Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ NHUNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Ở THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

Mã số:

8620115

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Trần Thị Nhung

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được rất
nhiều sự động viên và giúp đỡ.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thầy cô giáo Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, bộ môn Kinh tế Nông
nghiệp và Chính sách đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế,
Kỹ thuật và Thủy sản đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ nhiều mặt trong quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Bảo
Dương, người đã nhiệt tình chỉ dẫn, định hướng, tạo điều kiện cho tôi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Văn phòng Chi Cục Thủy sản, Sở Khoa
học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh, Phòng Kinh tế, Chi cục
thống kê thị xã Quảng Yên, Ban Quản lý dự án nội đồng Đông Yên Hưng, UBND, bà
con các xã, phường Tân An, Hà An, Phong Hải, Yên Hải, Hoàng Tân, Liên Vị đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành

luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thị Nhung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 6
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 6

2.1.1.

Những khái niệm cơ bản ..................................................................................... 6

2.1.2.

Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ..................... 9

2.1.3.

Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ vùng ven biển .............................. 15

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển NTTS nước mặn, lợ ....................... 16

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS nước mặn, lợ ............................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 25


2.2.1.

Kinh nghiệm triển nuôi thủy sản vùng ven biển trên thế giới .......................... 25

2.2.2.

Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ở Việt Nam ........................... 27

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển NTTS nước mặn, lợ thị xã
Quảng Yên ........................................................................................................ 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 37

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 37

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 38

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 44

3.2.3

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................ 46

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 47

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Khái quát tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của thị
xã Quảng Yên trong những năm 2014 -2016 ................................................... 50

4.1.1.


Tình hình lao động tham gia ngành thủy sản của thị xã Quảng n ................ 50

4.1.2.

Diện tích, sản lượng ni .................................................................................. 52

4.2.

Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy nước
mặn, lợ của thị xã Quảng Yên ......................................................................... 53

4.2.1.

Thực trạng công tác quy hoạch vùng nuôi........................................................ 53

4.2.2.

Thực trạng triển khai các chính sách hỗ trợ người sản xuất tiếp cận các
yếu tố đầu vào ................................................................................................... 56

4.2.3.

Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nuôi trồng thủy sản nước
mặn, lợ của thị xã.............................................................................................. 66

4.2.4.

Thực trạng triển khai các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ........................................................................... 68


4.2.5.

Thực trạng triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường và dịch bệnh
các vùng nuôi trong thị xã ................................................................................ 72

4.2.6.

Kết quả thực hiện các giải pháp phát triển NTTS nước mặn, lợ ...................... 74

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng
thủy sản nước mặn, lợ của thị xã Quảng Yên ................................................. 80

4.3.1.

Các yếu tố thuộc nguồn lực của hộ ................................................................... 80

iv


4.3.2.

Các yếu tố thuộc về năng lực quản lý của cán bộ ............................................. 83

4.3.3.

Các yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................................................... 84


4.3.4.

Yếu tố chính sách ............................................................................................. 85

4.4.

Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản nước mặn,
lợ thị xã Quảng Yên .......................................................................................... 88

4.4.1.

Định hướng phát triển nuôi thủy sản nước mặn, lợ của thị xã Quảng Yên ............. 88

4.4.2.

Một số giải pháp phát triển nuôi thủy sản nước mặn, lợ của thị xã
Quảng Yên ........................................................................................................ 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 100
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 100

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 101

5.2.1.

Đối với nhà nước ............................................................................................ 101


5.2.2.

Đối với chính quyền tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 101

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 103
Phụ lục ........................................................................................................................ 105

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQL

Ban quản lý

BTC


Bán thâm canh

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

FITES

Tổ chức chứng nhận VietGAP

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NQ/TU

Nghị quyết Trung ương


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QĐ-UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

STT

Số thứ tự

TX

Thị xã

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

VietGAP

Bộ quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt ở Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất thủy sản Việt Nam năm 2016 ............................................ 28
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Quảng Yên năm 2016 .................................... 39
Bảng 3.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành tại thị xã Quảng Yên, giai
đoạn 2014 – 2016 .......................................................................................... 40
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành kinh tế thị xã Quảng Yên qua
các năm 2014 - 2016 ..................................................................................... 43
Bảng 3.4. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 45
Bảng 3.5. Đối tượng và mẫu điều tra............................................................................. 46
Bảng 4.1. Lao động phục vụ cho ngành thủy sản tại thị xã Quảng Yên ...................... 51
Bảng 4.2. Số hộ NTTS mặn, lợ tại các xã, phường điều tra qua 3 năm 2014 –
2016 ............................................................................................................... 52
Bảng 4.3. Thực trạng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tại xã,
phường điều tra năm 2016 ............................................................................ 55
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng con giống của các hộ điều tra (N =90) ............................ 57
Bảng 4.5. Mật độ thả con giống trong hộ điều tra theo hình thức ni ĐVT:
con/ha ............................................................................................................ 58
Bảng 4.6. Thực trạng vay vốn của các hộ điều tra (N = 90).......................................... 60
Bảng 4.7. Thực trạng tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy
sản ................................................................................................................. 63
Bảng 4.8. Nguồn tiếp cận KHKT của hộ NTTS (N = 90) ............................................. 64
Bảng 4.9. Đánh giá mức độ áp dụng KHKT của hộ NTTS ........................................... 65
Bảng 4.10. Đánh giá của hộ điều tra về cơ sở hạ tầng (N=90) ........................................ 67
Bảng 4.11. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản nước mặn, lợ của hộ
điều tra ........................................................................................................... 69
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ về tiêu thụ sản phẩm (N = 90) ............................................ 71
Bảng 4.13. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ về ảnh hưởng của
mơi trường (N = 90) ...................................................................................... 72
Bảng 4.14. Diện tích, sản lượng NTTS mặn, lợ theo đối tượng thị xã Quảng Yên

giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................................... 75

vii


Bảng 4.15. Chi phí sản xuất bình qn/ha của nhóm hộ điều tra theo hình thức
ni ................................................................................................................ 76
Bảng 4.16. Bảng hiệu quả kinh tế bình qn/ha của nhóm hộ điều tra theo hình
thức ni........................................................................................................ 77
Bảng 4.17. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hộ điều tra năm 2017 (N = 90) ................ 79
Bảng 4.18. Thông tin chung về ngư hộ và nguồn lực (N = 90) ....................................... 81
Bảng 4.19. Trình độ văn hóa của hộ điều tra tại thị xã Quảng Yên (N = 90) .................. 81
Bảng 4.20. Thông tin về trình độ chun mơn NTTS của hộ điều tra (N = 90) .............. 82
Bảng 4.21. Trình độ của một số cán thị xã, xã, phường có liên quan đến phát triển
NTTS ............................................................................................................. 83
Bảng 4.22. Diện tích các vùng ni tơm hàng hóa tập trung định hướng tới 2020
của thị xã Quảng Yên .................................................................................... 91
Bảng 4.23. Diện tích các vùng ni tơm cua cá hàng hóa tập trung định hướng tới
2020 thị xã Quảng Yên ................................................................................. 92
Bảng 4.24. Dự báo bệnh thường gặp ở động vật thủy sản trong năm tại thị xã
Quảng Yên .................................................................................................... 99

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Cần sớm tháo gỡ những khó khăn để người nuôi trồng thủy sản yên tâm
phát triển SX ................................................................................................. 55


Hộp 4.2.

Tiếp cận nguồn giống chất lượng của hộ cịn nhiều khó khăn ..................... 56

Hộp 4.3.

Nguồn nhập tơm giống chất lượng hơn, không phải vận chuyển xa mà
sản lượng tơm thu hoạch các vụ đều cao ...................................................... 57

Hộp 4.4.

Chính sách hỗ trợ vay vốn hiệu quả ............................................................. 61

Hộp 4.5.

Tháo gỡ khó khăn trong thủ tục vay vốn ...................................................... 62

Hộp 4.6.

Người nuôi luôn bị ép giá ............................................................................. 68

Hộp 4.7.

Khi phát hiện nhiễm bệnh cần phải khoanh vùng tránh lây lan... ................ 74

Hộp 4.8.

Cạnh tranh giá, người nuôi bị thiệt ............................................................... 84


ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm Tôm ...................................................... 69
Biểu đồ 4.2. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm Cá ......................................................... 70
Biểu đồ 4.3. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm Cua ....................................................... 70

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Nhung
Tên đề tài: Giải pháp phát triển Nuôi trồng thủy sản ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Bảo Dương
Ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp.

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, từ
đó đề xuất hồn thiện các giải pháp phát triển ni trồng thủy sản trên địa bàn nghiên
cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện: số mẫu 90 hộ nuôi trồng
thủy sản tại 6 xã, phường của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh: phường Hà An, Tân
An, Phong Hải, Yên Hải, xã Hoàng Tân, Liên Vị. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
và sơ cấp; phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu; phương pháp thống kê mô tả, và
phương pháp so sánh.

Kết quả nghiên cứu: Qua thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển Nuôi trồng
thủy sản ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”, một số kết quả chính của luận văn
được rút ra như sau:
Những năm qua, phát triển NTTS nước mặn, lợ ở thị xã Quảng Yên đã đạt được
những kết quả nhất định. Năm 2017, NTTS nước mặn, lợ tại thị xã Quảng Yên là rất lớn
hơn 1.918 hộ ni có diện tích hơn 6.750,1 ha, đối tượng ni đã được đa dạng giống
lồi, ngồi tơm rảo, tơm sú đã ni tơm he chân trắng, cua, ghẹ, sò ngán, hầu hà, và các
loại cá biển như: cá song, cá vược...có giá trị cao.
Một số, giải pháp phát triển NTTS tại thị xã Quảng Yên đã và đang thực hiện:
Quy hoạch vùng nuôi, thị xã đã quy hoạch được vùng nuôi tập trung theo định hướng
của tỉnh, một số dự án quy hoạch đã hết hạn, dự án mới chưa cơng bố lộ trình thực
hiện để người dân yên tâm sản xuất; cơ sở hạ tầng cịn thiếu đồng bộ; nguồn giống đưa
vào ni trên địa bàn chỉ đáp ứng được một phần từ trung tâm giống, cịn lại là mua từ
thị trường bên ngồi khó kiểm sốt được nguồn giống có đảm bảo chất lượng hay
không? Thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cịn hạn chế phần lớn là bán tại đầm,
người ni bị thương lái ép giá; giải pháp khuyến nông khuyến ngư… Tuy nhiên, sự
phát triển nuôi trồng thuỷ sản của thị xã chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của
thị xã, phát triển nhưng chưa bền vững và cịn nhiều khó khăn.

xi


Nghiên cứu cũng đã tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng khi thực hiện các giải
pháp: Năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý địa phương, nhận thức của người
dân và điều kiện kinh tế của hộ ni, chính sách của cơ quan quản lý cấp cơ sở, thị
trường tiêu thụ sản phẩm,…
Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, nắm bắt những cơ hội nhằm phát triển nuôi
trồng thủy sản nước mặn, lợ thị xã Quảng Yên những năm tới, cần tập trung hoàn thiện
một số giải pháp trong thời gian tới như: Đẩy mạnh cơng tác hồn thiện quy hoạch vùng
ni; tăng cường hỗ trợ các hộ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; tăng cường công tác

đào tạo tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi cho hộ; quan tâm đầu tư đồng bộ
cơ sở hạ tầng; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thông qua hoạt động
xúc tiến thương mại và tăng cường liên kết và tăng cường cơng tác quản lý mơi trường,
kiểm sốt dịch bệnh.

xii


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Nhung
Thesis title: Measures to develop aquaculture sector in Quang Yen Town, Quang Ninh
Province
Major: Agricultural Economics.

Code: 8620115

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives of the study:
Based on the current status and analysis of factors affecting the
implementation solution to develop aquaculture sector, this study proposes solutions
to promote the development of aquaculture sector in Quang Yen town, Quang Ninh
district in the near future
Data collection methods (secondary and primary data): primary data was
collected through 90 aquacultural households in 6 communes and wards of Quang Yen
town including Ha An, Tan An, Phong Hai, Yen Hai, Hoang Tân, Lien Vi; processing
and aggregating data; descriptive statistics and comparison methods.
Results:
In recent year, the development of salt water and brackish water aquaculture in
Quang Yen has achieved certain results. In 2017, salt water and brackish water aquaculture
in this town is significant increasing, more than 1.918 households with an area of more than

6.750,1 hectares. The species has been diversified with high value species such as shrimp,
white, crab, shellfish, mussels and other marine fish such as garrupa, bass...
Aquaculture development in Quang Yen town has been faced with many existing
measures such as: aquaculture area planning has planned according to the orientation of
Quang Ninh province, however, some planning projects have expired, the new project has
not yet announced. In addition, farmers have many prolems to aquacultural develop
including lack of infrastructure and difficult of controlling the quality of breeds, foods as
well as the limitation of the market for consumed products, lack of agricultural and
aquacultural extension... Development of aquacultural was not parallel to potential and
advantage of the district, pace of development was fast but unstable.
Factors influencing the implementation of solutions such as limited capacity of
local management staffs, awareness of farmers and economic conditions of
households, province policy and consume products….
In order to exploit the potentials and advantages of this district, it is necessary to
focus on improving some solutions, following that: strengthen the planning of aquaculture

xiii


areas, increased financial support for households, strengthen training activities and transfer
technologies, focus to synchronous investment in infrastructure; improve efficiencies of
selling products to households through trade promotion activities and strengthening
linkages and environmental management and disease control.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhanh

và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ
trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc
dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng,
góp phần chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp nơng thơn, tham gia xố đói giảm
nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven
biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên.
Năm 1990, tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn, đứng
vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ
năm 1997. Đến năm 2016, tổng sản lượng thủy sản đã tăng hơn 6,5 lần so với
năm 1990, đạt hơn 6,7 triệu tấn. Cơ cấu sản lượng thủy sản có bước chuyển
dịch tích cực. Năm 2007, lần đầu tiên sản lượng nuôi trồng thủy sản vượt sản
lượng khai thác thủy sản. Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ hơn 23% năm
1990 lên gần 54% năm 2016. Từ mức kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD
năm 1995, đến năm 2016, giá trị kim ngạch xuất khẩu đã vượt mức 7 tỷ USD.
Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sự tăng trưởng ổn định của ngành thủy sản trong thời gian qua khăng định
được vị thế quan trọng trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 8 về sản
lượng khai thác thủy sản, thứ 3 về sản lượng nuôi thủy sản và thứ 3 về giá trị
xuất khẩu thủy sản (FAO 2014).
Việc phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản (NTTS) thay thế cho khai
thác hải sản đã phần nào giảm áp lực khai thác quá mức đối với vùng biển Việt
Nam. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn cịn khơng ít những bất cập và
phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: công tác quy hoạch chưa đồng bộ
không theo kịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng cịn yếu
kém, hàm lượng khoa học cơng nghệ cịn thấp, sự phát triển cịn mang tính nhỏ
lẻ, tự phát, khơng theo kịp quy hoạch dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu
suy thối, dịch bệnh phát sinh và có sự mất cân đối giữa cung và cầu. Do đó, để
khắc phục những tồn tại nêu trên, đáp ứng được những biến đổi về khí hậu, các
yêu cầu của hội nhập kinh tế tồn cầu, sự suy thối mơi trường, sự đòi hỏi ngày
càng khắt khe của thị trường về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng


1


như theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại thì rất cần một chiến
lược phát triển tổng thể nhằm mục tiêu phát triển ngành nuôi trồng thủy sản một
cách bền vững, góp phần tạo cơng ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động, đáp ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh với diện tích bãi triều trên 12.000 ha
và gần 1.000 ha diện tích vùng nước ngọt nội địa, là nơi có tiềm năng lớn để phát
triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản. Tận dụng lợi thế đó, những năm gần đây,
thị xã đã tập trung sản xuất, khai thác các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao
gắn với những thế mạnh và thương hiệu của địa phương như: nuôi tôm thẻ chân
trắng, cá nước ngọt (rơ phi đơn tính), hàu, hà, cua biển... Hiện, diện tích ni
trồng của tồn thị xã là hơn 7.200ha. Đặc biệt, đến nay, thị xã Quảng Yên đã quy
hoạch xong 4 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung gồm Đông Yên Hưng, Hà An,
Sông Khoai và Nam Hồ. Quy mơ diện tích của 4 vùng trên rộng 2.600ha, trong
đó đã đưa vào sử dụng hơn 1.000ha (Phòng kinh tế thị xã, Quảng Yên, 2017).
Năm 2016, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thị xã đạt trên 25.600 tấn
(đạt 114,7% so với kế hoạch và bằng 108,7% so với cùng kỳ năm 2015). Trong
đó, ni trồng đạt 12.000 tấn, hằng năm tạo ra việc làm ổn định cho 12.000 lao
động địa phương. Để đạt kết quả đó, năm qua, thị xã Quảng Yên đã tích cực chỉ
đạo cơng tác phịng, chống dịch bệnh trong ni trồng thuỷ sản, đầu tư hạ tầng
giao thơng, tháo gỡ khó khăn cho các hộ dân, doanh nghiệp, hỗ trợ ngư dân áp
dụng giống nuôi mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời địa
phương cịn tích cực hỗ trợ các trung tâm sản xuất giống hoạt động hiệu quả
nhằm đáp ứng phần nào con giống nuôi trồng cho bà con trên địa bàn thị xã.
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng ngành thuỷ sản Quảng
Yên hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn. Các dự án lớn khác trên địa bàn
đang trong giai đoạn tăng tốc, triển khai kéo theo việc quỹ đất sản xuất nông

nghiệp giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến sản xuất và quy hoạch mở rộng các
vùng sản xuất nông, thuỷ sản tập trung. Ngồi ra, cơng tác bảo vệ mơi trường
cũng đang đặt ra nhiều khó khăn, thử thách khi thực hiện quản lý chăm sóc
trong ni trồng thủy sản. Những khó khăn chính là về cơ chế phối hợp giữa
các ngành, trình độ khoa học kỹ thuật, ý thức bảo vệ môi trường và khả năng
áp dụng công nghệ của người ni, giống và kiểm sốt chất lượng giống, vấn
đề thức ăn, thị trường tiêu thụ.

2


Những vấn đề về quy hoạch vùng nuôi, môi trường và dịch bệnh, kỹ thuật
nuôi và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, nâng cao nhận thức cộng đồng, chất
lượng con giống, đầu ra cho sản phẩm vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với
tiềm năng sẵn có. Để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và trở thành một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định và
nâng cao đời sống cho nông, ngư dân tại vùng nuôi trồng thuỷ sản của thị xã
Quảng Yên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển nuôi trồng
thủy sản ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm ổn định và phát triển
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển
nuôi trồng thủy sản.
- Đánh giá thực trạng các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã
Quảng Yên trong giai đoạn 2014 – 2016 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc

thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã thời gian qua.
- Đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản
tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã Quảng Yên đang diễn
ra như thế nào? Kết quả và hiệu quả đạt được ra sao?
- Hiện nay, địa phương đang thực hiện những giải pháp gì nhằm phát triển
ni trồng thủy sản? Kết quả thực hiện các giải pháp này như thế nào? Những
khó khăn, thuận lợi khi thực hiện các giải pháp này là gì? Đâu là yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã Quảng
Yên, tỉnh Quảng Ninh?
- Cần phải làm gì để phát triển ni trồng thủy sản của thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh có hiệu quả và bền vững?

3


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển nuôi trồng thủy sản và các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu gồm các cán bộ chính quyền địa
phương có liên quan (cấp xã/phường, cấp thị xã), các hộ nuôi trồng thủy sản và
một số đối tượng khác có liên quan.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a- Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng các giải pháp phát triển nuôi
trồng thủy sản mặn, lợ trên địa bàn thị xã Quảng Yên với 5 nhóm giải pháp
chính: Quy hoạch, hỗ trợ đầu vào cho người sản xuất, cơ sơ hạ tầng, tăng cường

liên kết và đảm bảo môi trường, dịch bệnh.
b- Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu từ năm 2014 đến 2016.
- Số liệu sơ cấp về thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ
của các hộ dân được thu thập năm 2017.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2018.
c- Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, trong đó 6
xã, phường ni trồng thủy sản nước mặn, lợ tiểu biểu nhất của 2 vùng được lựa
chọn làm điểm nghiên cứu (vùng nuôi tập trung: phường Hà An, phường Tân An,
xã Hồng Tân và vùng ni khơng tập trung: xã Liên Vị, phường Phong Hải,
phường Yên Hải).
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp
phát triển ni trồng thủy sản nói chung và ni trồng thủy sản nước mặn, lợ nói
riêng, đã tổng kết một số kinh nghiệm phát triển NTTS nước mặn, lợ của một số
địa phương để làm cơ sở cho đề xuất kinh nghiệm và giải pháp cho thị xã Quảng
Yên trong NTTS nước mặn, lợ.
Đây là nghiên cứu mới trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Luận văn đã đánh

4


giá được thực trạng phát triển và các giải pháp phát triển NTTS nước mặn, lợ ở
Thị xã Quảng Yên, đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS nước
mặn, lợ, đánh giá một số thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất được các giải pháp
nhằm thúc đẩy phát triển NTTS nước mặn, lợ tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn là những thông tin
quan trọng để giúp các hộ nuôi trong hoạt động sản xuất và các cơ quan quản lý
trong việc ra quyết định và ban hành các giải pháp, chính sách nhằm phát triển

bền vững NTTS ở địa phương trong thời gian tới.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Tăng trưởng và Phát triển
* Tăng trưởng
Tăng trưởng thường được dùng để chỉ sự tăng thêm, lớn lên về quy mô
của một hiện tượng nào đó. Tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng là sự
tăng thêm về quy mô, sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm). Đó là, kết quả được tạo ra bằng tất cả các hoạt động sản
xuất và các hoạt động dịch vụ của nền kinh tế.
Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm
của tổng sản lượng nền kinh tế (tính tồn bộ hay tính bình qn theo đầu người)
của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức tăng % hay mức tăng tuyệt đối
hàng năm, hay mức tăng bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng kinh tế
được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Các chỉ
tiêu thường được sử dụng để đo mức tăng trưởng kinh tế là mức tăng tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), GDP đầu người và các
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác (Phan Thúc Huân, 2006).
Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào tăng trưởng, đáp ứng những lợi ích trước
mắt, cục bộ, sẽ dẫn đến việc khai thác, sử dụng bừa bãi các nguồn lực của quốc
gia và địa phương, làm cho những nguồn lực này nhanh chóng cạn kiệt, mơi
trường bị suy giảm nhanh chóng, ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển chung của
quốc gia và của các thế hệ tương lai. Không những vậy, tăng trưởng cục bộ còn
tác động mạnh mẽ đến các vấn đề về an ninh xã hội, bất bình đẳng về kinh tế và

chính trị, v.v... (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
* Phát triển
Theo kinh tế học: Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả
về lượng và về chất của nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định, nó là
sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã
hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển là một quá trình lâu dài và

6


do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển
kinh tế là hiệu quả nền kinh tế, hiệu quả đầu tư, cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế so với các nước khác trong khu vực và thế giới...
* Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia
trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa
lý, văn hóa...riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.. Thuật
ngữ “Phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 trong ấn phẩm
“Chiến lược bảo tồn thế giới” (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên
nhiên Quốc tế - UICN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại
không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng tới nhu cầu
tất yếu của xã hội và sự tác động đến mơi trường sinh thái”.
Nhìn nhận về phát triển bền vững dưới góc độ kinh tế - xã hội thuần túy.
Robert Goodland and Geogre Ledec (1987) đã khẳng định: “Phát triển bền vững
là mơ hình chuyển đổi kinh tế - xã hội và cấu trúc nhằm tối ưu hóa các lợi ích có
giá trị ở hiện tại mà khơng hủy hoại tiềm năng của nó trong tương lai”.
Phát triển bền vững (FAO, 2008): Quản lý và lưu giữ cơ sở nguồn lợi tự
nhiên, định hướng thay đổi thể chế và công nghệ theo cách đảm bảo đạt được sự
thoả mãn liên tục những nhu cầu của con người cho các thế hệ hiện tại và tương

lai. Sự phát triển bền vững như vậy bảo tồn được các tài nguyên (đất), nước và
các nguồn gen thực vật và (động vật) khơng làm suy thối mơi trường, cơng nghệ
thích hợp, khả năng phát triển kinh tế và khả năng chấp nhận của xã hội.
2.1.1.2. Nuôi trồng thủy sản và NTTS nước mặn, lợ
Ngành thuỷ sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất
phát điểm là đánh bắt và NTTS. Thời kỳ đầu đánh bắt thuỷ sản được coi là ngành
quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ sản. Vì vậy, ở thời điểm đó NTTS
chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo
môi trường cho sự phát triển của các loài thuỷ sản. Những thập kỷ gần đây, khi
sản phẩm thuỷ sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt vì đánh
bắt quá nhiều, tràn lan trong điều kiện nguồn lực có hạn thì NTTS ngày càng
phát triển và trở nên quan trọng.
* Ni trồng thủy sản
Theo giáo trình kinh tế thuỷ sản (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung,

7


2005): NTTS là một bộ phận sản xuất có tính nơng nghiệp nhằm duy trì bổ sung,
tái tạo, và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, các sản phẩm thuỷ sản được cung cấp
cho các hoạt động tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Quan điểm của các nhà kinh tế học: NTTS là một hoạt động sản xuất tạo
ra nguyên liệu thuỷ sản cho tiêu dùng, phục vụ xuất khẩu và nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến.
Quan điểm của các nhà sinh học: NTTS là hoạt động tạo ra các điều kiện
sinh thái phù hợp với sự trưởng thành và phát triển của các loại thủy sản để thúc
đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời.
Theo quan điểm của (FAO, 2008): NTTS là các hoạt động canh tác trên
đối tượng sinh vật thủy sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thủy sinh…quá
trình này bắt đầu từ khi thả giống, chăm sóc ni lớn cho tới khi thu hoạch xong.

Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước (nước biển,
nước sơng hồ, ruộng trũng, đầm phá...) với các hình thức ni khác nhau (thâm
canh, bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến) và đối tượng ni đa
dạng có sự tham gia trực tiếp của con người, bên cạnh đó sự phát triển của khoa
học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NTTS.
* Nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ
Thủy vực là loại hình mặt nước hình thành một cách tự nhiên hoặc nhân
tạo. Nó là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành NTTS
Nước lợ là loại nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt, nhưng
không cao bằng nước mặn. Nó có thể là kết quả của sự pha trộn giữa nước
biển với nước ngọt, chẳng hạn như tại các khu vực cửa sơng hoặc nó có thể xuất
hiện trong các tầng ngậm nước hóa thạch lợ.
Nước lợ là nước có độ mặn dao động từ 0,5 – 10 ppt (ở các hồ, biển nội
địa, cửa sông).
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể
các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thơng thường được biểu
diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc % (%) hay g/l.
Khái niệm nước mặn cũng thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận. Chẳng
hạn, Bách khoa Tồn thư Việt Nam coi nước mặn là tên gọi để chỉ một trong hai
trường hợp:

8


Nước có chứa muối NaCl hồ tan với hàm lượng cao hơn nước mặn, lợ,
thường quy ước trên 10 g/l.
Thuật ngữ gọi chung các loại nước chứa lượng muối NaCl cao hơn nước
uống thông thường (> 1g/l).
Nuôi trồng thuỷ sản nước măn, lợ là hình thức ni động vật thuỷ sinh ở
mơi trường nước có độ mặn từ 0,5 tới 30 ppt hay ở thuỷ vực nước mặn, lợ.

2.1.1.3. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản
- Phát triển nuôi trồng thủy sản là khái niệm được xuất phát từ hai khái
niệm “Phát triển” và “Nuôi trồng thủy sản”. Nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng
khi dân số không ngừng phát triển. Trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên khơng
thể gia tăng, thì hoạt động ni trồng thuỷ sản chính là nguồn cung cho tương lai.
Ni trồng thuỷ sản có thể làm giảm áp lực đối với thuỷ sản tự nhiên và đóng
góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, nhưng cũng có thể tạo ra
những tác động tiêu cực đến môi trường nếu như việc sản xuất không đi theo
hướng bền vững (Nguyễn Thị Tuyết, 2013).
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ là quá trình lớn lên (sự tăng
tiến) về mọi mặt của thuỷ sản nước mặn, lợ trong một thời kỳ nhất định. Trong
đó bao gồm sự tăng lên về quy mô sản lượng, về giá trị và sự tiến bộ về cơ cấu
sản xuất làm tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường sinh
thái của ngành nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.
- Trong bất kì khó khăn hay trước một vấn đề nào đó, ta cần có những giải
pháp để giải quyết những vấn đề đó. Giải pháp giúp con người giải quyết các vấn
đề theo một phương hướng và đạt được mục đích của mình.
Giải pháp phát triển ni trồng thủy sản được khái quát là cách thức giải
quyết, là “con đường” cần hướng tới, đi theo để đưa nuôi trồng thủy sản phát
triển hơn, tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, đời sống người nuôi trồng
thủy sản được cải thiện nâng cao hơn mà vẫn đảm bảo sự bền vững của môi
trường (Trần Quốc Lập, 2015).
2.1.2. Vai trị và đặc điểm của ngành ni trồng thủy sản nước mặn, lợ
2.1.2.1. Vai trị của hoạt động ni trồng thủy sản nước mặn, lợ ven biển
* Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản, dược phẩm,
mỹ phẩm và thương mại thuỷ sản

9



Nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số
ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội địa
mà một số đối tượng thuỷ sản ni cịn là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến
xuất khẩu.
Các sản phẩm của ngành ni trồng thủy sản mặn, lợ ngồi chức năng làm
thực phẩm cho con người còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác. Rất nhiều
mặt hàng thủy sản là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh như: tôm,
cá, nhuyễn thể. v. v…, nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm như: Rong mơ,
rong câu trong thuốc giun. v. v… sản xuất keo alginate, Aga aga, thuốc tẩy giun
sán. Rất nhiều loại vỏ sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyên liệu để sản xuất đồ
mỹ nghệ xuất khẩu như: sản phẩm khảm trai, ngọc trai, đồi mồi. Cùng với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì
các sản phẩm thủy hải sản ngày càng có xu hướng được sử dụng rộng rãi hơn.
Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản mặn, lợ khơng chỉ hồn thiện được cơ cấu sản
xuất nơng nghiệp, duy trì cân bằng hệ sinh thái mà cịn hình thành lên chiến lược
khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam; khuyến khích các
vùng nơng thơn ven biển thực hiện việc kinh doanh tổng hợp như: nông-lâmchăn nuôi-nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Trong nhiều năm gần đây ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4
trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước.
* Giải quyết việc làm và tăng thu nhập
NTTS nước mặn, lợ là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn, việc làm cho
nhiều ngư dân vùng ven biển. Những năm gần đây, công tác khuyến ngư đã tập
trung vào hoạt động trình diễn các mơ hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản;
hướng dẫn người nghèo làm ăn. Bên cạnh đó, do hiệu quả của NTTS cao hơn
nhiều so với các lĩnh vực nông nghiệp khác, nên cùng với việc thực hiện chuyển
đổi kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi diện tích từ trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS
đã tạo ra nguồn thu nhập lớn góp phần nâng cao mức sống cho người dân.
Đặc biệt, do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi thủy hải sản
chủ yếu là ở qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lao

động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo.
* Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa

10


×