất định cho
việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Vì vậy, để sử dụng đất cần phải làm
quy hoạch, đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa
mục đích của từng thành phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định
(Đồn Cơng Quỳ - 2006).
Quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình đánh giá tiềm năng đất và nước một
cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội, nhằm lựa chọn ra
phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là lựa chọn và
đưa phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của con người một
cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên cho tương lai. Yêu cầu cấp

thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu của con người và điều kiện thực tế sử dụng
đất thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng quản lý sử dụng đất (Đồn Cơng Quỳ 2006).
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp quản lý, kĩ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
thơng qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất
như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường . (Đồn Cơng Quỳ - 2006).
Bản chất của quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể
hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kĩ thuật, pháp chế. Trong đó cần hiểu:
-

Kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.

Kĩ thuật: gồm điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý dữ
liệu, bố trí sử dụng đất.

4


Pháp chế: là việc xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng quản lý đất đúng pháp luật.
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai cần phải nắm vững hệ thống các biện
pháp kinh tế, kĩ thuật, pháp chế của Nhà nước và tổ chức quản lý sử dụng đất đai
một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học, có hiệu quả cao nhất thơng qua việc phân bổ
quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất... Quy hoạch sử dụng đất
đảm bảo các mục tiêu sau:
Tính đầy đủ: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích
nhất định.
Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu
cầu và mục đích sử dụng.

Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - mơi trường.
Như vậy, về thực chất “Quy hoạch sử dụng đất đai” là quá trình hình thành
các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại
lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất
đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường (Lê Cảnh Định - 2006).
Quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ
chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí
đất đai, tránh tình trạng sử dụng tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông,
lâm nghiệp; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ
cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến những tổn thất về kinh tế, bất
ổn về chính trị, quốc phịng an ninh ở từng địa phương (Phạm Đình Vân và
Nguyễn Thị Minh Hiền – 2004).
Quy hoạch sử dụng đất đai theo hướng bền vững là một hệ thống các cơng
nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với sự
quan tâm về môi trường để đồng thời duy trì nâng cao sức sản xuất của đất, giảm
rủi ro trong sản xuất, bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa q trình
thối hóa mơi trường đất, có hiệu quả lâu dài và được xã hội chấp nhận (Vũ Thị
Bình - 2006).

5


2.1.2. Cơ sơ lý luận- khoa học quy hoạch sử dụng đất
a..

Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
* Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát


triển của quy hoạch sử dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương
thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất (mối quan hệ
giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và Quan hệ sản
xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử
dụng đất luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên ( như điều
tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế...), cũng như quan hệ giữa người với người (xác
nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất GCNQSDĐ). Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát
triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy
nó ln là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất mang
tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (là
phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung
đất đai để mua, bán, phát canh thu tô...). Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất phục
vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội; Góp phần tích cực
thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn; Nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu
quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất
góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi
trường nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích
trên với nhau.
*
Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ
yếu ở hai mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ...
toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; Quy
hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như:
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp,
môi trường sinh thái...
Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử
dụng đất; Điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; Xác định và
điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu
kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền


6


vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
*

Tính dài hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của

những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật,
đơ thị hố cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp...), từ đó xác định quy
hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và
biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử
dụng đất 5 năm.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế
- xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời
gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt
được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện
pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch sử dụng
đất thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.
* Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ: Với đặc tính trung và dài hạn, quy
hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng,
mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, khơng dự kiến được
các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử
dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính
chỉ đạo vĩ mơ, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:
Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất
trong vùng;

vùng;


-

Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành;

-

Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng;

Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong

Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của
phương hướng sử dụng đất;
Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy
hoạch sẽ càng ổn định.
*
Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính
chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính

7


sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể hiện
cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát
triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống
chế về dân số, đất đai và mơi trường sinh thái.
*

Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đốn trước,


theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những
giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho
việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học
kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến
của quy hoạch sử dụng đất khơng cịn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn
thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện
tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một
quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc
chỉnh lý - tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp
ngày càng cao.
b. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất.
Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau:
Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lượng và thành phần đối tượng nằm trong
quy hoạch; Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội
dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất
được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức quy
hoạch...) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (như điều chỉnh
quan hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể đến thiết
kế chi tiết.
Đối với Việt Nam, Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Điều 36: Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

8



Điều 37. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
2.
Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng
đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập
hàng năm.
2.2. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC
Quy hoạch sử dụng đất ln có vị trí quan trọng trong thực hiện công tác
quản lý đất đai của mỗi quốc gia và được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Tuy
nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nước mà phương pháp và quan điểm quy
hoạch sử dụng đất có đặc thù khác nhau và q trình thực hiện cũng vậy.

các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ quy hoạch sử dụng đất luôn gắn liền
với việc giải quyết các yêu cầu về môi trường, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả bền
vững. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất tại các nước này có tính khả thi cao. Những
nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ năm 1916 đến
những năm 30 và hầu hết các Bang của nước Mỹ tuân thủ theo nguyên tắc này.
Đến những năm 70, các Bang này gặp phải một số vấn đề về môi trường và sự bảo
tồn các di tích lịch sử nên địi hỏi phải có những ngun tắc và tầm nhìn xa hơn.
Từ địi hỏi trên, Luật đất đai mới của Mỹ đã hình thành hệ thống quy hoạch sử
dụng đất mới..(Nguyễn Quang Học và Quyền Thị Lan Phương (2006).


Đức, điển hình là thành phố Berlin (Nguyễn Quang Học và Quyền Thị

Lan Phương (2006), hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng từ rất sớm.
Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước, năm 1994, hệ

thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỉ lệ 1:50.000. Sau đó, việc
điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù hợp với sự thay đổi của
nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên. Do
đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Berlin nói riêng, của Đức nói
chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo
đà cho sự phát triển nền kinh tế.”;

Pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mơ hình hố
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và lao
động, áp dụng bài tốn quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, thúc đẩy
nền kinh tế phát triển

9


Tại Thụy Điển và các nước Đông Âu khác phân vùng sử dụng đất được
lồng ghép ngay trong khi tiến hành quy hoạch tổng thể không gian. Việc quan tâm
chủ yếu tập trung vào quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và vấn đề bảo vệ môi
trường sống luôn được đặt lên hàng đầu.
Các nước thuộc Liên Xô (cũ) có bước đi tương tự nhau; trước hết là lập sơ
đồ tổng thể phát triển lực lượng sản xuất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết các
ngành, trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành để tiến hành quy hoạch sử
dụng đất đai. Tuy nhiên, việc phân bổ các khu chức năng để bảo đảm phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một
nguyên tắc cơ bản của các nước này là bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất, đặc biệt là
đất canh tác. Tại các nước này quy hoạch tổng thể phát triển lực lượng sản xuất do
Ủy Ban kế hoạch Nhà nước (tương đương Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam)
đảm trách; quy hoạch đô thị do ngành xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai do cơ
quan quản lý đất đai thực thi.


Campuchia, do nền kinh tế kém phát triển, có xuất phát điểm thấp, tình
hình chính trị rối loạn, nhiều nhà khoa học đã bị giết, nên trước những năm 2000,
công tác quản lý đất đai chưa được quan tâm, chưa hình thành được hệ thống Luật
đất đai và quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2000, Bộ quy hoạch đất đai và xây
dựng đã hoàn thiện Luật đất đai, nhưng cơng tác quy hoạch sử dụng đất cịn gặp
niều khó khăn, kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương không rõ ràng nên sử dụng
đất kém hiệu quả và làm suy thối đất. Mặc dù vậy, nhờ có sự cố gắng tìm hiểu,
học hỏi, nghiên cứu cơng tác quản lý, sử dụng đất đai của các nhà khoa học nên
Campuchia đã xây dựng được hệ thống Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đồng bộ.
Tại Thái Lan, quy hoạch đất đai được được phân bố theo 3 cấp: Quốc gia,
vùng và địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chương trình kinh tế xã
hội của Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước
phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển Hồng gia đã
xác định vùng nơng nghiệp chiếm vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội - chính trị
của Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nước, đất
đai nông nghiệp, thị trường lao động.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai ở các nước phát triển tương đối
hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất được triển
khai tốt, sử dụng đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Ở các

10


nước kém phát triển, do thiếu kinh phí, thiếu cán bộ có trình độ chun mơn, nên
hệ thống Luật đất đai không đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả
khơng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
2.3. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
2.3.1. Quy hoạch sử dụng đất trước năm 1987
Năm 1960 khi chuẩn bị xây dựng và công bố kế hoạch 5 năm lần thứ nhất

(1961 - 1965) cả nước đang bước vào thời kỳ hừng hực khí thế xây dựng đất nước
mà trước hết là phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng tốt quỹ đất đai.
Chính vì vậy mà cơng tác phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, đã được
đặt ra ngay từ những năm 1960 này. Do đó có thể nói “quy hoạch sử dụng đất đai
cũng đồng thời được đặt ra (chính xác là năm 1962), các bộ ngành chủ quản, các
tỉnh, huyện đã có những điều chỉnh về sử dụng đất cho các mục đích giao thơng,
thuỷ lợi, xây dựng kho tàng, trại chăn nuôi, bến bãi, nhà xưởng… mang tính chất
bố trí sắp xếp lại việc sử dụng đất cũng chỉ mới được đề cập như một phần nội
dung lồng ghép vào các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, các
phương án sản xuất hay cơng trình xây dựng cụ thể nào đó cho những mục đích
đơn lẻ” (FAO - 1992).
Trong bối cảnh cả nước có chiến tranh cho tới khi giải phóng Miền Nam
thống nhất đất nước năm 1975, quy hoạch sử dụng đất đai chưa có điều kiện tiến
hành theo một nội dung, phương pháp, trình tự thống nhất trong phạm vi một cấp
vị lãnh thổ nào đó. Mặc dù vậy với tư cách là một phần nội dung của các phương
án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai đã tạo ra những
cơ sở có tính khoa học cho việc tính tốn các phương án sản xuất có lợi nhất. “Nó
là một u cầu khơng thể thiếu được đối với các nhà quản lý sản xuất nông nghiệp
ngay cả ở cấp vị một Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này”.
Từ năm 1975 - 1981 là thời kỳ triển khai hàng loạt các nhiệm vụ điều tra cơ
bản trên phạm vi cả nước. “Vào cuối năm 1978 lần đầu tiên đã xây dựng được các
phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm
sản của cả nước, của 7 vùng kinh tế và của tất cả 44 tỉnh, thành phố thuộc Trung
ương trình Chính phủ xem xét phê duyệt” . Trong các tài liệu này đều đã đề cập
đến quy hoạch sử dụng đất đai, coi đó như những căn cứ khoa học quan trọng để
luận chứng các phương án phát triển ngành. Cùng với lĩnh vực nông nghiệp, các
khu cụm công nghiệp, các khu đô thị, các khu đầu mối giao thông…

11



cũng được nghiên cứu xem xét để cải tạo và xây mới. Thực tế lúc bấy giờ cho thấy
các thông tin, số liệu, tư liệu đo đạc bản đồ phục vụ cho quản lý đất đai nói chung
và cho quy hoạch sử dụng đất đai nói riêng là vừa thiếu, vừa tản mạn lại vừa khập
khiễng, làm cho độ tin cậy về quy mơ diện tích, vị trí cũng như tính chất đất đai
tính tốn trong các phương án này khơng được bảo đảm. Rất nhiều phương án tính
tốn diện tích cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, chè, dứa, lạc, đay, đậu đỗ…
trong cùng một địa bàn cụ thể có sự chồng chéo, thiếu tính khả thi. Đây cũng là
một trong những yếu tố thúc đẩy việc Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục
Quản lý ruộng đất (Nghị quyết số 548/NQ/QH ngày 24/5/1979 của Uỷ Ban thường
vụ Quốc hội về thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất; Nghị định số 404/CP ngày
09/11/1979 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Quản lý ruộng đất).
Trước áp lực về lương thực và hàng tiêu dùng, trong giai đoạn này Trung
ương Đảng và Chính phủ đã có những Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định quan trọng
nhằm “làm cho sản xuất bung ra” ví dụ như Quyết định tận dụng đất nơng nghiệp
(9/1979); xố bỏ tình trạng ngăn sơng cấm chợ (10/1979); thơng báo về “khốn”
sản xuất nơng nghiệp sau Hội nghị nơng nghiệp ở Đồ Sơn - Hải Phịng (1980). Đặc
biệt phải kể đến Chỉ thị số 100/TW ngày 13/01/1981 về cải tiến cơng tác khốn,
mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã
nông nghiệp. Thời kỳ này xuất hiện cụm từ “Quy hoạch Hợp tác xã” mà thực chất
công tác này tập trung vào quy hoạch đồng ruộng với nội dung chủ yếu của nó là
quy hoạch sử dụng đất đai.
Bước vào thời kỳ 1981 - 1986, Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ V (1982) đã
quyết định: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập Tổng sơ đồ phát triển
và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế
hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990)”.
2.3.2 Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1987-1993
Từ năm 1987 luật đất đai năm 1993, Luật Đất đai 1987 ra đời, đánh dấu
một bước mới nữa về quy hoạch sử dụng đất đai vì nó được quy định rõ ở Điều 9

và Điều 11 tức là quy hoạch sử dụng đất đai có tính pháp lý. Tuy nhiên, đây lại là
thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, cả nước vừa trải qua một thời kỳ triển khai rầm
rộ công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất đai nói riêng nhưng
thực tế nền kinh tế đất nước ta đang đứng trước những khó khăn lớn. Những thay
đổi lớn ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu cùng với nhiều vấn đề

12


trước mắt thường nhật phải giải quyết làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai
lại rơi vào trầm lắng.
Thực tế đòi hỏi phải đổi mới nội dung, phương pháp cho phù hợp với yêu
cầu của quá trình chuyển dần sang nền kinh tế cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng cục Quản lý Ruộng đất lần đầu
tiên ra Thông tư số 106/QHKH/RĐ ngày 15/4/1991 hướng dẫn về quy hoạch phân
bổ đất đai chủ yếu đối với cấp xã với những nội dung như sau: Xác định ranh giới
về quản lý, sử dụng đất; Điều chỉnh một số trường hợp về quản lý và sử dụng đất;
Phân định và xác định ranh giới những khu vực đặc biệt; Một số nội dung khác về
chu chuyển 5 loại đất, mở rộng diện tích đất sản xuất, chuẩn bị cho việc giao đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng các văn bản chính sách đất đai,
kế hoạch sử dụng đất đai (Phạm Vân Đình và Nguyễn Thị Minh Hiền (2004).
Với những thay đổi lớn về vai trò của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp,
việc quản lý sử dụng đất ở khu vực nông thôn nổi lên hết sức quan trọng. Căn cứ
theo Thông tư hướng dẫn có những tỉnh ở đồng bằng đã tiến hành lập quy hoạch
sử dụng đất đai cho hàng trăm xã (tới một nửa số xã trong toàn tỉnh). Tuy nhiên, do
chưa có quy hoạch từ trên xuống cũng như các tài liệu hướng dẫn về quy trình,
định mức, phương pháp, nội dung thống nhất nên các quy hoạch này bộc lộ nhiều
hạn chế. “Đại đa số đều chỉ mới chú trọng tới việc giãn dân là chủ yếu. Vấn đề này
có mặt được nhưng có nhiều mặt khơng được vì phải cấp đất làm nhà
ở với số lượng lớn mà chủ yếu lấn vào đất ruộng, với những định mức sử dụng đất

rất khác nhau, tạo nên nhiều bất cập phải tiếp tục giải quyết sau này nhất là ở các
khu vực ven đơ thị” (Đồn Cơng Quỳ - 2006).
2.3.3 Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1993-2003
Sau Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, Nhà nước ta triển khai công tác
nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội ở hầu hết 53
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, các vùng kinh tế. Đây là mốc bắt đầu của
thời kỳ công tác quản lý đất đai vào nề nếp.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó giúp phần đảm bảo tính thống
nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch sử dụng
đất, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm được quỹ đất đai đến
từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thu đất, chuyển mục đích

13


×