Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.66 KB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành

Quản lý kinh tế

Mã số

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng - Phó trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển
nơng thơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức huyện
Gia Lâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm
2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hường


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................. vii
Danh mục sơ đồ, hình...................................................................................................................... ix
Danh mục biểu đồ............................................................................................................................. ix
Danh mục hộp..................................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài...................................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................................. 3

1.4.2.

Về thực tiễn.......................................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm...............5
2.1

Cơ sở lý luận........................................................................................................................ 5

2.1.1.


Một số khái niệm liên quan đến đề tài...........................................................................5

2.1.2.

Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm...................................................8

2.1.3.

Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm..................................................... 9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về ATTP........................................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................. 17

2.2.1.

Kinh nghiệm quốc tế....................................................................................................... 17

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở trong nước...................21

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho huyện


iii


Gia Lâm, thành phố Hà Nội.......................................................................................... 23
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................................ 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................................ 25

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................... 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 30

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu.................................................................................................... 30

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................ 31


3.2.3.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu........................................................................... 33

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu...................................................................................... 34

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................. 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................................................. 36
4.1.

Khái quát tình kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm....................36

4.1.1.

Khái quát các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn........................................ 36

4.1.2.

Khái quát về bộ máy quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện..................38

4.2.

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về attp tại huyện Gia Lâm.......................40

4.2.1.


Thực trạng ban hành các văn bản về ATTP................................................................ 40

4.2.2.

Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến tập huấn kiến thức về ATTP.............46

4.2.3.

Đánh giá về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.................................. 52

4.2.4.

Đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP..................... 55

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện
Gia Lâm.............................................................................................................................. 62

4.3.1.

Chính sách, pháp luật về ATTP..................................................................................... 62

4.3.2.

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về ATTP............................................................. 64

4.3.3.


Nguồn lực đầu tư cho quản lý ATTP tại huyện Gia Lâm........................................ 66

4.3.4.

Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước........................................................ 72

4.3.5.

Các yếu tố thuộc về cơ sở kinh doanh thực phẩm.................................................... 72

4.3.6.

Nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm....................................................... 73

4.3.7.

Những ưu điểm và hạn chế............................................................................................ 74

4.4.

Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm............................................................................................................ 78

4.4.1.

Định hướng nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.............78

iv



4.4.2.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn
huyện Gia Lâm

81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 92
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 92

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 93

5.2.1.

Đối với Trung ương......................................................................................................... 93

5.2.2.

Đối với Thành phố........................................................................................................... 94

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 95
Phụ lục................................................................................................................................................ 99

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

ATVSTP

An tồn vệ sinh thực phẩm

BC

Báo cáo

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQ

Bình quân

CP

Chính phủ

CT


Chỉ thị

EU

Liên minh Châu âu

FASFC

Cơ quan liên bang Bỉ về an tồn thực phẩm

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản


QLNN

Quản lý nhà nước

TAĐP

Thức ăn đường phố

TTg

Thủ tướng Chính phủ

TTYT

Trung tâm Y tế

TU

Thành ủy Hà Nội

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP


Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu về dân số huyện Gia Lâm gia đoạn 2016 - 2018..................28

Bảng 3.2.

Thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp...................................................................... 31

Bảng 3.3.

Số lượng mẫu điều tra, nghiên cứu....................................................................... 33

Bảng 4.1.

Số lượng cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm
qua 3 năm (2016- 2018)

36


Bảng 4.2.

Tổng hợp các hộ điều tra trên địa bàn huyện Gia Lâm.................................... 37

Bảng 4.3.

Một số văn bản huyện Gia Lâm đã tiếp nhận, triển khai và ban hành
pháp luật về An toàn thực phẩm

Bảng 4.4.

42

Bảng tổng hợp kết quả xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực
thi pháp luật về ATTP huyện Gia Lâm (giai đoạn 2016 - 2018)

43

Bảng 4.5.

Đánh giá mức độ cập nhật văn bản mới về ATTP............................................ 45

Bảng 4.6.

Tổng hợp số liệu về thơng tin, giáo dục, truyền thơng an tồn thực
phẩm trên địa bàn Huyện,

Bảng 4.7.

Ý kiến đánh giá của hộ kinh doanh và hộ tiêu dùng về công tác thông

tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm

Bảng 4.8.

48

Ý kiến đánh giá về sự thay đổi nhận thức và hành vi của các hộ sau
khi được tuyên truyền, giáo dục về an tồn thực phẩm

Bảng 4.9.

47

50

Tình hình tập huấn về an tồn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm.....51

Bảng 4.10. Tổng hợp cấp giấy chứng nhận/ giấy cam kết cơ sở đủ điều kiện
ATTP 54
Bảng 4.11. Tổng hợp các đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP huyện Gia Lâm giai
đoạn 2016 – 2018

55

Bảng 4.12. Ý kiến của các hộ kinh doanh về tiếp nhận thông tin kiểm tra về
ATTP........................................................................................................................... 56
Bảng 4.13. Ý kiến của các hộ kinh doanh về số lần thanh tra, kiểm tra về ATTP...........57
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp kết quả công tác thanh, kiểm tra cơ sở kinh doanh
thực phẩm, dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm.............................................. 58
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp kết quả xử lý cơ sở vi phạm ATTP............................................. 60

Bảng 4.16. Nội dung vi phạm về an toàn thực phẩm chủ yếu trên địa bàn huyện
Gia Lâm, giai đoạn 2016-2018............................................................................. 61

vii


Bảng 4.17. Nhận định về mức độ ảnh hưởng của độ trễ văn bản chính sách.................... 63
Bảng 4.18. Tổng hợp số lượng cán bộ làm công tác QLNN về ATTP................................ 65
Bảng 4.19. Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý............................................................. 66
Bảng 4.20. Nguồn lực tài chính phục vụ quản lý nhà nước về ATTP huyện Gia
Lâm giai đoạn 2016-2018...................................................................................... 68
Bảng 4.21. Tình hình trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về ATTP........................... 69
Bảng 4.22. Trang thiết bị phục vụ công tác ATTP................................................................... 70
Bảng 4.23. Tổng hợp xét nghiệm toàn huyện qua các năm 2016-2018.............................. 71

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Hệ thống chính sách pháp luật.................................................................................. 14
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội....................................... 25
Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm..........39

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Ý kiến đánh giá của cán bộ về công tác hướng dẫn thực thi văn bản
pháp luật về ATTP trên địa bàn huyện............................................................. 44
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của cán bộ về mức độ rõ ràng của các văn bản hướng dẫn
thực thi văn bản pháp luật về ATTP trên địa bàn huyện

44


Biểu đồ 4.3. Biểu đồ Mức độ vi phạm về ATTP năm 2016 - 2018................................... 59

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ban hành chính sách như hiện nay là kịp thời rồi................................................... 64
Hộp 4.2. Mặc dù ban hành chậm nhưng vẫn kịp triển khai................................................... 64

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên dịa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
An toàn thực phẩm là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khoẻ con người, được
xã hội rất quan tâm. Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) giữ vị trí quan trọng trong sự
nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi
giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và
thể hiện nếp sống văn minh. Gia Lâm là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội đang
từng bước đơ thị hóa, vấn đề an tồn thực phẩm trên địa bàn đã được các cấp ủy Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của Huyện đặc biệt chú
trọng, có nhiều giải pháp cấp bách và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh cơng tác bảo đảm an

tồn thực phẩm. Tuy nhiên, công tác ATTP trên địa bàn huyện vẫn gặp nhiều khó khăn, bất
cập, đặt ra yêu cần phải tăng cường hơn nữa các giải pháp thiết thực nhằm đưa công tác
quản lý nhà nước về ATTP trở nên đồng bộ, có hiệu quả.

Mục tiêu nghiên cứu
Trong điều kiện giới hạn của luận văn, tôi tập trung đánh giá thực trạng, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa
bàn huyện Gia Lâm từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tôi kết hợp việc sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra
các phân tích nhận định. Trong đó, số liệu thứ cấp thu thập từ thông tin, các văn bản của
Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan, của Thành phố, Huyện và địa phương về công tác
quản lý nhà nước về ATTP, nhất là các báo cáo tổng kết năm, các tài liệu của các cơ quan
chức năng trong huyện Gia Lâm từ năm 2016 - 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các
phương pháp điều tra, phỏng vấn đối tượng cán bộ chun mơn, hộ gia đình, cá nhân kinh
doanh và người dân sử dụng thực phẩm trên địa bàn huyện. Đề tài có sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích và xử lý thơng tin để đánh giá thực trạng, cũng như phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Kết quả chính và kết luận

xi


Qua đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Gia
Lâm cho thấy dưới sự quản lý chặt chẽ của chính quyền các cấp, công tác đảm bảo ATTP
được nâng cao cả về chất và lượng. Giai đoạn 2016 2018, huyện Gia Lâm đã ban hành 01
Chỉ thị, 27 Quyết định, 37 Kế hoạch và 42 văn bản chỉ đạo công tác ATTP; qua điều tra có

tới 55% cán bộ đánh giá các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật về ATTP đảm bảo phù
hợp, ổn định, có hướng dẫn cụ thể rõ ràng; Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều
hình thức đa dạng, phong phú, đã tổ chức 223 buổi với 6.100 lượt người tham dự, kết hợp
tuyên truyền bằng lắp đặt 102 tấm panơ, áp phích, khẩu hiệu tại các điểm cơng cộng, phát
32.746 tờ gấp, ngồi ra phát thanh bài viết trên hệ thống loa xe lưu động xã, thị trấn... để
nâng cao hiệu quả truyền thông; Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
bình quân mỗi năm tương đối cao đạt 87,3%. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng
cường, tổ chức các đoàn kiểm tra số lượng năm sau tăng hơn năm trước, đã tổ chức kiểm tra
đạt từ 78,22% -88,86%, tỷ lệ sai phạm có chiều hướng giảm, từ 20,05% (năm 2016) xuống
13,42% (năm 2018); Qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý sai phạm 206 cơ sở vi phạm về
ATTP, đã tiến hành xử phạt hành chính 26 cơ sở với tổng số tiền 160 triệu đồng. Bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, công tác đảm bảo ATTP ở huyện còn nhiều tồn tại: Nguồn
nhân lực từ Huyện xuống các xã, thị trấn còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, công
tác phối hợp của một số cơ quan đơn vị trong công tác kiểm tra cịn chồng chéo, cịn cơ sở
chưa có giấy chứng nhận, giấy cam kết và đoàn kiểm tra chưa đến thực hiện kiểm tra, giám
sát. Công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn chưa đi vào chiều sâu. Việc xử lý vi phạm
cịn mang tính nhắc nhở nhiều hơn là xử lý theo quy định pháp luật nên chưa mang tính răn
đe. Nghiên cứu cũng xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà
nước về ATTP, qua đó cho thấy các yếu tố như: (1) Chính sách, pháp luật về ATTP; (2) Tổ
chức bộ máy quản lý Nhà nước về ATTP; (3) Nguồn lực đầu tư cho quản lý ATTP tại huyện
Gia Lâm; (4) Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước; (4) Các yếu tố thuộc về cơ sở
kinh doanh thực phẩm; (5) Nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm. Đây là các yếu
tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.

Thông qua nghiên cứu, tôi đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản
lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm như sau: (1) Tăng cường chỉ đạo, xây
dựng và triển khai tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về ATTP; (2) Đẩy mạnh công
tác truyền truyền, phổ biến và tập huấn kiến thức về ATTP; (3) Hoàn thiện bộ máy tổ
chức quản lý; (4) Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về an

tồn thực phẩm; (5) Tăng cường cơng tác quản lý cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm, giấy cam kết thực hiện đảm bảo an tồn thực phẩm; (6) Đẩy
mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường các đợt thanh tra đột xuất và nâng cao
hiệu quả công tác xử lý vi phạm về an tồn thực phẩm; (7) Tăng cường cơng tác phối
hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Huong
Thesis title: Solutions to strengthen state management of food safety in Gia Lam
district, Hanoi city.
Major: Economics management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Food safety is a matter that has great and directly impact on human health, and is
greatly concerned by society. Ensuring food safety (Food Safety) plays an important role
in protecting the people's health, contributing to reducing the incidence of diseases,
maintaining and developing the race, increasing the labor force, studying, promoting
economic growth, social culture and show a civilized lifestyle. Gia Lam is a suburban
district of Hanoi capital that is gradually urbanizing, food safety issues in the area have
been paid special attention by party committees, authorities, Fatherland Front and
district's political - social organizations which offer many urgent solutions and specific
measures to promote food safety. However, food safety in the district still faces many
difficulties and shortcomings, posing the need to further strengthen practical solutions to
bring the state management of food safety into a synchronized, effective manner.
Research Objectives:

In the limited scope of the thesis, I focus on assessing the situation, analyzing the
factors affecting the state management of food safety in Gia Lam district, thereby
proposing solutions to strengthening the state management of food safety in Gia Lam
district in the near future.
Materials and Methods
In this study, I use the combination of secondary and primary data to make
analysis. In particular, secondary data were collected from information, documents of
the State, related ministries and branches, of the City, District and localities on the state
management of food safety, especially yearly summary report, documents of the
authorities in Gia Lam district from 2016 to 2018. Primary data were collected by
methods of surveys and interviews with professional officials and households, business
individuals and people using food product in the district. The thesis uses research
methods such as descriptive statistical methods, comparative methods, methods of
analysis and information processing to assess the situation, as well as analysis of factors
affecting food safety management in Gia Lam district.
Main findings and conclusions
Through assessing the status of state management on food safety in Gia Lam district,

xiii


it is shown that under the strict management of the authorities at all levels, the task of
ensuring food safety is improved in both quality and quantity. In the period from 2016 to
2018, Gia Lam district has issued 01 Directive, 27 Decisions, 37 Plans and 42 guiding
documents for Food Safety; through the survey, up to 55% of staffs assessed the documents
guiding the implementation of the law on food safety are sufficiently appropriate, stableand
have clear specific instructions; Propaganda was promoted with many diversed and plentiful
forms, 223 sessionswere organized with 6,100 attendees, along with installing 102 panels,
posters, slogans in public places, distributing 32,746 leaflets, and broadcasting articles on
the system of commune, town mobile car speakers,... to improve communication efficiency;

The average number of establishments granted certification of food safety eligibility is
relatively high at 87.3% per year. The inspection and examination was also strengthened,
the number of people of inspection teams were increasedevery year, the inspection raterange
from 78.22% to 88.86%, the rate of wrongdoings was downward trend, from 20.05% (in
2016) to 13.42% (in 2018); Through inspection, 206 cases of food safety violations were
detected and dealed, and administrative sanctions were imposed on 26 establishments with a
total amount of 160 million VND. In addition to the achieved achievements, the task of
ensuring food safety in the district still has many shortcomings: Human resources from the
district to communes and towns have not met the requirements of tasks and coordination
work of some agencies in the inspection work is overlapping, establishments do not have
certificates, commitments and inspection teams have not come to conduct inspection and
supervision. Propaganda, dissemination and training have not gone into depth. The handling
of violations is even more prompt than legal handling, so it is not deterrent. The study also
reviews and analyzes the factors affecting the state management of food safety, thereby
showing factors such as: (1) Policies and legislation on food safety; (2) Organizing the State
management apparatus on Food Safety; (3) Investment resources for food safety
management in Gia Lam district; (4) Coordination of state management agencies; (4)
Factors of food business establishment; (5) People's awareness about food safety. These are
the main factors affecting the management of food safety in the area of Gia Lam district,
Hanoi city.

Through research, I propose some solutions to enhance the state management on
food safety in Gia Lam district as follows: (1) Strengthen direction, development and
implementation of policies. legislation on food safety; (2) Promote transmission,
dissemination and training of food safety knowledge; (3) Improve the organizational
structure; (4) Increase investment resources for state management on food safety; (5)
Strengthen the management in granting certificates of food safety eligibility, and the
commitment to food safety; (6) Promote inspection and examination, increase irregular
inspections and improve the effectiveness of handling food safety violations; (7)
Strengthen coordination between levels and sectors in state management on food safety.


xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề hết sức phức tạp, bức xúc, có tầm
quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, ATTP không chỉ liên quan
mật thiết đến sức khỏe, sinh mạng, tuổi thọ, giống nòi mà còn liên quan chặt chẽ
đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội
của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Đảm bảo vấn đề an tồn thực phẩm
ln là mối quan tâm của toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), mỗi năm trên Thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh và 420
nghìn người tử vong do ăn thực phẩm khơng an tồn. Thực phẩm khơng an tồn
là ngun nhân gây ra hơn 200 bệnh khác nhau (Lê Anh, 2018). Tại Việt Nam,
trong năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người
mắc giảm 27 vụ và 438 người mắc so với năm 2016. Số người tử vong do ngộ
độc thực phẩm là 24 người, tăng 12 người so với năm 2016, trong đó có 11 người
ngộ độc methanol trong rượu, 10 người do độc tố tự nhiên (cá nóc, cóc…), 03
trường hợp chưa xác định nguyên nhân (Thế công, 2017). Số liệu này cho thấy
tuy số người mắc giảm so với năm 2016 nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp,
khó kiểm sốt. Tuy nhiên, số liệu này mới chỉ là thống kê số vụ ngộ độc lớn mà
ngành y tế biết đến và thực hiện chữa trị, cịn với những vụ ngộ độc nhỏ thì người
bệnh tự chữa trị hoặc ngộ độc lớn nhưng không khai báo thì chưa được thống kê.
Số liệu thống kê trên cũng dừng lại ở ngộ độc cấp tính nghĩa là sau khi ăn phải
thực phẩm bẩn bị ngộ độc ngay. Các nhà nghiên cứu khoa học của Tổ chức Y tế
thế giới cũng dự đoán rằng đến năm 2020 số ca mắc ung thư ở Việt Nam sẽ xấp
xỉ 200.000 và trở thành nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới (Trần Ngoan,
2016); Không những thế, an tồn thực phẩm cịn tác động trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế. Thời gian qua, Đảng, Chính phủ, các cấp, ngành đã vào cuộc quản

lý. Theo thống kê của Chính phủ chúng ta có hơn 123 văn bản luật, văn bản quy
phạm pháp luật liên quan an toàn thực phẩm do cơ quan Trung ương ban hành
(Chính phủ, 2017). Điều này cho thấy, vấn đề an toàn thực phẩm đã được đề cập
nhiều hơn, được quan tâm hơn.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội đang từng bước đơ
thị hóa, vấn đề an tồn thực phẩm trên địa bàn đã được các cấp ủy Đảng, chính

1


quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của Huyện đặc biệt chú
trọng, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả; có nhiều giải pháp cấp
bách và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm.
Tuy nhiên, công tác ATTP trên địa bàn huyện vẫn gặp nhiều khó khăn do cơng tác
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy và chính quyền địa phương về an
toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Sự phối hợp các ngành trong
kiểm tra, thực hiện cơng tác tham mưu quản lý cịn chồng chéo; vấn đề thực thi
pháp luật của cơ quan tham mưu trong xử lý các cơ sở vi phạm chưa mang tính
răn đe, hiệu lực pháp lý đến người dân, cả người bán và người mua chưa tạo sự
chuyển biến. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP chưa thường xuyên, chỉ
tập trung vào một số thời điểm trong năm (Lễ, Tết, giao mùa,…). Đội ngũ cán bộ,
trình độ chuyên môn, vật lực tham gia giải quyết vấn đề an tồn thực phẩm…
trên địa bàn huyện cịn nhiều bất cập (UBND huyện Gia Lâm, 2018). Nhiều câu
hỏi đã và đang được đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về ATTP của Việt
Nam nói chung và của huyện Gia Lâm nói riêng như thực trạng cơng tác quản lý
nhà nước về ATTP như thế nào? Làm thế nào để tăng cường công tác quản lý nhà
nước về ATTP? qua đó giải quyết có hiệu quả các vấn đề về quản lý ATTP đang
phát sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia

Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về ATTP;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở huyện Gia

Lâm, thành phố Hà Nội;

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực

phẩm tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về

an toàn thực phẩm ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn
uống trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

b. Phạm vi về thời gian:
Thông tin số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ 2016 - 2018.
Số liệu sơ cấp được điều tra năm 2018.
c. Phạm vi về không gian:
Đề tài được thực hiện tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống và làm rõ một số khái niệm về thực phẩm,
an toàn thực phẩm, khái niệm về quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm. Luận
văn đã hệ thống hóa cái vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác
Quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm từ đó làm rõ thêm các giải pháp về tăng
cường Quản lý nhà nước về toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng phong phú cho cơ
sở thực tiễn về tăng cường Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên thế giới
cũng như ở một số địa phương tại Việt Nam. Căn cứ vào cơ sở lý luận đó, kết

3


hợp với kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm đề tài đã làm rõ được
thực trạng công tác quản lý Nhà nước về ATTP và các yếu tố ảnh hưởng tới quản
lý Nhà nước về ATTP địa bàn huyện Gia Lâm. Đồng thời cũng đánh giá được
những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý Nhà nước về ATTP. Đây là cơ
sở khoa học để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về
ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.
Ngồi ra, luận văn có thể được dùng để tham khảo cho các nghiên cứu có liên
quan khác…


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Thực phẩm là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, có thể hiểu: Thực phẩm
là đồ làm món ăn nói chung, phân biệt với lương thực (Như Ý, 1996). Khái niệm về
thực phẩm cũng có thể được hiểu là bất kỳ vật phẩm nào có thành phần bao gồm các
chất: Đường - bột (gluxit), chất béo (lipit), chất đạm (protit), các chất vi lượng
(vitamin, khoáng chất…), nước mà con người có thể ăn, uống được với mục đích
cung cấp năng lượng, nước, các chất dinh dưỡng nhằm ni dưỡng, duy trì sự tồn tại
và vận động của cơ thể. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật
hay là các sản phẩm chế biến từ các phương pháp khác nhau.

Thực phẩm là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột,
chất béo, chất đạm, hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống
được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm ni dưỡng cơ
thể hay vì sở thích (Nguyễn Huế, 2018).
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Khái niệm thực phẩm này không bao gồm thuốc
dùng cho người, các chất gây nghiện và thuốc lá (Quốc Hội, 2010).
2.1.1.2. Khái niệm kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa
hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ
sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể (Quốc Hội, 2010).
Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm

(Quốc Hội, 2010).
2.1.1.3. Khái niệm an toàn thực phẩm
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và Tổ chức y tế thế
giới (WHO, 2000): Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm khơng
gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị

5


hỏng, khơng chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới
hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây
hại cho sức khỏe người sử dụng. Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả được bản chất
của vấn đề nhưng đề ngắn gọn và dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa trong
quản lý nhà nước, một khái niệm khác được chấp nhận hơn cả là: an toàn thực
phẩm là việc bảo đảm thực phẩm khơng gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con
người, khơng chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép.
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người (Quốc Hội, 2010).
An tồn thực phẩm phải đảm bảo không gây hại cho người tiêu dùng khi nó
được chuẩn bị và/hoặc ăn, theo mục đích sử dụng (TCVN 5603:2008).
2.1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước
* Khái niệm về quản lý
Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá
trình xã hội và hành hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích ý trí của con
người và phù hợp với quy luật khách quan (Phan Huy Đường, 2015). Theo lý
thuyết hệ thống thì quản lý là sự tác đọng có hướng đích của chủ thể một hệ
thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác trên nguyên
lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống (Nguyễn
Thị Minh Phương, 2015).
* Khái niệm về quản lý nhà nước

Thuật ngữ “Quản lý nhà nuớc” đuợc sử dụng khá phổ biến với nhiều cách
tiếp cận khác nhau: Theo cách hiểu thơng dụng thì quản lý nhà nước là hoạt động
có tổ chức bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã
hội, hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội, chính trị, khoa học, văn hóa, xã
hội nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những
mục tiêu đã định (Đoàn Trọng Truyến, 1993). Hoặc: Quản lý nhà nước là hoạt
động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực
hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước (Nguyễn Ngọc Diệp, 1999).
Theo cách hiểu khác: Quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ máy nhà
nước từ cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp); các cơ
quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các bộ và UBND các cấp); cơ quan kiểm sát
(Tòa án nhân dân các cấp, viện kiểm sát nhân dân các cấp) (Nguyễn Duy

6


Lãm, 1996). Theo cách hiểu này, xét về mặt chức năng, QLNN bao gồm các hoạt
động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính của cơ quan hành
pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp. Trong QLNN, chủ thể quản lý là
các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và
tư pháp; đối tượng quản lý của nhà nước là toàn bộ dân cư sinh sống và làm việc
trong lãnh thổ, công dân làm việc, học tập có thời hạn ở nước ngồi.
Đồng thời, cũng có thể hiểu: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để
thực thi quyền lực nhà nước; là tổng thể về thể chế, pháp luật, quy tắc về tổ chức
và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của
nhà nước do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) có tư
cách pháp nhân cơng pháp (cơng quyền) tiến hành bằng các VBQPPL để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhà nước giao cho trong việc tổ chức
và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân (Học viện hành chính
quốc gia, 1998). Theo đó, QLNN là một dạng quản lý đặc biệt, mang tính quyền

lực nhà nước, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, lấy pháp luật làm
công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, thoả
mãn các nhu cầu hợp pháp của nhân dân. Như vậy, QLNN có thể được hiểu là
hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm
thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu các khái niệm quản lý nhà nuớc của các học giả,
các nhà nghiên cứu như trên, có thể đưa ra khái niệm chung về QLNN như sau:
Quản lý nhà nước là sự tác động của nhà nước lên các đối tượng quản lý của nhà
nước, bao gồm: Các tổ chức, cơ quan, các cán bộ, công chức, viên chức của nhà
nước và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội một cách thường xuyên, liên tục để
đạt được những mục tiêu mà nhà nước đề ra đó là ổn định và phát triển xã hội.

2.1.1.5. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Từ những khái niệm đã được làm rõ ở trên, có thể thấy QLNN về ATTP:
Là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành, trong đó, nhà nước sử dụng pháp luật và
chính sách để điều hành, điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm cho hoạt động đảm bảo ATTP được diễn ra
theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đối với
toàn xã hội. Hoạt động QLNN về ATTP do các cơ quan trong bộ máy nhà nước
thực hiện, nhằm đạt tới mục tiêu đảm bảo ATTP, góp phần duy trì sự ổn định và
phát triển của toàn xã hội.

7


2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Trong những năm gần đây vấn đề ATTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng,
nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại nhiều đến tính mạng
con người và tiền của. Trước những diễn biến đó thì vai trị của nhà nước đặc biệt
quan trọng. Trước hết nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn

bản pháp luật có liên quan đến ATTP để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo an
tồn thực phẩm. Ngồi ra, thơng qua các văn bản chính sách, nhà nước cũng quy
định rõ nhiệm vụ quản lý của từng Bộ, ngành và các cấp chính quyền quản lý
chặt chẽ vấn đề ATTP (Ngô Thị Xuân, 2010).
Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chương
trình, kế hoạch có liên quan đến ATTP, nhà nước sẽ trực tiếp quản lý vấn đề ATTP
nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện về
sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng của tất cả các mặt hàng thực phẩm.

Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra các cấp để
quản lý vấn đề ATTP. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra,
kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ
thuật của nhà nước. Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Y tế để cùng
quản lý các vấn đề liên quan đến ATTP.
Nhà nước tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ATTP cho nhân dân để nâng
cao ý thức và hiểu biết vấn đề này. Chỉ đạo tổ chức tháng hành động vì chất
lượng ATTP, đẩy mạnh cơng tác phịng chống, cơng tác tuyên truyền, giáo dục
đạt hiệu quả. Như vậy, nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định trong
mọi lĩnh vực có liên quan đến thực phẩm từ sản xuất, chế biến đến tiêu dung
(Đặng Công Hiến, 2018).
Mặt khác, Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là hoạt động của các
cơ quan quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao khả năng kiểm
soát chất lượng sản phẩm thực phẩm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong
từng thời kỳ. Công tác quản lý chất lượng thực phẩm ra đời và phát triển cùng với
các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội, cơng tác quản lý ATTP có vai trò
quan trọng, tác động nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực, từ sản xuất
kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo vệ mơi
trường, an tồn sức khoẻ con người, đảm bảo cơng bằng và lợi ích quốc gia.
Trong nền kinh tế phát triển sơi động như hiện nay thì vai trò quản lý của nhà

nước ngày càng trở lên quan trọng. Vai trò của quản lý nhà nước về ATTP trước

8


hết phải là vai trò định hướng và đảm bảo cho hoạt động có tác động tích cực đối với
sự phát triển kinh tế mang tính dẫn dắt và chỉ hướng. Trong giai đoạn hiện nay, sự
phát triển kinh tế phải dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu
phải dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Như
vậy, định hướng cơ bản về công tác ATTP hiện nay là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc
tế. Làm tốt công tác này sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của
thị trường trong nước và quốc tế. Cơ quan nhà nước là nơi tập hợp, đề xuất và ban
hành các tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp (Nguyễn Xn, 2018).

Vai trị khơng thể thiếu của quản lý nhà nước về ATTP là việc đảm bảo lợi
ích quốc gia, dân tộc. Thơng qua việc quy định và kiểm sốt về vệ sinh, an tồn,
mơi trường, Nhà nước đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu… nhập
khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an tồn
cho mơi trường tự nhiên và xã hội. Bằng các hoạt động kiểm tra giám sát thường
xuyên ở các khu vực cửa khẩu các khu vực buôn bán để kịp thời phát hiện và xử
lý những vi phạm. Nhờ có vai trị quản lý của nhà nước về ATTP đã tạo niềm tin
đối với người tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi sử
dụng sản phẩm dịch vụ trên thị trường (Văn Hào, 2018).
Mặt khác, vai trò của nhà nước còn thể hiện ở chỗ đề ra quy hoạch, kế
hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiện
tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư phát triển trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Định hướng cho cơng
tác đảm bảo an tồn thực phẩm theo đúng chủ trương chính sách đã đề ra. Hạn
chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực an toàn thực
phẩm (Bùi Văn Huyền, 2018).

2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
2.1.3.1. Ban hành và triển khai tổ chức thực hiện các văn bản có liên quan
đến an tồn thực phẩm
Luật An tồn thực phẩm đã được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực từ
ngày 01/7/2011. Khi Luật ATTP có hiệu lực nhiều quy định liên quan đến quản lý
chất lượng ATTP đã được ban hành có phù hợp với từng đặc thù riêng của từng
Bộ, ngành. Từ đó, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy
hoạch, kế hoạch về an tồn thực phẩm (Đinh Cơng Tuân, 2008).
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về ATTP được
ban hành từ Trung ương sau đó được triển khai thực thi tại các địa phương thông

9


qua các đơn vị chủ quản cấp trên. Kết quả triển khai, thực hiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật được thể hiện thông qua kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ
tiêu đã đề ra.
Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
về an tồn thực phẩm và các quy định về chứng nhận y tế trong lĩnh vực an toàn
thực phẩm theo các tiêu chí đã đề ra: Quy hoạch tổng thể về an tồn thực phẩm,
việc kiểm sốt ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và
phát huy hiệu quả, chủ động…
Ban hành các quy trình xác nhận kiến thức về an tồn thực phẩm, quy
định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm và
các quy định về an tồn thực phẩm.
Nhà nước sử dụng cơng cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra các cấp
để quản lý vấn đề ATTP. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra,
kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ
thuật của nhà nước. Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Y tế để cùng
quản lý các vấn đề liên quan đến ATTP (Phạm Thanh Học, 2013).

Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp thành phố đã có Luật
điều chỉnh và dần đi vào “kế hoạch hoá” khi thực hiện Chương trình xây dựng nghị
quyết của HĐND thành phố và Chương trình xây dựng quyết định chỉ thị của UBND
thành phố. Từ đó tạo sự phối hợp giữa các sở, ngành trong việc soạn thảo và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND thành phố, UBND thành phố. Đội ngũ
cán bộ, công chức làm công tác pháp chế và cán bộ làm công tác văn bản ở cấp
thành phố thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn nghiệp vụ soạn thảo
văn bản. Một số địa phương cũng rất quan tâm công tác soạn thảo, ban hành văn bản
đã có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào có sự
quan tâm, đầu tư đúng mực thì chất lượng văn bản quy phạm pháp luật nơi đó được
đảm bảo và ngày một nâng cao (Bùi Dương Phú, 2016).

Đánh giá các văn bản, chính sách về ATTP: Nó ln là vấn đề mang tính
thời sự, các chính sách được ban hành ln phù hợp với tình hình thực tế. Sự
thay đổi ấy, đã góp phần cho cơng tác QLNN về ATTP ln mang tính thực tiễn
cao, đồng thời góp phần phân cơng rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như sự phối
hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong thực hiện nhiệm vụ.
2.1.3.2. Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn kiến thức về ATTP
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức giáo dục pháp luật nói

10


×