Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn trới huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HÀ THU

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TRONG
SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP TẠI THỊ TRẤN TRỚI –
HUYỆN HOÀNH BỒ - TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đồn Văn Điếm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng cho một học vị nào
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa
luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Đồn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Khoa Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn các cán bộ trạm Khí tượng Bãi Cháy Tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban
nhân dân thị trấn Trới, cán bộ và cộng đồng dân cư tại các Khu về sự hợp tác
nhiệt tình đồng thời đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành đề ở địa phương trong
thời gian qua. Cuối cùng mình xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên khích lệ mình trong suốt thời gian học tập, rèn
luyện tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà Thu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục các bảng biểu................................................................................................ vii
Danh mục các hình và đồ thị.......................................................................................viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................... ix
Thesis abstract..................................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học............................................................................................. 2


1.3.

Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................3

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................4
2.1.

Một số khái niệm cơ bản.................................................................................... 4

2.1.1. Khái niệm về thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu................................4
2.1.2. Khái niệm về nhận thức...................................................................................... 5
2.2.

Tổng quan về biến đổi khí hậu........................................................................6

2.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới......................................................6
2.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam........................................................7
2.3.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đời sống và sản xuất ....11

2.3.1. Ảnh hưởng đối với ngành sản xuất nông nghiệp................................11

2.3.2. Ảnh hưởng đối với đời sống của người dân.........................................12
2.4.

Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu....13

2.4.1. Nhận thức của người dân về sự thay đổi của khí hậu......................13
2.4.2. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu đến sản
xuất nơng nghiệp................................................................................................ 14
2.5.

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp..14

iii


PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........17
3.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................17

3.2.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 17

3.3.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 17

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị trấn Trới – huyện
Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.......................................................................... 17

3.3.2. Phân tích biểu hiện của BĐKH trong 50 năm qua trên địa bàn thị trấn
Trới - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh...............................................17
3.3.3. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu tại thị trấn Trới - huyện
Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.......................................................................... 17
3.3.4. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp
17

3.3.5. Nhận thức của người dân về khả năng thích ứng với BĐKH trong sản
xuất nơng nghiệp tại thị trấn Trới - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh
..................................................................................................................................... 18

3.3.6.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản

xuất nơng nghiệp tại thị trấn Trới - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh

3.4.

18

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 18

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.....................................................18
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp....................................................... 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................................20
4.1.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội trên địa bàn thị Trấn Trới - huyện


Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.......................................................................... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 23
4.2.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu trong 50 năm qua tại thị Trấn Trới - huyện

Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.......................................................................... 28
4.2.1. Biểu hiện về biến đổi nhiệt độ.......................................................................28
4.2.2. Biểu hiện biến đổi về lượng mưa................................................................29
4.3.

Nhận thức của người dân về bđkh tại thị Trấn Trới - huyện Hoành Bồ -

tỉnh Quảng Ninh................................................................................................... 30
4.3.1. Nhận thức chung của người dân về biến đổi khí hậu........................30
4.3.2. Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi nhiệt độ...............32
4.3.3. Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi lượng mưa........33

iv


4.3.4. Nhận thức của người dân về xu hướng bão..........................................34
4.4.

Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của bđkh đến sản xuất nông nghiệp 36

4.4.1. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng BĐKH đến sản lượng nông nghiệp.. 36
4.4.2. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng BĐKH đến diện tích gieo trồng
37


4.4.3. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng BĐKH đến phát sinh dịch bệnh
cây trồng................................................................................................................. 38
4.4.4.

Nhận thức của người dân về ảnh hưởng BĐKH đến sản xuất nông nghiệp

qua sơ đồ thiên tai tại thị trấn Trới.............................................................39
4.4.5. Xác định các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng tới hoạt động sản
xuất nông nghiệp................................................................................................ 40
4.5.

Nhận thức của người dân về khả năng thích ứng với bđkh trong sản xuất

nông nghiệp tại thị Trấn Trới - huyện Hồnh Bồ - tỉnh Quảng Ninh.......46

4.5.1. Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông................46
4.6.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản

xuất nông nghiệp tại thị Trấn Trới - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh. 50

4.6.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các
giải pháp thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu.................50
4.6.2. Vai trị của các tơt chức tham gia vào ứng phó với BĐKH..............54
4.6.3. Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có hiệu quả cao
55

PHẦN 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ...............................................................................57

5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 57

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 58

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 59
Phụ lục.................................................................................................................................... 61

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội.


HST

Hệ sinh thái.

HTX

Hợp tác xã

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu.

SXNN

Sản xuất nơng nghiệp

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Xu thế tăng nhiệt độ và lượng mưa 50 năm qua ở các vùng khí hậu..8
Bảng 4.1.Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa tại Bãi Cháy (1966-2015).........29
Bảng 4.2. Nhận thức của người dân về biểu hiện của BĐKH ở thị trấn Trới......35
Bảng 4.3. Danh sách sự kiện thời tiết cực đoan tại 3 khu của thị trấn Trới trong
những năm gần đây

40

Bảng 4.4. Lịch thời vụ gắn với các hiện tượng thời thiết cực đoan trong năm 44
Bảng 4.5. Chiến lược ứng phó và thích ứng với BĐKH tại khu 5 trồng hoa.......47
Bảng 4.6.Chiến lược ứng phó và thích ứng với BĐKH tại khu 8 ươm keo
48

Bảng 4.7.Chiến lược ứng phó và thích ứng với BĐKH tại khu 9 trồng lúa
49

Bảng 4.8.Phân tích SWOT một số biện pháp thích ứng với BĐKH............50

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1.

Diễn biến của mực nước biển tại trạm hải văn Hịn Dấu...........9

Hình 4.1.


Sơ đồ vị trí Thị Trấn Trới.......................................................................... 20

Hình 4.2.

Diễn biến nhiệt độ trung bình năm (1966-2015) tại Bãi Cháy ..28

Hình 4.3.

Diễn biến lượng mưa bình quân năm (1966-2015) tại Bãi Cháy
30

Hình 4.4.

Nhận thức về BĐKH của người dân (%)........................................... 31

Hình 4.5.

Nhận thức của người dân về biểu hiện của BĐKH..................... 31

Hình 4.6.

Nhận thức của người dân về xu hướng nhiệt độ trong những năm qua
32

Hình 4.7.

Nhận thức của người dân về hiện tượng nắng nóng và rét đậm....33

Hình 4.8.


Nhận thức của người dân về xu hướng lượng mưa và hạn hán.....33

Hình 4.9.

Nhận thức của người dân về xu hưỡng bão.................................. 34

Hình 4.10. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến sản lượng
37

Hình 4.11. Nhận thức về ảnh hưởng của BĐKH đến diện tích gieo trồng
38

Hình 4.12. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng BĐKH đến dịch bệnh......38
Hình 4.13. Sơ đồ thiên tai tại khu 5 – thị trấn Trới – huyện Hồnh Bồ - tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................... 42
Hình 4.14. Sơ đồ thiên tai tại khu 8 – thị trấn Trới – Hồnh Bồ ....................43
Hình 4.15. Sơ đồ thiên tai tại khu 9 – thị trấn Trới –tỉnh Quảng Ninh.......43
Hình 4.16. Sơ đồ Venn thể hiện vai trị của các chủ thể thích ứng với BĐKH..54


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hà Thu
Tên Luận văn: “Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và
các giải pháp thích ứng trong sản xuất nơng nghiệp tại thị trấn Trới –
huyện Hồnh Bồ - tỉnh Quảng Ninh”
Ngành:


Khoa học Môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá nhận thức và giải pháp thích ứng của người dân trong sản xuất
nông nghiệp đối với biến đổi khí hậu tại thị trấn Trới - Hồnh Bồ - Quảng Ninh.

Đề xuất hồn thiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
trong sản xuất nơng nghiệp phù hợp trên địa bàn nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính gồm thu thập số liệu thứ
cấp về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại thị trấn Trới, số liệu khí tượng trạm Bãi
Cháy từ 1966-2015; phương pháp phỏng vấn người dân bằng phiếu hỏi và phương
pháp thảo luận nhóm. Nghiên cứu tiến hành trên 3 khu có hệ thống sử dụng đất
nông nghiệp khác nhau (khu 5; 8 và 9). Tổng số phiếu điều tra là 90, trong đó mỗi
khu điều tra 30 hộ theo phương pháp khối ngẫu nhiên. Tổ chức các buổi họp nhóm
5-7 người có độ tuổi, giới tính và kinh nghiệm sản xuất khác nhau, các công cụ áp
dụng bao gồm vẽ sơ đồ thị trấn, thiết lập bảng lịch sử thiên tai, thời vụ gieo trồng;
giải pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa, rau mầu và cây keo lai ở thị trấn
(ICRAF, 2013).. Xử lý số liệu bằng phần mềm excel, đánh giá biến động các yếu tố
khí tượng theo phương pháp thống kê ANOVA.

Kết quả chính và kết luận
Kết quả đánh giá biểu hiện của BĐKH tại thị trấn Trới từ 1966 đến 2015 cho thấy,
nhiệt độ trung bình tối thấp và tối cao của các vụ cây trồng trong năm đều tăng, nhưng
lượng mưa bình qn hàng năm có xu hướng giảm. Năng suất cây trồng không thay đổi
nhiều, do người nông dân đã nhận thức được biểu hiện của BĐKH và đã có một số biện

pháp thich ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp như sử dụng các giống lúa
chống chịu với hạn hán, giá rét, điều chỉnh thời vụ trồng rau và trồng keo, xây dựng hệ
thống kênh mương giữ nước, khơi thơng dịng chảy, che phủ đất…, tuy nhiên đơi khi
sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn chịu ảnh hưởng bới thiên tai làm giảm năng suất và chất
lượng sản phẩm nông nghiệp. Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng biến đổi

ix


khí hậu và các biện pháp thích ứng trong sản xuất nơng nghiệp của người dân thị
trấn, để hồn thiện và nâng cao hiệu quả các biện pháp thích ứng với BĐKH chúng
tơi đề xuất các giải pháp thích ứng gồm quản lý tốt nguồn nước và kỹ thuật tưới
tiêu phục vụ nông nghiệp; sử dụng các giống cây trồng chịu được hạn và giá lạnh,
thích hợp với điều kiện địa phương; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi;
xây dựng và phát triển các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến và tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho người dân về thích ứng với BĐKH.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ha Thu
Thesis title: "People's awareness on climate change and adaptive measures
in agricultural production in Troi Town - Hoanh Bo District - Quang Ninh Province"

Major:

Environmental Science

Code: 60.44.03.01


Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture (VNUA) Research Objectives
Assessment of people's awareness and adaptation measures in
agricultural production for climate change in the town of Troi - Hoanh Bo
- Quang Ninh. Suggested solutions to adapt to climate change in
agricultural production appropriate in the study area
Materials and Methods
The main research methods used included secondary data collection on
natural, economic and social characteristics in Troi town, Bai Chay meteorological
data from 1966-2015; Methods of interviewing people with questionnaires and
group discussion methods. The study was conducted in three different agricultural
land use zones (quarters 5, 8 and 9). The total number of questionnaires was 90,
with each of the 30 households surveyed by random block method. Organize group
meetings of 5-7 people of different ages, sexes and production experiences,
including tools for mapping towns, setting up disaster history tables, crop seasons;
Solutions for climate change adaptation in rice production, vegetables and acacia
hybrids in towns (ICRAF, 2013). Data processing by excel software, assessment of
meteorological factors changes by statistical method ANOVA.

Main findings and conclusions
The results of assessing the climate change in Trai town from 1966 to 2015 show that
the average low and high mean temperatures of crop crops in the year increase, but annual
average rainfall tends to decrease. Crop yields have not changed much as farmers are aware
of the effects of climate change, and there are some measures to cope with climate change in
agricultural production such as the use of drought tolerant rice varieties. Adjust the season
for vegetables and acacia plantations, build canal system to keep water, clear the flow, cover
the land ... but sometimes agricultural production is still affected by natural disaster
Productivity and quality of agricultural products. Based on the results of the assessment of
climate change and adaptation measures in the agricultural production of the townspeople,

to improve and improve the effectiveness of

xi


measures to adapt to climate change, we propose solutions. Adaptation
measures include good water management and irrigation techniques for
agriculture; Use of drought tolerant and cold-tolerant varieties appropriate to
local conditions; Changing crop structure of crops and livestock; Develop and
develop advanced cultivation techniques and disseminate and improve
people's awareness of climate change adaptation.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới hiện nay, biến đổi khí hậu chính là một trong những vấn đề
nóng bỏng nhất được tồn xã hội quan tâm, chú ý. Biến đổi khí hậu gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất và môi trường trên tồn cầu.
Biến đổi khí hậu với những biểu hiện như nhiệt độ tăng, mực nước biển
dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh,
suy giảm đa dạng sinh học ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với
công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Biến đổi khí hậu làm thay đổi tồn
diện và sâu sắc q trình phát triển và an ninh tồn cầu như năng lượng, nước,
lương thực, văn hóa, kinh tế- xã hội, ngoại giao, thương mại.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Mơi trường, Ở Việt Nam và Thủ
Tướng chính phủ, 2011. Trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng
o


0,5 - 0,7 C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La Nina
ngày càng tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu làm thiên tai, bão, lũ, hạn hán
ngày càng khốc liệt, nhiều đợt nắng nóng và giá rét kéo dài kỷ lục.
Theo “kịch bản” về biến đổi khí hậu thì đến năm 2100, nhiệt độ trung bình

ở Việt Nam sẽ tăng 2-3 độ C. Điều này đồng nghĩa với mực nước biển có thể
cao lên khoảng 1m so với giai đoạn 1980 đến 1999. Quảng Ninh là một trong
những tỉnh chịu ảnh hưởng, sẽ có khoảng 10% diện tích đất ven biển của
tỉnh bị ngập lụt (Quảng Ninh có 9 huyện, thị , thành phố ven biển, trong đó
có 8 xã dưới mực nước biển); khoảng 5% chiều dài quốc lộ, trên 6% chiều
dài tỉnh lộ, gần 4% chiều dài đường sắt, trên 9% dân số bị ảnh hưởng. Dự
báo giai đoạn 2020-2100, mực nước biển tỉnh Quảng Ninh sẽ dâng 64cm so
với giai đoạn 1980-1999, khi đó tổng diện tích bị ngập của tỉnh Quảng Ninh
là 125,27km2. Địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất là một số khu vực ven
biển như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Quảng Yên, Hoành
Bồ. Huyện Hoành Bồ ngoài việc phải đối mặt với việc trong tương lai bị
nước biển xâm lấn thì hiện tại cịn đang phải đối phó với nhiều hiện tượng
thời tiết cực đoan, nắng gắt kéo dài, gió và bão lớn do khá gần biển.
Hiện nay song song cùng lâm nghiệp và dịch vụ thì sản xuất nơng nghiệp
của Huyện cũng rất được chú trọng phát triển. Tổng diện tích đất sản xuất nông

1


nghiệp là: 139,13 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm là: 117,5 ha (đất trồng

lúa: 80,53 ha; đất trồng cây hàng năm còn lại: 36,93 ha). Đất trồng cây lâu
năm là: 21,63 ha. Đặc biệt tại Thị trấn Trới cùng với sản xuất lúa nước là các
mơ hình hợp tác xã trồng rau-hoa, ươm keo con diện tích lớn mang lại lợi
ích kinh tế rất cao. Tuy nhiên với những ảnh hưởng từ thời tiết biến đổi thất

thường, khiến người dân gặp nhiều khó khăn, sâu bệnh phá hoại, mất mùa
ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và kinh tế của người dân.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là rất nghiêm trọng. Nhưng đối
với người dân, họ nhận thức ra sao về các hiện tượng của biến đổi khí
hậu, họ có quan tâm đến sự thay đổi này khơng? Nếu vậy thì họ đã có
những giải pháp thích ứng thế nào với BĐKH? Người dân đã hiểu đúng
và có hành động phù hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu hay chưa?
Những bài học từ ứng phó thiên tai cho thấy thích ứng với biến đổi khí
hậu không chỉ nên tập trung vào các giải pháp công trình mà cần có sự kết hợp
hài hịa với các biện pháp phi cơng trình như sử dụng kiến thức và kinh nghiệm
của người dân, kết hợp với các biện pháp cải thiện sinh kế và nâng cao nhận
thức, huy động cả hệ thống chính trị - xã hội với việc phân công trách nhiệm ở
từng cấp. Việc chia sẻ thông tin kịp thời sẽ phục vụ cho việc xây dựng chính
sách, các kế hoạch và biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả. Từ đó, để giúp
người dân hiểu rõ và tìm ra những biện pháp thích ứng tốt hơn với các hiện
tượng của biến đổi khí hậu tơi đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: “Nhận
thức của người dân về biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng trong sản
xuất nơng nghiệp tại thị trấn Trới - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh”.

1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông
nghiệp ở thị trấn Trới, trong khi nhận thức của người dân ở đây còn
thấp và chưa có biện pháp thích ứng phù hợp với biến đổi khí hậu.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá nhận thức của người dân và giải pháp thích ứng

trong sản xuất nơng nghiệp đối với biến đổi khí hậu tại thị trấn Trới –
huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất bổ sung các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu


trong sản xuất nơng nghiệp phù hợp trên địa bàn nghiên cứu.

2


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: thị trấn Trới - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian: 2/2016 – 5/2017

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đánh giá được xu hướng diễn biến của nhiệt độ trung bình,

tối cao, tối thấp, lượng mưa tại thị trấn Trới và tác động của chúng
đến sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá được nhận thức của người dân về BĐKH và giải

pháp thích ứng của họ trong sản xuất lúa, trồng hoa và ươm keo
giống tại thị trấn Trới – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.
- Bổ sung được các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thích

ứng và giảm nhẹ tác động BĐKH đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp của bà con địa phương.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Khái niệm về thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu

a. Thời tiết
Được biểu hiện bằng các hiện tượng: nắng, mưa, mây, gió, nóng lạnh…
tại bất kỳ nơi nào, thường thay đổi nhanh chóng trong một ngày hay từ ngày
này qua ngày khác hay từ năm này qua năm khác (Lê Văn Khoa, 2012).

b. Khí hậu
Khí hậu – Climate: Khí hậu (KH) là “trạng thái trung bình của thời tiết
tại một khu vực nào đó như một tỉnh, một nước, một khu vực hay toàn cầu
trên cơ sở chuỗi số liệu dài” (Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2008).

c. Biến đổi khí hậu (BĐKH)
Biến đổi khí hậu (BĐKH) – Climate Change: là sự biến đổi trạng
thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì
trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
BĐKH có thể là do các q trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành
phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (IPCC, 2007b).
d. Kịch bản biến đổi khí hậu
Kịch bản biến đổi khí hậu – Climate scenario: là giả định có cơ sở khoa
học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa
kinh tế-xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển
dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo
khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.

e. Thích nghi (với khí hậu)
Thích nghi (với khí hậu) – Acclimatization: quá trình con người và động vật
trở nên thích ứng với các điều kiện khí hậu khơng quen thuộc. Với nghĩa rộng hơn,
nó hàm ý sự điều chỉnh để hợp với mọi mơi trường vật lý và văn hóa mới, và
thường khó phân biệt rõ rệt các hiện tượng khí hậu với các nhân tố khác.
Trong nghĩa hẹp hơn của khoa Sinh lý khí hậu học, sự thích nghi kéo theo

những thay đổi thực sự trong cơ thể con người do những ảnh hưởng của khí hậu.

4


Nó đi đơi với sự giảm căng thẳng về sinh lý khi cơ thể tiếp tục tiếp xúc với
những điều kiện mới. Những sự điều chỉnh tạm thời diễn ra đối với những thay
đổi thời tiết theo mùa và hàng ngày. Nhưng khi một người chuyển sang một khí
hậu khác, sự thích nghi lâu dài hơn dần dần diễn ra. Nhiệt độ là yếu tố có ý
nghĩa lớn nhất trong việc thích nghi (Nguyễn Văn Thắng và cs., 2010).

f. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người
đối với hồn cảnh hoặc mơi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị
tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại (bộ Tài ngun và Mơi trường, 2008).

g. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu – Climate change mitigation: là các
hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính
giãn nở nhiệt của các đại dương (Live&Learn, 2012).
h. Hạn hán
Hạn hán – Drought: một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi giáng thủy
dưới mức trung bình nhiều, khiến mức nước hạ thấp và cây cối chết. Thời
kỳ có thời tiết khơ kéo dài như vậy thường lâu hơn dự tính, dẫn tới những
mất mát rõ rệt cho cộng động (tổn thất mùa màng, thiếu cung cấp nước).

i. Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính – Greenhouse Effect: hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp
của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ phát xạ sóng dài từ mặt

đất bởi mây và các khí như hơi nước, cácbon điơxit, nitơ ơxit, mêtan và
chlorofluorocacrbon, làm giảm lượng nhiệt thốt ra khơng trung từ hệ thống
trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30
.

độ C so với khi khơng có các chất khí đó (Nguyễn Văn Thắng và cs., 2010) .

2.1.2. Khái niệm về nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là
quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của
con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
Tri thức kinh nghiệm thông thường là loại tri thức được hình thành từ sự
quan sát trực tiếp hàng ngày về cuộc sống và sản xuất. Tri thức này rất phong

5


phú, nhờ có nó con người có vốn kinh nghiệm sống dùng để điều
chỉnh hoạt động hàng ngày.
Tri thức kinh nghiệm khoa học là loại tri thức thu được từ sự khảo
sát các thí nghiệm khoa học, loại tri thức này quan trọng ở chỗ đây là cơ sở
để hình thành nhận thức khoa học và lý luận (Nguyễn Ngọc Diệp, 2005).

2.2. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo IPCC (2007), nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần
o

o


0,74±0,18 c kể từ 1906 đến 2005, tốc độ tăng 50 năm cuối TB là 0,13±0,03 C mỗi
thập kỷ. Ở Nam cực: tháng 3-2002 khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng ngàn
mảnh. Ở Bắc cực: Mùa hè 2002, lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi so
với 1992, diện tích băng tan 655.000 km2. Hơn 110 sơng băng và những cánh
đồng băng vĩnh cửu ở bang Montana đã biến mất trong vòng 100 năm qua...

Mùa hè 2002 một khối băng 3,5 triệu tấn tách ra gây lũ băng từ dãy
núi Mali trên đỉnh Kapkaz thuộc Nga. Kể từ 1991-2004 số băng tan ở châu
Âu gấp đôi so với 30 năm trước (1961-1990) (Trần Đức Lương, 2007).
+ Mực nước biển tăng trung bình từ 1961 - 2003 là 1,8±0,5 mm/năm.
Từ 1993 - 2003 số liệu đo đạc của vệ tinh Topex/ Poseidon thấy mức tăng
TB là 3,1±0,7 mm/năm, nhanh hơn đáng kể so với thời kỳ 1961-2003.
0

Từ 1976 dến nay nhiệt độ bề mặt trái đất tăng mạnh, trung bình 0,18 C/1
0

thập kỷ. Thập kỷ 1997-2006 nhiệt độ Bắc bán cầu tăng 0,53 C, Nam bán cầu
0

tăng 0,27 C so với trung bình thời kỳ 1961 - 1990. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt
o

độ bề mặt trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 đến 4 c, mực nước biển sẽ dâng thêm
từ 28-43 cm (có thể nhanh và cịn cao hơn) (IPCC, 2007).
Theo UNDP (2010), tác động chính của BĐKH đến các vùng như sau:
Ở Nam Á mùa đơng khơ hơn, mùa hè ẩm ướt hơn, mưa ít

nhưng những trận mưa lớn lại nhiều hơn ở phía Bắc Pakistan, Bắc và
một phần phía Tây, miền Trung Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar. Dòng

chảy cũng biến động theo mùa, cao vào mùa hè, thấp vào mùa đông.
Theo Elizabeth Simelton (2013), hiện nay Ấn Độ, Pakistan và vùng cận
Sahara thuộc châu Phi đang phải hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. Giới
khoa học dự báo lượng mưa tại các khu vực trên sẽ tiếp tục giảm trong những

6


thập kỷ tới. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu tại châu Phi cho
rằng, tới năm 2020, sẽ có từ 75 – 250 triệu dân châu Phi khơng có nước
sử dụng, và sản lượng nơng nghiệp của châu lục này cũng sẽ giảm 50%.
Ở Tây Á lượng mưa tăng ở các mùa, lượng mưa có xu hướng

tăng dày hơn, ít mưa ở Nam Trung Quốc, nhiều ở Tây Bắc Trung
Quốc. Trung Quốc thuộc nhóm nước “rủi ro cao”.
Đơng Nam Á thì lượng mưa tăng ở hầu hết các nơi, biến đổi rõ rệt theo
mùa ở từng vùng. Một số quốc gia ở Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rất lớn
từ biến đổi khí hậu. Phi-lip-pin thiệt hại 230 triệu USD về nông nghiệp do cơn
bão Bo-Pha gây ra năm 2012, Thái Lan mất khoảng 25% sản lượng gạo do lũ lụt
năm 2011-2012, gây ảnh hưởng lớn tới giá lương thực thế giới. Ở Việt Nam đợt
rét 2007-2008 đã làm chết 33.000 gia súc.

Các quốc gia này đều là những khu vực rộng lớn với địa hình phức
tạp, trong trường hợp mưa bão dữ dội dễ dẫn đến sạt lở và xói mịn đất.
Bất lợi về nhiệt độ cũng tạo thêm sức ép lên nông nghiệp và y tế.
Các nước Nam Âu đang đối mặt với nguy cơ hạn hán có thể dẫn tới cháy
rừng, sa mạc hóa, cịn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa bởi những trận lũ lớn do
mực nước biển dâng cao và băng giá mùa đông khốc liệt (Lê Viết Phương, 2016).
Các trận bão không tăng về số lượng nhưng cường độ ngày càng mạnh và đột xuất
hơn, sức tàn phá mạnh hơn, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, nam Thái Bình Dương, Ấn Độ

Dương. Các nước ở vùng Bắc Âu chịu ít ảnh hưởng hơn, các nước thuộc Liên
Bang Nga, Mỹ, Đức, Pháp, Anh thuộc nhóm “rủi do trung bình”.

2.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo kết quả đánh giá Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị
tổn thương nhất trước tác động của Biến đổi khí hậu (Dasgupta và cộng sự, 2007).

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), biến đổi khí hậu đã
và đang tác động mạnh mẽ đến nước ta mà điển hình là làm cho các
thiên tai, đặc biệt là bão lũ, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt
hơn. Khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng
0.5°C 0,7°C; mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.
Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn
trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm
của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao

7


hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6°C. Năm 2007, nhiệt
độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931

- 1940 là 0,8 - 1,3°C và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000 là 0,4 - 0,5°C (Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008).
Nghiên cứu dữ liệu khí tượng chi tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy
văn Quốc gia cho thấy trong vòng 30 năm qua, ở Việt nam nhiệt độ có xu
huớng gia tăng đáng kể. Ở Miền Bắc, trong vòng 30 năm (1961-1990), nhiệt
độ tối thấp trung bình trong mùa đơng tăng 3°C ở Điện Biên, Mộc Châu; 2°C
ở Lai Châu, 1.8°C ở Lạng Sơn, 1°C ở Hà Nội. Ở Miền Nam, nhiệt độ tối thấp
trung bình gia tăng ít hơn. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiệt độ trung

bình từ năm 1984 đến 2004 cho thấy càng ngày càng tăng lên.
Xu hướng biến đổi lượng mưa khơng rõ rệt, có giai đoạn tăng và có giai
đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở
các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm
trong 50 năm qua (1958-2007) đã giảm khoảng 2% (Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008). Và số cơn bão có cường độ
mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam, mùa bão
kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Sau
bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống.
Bảng 2.1. Xu thế tăng nhiệt độ và lượng mưa 50 năm qua ở các vùng khí hậu

Vùng khí hậu

Tây Bắc
Đơng Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ
Trung bình
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012)

8


Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt
độ tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên
phạm vi cả nước trong 50 năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so
với vào mùa hè và các vùng có nhiệt độ tăng nhanh hơn là Tây Bắc, Đông Bắc

O

Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5 C/50năm). Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng
O

khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,9 C/50năm). Tính trung bình cho cả nước,
O

nhiệt độ mùa đông ở nước ta tăng lên 1,2 C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng
O

VII tăng khoảng 0,3 - 0,5 C/50năm trên tất cả các vùng khí hậu của cả nước.
O

Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,6 C/50năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng
bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, còn mức tăng nhiệt độ
O

trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3 C/50năm. Tính
O

trung bình cho cả nước, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,56 C
trong 50 năm qua (Trần Thục và cs., 2012).

- Mực nước biển
Theo Bộ tài nguyên môi trường (2009) và IMHEM (2010). Số liệu
quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ
dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là
khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008), tương đương với tốc độ

tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước
biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm.

Nguồn Bộ tài nguyên môi trường (2009)

Hình 2.1. Diễn biến của mực nước biển tại trạm hải văn Hòn Dấu
9


- Biến đổi của nhiệt độ tối thấp tuyệt đối năm
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối năm có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phân bố
ranh giới các cây lưu niên đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày như cao su,
hồ tiêu, cà phê, các cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, vải thiều.... Kết quả tính

tốn độ lệch nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm so với trung bình
nhiều năm (1960 - 2000) cho thấy xu thế nhiệt độ ngày một cao hơn.
0

- Miền Tây Bắc: Nhiệt độ tối thấp tăng so với TBNN tăng từ 1,5 - 2 C.
- Đối với vùng Đơng Bắc: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có xu thế
0

tăng dần vào những năm gần đây từ 2 - 3 C.
0

- Trung du: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm tăng 1 C.
0

- Đồng bằng Bắc Bộ: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tăng 0,4 - 1 C.
0


- Bắc Trung Bộ: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tăng 0,4 - 1 C.
0

- Nam Trung Bộ: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tăng 0 - 0,5 C.
0

- Đông Nam Bộ: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tăng 1 C.
0

- Tây Nguyên: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tăng 0,2 - 1,2 C.
0

- Đồng bằng Nam Bộ: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tăng 0,5 - 1,2 C.
Nếu nhiệt độ tăng như hiện nay thì các cây lâu năm có nguồn gốc nhiệt
đới sẽ tiến dần lên phương Bắc và các vùng cao từ 200 - 500 m so với hiện nay.

Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu chi tiết để phân bố lại
cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp cho từng vùng sinh thái.
- Biến đổi của số giờ nắng
Số giờ nắng là một yếu tố quan trọng đối với quá trình quang hợp của thực
vật. Do vậy để xem xét biến đổi của số giờ nắng đã nghiên cứu sự biến đổi của số
giờ nắng tháng I, tháng VII, số giờ nắng năm và theo mùa vụ (đông xuân và mùa).

- Đối với miền núi và Trung du Bắc Bộ: tháng I số giờ nắng có xu thế
giảm so với TBNN 20 giờ, tháng VII giảm khoảng 10 giờ, cả năm giảm 45 giờ.
Tổng số giờ nắng vụ đông xuân giảm 40 giờ, vụ mùa giảm khoảng 1 giờ.

- Đồng bằng Bắc Bộ: trạm Hà Nội, trạm Hải Dương, trạm Nam


Định: đều có xu thế giảm vào tháng I từ 10 - 20 giờ, tháng VII giảm 20
- 30 giờ. Vụ đông xuân và vụ mùa giảm 50 - 70 giờ.
- Bắc Trung Bộ: trạm Vinh số giờ nắng giảm 5 - 10 giờ đối với

tháng I, tháng VII, cả năm và mùa vụ.
10


- Nam Trung Bộ: trạm Nha Trang số giờ nắng tăng vào tháng I,

tháng VII, cả năm và mùa vụ.
- Tây Nguyên: cả 2 trạm Pleiku và Buôn Ma Thuột số giờ nắng

tăng dần so với TBNN.
- Đối với Nam bộ số giờ nắng giảm giống như ở Bắc Bộ.

-Bão: N hững năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện
nhiều hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và
mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường
hơn (Thơng báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên
Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2003).
-Sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu khác
+ Số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa, từ trung bình

30 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày mỗi
năm trong thập kỷ 1991 - 2000;
+ Hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là ở

các tỉnh Nam Trung Bộ, dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa;
+ Mực nước biển trung bình đã tăng 25 - 30 cm trong khoảng 50 năm qua;

+ Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng đến Việt Nam mạnh mẽ hơn
trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều dị thường về thời tiết như nhiệt độ cực đại,
nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng khi có El Nino, điển hình là
năm 1997 - 1998; mưa lớn, lũ lụt và rét hại khi có La Nina như năm 2007.

2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ
SẢN XUẤT
2.3.1. Ảnh hưởng đối với ngành sản xuất nông nghiệp
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 73% dân số sống bằng nghề
nông và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc
rất nhiều vào yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Sản xuất
nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các hộ cá thể, quy mơ vừa và
nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và
khí hậu. Đây là một thách thức lớn dưới tác động của BĐKH (Oxfam, 2008).
Nhiệt độ, tính dị thường của thời tiết và khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản
xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự gia tăng về số lượng và cường độ của

11


×