Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đánh giá của hộ về tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.38 KB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VŨ THỊ HUÊ
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ THƯỢNG SƠN, HUYỆN VỊ XUYÊN,
TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI – 2015
2
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ THƯỢNG SƠN, HUYỆN VỊ XUYÊN,
TỈNH HÀ GIANG
Tên sinh viên : Vũ Thị Huê
Chuyên ngành đào tạo : PTNT
Lớp : K56 -PTNTA
Niên khóa : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thiêm
HÀ NỘI – 2015
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã


được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2015
Người thực hiện khóa luận
Vũ Thị Huê
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám đốc Học Viện, toàn thể
các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế nông
nghiệp và chính sách đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn
Thị Thiêm đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Phòng Nông nghiệp
huyện Vị Xuyên, Ban Nông nghiệp xã Thượng Sơn, Ban Thống kê xã Thượng
Sơn, UBND xã Thượng Sơn, và nhân dân ba thôn Vằng Luông, Nặm Am và
Đán Khao. Trong thời gian tôi về thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người
đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan. Khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
SINH VIÊN
Vũ Thị Huê

ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của quốc gia,
nhất là đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì sự phát triển
sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền
vững của nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của nền nông
nghiệp nên Đảng và Nhà nước đã triển khai rất nhiều các chính sách
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên cả nước, nhất là nông thôn miền núi
vùng sâu, vùng xa. Nhiều chính sách sau khi triển khai đã mang lại
nhiều kết quả rất tốt với một số địa phương nhưng còn một số địa
phương sau khi thực thi rất nhiều chính sách mà giá trị sản xuất nông
nghiệp vẫn không thay đổi đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình thực thi chính sách bao gồm cả những yếu tố bên trong và
bên ngoài chính sách.
Thượng Sơn là một xã vùng cao thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà
Giang, là địa phương tập trung nhiều cư dân người dân tộc thiểu số, đời
sống người dân còn rất nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2012 – 2014, xã
Thượng Sơn đã triển khai một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp như hỗ trợ về đầu vào, vật tư nông nghiệp, tín dụng và khuyến
nông. Nghiên cứu đánh giá của hộ về tình hình thực thi các chính sách
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thượng Sơn giai đoạn
2012 – 2014.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá của hộ về tình hình thực
thi các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã Thượng Sơn, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Mục tiêu của đề tài là góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về các chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp;
đánh giá của hộ về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông
iii
nghiệp tại xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; phân tích

những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi các chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp tại xã Thượng Sơn; đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả các
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã Thượng Sơn, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
Thông qua việc tìm hiểu các chính sách và đánh giá của hộ về tình hình
thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến thực thi chính sách. Tìm hiểu kết quả và kinh nghiệm thực thi
chính sách trong và ngoài nước để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, các thông thứ cấp được thu thập qua
tài liệu, sách báo, trang web về các văn bản về thực thi chính sách, đặc điểm
tự nhiên và kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, các báo cáo kinh tế xã hội
của địa phương. Các thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn điều tra
125 hộ thuộc 3 thôn: Vằng Luông, Đán Khao và Nặm Am. Các thông tin thu
thập được tổng hợp và tính toán bằng phần mềm SPSS và Excel theo các mục
tiêu nghiên cứu, đồng thời sử dụng một số phương pháp thống kê so sánh,
thống kê mô tả và một số phương pháp khác.
Kết quả nghiên cứu hộ đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ
trợ sản xuất nông nghiệp tại xã đã thực hiện tốt các bước huy động nguồn
lực thực thi chính sách và phổ biến tuyên truyền chính sách, còn nhiều
hạn chế trong các bước lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, phân
công phối hợp thực hiện chính sách, thực hiện chính sách, điều chỉnh
chính sách, giám sát đánh giá việc thực hiện chính sách và tổng kết chính
sách rút kinh hiệm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp bao gồm yếu tố bên trong chính sách như nguồn ngân sách cho
thực thi chính sách hay bản chất vấn đề chính sách can thiệp, các yếu tố
bên ngoài chính sách như năng lực của cán bộ thực thi chính sách, trình
iv
độ học vấn của nhóm đối tượng thụ hưởng, tiềm lực và đặc điểm xã hội
của nhóm đối tượng thụ hưởng như giới tính, thành phần dân tộc, tuổi tác.

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá của hộ về tình hình thực thi các chính
sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã, thực trạng thực hiện chính sách
và tiếp nhận hỗ trợ của các hộ điều tra, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thực thi, một số giải pháp đưa ra nhằm tăng hiệu quả thực thi chính
sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: Hoàn thiện tối ưu các bước trong quá
trình thực thi chính sách nhất là điều chỉnh chính sách cho phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương, tăng cường sự tham gia của nhóm đối
tượng hưởng lợi vào tất cả các bước trong quá trình thực thi; phát huy tác
động tích cực của các yếu tố ảnh hưởng và hạn chế tác động tiêu cực, đào
tạo bồi dưỡng cán bộ thực thi, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật
chất, hạ tầng, dịch vụ phúc lợi xã hội, lồng ghép các chương trình hỗ trợ
giáo dục, đào tạo tay nghề vào chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
v
MỤC LỤC
PH N I. M UẦ ỞĐẦ 1
1.1 Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à 1
1.2 M c tiêu nghiên c uụ ứ 3
1.2.1 M c tiêu chungụ 3
1.2.2 M c tiêu c thụ ụ ể 3
1.3 i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 3
1.3.1 i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 3
1.3.2 Ph m vi nghiên c uạ ứ 3
PH N II. C S LÝ LU N VÀ TH C TI NẦ Ơ Ở Ậ Ự Ễ 5
2.1. C s lý lu nơ ở ậ 5
2.1.1M t s khái ni m c b nộ ố ệ ơ ả 5
2.1.2 Lý lu n v th c thi chính sách h tr s n xu t nông nghi pậ ề ự ỗ ợ ả ấ ệ 8
2.1.3 N i dung nghiên c u ánh giá c a h v tình hình th c thi ộ ứ đ ủ ộ ề ự
chính sách h tr s n xu t nông nghi pỗ ợ ả ấ ệ 16
2.2 C s th c ti nơ ở ự ễ 18
2.2.1 Kinh nghi m trong th c thi chính sách h tr s n xu t nông ệ ự ỗ ợ ả ấ

nghi p các n c trên th gi iệ ở ướ ế ớ 18
2.2.2 Các chính sách h tr s n xu t nông nghi p cho gi m nghèo t i ỗ ợ ả ấ ệ ả ạ
Vi t Namệ 24
2.2.3 B i h c kinh nghi m th c thi chính sách h tr s n xu t nông à ọ ệ ự ỗ ợ ả ấ
nghi p cho h nông dânệ ộ 34
PH N III. C I M A BÀN VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN C UẦ ĐẶ Đ Ể ĐỊ ƯƠ Ứ 36
3.1 c i m a b n nghiên c uĐặ đ ể đị à ứ 36
3.1.1 i u ki n t nhiênĐ ề ệ ự 36
3.1.2 i u ki n kinh t - xã h iĐ ề ệ ế ộ 38
3.2 Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 40
3.2.1 Ph ng pháp ch n i m nghiên c u v ch n m u i u traươ ọ đ ể ứ à ọ ẫ đ ề 40
3.2.2 Ph ng pháp thu th p s li u v thông tinươ ậ ố ệ à 41
3.2.3Ph ng pháp t ng h p v x lý v phân tích thông tinươ ổ ợ à ử à 43
3.2.4 H th ng các ch tiêu nghiên c uệ ố ỉ ứ 43
PH N IV. K T QU NGHIÊN C UẦ Ế Ả Ứ 46
4.1 T ng quan các chính sách v th c thi h tr s n xu t nông nghi p ổ à ự ỗ ợ ả ấ ệ
t i xã Th ng S n giai o n 2012 – 2014ạ ượ ơ đ ạ 46
Trên a b n xã ã có r t nhi u chính sách h tr s n xu t nông nghi pđị à đ ấ ề ỗ ợ ả ấ ệ
trong giai o n 2012 – 2014 v các l nh v c lâm nghi p, tr ng tr t v đ ạ ề ĩ ự ệ ồ ọ à
ch n nuôi. Các chính sách ã tri n khai v k t thúc ho c m t s chính ă đ ể à ế ặ ộ ố
sách còn kéo d i n th i i m hi n t i. Vi c th c thi chính sách ã à đế ờ đ ể ệ ạ ệ ự đ
mang l i nh ng hi u qu v tác ng nh t nh n kinh t c a các h ạ ữ ệ ả à độ ấ đị đế ế ủ ộ
nói tiêng v n n kinh t chung c a to n xã nói chung.à ề ế ủ à 47
( i u tra h , 2015)Đ ề ộ 48
vi
Vì xã Th ng S n l xã nghèo thu n nông, thu c Ch ng trình 135 nênượ ơ à ầ ộ ươ
t l h nghèo r t cao (chi m 64,8% t ng m u i u tra). Ng i dân ỷ ệ ộ ấ ế ổ ẫ đ ề ườ ở
ây ch y u l ng i dân t c thi u s nh Clao, Dao, Mông, T y …đ ủ ế à ườ ộ ể ố ư à
ng i dân t c Kinh chi m t l r t th p, ch có 1,6% t ng m u i u tra.ườ ộ ế ỷ ệ ấ ấ ỉ ổ ẫ đ ề
Ch h ch y u l nam gi i v có trình h c v n t Trung h c c s ủ ộ ủ ế à ớ à độ ọ ấ ừ ọ ơ ở

tr xu ng. S kh u bình quân m i h l 4,7 ng i, trong khi ó s lao ở ố ố ẩ ỗ ộ à ườ đ ố
ng bình quân l 3 ng i. Qua ó có th th y xã ang có ti m n ng độ à ườ đ ể ấ đ ề ă
phát tri n r t l n, t l trung bình s lao ng/s kh u l x p x 3/2 ể ấ ớ ỷ ệ ố độ ố ẩ à ấ ỉ
(t c l c 2 lao ng thì nuôi thêm 1 ng i n theo), nh v y n u s ứ à ứ độ ườ ă ư ậ ế ố
lao ng n y l m vi c hi u qu thì kinh t chung c a to n xã nói chungđộ à à ệ ệ ả ế ủ à
v kinh t h nói riêng s phát tri n m nh m trong v i n m t i. H n à ế ộ ẽ ể ạ ẽ à ă ớ ơ
n a, nh các chính sách h tr trong giai o n nh ng n m g n ây, t ữ ờ ỗ ợ đ ạ ữ ă ầ đ ỷ
l h có thu nh p trung bình h ng n m t ng lên l 88,8%, trong ó có ệ ộ ậ à ă ă à đ
17,6% s h c ph ng v n tr l i l thu nh p t ng lên nhi u, có ố ộ đượ ỏ ấ ả ờ à ậ ă ề
71,2% h nói r ng h có t ng thu nh p nh ng t ng ít. V y nên có th ộ ằ ộ ă ậ ư ă ậ ể
th y các chính sách h tr phát tri n nông nghi p t i xã có nh ng tác ấ ỗ ợ ể ệ ạ ữ
ng r t tích c c n các h nông dân trên a b n xã. C n phát huy độ ấ ự đế ộ đị à ầ
t i a hi u qu th c thi chính sách a n n kinh t c a xã phát ố đ ệ ả ự để đư ề ế ủ
tri n; ng th i a ng i dân, nh t l 89,6% s ng i c h i có ể đồ ờ đư ườ ấ à ố ườ đượ ỏ
thu nh p chính l t nông nghi p thoát kh i c nh nghèo ói khó kh n ậ à ừ ệ ỏ ả đ ă
v kinh t .ề ế 49
Tình hình h tr s n xu t nông nghi p t i a ph ng tri n khai khá ỗ ợ ả ấ ệ ạ đị ươ ể
hi u qu v ng b . Tuy nhiên, các chính sách trùng chéo khi n cho ệ ả à đồ ộ ế
h tr t i a ph ng tr nên lãng phí v ngu n l c b d n tr i. Theo ỗ ợ ạ đị ươ ở à ồ ự ị à ả
nh b ng trên có n 77,6% s h tr l i r ng h nh n c nhi u ư ả đế ố ộ ả ờ ằ ọ ậ đượ ề
lo i h tr nh : h tr v t t nông nghi p, tham gia mô hình khuy n ạ ỗ ợ ư ỗ ợ ậ ư ệ ế
nông, a ph ng c n sát h n n a khó kh n c a ng i dân, h tr k p… Đị ươ ầ ơ ữ ă ủ ườ ỗ ợ ị
th i v t p trung ng i s n xu t nông nghi p nâng cao c n ng ờ à ậ để ườ ả ấ ệ đượ ă
su t c ng nh gi m khó kh n trong s n xu t nông nghi p.ấ ũ ư ả ă ả ấ ệ 53
4.2 ánh giá c a h v tình hình tri n khai th c hi n các chính sách Đ ủ ộ ề ể ự ệ
h tr s n xu t nông nghi p t i xã Th ng S n, huy n V Xuyên, t nh ỗ ợ ả ấ ệ ạ ượ ơ ệ ị ỉ
H Giangà 53
4.2.1 ánh giá c a h v xây d ng k ho ch tri n khai th c hi n Đ ủ ộ ề ự ế ạ ể ự ệ
chính sách 53
4.2.2 ánh giá c a h v huy ng ngu n l c th c thi chính sáchĐ ủ ộ ề độ ồ ự ự 57

Có n 56,8% h không bi t huy ng ngu n l c l gì nh ng t l đế ộ ế độ ồ ự à ư ỷ ệ
h i u tra c tham gia huy ng ngu n l c chi m n 92,8%. T tộ đ ề đượ độ ồ ự ế đế ấ
c các h nh n c h tr tham gia huy ng ngu n l c b ng cách ả ộ ậ đượ ỗ ợ độ ồ ự ằ
óng góp công lao ng th c hi n chính sách. Vi c tham gia huy đ độ để ự ệ ệ
ng ngu n l c cho th y t i a ph ng vi c huy ng ngu n l c độ ồ ự ấ ạ đị ươ ệ độ ồ ự
di n ra khá t t v hi u qu m c dù ng i dân ch a bi t v huy ng ễ ố à ệ ả ặ ườ ư ế ề độ
ngu n l c. a ph ng c n có gi i pháp nâng cao hi u bi t v huyồ ự Đị ươ ầ ả để ể ế ề
vii
ng ngu n l c cho ng i dân th c thi chính sách có hi u qu độ ồ ự ườ để ự ệ ả
h n.ơ 58
4.2.3 ánh giá c a h v ph bi n tuyên truy n chính sáchĐ ủ ộ ề ổ ế ề 58
Công tác ph bi n tuyên truy n chính sách t i xã còn nhi u khó kh nổ ế ề ạ ề ă
vì i u ki n v t ch t, c s h t ng, h th ng giao thông còn y u đ ề ệ ậ ấ ơ ở ạ ầ ệ ố ế
kém nh ng vi c ph bi n chính sách v n c th c hi n y . Sư ệ ổ ế ẫ đượ ự ệ đầ đủ ơ
sau ây th hi n quy trình ph bi n chính sách t i xã.đồ đ ể ệ ổ ế ạ 59
S 4.1 Quy trình ph bi n chính sáchơ đồ ổ ế 59
60
S trên th hi n các kênh ph bi n chính sách t i a ơ đồ ể ệ ổ ế ạ đị
ph ng. H dân l i t ng cu i cùng bi t n chính sách ch ng ươ ộ à đố ượ ố ế đế ứ
t vi c ph bi n chính sách a ph ng ã có hi u qu nh t nh. ỏ ệ ổ ế ở đị ươ đ ệ ả ấ đị
Ng i dân l i t ng th h ng c a chính sách c bi t n ườ à đố ượ ụ ưở ủ đượ ế đế
chính sách thông qua cán b thôn, cán b xã, anh em h ng xóm hay t ộ ộ à ừ
nh ng h khác truy n thông tin cho nhau b ng mi ng. B ng sau th ữ ộ ề ằ ệ ả ể
hi n các t l h bi t n chính sách qua các kênh.ệ ỷ ệ ộ ế đế 60
( i u tra h , 2015)Đ ề ộ 61
Qua b ng ta th y t t c các h bi t n chính sách qua ph ng th c ả ấ ấ ả ộ ế đế ươ ứ
truy n mi ng. xã có loa phát thanh nh ng không có h n o tr l i ề ệ Ở ư ộ à ả ờ
r ng h bi t b chính sách qua loa i, ch ng t i v i a ằ ọ ế đế đà ứ ỏ đố ớ đị
ph ng n y ph ng th c truy n mi ng phát huy hi u qu r t t t. aươ à ươ ứ ề ệ ệ ả ấ ố Đị
ph ng nên có bi n pháp ph bi n tuyên truy n chính sách tích c c ươ ệ ổ ế ề ự

h n ng i dân hi u bi t v chính sách nhi u h n. Nh v y, s ơ để ườ ể ế ề ề ơ ư ậ ẽ
l m cho quá trình th c thi chính sách t c k t qu t t h n.à ự đạ đượ ế ả ố ơ 61
4.2.4 ánh giá c a h v phân công ph i h p th c hi n chính sáchĐ ủ ộ ề ố ợ ự ệ . 61
Trong quá trình th c thi chính sách c n ph i h p th c hi n cho hi u ự ầ ố ợ ự ệ ệ
qu . Cán b v ng i dân ph i ng s c ng lòng thì m i mang l iả ộ à ườ ả đồ ứ đồ ớ ạ
k t qu t t nh t. ng b luôn a ra nh ng ph ng h ng phát ế ả ố ấ Đả ộ đư ữ ươ ướ
tri n t ng quát cho c xã, chính sách a ra t trên xu ng dù có ý ể ổ ả đư ừ ố
ngh a r t t t m d i th c hi n không t t thì c ng v t i (Hu nh ĩ ấ ố à ở ướ ự ệ ố ũ ứ đ ỳ
V n L u, 2015).ă ư 62
Theo h i u tra thì c n ng s c ng lòng thì m i hi u qu . Cho ộ đ ề ầ đồ ứ đồ ớ ệ ả
th y c n nâng cao h n n a trong phân công ph i h p th c hi n chính ấ ầ ơ ữ ố ợ ự ệ
sách t vi c kh i d y tình o n k t c a ng i dân khi tri n khai ừ ệ ơ ậ đ à ế ủ ườ ể
chính sách vi c th c thi chính sách t hi u qu t i a.để ệ ự đạ ệ ả ố đ 62
4.2.5 ánh giá c a h v th c hi n chính sáchĐ ủ ộ ề ự ệ 63
4.2.6 ánh giá c a h v i u ch nh chính sáchĐ ủ ộ ề đ ề ỉ 65
4.2.7 ánh giá c a h v giám sát, ánh giá vi c th c hi n chính Đ ủ ộ ề đ ệ ự ệ
sách 66
4.2.8 ánh giá c a h v t ng k t chính sách v rút kinh nghi mĐ ủ ộ ề ổ ế à ệ 68
4.3 Các y u t nh h ng n th c thi các chính sách h tr s n xu t ế ố ả ưở đế ự ỗ ợ ả ấ
nông nghi p t i xã Th ng S nệ ạ ượ ơ 69
4.3.1 Các y u t bên trong chính sáchế ố 69
viii
4.3.2 Lãnh o th c thi chính sáchđạ ự 71
72
H ánh giá v n ng l c c a cán b tr c ti p th c thi chính sách, cánộ đ ề ă ự ủ ộ ự ế ự
b th c thi chính sách a ph ng còn nhi u khó kh n, i u ki n ộ ự ở đị ươ ề ă đ ề ệ
c s h t ng v t ch t còn y u kém, cán b c n có s c kh e t t, ơ ở ạ ầ ậ ấ ế ộ ầ ứ ỏ ố
n ng l c chuyên môn cao thôi thì ch a , c n có nhi t huy t v c ă ự ư đủ ầ ệ ế à ố
g ng trong th c thi phát huy h t n ng l c v th c hi n nhi m v ắ ự để ế ă ự à ự ệ ệ ụ
c a mình.ủ 72

4.3.3 i t ng th h ng c a chính sáchĐố ượ ụ ưở ủ 72
Chính sách h tr t i a ph ng nh m h tr cho ng i dân s n xu t ỗ ợ ạ đị ươ ằ ỗ ợ ườ ả ấ
v ông nh ng không nh n c s ng h tích c c t phía ng i dânụ đ ư ậ đượ ự ủ ộ ự ừ ườ
vùng chính sách, bao g m c nh ng h thu c i t ng h ng l i c a ồ ả ữ ộ ộ đố ượ ưở ợ ủ
chính sách v nh ng h không nh n c h tr t chính sách. C n à ữ ộ ậ đượ ỗ ợ ừ ầ
huy ng t i a s tham gia c a ng i dân v o chính sách, ng i dân độ ố đ ự ủ ườ à ườ
ng h tích c c v th c hi n theo chính sách thì vi c th c thi s t ủ ộ ự à ự ệ ệ ự ẽ đạ
hi u qu t t h n.ệ ả ố ơ 75
4.4 K t qu th c thi chính sách h tr s n xu t nông nghi p xã Th ng ế ả ự ỗ ợ ả ấ ệ ượ
S n.ơ 75
4.4.1 Thông tin chung v các h i u tra ề ộ đ ề 75
4.4.2 Tác ng c a chính sách h tr n k t qu s n xu t nông độ ủ ỗ ợ đế ế ả ả ấ
nghi p c a xã v các h s n xu t nông nghi p trên a b n xãệ ủ à ộ ả ấ ệ đị à 76
H ông Th o S o D n l m t trong nh ng h i n hình khó kh n ộ à à ề à ộ ữ ộ đ ể ă
khi ti p nh n h tr s n xu t nông nghi p. H ông D n nh n c ế ậ ỗ ợ ả ấ ệ ộ ề ậ đượ
h tr v v t t nông nghi p c th l nh n c gi ng ngô lai n ng ỗ ợ ề ậ ư ệ ụ ể à ậ đượ ố ă
su t cao tr ng v o v ông t i a ph ng. H tr n y không phù ấ ồ à ụ đ ạ đị ươ ỗ ợ à
h p v i i u ki n c a gia ình c ng nh t p quán canh tác c a nhi uợ ớ đ ề ệ ủ đ ũ ư ậ ủ ề
h nông dân khác t i xã.ộ ạ 79
4.4.3 xu t c a nhóm ng i th c thi v ng i h ng l i i v i Đề ấ ủ ườ ự à ườ ưở ợ đố ớ
các chính sách h trỗ ợ 79
4.5 Các gi i pháp th c hi n hi u qu các chính sách h tr s n xu t ả ự ệ ệ ả ỗ ợ ả ấ
nông nghi p t i xã Th ng S n, huy n V Xuyên, t nh H Giang trong ệ ạ ượ ơ ệ ị ỉ à
th i gian t iờ ớ 81
4.5.1 Ho n thi n xây d ng k ho ch tri n khai th c hi n chính sáchà ệ ự ế ạ ể ự ệ
81
PH N V. K T LU N VÀ KI N NGHẦ Ế Ậ Ế Ị 85
5.1 K t lu nế ậ 85
Trên c s nghiên c u c s lý lu n v th c ti n v ánh giá c a h v ́ơ ở ư ơ ở ậ à ự ễ ề đ ủ ộ ề
tình hình th c thi các chính sách h tr s n xu t nông nghi p t i xã; ự ỗ ợ ả ấ ệ ạ

phân tích nh ng y u t nh h ng n th c thi chính sách, m t s gi iữ ế ố ả ưở đế ự ộ ố ả
pháp a ra nh m nâng cao hi u qu th c thi các chính sách h tr s n đư ằ ệ ả ự ỗ ợ ả
xu t nông nghi p nh sau: Ho n thi n xây d ng k ho ch tri n khai ấ ệ ư à ệ ự ế ạ ể
th c hi n chính sách, huy ng hi u qu ngu n l c th c thi chính sách,ự ệ độ ệ ả ồ ự ự
t i u hóa công tác ph bi n tuyên truy n chính sách, ho n thi n phân ố ư ổ ế ề à ệ
ix
công ph i h p th c hi n chính sách, tích c c th c hi n chính sách i ố ợ ự ệ ự ự ệ đ
kèm v i i u ch nh chính sách, t ng c ng s tham gia c a h v o ớ đ ề ỉ ă ườ ự ủ ộ à
giám sát, ánh giá vi c th c hi n chính sách v t ng k t, rút kinh đ ệ ự ệ à ổ ế
nghi m.ệ 87
5.2 Ki n nghế ị 87
PHỤ LỤC 89
x
DANH MỤC BẢNG
B ng 4.1. M t s h tr c a chính sách 135 ã tri n khai trên a b n xãả ộ ố ỗ ợ ủ đ ể đị à
46
B ng 4.2: Thông tin chung c a các h c i u traả ủ ộ đượ đ ề 48
B ng 4.3: X p lo i h theo ngh nghi p em l i thu nh p chính c a hả ế ạ ộ ề ệ đ ạ ậ ủ ộ. 49
B ng 4.4 Tình hình h tr s n xu t nông nghi p c a các h i u tra giai ả ỗ ợ ả ấ ệ ủ ộ đ ề
o n 2012 – 2014đ ạ 51
B ng 4.5: Tình hình phân b các h tr s n xu t nông nghi p c a các h ả ổ ỗ ợ ả ấ ệ ủ ộ
i u tra giai o n 2012 – 2014đ ề đ ạ 53
B ng 4.6: ánh giá c a h v cách th c bình xét h nghèo (h nh n cả Đ ủ ộ ề ứ ộ ộ ậ đượ
h tr ) t i a ph ng phân theo lo i h trên a b n to n xãỗ ợ ạ đị ươ ạ ộ đị à à 54
B ng 4.7: ánh giá c a h v cách th c bình xét h nghèo (h nh n cả Đ ủ ộ ề ứ ộ ộ ậ đượ
h tr ) t i a ph ng phân theo thôn b nỗ ợ ạ đị ươ ả 55
B ng 4.8: ánh giá c a h v i t ng th h ng c a chính sáchả Đ ủ ộ ề đố ượ ụ ưở ủ 56
B ng 4.9: ánh giá c a h i u tra v huy ng ngu n l c th c thi chính ả Đ ủ ộ đ ề ề độ ồ ự ự
sách 57
B ng: 4.10: T l h bi t n chính sách qua các kênhả ỷ ệ ộ ế đế 61

B ng 4.11: ánh giá v phân công ph i h p th c hi n chính sách c a h ả Đ ề ố ợ ự ệ ủ ộ
i u trađ ề 62
B ng 4.12: ánh giá c a h v m c phù h p c a m t s h tr s n ả Đ ủ ộ ề ứ độ ợ ủ ộ ố ỗ ợ ả
xu t nông nghi p trên a b n xãấ ệ đị à 63
B ng 4.13: Lý do c a m t s h tr không phù h p i v i hả ủ ộ ố ỗ ợ ợ đố ớ ộ 64
B ng 4.14: T l h bi t v giám sát, ánh giá vi c th c hi n chính sáchả ỷ ệ ộ ế ề đ ệ ự ệ
67
B ng 4.15: T l h c tham gia v o t ng k t chính sáchả ỷ ệ ộ đượ à ổ ế 68
B ng 4.16: ánh giá c a h v m c phù h p c a các h trả Đ ủ ộ ề ứ độ ợ ủ ỗ ợ 70
B ng 4.17: X p lo i h theo trình h c v nả ế ạ ộ độ ọ ấ 73
B ng 4.18: Phân lo i h theo thôn b n c a các h i u traả ạ ộ ả ủ ộ đ ề 75
B ng 4.19: ánh giá c a h v chính sách có tác ng nhi u nh t n ả Đ ủ ộ ề độ ề ấ đế
kinh t hế ộ 76
Giá tr s n xu t nông nghi p c a to n xã giai o n 2012 – 2014 nhìn ị ả ấ ệ ủ à đ ạ
chung có s t ng tr ng áng k , s n l ng s n xu t t ng nhi u qua các ự ă ưở đ ể ả ượ ả ấ ă ề
n m, c th nh trong b ng sau.ă ụ ể ư ả 76
B ng 4.20: Bi n ng giá tr s n xu t ng nh tr ng tr t xã Th ng S n giaiả ế độ ị ả ấ à ồ ọ ượ ơ
o n 2012 – 2014đ ạ 76
B ng 4.21: ánh giá c a h v h tr có tác ng ít nh t n kinh t hả Đ ủ ộ ề ỗ ợ độ ấ đế ế ộ
77
B ng 4.22: M t s xu t c a cán b th c thi chính sáchả ộ ố đề ấ ủ ộ ự 79
B ng 4.23: M t s xu t c a nhóm i t ng th h ng c a chính ả ộ ố đề ấ ủ đố ượ ụ ưở ủ
sách 80
xi
xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP
S 4.1 Quy trình ph bi n chính sáchơ đồ ổ ế 59
th 4.1: Ph n ng c a h sau khi ti p nh n h trĐồ ị ả ứ ủ ộ ế ậ ỗ ợ 65
th 4.2: T l h bi t v giám sát, ánh giá vi c th c hi n chính sáchĐồ ị ỷ ệ ộ ế ề đ ệ ự ệ
67

( i u tra h , 2015)Đ ề ộ 67
th trên th hi n có n 96,8% các h i u tra nói r ng h không bi t Đồ ị ể ệ đế ộ đ ề ằ ọ ế
v giám sát ánh giá th c hi n chính sách. Ch có m t t l r t nh l ề đ ự ệ ỉ ộ ỷ ệ ấ ỏ à
3,2% h i u tra bi t n giám sát ánh giá vi c th c hi n chính sách. ộ đ ề ế đế đ ệ ự ệ
i u n y cho th y công tác giám sát, ánh giá vi c th c hi n chính sách Đ ề à ấ đ ệ ự ệ ở
a ph ng ch a hi u qu .đị ươ ư ệ ả 68
H p 4.1: Ý ki n c a h i u tra v nhu c u t ng gia s n xu tộ ế ủ ộ đ ề ề ầ ă ả ấ 50
H p 4.3: Lý do bình xét t i h nghèo t i a ph ng ch a phù h pộ ạ ộ ạ đị ươ ư ợ 55
H p 4.4: ánh giá c a h v cách th c bình xét i t ng th h ngộ Đ ủ ộ ề ứ đố ượ ụ ưở 56
H p 4.5: ánh giá c a h v ph bi n tuyên truy n chính sáchộ Đ ủ ộ ề ổ ế ề 58
H p 4.6: ánh giá c a h v phân công ph i h p th c hi n chính sáchộ Đ ủ ộ ề ố ợ ự ệ 62
H p 4.7: ánh giá c a h v tri n khai th c hi n chính sáchộ Đ ủ ộ ề ể ự ệ 71
H p 4.8: ánh giá c a h v n ng l c c a cán b tr c ti p th c thi chính ộ Đ ủ ộ ề ă ự ủ ộ ự ế ự
sách t i a ph ngạ đị ươ 72
H p 4.9: ánh giá c a h v s tham gia c a ng i dân trong th c thi ộ Đ ủ ộ ề ự ủ ườ ự
chính sách 74
H p 4.10: Ý ki n c a h v h tr ộ ế ủ ộ ề ỗ ợ 78
xiii
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng và không thể thiếu với sự
phát triển của các quốc gia. Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; giúp tăng nguồn
thu ngoại tệ. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, nông nghiệp đóng
vai trò quan trọng để có thể đưa đất nước phát triển một cách bền vững và hiệu quả.
Việt Nam có tới hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, ở nông thôn chủ yếu sản
xuất nông nghiệp (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005). Hiện nay, chương trình lớn
về nông thôn mới của Chính phủ đã và đang được triển khai, bước đầu mang lại
nhiều dấu ấn tích cực.

Việc quy hoạch các khu vực canh tác, định hướng cho người nông dân trồng
cây gì, nuôi con gì cần thu hút sự quan tâm của mọi thành phần kinh tế trong xã hội
và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ
nông sản. Chính phủ đã và đang có rất nhiều chủ trương, chiến lược để phát triển
nông thôn. Ví dụ như chính sách hỗ trợ cây con giống mới cho các hộ trồng trọt và
chăn nuôi theo chính sách giảm nghèo, chính sách hỗ trợ kinh phí sản xuất, dịch vụ
thú y miễn phí cho các hộ sản xuất chăn nuôi, hỗ trợ 50% lãi suất vay đầu tư sản
xuất nông nghiệp, khuyến nông cho các hộ nông dân ở chương trình 30a hướng tới
các huyện nghèo trên cả nước. Các chính sách giảm nghèo cho nông thôn miền núi
Tây Bắc đã đạt được những kết quả tốt, các hộ nông dân ngày càng tự chủ hơn
trong hoạt động kinh tế và đời sống làm cho nền kinh tế xã hội phát triển. Nhà nước
thấy được vai trò của kinh tế nông hộ trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và ở
vùng nông thôn nói riêng; sự phát triển kinh tế hộ nông dân đã thực sự làm cho nền
nông nghiệp nước ta đạt được những thành tựu to lớn khiến bộ mặt nông nghiệp
1
nông thôn và đời sống của người dân có những bước thay đổi đáng kể. Chính vì
vậy, rất nhiều chính sách đã được triển khai ở nông thôn hướng tới nhóm đối tượng
là hộ nông dân. Các chính sách xóa đói giảm nghèo nói chung và chính sách hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp nói riêng đã có hiệu quả đáng kể trên nhiều địa phương.
Vị Xuyên là một huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh miền núi Hà Giang, đặc
trưng cho sự nghèo đói thiếu thốn của nông thôn đã được chính phủ quan tâm, đưa
nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo và có những kết quả nhất định. Thượng Sơn là
một xã vùng cao thuộc huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang, sản xuất của xã nói chung
vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong những năm qua cùng với sự phát triển
chung của đất nước, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trong xã cũng có nhiều
thay đổi, đời sống kinh tế từng bước được nâng lên tỷ lệ hộ giàu và khá tăng, tỷ lệ
hộ nghèo có phần giảm so với trước. Tuy nhiên, đời sống của hộ nghèo ở một số
địa phương cụ thể còn thiếu bền vững, nhìn vào sự phát triển có thể thấy đây chưa
hoàn toàn phát huy được tối đa hiệu quả của các chính sách.
Vậy, các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho nông hộ đã mang

lại những gì cho sự phát triển kinh tế nông thôn? Việc thực hiện các chính sách
đó ở mỗi địa phương có thực sự đạt được kết quả như những mục tiêu đã đề ra
hay chưa? Có vấn đề gì cần xem xét để bổ sung, thay đổi và phát huy… tất cả
những câu hỏi đó được nhìn nhận, đánh giá từ người hưởng lợi từ chính sách là
hộ nông dân. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các câu trả lời là cần thiết.
Nghiên cứu phản ánh những đánh giá của hộ về tình hình thực thi các chính sách
giảm nghèo nói chung và những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông
thôn nói riêng tại các xã thuộc huyện Vị Xuyên để đề xuất các giải pháp phù hợp
là việc làm cấp thiết cần thực hiện. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào ở địa
phương để đánh giá vấn đề này nên tôi chọn đề tài: “Đánh giá của hộ về tình
hình thực thi các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã Thượng Sơn,
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá của hộ về tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp tại xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, từ đó đề
xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn các chính sách trong thời
gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về các chính sách và
thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá của hộ về tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp tại xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi các chính sách hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp tại xã Thượng Sơn.
Đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp tại xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong
thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá của hộ về tình hình thực thi
các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã Thượng Sơn, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu tại xã Thượng Sơn,
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Phạm vi thời gian:
Thời gian thu thập thông tin: Thông tin được thu thập chủ yếu từ năm
2012 -2014.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015.
3
Phạm vi nội dung: Đánh giá của đối tượng hưởng lợi là hộ về tình hình
thực thi các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, giới hạn là các chính
sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho giảm nghèo tại xã Thượng Sơn, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm chính sách
Có nhiều quan niệm của các tác giả khác nhau cùng định nghĩa về
chính sách, có thể liệt kê như sau:
Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân
hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề
(James Anderson, 2003).
Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan
lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà
nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992).
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó

của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính
phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2006).
Các khái niệm đưa ra có những điểm riêng biệt của mỗi cá nhân nhưng
đều có điểm chung định nghĩa về chính sách là tập hợp các chuỗi hoạt động
của Chính phủ hay một tổ chức nào đó về một lĩnh vực cụ thể trong đời sống
xã hội tác động vào các nguồn lực xác định để đạt được những mục tiêu nhất
định trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.1.2 Khái niệm và phân loại chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
a) Khái niệm
Chính sách nông nghiệp là tập hợp các chủ trương và hành động của
chính phủ nhằm thay đổi môi trường cho nông nghiệp phát triển bằng cách:
Tác động vào giá đầu vào hay đầu ra, thay đổi về tổ chức và khuyến khích
công nghệ mới trong nông nghiệp (Đỗ Kim Chung, 2006).
5
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp là quá trình sử dụng cơ chế chính sách,
nguồn lực của chính phủ hay của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài
nước để hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thông qua việc thực hiện
các cơ chế chính sách, các giải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật
chất và nhân lực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hộ sản xuất
nông nghiệp, dân cư nông thôn và những người hưởng lợi có liên quan có cơ
hội tăng năng lực, hiệu quả sản xuất. Hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhằm
bảo đảm đời sống, an ninh lương thực, ổn định xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu
(Đỗ Kim Chung, 2006).
b) Phân loại chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Tùy theo căn cứ phân loại, các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
có thể được phân loại như sau:
Căn cứ theo nội dung hỗ trợ, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
được chia thành:
Nhóm chính sách về đầu tư cho sản xuất nông nghiệp như tăng
cường cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn (giao thông nội đồng,

thủy lợi…).
Nhóm chính sách về quan hệ sử dụng các yếu tố sản xuất trong nông
nghiệp như chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách khuyến nông,
chính sách áp dụng tiến bộ kỹ thuật hay công nghệ, chính sách giải quyết việc
làm, chính sách sử dụng tài nguyên môi trường…
Nhóm chính sách về cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông
nghiệp như chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp như: Phân hóa học,
thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, thuốc thú y, các chất kích thích sinh trưởng và phát
dục của cây trồng, vật nuôi… (Phạm Vân Đình & cộng sự, 2009).
Căn cứ theo ngành/hoạt động sản xuất, chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp được chia thành 3 loại:
6
Chính sách hỗ trợ sản xuất ngành trồng trọt: đầu tư phát triển ngành
trồng trọt bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp
(giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi ), hỗ trợ đầu vào (như giống cây,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…), đầu tư tập huấn khuyến nông, xây
dựng, triển khai các mô hình sản xuất mới, hỗ trợ bao tiêu nông sản…
Chính sách hỗ trợ sản xuất ngành chăn nuôi: Hỗ trợ chăn nuôi gồm
các nội dung như: hỗ trợ cung cấp vốn, hỗ trợ lãi suất vốn vay; cung cấp
và đưa vào sản xuất giống con mới có năng suất, chất lượng cao; đầu tư
hỗ trợ trong công tác thú y; đầu tư thông qua các chương trình khuyến
nông về giống, phương thức chăn nuôi…
Chính sách hỗ trợ sản xuất ngành lâm nghiệp: hỗ trợ thông qua các
chương trình bảo tồn và khôi phục rừng tự nhiên, tạo mới và trồng mới
các diện tích đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc để phát triển rừng
sản xuất… Phương thức của công tác hỗ trợ dưới dạng tiền hoặc giống
cây cho phát triển rừng sản xuất, cho công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng;
và các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các lâm trường, trang trại nông, lâm
nghiệp sản xuất… (Phạm Vân Đình & cộng sự, 2009).
Theo đối tượng tác động:

Theo đối tượng tác động có thể thấy đó là các chính sách tác động
vào từng cá nhân như nông hộ, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, người
nghèo… Các chính sách này thường quan tâm tới điều chỉnh lợi ích vật
chất giữa các tác nhân hay mang tính hỗ trợ giải quyết những khó khăn
cho các đối tượng chịu tác động của chính sách… (Phạm Vân Đình &
cộng sự, 2009).
7
2.1.2 Lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm, hình thức và nội dung thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp
a) Khái niệm thực thi chính sách
Thực thi chính sách là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thể
hóa một chính sách hay chương trình thành kế hoạch và các hành động cụ thể
của từng cấp và từng ngành trong phát triển kinh tế.
Tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành
những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy
nhà nước nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra (Mai
Thanh Cúc, 2009).
b) Hình thức tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Hỗ trợ trực tiếp: Là hình thức hỗ trợ thông qua đầu tư công cho sản
xuất nông nghiệp như phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi tín dụng, trợ
giá đầu vào, trợ giá đầu ra sản phẩm nông nghiệp, đầu tư trang thiết bị phục
vụ sản xuất, xây dựng mô hình…
Hỗ trợ gián tiếp: Là hình thức hỗ trợ được thực hiện thông qua việc ban
hành và thực thi các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ nông
dân sản xuất nông nghiệp tiếp cận được các dịch vụ công về khuyến nông, đất
sản xuất, thông tin về thị trường nông sản (Mai Thanh Cúc, 2009).
c) Các nội dung thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bao gồm
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Trước khi đưa chính sách vào thực hiện, các cơ quan quản lý Nhà nước

phải xây dựng kế hoạch triển khai cho phù hợp với tình hình thực tế trong
từng thời kỳ. Tính khoa học, hợp lý của kế hoạch triển khai có ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả thực thi chính sách.
Huy động nguồn lực thực thi chính sách
Huy động nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực cho việc thực
thi chính sách là rất quan trọng và cần thiết. Để có nguồn lực tài chính phục
vụ việc thực thi chính sách cần phải phát huy cao độ các nguồn tài chính từ
8

×