Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã hương ngải, huyện thạch thất, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI

THỰC TRẠNG KIM LOẠI NẶNG TRONG SẢN
XUẤT RAU TẠI XÃ HƯƠNG NGẢI, HUYỆN
THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Thi

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là của riêng tôi, được nghiên cứu một
cách độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép
công bố của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có
nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hồn
tồn trung thực và chưa từng có ai cơng bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.

Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trường, Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đình Thi đã tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập để hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm Tư vấn môi trường - Tổng cục môi trường; UBND
xã Hương Ngải và toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi tiếp cận và thu thập những thơng tin, lấy mẫu phân tích cần thiết cho đề tài.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè
và người thân đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời
gian tôi học tập, rèn luyện tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Mai

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................... vii
Danh mục hình..................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn................................................................................................................ x
Thesis abstract.................................................................................................................... xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học............................................................................................. 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3

1.4.


Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................4
2.1.

Khái niệm và tính chất của kim loại nặng..................................................4

2.1.1. Các dạng tồn tại của kim loại nặng...............................................................4
2.1.2. Asen (As)................................................................................................................... 5
2.1.3. Cadmium (Cd)......................................................................................................... 6
2.1.4. Chì (Pb)....................................................................................................................... 7
2.1.5. Đồng (Cu).................................................................................................................. 8
2.1.6. Thủy ngân (Hg)..................................................................................................... 10
2.1.7. Kẽm (Zn).................................................................................................................. 10
2.2.

Vai trò của cây rau trong sản xuất nông nghiệp và đời sống con người
12

2.2.1. Khái niệm cây rau............................................................................................... 12
2.2.2. Vai trò của cây rau trong đời sống con người...................................... 13
2.3.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam.....15

2.3.1. Thực trạng sản xuất rau trong nước......................................................... 15


iii


2.3.2. Thực trạng sản xuất rau màu trên thế giới............................................. 19
2.4.

Tình hình nghiên cứu ơ nhiễm kim loại nặng trên thế giới và ở Việt Nam
23

2.4.1. Nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới.................................. 23
2.4.2. Nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam..................................... 26
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 32
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 32

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 32
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 32
3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 32

3.3.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 32

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................... 32
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp....................................................... 33
3.3.4. Phương pháp phân tích kim loại nặng...................................................... 37

3.3.5. Phương pháp so sánh...................................................................................... 38
3.3.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu.................................................. 38
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................... 39
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hương Ngải, huyện Thạch

Thất............................................................................................................................ 39
4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 39
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Hương Ngải........................................ 45
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp của xã Hương Ngải...................................................... 48
4.2.

Tình hình sản xuất rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tp Hà Nội
49

4.3.

Nguồn phát sinh KLN trong hệ thống sản xuất rau tại xã Hương Ngải. 54

4.3.1. Hoạt động công nghiệp.................................................................................... 54
4.3.2. Hoạt động nông nghiệp.................................................................................... 57
4.4.

Thực trạng một số kln trong đất canh tác, nước tưới và các sản phẩm rau

của HTSX rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
..................................................................................................................................... 61


4.4.1. Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp................................ 61
4.4.2. Hàm lượng kim loại nặng trong nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. .66
4.4.3. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu rau tại địa bàn nghiên cứu....70


iv


4.5.

Đề xuất giải pháp phù hợp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn

nghiên cứu 73
4.5.1. Giải pháp quản lý, sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng...............73
4.5.2. Giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự tích lũy kim loại nặng trong rau...74
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................ 76
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 76

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 77

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 79
Phụ lục.................................................................................................................................... 83

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ATTP
BND
BNN & PTNT
BVTV
BYT
CPLD
FAO
GTSX
HCBVTV
KLN
NTTS
QCVN
TCVN
USDA
RTSH

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hàm lượng Cu trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam..................9
Bảng 2.2. Hàm lượng Zn trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam................12
Bảng 2.3.

Thành phần dinh dưỡng của rau và một số thực phẩm trong 100g sản

phẩm tươi........................................................................................................ 14
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng rau cả nước................................. 16

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng................. 17
Bảng 2.6. Một số loại rau chính trồng ở Việt Nam............................................. 18
Bảng 2.7. Tốc độ phát triển sản xuất rau xanh hàng năm trên thế giới từ 2010-2015 20
Bảng 2.8. Sản lượng rau trên thế giới qua các năm......................................... 21
Bảng 2.9. Ước tính hàm lượng kim loại Cu, Pb, Zn đưa vào đất do phân bón 25
Bảng 2.10. Hàm lượng tối đa cho phép (MAC) của các KLN Cu, Pb, Zn trong
đất nông nghiệp (mg/kg).......................................................................... 26
Bảng 2.11. Hàm lượng kim loại nặng ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở Việt
Nam (mg/kg)................................................................................................... 27
Bảng 3.1. Danh mục các vị trí lấy mẫu đất nghiên cứu tại xã Hương Ngải......34
Bảng 3.2. Danh mục các vị trí lấy mẫu nước nghiên cứu tại xã Hương Ngải. .35
Bảng 3.3. Danh mục các vị trí lấy mẫu rau nghiên cứu tại xã Hương Ngải......36
Bảng 3.4. Phương pháp phân tích kim loại nặng.............................................. 37
Bảng 4.1. Diện tích đất của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất.................40
Bảng 4.2. Hình thức canh tác của các loại rau chính tại xã Hương Ngải
50

Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau xanh trên địa bàn xã Hương Ngải
năm 2016......................................................................................................... 51
Bảng 4.4. Diện tích các loại cây rau chính ở xã Hương Ngải năm 2016. 52
Bảng 4.5. Các ngành sản xuất của các cơ sở xã Hương Ngải, Thạch Thất.....54
Bảng 4.6. Thống kê về nguồn thải tại một số cơ sở sản xuất tại Hương Ngải,
Thạch Thất...................................................................................................... 56
Bảng 4.7. Mức phân bón một số loại cây trồng chính..................................... 58
Bảng 4.8. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho một số loại rau tại xã Hương Ngải
60

Bảng 4.9. Tình hình sử dụng nước tưới cho rau tại xã Hương Ngải.......61

vii



Bảng 4.10.Kết quả phân tích mẫu đất tại xã Hương Ngải (mg/kg)..............62
Bảng 4.11. Mức độ ô nhiễm Pb trong nước tưới rau tại 5 địa điểm nghiên cứu
của xã Hương Ngải 66
Bảng 4.12. Mức độ ô nhiễm Cd trong nước tưới rau tại 5 địa điểm nghiên cứu tại
xã Hương Ngải.............................................................................................. 67
Bảng 4.13. Mức độ ô nhiễm As trong nước tưới rau tại 5 địa điểm nghiên cứu tại
xã Hương Ngải.............................................................................................. 68
Bảng 4.14. Mức độ ô nhiễm Cu trong nước tưới rau tại 5 địa điểm nghiên cứu tại
xã Hương Ngải.............................................................................................. 69
Bảng 4.15. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu rau đợt 1
(ngày 25/7/2016)........................................................................................... 71
Bảng 4.16. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu rau đợt 2 và 3. 72

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ lấy mẫu đất tại xã Hương Ngải................................................ 35
Hình 3.2. Sơ đồ lấy mẫu nước tại xã Hương Ngải........................................... 36
Hình 4.1. Nhiệt độ trung bình năm 2016................................................................ 40
Hình 4.2. Giờ nắng trung bình năm 2016.............................................................. 41
Hình 4.3. Sơng Tây Ninh............................................................................................... 42
Hình 4.4. Trạm bơm xã Hương Ngải....................................................................... 42
Hình 4.5. Hệ thống kênh, mương được kiên cố hóa....................................... 43
Hình 4.6. Hàm lượng As trong đất nơng nghiệp tại xã Hương Ngải........62
Hình 4.7. Hàm lượng Cu trong đất nơng nghiệp tại xã Hương Ngải.......63
Hình 4.8. Hàm lượng Cd trong đất nơng nghiệp tại xã Hương Ngải.......64
Hình 4.9. Hàm lượng Pb trong đất nông nghiệp tại xã Hương Ngải........65

Hình 4.10. Hàm lượng Pb trong nước tưới rau tại 5 địa điểm nghiên cứu tại xã
Hương Ngải.................................................................................................... 66
Hình 4.11. Hàm lượng Cd trong nước tưới rau tại 5 địa điểm nghiên cứu tại xã
Hương Ngải.................................................................................................... 67
Hình 4.12. Hàm lượng As trong nước tưới rau tại 5 địa điểm nghiên cứu của
Hương Ngải.................................................................................................... 68
Hình 4.13. Hàm lượng Cu trong nước tưới rau tại 5 địa điểm nghiên cứu tại
Hương Ngải.................................................................................................... 69

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai
Tên Luận văn: Thực trạng kim loại nặng trong sản xuất rau tại xã Hương
Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu về mức độ, hiện trạng tồn lưu KLN trong sản
xuất rau tại xã Hương Ngải nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

- Đánh giá thực trạng và mức độ ảnh hưởng của KLN trong đất,
nước đến sản xuất nông nghiệp của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất.
- Đánh giá thực trạng sản xuất rau xanh và một số kim loại nặng
tồn dư trong sản phẩm rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất.
- Đề xuất giải pháp phù hợp phát triển sản xuất rau an toàn tại xã

Hương Ngải, huyện Thạch Thất.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp về
điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của xã Hương Ngải năm
2015. Đề tài cũng tiến hành điều tra khảo sát người dân về tình hình sản xuất
rau tại địa phương cũng như các nhận thức về vấn đề môi trường. Phương
pháp lấy mẫu điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm được thực hiện trên cơ sở tuân
thủ theo Tiêu chuẩn Quốc gia về lấy mẫu và đánh giá chất lượng.

- Đối với đất gieo trồng rau, các chỉ tiêu nghiên cứu được so sánh
theo QCVN 03:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.
- Đối với nước tưới trong khu vực sản xuất rau của xã Hương Ngải,
các chỉ tiêu nghiên cứu được so sánh theo QCVN 08:2015/BTNMT. Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Đối với sản phẩm rau xanh, các chỉ tiêu nghiên cứu được so sánh với : QC 8 –

2:2011/BYT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia quy định mức giới hạn an toàn
cho phép đối với các kim loại nặng ô nhiễm trong thực phẩm.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả chính: Đề tài xác định được tình hình sản xuất rau tại xá Hương Ngải, nguồn
phát sinh kim loại nặng trong hệ thống sản xuất rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch

x


Thất từ hoạt động công nghiệp (chất thải rắn, nước thải, khí thải) và hoạt
động nơng nghiệp (phân bón, nước tưới, thuốc BVTV).
- Thực trạng một số KLN trong đất canh tác, nước tưới và trong các sản

phẩm rau của HTSX rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Kết luận: Xã Hương Ngải có 9 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên tồn xã 4,8
2

km , đất nông nghiệp chiếm 68.3%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư
9,4% và đất chưa sử dụng 9,8%, dân số là 8163 người. Hương Ngải có điều kiện
đất đai khí hậu thích hợp với sự phát triển của rau. Cơ cấu rau hiện nay của
Hương Ngải chủ yếu là một số loại rau ngắn ngày: rau muống, rau cải, các loại
đậu đỗ,... thường 4 - 5 vụ/năm thậm chí 6 - 7 vụ/năm đối với đất chuyên rau.
Đất trồng rau tại xã Hương Ngải có hàm lượng KLN so với QCVN 03:2015/BTNMT
thì hàm lượng As tổng số trong đất đều ở mức nhiễm bẩn từ 1,2 đến 2,86 lần. Hàm
lượng Cu tại các thôn 1, 6, 8 thấp hơn so với quy chuẩn cho phép (100 mg/kg). Hàm
lượng Cd trong đất nghiên cứu đao động ở mức 0.4- 3,24 mg/kg, trong đó có 5 mẫu
vượt QCVN (chiếm 33,3% tổng số mẫu) và 9 mẫu nhỏ hơn QCVN 30/2015-BTNMT. Hàm
lượng Pb tổng số trong đất nghiên cứu dao động từ 17,3 đến 148,2 mg/kg.

Kết quả nghiên cứu chất lượng nước phục vụ cho sản xuất rau tại xã Hương
Ngải cho thấy ô nhiễm nước tưới rau theo từng địa điểm, so sánh với QCVN
08:2015/BTNMT cho thấy: Thôn 1: Phổ biến là ô nhiễm Pb (0,07mg/l) vượt QCVN 1,4
lần và As (0,1-0,3mg/l) vượt QCVN 1,5- 2 lần, ô nhiễm Cu nhẹ (0,32-0,39mg/l). Thơn
4: Ơ nhiễm điển hình là As (vượt QCVN 1,2- 3,8 lần), hàm lượng Pb là 0,064 mg/l
vượt QCVN 1,3 lần. Thơn 5: Ơ nhiễm chủ yếu là Pb (0,064mg/l) tiếp đến As
(0,234mg/l) vượt QCVN 4,7 lần. Thôn 6: Ơ nhiễm As (0,096mg/l), Pb (0,076mg/l), ơ
nhiễm Cu nhẹ. Thơn 8: Ơ nhiễm mức nhẹ các yếu tố Pb (0,056mg/l), hàm lượng Cu,
As, Cd đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN.
Các kết quả phân tích về hàm lượng kim loại nặng trong rau trồng tại xã Hương
Ngải cho thấy hàm lượng As trong các mẫu rau phân tích thì có 7/18 mẫu vượt ngưỡng
giới hạn ơ nhiễm của BYT từ 1 đến 1,5 lần. Mẫu RR1 (Rau rút) có hàm lượng As cao
nhất (3,09 mg/kg). Rau rút là loại rau được trồng trong điều kiện ngập nước (trung bình

từ 30- 50cm). Các nguyên tố kim loại nặng khác Cd, Hg, Pb có hàm lượng đều <
0,001mg/kg và thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 8-2:2011/BYT.

Qua điều tra khảo sát, chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất được thu gom và
vận chuyển đến bãi tập kết tạm thời với khối lượng từ 30 – 324 kg/ngày. Nước thải
với khối lượng 10-180 m3/ngày bao gồm: nước thải công nghiệp, nước thải sinh
hoạt, nước làm mát,.. Vì vậy, nếu nguồn nước thải này nếu khơng được xử lý tốt thì
sẽ là nguồn phát tán KLN vào nước và sẽ dẫn đến sự tích luỹ KLN trong đất.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Mai
Thesis title: Current situation of heavy metals in the production of
vegetables in Huong Ngai, Thach That District, Hanoi
Major: Environmental science

Code: 60 44 03 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Thesis research on the current state of persistent levels of KLN in vegetable
production KLN Huong Ngai in order to achieve the following specific objectives:

- Evaluate the current status and impact of KLN in land, water to
agricultural production in Huong Ngai Commune, Thach That District.
- Assessment of green vegetable production and some residual heavy
metals in vegetable products in Huong Ngai commune, Thach That district.

- Proposed suitable solution for safe vegetable production
development in Huong Ngai commune, Thach That district.

Materials and Methods
Topics using research methods to collect secondary data on natural conditions,
the current state of economic and social development of Huong Ngai 2015. This project
has also conducted a survey on the situation of people agricultural production locally
as well as awareness of environmental issues. Sampling methods of investigation and
assessment of pollution level is done on the basis of compliance with the National
Standards for sampling and quality assessment.

- For vegetable cultivation land, research indicators are compared with QCVN
03:2015/BTNMT. National technical regulation on limits of heavy metals in soil.

- For irrigation water in the vegetable production area of Huong
Ngoai commune, the research indicators were compared with QCVN
08:2015/BTNMT. National technical regulation on surface water quality.
- For green vegetables, the research criteria are compared with: QC
8 - 2: 2011/BYT. The National Technical Regulation defines the permitted
safety limits for contaminated heavy metals in food.

Main findings and
conclusions Main findings
The project identified the situation of vegetable production in Huong Ngai
remnants, the source of heavy metals in the vegetable production system in
Huong Ngai commune, Thach That district from industrial activities (solid
waste, waste water, And agricultural activities (fertilizer, irrigation, pesticides).

xii



- Current situation of some forest products in cultivation land,
irrigation water and in vegetable products of HTSX vegetable in Huong
Ngai commune, Thach That district, Hanoi.

Conclusions
Huong Ngai commune has 9 administrative units, the area of the whole commune
is 4.8 km2, agricultural land accounts for 68.3%; Specialized land 12.5%; Residential
land 9.4% and unused land 9.8%, population 8163 people. Huong Ai has favorable
climatic conditions suitable for the development of vegetables. The current vegetable
structure of Huong Ngai is mainly short-term vegetables: spinach, vegetables, beans ...
usually 4-5 crops / year or even 6-7 crops / year for land. Specializing in vegetables.

Vegetable land in Huong Ngai commune has KLN content higher than that of
QCVN 03: 2015 / BTNMT. Total As content in soil is 1.2 to 2.86 times. Cu content in
villages 1, 6, 8 was lower than the permitted standard (100 mg / kg). The Cd content
of the studied soil ranged from 0.4 to 3.24 mg / kg, of which 5 samples exceeded
QCVN (33.3% of total samples) and 9 samples were smaller than QCVN 30/2015BTNMT. The total Pb content in the study soil ranged from 17.3 to 148.2 mg / kg.
Results of water quality study for vegetable production in Huong Ngoai commune
showed that the water pollution of vegetables in each location, compared with QCVN

8: 2015 / BTNMT showed that: Village 1: Commonly polluted by Pb (0.07mg / l)
exceeded QCVN 1.4 times and As (0.1-0.3mg / l) exceeded QCVN 1.5-2 times,
mild Cu pollution (0.32-0.39mg / l) . Village 4: Typical pollution is As (exceeds
QCVN 1.2 to 3.8 times), Pb content is 0.064 mg / l exceeds QCVN 1.3 times.
Village 5: Mainly polluted by Pb (0.064mg / l) followed by As (0.234mg / l)
exceeded QCVN by 4.7x. Village 6: As pollution (0.096mg / l), Pb (0.076mg / l),
mild Cu pollution. Village 8: Low levels of Pb (0.056mg / l), Cu, As, Cd content
are within the limits allowed by QCVN.
Analysis results of heavy metal content in vegetables in Huong Ngoai commune

showed that the content of As in the analyzed samples was 7/18, which exceeded the
limit of BYT pollution by 1 to 1.5 times. . RR1 (Asparagus) had the highest As content
(3.09 mg / kg). Vegetables are vegetables grown under submerged conditions (average
30-50cm). Cd, Hg, Pb heavy metal elements have a content of <0.001 mg / kg and are
lower than the permissible limit of QCVN 8-2: 2011 / BYT.
Through investigation, solid waste from production facilities is collected and
transported to the temporary storage site with a mass of 30 - 324 kg / day. Waste water
with a volume of 10-180 m3 / day includes industrial wastewater, domestic waste water,
cooling water, etc. So, if this wastewater is not treated well, it will be a source of
dispersion. KLN enters the water and will lead to accumulation of KLN in the soil.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền nơng nghiệp Việt Nam
trong những năm gần đây đã có được những thành tựu đáng kể, nhìn chung năng
suất sản lượng của các loại cây trồng đều tăng, đời sống người lao động ngày
càng được cải thiện. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc sử dụng
lượng lớn và khơng đúng qui định phân bón hố học và các loại thuốc bảo vệ thực
vật đã làm giảm chất lượng đất canh tác nông nghiệp. Hiện nay môi trường nông
nghiệp khu vực ngoại thành Hà Nội đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự gia
tăng phế thải. Phần lớn nguồn phế thải chưa được xử lí đều đổ vào môi trường đất,
nước, mà hậu quả là môi trường đất, nước nông nghiệp trở nên ô nhiễm. Phế thải
công nghiệp, phế thải sinh hoạt, hố chất nơng nghiệp tồn dư đi vào nước, vào
khơng khí rồi tích tụ trong đất, làm cho đất bị thoái hoá, làm giảm năng suất, chất
lượng sản phẩm, đặc biệt là rau xanh sản xuất trên khu vực đất bị ơ nhiễm rất có
thể trở thành độc hại cho người sử dụng.
Trong lĩnh vực trồng trọt, thuốc BVTV có vai trị rất quan trọng trong việc giữ

vững năng suất, chất lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, bà
con nông dân thường có kiến thức hạn chế về các loại hoạt chất trong thuốc BVTV,
dẫn tới tình trạng sử dụng thuốc BVTV thiếu hiệu quả và an tồn, làm tăng chi phí
sản xuất và nguy cơ mất ATTP, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường. Cục
Bảo vệ thực vật- Bộ NN&PTNT năm 2015 cho biết, kết quả thanh, kiểm tra tình hình
sử dụng thuốc BVTV trong thời gian gần đây đối với 13.912 hộ nơng dân sử dụng
thuốc BVTV, thì có đến 4.167 hộ (chiếm 29,9%) sử dụng thuốc BVTV không đúng
quy định như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng
thuốc BVTV khơng đúng nồng độ, liều lượng, bao bì sau khi sử dụng vứt bừa bãi
không đúng nơi quy định. Các vi phạm chủ yếu là người nơng dân khơng có
phương tiện bảo hộ lao động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều
lượng, bao bì vứt bừa bãi khơng đúng nơi quy định…

Kéo theo đó là phát triển mạnh mẽ của q trình cơng nghiệp hóa
đất nước, chất thải cơng nghiệp cũng đang ngày một gia tăng về số
lượng, đa dạng về chủng loại gây ơ nhiễm mơi trường nói chung và mơi
trường nước nói riêng. Ơ nhiễm kim loại nặng do nước thải công nghiệp
đang là một vấn đề rất bức xúc của môi trường Việt Nam.

1


Hương Ngải là một xã thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Hương
Ngải là một trong những vùng trồng rau an tồn của thành phố Hà Nội. Mơ hình
trồng rau an toàn tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất được thành phố quy
hoạch và phê duyệt năm 2008 với tổng diện tích 70 ha. Như vậy, phần lớn diện
tích trồng rau của xã vẫn được người dân canh tác theo mơ hình truyền thống.
Xã Hương Ngải có tổng số 28 nhà máy, hầu hết trong số đó đều có hệ thống xả
nước thải trực tiếp ra sông Tây Ninh. Xã Hương Ngải có 3 bãi rác chứa RTSH
của 9 thôn trong xã và 80% RTSH đều được xử lý theo hướng chơn lấp lộ thiên.

Bên cạnh đó, do cịn nhiều diện tích canh tác rau theo kiểu truyền thống nên
một lượng không nhỏ thuốc BVTV được người dân sử dụng. Có thể thấy rằng,
xã Hương Ngải có thể cũng có nguồn gây ra ơ nhiễm kim loại nặng như một số
địa phương khác. Nếu vậy, việc gia tăng tồn dư kim loại nặng trong đất canh
tác rau, nước và sản phẩm là điều khó tránh khỏi.
Do đó, tơi tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kim loại nặng
trong sản xuất rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.

1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay môi trường nông nghiệp khu vực ngoại thành Hà Nội đang chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi sự gia tăng phế thải. Phế thải cơng nghiệp, phế thải sinh
hoạt, hố chất nông nghiệp tồn dư đi vào nước, vào không khí rồi tích tụ trong đất,
làm cho đất bị thối hoá, làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là rau
xanh sản xuất trên khu vực đất bị ô nhiễm rất có thể trở thành độc hại cho người
sử dụng. Hương Ngải là một xã thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, là một
trong những vùng trồng rau an toàn của thành phố Hà Nội. Xã Hương Ngải có tổng
số 28 nhà máy, hầu hết trong số đó đều có hệ thống xả nước thải trực tiếp ra sơng
Tây Ninh. Xã Hương Ngải có 3 bãi rác chứa RTSH của 9 thôn trong xã và 80% RTSH
đều được xử lý theo hướng chôn lấp lộ thiên. Bên cạnh đó, do cịn nhiều diện tích
canh tác rau theo kiểu truyền thống nên một lượng không nhỏ thuốc BVTV được
người dân sử dụng. Vậy đề tài cần tìm hiểu tình hình sản xuất rau tại xã Hương
Ngải, huyện Thạch Thất và hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho một số
loại rau chính. Từ đó, xác định được hàm lượng kim loại nặng tại khu vực sản xuất
rau và trong các sản phẩm rau diễn biến ra sao dưới hoạt động canh tác của người
dân địa phương. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất bổ sung và hoàn thiện các giải
pháp của người dân trong sản xuất rau trên địa bàn xã Hương Ngải huyện Thạch
Thất để có hiệu quả hơn.

2



1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình sản xuất rau xanh và tình hình sử dụng phân

bón, thuốc BVTV, nguồn nước cho các loại rau chính.
- Đánh giá thực trạng KLN trong đất, nước, trong sản phẩm rau

xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất.
- Đề xuất giải pháp phù hợp phát triển sản xuất rau an toàn tại xã

Hương Ngải, huyện Thạch Thất.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Về thời gian
Từ tháng 02/2016 đến tháng 03/2017.
1.4.2. Về không gian
Tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
1.4.3. Về nội dung
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.
- Thực trạng sản xuất rau xanh tại xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội.
- Nguồn phát sinh kim loại nặng trong hệ thống sản xuất rau tại

xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất.
- Thực trạng một số KLN trong đất canh tác, nước tưới và các sản phẩm
rau của HTSX rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

- Đề xuất các giải pháp thích hợp phát triển sản xuất rau an toàn,

hạn chế KLN trong HTSX rau tại xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các số liệu cụ thể về


tình hình sản xuất rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
- Dữ liệu thu được của đề tài cũng cấp thông tin về chất lượng đất

và nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và một số kim loại nặng
tồn dư trong sản phẩm rau tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để bà con nông dân sẽ đề ra
được các giải pháp cũng như kế hoạch sản xuất rau an toàn trong thời gian tới.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VÀ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI NẶNG
Thuật ngữ kim loại nặng dùng để chỉ bất kỳ nguyên tố kim loại nào có khối
lượng riêng lớn (d 5g/cm3) và thể hiện độc tính ở nồng độ thấp. Các nguyên tố KLN
là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất. Các nguyên tố này khơng thể bị thốt biến
hay phá huỷ. Một lượng nhỏ các nguyên tố KLN này đi vào cơ thể thông qua thức
ăn, nước uống và khơng khí. Một vài ngun tố KLN đóng vai trị như các ngun
tố cần thiết cho việc duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể con người chẳng hạn
như kẽm (Zn), đồng (Cu) và selen (Se). Tuy nhiên ở nồng độ cao chúng vẫn có thể
gây độc cho cơ thể người và sinh vật (Lê Đức, 2003).
Theo Lê Văn Khoa (2000) thì: “Ơ nhiễm môi trường là sự đưa vào môi
trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến
đời sống sinh vật, sức khoẻ con người hoặc làm suy thối chất lượng mơi trường”.

Như vậy, ơ nhiễm môi trường đất do KLN được xem là tất cả các hiện
tượng nhiễm bẩn môi trường đất bởi các KLN và hợp chất của chúng, gây
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật và con người.


2.1.1. Các dạng tồn tại của kim loại nặng
Theo nghiên cứu của Tessier A.P. Campbel G.C và M. Bisson
(1979) đã chia kim loại nặng trong đất thành các dạng chính sau:
- Dạng trao đổi: Các KLN được hấp phụ trên bề mặt các hạt đất (hạt
sét, các oxit sắt và oxit mangan bị solvat hoá, các axit mùn). Đây là dạng mà
cây trồng dễ hấp thu trong quá trình hút dinh dưỡng và nước vào cơ thể.
- Dạng liên kết cacbonat: Các KLN tồn tại dưới dạng các muối

cacbonat (CO32-) trong đất. Sự tồn tại và liên kết của các dạng này phụ
thuộc rất nhiều vào pH của đất cũng như lượng cacbonat trong đất.
- Dạng liên kết oxit sắt, oxit mangan: Dạng này dễ dàng hình thành do
các oxit sắt và oxit mangan tồn tại trong đất như kết von đá ong, vật liệu
gắn kết giữa các hạt đất. Các oxit này là những chất loại bỏ rất tốt các KLN
nhờ q trình nhiệt động học khơng ổn định dưới điều kiện khử.
- Dạng liên kết với chất hữu cơ: KLN liên kết với các chất hữu cơ

khác nhau trong đất như: sinh vật đất, sản phẩm phân giải của chất
hữu cơ, chất hữu cơ bao phủ bên ngoài hạt đất,…

4


Do đặc tính tạo phức và peptiz hố của các chất hữu cơ trong đất (đặc
biệt các axit humic, axit fulvic) đã được cơng nhận giống như hiện tượng tích
luỹ sinh học trong các sinh vật đất. Trong điều kiện oxi hố các chất hữu cơ có
thể bị phân giải dẫn đến sự giải phóng các kim loại nặng này vào đất.

- Dạng còn lại: Bao gồm các KLN nằm trong cấu trúc tinh thể của

các khoáng vật nguyên sinh và thứ sinh. Dạng này rất khó giải phóng ra

mơi trường dưới các điều kiện tự nhiên bình thường. Do tác dụng của
các q trình phong hố, đặc biệt là phong hoá hoá học và phong hoá
sinh học mà các KLN dần dần được giải phóng ra mơi trường đất.

2.1.2. Asen (As)
Asen phân bố nhiều nơi trong môi trường, chúng được xếp thứ 20 trong
những nguyên tố hiện diện nhiều trong lớp vỏ của trái đất, hiện diện ít hơn Cu,
Sn nhưng nhiều hơn Hg, Cd, Au, Ag, Sb, Se (Bissen and Frimmel, 2003). Nguồn
asen khổng lồ phóng thích vào khí quyển bởi q trình tự nhiên là sự hoạt
động của núi lửa. Khi núi lửa hoạt động, một lượng lớn arsenic khoảng 17150
tấn phóng thích vào khí quyển. Trong môi trường tự nhiên, asen chủ yếu liên
kết với các khoáng mỏ sunfide. Hàm lượng arsenic tự nhiên trong đất nói
chung biến động từ 0,1 - 40 mg/kg (Tamaki and Frankenberger, 1992). Theo
Murray (1994) hàm lượng asen trong đất trung bình 2,2-25 ppm.

Tác hại của As đối với sức khỏe con người:
Do asen là chất độc, sự thâm nhiễm lâu dài sẽ gây ra những ảnh
hưởng bất lợi đến sức khoẻ con người. Năm1993, tổ chức Y tế thế giới đã
đề nghị hạ mức tiêu chuẩn của asen trong nước uống từ 50 μg/l xuống 10
μg/l. Năm 2001 tổ chức Bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA) cũng đã thực hiện
tiêu chuẩn mới này. Bộ Y tế của Việt Nam cũng đã đưa ra quyết định số
1329/2002/BYT/QĐ về giảm hàm lượng cho phép của asen trong nước uống
từ 50 μg/l xuống còn 10 μg/l theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới .

Độc tính của asen liên quan đến sự hấp thụ và thời gian lưu của
nó trong cơ thể. Ở hàm lượng nhỏ, asen và các hợp chất của asen có
tác dụng kích thích q trình trao đổi chất và chữa được bệnh nhưng
chúng lại trở thành những chất độc khi ở liều lượng cao. Liều gây chết
(LD50) đối với con người là 1- 4 mg/kg trọng lượng cơ thể.


5


2.1.3. Cadmium (Cd)
Các hợp chất của Cd: (Nogawa et al., 1999).
CdO có màu từ vàng đến nâu gần như đen tuỳ thuộc vào q
o

trình chế hố nhiệt, nóng chảy ở 1813 C, có thể thăng hoa, khơng
phân huỷ khi đun nóng, hơi độc.
CdO khơng tan trong nước chỉ tan trong kiềm nóng chảy:
CdO + 2KOH(nóng chảy) = K2CdO2

+ H2 O

(Kali cadmiat)
CdO có thể điều chế bằng cách đốt cháy kim loại trong khơng
khí hoặc nhiệt phân hiđroxit hay các muối cacbonat, nitrat:
2Cd + O2

= 2CdO

Cd(OH)2

= CdO + H2O

Cd(OH)2 là kết tủa nhầy ít tan trong nước và có màu trắng.
Cd(OH)2 khơng thể hiện rõ tính lưỡng tính, tan trong dung dịch axit,
không tan trong dung dịch kiềm mà chỉ tan trong kiềm nóng chảy.


Tan trong dung dịch NH3 tạo thành hợp chất phức.
Cd(OH)2 + 4NH3 = [Cd(NH3)4](OH)2
Điều chế bằng cách cho dung dịch muối của nó tác dụng với kiềm.

Các muối halogenua (trừ florua), nitrat, sunfat, peclorat và axetat
của Cd(II) đều dễ tan trong nước còn các muối sunfua, cacbonat, hay
ortho photphat và muối bazơ ít tan.
Trong dung dịch nước các muối Cd
2+

Cd

2+

+ 2 H2O ↔ Cd(OH)2 + 2 H

Tích số tan của Cd(OH)2 là T = 10
2+

Cd

bị thuỷ phân:
+

-14
2-

-

-


-

-

2-

-

-

-

-

có khả năng tạo phức [CdX4] (X = Cl , Br , I và CN ),
2+

2+

[Cd(NH3)4] , [Cd(NH3)6] ,…
2+

Cd

có khả năng tạo phức [CdX4] (X = Cl , Br , I và CN ),
2+

2+


[Cd(NH3)4] , [Cd(NH3)6] ,…
Tác hại của Cd đối với sức khỏe con người:
Cadmium được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều lượng cao.
Nghiên cứu 1021 người đàn ông và phụ nữ bị nhiễm độc Cd ở Thụy Điển cho

6


thấy nhiễm độc kim loại này có liên quan đến gia tăng nguy cơ gãy
xương ở độ tuổi trên 50. Bệnh itai-itai là bệnh do sự ngộ độc Cd trầm
trọng. Tất cả những bệnh nhân với bệnh này điều bị tổn hại thận,
xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy (Nogawa et al., 1999).
2.1.4. Chì (Pb)
Các Hợp chất của Pb: (Peter Castro and Michael, 2003).
Chì tạo thành 2 oxit đơn giản là PbO, PbO 2 và 2 oxit hỗn hợp là chì
metaplombat Pb2O3 (hay PbO.PbO2), chì orthoplombat Pb3O4 (hay 2PbO.PbO2).

Monooxit PbO là chất rắn, có hai dạng: PbO có màu đỏ và PbO
có mqàu vàng. PbO tan chút ít trong nước nên Pb có thể tương tác
với nước khi có mặt oxi. PbO tan trong axit và tan trong kiềm mạnh.
Đioxit PbO2 là chất rắn màu nâu đen, có tính lưỡng tính nhưng
tan trong kiềm dễ dàng hơn trong axit. Khi đun nóng PbO 2 mất dần
oxi biến thành các oxit, trong đó chì có số oxi hố thấp hơn:
o

o

o
290 - 320 C
390 - 420 C

530 - 550 C
PbO2
Pb2O3
Pb3O4
PbO
(nâu đen) (vàng đỏ) (đỏ) (vàng) Lợi dụng khả năng oxi hố
mạnh của PbO2 người ta chế ra acquy chì.

Chì orthoplombat (Pb3O4) hay còn gọi là minium là hợp chất của Pb
có các số oxi hố +2, +4. Nó là chất bột màu đỏ da cam, được dùng chủ
yếu là để sản xuất thuỷ tinh pha lê, men đồ sứ và đồ sắt, làm chất màu
cho sơn (sơn trang trí và sơn bảo vệ cho kim loại không bị rỉ).

Pb(OH)2 là chất kết tủa màu trắng. Khi đun nóng, chúng dễ mất
nước biến thành oxit PbO.
Pb(OH)2 cũng là chất lưỡng tính.
2+

Khi tan trong axit, nó tạo thành muối của cation Pb :
Pb(OH)2 + 2HCl = PbCl2 + 2H2O
Khi tan trong dung dịch kiềm mạnh, nó tạo thành muối hiđroxoplombit:

Pb(OH)2 + 2KOH = K2[Pb(OH)4]
Muối hiđroxoplombit dễ tan trong nước và bị thuỷ phân mạnh
nên chỉ bền trong dung dịch kiềm dư.
Tác hại của chì đối với sức khỏe con người:

7



Trong cơ thể người, chì trong máu liên kết với hồng cầu, và tích
tụ trong xương. Khả năng loại bỏ chì ra khỏi cơ thể rất chậm chủ yếu
qua nước tiểu. Chu kì bán rã của chì trong máu khoảng một tháng,
trong xương từ 20-30 năm (WHO,1995 trích trong Lars Jarup, 2003).
Các hợp chất chì hữu cơ rất bền vững độc hại đối với con người, có
thể dẫn đến chết người (Peter Castro and Michael, 2003).
Những biểu hiện của ngộ độc chì cấp tính như nhức đầu, tính dễ cáu, dễ
bị kích thích, và nhiều biểu hiện khác nhau liên quan đến hệ thần kinh. Con
người bị nhiễm độc lâu dài đối với chì có thể bị giảm trí nhớ, giảm khả năng
hiểu, giảm chỉ số IQ, xáo trộn khả năng tổng hợp hemoglobin có thể dẫn đến
bệnh thiếu máu (Lars Jarup, 2003). Chì cũng được biết là tác nhân gây ung thư
phổi, dạ dày và u thần kinh đệm. Nhiễm độc chì có thể gây tác hại đối với khả
năng sinh sản, gây sẩy thai, làm suy thối nịi giống (Ernest and Patricia, 2000).

2.1.5. Đồng (Cu)
Đồng là kim loại thuộc nhóm 1B trong bảng tuần hồn các ngun
tố hố học, có thể gặp đồng dưới 4 mức oxi hố (Cu, Cu+, Cu2+, Cu3+)
nhưng thơng thường là đồng có hố trị II, Cu 2+. Đồng có thể bị thải vào
mơi trường do cơng nghiệp, nhuộm, ngành điện, luyện chì, kim hồn.
Cơng nghiệp hố chất, thuốc chống nấm, phân bón động vật cũng thải
ra mơi trường rất nhiều đồng. Do đó cùng với kẽm, nguyên tố đồng
được đặc biệt chú ý khi đánh giá chất lượng đất (Phạm Quang Hà, 2009).
Đồng được phân bố rộng rãi trong đất và trong khoáng, khoáng chứa
đồng quan trọng nhất là chacolite (Cu 2S) chacopyrite (CuFeS2). Trong các
loại đất thiếu đồng, Cu tổng số chỉ có 2 – 3 ppm, có một số đất dư đồng có
thể đến 200 ppm. Trong đất, Cu có trong nhiều loại khống khác nhau và có
khả năng được giữ trong các sản phẩm tồn dư của thực vật nhờ q trình
“tạo phức càng cua”. Cu có khả năng trao đổi trong các loại đất chua và
được cố định dưới dạng phức chất trong đất kiềm. Nếu đất bị ôxi hoá và ẩm
ướt lâu, một số khoáng bị phong hoá, chất hữu cơ bị phân huỷ và các hợp

chất có chứa đồng thường có mức độ hịa tan cao mức độ rửa trôi lớn gây
nên hiện tượng thiếu Cu trong đất (Viện Nơng hố - Thổ nhưỡng, 1998).
Trong đất Cu là nguyên tố vi lượng, ở một mức độ vừa phải Cu cũng có ý
nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt trong đời sống thực vật, khơng có một
ngun tố nào khác có thể thay thế được đồng. Khi thiếu đồng trong môi trường

8


dinh dưỡng, cây không phát triển và chết. Tuy nhiên trong môi trường đất
nguyên tố đồng nếu thừa sẽ trở nên rất độc vì nó cản trở rất mạnh hoạt động dị
hố của tập đồn vi sinh vật đất, ngăn cản chu trình tuần hồn hữu cơ. Đối với
thực vật cũng phát hiện được sự nhiễm độc gây ra ngay từ nồng độ 50 mg
Cu/kg đất khô đối với các loại rau ăn lá, các loại cây họ kim và một số loài khác.
Đối với động vật các bệnh xuất hiện do bị cho ăn thức ăn chứa nhiều đồng
hoặc được chăn thả ở các bãi cỏ có sử dụng thuốc chống nấm chứa đồng là:
bệnh đường ruột, vàng da, buồn ngủ và có thể bị ngộ độc cấp tính. Ảnh hưởng
của nhiễm độc đồng đối với sức khoẻ con người rất lớn. Việc dung nạp quá
nhiều đồng dẫn đến sự nhiễm độc cấp tính biểu hiện ở cơn đau dạ dày, cảm
giác buồn nơn, ói, tiêu chảy, nhức đầu và cảm giác hoa mắt. đặc biệt gây ra các
bệnh tim mạch(Phạm Quang Hà, 2006).
Theo Tyler (1976), trong khi các nguyên tố Hg, Cd, As được xếp vào loại độc
nhất đối với vi sinh vật tham gia q trình khống hố đạm thì đồng được coi là
ngun tố độc mạnh đối với vi sinh vật tham gia q trình khống hoá phosphat.

Theo Doemam (1986), với hàm lượng khoảng 100 mg Cu/kg trong một
số trường hợp bắt đầu có khả năng ức chế các q trình hơ hấp của vi sinh
vật đất, ức chế q trình khống hố đạm và q trình nitrat hố khi hàm
lượng Cu đạt khoảng 1.000 mg/kg thì các q trình này sẽ hồn tồn bị ức
chế. Klobe (1979) và rất nhiều tác giả khác cho rằng hàm lượng 100 mg/kg

Cu là ngưỡng độc của nguyên tố này. Tiêu chuẩn môi trường của EEC quy
định ngưỡng tối đa cho phép bón rác thải là 50 mg Cu/kg.

Trong giai đoạn 2001 - 2007, kết quả nghiên cứu của Phạm
Quang Hà (2009) khi xây dựng chất lượng nền môi trường đất Việt
Nam đối với nguyên tố Cu trong 5 nhóm đất chính cho thấy như sau:
Bảng 2.1. Hàm lượng Cu trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam
Loại đất
Đất phù sa
Nhóm đất đỏ
Nhóm đất xám
Nhóm đất cát biển
Nhóm đất mặn
Nguồn: Phạm Quang Hà (2009)

9


2.1.6. Thủy ngân (Hg)
Các dạng thủy ngân: (Carles et al., 2000).
+ Thủy ngân nguyên tố: không độc, trơ và được đào thải nhanh.
+ Thủy ngân dạng hơi: rất độc, có thể đi theo đường hô hấp vào

phổi rồi vào máu, vào não rồi gây độc.
+ Thủy ngân dạng muối vô cơ HgCl2, Hg2Cl2 ít tan, ít độc vì là ở

dạng hợp chất không tan.
+ Ion thủy ngân (Hg2+): độc nhưng khó vận chuyển qua màng sinh học của

tế bào.

Tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người:
Khi thủy ngân kết hợp với các hợp chất hữu cơ và bị biến đổi bởi các vi
khuẩn và vi sinh vật trong nước và trầm tích hình thành các hợp chất khác nhất
là metyl thủy ngân rất độc, bền và tích tụ trong chuỗi thức ăn (Peter and
Michael, 2003). Trong môi trường biển, hệ vi sinh vật có thể chuyển nhiều hợp
chất thủy ngân vô cơ thành metyl thủy ngân và hợp chất này dễ dàng phóng
thích từ trầm tích vào nước, sau đó có thể tích tụ trong các sinh vật sống
(Clarles et al., 2000). Metyl thủy ngân độc hại đối với hệ thần kinh trung ương
và ngoại vi. Hít thở hơi thủy ngân có thể ảnh hưởng tổn hại đến hệ thần kinh,
tiêu hóa và miễm nhiễm, phổi, thận và có thể tử vong. Các muối vơ cơ của thủy
ngân có thể phá hủy da, mắt, đường tiêu hóa, và có thể gây ra sự tổn hại thận
nếu hấp thụ (WHO, 1998). Thảm họa ngộ độc metyl thủy ngân (bệnh Minamata)
năm 1956 có hơn 2000 người bi ngộ độc trong số này có 43 người chết, hơn
700 người với tàn tật nghiêm trọng suốt đời (Carles et al., 2000).

2.1.7. Kẽm (Zn)
Theo CCME (1997), nguyên tố kẽm là một kim loại chuyển tiếp thuộc nhóm
II B chu kỳ 4 trong bảng tuần hồn các ngun tố hố học, có khối lượng phân
o

tử 65,38. Ở trạng thái nguyên chất Zn nóng chảy ở nhiệt độ 419 C và sôi ở
o

907 C. Thơng thường Zn bị ơxi hố và mang 2 điện tích dương, ion Zn có ái lực
cao đối với các hợp chất khoáng cũng như hữu cơ đặc biệt là các axit mùn
humic và fulvic trong đất. Các dạng oxit kẽm, hay muối cacbonat, photphat hay
silicat kẽm đều khó hồ tan. Trong khi đó muối với sunphat hay clo đều rất dễ
hồ tan. Thơng thường kẽm có trong cơng nghệ hàn và các công nghệ luyện

10



×