Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quản lí dạy học ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp nhà giáo tại huyện đông anh thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 119 trang )

NGUYỄN QUỐC TẤN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

***

NGUYỄN QUỐC TẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

QUẢN LÍ DẠY HỌC
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP NHÀ GIÁO
TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

***
KHÓA HỌC: 2016 - 2018

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN QUỐC TẤN

QUẢN LÍ DẠY HỌC
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP NHÀ GIÁO
TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS. TS Đặng Thành Hƣng

HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2 và các thầy (cô) giáo tham gia đào tạo lớp Cao học Quản lí giáo dục
K20 đã tận tình giảng dạy, quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Đặng Thành Hƣng Ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo nhà trƣờng, GV của
các trƣờng Phổ thông trên địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội), các bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
Luận văn này.
Do điều kiện nghiên cứu và thực hiện đề tài còn hạn chế, Luận văn
không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của
các thầy (cô) giáo và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Quốc Tấn


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin xam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các tác giả và
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một
công trình khoa học nào khác trong lĩnh vực này.
Hà Nội, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Tấn


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH .................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3

6. Giới hạn của đề tài .................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP NHÀ GIÁO Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................................. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 6
1.1.1. Nghiên cứu về quản lí dạy học ở trƣờng trung học phổ thông ....... 6
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực nghề nghiệp của nhà giáo
trung học phổ thông .................................................................................. 7
1.2. Phát triển năng lực nghề nghiệp của nhà giáo trung học phổ thông ...... 8
1.2.1. Một số khái niệm ............................................................................. 8
1.2.2. Nội dung và cấu trúc chung năng lực nghề nghiệp nhà giáo
trung học phổ thông ................................................................................ 13


iv
1.3. Quản lídạy học theo hƣớng phát triển năng lực nghề nghiệp ................. 18
1.3.1. Bản chất của dạy học ở trung học phổ thông ................................ 18
1.3.2. Bản chất, nguyên tắc và nội dung quản lí dạy học theo hƣớng
phát triển năng lực nghề nghiệp .............................................................. 20
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lí dạy học theo hƣớng
phát triển năng lực nghề nghiệp nhà giáo ở trƣờng trung học phổ thông ... 27
1.4.1. Các yếu tố quản lí .......................................................................... 27
1.4.2. Các yếu tố chuyên môn ................................................................. 28
1.4.3. Các yếu tố vật chất - kĩ thuật......................................................... 29
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƢỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP Ở MỘT SỐ TRƢỜNG THPT
HUYỆN ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................... 31

2.1. Thực trạng giáo dục THPT tại huyện Đông Anh thành phố Hà Nội ... 31
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội và định hƣớng phát triển giáo dục của
thành phố Hà Nội .................................................................................... 31
2.1.2. Thực trạng phát triển các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông
Anh thành phố Hà Nội ............................................................................ 33
2.2. Thực trạng quản lídạy học theo hƣớng phát triển năng lực nghề nghiệp
nhà giáo THPT ở huyện Đông Anh thành phố Hà Nội................................... 38
2.2.1. Quản lí hoạt động dạy học của GV ............................................... 38
2.2.2. Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho GV trong quản lí dạy học ..... 43
2.2.3. Các hình thức khuyến khích phát triển năng lực nghề nghiệp
trong quản lí dạy học ............................................................................... 46
2.2.4. Quản lí cơ sở vật chất của dạy học ............................................... 48
2.2.5. Bồi dƣỡng năng lực quản lí dạy học theo hƣớng phát triển năng
lực nghề nghiệp nhà giáo ........................................................................ 50


v
2.3. Đánh giá chung nhận thức về các biện pháp quản lídạy học theo hƣớng
phát triển năng lực nghề nghiệp...................................................................... 51
2.3.1. Nhận thức của GV ........................................................................... 51
2.3.2. Nhận thức của CBQL cấp trƣờng ................................................. 52
2.3.3. Nhận thức của CBQL cấp trên trƣờng .......................................... 53
2.3.4. Thuận lợi ....................................................................................... 54
2.3.5. Khó khăn ....................................................................................... 54
Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 55
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP NHÀ GIÁO TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI ................ 57
3.1. Nguyên tắc lựa chọn biện pháp ............................................................ 57
3.1.1. Tính kế thừa và phát triển ............................................................. 57

3.1.2. Tính tham gia và hợp tác ............................................................... 57
3.1.3. Tính hệ thống ................................................................................ 57
3.1.4. Tính ƣu tiên phát triển năng lực nhà giáo ..................................... 57
3.2. Các biện pháp quản lí dạy học ............................................................. 57
3.2.1. Thực hiện các hoạt động bồi dƣỡng và truyền thông về quản lí
dạy học theo hƣớng phát triển năng lực nghề nghiệp nhà giáo .............. 57
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp .............................................................. 57
3.2.2. Tổ chức các hoạt động khuyến khích phong trào tham gia, chia
sẻ, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm dạy học và quản lí dạy học qua
sinh hoạt tổ chuyên môn ......................................................................... 61
3.2.3. Xây dựng chế độ khuyến khích tự học, nghiên cứu khoa học và
sáng tạo nghề nghiệp của nhà giáo.......................................................... 68


vi
3.2.4. Thực hiện các hoạt động hợp tác với các nhà quản lí và nhà giáo
trung học phổ thông giỏi ở các trƣờng khác để tạo cơ hội phát triển
năng lực nghề nghiệp .............................................................................. 78
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí........ 80
3.3.1. Quá trình khảo nghiệm .................................................................. 80
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm .................................................................... 80
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 88
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

BGH

Ban giám hiệu

CBQL

CBQL

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

GV

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ


Mặt trận Tổ quốc

NXB GD

Nhà xuất bản giáo dục

QLDH

Quản lí dạy học

QLGD

Quản lí giáo dục

QLNT

Quản lí nhà trƣờng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


XHCN

Xã hội chủ nghĩa


viii

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng
Bảng 2.1. Số lƣợng học sinh, GV, CBQL 05 trƣờng THPT huyện Đông
Anh thành phố Hà Nội năm học 2016 - 2017 ................................. 34
Bảng 2.2. Thống kê chất lƣợng học sinh của các trƣờng THPT công lập
trên địa bàn huyện Đông Anh thành phố Hà Nội năm học 20172018 ................................................................................................. 34
Bảng 2.3. Đội ngũ GV THPT trên địa bàn huyện Đông Anh thành phố Hà Nội
năm học 2016 - 2017 ......................................................................... 35
Bảng 2.4. Tình hình đội ngũ CBQL ở các trƣờng THPT huyện Đông Anh thành
phố Hà Nội năm học 2016-2017......................................................... 36
Bảng 2.5.Cơ sở vật chất của các trƣờng THPT Đông Anh thành phố Hà
Nội năm học 2016-2017 ................................................................. 37
Bảng 2.6. Thực trạng phân công giảng dạy cho đội ngũ GV.......................... 39
Bảng 2.7. Quản lí thực hiện chƣơng trình giảng dạy ...................................... 40
Bảng 2.8. Quản líhoạt động dạy học trên lớp ................................................. 41
Bảng 2.9. Trình độ chuyên môn và nhu cầu bồi dƣỡng chuyên môn của các
nhà giáo THPT tại huyện Đông Anh thành phố Hà Nội ................ 43
Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến nhận xét của cán bộ, GV về đánh giá của Ban
giám hiệu nhà trƣờng ...................................................................... 45
Bảng 2.11. Đánh giá của 80 GV về các biện pháp quản lí dạy học ................ 51
Bảng 2.12. Đánh giá của 20 CBQL về các biện pháp quản lí dạy học ........... 52
Bảng 2.13. Đánh giá của 10 lãnh đạo, chuyên viên Sở GD về các biện pháp

quản lídạy học mà Ban giám hiệu nhà trƣờng đã thực hiện ........... 53
Bảng 3.1. Đánh giá của GV về các biện pháp quản lí nhằm phát triển năng
lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV THPT ......................................... 80
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL về các biện pháp quản lí nhằm phát triển
năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV THPT ................................ 81


ix

Hình
Hình 1.1. Cấu trúc năng lực nghề nhà giáo ..................................................... 14
Hình 3.1. Các đánh giá Rất cần thiết.................................................................. 83
Hình 3.2. Các đánh giá Rất khả thi .................................................................... 84


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (2013)
[22] đã chỉ ra nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng giáo dục (CLGD), trƣớc hết là
chất lƣợng đội ngũ nhà giáo (ĐNNG) và CBQL giáo dục (CBQL)... Hiệu quả
dạy học, hiệu quả quản lí đều trực tiếp phụ thuộc vào họ. Nghị quyết cũng chỉ
rõ những yếu kém trong quản lí nhà trƣờng. Đó chính là vấn đề thực tiễn bức
xúc của quản lí giáo dục (QLGD) và quản lí nhà trƣờng (QLNT). Nhiều yếu
kém về dạy học và giáo dục có phần lỗi của quản lí.
Năng lực nghề nghiệp (NLNN) của nhà giáo tuy luôn đƣợc nhắc đến và
đề cao trong đào tạo sƣ phạm, bồi dƣỡng và làm việc tại nhà trƣờng, nhƣng đó
lại là vấn đề nổi cộm nhất trong giáo dục. Nhiều nhà giáo thiếu tri thức khoa

học giáo dục, kĩ năng dạy học cần thiết nên khó khăn khi đổi mới phƣơng
pháp dạy học.Thiếu văn hóa nghề nghiệp nên chƣa thể hiện rõ tính chuyên
nghiệp cao. Đạo đức nghề nghiệp cũng có nhiều biểu hiện vi phạm đƣợc phản
ánh rất nhiều trên truyền thông đại chúng. Trong giai đoạn đào tạo, trƣờng sƣ
phạm chƣa quan tâm đúng mức đến đào tạo kĩ năng, giáo dục năng lực
chuyên nghiệp. Trong bồi dƣỡng cũng có tình trạng nhƣ vậy, giỏi lắm thì phổ
biến các bài bản kĩ thuật có sẵn chứ không đào tạo đƣợc kĩ năng.Vậy tại
trƣờng, nơi nhà giáo hành nghề hàng ngày, vì sao sự tiến bộ nghề nghiệp, nhất
là năng lực, lại chậm trễ - đó là điều dễ hiểu.Cái gốc hổng nhiều thì khó phát
triển. Tuy vậy có thể khắc phục phần nào nhƣợc điểm này nếu quản lí dạy học
cấp trƣờng quan tâm hơn đến bồi dƣỡng và phát triển năng lực của nhà giáo
ngay trong nhiệm vụ thực tiễn của họ. Tức là giúp họ học bằng trải nghiệm.
Trong mọi lĩnh vực, có kiểu quản lí làm ngƣời ta cùn đi và tụt lùi,
nhƣng có kiểu quản lí làm ngƣời ta tiến bộ và thỏa mãn nghề nghiệp. Ở nhà
trƣờng cũng vậy. Dạy học là nghề của nhà giáo. Quản lí dạy học hiệu quả là


2
vừa giúp học sinh thành công vừa giúp nhà giáo thành công trong nghề.Đó là
vấn đề thực tiễn cần phải quan tâm.
Về lí luận, đã có nhiều luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu quản lí dạy
học (QLDH) ở nhà trƣờng trung học phổ thông (THPT). Chẳng hạn những
nghiên cứu của Phan Văn Thanh (2012) [69], Nguyễn Thị Hà Thanh (2004)
[68], Đồng Văn Thắng (2016) [67]... Có cả những công trình bàn đến QLDH
môn học nhƣ QLDH tiếng Anh [59] [49] v.v… Một số nghiên cứu khác xem
xét những vấn đề QLDH có liên quan đến Chuẩn GV hoặc chuẩn trƣờng
THPT quốc gia. Ví dụ các công trình của Hà Văn Út (2013) [76], Ngô Anh
Tú (2011) [72], Trần Văn Thắm (2010) [65], Phạm Quang Nhớ (2010) [58]
Quảng Thành Nghĩa (2010) [56] v.v...
Điểm qua nhƣ vậy thấy rằng vấn đề QLDH ở THPT đƣợc xem xét

nhiều nhƣng đa số các nghiên cứu còn mang tính kinh nghiệm, chƣa rõ ý
tƣởng khoa học khi giải quyết vấn đề. Ví dụ ý tƣởng “theo yêu cầu đổi mới
giáo dục” hay “trong bối cảnh đổi mới giáo dục” (Trần Thị Thanh Huyền
(2016) [32], Châu Hoàng Dũng (2006) [19]), thực chất là không có nghĩa gì.
Rất hiếm những công trình thể hiện lí thuyết, cách tiếp cận rõ ràng, mới mẻ,
chẳng hạn nhƣ luận văn của Ngô Đức Lợi (2016) [55] đã giải quyết vấn đề
QLDH hƣớng vào phát triển năng lực ngƣời học, Tăng Dƣơng Công (2015)
[13] bàn về QLDH theo tiếp cận năng lực v.v... Tuy nhiên tiếp cận năng lực ở
đây lại là định hƣớng của dạy học chứ không phải của quản lí.
Trong bối cảnh đó đề tài: “Quản lí dạy học ở trường trung học phổ
thông theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp nhà giáo tại huyện
Đông Anh thành phố Hà Nội” đƣợc lựa chọn để thực nghiên cứu luận văn
thạc sĩ Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lí dạy học ở trƣờng THPT theo hƣớng phát
triển năng lực nghề nghiệp nhà giáo tại huyện Đông Anh thành phố Hà Nội,
góp phần nâng cao hiệu quả QLNT và năng lực nghề nghiệp của nhà giáo.


3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Các quan hệ quản lí trong nhà trƣờng có liên quan đến dạy học ở
trƣờng trung học phổ thông tại huyện Đông Anh thành phố Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động và quan hệ quản lí có liên quan đến dạy học ở một số
trƣờng trung học phổ thông của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Lâu nay QLDH ở trƣờng THPT thƣờng tách rời với nhiệm vụphát triển
năng lực nghề nghiệp của GV và cgủ yếu nhằm đạt kết quả học tập tốt. Trong

khi đó QLDH chính là môi trƣờng tác động trực tiếp nhất và hiệu quả đến sự
phát triển năng lực của GV. Nếu các biện pháp quản lí dạy học khuyến khích
đƣợc tính tự chủ và chịu trách nhiệm nghề nghiệp của nhà giáo trong hoạt
động dạy học, sinh hoạt chuyên môn và hƣớng dẫn họ rèn luyện nghề nghiệp
thƣờng xuyên thì chúng sẽ ảnh hƣởng tích cực đến hiệu lực quản lí và góp
phần thúc đẩy sự tiến bộ năng lực nghề nghiệp của nhà giáo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận của quản lí dạy học theo hƣớng phát triển
năng lực nghề nghiệp nhà giáo ở trƣờng trung học phổ thông
5.2. Đánh giá thực trạng quản lí dạy học theo hƣớng phát triển năng lực
nghề nghiệp nhà giáo ở một số trƣờng trung học phổ thông của huyện Đông
Anh, Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí dạy học theo hƣớng phát triển năng
lực nghề nghiệp nhà giáo ở trƣờng trung học phổ thông.
5.4. Tổ chức đánh giá các biện pháp quản lí dạy học bằng phƣơng pháp
chuyên gia.
6. Giới hạn của đề tài
- Khảo sát thực trạng đƣợc thực hiện tại 05 trƣờng trung học phổ thông
của huyện Đông Anh, Hà Nội.


4
- Quản lí dạy học đƣợc giới hạn ở nhiệm vụ dạy học của nhà giáo,
không bao hàm nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Năng lực nghề nghiệp đƣợc giới hạn ở các năng lực chung.
- Các biện pháp quản lí dạy học đƣợc áp dụng ở cấp trƣờng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, chọn lọc các quan điểm, lí thuyết,
quan điểm khoa học có liên quan đến các vấn đề dạy học, quản lí dạy học,

năng lực, năng lực nghề nghiệp nhà giáo THPT.
- Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ
thống khái niệm và căn cứ lí luận.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn CBQL cấp trƣờng,
GV, học sinh THPT.
- Phƣơng pháp quan sát các hoạt động liên quan đến dạy học và hoạt
động quản lí nhà trƣờng THPT.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí dạy học, phân tích, đánh
giá hồ sơ quản lí của trƣờng THPT.
7.3. Các phương pháp khác
- Phƣơng pháp sử dụng các công thức toán học, thống kê để xử lí số
liệu, đánh giá và trình bày các kết quả nghiên cứu.
- Phƣơng pháp chuyên gia nhằm mục đích lấy ý kiến đánh giá và thẩm
định các biện pháp quản lí dạy học theo hƣớng phát triển NLNNNG.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lí dạy học theo hƣớng phát triển năng
lực nghề nghiệp nhà giáo ở trƣờng trung học phổ thông.


5
Chương 2: Thực trạng quản lí dạy học theo hƣớng phát triển năng lực
nghề nghiệp ở một số trƣờng trung học phổ thông huyện Đông Anh thành phố
Hà Nội.
Chương 3: Các biện pháp quản lí dạy học theo hƣớng phát triển năng
lực nghề nghiệp nhà giáo trƣờng trung học phổ thông ở huyện Đông Anh
thành phố Hà Nội.



6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ DẠY HỌC
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP NHÀ GIÁO
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về quản lí dạy học ở trường trung học phổ thông
Một số vấn đề lí luận chung về quản lí và QLGD đã đƣợc xem xét bởi
Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich (1994)[27], Paul Hersey,
Kenneth Blanchard (1995)[60], Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cƣơng, Phƣơng
Kì Sơn (1996)[18], Đặng Thành Hƣng (2013)[44], (2010)[42][41], Trần Kiểm
(2006)[52], (1997)[51], Nguyễn Ngọc Quang (1989)[62], Nguyễn Quốc Chí,
Nguyễn Thị Mĩ Lộc (2005)[9], Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh
(2011)[5] v.v... Họ đã mô tả các lí thuyết quản lí, các cách tiếp cận cơ bản, lí
luận quản lí giáo dục (QLGD) và quản lí nhà trƣờng (QLNT), phƣơng pháp
và các chức năng quản lí, bản chất của QLGD và QLNT v.v..., trong đó đã
bàn đến quản lí dạy học (QLDH). QLDH thƣờng đƣợc nhất trí xem nhƣ khâu
trung tâm của QLNT và là quản lí chuyên môn.
QLDH thƣờng đƣợc xem xét theo 3 khuynh hƣớng:
1. Nhấn mạnh dạy học nhƣ một hoạt động - từ đó phân tích nội dung
quản lí gồm quản lí giảng dạy, quản lí học tập, quản lí cơ sở vật chất dạy học,
quản lí kiểm tra và thi, quản lí thực hiện kế hoạch dạy học.
2. Nhấn mạnh dạy học nhƣ một quá trình - từ đó phân tích nội dung
quản lí gồm quản lí mục tiêu, quản lí nội dung, quản lí phƣơng pháp, quản lí
phƣơng tiện dạy học, quản lí đánh giá kết quả học tập.
3. Nhấn mạnh dạy học nhƣ một hệ thống - từ đó xác định nội dung
quản lí gồm quản lí hành chính, quản lí nhân sự, quản lí nguồn lực vật chất
của dạy học, quản lí hồ sơ, quản lí thông tin, quản lí chuyên môn và quản lí
môi trƣờng.



7
Đa số nghiên cứu cụ thể về QLDH trong các luận án, luận văn đi theo
hai hƣớng đầu. Hƣớng thứ ba tƣơng đối mới, đƣợc đề xuất từ 2013-2014
trong nghiên cứu của Đặng Thành Hƣng[44], xuất phát từ cấu trúc và nội
dung của khoa học quản lí và bản chất của dạy học. Những nghiên cứu QLDH
theo hƣớng hoạt động đã đƣợc thực hiện trong các luận án và luận văn của:
- Nguyễn Hữu Ân (2012)[3] bàn về quản lí đánh giá hoạt động dạy học
ở các trƣờng THPT, Nguyễn Văn Châu (2003)[8] đề xuất các giải pháp tăng
cƣờng hiệu quả quản lí hoạt động dạy họcở THPT, Đỗ Xuân Hiền (2009)[28]
xem xét vấn đề quản lí hoạt động dạy học ở THPT.
- Nguyễn Thị Kim Cúc (2011)[14], Trịnh Kiên Cƣờng (2012)[16],
Nguyễn Thị Kim Phƣợng (2009)[61], v.v… nghiên cứu về quản lí hoạt động
dạy học ở trƣờng trung học cơ sở (THCS).
- Ở các loại hình trƣờng khác, ví dụ Nguyễn Thị Mai Anh (2016)[1]
bàn về QLDH theo tiếp cận phát triển năng lực ngƣời học ở trƣờng tiểu học,
Ninh Văn Bình (2008)[6] đề xuất các biện phápquản lí hoạt động dạy học ở
trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, v.v…
Nghiên cứu QLDH nhƣ một quá trình đƣợc thực hiện trong các công
trình của Phạm Văn Hy (2008)[48], Trịnh Quang Thắng (2006)[66] nghiên
cứu QLDH ở THPT, Nguyễn Mai Hƣơng (2011)[46] bàn về quản lí quá trình
dạy học theo học chế tín chỉ ở đại học, v.v…
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực nghề nghiệp của nhà giáo trung
học phổ thông
Hiện nay có khá nhiều nghiên cứu bàn về dạy học, giáo dục, đào tạo
theo tiếp cận năng lực, qua đó cũng đề cập vấn đề phát triển năng lực. Một vài
số vấn đề lí luận cơ bản về năng lực và phát triển năng lực, năng lực nghề
nghiệp của nhà giáo đã đƣợc xem xét trong các công trình của Đặng Thành
Hƣng (2016)[45] và các tác giả khác. Rất nhiều luận văn và bài báo về QLGD
tuy nhắc đến quản lí song tiếp cận năng lực lại là định hƣớng của dạy học hay



8
đào tạo chứ không phải của QLDH hay quản lí đào tạo. Ví dụ trong những đề
tài QLDH sau thì tiếp cận năng lực không phải của quản lí.
- Nguyễn Thị Mai Anh (2016)[1], Ngô Đức Lợi (2016)[55], Nguyễn
Xuân Toàn (2016)[71]nói về QLDH nhằm phát triển năng lực của HS tiểu
học và THCS.
- Bùi Xuân Chình (2014)[12], Tăng Dƣơng Công (2015)[13]nghiên cứu
việc QLDH theo tiếp cận năng lực ở nghề và trƣờng THCS.
- Nguyễn Hữu Độ (2015)[23], Phạm Quang Nhớ (2010)[58], Quảng
Thành Nghĩa (2010)[56] nghiên cứu các biện pháp phát triển nghề nghiệp nhà
giáo THPT dựa vào đội ngũ GV cốt cán và các phƣơng tiện khác.
- Nguyễn Tấn Hiệp (2013)[29] bàn về quản lí hoạt động đánh giá GV
THPT dựa vào Chuẩn nghề nghiệp GV THPT.
Tất cả những đề tài trên tuy nói đến QLDH hay quản lí đào tạo theo
tiếp cận năng lực nhƣng thực chất tiếp cận năng lực trong đó không phải là
tiếp cận quản lí, mà là tiếp cận trong dạy học. Mặt khác khi xem xét QLDH
theo hƣớng phát triển năng lực nhà giáo thì hầu hết các nghiên cứu chƣa làm
rõ đƣợc mối liên hệ giữa quản lí và phát triển năng lực.
1.2. Phát triển năng lực nghề nghiệp của nhà giáo trung học phổ thông
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Năng lực và năng lực nghề nghiệp
Có một số khuynh hƣớng khác nhau trong quan niệm về năng lực và
đƣợc chép đi chép lại trong các sách báo (dẫn theo Đặng Thành Hƣng (2016)
[45]): 1/ Năng lực là khả năng thực hiện thành công một hoạt động - ở đây có
sự nhầm lẫn giữa khả năng và hiện thực; 2/ Năng lực là tập hợp các thuộc tính
tâm lí cá nhân đáp ứng yêu cầu của một dạng hoạt động - đó là nhầm cái tâm
lí với làm việc, cái tâm lí chỉ cùng lắm nói lên năng lực trí tuệ, năng lực xúc
cảm; 3/ Năng lực là sự thực hiện có kết quả nhiệm vụ hoạt động nhất định đó là nhầm cái gốc với cái ngọn, sự thực hiện chỉ là thể hiện của năng lực đã



9
có, phải có năng lực rồi mới có sự thực hiện; 4/ Năng lực là thuộc tính cá
nhân có bản chất sinh học, tâm lí và xã hội cho phép cá nhân thực hiện thành
công trên thực tế một dạng hoạt động, đáp ứng các qui định nào đó. Luận văn
này tán thành cách hiểu thứ 4[45].
Trong giáo dục, khái niệm Năng lực (competency) được hiểu là thuộc
tính cá nhân có bản chất sinh học, tâm lí và xã hội cho phép cá nhân thực
hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những
điều kiện cụ thể của dạy học hay giáo dục. Theo Đặng Thành Hƣng
(2016)[45] năng lực có cấu trúc phức tạp, song những thành tố cơ bản tạo nên
cơ sở cấu trúc của nó gồm tri thức, kĩ năng và hành vi biểu cảm (thái độ).
Đƣơng nhiên trong mỗi thành tố này đã tích hợp nhiều yếu tố sinh học, tâm lí
và văn hóa cá nhân. Năng lực không đơn giản là tri thức, thái độ và kĩ năng
gộp lại nhƣ lâu nay vẫn lầm. Năng lực là thuộc tính mới ở cá nhân chứ không
đơn giản là sự gộp lại của tri thức, kĩ năng và thái độ. Phải qua trải nghiệm và
làm việc mới có năng lực.
Đặng Thành Hƣng cũng giải thích rằng năng lực thực chất là tổ hợp
nhất quán những hành động tinh thần và thể chất của cá nhân đƣợc huy động
vào nhiệm vụ hay hoạt động nhất định. Những hành động tinh thần nhƣ trí
nhớ, tƣ duy, ý chí, tình cảm, tƣởng tƣởng, chú ý… phản ánh năng lực trí tuệ.
Những hành động thể chất mang trong chúng cả năng lực trí tuệ lẫn sức khỏe
cơ thể, phản ánh năng lực làm việc vật chất cảm tính.
Theo quan điểm trên, khái niệm năng lực nghề nghiệp đƣợc hiểu theo
nghĩa chung nhất, bao hàm cả năng lực sƣ phạm (nghiệp vụ sƣ phạm) lẫn
năng lực tƣơng ứng với môn học hay lĩnh vực học tập mà nhà giáo phải dạy
(thƣờng gọi là chuyên môn) và thêm những năng lực bổ trợ cho hoạt động
nghề nghiệp liên quan đến văn hóa nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ
năng lực nghề nghiệp của GV Toán bao gồm cả năng lực sƣ phạm để dạy

Toán lẫn năng lực liên quan đến Toán học, đạo đức và văn hóa nghề dạy


10
Toán. Vì thế có thể xác định khái niệm năng lực nghề nghiệp của nhà giáo
nhƣ sau:
Năng lực nghề nghiệp của nhà giáo là tổ hợp những thuộc tính sinh
học, tâm lí và xã hội của cá nhân cho phép nhà giáo thực hiện thành công các
nhiệm vụ dạy học và giáo dục, ứng xử đạo đức và giao tiếp văn hóa nghề
nghiệp trong phạm vi môn học và hoạt động giáo dục ngoài môn học mà mình
được trường giao cho[45]. Hạt nhân quan trọng nhất của năng lực nghề
nghiệp là những kĩ năng nghề nghiệp, đối với nghề nào cũng vậy. Năng lực
nghề nghiệp của nhà giáo có những đặc điểm cơ bản sau:
1. Năng lực nghề dạy học vừa là năng lực hoạt động trí óc vừa là năng
lực hoạt động thể chất
2. Năng lực nghề dạy học vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật
3. Năng lực nghề dạy học vừa là năng lực hành nghề vừa là năng lực
nền tảng để phát triển nghề nghiệp của nhà giáo
4. Năng lực nghề dạy học vừa mang tính chất chuyên môn của nghề
vừa mang tính chất xã hội và văn hóa sâu sắc
5. Năng lực nghề dạy học có nội dung phức tạp, bắt nguồn từ các hoạt
động quản lí, lãnh đạo, tổ chức, giao tiếp, thiết kế, nghiên cứu, phát triển và
hoạt động xã hội[45].
1.2.1.2. Nhà giáo trung học phổ thông
Theo Điều 70 - Luật giáo dục năm 2005, nhà giáo là ngƣời làm nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trƣờng hoặc các cơ sở giáo dục khác. Nhà
giáo phải đạt những tiêu chuẩn sau đây:
Phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng chính trị tốt.
Đạt trình độ đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
Đủ sức khoẻ theo yêu cầu của nghề nghiệp.

Lí lịch bản thân rõ ràng.
Nhà giáo THPT là nhà giáo đáp ứng những tiêu chuẩn trên và thực hiện
nhiệm vụ dạy học, giáo dục tại trƣờng THPT hoặc cơ sở giáo dục THPT khác,


11
ví dụ ở quân đội, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, các trƣờng văn hóa nghệ
thuật... Theo Điều lệ trƣờng THPT (2010), nhà giáo THPT có những nhiệm
vụ và quyền hạn nhƣ sau:
Nhiệm vụ của GV THPT
Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lƣợng theo chƣơng trình giáo dục, kế
hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí
học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trƣờng tổ chức; tham gia các hoạt
động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy và giáo
dục học sinh của mình.
Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất,
danh dự, uy tín của nhà giáo; gƣơng mẫu trƣớc học sinh, thƣơng yêu, đối xử
công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy.
Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và của ngành,
các quyết định của Hiệu trƣởng; nhận nhiệm vụ do hiệu trƣởng phân công,
chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trƣởng và các cấp quản lí giáo dục.
Quyền của GV THPT
Đƣợc nhà trƣờng tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và
giáo dục học sinh.
Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
đƣợc hƣởng nguyên lƣơng, phụ cấp và các chế độ khác theo qui định khi đƣợc cử
đi học.

Đƣợc hƣởng tiền lƣơng, phụ cấp ƣu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên
và các phụ cấp khác theo qui định của Chính phủ. Đƣợc hƣởng mọi quyền lợi
về vật chất, tinh thần và đƣợc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính
sách qui định đối với nhà giáo.


12
Đƣợc bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
Đƣợc thực hiện các quyền khác theo qui định của pháp luật.
1.2.1.3. Phát triển năng lực nghề nghiệp
Từ góc độ quản lí giáo dục, phát triển năng lực nghề nghiệp đƣợc hiểu
là hệ thống hỗ trợ nhà giáo nâng cao, mở rộng, cải thiện, cập nhật các thành tố
năng lực nghề nghiệp của cá nhân dƣới những hình thức khác nhau nhƣ tự
học, trải nghiệm nghề nghiệp, học tập theo các lớp bồi dƣỡng và đào tạo lại,
hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và trong các quan
hệ nghề nghiệp khác của mình. Nói nôm na thì phát triển năng lực nghề
nghiệp là sự tăng tiến tay nghề cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.
Phát triển năng lực nghề nghiệp là bộ phận chủ yếu của phát triển nghề
nghiệp nói chung của nhà giáo. Phát triển nghề nghiệp ngoài khía cạnh năng
lực còn có những thành phần quan trọng khác nhƣ đạo đức nghề nghiệp, văn
hóa nghề nghiệp, sự thỏa mãn nghề nghiệp, tín nhiệm nghề nghiệp (thƣơng
hiệu, hình ảnh). Phát triển nghề nghiệp nói chung và phát triển năng lực nghề
nghiệp nói riêng là quá trình diễn ra theo nhiều con đƣờng và nhiều môi
trƣờng, trong đó có QLDH. QLDH theo lối bảo thủ, gò bó, xơ cứng, quan
liêu… chỉ có thể làm ổn định công việc, làm GV chấp hành nhiệm vụ nhƣng
dễ làm họ cùn mòn tay nghề, thậm chí tụt hậu và chán nghề. QLDH sao cho
giúp GV phát triển năng lực nghề nghiệp là một trong những vấn đề trung tâm
của quản lí chuyên môn trong nhà trƣờng.
QLDH theo hƣớng phát triển năng lực nghề nghiệp và phát triển nghề
nghiệp nói chung của nhà giáo là kiểu quản lí chuyên môn không chỉ có

nhiệm vụ đảm bảo dạy và học tốt, đảm bảo kết quả giáo dục tốt, đảm bảo sự
phát triển của HS THPT, mà có phải đảm bảo giúp nhà giáo cải thiện và nâng
cao tay nghề, mở rộng và tăng cƣờng năng lực nghề nghiệp dƣới ảnh hƣởng
của các nhà quản lí cấp trên họ và tự quản lí dạy học của chính nhà giáo.


13
1.2.2. Nội dung và cấu trúc chung năng lực nghề nghiệp nhà giáo trung
học phổ thông
Tuy có một số mô hình năng lực nghề nghiệp nhà giáo THPT đã đƣợc
đề cập trong các nghiên cứu và trong Chuẩn nghề nghiệp GV trung học song
vẫn chƣa thực sự rõ ràng chính xác. Ví dụ trong Chuẩn GV THPT chỉ đề cập
lẻ tẻ các yếu tố năng lực và chƣa đầy đủ. Chuẩn này qui định nhiều yếu tố
không phải là năng lực, mà là đức tính, đặc điểm tính cách và đạo đức, thậm
chí cả luật pháp. Mặt khác phân biệt năng lực và phẩm chất là chƣa chính xác.
Năng lực là một loại phẩm chất. Ngoài năng lực thì phẩm chất con ngƣời còn
có đức tính nữa. Khi đối chiếu phẩm chất với công việc thì ta gọi nó là năng
lực. Khi đối chiếu phẩm chất đó với quan hệ và ứng xử thì ta gọi nó là đức
tính, tính cách.
Luận văn này tán thành quan niệm và mô hình năng nghề nghiệp nhà
giáo của Đặng Thành Hƣng[45]. Hình 1.1. mô tả cấu trúc chung của năng lực
này. Nội dung của năng lực nghề nghiệp có những thành phần chung sau:
1. Tri thức nghề nghiệp hay năng lực trí tuệ nghề nghiệp
1.1. Tri thức môn học và hoạt động giáo dục ngoài môn học
1.1.1. Tri thức và tƣ duy lí luận về chƣơng trình môn học và khoa học
tƣơng ứng
1.1.2. Tri thức và tƣ duy lí luận về phƣơng pháp bộ môn


14


NL thực
thi đạo
đức nghề
nghiệp

NL trí
tuệ nghề
nghiệp

Năng lực
nghề dạy
học

Kĩ năng
nghề
nghiệp

NL thực
thi văn
hóa nghề
nghiệp

Hình 1.1. Cấu trúc năng lực nghề nhà giáo
1.1.3. Tri thức và tƣ duy lí luận về phƣơng tiện, học liệu của môn học
1.1.4. Tri thức và tƣ duy lí luận về quản lí và tiến hành hoạt động giáo
dục theo môn học
1.2. Tri thức về con người và sự phát triển người học (sinh lí học,
tâm lí học, giáo dục học, xã hội học)
1.2.1. Tri thức và tƣ duy lí luận về sinh lí học và giải phẫu ngƣời

1.2.2. Tri thức và tƣ duy lí luận về tâm lí học giáo dục
1.2.3. Tri thức và tƣ duy lí luận về học tập và dạy học
1.2.4. Tri thức và tƣ duy lí luận về quản lí và tiến hành các hoạt động
giáo dục ngoài môn học
1.3. Tri thức về thông tin, môi trường và điều kiện giáo dục
1.3.1. Tri thức và tƣ duy lí luận về thông tin học đƣờng
1.3.2. Tri thức và tƣ duy lí luận về môi trƣờng của lớp học, trƣờng học
1.3.3. Tri thức và tƣ duy lí luận về truyền thông giáo dục
1.3.4. Tri thức và tƣ duy lí luận về giáo dục gia đình và xã hội.


×