Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số tổ hợp lai cà chua mới trong vụ xuân hè và thu đông 2017 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG TÙNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA
MỚI TRONG VỤ XUÂN HÈ VÀ THU ĐÔNG 2017
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Hồng Minh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Hoàng Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài trường.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Hồng Minh, cùng các anh chị ở Trung tâm Nghiên cứu và
phát triển giống rau chất lượng cao - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, những người đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
các thầy, cô giáo trong Bộ môn Di truyền - Chọn giống, Khoa Nông học - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè
đã giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Tùng

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Nguồn gốc và phân loại thực vật của cà chua .................................................... 3


2.1.1.

Nguồn gốc........................................................................................................... 3

2.1.2.

Phân loại ............................................................................................................. 4

2.2.

Giá trị của cây cà chua ........................................................................................ 5

2.2.1.

Giá trị kinh tế của cây cà chua ............................................................................ 5

2.2.2.

Giá trị dinh dưỡng và y học ................................................................................ 7

2.3.

Đặc điểm thực vật học của cây cà chua ............................................................ 10

2.4.

Yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua ................................................................ 11

2.4.1.


Đất trồng và chất dinh dưỡng ........................................................................... 11

2.4.2.

Nhiệt độ ............................................................................................................ 12

2.4.3.

Ánh sáng ........................................................................................................... 14

2.4.4.

Nước ................................................................................................................. 14

2.5.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới ................................... 16

2.5.1.

Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới ........................................................... 16

2.5.2.

Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới ............................. 18

2.6.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam .................................... 21


iii


2.6.1.

Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam ........................................................... 21

2.6.2.

Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua ở nước ta ................................. 23

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 27
3.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 27

3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 27

3.2.1.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.2.2.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.3.


Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 28

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.4.1.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 28

3.4.2.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc .............................................................................. 29

3.4.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 31

3.4.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 35
4.1.

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ Xuân Hè và
Thu Đông năm 2017 ......................................................................................... 35

4.1.1.


Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp cà chua lai ở giai đoạn vườn ươm......... 35

4.1.2.

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai giai đoạn ngoài đồng ruộng ............. 36

4.2.

Một số đặc điểm về cấu trúc cây ...................................................................... 41

4.2.1.

Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất ............................................................... 42

4.2.2.

Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ nhất ......................................................... 42

4.2.3.

Chiều cao cây cuối cùng ................................................................................... 43

4.2.4.

Kiểu sinh trưởng và đặc điểm phân nhánh ....................................................... 45

4.3.

Một số đặc điểm hình thái, ĐẶC ĐIỂM nở hoa ............................................... 46


4.3.1.

Màu sắc lá ......................................................................................................... 46

4.3.2.

Dạng chùm hoa và đặc điểm nở hoa ................................................................. 48

4.4.

Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ Xuân Hè và Thu
Đông năm 2017 ................................................................................................ 49

4.5.

Tình hình nhiễm bệnh Virus trên đồng ruộng .................................................. 52

4.6.

Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh khác ..................................................... 53

4.7.

Các yếu tố cấu thành năng suất VÀ NĂNG SUẤT của các tổ hợp lai cà
chua ................................................................................................................... 54

iv


4.7.1.


Số chùm quả/cây ............................................................................................... 56

4.7.2.

Số quả trên cây ................................................................................................. 57

4.7.3.

Khối lượng trung bình quả................................................................................ 58

4.7.4.

Tỷ lệ quả lớn trên tổng số quả .......................................................................... 60

4.8.

Năng suất của các tổ hợp lai cà chua ................................................................ 60

4.8.1.

Năng suất cá thể của các tổ hợp lai cà chua ..................................................... 60

4.8.2.

Năng suất trên ơ thí nghiệm .............................................................................. 62

4.8.3.

Năng suất quả/ha .............................................................................................. 62


4.9.

Đặc điểm về hình thái quả ................................................................................ 63

4.9.1.

Màu sắc vai quả khi xanh ................................................................................. 63

4.9.2.

Màu sắc vai quả khi chín .................................................................................. 66

4.9.3.

Hình dạng quả ................................................................................................... 67

4.9.4.

Số ngăn hạt/quả. ............................................................................................... 67

4.9.5.

Số hạt/quả ......................................................................................................... 68

4.10.

Đặc điểm về chất lượng quả ............................................................................. 68

4.10.1. Độ dày thịt quả ................................................................................................. 70

4.10.2. Đặc điểm thịt quả .............................................................................................. 71
4.10.3. Độ Brix ............................................................................................................. 71
4.10.4. Độ ướt thịt quả .................................................................................................. 72
4.10.5. Khẩu vị nếm...................................................................................................... 72
4.10.6. Hương vị ........................................................................................................... 72
4.11.

Một số tổ hợp lai cà chua triển vọng ................................................................ 73

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 74
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 74
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................... 74
Phụ lục .......................................................................................................................... 80

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng có trong quả cà chua theo WHFoods ...................... 8
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới. ..................................................... 17
Bảng 2.3.

Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2012.......... 17

Bảng 2.4. Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012 .................. 18
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai cà chua trồng ở
vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 ........................................................... 36
Bảng 4.2. Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua trồng ở
vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2017 ...................................................... 41
Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái cây và đặc điểm nở hoa của các tổ hợp lai

cà chua trồng ở vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017.................................. 47
Bảng 4.4.

Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ Xuân Hè 2017 .......... 50

Bảng 4.5. Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ Thu Đông
2017.............................................................................................................. 51
Bảng 4.6:

Theo dõi tỷ lệ nhiễm Virus (%) các tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ
Xuân - Hè 2017 ............................................................................................ 53

Bảng 4.7.

Tình hình sâu, bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ Xuân
Hè và Thu Đông năm 2017 .......................................................................... 54

Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ
Xuân Hè năm 2017 ...................................................................................... 55
Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ
Thu Đông năm 2017 .................................................................................... 56
Bảng 4.10. Năng suất của các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ Xuân Hè
và Thu Đông năm 2017................................................................................ 61
Bảng 4.11. Một số đặc điểm về hình thái quả của các tổ hợp lai cà chua trồng ở
vụ Xuân Hè năm 2017 ................................................................................. 64
Bảng 4.12. Một số đặc điểm về hình thái quả của các tổ hợp lai cà chua trồng ở
vụ Thu Đông năm 2017 ............................................................................... 65
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các cà chua trồng ở vụ Xuân
Hè năm 2017 ................................................................................................ 69


vi


Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua trồng ở
vụ Thu Đông năm 2017 ............................................................................... 70
Bảng 4.15. Đặc điểm của các tổ hợp lai cà chua triển vọng trồng ở vụ Xuân Hè
và vụ Thu Đông tại Gia Lâm, Hà Nội .......................................................... 73

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Thời gian từ trồng - ra hoa của các tổ hợp lai nghiên cứu
trong vụ Xuân Hè và Thu Đơng ngày ....................................................... 38
Hình 4.2. Thời gian từ trồng đậu quả của các tổ hợp lai nghiên cứu
trong vụ Xn Hè và Thu Đơng ngày ....................................................... 39
Hình 4.3. Thời gian từ trồng đến thu lứa quả đầu tiên ................................................. 40
Hình 4.4. Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ nhất (cm) ............................................ 43
Hình 4.5. Chiều cao cây cuối cùng các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ Xn Hè
và Thu Đơng năm 2017................................................................................ 44
Hình 4.6. Tỷ lệ đậu quả trung bình/5 chùm quả của các tổ hợp lai cà chua
trồng ở vụ Xuân Hè và Thu Đơng năm 2017 ............................................... 51
Hình 4.7. Tổng số quả/cây của các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ Xuân Hè
và Thu Đơng năm 2017................................................................................ 58
Hình 4.8. Tỷ lệ quả lớn (%) trên tổng số quả ở vụ Xuân Hè và Thu Đơng ................. 60
Hình 4.9. Năng suất cá thể của các tổ hợp lai cà chua ở vụ Xuân Hè và Thu
Đơng năm 2017 ............................................................................................ 62
Hình 4.10. Năng suất quả của các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ Xn Hè và Thu
Đơng năm 2017 ............................................................................................ 63
Hình 4.11. Độ Brix trong quả cà chua của các tổ hợp lai cà chua trồng ở vụ

Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 ................................................................ 71

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

AVRDC

Asian Vegetable Research and Development Center Trung Tâm nghiên cứu rau màu châu Á

BT

Bình thường

CCC

Chiều cao cây

CM

Chắc mịn

HVNN

Học viện Nơng Nghiệp


DT

Diện tích

FAO

Food and Agriculture organization of the United Nation - Tổ
chức lương thực quốc tế

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KLTB

Khối lượng trung bình

MM

Mềm mịn.

ND

Ngọt dịu

NN& PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSCT


Năng suất cá thể

SD

Số đốt

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THL

Tổ hợp lai

TYLCV

Virus xoăn vàng lá cà chua

UTL

u thế lai

VCLT- CTP

Viện cây lương thực - cây thực phẩm

VDTNN

Viện Di truyền Nông Nghiệp


VNCRQ

Viện nghiên cứu rau quả

XH

Xuân Hè

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hồng Tùng
Tên luận văn: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của
một số tổ hợp lai cà chua mới trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Gia Lâm,
Hà Nội”.
Ngành: Khoa Học Cây Trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định được một số tổ hợp lai cà chua mới có khả năng sinh trưởng, phát
triển, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu một số bệnh hại chính, phù hợp trong
điều kiện vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông tại Gia Lâm, Hà Nội để giới thiệu vào sản xuất.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm 1: được tiến hành trong điều kiện vụ Xuân Hè gồm 12 tổ hợp lai
nghiên cứu K2, K3, G12, L3, L5, H5, K13, K79, K81, M81, M10, K41 và giống đối
chứng HT 160).

- Thí nghiệm 2: được tiến hành trong điều kiện vụ Thu Đông gồm 12 tổ hợp lai
nghiên cứu và 01 giống đối chứng như ở vụ Xuân Hè.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh (CRB), với 3 lần nhắc
lại, mỗi ơ thí nghiệm rộng 8m2 trồng 22 cây/ô, theo dõi 6 ô được chọn và gắn thẻ theo
dõi. Trong điều kiện vụ Xuân Hè, bắt đầu từ ngày 20 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 7 năm 2017; vụ Thu Đông, bắt đầu từ ngày 22 tháng 8 năm 2017 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 01 năm 2018.
Kết quả chính và kết luận
Căn cứ vào kết quả thực hiện thí nghiệm tại đồng ruộng cho thấy:
1. Các tổ hợp lai cà chua nghiên cứu trong cả 2 vụ Xuân Hè và Thu Đơng năm
2017 tại Gia Lâm, Hà Nội có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, đều thuộc loại hình
sinh trưởng bán hữu hạn, thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu lứa quả đầu từ 75 - 98
ngày, có chiều cao cây dao động từ 102 - 133 cm. Trong đó, có 8 tổ hợp lai triển vọng
có thể khuyến cáo đưa vào cơ cấu nhằm mở rộng vùng sản xuất, đó là tổ hợp lai: M10,
K13, K2, K41 trong vụ Xuân Hè; tổ hợp lai H5, K81, L5, L3 trong vụ Thu Đông.
2. Các tổ hợp lai cà chua thí nghiệm ở 2 vụ có dạng chùm hoa đơn giản, nở hoa tập
trung. Tỷ lệ đậu quả nhìn chung khá cao, ở vụ Xuân Hè từ 45 - 60%; vụ Thu Đơng từ 70 89%, trong đó nổi bật các tổ hợp lai H5, L3 ở vụ Xuân Hè; K3, L3 ở vụ Thu Đông.

x


3. Các tổ hợp lai cho năng suất cao vượt trội so với giống đối chứng trong vụ
Xuân Hè là M10 và K41 dao động từ 50 † 51,7 tấn/ha . Ở vụ Thu Đông các tổ hợp lai
cà chua lai H5, K81, M10, L3 có năng suất vượt trội so với giống đối chứng từ 100-115
tấn/ha , đặc biệt tổ hợp lai H5 cho năng suất cao, chất lượng, mẫu mã quả đẹp.
4. Các tổ hợp lai thí nghiệm ở vụ Thu Đơng ít hoặc khơng nhiễm bệnh vi rút, ở vụ
Xuân Hè có xuất hiện bệnh vi rút nhưng nhiễm ở mức nhẹ. Tỷ lệ nhiễm các loại sâu
bệnh khác ở mức nhẹ, hầu như không ảnh hưởng đến năng suất.
5. Các tổ hợp lai có dạng quả trịn hoặc quả thn dài; quả chín mẫu mã đẹp,
thịt quả chắc mịn, khơ dáo, có hương vị. Các tổ hợp lai có độ Brix cao nhất là K13,

H5, L5, K81.
5.2 ĐỀ NGHỊ
1. Cần tiếp tục thử nghiệm các tổ hợp lai triển vọng ở các vụ tiếp theo và ở các
vùng sinh thái khác nhau để đánh giá, theo dõi các tính trạng tốt của giống và đánh giá
khả năng thích ứng của chúng đối với từng vùng.
2. Những tổ hợp lai chịu nóng được ở vụ Xuân Hè cần được đánh giá thêm
trong những năm tiếp để tuyển chọn được những tổ hợp lai ưu tú trước khi đưa ra
sản xuất đại trà.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hoang Tung
Thesis title: “Evaluation on growth and development potential, productivity and quality
of some new hybrid tomato combinations in 2017 Spring-Summer and early AutumnWinter crops in Gia Lam, Ha Noi”.
Major: Crop science

Code: 8620110

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
To find out some new hybrid tomato combinations with high growth and
development potential, productivity and quality which can resist main diseases and
pests suitably with the conditions of Spring-Summer and early Autumn-Winter crops in
Gia Lam, Hanoi, and bring them to production.
Materials and Methods
- Test 1: being conducted in the Spring-Summer crop, including 12 hybrid
tomato combinations (K2, K3, G12, L3, L5, H5, K13, K79, K81, M81, M10, K41 and
control breed HT 160).

- Test 2: being conducted in the early Autumn-Winter crop, including 12
hybrid tomato combinations and 01 control breed which are the same with the
Spring-Summer crop.
The tests were arranged using the Randomized Complete Block (RCB), with 3
repetitions. Each test cell has an area of 8m2, growing 22 plants/cell, monitoring 6
selected cells and labeling them. In the condition of Spring-Summer crop starting on
January 20 and ending on July 31, 2017; the early Autumn-Winter starting on August
22, 2017 and ending on January 31, 2018.
Main findings and conclusions
The on-site test results showed that:
1. Hybrid tomato combinations researched in 2017 Spring-Summer and early
Autumn-Winter crops have good growth and development potential, with semi-limited
and unlimited growth pattern, growth period from planting to harvesting of 75 - 98
days. In the Spring-Summer crop, the plant height of hybrid combinations is 102125cm; in the Autumn-Winter crop, the plant height of hybrid combinations is 102 174 cm, suitable for mass growing for production.
2. In both crops, the hybrid tomato combinations have the following characters:

xii


simple flower bunches, centralized blooming. The rate of fruit set is quite high, 45 ÷
60% for 5 bunches on average in the Spring-Summer crop; 70 ÷ 89% in the early
Autumn-Winter crop with outstanding hybrid combinations H5, L5, L3 in the SpringSummer crop; and K3, L3, H5 in the early Autumn-Winter crop.
3. The hybrid combinations have an outstandingly high productivity compared
with the control breeds in the Spring-Winter crop (M10, K41), 50 ÷ 51,7 tons/ha. In the
early Autumn-Winter crop, the hybrid tomato combinations H5, K81, M10, L3 are
highly valued thanks to their high productivity, good quality and appearance.
4. The hybrid combinations have solid and smooth fruits which are resistant to
viruses and pests. There are no hybrid combinations infected by viruses seriously.
5. The hybrid combinations have round or long fruits, nice appearance, distinctive
taste, and high Brix. The hybrid combinations with high Brix are K41, K13, and H5 in

the Spring-Summer crop; and H5, L5, and K3 in the Autumn-Winter crop. These hybrid
combinations have good consumption quality which is suitable with the current
consumers' taste.
Suggestion
1. Continue to test potential hybrid combinations in next crops and in different
ecological areas to evaluate and observe good characteristics of the breeds and assess
their adaptability to each area.
2. Heat-resistant hybrid combinations in the Spring-Summer crop should be evaluated
more in the next years to choose perfect hybrid combinations before mass production.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây cà chua (Lycopersicum esculentum Mill), là cây rau ăn quả có giá trị
dinh dưỡng và kinh tế cao do đó chúng được trồng trọt và tiêu thụ rất phổ biến
trên thế giới. Trong quả cà chua chín chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường,
vitamin A, vitamin C, khoáng chất quan trọng Ca, Fe, Mg, P… và các loại axit
hữu cơ theo EdwaDc. Tigchelaar , 1989 . Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ,
cho năng suất cao, do đó được trồng rộng rãi và được canh tác khoảng 200 năm
nay ở Châu Âu để làm thực phẩm. Trong chế biến thực phẩm cà chua giúp tạo vị
ngon và màu sắc hấp dẫn cho các món ăn. Với lợi ích cùng hương vị tuyệt vời, cà
chua đã được nhắc đến như một “loại quả thần kì”. Cho tới nay, cà chua vẫn ln
giữ một vị trí cao trong bảng xếp hạng sản xuất và tiêu dùng hoa quả của hầu hết
các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, cây Cà chua đã được trồng từ cách đây hơn 100 năm và cho
đến nay nó vẫn là loại rau ăn quả chủ lực của nước ta, được nhà nước ưu tiên
phát triển và mở rộng. Số liệu thống kê năm 2017 cho thấy, năm 2016 diện tích
cà chua cả nước ước đạt 23.868 ha, năng suất trung bình 274,6 tạ/ha với sản

lượng 655.442 tấn. Tại miền Bắc diện tích cà chua đạt 11.255 ha, năng suất trung
bình 219,9 tạ/ha với sản lượng 247.506 tấn.
Ở các tỉnh miền Bắc nước ta, phần lớn diện tích cà chua được trồng trong
điều kiện chính vụ - vụ đông và đông xuân. Do được trồng tập trung ở chính vụ
đã dẫn đến tình trạng dư thừa sản phẩm vào thời điểm này; ngược lại vào thời
gian từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm lại rất thiếu sản phẩm sử dụng cho nhu cầu
ăn tươi và cho chế biến. Vào thời điểm này cà chua thường được vận chuyển từ
Sơn La, Đà Lạt hoặc nhập nội từ Trung Quốc, do vậy giá cà chua cao hơn nhiều
so với giá bán sản phẩm ở thời điểm chính vụ. Việc sản xuất cà chua trái vụ còn
hạn chế bởi các nguyên nhân chủ yếu là thiếu bộ giống cà chua có khả năng sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất cao để phát triển trồng trái vụ vụ thu đông
sớm và vụ xuân hè và thiếu biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Trong những năm qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chọn tạo giống rau,
cà chua của các nhà khoa học trong nước đã đưa ra nhiều giống triển vọng, chất
lượng tốt trồng trong điều kiện vụ thu đông và xuân hè ở các tỉnh miền Bắc nhằm

1


đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, góp phần hạ giá thành hạt giống,
nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân như các giống HT7; HT21; HT42;
HT160 của PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
giống PT18 của Viện Nghiên cứu Rau quả, TN5 của công ty Trang Nông; Ba
Lan, Hồng Lan của Viện cây lương thực; giống 214; HP5; HP1 của Hải
Phòng…Tuy nhiên, những bộ giống trong nước vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng
được nhu cầu của sản xuất.
Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, tuyển chọn ra bộ giống cà chua có chất
lượng cao, khả năng chống chịu được điều kiện thời tiết bất thuận trong điều kiện
trái vụ ở miền Bắc nước ta là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hồng Minh tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh

giá khả năng sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng của một số tổ hợp lai cà
chua mới trong vụ Xuân Hè và Thu Đơng 2017”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định được tổ hợp lai cà chua mới ưu tú có năng suất cao, chất lượng
tốt, chống chịu một số bệnh hại chính, phù hợp trong điều kiện vụ Xuân Hè và vụ
Thu Đông để giới thiệu cho thử nghiệm sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số đặc điểm hình thái, cấu trúc
cây của các tổ hợp lai cà chua lai trồng trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông.
- Đánh giá khả năng đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các tổ hợp cà chua lai trồng trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông.
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái và một số chỉ tiêu về chất lượng quả
của các tổ hợp lai khác nhau.
- Đánh giá tình hình nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng theo các triệu
chứng quan sát trên cây, qua các lần theo dõi ở hai vụ trên của các tổ hợp lai.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT CỦA CÀ CHUA
2.1.1. Nguồn gốc
Học thuyết về trung tâm phát sinh cây trồng của N.I. Valilov đề xướng và
P.M. Zukovxki bổ xung, cho rằng quê hương của cây cà chua ở vùng Nam Mỹ
Peru, Bolovia, Ecuador . Tại đây, ngày nay cịn tìm thấy nhiều lồi cà chua
hoang dại gần gũi với loài cà chua trồng. Các nghiên cứu sinh học phân tử và di
truyền phân tử nghiên cứu các izoenzyme, các marker phân tử, nghiên cứu
khoảng cách di truyền cũng đã xác định điều đó, đồng thời khẳng định rằng
Mehico là nơi đầu tiên thuần hoá, trồng trọt cà chua dẫn theo Mai Thị Phương

Anh, 2003).
Có 3 chứng cứ đáng tin cậy để khẳng định Mehico là trung tâm khởi
nguyên trồng trọt hóa cây cà chua:
- Cà chua trồng được bắt nguồn từ Châu Mỹ.
- Được trồng trọt hóa trước khi chuyển xuống Châu Âu và Châu Á.
- Tổ tiên của cà chua trồng ngày nay là cà chua anh đào L.esculentum
var.cerasiforme được tìm thấy từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu Mỹ, sau đó
đến vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi Nguyễn Hồng Minh và cs., 2011 .
Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà
chua trồng. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác nhận định L.esculentum
var.cerasiforme cà chua anh đào là tổ tiên của loài cà chua trồng.
Theo Luckwill (1943), cà chua từ Nam Mỹ được đưa vào Châu Âu từ thế
kỷ 16. Đầu tiên, được trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và từ đó cà chua
được lan truyền đi các nơi khác nhờ các thương nhân và thực dân khai thác
thuộc địa (Hồ Hữu An, 2005 . Tuy nhiên, thời gian này cây cà chua chỉ được
trồng như cây cảnh vì màu sắc, hình dạng quả đẹp mắt. Người ta cho rằng
trong cà chua có chứa chất độc vì nó có họ với cà độc dược dẫn theo Mai Thị
Phương Anh, 2003 .
Vào thế kỷ 18 cà chua được đưa vào Châu Á nhờ các lái buôn người Châu
Âu và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Đầu tiên là Philippin, đảo

3


Java và Malaysia, sau đó đến các nước khác và trở nên phổ biến (Trần Khắc Thi
và Nguyễn Công Hoan, 1995 .
Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, tức là
vào khoảng hơn 100 năm trước đây, và được người dân thuần hóa trở thành cây
bản địa.
Mãi đến cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, cà chua mới được xếp vào cây rau

thực phẩm có giá trị và từ đó ngày càng phát triển rộng khắp trên thế giới.
2.1.2. Phân loại
Cây cà chua (Lycopersicum esculentum Mill), thuộc họ cà Solaneceae),
chi (Lycopersicon . Có bộ nhiễm sắc thể 2n=24 và gồm có 12 loài. Cà chua được
nghiên cứu và lập thành hệ thống phân loại theo quan điểm riêng của nhiều tác
giả: H.J.Muller 1940 , Daskalov và Popov 1941 , Luckwill (1943), Lehmann
1953 , Brezhnev 1955, 1964 . Ở Mỹ, thường dùng phân loại của Muller, ở
Châu Âu, Liên Xô cũ thường dùng phân loại của Bzezhnev.
Đã có nhiều tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về phân loại cho cà
chua, nhưng hiện nay hệ thống phân loại của Breznep 1964 được sử dụng đơn
giản và rộng rãi nhất đó là Eulycopersicon chi phụ 1 và Eriopersicon chi phụ
2 Nguyễn Hồng Minh, 2000).
* Chi phụ 1 Eulycopersicon : là dạng cây 1 năm, gồm các dạng quả
khơng có lơng, màu đỏ hoặc màu đỏ vàng, hạt mỏng, rộng… Chi phụ này có một
lồi là L.Esculentum.Mill. Lồi này gồm 3 lồi phụ là:
- L. Esculentum. Mill. Ssp. spontaneum cà chua hoang dại .
- L. Esculentum. Mill. Ssp. subspontaneum cà chua bán hoang dại .
- L. Esculentum. Mill. Ssp. Cultum cà chua trồng : là loại lớn nhất, có các
biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng khắp thế giới. Breznep đã
chia loài phụ này thành biến chủng sau:
+ L. Esculentumvar. Vulgare cà chua thông thường : biến chủng này
chiếm 75% cà chua trồng trên thế giới. Bao gồm các giống có thời gian sinh
trưởng khác nhau với trọng lượng quả từ 50 đến trên 100g. Hầu hết những giống
cà chua đang được trồng ngồi sản xuất đều thuộc nhóm này.
+ L.Esculentumvar. Grandifolium: Cà chua lá to, cây trung bình, lá láng
bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình.

4



+ L.Esculentumvar. Validum: cà chua anh đào cà chua thân bụi, thân thấp,
thân có lơng tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
+ L. Esculentum var.Pyriform: cà chua hình quả lê, sinh trưởng vô hạn.
* Chi phụ 2 Eriopersicon : là dạng cây 1 năm hoặc nhiều năm, gồm
các dạng quả có lơng màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng nhạt, có các vệt màu
antoxyan hay xanh thẫm. Hạt dày khơng có lơng, màu nâu…chi phụ này có 2
lồi gồm 5 loại hoang dại: L. cheesmanii, L. chilense, L. glandulosum, L.
hirsutum, L. peruvianum.
- Lycopersicun hisrutumHumb: Đây là loại cây ngày ngắn, quả chỉ hình
thành trong điều kiện chiếu sáng trong ngày 8 – 10h/ngày, quả chín xanh, có mùi
đặc trưng. Loài này thường sống ở độ cao 2200 – 2500 m, ít khi ở độ cao 1100m
so với mặt nước biển như các loài cà chua khác.
- Lycopersicum peruviarum Mill: loại này thường mọc ở miền Nam Pêru,
bắc Chilê, có xu hướng thụ phấn chéo cao hơn so với loài Lycopersicon
esculentum Mill. Trong điều kiện ngày ngắn cây ra quả tốt hơn ngày dài, nó
khơng có đặc tính của L. hisrutum, có khả năng chống bệnh cao hơn các lồi
khác. Loại này thường sống ở độ cao 300 – 2.000m so với mặt nước biển.
2.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY CÀ CHUA
2.2.1. Giá trị kinh tế của cây cà chua
Cà chua được coi là một trong những loại hoa quả quan trọng nhất của cả
thế giới. Khơng chỉ có tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe, cà chua còn là sản
phẩm nông nghiệp mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ. Là loại rau ăn quả có
giá trị dinh dưỡng và có nhiều cách sử dụng. Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả,
trộn Salat, nấu canh, xào, nấu sốt vang và cũng có thế chế biến thành các sản
phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt nấm, cà chua đóng hộp, mứt
hay nước ép. Ngồi ra, có thể chiết tách hạt cà chua để lấy dầu.
Quả cà chua vừa có thể dùng để ăn tươi, nấu nướng vừa là nguyên liệu
cho chế biến công nghiệp với các loại sản phẩm khác nhau. Do đó, với nhiều
nước trên thế giới thì cây cà chua là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất
cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Người Pháp gọi nó là “pomme

d‟amour” có nghĩa là “trái táo của tình u”, cịn người Đức đặt tên cho loại quả
này là “trái táo của thiên đường”. Nhưng chỉ sau khi nó được phổ biến tại Mỹ, cà
chua mới thực sự trở thành một trong những loại quả nổi tiếng nhất.

5


Cà chua là một trong các loại trái cây vườn phổ biến nhất tại Hoa Kỳ,
cùng với quả bí xanh được người trồng ưa thích. Ở Mỹ 1997 tổng giá trị sản
xuất 1ha cà chua cao hơn gấp 4 lần so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì Tạ Thu
Cúc, 1985).
Cà chua được phát triển trên toàn Thế giới do sự tăng trưởng tối ưu của
nó trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Các loại cà chua được trồng
trọt phổ biến nhất là loại quả đường kính khoảng 5–6 cm. Hầu hết các giống
được trồng đề cho ra trái cây màu đỏ, nhưng một số giống cho quả vàng, cam,
hồng, tím, xanh lá cây, đen hoặc màu trắng. Đặc biệt có loại cà chua nhiều
màu và có sọc.
Cà chua là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao kể cả dạng
tươi và dạng chế biến. Lượng cà chua trao đổi trên thị trường quốc tế là 32,7 triệu
tấn, trong đó 10% ở dạng quả tươi. Ở Việt Nam cà chua được trồng trên 100 năm
nay, diện tích gieo trồng cà chua hàng năm biến động từ 15 – 17 ngàn ha, sản
lượng 280 ngàn tấn. Mức tiêu thụ bình quân đầu người của nước ta là: 3
kg/người/năm Tạ Thu Cúc, 1985 .
Theo Đề án phát triển rau – quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010 của
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cà chua là mặt hàng chủ yếu được
quan tâm phát triển. Năm 2005 diện tích trồng cà chua sẽ là 2000ha. Với sản
lượng 80.000 tấn, cho giá trị xuất khẩu là 10 triệu USD; năm 2010 diện tích
tăng lên 6000ha, tổng sản lượng đạt 240.000 tấn, cho giá trị xuất khẩu là 100
triệu USD.
Theo điều tra của phòng nghiên cứu kinh tế thị trường - Viện nghiên

cứu rau quả cho thấy sản xuất cà chua ở đồng bằng sông Hồng cho thu nhập
bình quân 300-410 triệu đồng/ha/vụ với mức lãi thuần 10-15 triệu đồng/sào.
Thực tế, trong các năm 2017, 2018 tại một số địa phương như xã Nam Điền,
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và xã Trung Nghĩa, Thành Phố Hưng Yên
đã đưa cây cà chua vào cơ cấu cây màu vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Cây cà
chua đã mang lại giá trị lên đến 15 triệu đồng/sào 360m2) nguồn Báo
hungyen.vn).
Sản xuất cà chua thúc đẩy khai thác, thu hút và sử dụng nguồn lao động,
hạn chế số lượng người lao động từ nông thôn ra thành phố tìm việc làm bởi 1
hecta cà chua cần 1.100 - 1.200 công, trong khi 1 ha lúa chỉ cần 230 - 250 công.

6


Riêng ở Đài Loan 1 ha cà chua cần 2.180 giờ công lao động cho cà chua chế biến
và 8.020 giờ cho cà chua ăn tươi. Hàng năm Đài Loan xuất khẩu cà chua tươi với
tổng trị giá 952.000 USD và 40.800 USD cà chua chế biến.
Theo tác giả Were G.W. và Mc. Cllum 1997 , bình quân trên 1 ha ở Mỹ
cho thu nhập như sau: Cà chua: 4.610 USD, lúa mỳ: 174 USD, lúa nước: 1.027
USD và các loại rau khác trung bình 2.537 USD. Như vậy, trồng cà chua ở Mỹ
cho thu nhập trên 26 lần so với trồng lúa nước, gần 5 lần thu nhập của trồng lúa
mỳ và gấp gần 2 lần so với trồng các loại rau khác. Trong thế kỷ XX, sự phổ biến
ngày càng tăng của món súp, nước ép cà chua và nước sốt, salad hoa quả cùng
pizza đã biến cà chua thành loại trái cây phổ biến nhất trên Trái đất. Hàng tỷ tấn
cà chua được sản xuất mỗi năm, nhiều hơn cả số lượng táo, chuối, nho và cam
cộng lại.
Đặc biệt, sản xuất cà chua chất lượng cao - cuộc cách mạng lần thứ 2
trong sản xuất cà chua của nước ta 2008-2011 . Với thành tựu về tạo ra các bộ
giống cà chua lai chất lượng cao và các quy trình cơng nghệ phát triển sản xuất
hiện nay, trung bình người nơng dân bán sản phẩm tại nơi tập kết, sau khi trừ các

chi phí vật tư cho thu nhập khoảng 190-230 triệu đồng/ha. Số này bao gồm cơng
lao động của người sản xuất và lãi rịng. Nếu trừ chi phí cơng lao động lãi rịng
có thể đến 70-100 triệu đồng/ha/năm Nguyễn Hồng Minh, 2013).
Sản xuất cà chua chất lượng cao tạo lập được nhiều doanh nghiệp, dịch
vụ bao tiêu sản phẩm cho nông dân và chế biến nhiều loại hình sản phẩm cung
cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản xuất cà chua chất lượng cao đem
lại giá trị chuỗi lớn.
2.2.2. Giá trị dinh dƣỡng và y học
Khơng chỉ có hương vị tuyệt vời dễ dàng kết hợp với các loại thực phẩm
khác, cà chua nổi tiếng về lợi ích dành cho sức khỏe. Cà chua là loại quả giàu
vitamin C, vitamin A, được bầu chọn là loại quả tốt nhất dành cho những người
ăn kiêng. Cà chua tốt cho tim mạch, tuần hoàn máu, chống oxy hóa và cả tác
dụng phịng chống ung thư. Một nghiên cứu được thực hiện chứng minh rằng,
loại bỏ cà chua trong chế độ ăn uống tăng khả năng loãng xương ở phụ nữ
Nguồn: WH Foods, Planet Natural .

7


Bảng 2.1. Thành phần dinh dƣỡng có trong quả cà chua theo WHFoods
Đơn vị tính: /100gram cà chua tươi
Thành phần dinh dƣỡng

Số lƣợng

DV (%)

1

Vitamin C


22,86 mg

38,1

2

Vitamin A

1499,40 IU

30,0

3

Vitamin K

14,22 mcg

17,8

4

Kali

426,60 mg

12,2

5


Molypdat (Mo)

9,00 mcg

12,0

6

Mangan (Mn)

0,21 mg

10,5

7

Chất xơ

2,16 g

8,6

8

Vitamin B6

0,14 mg

7,0


9

Folate (F)

27,00 mcg

6,8

10

Đồng Cu

0,11 mg

5,5

11

Vitamin B3

1,07 mg

5,3

12

Magie (Mg)

19,80 mg


5,0

13

Vitamin E

0,97 mg

4,8

14

Vitamin B1

0,07 mg

4,7

15

Phốt pho P

43,20 mg

4,3

16

Protein (Pr.)


1,58 g

3,2

17

Tryptophan

0,01 g

3,1

18

Choline

12,06 mg

2,8

19

Sắt Fe

0,49 mg

2,7

STT


DV%: the percent Daily Value: tỷ lệ phần trăm nhu cầu hàng ngày

Nguồn: FAOSTAT (2013a)

Theo bảng xếp hạng của WHFoods (The World's Healthiest Foods) về
thành phần dinh dưỡng có trong quả cà chua thì có đến 19 chất được tổ chức này
đưa vào và so sánh với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể người. Trong

8


đó, Vitamin C chiếm tỷ lệ cao nhất trung bình 22,86mg/100g quả tươi cùng với
nó Vitamin A và K được đánh giá là đảm bảo cho trên 75% nhu cầu hàng ngày
của cơ thể người.
Theo Tạ Thu Cúc (1985), kết quả phân tích trên 100 mẫu quả cà chua
trồng ở vùng đồng bằng sơng Hồng có thành phần hóa học chủ yếu sau: Hàm
lượng chất khô chiếm 4,3-6,4%, hàm lượng đường tổng số khoảng 2,6-3,5%, độ
Brix khoảng 2,6-3,5%, axit tổng số 0,22-0,72% và vitamin C 17,1-38,8mg%.
Theo Edward C.Tigchelaar 1989 phân tích một số mẫu quả cà chua cho
thấy thành phần hố học của cà chua có chứa 94-95% nước, 5-6% chất khơ.
Trong chất khơ gồm có 55% đường Gluco, fructoza, Sucroza , 21% chất khơng
hồ tan trong rượu protein, xenlulơ, pectin, polysacarit , 12% axít hữu cơ xitric,
malic, galaturonic, Pyrolidon-caboxylic , 7% chất vô cơ và 5% các chất khác.
Becker - Billing đã so sánh thành phần dinh dưỡng của cà chua với một số
loại quả khác như: Táo, anh Đào, dâu tây cho thấy nhóm vitamin C có trong quả
cà chua cao gấp 10 lần so với dâu tây và gấp 2 lần so với anh đào.
Ngoài giá trị về kinh tế, về dinh dưỡng, cà chua cịn có giá trị lớn về mặt y
học. Theo Võ Văn Chi 1997 , cà chua có vị ngọt mát, giải nhiệt chống hạ huyết,
kháng khuẩn, lọc máu, nhuận tràng giúp tiêu hố tinh bột tốt. Nước ép cà chua

kích thích gan, giữ cho dạ dày và ruột trong điều kiện. Chất Totamin chiết xuất từ
lá cà chua khơ có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt một số sâu bệnh hại
cây trồng. Sắc tố Lycopen có trong cà chua, hiện đang được đánh giá cùng với
beta - carôten là những chất chống ơxy hố mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư,
vừa chống sự hình thành của các cục máu đơng trong thành mạch máu (Wessel
Beaver L., Scott J.W., 1992). Ngoài hoạt động chống oxy hố của nó, hiệu ứng
trao đổi chất khác cũng đã được chứng minh. Cà chua và sản phẩm có nguồn gốc
từ cà chua rất giàu Lycopen (Mogarvey et al., 1994). Ăn cà chua có tác dụng
giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung (Fall et al., 1999); cà chua cịn có
tác dụng mạnh trong việc bảo vệ, chống lại bệnh thoái hoá thần kinh (Kuo et al.,
1993; Polívková et al., 2010; Zhang et al., 2009). Cà chua và nước sốt cà chua
xay nhuyễn có đặc tính chống ung thư (Shanhin Wilt, 1986). Dùng cà chua còn
lợi cho việc giảm nguy cơ tim mạch liên quan đến tiểu đường tuýp 2 (Scott and
Somodi, 1994).
Bên cạnh đó, cà chua cịn có tác dụng như một loại mỹ phẩm làm đẹp:

9


giúp chống lão hố, giảm cân, chăm sóc da, làm sáng da mà lại an toàn được
nhiều chị em sử dụng.
Với những giá trị về kinh tế, dinh dưỡng, và y học... của cà chua làm cho
nó ngày càng phát triển và mở rộng trên toàn thế giới. Trong thế kỷ XX, sự phổ
biến ngày càng tăng của món súp, nước ép cà chua và nước sốt, salad hoa
quả cùng pizza đã biến cà chua thành loại trái cây phổ biến nhất trên Trái đất.
Hàng tỷ tấn cà chua được sản xuất mỗi năm, nhiều hơn cả số lượng táo, chuối,
nho và cam cộng lại.
2.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY CÀ CHUA
Cà chua là cây nhị bội với bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, là cây được đặc
trưng bởi các đặc điểm thực vật sau:

a. Rễ cà chua: rễ cà chua thuộc loại rễ chùm, trong điều kiện đồng ruộng
rễ cà chua có thể ăn rộng tới 1,3m và sâu tới 1m Thompson, 1927 . Với khối
lượng rễ như vậy, cà chua được xếp vào cây chịu hạn. Khả năng tái sinh của rễ cà
chua mạnh. Khi rễ bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh vì thế chúng ta có thể nhổ cây
con từ vườn ươm ra trồng ngồi ruộng sản xuất mà khơng sợ cây con bị ảnh
hưởng. Bộ rễ ăn nông hay sâu, phát triển mạnh hay yếu đều liên quan đến mức
độ phân cành và phát triển của các bộ phận trên mặt đất. Do đó muốn có bộ rễ
như ý muốn ta chỉ việc tỉa cành bấm ngọn thích hợp.
b. Thân cà chua: Thân trịn mọng nước, phủ nhiều lơng, khi cây lớn thân
cây hố gỗ. Đặc tính của cà chua là bị lan xung quanh hoặc mọc thành bụi. Căn
cứ vào đặc điể sinh trưởng chiều cao cây có thể phân ra 3 loại: loại lùn dưới
65cm , loại trung bình từ 65cm – 120cm , loại cao từ 120cm – 200cm). Trong
quá trình phát triển, cây cà chua sẽ mọc rất nhiều chồi nách làm cho cây rậm rạp
nên trong sản xuất người ta đưa ra kỹ thuật tỉa nhánh để cho cây tập trung dinh
dưỡng nuôi quả.
c. Lá: Lá cà chua là đặc trưng hình thái để phân biệt giống này với giống
khác. Đa số lá cà chua thuộc lá kép lơng chim lẻ, mỗi lá hồn chỉnh gồm có 3 - 4
đôi lá chét. Ở giữa các đôi lá chét cịn có lá giữa, trên gốc lá chét có những lá nhỏ
gọi là lá bên. Bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất, số lá trên cây ít, khi
lá bị bệnh hại sẽ ảnh hưởng đến năng suất quả. Tuỳ thuộc vào giống mà lá cà
chua có màu sắc và kích thước khác nhau.
d. Hoa: Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh gồm lá đài, cánh hoa, nhị

10


và nhuỵ . Cà chua tự thụ phấn là chủ yếu do đặc điểm cấu tạo của hoa và do cây
cà chua còn tiết ra nhiều tiết tố độc nên khơng hấp dẫn cơn trùng, ngồi ra hạt
phấn nặng do đó khó có sự thụ phấn chéo xảy ra. Hoa cà chua thường mọc thành
chùm, hoa dính vào chùm bởi cuống ngắn. Cà chua có 3 dạng chùm hoa: dạng

chùm hoa đơn giản, dạng chùm hoa trung gian và dạng chùm hoa phức tạp. Số
chùm hoa/cây dao động từ 4 – 20, số hoa/chùm dao động từ 2 – 26 hoa. Hoa đính
dưới bầu nhụy, đài hoa màu vàng, số đài và số cánh hoa tương ứng nhau từ 5 – 9.
Hoa lưỡng tính, nhị đực liên kết nhau thành bao hình nón, bao quanh nhụy.
e. Quả: Quả cà chua thuộc loại quả mọng bao gồm: vỏ, thịt quả, vách
ngăn, giá nỗn. Quả thường có 2, 3 hay nhiều ngăn hạt. Hình dạng và màu sắc
quả phụ thuộc vào từng giống. Ngồi ra màu sắc quả chín cịn phụ thuộc vào điều
kiện nhiệt độ, phụ thuộc vào hàm lượng caroten và lycopen. Ở nhiệt độ 300C trở
lên, sự tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó sự tổng hợp β caroten khơng
mẫn cảm với tác động của nhiệt, vì thế trong mùa nóng cà chua có màu quả chín
vàng hoặc đỏ vàng. Trọng lượng quả cà chua dao động rất lớn từ 3 - 200 gam
phụ thuộc vào giống Nguyễn Hồng Minh, 2000 .
2.4. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CÀ CHUA
Cây trồng nói chung và cà chua nói riêng, trong suốt quá trình sinh trưởng
và phát triển của mình, cây cà chua chịu rất nhiều tác động của các điều kiện
ngoại cảnh như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, …
2.4.1. Đất trồng và chất dinh dƣỡng
Cà chua yêu cầu chế độ luân canh rất nghiêm ngặt, không được trồng cà
chua trên đất mà cây trồng trước là cây họ cà. Đất có ít nấm bệnh là điều kiện rất
cơ bản để trồng cà chua có năng suất cao và chất lượng tốt. Đất phù hợp với cây
cà chua là đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, tưới tiêu dễ dàng, độ pH từ 5,5 – 7,5.
Độ pH thích hợp nhất cho cà chua sinh trưởng phát triển là 6 - 6,5. Trên đất có độ
pH dưới 5, cây cà chua bị bệnh héo xanh gây hại. Cà chua là cây thân lá sinh
trưởng mạnh, khả năng ra hoa quả rất lớn, vì vậy cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất, chất lượng quả. Cà chua
cần ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng đó là N, K, P, Ca, S, Mg, Bo, Fe, Cu, Zn và
molipđen.Cà chua hút nhiều nhất là Kali, sau đó là đạm và ít nhất là lân. Cà chua
sử dụng 60% lượng N, 50-60% K20 và 15-20% P205 tổng lượng phân bón vào đất
suốt vụ trồng Tạ Thu Cúc và cs., 2000).


11


×