Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Thử nghiệm vắc xin nhược độc đông khô phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (infectious bronchitis IB) sản xuất tại công ty TNHH MTV AVAC việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.27 KB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ DIỆU HOA

THỬ NGHIỆM VẮC-XIN NHƯỢC ĐỘC ĐƠNG KHƠ
PHỊNG BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM
(INFECTIOUS BRONCHITIS – IB) SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY TNHH MTV AVAC VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…


Tác giả luận văn

Vũ Diệu Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Thú Y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức công ty TNHH
MTV AVAC Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Vũ Diệu Hoa

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danhmụccácchữviếttắt.............................................................................................................. v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract........................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài...................................................................................................... 1

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 2
2.1.

Hiểu biết chung về bệnh IB....................................................................................... 2

2.1.1.

Giới thiệu chung.......................................................................................................... 2

2.1.2.


Virus viêm phế quản truyền nhiễm...........................................................................3

2.1.3.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà..................................................................9

2.2.

Hiểu biết chung về vắc-xin...................................................................................... 14

2.2.1.

Khái niệm................................................................................................................... 14

2.2.2.

Nguyên lý................................................................................................................... 15

2.2.3.

Những đặc tính cơ bản của vắc-xin........................................................................ 15

2.3

Hiểu biết chung về miễn dịch.................................................................................. 16

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 20
3.1.


Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 20

3.1.1.

Thẩm định giống....................................................................................................... 20

3.1.2.

Kiểm nghiệm vắc-xin............................................................................................... 20

3.1.3.

Thử nghiệm vắc-xin RTD IB H120........................................................................ 20

3.2.

Đối tượng, nguyên liệu và địa điểm nghiên cứu.................................................. 20

3.2.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 20

3.2.2.

Nguyên liệu................................................................................................................ 20

3.2.3.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 21


3.3.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 21

3.3.1.

Sản xuất vắc-xin theo quy trình của Công ty TNHH MTV AVAC Việt
iii


Nam............................................................................................................................. 21
3.3.2.

Phương pháp tiêm truyền giống virus vào trứng có phôi sản xuất giống

gốc............................................................................................................................... 23
3.3.3.

Phương pháp thu hoạch virus từ phôi trứng đã gây nhiễm................................. 23

3.3.4.
3.3.5.

Phương pháp làm IHA.............................................................................................. 23
Phương pháp xác định EID50.................................................................................. 25

3.3.6.

Phương pháp gây miễn dịch trên động vật thí nghiệm....................................... 26


3.3.7.

Phương pháp tách huyết thanh................................................................................ 26

3.3.8.

Phương pháp làm phản ứng ELISA để đánh giá lượng kháng thể của gà

sau khi thử nghiệm vắc-xin IB............................................................................... 26
3.3.9.

Phương pháp làm RT PCR....................................................................................... 27

3.3.10. Phương pháp thử nghiệm vắc-xin......................................................................... 27
3.3.11. Phương pháp thu thập số liệu, xử lý thống kê sinh học ....................................... 30
Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 31
4.1.

Kết quả thẩm định giống.......................................................................................... 31

4.1.1.

Kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản của giống gốc virus IB chủng RTD IB H120 .....31

4.1.2.

Kết quả giải mã gen đặc trưng của virus RTD IB H120..................................... 36

4.2.


Kết quả kiểm nghiệm Vắc-XIN.............................................................................. 37

4.2.1.

Kết quả kiểm tra vô trùng vắc-xin RTD IB H120................................................ 37

4.2.2.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vắc-xin IB H120...................................... 38

4.2.3.

Kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc-xin RTD IB H120......................................... 39

4.3.

Kết quả thử nghiệm Vắc-XIN RTD IB H120....................................................... 40

4.3.1.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vắc-xin IB H120...................................... 40

4.3.2.

Kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc-xin RTD IB H120......................................... 42

4.3.3.

Kết quả đánh giá độ dài miễn dịch của gà sau khi tiêm vắc-xin bằng


phương pháp kiểm tra HGKT................................................................................. 43
4.3.4.

Kết quả nghiên cứu độ ổn định của vắc-xin RTD IB H120 đông khô..............46

Phần 5. Kết luận và đề nghị................................................................................................. 49
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 49

5.1.1.

Giống virus RTD IB H120 có các đặc điểm và chỉ số sau đây .........................49

5.1.2.

Vắc-xin RTD IB H120 đạt các chỉ tiêu vơ trùng, an tồn, hiệu lực trong

quá trình kiểm nghiệm............................................................................................. 49
5.2.

Đề nghị........................................................................................................................ 49

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 50

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPL


β probiolacton

ĐC

Đối chứng

EID50

Embryo Infective Dosage 50
(Liều gây nhiễm 50% phôi)

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

HGKT

Hiệu giá kháng thể

GMP

Good Manufacturing Practices
(Thực hành sản xuất tốt)

IB

Infectious Bronchitis

IBV


Infectious Bronchitis Virus

IHA

Indirect Haemagglutination Assay
(Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp)

MTV

Một thành viên

PBS

Phosphate Buffered Saline

RTD

Rural Technology Development
(Công nghệ phát triển nông thôn)

RT PCR

Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction

(Phản ứng chuỗi trùng hợp phiên mã ngược)
SPF

Specific Pathogen-Free


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VX

Vắc-xin

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơng thức Reed & Muench tính EID 50............................................................. 25
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm tại nhà ni động vật............................................................. 27
Bảng 3.3. Bố trí thí nghiệm tại trại gia công...................................................................... 29
Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra vô trùng giống gốc virus RTD IB H120 ............................. 32
Bảng 4.2. Kết quả xác định EID50 của virus RTD IB H120............................................ 34
Bảng 4.3. Kết quả xác định EID50 của giống gốc trung bình.......................................... 35
Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể bằng phương pháp ELISA .................. 35
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra vô trùng văc-xin RTD IB H120........................................... 38
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vắc-xin nhược độc đông khô
H120 39
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc-xin RTD IB H120..................................... 40
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vắc-xin nhược độc đông khô
H120 41

Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vắc-xin RTD IB H120..................................... 42
Bảng 4.10. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trung bình IB trong huyết thanh
của gà được sử dụng vắc-xin RTD IB H120 bằng phản ứng ELISA

44

Bảng 4.11. Kết quả xác định độ ổn định của vắc-xin RTD IB H120 đông khô bảo
o

quản ở nhiệt độ 2-8 C 47

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ sản xuất văc-xin RTD IB H120.............................................................. 22
Hình 3.2. Cách làm phản ứng IHA..................................................................................... 24
Hình 4.1. Phơi gà nhiễm virus RTD IB H120................................................................... 33
Hình 4.2. Kết quả nhân gen S1 của chủng virus RTD IB H120 bằng phản ứng
PCR.. M: Marker AND 36
Hình 4.3. Cây phát sinh chủng loại gen S1 giữa chủng RTD IB H120 với các
chủng tham chiếu khác 37
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện độ dài miễn dịch của vắc-xin ............................................... 45

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Diệu Hoa
Tên luận văn: “Thử nghiệm vắc-xin nhược độc đơng khơ phịng bệnh Viêm

phế quản truyền nhiềm (Infectious Bronchitis –IB) sản xuất tại Công ty Trách nhiệm
hữu hạn một thành viên AVAC Việt Nam”
Chuyên nghành: Thú y

Mã học viên: 60 64 01 01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích
Đánh giá được các chỉ tiêu vô trùng, hiệu giá, an toàn, hiệu lực, độ dài miễn
dịch, thời gian bảo quản của vắc-xin RTD IB H120.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu kết hợp với bố trí thí nghiệm và phân
tích trong phịng thí nghiệm.
Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học, lấy mẫu, xử lý số liệu.
Các kết quả chính
Giống virus IB chủng H120 của cơng ty AVAC có các đặc điểm: Vơ trùng, hiệu
5.54

giá là 10 EID50/0,1ml, có đặc tính gây miễn dịch, được giải mã gen đặc trưng (S1
độ dài bằng 1,611 bp) và kiểm tra giám định gen xác định là IBV.
Vắc-xin RTD IB H120 của công ty AVAC đã được kiểm nghiệm là đạt về các
chỉ tiêu vơ trùng, an tồn, hiệu lực.
Vắc-xin RTD IB H120 được thử nghiệm trên thực địa an toàn khi gà được
chủng gấp 10 lần liều quy định, HGKT bảo hộ của vắc-xin từ 90%-100%.
3

Mỗi liều vắc-xin chứa tối thiểu 10 EID50.
Gà được bảo hộ đến 42 ngày sau khi chủng vắc-xin RTD IB H120, thời gian
bảo quản vắc-xin lên đến 18 tháng.
Kết luận

Virus RTD IB H120 đạt tiêu chuẩn để làm giống gốc.
Vắc-xin RTD IB H120 đủ các điều kiện vơ trùng, an tồn, hiệu lực đã được thử
nghiệm tại thực địa, có kích thích sinh miễn dịch, độ dài miễn dịch kéo dài đến khi gà
được 49 ngày tuổi đối với gà chủng vắc-xin ở thời điểm 7 ngày tuổi, thời gian bảo
quản vắc-xin được đảm bảo đến 18 tháng.

viii


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Dieu Hoa
Thesis title: “Testing attenuated lyophilized vaccine preventing infectious
bronchitis (Infectious Bronchitis –IB), produce at AVAC Vietnam Company Limited”.
Major: Veterinary
Training institution: Vietnam National University of
Agriculture Objective
Evaluate criteria including sterility, titer, safety, effectiveness, duration of
immunity, and storage time of RTD IB H120 vaccine.
Method
Collection of data combines with arranging experiments and analysis in the
laboratory
Applying mathematical and statistical analysis method, sampling and data
processing.
Key findings
RTD IB H120 Virus of Company AVAC has characteristics: sterile, titer is
5.54

10 EID50/0,1ml, immunogenic features, specific genes are decoded (S1 length is
1,611 bp) and inspection assessment identified as IBV genes.
RTD IB H120 vaccine from Company AVAC has been tested and satisfied

criteria including sterility, safety, and effectiveness.
RTD IB H120 Vaccine was tested in the field are safe when chicken use
vaccine over 10 times compare to prescribed dose, the protection antibiotic titers of the
vaccine from 90%-100%.
3

Each dose of vaccine contains at least 10 EID50.
Chickens are protected within 42 days after using RTD IB H120 vaccine,
while vaccines preservation period is up to 18 months.
Conclusion
RTD IB H120 virus satisfy standard to be original species.
RTD IB H120 vaccine meets sterile conditions, safety and effectiveness has
been tested in the field, have immune stimulants, immune duration extended until
chicken reach 49 days for chicken strains vaccine at the time of 7 days old, while
vaccines preservation period is up to 18 months.
ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tiền thân của Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam là Công ty Cổ phần
Phát triển Công nghệ Nông thôn RTD. Do đó khi đăng ký lưu hành sản phẩm các
văn bản tài liệu về vắc-xin IB H120 được nhắc tới trong bài báo cáo sẽ có tên theo
tên cơng ty RTD.
Viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm (Bronchitis infectiosa avium,
Infectious bronchitis - IB) là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh ở gia cầm với các
biểu hiện phong phú ở hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ sinh sản phụ thuộc vào tuổi gia
cầm mắc bệnh. Động vật cảm thụ là gà, gà tây, chim cút, nhưng chủ yếu là gà.
Bệnh xảy ra quanh năm. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng chủ
yếu ở gà con. Tỷ lệ chết cao ở gà con dưới 1 tháng tuổi, giảm đẻ mạnh ở gà mái đẻ.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm lây lan chủ yếu qua đường hơ hấp. Gà bệnh hắt
hơi bắn virus ra ngồi khơng khí, gà lành hít phải sẽ mắc bệnh. Từ khơng khí virus
nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn ni...dễ gây nhiễm bệnh cho gà
khỏe. Bệnh có thể lây truyền qua trứng.
Bệnh IB do virus thuộc họ Coronaviridae gây ra.
Bệnh IB ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress có hại do đó việc phịng bệnh
IB chủ yếu và hiệu quả nhất vẫn là dùng vắc-xin. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều
loại vắc-xin IB của nước ngoài đang lưu hành nhưng các doanh nghiệp trong nước
cũng đang phát triển quá trình sản xuất, kiểm nghiệm và thử nghiệm vắc-xin sản
xuất từ một số chủng của virus này theo tiêu chuẩn GMP – WHO, do đó chúng tôi
thực hiện đề tài:
“ Thử nghiệm vắc-xin nhược độc đơng khơ phịng bệnh Viêm phế quản
truyền nhiềm (Infectious Bronchitis –IB) sản xuất tại Công ty Trách nhiệm hữu
hạn một thành viên AVAC Việt Nam”
1.2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được chỉ tiêu an toàn của vắc-xin nhược độc đơng khơ phịng

bệnh IB chủng H120 do Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên AVAC Việt
Nam sản xuất.
Thông qua quá trình thử nghiệm đánh giá được hiệu lực, độ dài miễn dịch
và độ dài bảo quản của vắc-xin nhược độc đơng khơ phịng bệnh IB chủng H120.

1


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀILIỆU
2.1.HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH IB
2.1.1. Giới thiệu chung
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà do virus thuộc nhóm coronavirus
gây ra, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan qua tiếp xúc, với những triệu

chứng đặc trưng ở đường hô hấp như: ho, hắt hơi và có tiếng ran khí quản. Ngồi
ra, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thận gây viêm thận cấp hoặc mãn, gây chảy
nước mũi ở gà con và gây ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng trứng ở
đàn gà đẻ (Cavanagh và Jack Gelb, 2008).
Theo Nguyễn Hồng Minh (2012),Virus Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
được phân loại lần đầu tiên vào năm 1970, đến năm 1975 virus này được xác định
là một thành viên của giống coronavirus, họ Coronaviridae.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis - IB), còn được gọi
là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm. Đây là bệnh đường hơ hấp truyền
nhiễm cấp tính ở gia cầm, với đặc điểm: khí quản khị khè, ho, hắt hơi.
Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế bởi nó làm giảm tăng trọng, giảm hiệu quả
của thức ăn, gây viêm túi khí, đồng thời còn làm giảm sản lượng trứng và chất
lượng trứng.
Bệnh lây lan nhanh trong tự nhiên, diễn biến phức tạp với nhiều serotyp của
virus IB, khiến cho công tác phịng chống bệnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
bệnh này không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù tỷ lệ chết cũng gây thiệt hại kinh tế đáng kể trong chăn nuôi gà công
nghiệp nhưng thiệt hại của bệnh do giảm hiệu quả trong sản xuất thường được chú
ý hơn là sự thiệt hại do gà chết. Gà broiler khi bị bệnh thường chết tập trung vào 2
tuần cuối của đời gà, tức là khoảng tuần tuổi thứ 5 - 6. Gà chết thường là do tác
động của vi khuẩn kế phát tấn công vào hệ hô hấp đã bị tổn thương bởi virus. Một
số chủng IBV gây tổn thương thận với tỷ lệ chết trên 30% ở gia cầm non.
Virus gây bệnh cũng có thể nhân lên trong ống dẫn trứng ở gia cầm trưởng
thành, làm giảm 10 - 50% sản lượng trứng, đồng thời làm tăng tỷ lệ trứng dị hình
hoặc ảnh hưởng đến màu sắc của vỏ trứng. Sản lượng trứng thường không trở lại
được như mức bình thường. Khi gà bị nhiễm virus, đôi khi cũng dẫn đến hậu quả
2


ống dẫn trứng khơng phát triển hồn thiện.(Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ,

2013).
Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân (2000)cho thấy hai biến chủng
virus Viêm phế quản truyền nhiễm 4/91 và CR 88 ảnh hưởng đến sự giảm đẻ của
đàn gà bố mẹ giống thịt Hubbard High - Yield tại trại Ando và Bắc Sơn.
Năm 1999, Bùi Trần Anh Đàođã khảo sát sự cảm nhiễm virus gây bệnh IB
trên đàn gà thịt nuôi tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đã đưa ra chương trình
tiêm vắc-xin phịng bệnh.
Khảo sát các triệu chứng và bệnh tích của gà nhiễm virus Viêm phế quản
truyền nhiễm, Trương Thị Hồng Thắm (2002) đã xác định được bệnh tích trên thận
của những gà mắc bệnh Gumboro, Viêm phế quản truyền nhiễm và E.coli tại khu
vực thành phố Hồ Chí Minh.
Đỗ Thị Thanh Hương (2010) đã xác định được các triệu chứng hô hấp của
gà khi nhiễm bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm.
Bệnh IB phân bố khắp nơi trên thế giới. Ở Mỹ, ngoài typ Massachusetts
(Mass) lần đầu tiên được phân lập vào những năm 1950, một số serotyp cũng được
phát hiện. Những năm 1940, typ Mass cũng được phân lập ở châu Âu. Một số
serotyp khác được phân lập ở Bắc Mỹ, châu Phi, châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật, Hàn Quốc); Úc và châu Âu. Bệnh thường xuyên xảy ra ở những đàn gà mặc
dù đã sử dụng vắc-xin phịng bệnh. Virus phân lập từ những vụ dịch đó thường
khác với typ virus vắc-xin.
Tại Việt Nam, bệnh cũng được ghi nhận, là nguyên nhân gây thiệt hại kinh
tế cho ngành chăn nuôi gà (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013).
2.1.2. Virus viêm phế quản truyền nhiễm
2.1.2.1. Phân loại
Virus Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà được phân loại lần đầu tiên vào
năm 1970 và được xác định là một thành viên của giống coronavirus, họ
Coronaviridae.
Năm 1994, Cavanaghxem xét lại sự phân loại của các giống Coronavirus,
Torovirus và Arterivirus và đã xác định virus Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà, gà
tây và ít nhất 9 lồi của động vật có vú tạo thành giống Coronavirus, họ

Coronaviridae, bộ Nidovirales. Tuy nhiên, virus Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
khác hồn tồn với coronavirus ở gà tây về trình tự
3


protein và đặc tính kháng nguyên.
Năm 2000, một số tác giả đã xác định họ Coronaviridae bao gồm 2 giống là
coronavirus và torovirus. Virus Viêm phế quản truyền nhiễm được xếp vào nhóm 3
của giống coronavirus, 2 nhóm khác là các coronavirus ở động vật có vú. Hai
nhóm này khác hoàn toàn với virus Viêm phế quản truyền nhiễm về tổ chức kiểu
gen và trình tự gen (Cavanagh, 2000); (Enjuanes et al., 2000).
Gần đây, một số chủng coronarvirus phân lập từ gà tây được chứng minh là
có mối liên quan chặt chẽ tới virus Viêm phế quản truyền nhiễm và cũng được xếp
vào nhóm 3 của giống coronavirus (Cavanagh, 2001).
Đến năm 2011, Hội đồng ICTV (International Committee on Taxonomy of
Viruses) đã loại 18 loài thuộc họ phụ Coronavirinae và xếp virus Viêm phế quản
truyền nhiễm vào giống gammacoronarvirus, virus Viêm phế quản truyền nhiễm
gây bệnh ở bồ câu và gà tây không nằm cùng trong họ này nữa (Andrew MQ King
et al., 2011).
2.1.2.2. Hình thái
Virus Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà có dạng tinh thể, tương đối trịn,
đường kính xấp xỉ 120 nm, có vỏ, trên bề mặt có những gai hình chuỳ (Spike) có
chiều dài khoảng 20 nm. Những gai này khơng xếp khít nhau như những gai hình
roi của paramyxovirus. Cấu trúc lõi (ribonucloprotein) được giải phóng ra từ
những phân tử bị phá vỡ tự nhiên có thể quan sát được thơng qua độ bóng, nhưng
khơng bắt màu. Trong hầu hết các trường hợp, ribonucleoprotein được quan sát
như một sợi tơ có đường kính khoảng 1 - 2 nm, nhưng khi ở dạng cấu trúc cuộn có
thể quan sát được đường kính từ 10 – 15 nm.
Các chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm khác nhau về tỷ trọng
(gradient) đường. Tỷ trọng đường trong cấu tạo phân tử của các chủng virus

thường từ 1,15 – 1,18 g/ ml. Dựa vào đặc điểm này, chia virus Viêm phế quản
truyền nhiễm làm hai loại:
− Loại thứ nhất: Là những virus có tỷ trọng đường cao ≈1,18 g/ml, những loại

này thường có cấu trúc polypeptid và có bộ gen hồn chỉnh, đồng thời có hình thái
điển hình của coronavirus.
− Loại thứ hai: Là những virus có tỷ trọng đường thấp hơn ≈1,13 g/ml, những

loại virus này cũng có hình thái của coronavirus nhưng khơng điển hình, trong cấu
trúc phân tử thiếu polypeptit ribonucleoprotein và hệ gen.
4


2.1.2.3. Đặc tính ni cấy của virus Viêm phế quản truyền nhiễm
Virus Viêm phế quản truyền nhiễm thích ứng khi nuôi cấy trên phôi gà, trên
môi trường tế bào và trên mơi trường ni cấy tổ chức khí quản. Ngày nay, kỹ
thuật nuôi cấy virus Viêm phế quản truyền nhiễm trên môi trường tế bào và trên
phôi gà đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất vắc-xin Viêm phế quản
truyền nhiễm từ virus nhược độc có chất lượng cao, an tồn và thuần khiết.
+ Trên phơi gà
Virus Viêm phế quản truyền nhiễm phát triển tốt trên phôi gà đang phát
triển. Nếu gây nhiễm những chủng cường độc tự nhiên vào phôi gà ấp 10 – 11
ngày tuổi, ở lần gây nhiễm đầu tiên phơi cịi cọc và sống đến 90% cho dù nuôi cấy
đến ngày thứ 19. Nhưng nếu tiếp tục cấy chuyển liên tiếp trên phôi gà đang phát
triển thì tỷ lệ chết phơi và cịi cọc phôi càng gia tăng và cấy chuyển liên tiếp đến
đời thứ 10 thì hầu như các phơi bị cịi cọc và có đến 80% phơi bị chết nếu ni cấy
tiếp đến ngày thứ 20.
Sự thay đổi các đặc tính của phôi thể hiện rõ nhất khi gây nhiễm virus sau
vài ngày. Sự biến đổi nhẹ của những phơi cịi cọc có thể quan sát được trong q
trình soi trứng. Nếu bộc lộ trứng đã gây nhiễm virus Viêm phế quản truyền nhiễm

có thể quan sát sự co quắp của thai giống như một hình cầu với chân bị biến dạng
ép chặt vào đầu thai và dính đầy màng ối xung quanh thai. Túi lòng đỏ bị teo lại và
lớp màng dễ bị phá vỡ. Có sự gia tăng dịch niệu nang một cách rõ ràng. Những
phôi bị nhiễm virus Viêm phế quản truyền nhiễm có một bệnh tích điển hình là sự
lắng đọng urate ở trung thận. Bệnh tích này kết hợp với sự cịi cọc của phơi là đặc
trưng của sự gây nhiễm virus Viêm phế quản truyền nhiễm trên phơi gà. Một bệnh
tích khác cũng được phát hiện ở những phôi gà được gây nhiễm từ những chủng
virus Viêm phế quản truyền nhiễm phân lập không gây chết phôi là màng ối dầy và
cùng với những lớp màng xoang niệu nang liền kề bao bọc chặt lấy thai bị cịi cọc.
Bệnh tích này thường có thể phát hiện ở ngày thứ ba sau khi gây nhiễm. Những
bệnh tích trên cũng quan sát được trong trường hợp gây nhiễm virus Newcastle
chủng Lentogenic trên phôi gà.
+ Trên môi trường tế bào

Môi trường nuôi cấy tế bào một lớp đã được sử dụng để nghiên cứu virus
Viêm phế quản truyền nhiễm, trong đó tế bào thận phơi gà (CEK) và tế bào thận gà
(CK) được sử dụng thành công nhất.
5


Năm 1973, Gillette đã cấy chuyển thành công virus Viêm phế quản truyền
nhiễm vào môi trường tế bào CEK. Theo tác giả phải cấy chuyển virus Viêm phế
quản truyền nhiễm trên môi trường tế bào CEK một số lần nhất định thì virus mới
tạo ra bệnh lý tế bào điển hình (CPE) cho dù những plaque được phát hiện bằng
cách nhuộm màu có thể nhìn thấy ngay trong lần cấy chuyển đầu tiên và hiệu giá
virus Viêm phế quản truyền nhiễm trên mơi trường tế bào CEK có sự khác nhau
giữa các chủng. Việc cấy chuyển một vài chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm
trên môi trường tế bào CEK thích hợp hơn cấy chuyển trên phơi gà. Kích cỡ và
hình thái của các plaque biến đổi theo các chủng và nhiệt độ nuôi cấy. Nếu nuôi
0


0

cấy ở 40 C thường các plaque sẽ lớn hơn so với nuôi cấy ở 37 C.
Khi nuôi cấy virus Viêm phế quản truyền nhiễm trên môi trường tế bào
CEK và CK hiệu giá virus đạt tối đa ở 14 – 36 giờ sau khi gây nhiễm, tùy thuộc
vào nhiều nhân tố gây nhiễm. Nếu gây nhiễm trên môi trường tế bào gan phôi gà
(CEL) hiệu giá virus cũng đạt giống như khi nuôi cấy trên môi trường tế bào CEK.
Chuẩn độ virus Viêm phế quản truyền nhiễm trên phôi gà cho hiệu giá cao hơn so
với môi trường tế bào CEK và CK từ 10 đến 100 lần, nhưng ngược lại tế bào CEK
và CK lại mẫn cảm hơn tế bào CEL.
Những chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm đã được cấy chuyển trên
phôi gà và nhiều lần trên môi trường tế bào CK thì có thể nhân lên được trong mơi
trường tế bào xơ phơi gà, nhưng có hiệu giá thấp hơn vài log 10 so với tế bào CK.
Nếu trong môi trường ni cấy tế bào có trypsin thì sự hình hình thành các plaque
sẽ rõ hơn. Virus Viêm phế quản truyền nhiễm chủng Beaudette có thể phát triển
trên tế bào thận nguyên thuỷ và tế bào thận phôi của nhiều lồi gà và động vật có
vú khác nhưng rất kém. Virus Viêm phế quản truyền nhiễm chủng Beaudette,
chủng M41 và chủng Iowa 97 có thể cấy chuyển qua dịng tế bào VERO của động
vật có vú. Trong số 10 chủng đã kiểm tra, có hai chủng nhân lên trong mơi trường
tế bào BHK-21 và khơng có chủng nào nhân lên trong môi trường tế bào HeLa
(Cavanagh và Jack Gelb, 2008).
Gây nhiễm virus Viêm phế quản truyền nhiễm chủng Beaudette trên môi
trường tế bào thận gà, sau 6 giờ gây nhiễm bắt đầu hình thành bệnh lý tế bào, sau
18 – 24 giờ, bệnh lý tế bào biểu hiện rõ nhất.
+Trên tổ chức khí quản
Kết quả gây nhiễm virus Viêm phế quản truyền nhiễm vào tổ chức khí quản
và một số mơ khác của gà khi sử dụng tổ chức khí quản của phôi gà ấp 20
6



ngày tuổi, ni cấy trong các chai lăn, sau đó gây nhiễm virus Viêm phế quản
truyền nhiễm, bệnh lý lông rung dễ dàng quan sát bằng kính hiển vi sau 3 – 4 ngày.
Việc nuôi cấy virus vào tổ chức khí quản đã phục vụ cho việc phân lập virus, chuẩn
độ xác định hiệu giá và xác định type virus được chính xác hơn.
2.1.2.4. Phân loại virus Viêm phế quản truyền nhiễm
Trước năm 1956, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây nên bệnh
Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà là do virus Viêm phế quản truyền nhiễm chủng
Massachusetts và chủng Baeudette, hai chủng này không gây bệnh cho gà nhưng
gây chết phơi. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay số các chủng được phân lập từ các ổ
dịch ở gà ngày càng tăng và có tính kháng ngun khác hoàn toàn so với chủng
Massachusetts ban đầu.
Việc phân loại các chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm thường dựa
vào các phản ứng trung hoà virus, trung hoà kháng thể kháng virus và các điểm
quyết định kháng nguyên trung hoà nằm trên protein S.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta hay sử dụng các kháng thể
đơn dòng kháng protein S và phân tích trình tự gen để phân loại virus Viêm phế
quản truyền nhiễm. Đã có bằng chứng cho thấy có sự tái tổ hợp virus khi nhiễm
nhiều chủng cùng một lúc. Do đó khi phân loại chủng phải chú ý đến đặc điểm này.
- Phân loại dựa vào việc phát hiện kháng thể trong huyết thanh
Từ những năm 1960 và 1970, một số chủng virus Viêm phế quản truyền
nhiễm đã được xác định ở Mỹ và Úc như Massachusetts, Connecticut, Australian,...
Kể từ đó, có rất nhiều chủng đã được phát hiện từ nhiều nơi trên thế giới như ở Hà
Lan, ở Anh. Việc phân loại các chủng này, được các tác giả tiến hành bằng phản
ứng trung hồ virus trên mơi trường ni cấy tổ chức khí quản gà, trên môi trường
tế bào CEK hoặc trên phôi gà.
Việc phân loại các chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm bằng phản ứng
HI cũng đã được tiến hành. Các kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu sinh ra rất
sớm, ngay từ lần gây nhiễm đầu tiên và có sự đặc hiệu chủng rất cao. Tính đặc hiệu
của miễn dịch sớm và ít phản ứng chéo là cơ sở cho việc phân lập virus bằng phản

ứng HI.
1987 Cookđã so sánh phản ứng HI và phản ứng VN trong môi trường ni
cấy tổ chức khí quản gà và đã kết kuận rằng phản ứng HI được tiến hành đối với
7


những chủng có đặc tính nhiễm chéo cao, dễ biến chủng và là phản ứng cho kết
quả rõ hơn so với phản ứng VN.
- Phân loại dựa vào kháng thể đơn dòng
Các kháng thể đơn dòng đã được tạo ra kháng lại một số chủng virus có
nguồn gốc Bắc Mỹ như Massachusetts, Connecticut 46, Arkansas 99, Iowa 97,
Gray, một số chủng được phân lập ở Châu Âu như nhóm D274, nhóm D1466 và
những chủng được phân lập ở Úc. Các kháng thể đơn dòng đặc hiệu chủng được sử
dụng để nhận biết các chủng mới phân lập. Rất nhiều kháng thể đơn dịng kháng
D274 có độ đặc hiệu với những chủng có trình tự hệ gen S1 giống nhau và đã được
sử dụng để xác định các chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm từ những ổ dịch
ở Hà Lan. Những chủng cường độc phân lập ở Úc được xác định bằng kháng thể
đơn dịng chính xác hơn so với việc xác định bằng phát hiện kháng thể trong huyết
thanh.
- Phân loại dựa vào trình tự axit nucleic
Hơn 20 chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm đã xác định được trình tự
gen protein S1. Bằng việc xác định trình tự các axit amin của protein S1 cho thấy
giữa các chủng có sự khác nhau từ 20 - 25%. Dựa vào sự phân tích trình tự hệ gen
protein S1 đã phân loại các chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm được chính
xác hơn.
Chủng Arkansas 99 và Connecticut 46 là cùng nhóm, nhưng khi xác định
trình tự hệ gen protein S1, đến 1975 Johnson và Marquardt thấy chúng khác nhau
tới 29%. Bằng phản ứng VN cho thấy chủng Connecticut 46 và Massachusetts là
những chủng khác nhau, nhưng hệ gen S1 của chúng chỉ khác nhau có 7,6% về
trình tự axit amin và 4,6% trình tự Nucleotid.

Do vậy, việc xác định trình tự các axit nucleic ngày càng hữu ích trong việc
phân loại các chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm trong tương lai.
2.1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên của virus Viêm phế quản truyền nhiễm
Virion của Virus Viêm phế quản truyền nhiễm có 3 protein đặc hiệu chính
là:
-

Protein gai: S (Spike)

-

Protein màng: M (Membrain).

-

Protein nhân: N (Nucleocapsid).
8


Ngồi ra, cịn có loại protein thứ tư (hay cịn gọi là protein màng nhỏ sM)
được xác định là protein liên kết với lớp vỏ virion.
Những điểm quyết định kháng nguyên của virus Viêm phế quản truyền
nhiễm nằm trên lớp protein vỏ và protein gai (S). Mỗi điểm quyết định kháng
nguyên tương đương với cấu trúc glycoprotein của protein S, M và N. Kháng
nguyên đặc hiệu của virion có thể xác định bằng phản ứng trung hòa (VN), phản
ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) nằm trên protein S, chủ yếu là protein S1
hoặc bằng phản ứng kết hợp bổ thể nằm trên protein M.
2.1.3. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
2.1.3.1. Cơ chế sinh bệnh
Dù xâm nhập vào cơ thể bằng đường nào, virus Viêm phế quản truyền

nhiễm cũng đến ký sinh và sinh sản trong các tế bào biểu mô đường hô hấp, ở đây
virus đã làm cho các tế bào này bị thối hóa và chết. Virus phá hoại thành huyết
quản làm tăng tiết dịch thẩm xuất và thâm nhiễm các tế bào lympho vào các xoang
hơ hấp. Vì vậy gà dần trở nên khó thở. Khi triệu chứng bệnh thể hiện rõ, bằng
phương pháp kháng thể huỳnh quang có thể thấy virus gây bệnh nhân lên trong
nguyên sinh chất và nhân tế bào thượng bì niêm mạc mũi, phế quản, phế nang, túi
hơi và cả trong phủ tạng như gan, lá lách,… Kết quả của những biến đổi sâu sắc
của mô bào sẽ làm con vật chết trong thể cấp tính.
Khi thể bệnh kéo dài, ngồi tế bào niêm mạc đường hơ hấp, virus còn tác
động vào tế bào cơ quan sinh dục làm biến đổi tổ chức của khí quan này. Vì vậy,
sau khi đã khỏi bệnh, con vật vẫn còn mang một số di chứng.
2.1.3.2. Triệu chứng lâm sàng
Những dấu hiệu đặc trưng ở đường hô hấp của gà bị nhiễm virus Viêm phế
quản truyền nhiễm là ho, hắt hơi, thở khò khè, âm ran khí quản và chảy nước mũi.
Có thể quan sát thấy mắt ướt và đặc biệt gà con có thể bị sưng phồng các xoang
vùng đầu. Gà con ủ rũ, yếu ớt, đứng co cụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kém ăn,
giảm tăng trọng. Ở những gà trên 6 tuần tuổi và những gà lớn có những dấu hiệu
giống như gà con nhưng không quan sát thấy dấu hiệu chảy nước mũi.
Ở những đàn gà lớn rất hiếm khi quan sát thấy những dấu hiệu của bệnh Viêm phế

quản truyền nhiễm, chỉ phát hiện được âm ran khí quản khi kiểm tra thật kỹ vào
ban đêm . Một vài chủng cường độc tự nhiên được phát hiện ở Mỹ và ở Anh vào
đầu những năm 1990 gây bệnh một cách khác thường và tạo ra triệu chứng phù
đầu nghiêm trọng, tỷ lệ chết thay đổi ở gà mái tơ và gà mái trưởng thành.
9


Gà giò bị nhiễm chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm gây triệu chứng
ở đường hơ hấp, nếu có kế phát các chủng virus Viêm phế quản truyền nhiễm gây


triệu chứng ở thận thì có các triệu chứng như ủ rũ, lông xơ xác, lông vùng hậu môn
ướt và uống nhiều nước. Ở những đàn gà đẻ khi bị Viêm phế quản truyền nhiễm
kết hợp với uro niệu thì một số đàn tăng tỷ lệ chết, một số đàn vẫn khoẻ mạnh.
Ở những đàn gà đẻ, ngoài những dấu hiệu đường hơ hấp, chúng cịn bị

giảm nghiêm trọng số lượng và chất lượng trứng. Những đàn gà giống và những
đàn gà đẻ có dấu hiệu giảm nhẹ sản lượng trứng hoặc trứng bị biến dạng khi chưa
có dấu hiệu về đường hô hấp vẫn phân lập được virus Viêm phế quản truyền nhiễm
từ những mẫu bệnh phẩm lấy từ dịch ngốy mũi. Sự giảm mạnh sản lượng trứng có
thể khác nhau ở mỗi giai đoạn đẻ và tuỳ theo từng chủng virus. Sau 6 – 8 tuần
nhiễm bệnh, sản lượng trứng có thể hồi phục lại như trước khi nhiễm bệnh, nhưng
hầu hết các trường hợp đều không đạt được như vậy. Ngồi ra, trứng đẻ ra khơng
đạt tiêu chuẩn để ấp, trứng bị mỏng vỏ, biến dạng, vỏ trứng xù xì. Ngồi việc giảm
số lượng, chất lượng trứng cũng bị giảm mạnh ở những đàn gà bị nhiễm bệnh.
Lòng trắng trứng có thể mỏng và lỗng như nước khơng có ranh giới rõ giữa bề
dầy và mỏng của lịng trắng trứng giống như trứng của những đàn gà bình thường.
Nếu gây nhiễm virus Viêm phế quản truyền nhiễm cho gà 1 ngày tuổi, virus
sẽ tấn công và phá huỷ đường sinh dục của gà. Hậu quả là sẽ làm giảm sản lượng
và chất lượng trứng khi gà đến giai đoạn đẻ.
Tất cả gà ở trong đàn đều bị nhiễm bệnh, nhưng tỷ lệ chết có khác nhau
giữa các đàn phụ thuộc vào độc lực của serotyp gây nhiễm, lứa tuổi, tình trạng
miễn dịch và các yếu tố stress như lạnh hoặc kế phát vi khuẩn. Một số chủng virus
gây bệnh đường hô hấp và thận như chủng Delaware 72 và chủng Australian T gây
tỷ lệ chết tương đối cao. Ngồi ra những nhân tố như giống, giới tính, dinh dưỡng
cũng tạo ra tính nghiêm trọng của các ca bệnh về thận. Tỷ lệ chết có thể tới 25%
hoặc cao hơn ở những gà dưới 6 tuần tuổi và chết khơng đáng kể ở những gà lớn
hơn lứa tuổi đó. Tỷ lệ chết trong trường hợp sỏi đường tiết niệu từ 0,1 – 1%/ 1
tuần.
2.1.3.3. Bệnh tích
a/ Đại thể

Gà bị nhiễm bệnh thường bị viêm, tích nước hoặc tiết dịch thẩm xuất
10


trong khí quản, chảy qua mũi và viêm rị. Các túi khí chứa đầy dịch thẩm xuất đục
hoặc màu vàng. Dịch thẩm xuất có thể thấy ở vùng thấp của khí quản hoặc phế
quản của gà chết. Những vùng viêm phổi nhỏ có thể quan sát được ở xung quanh
những phế quản lớn.
Dịch nỗn hồng được tìm thấy trong xoang bụng của gà trong giai đoạn đẻ
trứng, nhưng trường hợp này cũng thấy ở những bệnh khác mà gây giảm sản lượng
trứng.
1971 Crinionxác định được virus Viêm phế quản truyền nhiễm gây ra triệu
chứng khốc liệt nhất ở đàn gà lơgo trắng 1 ngày tuổi là một phần ba ống dẫn trứng
phía dưới chứa đầy phân, làm cho phần ruột già tích thức ăn và cuộn lại gây ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của gà.
Cumming mô tả bệnh tích ở thận của gà trong những ổ dịch do virus Viêm
phế quản truyền nhiễm chủng T: Thận căng phồng và nhạt màu. Bên trong thận,
các ống nhỏ và niệu quản căng phồng và chưa đầy urat.
b/ Vi thể
Màng nhầy khí quản của gà bị nhiễm virus Viêm phế quản truyền nhiễm
thường bị phù. Bề mặt bị mất lông mao, những tế bào biểu mơ co trịn đóng vẩy và
thâm nhiễm một lượng không đáng kể các tế bào lymphô và tế bào dị hình sau 18
giờ nhiễm bệnh. Sự tái tạo lại biểu mô bắt đầu sau 48 giờ nhiễm bệnh. 7 ngày sau
khi nhiễm bệnh, có sự tăng sinh các tế bào lympho và các tế bào mầm. Màng các
túi khí bị phù, các tế bào biểu mơ bong ra và chứa đầy dịch tiết có lẫn tơ huyết
trong vòng 24 giờ nhiễm bệnh. Gia tăng các tế bào dị hình sau khi xuất hiện các u
lympho, tăng sinh nguyên bào sợi và tái tạo lại những tế bào biểu mơ.
Bệnh tích vi thể ở thận đối với gà khi bị nhiễm Viêm phế quản truyền nhiễm
chủ yếu là viêm thận kẽ. Virus gây thối hóa hạt, hình thành các hốc nhỏ và bong
tróc những tế bào biểu mơ hình ống và thẩm xuất số lượng lớn các tế bào dị hình

trong kẽ thận trong những ca bệnh cấp tính. Bệnh tích ở những ống thận dễ nhận
thấy ở vùng tủy. Các vùng hoại tử ở trung tâm có thể nhìn rõ cho thấy sự cố gắng
tái sinh của các tế bào biểu mơ hình ống. Trong q trình hồi phục, quần thể các tế
bào viêm thay đổi như lymphocyte, plasma. Trong một vài trường hợp, sự thối
hóa làm teo một vùng hay toàn bộ thận. Trong trường hợp viêm thận, các niệu
quản kết hợp với sự teo thận làm căng phồng các ống chứa đầy urate và thường
dẫn đến các viên sỏi thận lớn có thành phần chính là
11


các kết tinh của axit uric.
Bằng thực nghiệm, gây bệnh cho gà mái tơ cho thấy các triệu chứng như:
giảm tăng trọng, mất lơng rung khí quản từ những tế bào biểu mơ, giãn nở các
tuyến hình ống, thấm xuất tế bào đơn nhân, tế bào lympho, tế bào plasma, tế bào dị
hình, phù.
2.1.3.4.Chẩn đốn
Để chẩn đốn bệnh IB có thể dựa vào lịch sử bệnh, triệu chứng, bệnh tích,
phân lập virus và xác định kháng thể.
a. Chẩn đoán lâm sàng
Cần phân biệt với một số bệnh đường hô hấp ở gà như:
- Bệnh Newcastle: bệnh thường xảy ra trầm trọng hơn IB, triệu chứng thần

kinh rõ ràng khi mắc chủng có độc lực cao, tỷ lệ đẻ bị giảm ít hơn IB. Bằng phản
ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu có thể phân biệt hai bệnh một cách dễ dàng.
- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: lây lan trong đàn chậm hơn, biểu

hiện triệu chứng đường hô hấp trầm trọng hơn IB. Bệnh tích điển hình là xuất
huyết và tích dịch thẩm xuất có fibrin ở thanh - khí quản. Ở phế quản, phổi và túi
khí khơng có bệnh tích.
- Bệnh sổ mũi truyền nhiễm gà (infectious coryza - IC): mặt bị sưng to rất


đặc trưng trong bệnh IC nhưng ít gặp trong bệnh IB.
- Hội chứng giảm đẻ: sản lượng và chất lượng trứng của đàn gà đẻ bị ảnh

hưởng tương tự như bệnh IB, nhưng chất lượng bên trong quả trứng khơng bị ảnh
hưởng.
b. Chẩn đốn virus học
Vì cơ quan tấn cơng đầu tiên của IBV là khí quản nên thường lấy bệnh phẩm
là khí quản (dịch ngốy khí quản hoặc khí quản), lấy trong tuần đầu tiên khi bị
bệnh. Ngoài ra, tùy thuộc vào bệnh sử có thể lấy dịch ngốy ổ nhớp và hạch trực
tràng, lấy phủ tạng như phổi, thận, ống dẫn trứng.
Mẫu bệnh phẩm sau đó được tiến hành ni cấy trên phơi gà hoặc mơi trường
tổ chức khí quản. Sau 48 - 72 giờ, thu nước trứng hoặc dịch môi trường ni cấy.
Mỗi một mẫu ít nhất phải trải qua 4 lần cấy chuyển mù trước khi được kết luận là
âm tính. Hơn nữa, cần khẳng định sự có mặt của virus bằng phản ứng ELISA hoặc
các phản ứng huyết thanh học khác, hoặc dùng kính hiển vi điện tử.
12


Sử dụng dịch nuôi cấy virus trên gây bệnh bằng cách tiêm vào khí quản cho
gà. Nếu trong bệnh phẩm có IBV, sau 18 - 36 giờ gà có biểu hiện triệu chứng hơ
hấp. Sau 4 tuần có thể lấy huyết thanh, làm phản ứng trung hòa để xác định serotyp
của chủng virus đã phân lập được.
- Sự có mặt của IBV trong bệnh phẩm có thể chẩn đốn khẳng định bằng

kháng thể đặc hiệu. Sử dụng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch enzym
với kháng thể chuẩn kháng IBV đơn dòng hoặc đa dòng.
- Kỹ thuật RT-PCR: được áp dụng để xác định sự có mặt của IBV trong bệnh

phẩm hoặc trong dịch nuôi cấy. Đặc biệt, kỹ thuật chẩn đoán này giúp phân biệt

giữa IBV và coronavirus phân lập từ chim trĩ và gà tây.
c. Chẩn đoán huyết thanh học
Thường sử dụng một số phản ứng như ELISA, HI, VN, IHA.
2.1.3.5. Phòng bệnh
a. Vệ sinh phòng bệnh
Việc quản lý đàn gà từ lúc 1 ngày tuổi (tạo đàn gà sạch bệnh) cùng với công
tác vệ sinh, sát trùng chuồng ni có thể giúp hạn chế bệnh. Với tình hình chăn
ni hiện nay, trong một trại hoặc trong một chuồng cùng một lúc nuôi gà nhiều
lứa tuổi, mật độ chuồng ni cao khiến cho cơng tác phịng chống bệnh gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy, biện pháp quan trọng là sử dụng vắc-xin phòng bệnh.
b. Phòng bệnh bằng vắc-xin
Hiện nay vắc-xin phịng bệnh IB có cả hai loại nhược độc và vô hoạt.
- Vắc-xin nhược độc: dùng cho gà broiler (có thể dùng ngay từ lúc 1 ngày

tuổi) và dùng cho lần đầu tiên để phòng IB đối với đàn gà giống và gà đẻ. Vắc-xin
có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc nhỏ vào khí quản. Với số lượng gà lớn, dùng phương
pháp phun sương hoặc cho uống.
- Vắc-xin vơ hoạt có bổ trợ dầu: dùng cho gà đẻ. Được sử dụng để tiêm cho

những đàn gà đã được miễn dịch cơ sở với vắc-xin nhược độc, tiêm trước khi đẻ
vài tuần và có thể sử dụng kết hợp với một số loại vắc-xin vô hoạt khác.
IBV serotyp Massachusetts được sử dụng phổ biến để sản xuất vắc-xin. Vì
vậy, nếu serotyp này được phân lập từ gà có biểu hiện triệu chứng hơ hấp thì có thể
là virus vắc-xin, cần tiếp tục xác định serotyp khác có thể là căn nguyên gây bệnh.
Chủng virus vắc-xin này cũng có thể cường độc trở lại và gây ra những
13


phản ứng do sử dụng vắc-xin.
2.1.3.6.Điều trị

Vì là bệnh do virus nên khơng có thuốc điều trị đặc hiệu. Áp dụng một số giải
pháp như sử dụng thiết bị sưởi để hạn chế nhiễm lạnh cho đàn gà, giảm mật độ
chuồng nuôi, đảm bảo khẩu phần ăn sẽ giúp hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra. Sử
dụng một số loại kháng sinh nhằm chống nhiễm trùng kế phát, đồng thời cho gà
uống đủ nước pha chất điện giải (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2013).
2.2.HIỂU BIẾT CHUNG VỀ VẮC-XIN
2.2.1. Khái niệm
Theo quan điểm trước đây, vắc-xin là một chế phẩm sinh học trong đó chứa
chính mầm bệnh hoặc kháng nguyên của mầm bệnh gây ra một bệnh truyền nhiễm
nào đó cần phịng (nếu là mầm bệnh thì phải được giết hoặc làm nhược độc bởi các
yếu tố vật lý, hóa học và sinh vật học). Khi sử dụng cho động vật, vắc-xin tạo ra
một đáp ứng miễn dịch chủ động giúp động vật chống lại được sự xâm nhiễm của
mầm bệnh tương ứng.
Cách hiểu này được hình thành trên cơ sở thực tế sản xuất vắc-xin, ví dụ: vắcxin nhiệt thán được làm từ vi khuẩn nhiệt thán nhược độc nha bào, vắc-xin phòng
lao được làm từ vi khuẩn lao biến dị (BCG), vắc-xin tụ huyết trùng được làm từ vi
khuẩn tụ huyết trùng đã đượcvô hoạt, vắc-xin uốn ván được làm từ ngoại độc tố đã
được giải độc…
Ngày nay, khái niệm về vắc-xin đã có sự thay đổi. Nó khơng chỉ cịn là chế
phẩm từ vi sinh vật hoặc ký sinh trùng được dùng để phòng bệnh mà còn được làm
từ các vật liệu sinh học khác (không vi sinh vật) và được dùng với mục đích khơng
phịng bệnh. Ví dụ: vắc-xin chống khối u làm từ tế bào sinh khối u, vắc-xin chống
thụ thai làm từ receptor của trứng …
Nhưng dù là vắc-xin được chế tạo từ vật liệu nào và được dùng với mục đích
gì thì thành phần bắt buộc phải có trong vắc-xin là kháng nguyên và khi đưa vào
cơ thể động vật, kháng nguyên sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch.
Như vậy, hiện nay vắc-xin được hiểu với khái niệm rộng hơn: Vắc-xin là chế
phẩm sinh học chứa kháng nguyên có thể tạo cho cơ thể một đáp ứng miễn dịch và
được dùng với mục đích phịng bệnh hoặc với mục đích khác (Nguyễn Bá
Hiên,2010).
14



2.2.2. Nguyên lý
Vắc-xin tạo ra trong cơ thể sống một đáp ứng miễn dịch. Hệ thống miễn dịch
của cơ thể hoạt động, sinh ra kháng thể dịch thể đặc hiệu hoặc kháng thể tế bào
chống lại những nhóm quyết định kháng nguyên của yếu tố gây bệnh, cơ thể sử
dụng vắc-xin xuất hiện trạng thái miễn dịch thu được chủ động nhân tạo có khả
năng chống lại sự xâm nhiễm của yếu tố gây bệnh tươngứng.
2.2.3. Những đặc tính cơ bản của vắc-xin
Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm
Đó là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc tế bào hay cả hai.
Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào kháng nguyên và cơ thể nhận kích thích. Có
nghĩa là phụ thuộc vào tính lạ của kháng nguyên, đường đưa của kháng nguyên và
cơ địa của mỗi cá thể độngvật.
Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể
Một vắc-xin khi đưa vào cơ thể phải có khả năng kích thích cơ thể sinh ra
kháng thể. Các yếu tố gây bệnh có thể có nhiều Epitop khác nhau. Trong đó có thể
có Epitop q nhỏ (Hapten) khơng có tính sinh kháng thể nếu để nguyên.Muốn
chúng sinh kháng thể chống lạimầm bệnh cần đổi chúng thành có tính kháng
ngun, thường kết hợp chúng với một protein mang tải vơ hại.
Tính hiệu lực
Tính hiệu lực nói lên khả năng bảo hộ động vật sau khi được sử dụng vắcxin.
Một vắc-xin đưa vào cơ thể, nhiều kháng thể được tạo ra nhưng khơng phải
loại nào cũng có hiệu lực tức là tiêu diệt được yếu tố gây bệnh. Do yếu tố gây bệnh
có nhiều kháng nguyên khác nhau nên trong bào chế vắc-xin trước tiên phải làm
sao cho đáp ứng miễn dịch chống lại những nhóm quy định kháng nguyên thiết
yếu, nghĩa là nếu đánh vào đó thì yếu tố gây bệnh bị tiêu diệt hoặc chí ít cũng
khơng cịn khả năng sinh hạinữa.
Vì thế, trong nghiên cứu sản xuất vắc-xin hiện nay người ta đang có những cố
gắng phân lập những kháng nguyên hay nhóm quy định kháng nguyên thiết yếu để

làm cho vắc-xin được thuần khiết và tiến tới có thể tổng hợp được chúng.
Ví dụ: virus Gumboro thì protein VP2 là kháng nguyên thiết yếu; với virus
cúm gia cầm thì kháng nguyên H và N là thiết yếu; virus viêm gan B thì kháng
15


×