BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------
-------
TRẦN ĐỨC THUẤN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ
: 60340410
Người hướng dẫn khóa học: TS LÊ NGỌC HƯỚNG
HÀ NỘI, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
- Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả
Trần Đức Thuấn
ii
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở, nhân dân địa
phương, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Lê Ngọc
Hướng đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập và làm
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, Phòng Xây dựng-Đô thị, Chi cục
Thống kê Gia Lâm, Đội Thanh tra xây dưng huyện Gia Lâm, và các hộ dân của 05
xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ quản lý thư viện Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, quản lý thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
cho tôi sử dụng tài liệu tham khảo.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, các thầy cô trong bộ môn Phân tích định lượng, các thầy cô đã trực
tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, cùng toàn
thể gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài thực tập
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Đức Thuấn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... x
PHẦN I MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ................ 4
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG .................................................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ........................................... 4
2.1.1 Một số khái niệm trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ........... 4
2.1.2 Vai trò và Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng .............................. 9
2.1.3 Các hành vi vi phạm trong quản lý quy hoạch và hoạt động xây dựng .......... 10
2.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về TrTXD .......................................................... 11
2.1.5 Các nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ................................... 19
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về TrTXD ................................ 20
2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 22
2.2.1 Thực tế công tác cấp phép xây dựng của thành phố Hà nội trong thời gian gần
đây ................................................................................................................ 22
iv
2.2.2 Kinh Nghiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở các nước trên thế giới và
một số địa phương......................................................................................... 25
2.2.3 Pháp luật về quản lý xây dựng ở một số nước trên thế giới ........................... 33
2.2.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương........................................ 34
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 37
3.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Gia Lâm ............................................................ 37
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 37
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 40
3.1.3 Kết quả phát triển kinh tế - xã hội ................................................................. 41
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu khảo sát ................................................................... 42
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 42
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................ 44
3.2.4 Phương pháp phân tích ................................................................................. 44
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 44
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 45
4.1 Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm
thành phố Hà nội ........................................................................................... 45
4.1.1 Các văn bản pháp lý sử dụng trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn huyện Gia Lâm ................................................................................. 45
4.1.2 Hệ thống quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm . 48
4.1.3 Các nội dung quản lý nhà nước về TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm ....... 52
4.1.4 Kết quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm ... 70
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn huyện gia Lâm .................................................................................. 79
4.2.1 Nhận thức và hiểu biết của người dân về trật tự xây dựng ............................. 79
4.2.2 Năng lực và trình độ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng .............................................................................................................. 81
v
4.3 Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội ................................................................. 83
4.3.1 Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng ........................................ 83
4.3.2 Hoàn thiện các văn bản pháp lý .................................................................... 88
4.3.3 Cải cách thủ tục hành chính .......................................................................... 89
4.3.4 Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về TrTXD ............................. 90
4.3.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ........................................ 92
4.3.6 Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân đối với công tác
xin cấp phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị ............................................. 92
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 96
5.1 Kết Luận .......................................................................................................... 96
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 98
5.2.1 Đối với thành phố ......................................................................................... 98
5.2.2 Đối với ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm ..................................................... 99
5.2.3 Đối với ủy ban nhân dân các xã, thị trấn ..................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 101
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa
Ký hiệu
CPXD… …………………………………………………... .…..Cấp phép xây dựng
GPXD…………………………………………………………...Giấy phép xây dựng
TrTXD……………………………………….……………….…….Trật tự xây dựng
UBND ………………………………………………………..…….Uỷ ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số và lao động huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 – 2014 ................... 40
Bảng 3.2: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm .................................... 41
Bảng 3.3 Tổng hợp số lượng mẫu điều tra ............................................................. 43
Bảng 4.1: Ý kiến đánh giá của cán bộ huyện, xã thị trấn về các văn bản sử dụng
trong quản lý nhà nước về TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm ............ 47
Bảng 4.2: số lượng cán bộ quản lý TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm ................ 51
Bảng 4.3: Kết quả thăm dò 100 chủ đầu tư xây dựng ở 05 xã thị trấn .................... 53
Bảng 4.4: Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch của địa phương ........ 55
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp cấp phép trên địa bàn huyện........................................... 56
Bảng 4.6: Ý kiến của chủ đầu tư về công tác cấp phép và phê duyệt cấp phép ....... 58
Bảng 4.7: Ý kiến đánh giá của cán bộ làm công tác Quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng xã, thị trấn và cấn bộ cấp huyện trong công tác cấp phép, phê duyệt
cấp phép ............................................................................................... 59
Bảng 4.8: Ý kiến đánh giá của chủ đầu tư xây dựng về công tác hướng dẫn .......... 62
Bảng 4.9: Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về trật tự xây dựng cấp xã, thị trấn và
huyện .................................................................................................... 63
Bảng 4.11: Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước trật tự xây dựng cấp xã về công tác
thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng. ........ 64
Bảng 4.10: Ý kiến của chủ đầu tư về công tác thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm
trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ........................................... 65
Bảng 4.12: Ý kiến của chủ đầu tư xây dựng về công tác thông tin, tuyên truyền quản
lý trật tự xây dựng ................................................................................ 68
Bảng 4.13: Ý kiến của cán bộ quản lý trật tự xây dựng .......................................... 69
về công tác tuyên truyền quản lý trật tự xây dựng .................................................. 69
Bảng 4.14: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra TrTXD trên địa bàn
Thị trấn Trâu Quỳ ................................................................................. 70
Bảng 4.15 Kết quả xử lý vi phạm TrTXD .............................................................. 71
viii
trên địa bàn Thị trấn Trâu Quỳ .............................................................................. 71
Bảng 4.16: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra TrTXD trên địa bàn xã
Đa Tốn ................................................................................................. 72
Bảng 4.17: Kết quả xử lý vi phạm TrTXD trên địa bàn xã Đa Tốn ........................ 72
Bảng 4.18: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra TrTXD trên địa bàn xã
Văn Đức ............................................................................................... 74
Bảng 4.19: Kết quả xử lý vi phạm TrTXD trên địa bàn xã Văn Đức ...................... 74
Bảng 4.20: Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra TrTXD trên địa bàn xã
Đông Dư ............................................................................................... 75
Bảng 4.21: Kết quả xử lý vi phạm TrTXD trên địa bàn xã Đông Dư...................... 76
Bảng 4.22 Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra TrTXD trên địa bàn xã
Bát Tràng.............................................................................................. 77
Bảng 4.23: Kết quả xử lý vi phạm TrTXD trên địa bàn xã Bát Tràng .................... 78
Bảng 4.24 Kết quả kiểm tra xử lý các vi phạm trật tự xây dựng ở các xã, thị trấn
điều tra trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2010 - 2014 ...................... 79
Bảng 4.25: Nhận thức và hiểu biết của người dân về quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng ..................................................................................................... 80
Bảng 4.26: Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng ....................................................................... 81
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
Sở đồ 4.1: Bộ máy quản lý trật tự xây dựng trên điạ bàn........................................ 48
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ phân chia khu vực và liên hệ Vùng ............................................. 87
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hình
Tên hình
Trang
Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch chung xây dựng của huyên Gia Lâm ......................... 37
Hình 4.1: Bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng ký thuật ......................... 84
Hình 4.2: Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất ........................................ 84
x
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vi phạm trật tự xây dựng (TrTXD) đô thị đã và đang là một vấn đề nóng
bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng không phép,
trái phép và một số sai phạm khác xảy ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn thành phố
Hà Nội cũng như các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng. Các công trình vi phạm TrTXD trong các đô thị ngày càng nhiều, ngày càng
đa dạng hơn. Mức độ vi phạm hiện nay không chỉ dừng lại ở những khu căn hộ tập
thể như: cơi nới sửa chữa không xin phép, hay việc các nhà trong ngõ hẻm đua ban
công lấn chiếm không gian, vì nhu cầu sinh hoạt. Do vây, hiện tượng xây dựng
không phép, sai phép đang diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý TrTXD phải
thường xuyên liên tục hơn, chặt chẽ hơn nhằm tránh tình trạng nhà riêng sai theo kiểu
nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, cao ốc sai kiểu cao ốc. Thậm chí có những tòa
nhà sừng sững ở mặt tiền trung tâm thành phố, trung tâm huyện các xã thị trấn vẫn
ngang nhiên xây dựng lấn chiếm đất công, xây dựng quá phép vài tầng.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì định hướng và chiến
lược phát triển đô thị có vai trò ngày càng quan trọng, để đô thị phát triển một cách
có kiểm soát, theo quy hoạch, một trong những công cụ để quản lý TrTXD đô thị là
cấp giấy phép xây dựng. Thực tế đã chứng minh nếu quy trình thủ tục cấp phép xây
dựng một cách khoa học và có tính thực tiễn cao thì các tổ chức, cá nhân sẽ tuân thủ
chấp hành một cách nghiêm minh hơn góp phần quản lý nhà nước về TrTXD nói
riêng và công tác quản lý đô thị nói chung ngày càng tốt hơn. Nếu việc cấp phép
xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp
luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề
nếp. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương là: “Cần phải phát triển đô thị một cách
vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị đoàng hoàng hơn to đẹp hơn”.
(Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm 2013)
1
Huyện Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên 11.472,99 km2, dân số 259.258
người (năm 2014), mật độ dân số trung bình là 2.259 người/km2, vị trí địa lý thuận
lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnh khác trong cả nước. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 13,5%/năm. Trong những năm qua, hòa chung với nhịp độ phát
triển của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Gia Lâm diễn ra quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình sản xuất
kinh doanh ngày càng gia tăng. Các hiện tượng vi phạm trật tự xây dựng đã và đang
có xu hướng gia tăng. Yêu cầu quản lý nhà nước về TrTXD theo đúng quy hoạch và
pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là
nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền.
Mặc dù đã có những kết quả nhất định trong quản lý các công trình xây dựng
theo quy hoạch tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác quản lý TrTXD huyện
Gia Lâm cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết như trình
độ năng lực của cán bộ công chức được giao quản lý nhà nước về TrTXD còn hạn
chế, công tác cấp phép chưa được linh hoạt, gây bức xúc cho cơ quan tổ chức,
người dân.
Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng đã
có, nhưng trên địa bàn huyện Gia Lâm chưa có nghiên cứu nào về quản lý nhà nước
về TrTXD.
Để góp phần vào công tác quản lý TrTXD ở các địa phương trong toàn
huyện Gia Lâm được tốt hơn chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội” làm luận
văn tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất một số giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước về TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về TrTXD.
2
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về TrTXD trên địa bàn huyện Gia
Lâm những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về
TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về TrTXD trên địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
Công tác Quản lý nhà nước về TrTXD được thể hiện ở các đối tượng thu thập số
liệu sau.
+ Các đơn vị quản lý nhà nước về TrTXD
+ Các công trình xây dựng của dân và tổ chức Kinh tế - Xã hội trên địa bàn
huyện Gia Lâm
+ Các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước về TrTXD
Đối tượng khảo sát
+ Các cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm quản lý nhà nước
về TrTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện
Gia Lâm. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở 05 xã, thị trấn đại diện Thị
trấn Trâu Quỳ, xã Đa Tốn, Bát Tràng, Đông Dư và Văn Đức.
* Về thời gian
- Dữ liệu thức cấp được thu thập từ giai đoạn 2012-2014
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập năm 2014
- Các giải pháp đề xuất cho 2020
* Về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ thực trạng cấp phép xây dựng, thực trạng
vi phạm TrTXD, các yếu tố ảnh hưởng, các giải pháp hạn chế các vi phạm TrTXD.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
2.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.1 Một số khái niệm trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.1.1 Trật tự xây dựng: Là các công trình xây dựng đảm bảo theo yêu cầu giấy
phép xây dựng, phù hợp quy hoạch chung xây dựng đô thị.(Nghị định
180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007).
2.1.1.2 Quy hoạch xây dựng đô thị
Theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 có quy định:
Quy hoạch chung xây dựng đô thị: Là việc tổ chức không gian đô thị, các
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng an ninh
của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ. Quy hoạch chung xây dựng đô
thị định hướng cho quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
Nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị:
Quy hoạch chung xây dựng đô thị, phải đảm bảo xác định tổng thể mặt bằng
sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch, phân khu
chức năng đô thị, mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
khác của từng khu chức năng và của đô thị, bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ
thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường
giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn
đô thị.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu
chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên
nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
4
Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất
được các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm
vụ đề ra.
Quy hoạch chi tiết về xây dựng đô thị: Đó là cụ thể hóa nội dung của quy
hoạch xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý các công trình xây dựng, cấp
giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để tiến hành các dự án xây
dựng công trình.
Nội dung của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải đảm bảo các nội dung chính sau đây:
Xác định mặt bằng, diện tích đất xây dựng các loại công trình trong khu vực
lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của các công
trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
Các giải pháp thiết kế về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các
biện pháp bảo đảm cảnh quan, môi trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
có liên quan.
Đối với các quy hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương án cải
tạo các công trình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quy hoạch
chung xây dựng khu vực.
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500
đến 1/2000 tùy theo nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.
UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại
đặc biệt, loại 1, loại 2, loại3.
UBND cấp quận, huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đặc
biệt, đô thị loại 4, loại 5.
Thiết kế đô thị: Là việc thiết kế kiến trúc các công trình trong đô thị như:
cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và khu không gian công cộng khác
trong khu đô thị, nó cụ thể hóa nội dung quy hoạch xây dựng đô thị.
5
2.1.1.3 Quản lý
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có cả
khoa học xã hội lẫn khoa học tự nhiên. Mỗi ngành nghiên cứu về góc độ quản lý
theo ý kiểu riêng của mình và đưa ra khái niệm riêng về quản lý.
Nguyễn Như Ý (1998) Đại từ điển tiếng việt Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Hà Nội thì: Nội dung thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng với ý
nghĩa thông thường phổ biến thì Quản lý có thể hiểu là hoạt động, tác động một
cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để
điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định
và phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã định.
Theo điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một
quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ
thống hay quá trình ấy hoạt động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được
mục đích đã định trước.
Quản lý bao gồm: Chủ thể quản lý, Đối tượng quản lý và Khách thể quản lý
- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý, chủ thể luôn là con
người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công
cụ với những phương pháp thích hợp theo các nguyên tắc nhất định.
- Đối tượng quản lý: là đối tượng tiếp nhận trực tiếp từ tác động của chủ thể
quản lý. Tùy theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng
quản lý khác nhau.
- Khách thể quản lý: là sự tác động hay điều chỉnh của chủ thể quản lý, đó là
các hành vi của con người các quá trình xã hội.
Quản lý ra đời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc. Thực
chất quản lý con người, quản lý xã hội để phát huy cao nhất khả năng của con
người, ổn định và phát triển xã hội theo định hướng đã đề ra.
6
2.1.1.4 Quản lý nhà nước
Khi nhà nước xuất hiện thì phần lớn các công việc đều do nhà nước quản lý.
Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp
và tư pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
Hay nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các
chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện
các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Như vậy tất cả các cơ quan nhà
nước đều làm chức năng quản lý nhà nước.
Theo quan điểm của GS.TS KH G.V.Atamantrruc (2004) “Quản lý nhà nước
là sự tác động thực tế mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nước lên sinh hoạt
xã hội, cá nhân, tổ chức của con người nhằm mục đích chấn chỉnh trật tự, duy trì
hoặc cải tạo nó dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nước”.
Trường cán bộ thanh tra (2009) Giáo trình một số vấn đề về quản lý nhà
nước. Hà Nội thì “Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là
phương tiện, công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội”
Như vậy quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính
quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực
hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội.
2.1.1.5 Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Quản lý TrTXD có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý xây dựng ở
các địa phương trong cả nước. Đặc biệt là ở hai thành phố lớn nói chung và ở huyện
Gia Lâm nói riêng. Bằng việc sử dụng những biện pháp, những quy định, tiêu
chuẩn, quy chuẩn cụ thể trên cơ sở đó cơ quan quản lý nhà nước về mọi hoạt động
xây dựng trên địa bàn đô thị phải đảm bảo đúng trật tự, đảm bảo đúng nguyên tắc,
đúng quy tắc và bảo đảm môi trường đô thị. Quản lý trật tự xây dựng là việc thanh
tra, kiểm tra những công trình xây dựng trên địa bàn, nhằm đảm bảo các công trình
7
xây dựng đúng theo yêu cầu trong giấy phép xây dựng đã được cơ quan có thẩm
quyền cấp phép phê duyệt và qua đó có biện pháp xử lý các công trình vi phạm
TrTXD theo đúng quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước về TrTXD, dựa trên
GPXD và các tiêu chí đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Công tác Quản lý
nhà nước về TrTXD nhằm đảm bảo cho công tác CPXD được thực thi có hiệu lực.
Quản lý TrTXD đô thị là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị và
xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự thủ tục theo luật định về các vấn đề liên
quan đến TrTXD nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp với các quy
hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Giữ gìn và phát
triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo điều kiện cho nhân dân
xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp cho nhân dân, ngăn chặn và tiến
tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng
không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương phép nước.
Từ những vấn đề đã nêu như: Trật tự xây dựng, Quản lý và quản lý nhà nước
ta có thể đưa ra khái niệm: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là sự tác động
mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật, của các cơ quan quản
lý hành chính nhà nước nhằm duy trì, bảo đảm trật tự xây dựng.
Theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 quy định
Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: Là việc tổng thể các biện pháp cách
thức mà chính quyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt
động xây dựng và phát triển đô thị nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
+ Quy hoạch xây dựng đô thị phải đảm bảo với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy
hoạch chi tiết đô thị phải phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; đảm bảo
quốc phòng an ninh; tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội.
+ Quy hoạch xây dựng đô thị phải tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên
cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đất đai và các nguồn lực
phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.
8
+ Quy hoạch xây dựng đô thị tạo lập được môi trường sống tiện nghi an toàn
và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân
dân, bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan
thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Quy hoạch xây dựng là căn cứ xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch
quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng quản lý khai thác và sử dụng các công
trình xây dựng trong đô thị.
+ Quy hoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các quy
chế và thường được ban hành để áp dụng trong một giai đoạn nhất định.
2.1.2 Vai trò và Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
2.1.2.1 Vai trò của Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Trước những năm 2000, do nhiều nguyên nhân mà nhiệm vụ Quản lý nhà
nước về TrTXD ít được quan tâm một cách đúng mức. Nhưng sau những năm 2000,
do có nhiều vấn đề trong Quản lý nhà nước về TrTXD, không cho phép chúng ta
buông lỏng công tác quản lý như: đơn giản trong nhận thức, chậm chạp trong xử lý
công trình vi phạm pháp luật. Do thói quen mà một thời gian rất dài việc tổ chức
xây dựng các công trình chủ yếu chúng ta quan tâm đến quy mô của công trình mà
không quan tâm đến tính tổng thể mang tính hiện đại và văn minh. Do vậy đòi hỏi
các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác Quản lý
nhà nước về TrTXD.
Quản lý nhà nước về TrTXD có vai trò quan trọng như là một trong những
giải pháp, tạo cho hoạt động xây dựng các đô thị cũng như các điểm dân cư nông
thôn, có tính đồng bộ và thống nhất, môi trường sống, làm việc, tổ chức giao thông
thuận lợi. (Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007)
2.1.2.2 Đặc điểm Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Theo Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 quy định
Quản lý nhà nước về TrTXD là hoạt động quản lý trong đó đối tượng quản lý
trật tự xây dựng là Cán bộ, công chức, viên chức được phân công quản lý trật tự xây
dựng đô thị và những tổ chức, cá nhân khác liên quan đến các công trình xây dựng
9
trên địa bàn. Quản lý nhà nước về TrTXD gắn liền với yếu tố ở từng địa phương,
từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của từng địa bàn.
Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên từng địa bàn cơ sở, tốc
độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực lượng thanh tra Bộ,
Sở Xây dựng không đủ lực lượng, phương tiện và điều kiện kiểm soát toàn bộ hoạt
động xây dựng trên điều kiện toàn quốc, dẫn đến tình trạng vi phạm xây dựng tại
nhiều khu đô thị lớn, đặc biệt là các vụ vi phạm nghiêm trọng gây dư luận xã hội và
tốn không ít tiền của nhà nước và nhân dân.
Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết
1/2000, 1/500. Gắn quy hoạch tổng thể với quy hoạch chi tiết đơn vị huyện (quận),
xã (phường).
Quản lý nhà nước về TrTXD lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng,
quy hoạch - kiến trúc.
Hoạt động Quản lý nhà nước về TrTXD là một chuỗi hoạt động từ quy
hoạch, cấp giấy phép, hoạt động thanh kiểm tra hậu cấp phép.
2.1.3 Các hành vi vi phạm trong quản lý quy hoạch và hoạt động xây dựng
Theo điều 12,13,14,15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Thủ
tướng Chính phủ quy định
Có rất nhiều các vi phạm quy định trong công tác quản lý quy hoạch và
kiểm soát phát triển đô thị như: sai tiêu chuẩn xây dựng, không đáp ứng an toàn
hỏa hoạn, sử dụng vật liệu sai quy định,…Ở đây chúng ta chỉ xem xét đến bốn loại
sai phạm liên quan đến giấy phép xây dựng.
Công trình xây dựng sai phép: Là công trình, phần công trình xây dựng
sai với nội dung giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế đã được cơ quan cấp phép
xây dựng xác nhận và lưu trữ và sai với quyết định phê duyệt kỹ thuật của cấp có
thẩm quyền (đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng).
Công trình xây dựng không phép: Là công trình thuộc diện phải xin phép
xây dựng, nhưng không xin cấp phép theo quy định mà vẫn xây dựng.
10
Công trình xây dựng trái phép: Là công trình xây dựng không phép hoặc
sai phép nhưng vi phạm pháp luật nghiêm trọng thuộc diện phải xử lý dỡ bỏ.
Công trình xây dựng có những vi phạm khác: Là công trình cải tạo, cơi
nới, sửa chữa nhỏ có diện tích dưới 5m2; xây dựng tường rào, cổng, trổ cửa hoặc
có những hành vi làm thay đổi kết cấu ban đầu của công trình trên đất hợp pháp,
hợp lệ không thuộc diện được miễn giấy phép xây dựng, vi phạm tiêu chuẩn, quy
chuẩn Việt Nam và quy định về quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ
thuật hạ tầng đô thị.
Công trình sai phạm liên quan đến giấy phép xây dựng không chỉ ảnh
hưởng đến chất lượng công trình mà còn ảnh hưởng tới quy hoạch xây dựng đô
thị, ảnh hưởng tới mỹ quan kiến trúc đô thị, ảnh hưởng tới chất lượng công trình
lân cận, ảnh hưởng tới môi trường và cộng đồng dân cư.
2.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về TrTXD
2.1.4.1 Ban hành những hướng dẫn, những quy định về TrTXD
Theo Quyết định số 79/2207/QĐ-UBND ngày 11/07/2007 quy định
Trong hoạt động xây dựng các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ theo các quy định,
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng mà cơ quan nhà nước đã ban hành như:
Đảm bảo theo đúng quy hoạch, thiết kế, mỹ quan công trình, môi trường và
cảnh quan, mỹ quan chung, phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội của
từng địa phương kết hợp phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài
sản, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.
Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ
tầng kỹ thuật.
Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực
khác trong xây dựng.
* Các quy định trong quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
- Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép xây
dựng; giám sát thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; quyền và trách nhiệm
11
của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý
xây dựng theo giấy phép xây dựng.
- Quy định các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh
doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công
trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở, hình thức và mức xử phạt,
thẩm quyền và thủ tục xử phạt, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, về
điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng. Các tổ chức, cá
nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến công tác quy hoạch
xây dựng .
- Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc xử lý vi phạm TrTXD đô thị
theo quy định của pháp luật.
- Quy định việc phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng, thẩm
quyền, trách nhiệm của các cấp, các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư, đảm bảo thực
hiện đúng quy định của pháp luật về xây dựng và phù hợp với điều kiện thực tế ở
địa phương.
2.1.4.2 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Theo Quyết đinh số 79/2207/QĐ-UBND ngày 11/07/2007 quy định
a. Công tác quản lý nhà nước về TrTXD, không chỉ là trách nhiệm mà còn là
yêu cầu đối với các cơ quan có chức năng quản lý xây dựng từ Trung ương đến địa
phương. Yêu cầu trước hết đối với các cơ quan như UBND cấp tỉnh, thành phố, Sở
xây dựng, UBND cấp quận, huyện và UBND cấp xã, phường là phải kiện toàn và tổ
chức đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TrTXD, nâng cao năng lực
chuyên môn cho cán bộ thực hiện công tác quy hoạch, CPXD và cán bộ quản lý nhà
nước về TrTXD.
UBND cấp quận, huyện phải chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, lực
lượng quản lý TrTXD đô thị tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi
phạm về TrTXD, khắc phục tình trạng xử phạt nhiều lần những vấn đề tồn tại; đồng
thời phải xử lý nghiêm và kiên quyết tháo dỡ công trình vi phạm TrTXD theo quy
12
định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với thanh tra Sở xây dựng để kịp thời tổ chức
thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các quyết định xử lý
hoặc kiến nghị xử lý của Chánh thanh tra Sở xây dựng đối với các công trình vi
phạm TrTXD trên địa bàn do mình quản lý. Sở xây dựng tăng cường công tác kiểm
tra, theo dõi việc chấp hành các thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng, quản
lý quy hoạch xây dựng của các địa phương.
Các chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà
thầu tư vấn giám sát chỉ được khởi công xây dựng công trình khi có đủ các điều
kiện theo quy định, có biện pháp an toàn đối với công trình và các công trình lân
cận, có trách nhiệm bảo đảm TrTXD theo quy định của Chính phủ.
Cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về
TrTXD, phải tuân thủ việc cấp GPXD đúng quy định của pháp luật, không sách
nhiễu gây khó khăn cho chủ đầu tư xây dựng công trình, khi đến xin GPXD, không
áp dụng hình thức phạt tiền cho tồn tại bộ phận công trình, công trình vi phạm thuộc
dự án đã được quy hoạch, không dung túng bao che, phải xử lý kịp thời các công
trình vi phạm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, không nhận tiền, hiện vật hoặc đi
ăn, uống và các hoạt động khác theo lời mời của chủ đầu tư xây dựng công trình,
nhà thầu trong thi công xây dựng công trình khi đã có đủ các hồ sơ, thủ tục, GPXD
và các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
b. Chức năng, nhiệm vụ của người quản lý nhà nước về TrTXD
Theo Điều 6,7,8,9 Nghị định 180/2007/NĐ-CP có quy định:
- Thanh tra viên, cán bộ quản lý nhà nước về TrTXD ở các xã, phường.
Lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu chủ đầu tư tự phá
dỡ công trình vi phạm.
Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi
công xây dựng hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm TrTXD đô thị
thuộc thẩm quyền.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
13
Ban hành Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng
vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý, Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công
trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình theo
quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo
quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
Báo cáo đội trưởng, đội thanh tra xây dựng để có biện pháp xử lý cán bộ
dưới quyền được phân công quản lý nhà nước về TrTXD đô thị, để xảy ra vi phạm
mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.
Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý các trường hợp vi
phạm trật tự xây dựng đô thị, vượt thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã, xử lý cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về TrTXD đô thị thuộc thẩm quyền
quản lý của Đội thanh tra xây dựng cấp huyện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ban hành Quyết định cưỡng chế, phá dỡ đối với công trình xây dựng vi
phạm do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp GPXD hoặc Sở Xây dựng cấp GPXD mà
công trình xây dựng đó đã bị Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công
xây dựng.
Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức thực hiện cưỡng chế phà dỡ
những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện và của Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và kiến nghị với thanh tra Sở xây
dựng xử lý những cán bộ dưới quyền được phân công quản lý nhà nước về TrTXD
đô thị, để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng bao che cho hành
vi vi phạm.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.
Ban hành những quy định, quyết định nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng
vi phạm TrTXD đô thị trên địa bàn.
14
Ban hành quyết định xử lý đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và
những cán bộ dưới quyền được phân công quản lý nhà nước về TrTXD đô thị để
xảy ra vi phạm, không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.
- Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Đội trưởng đội
Thanh Tra xây dựng giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý xây dựng đô thị hoặc
Chánh thanh tra xây dựng cấp huyện (nếu có).
Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi
công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm thuộc
thẩm quyền trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không ban hành kịp
thời, đồng thời, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hình thức xử lý kỷ
luật đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định xử lý đối
với những vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ
công trình xây dựng vi phạm theo thẩm quyền.
Ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng
vi phạm TrTXD đô thị mà Ủy ban nhân dân cấp xã không kịp thời xử lý.
- Chánh thanh tra Sở Xây dựng
Theo Điều 21 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Thủ tướng
Chính phủ có quy định
Ban hàng Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định
cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm TrTXD đô thị, đối với những công trình do
Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp GPXD, trong trường hợp Ủy
ban nhân dân cấp huyện buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định kịp thời.
Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố xử lý Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý nhà nước về
TrTXD đô thị để xảy ra vi phạm.
2.1.4.3 Thống nhất các biện pháp quản lý nhà nước về TrTXD
Theo Quyết đinh số 79/2207/QĐ-UBND ngày 11/07/2007 quy định
15