Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 84 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

KIỂM SỐT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HOÀN KIẾM
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số :

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Thủy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế tốn tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Kho bạc Nhà nước
Hoàn Kiếm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................... 3
2.1.

Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ................................................................... 3

2.1.1.

Một số vấn đề chung về chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách
Nhà nước............................................................................................................. 3

2.1.2.


Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc Nhà nước......... 6

2.1.3.

Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua
KBNN ............................................................................................................................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước tại một
số Kho bạc Nhà nước và bài học kinh nghiệm cho KBNN Hoàn Kiếm .......... 25

2.2.2.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan ...................................................... 28

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 30
3.1.

Khái quát về kho bạc nhà nước hoàn kiếm ....................................................... 30

iii


3.1.1.


Giới thiệu chung về KBNN Hoàn Kiếm ........................................................... 30

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức của KBNN Hoàn Kiếm và bộ máy KSC đầu tư XDCB
của KBNN Hồn Kiếm ..................................................................................... 32

3.1.3.

Tình hình nhân sự của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm .................................... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 37

3.2.2.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 38

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 41
4.1.


Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
qua kho bạc nhà nước hoàn kiếm ..................................................................... 41

4.1.1.

Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước qua Kho
bạc Nhà nước Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016 .............................................. 41

4.1.2.

Thực trạng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ban đầu ............................................... 41

4.1.3.

Thực trạng kiểm soát cam kết chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN .............. 43

4.1.4.

Thực trạng kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư ........................................................ 44

4.1.5.

Thực trạng kiểm soát thanh toán khối lượng hồn thành ................................. 46

4.1.6.

Thực trạng quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Hoàn Kiếm .... 48

4.2.


Đánh giá về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
tại kho bạc nhà nước hồn kiếm ....................................................................... 50

4.3.1.

Điểm mạnh trong kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà
nước tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm .......................................................... 50

4.3.2.

Điểm yếu trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà
nước của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm ......................................................... 52

4.3.3.

Cơ hội ............................................................................................................... 57

4.3.4.

Thách thức ........................................................................................................ 57

4.3.5.

Nguyên nhân của tồn tại ................................................................................... 57

4.4.

Giải pháp hồn thiện kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước tại kho bạc nhà nước hoàn kiếm ....................................................... 61


4.4.1.

Giải pháp hồn thiện bộ máy kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm .................................. 61

iv


4.4.2.

Giải pháp hồn thiện quy trình kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm ................................ 61

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 66
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 66

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 66

5.2.1.

Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước ........................................ 66

5.2.2.

Kiến nghị đối với Sở, Ban, ngành địa phương ................................................. 67


5.2.3.

Kiến nghị đối với chủ đầu tư, ban quản lý dự án.............................................. 67

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 68
Phụ lục .......................................................................................................................... 70

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQLDA

Ban Quản lý dự án

CKC

Cam kết chi

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

GPMB

Giải phóng mặt bằng


KBNN

Kho bạc Nhà nước

KSC

Kiểm soát chi

KTV

Kế toán viên

KTT

Kế toán trưởng

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc

XDCB

Xây dựng cơ bản

ODA


Hồ trợ phát triển chính thức

CTMT

Chương trình mục tiêu

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình nhân sự KBNN Hồn Kiếm ....................................................... 36

Bảng 4.1.

Chi đầu tư XDCB theo ngành qua KBNN Hoàn Kiếm .............................. 41

Bảng 4.2.

Số lượng hồ sơ chưa đủ điều kiện, trả lại khách hàng tại KBNN
Hoàn Kiếm .................................................................................................. 42

Bảng 4.3.

Số lượng hợp đồng cam kết chi muộn tại KBNN Hồn Kiếm ................... 43

Bảng 4.4.


Tình hình tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN
Hoàn Kiếm .................................................................................................. 45

Bảng 4.5.

Tình hình thanh tốn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN
Hoàn Kiếm .................................................................................................. 46

Bảng 4.6.

Số vốn đầu tư XDCB bị từ chối chi qua KBNN Hoàn Kiếm ..................... 47

Bảng 4.7.

Tình hình dự án, cơng trình hồn thành phê duyệt quyết toán ................... 49

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ chi NSNN cho đầu tư
XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm ................................................................... 16
Sơ đồ 3.1. Tổ chức của KBNN Hoàn Kiếm ................................................................. 35

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Tên luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tại

Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Mục đích của luận văn này là nghiên cứu thực trạng kiểm soát
chi đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hồn Kiếm từ đó đưa
ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản tại
Kho bạc.
Mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước; (2) Phân tích thực
trạng và chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách Nhà nước của kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm; (3) Đề xuất giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước của kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, phương pháp
điều tra, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích. Thơng tin sơ cấp thu được
trong quá trình điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel. Các thông tin thu được nhằm
đánh giá thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà
nước Hồn Kiếm.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã tập trung phân tích các nội dung của quy trình kiểm sốt chi đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của KBNN Hoàn Kiếm từ khâu tiếp nhận hồ sơ
ban đầu đến tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành và quyết toán dự án. Đồng thời
luận văn chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ
bản. Bên cạnh đó, tác giả điều tra lấy ý kiến của chủ đầu tư về công tác kiểm soát chi
đầu tư và thái độ, năng lực của cán bộ kiểm soát chi Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

Luận văn đưa ra được các giải pháp quan trọng nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt đầu
tư xây dựng cơ bản tại kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm trong thời gian tới là: Kiện toàn tổ
chức bộ máy kho bạc Nhà nước tinh gọn, hiện đại, hiệu quả; Nâng cao công tác đào tạo
bồi dưỡng cán bộ; Áp dụng dịch vụ cơng điện tử vào quy trình kiểm soát chi; Giảm tải
áp lực giải ngân vào cuối năm; Hồn thiện cơng tác quyết tốn vốn đầu tư; Tăng cường
phối hợp với cơ quan liên quan.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candicate: Nguyen Thi Hong Hanh
Thesis tittle: Control of capital construction investment expenditures from the state
budget at the State Treasury of Hoan Kiem
Major: Business Administration

Code:60.34.01.02

Educational organization: Vietnam national University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
General objective: The purpose of this thesis is to study the state of control of
capital construction investment expenditure from the state budget at Hoan Kiem State
Treasury, thus providing some solutions to improve the expenditure control of capital
construction investment at the State Treasury.
Specific objectives: (1) To systematize the theoretical and practical basis for
control of capital construction investment expenditures from the state budget of the
State Treasury; (2) Analyze the current situation and point out the reasons for limiting
the control of capital construction investment from the state budget of Hoan Kiem State
Treasury; (3) Proposing the main solution to improve the quality control of capital
construction investment from the state budget of Hoan Kiem State Treasury.

Research Methods
Thesis used secondary and secondary data collection methods, survey methods,
comparative methods and analytical methods. Primary information obtained during the
investigation process is processed by Excel software. The obtained information is aimed
at assessing the state of control of capital construction investment expenditure from the
state budget at Hoan Kiem State Treasury.
Main results and conclusions
Thesis focused on analyzing the contents of the process of controlling the capital
construction investment expenditures from the state budget of the Hoan Kiem State
Treasury from the receipt of initial dossiers to advance payment for completed volumes
and project finalization. At the same time, the thesis points out the factors affecting the
control of capital construction investment expenditures. In addition, the author
investigated the opinion of investors about the control of investment expenditure and the
attitudes and capacity of the controllers of Hoan Kiem State Treasury. The thesis
presents important solutions to improve the control of capital construction investment in
Hoan Kiem State Treasury of in the coming time is to consolidate the organization of
State Treasury apparatus great, effective; Improve the training and fostering of cadres;
Apply e-public services to the expenditure control process; Reduce the pressure loading
disbursement at the end of the year; Finalization of investment capital settlement;
Strengthen coordination with relevant agencies.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, trong tiến trình phát triển của xã hội, đầu tư là một hoạt động
không thể thiếu và ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Trong đó, đầu tư xây dựng cơ
bản là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Qua quá trình hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn
mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trị trong nền kinh tế, trong hệ
thống Tài chính Quốc gia. Để phù hợp với các nhiệm vụ của KBNN trong từng
giai đoạn, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Theo Quyết
định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ: “ KBNN
là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ
trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà
nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý, quản lý ngân quỹ, tổng
kế toán Nhà nước, thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển
qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật”.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Hà Nội, quận Hoàn Kiếm
đã nhận được sự quan tâm của Đảng, UBND thành phố Hà Nội trong tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Theo báo cáo quyết toán
chi NSNN của KBNN Hoàn Kiếm năm 2016, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên
địa bàn quận Hồn Kiếm trung bình hàng năm khoảng 1000 tỷ đồng, trong đó
phần lớn là vốn ngân sách Nhà nước. Nhiều dự án hoàn thành bàn giao đưa vào
khai thác, sử dụng đã phát huy được hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên,
theo báo cáo vẫn còn những nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, hiệu quả sử dụng đồng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản
chưa cao, gây ra hiện tượng lãng phí nguồn lực tài chính quốc gia. Tình trạng
trên do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó vấn đề kiểm sốt chi đầu tư xây
dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước đóng vai trị hết sức quan trọng và rất cần
thiết bởi Kho bạc Nhà nước là cơ quan cuối cùng kiểm soát để đưa vốn ra khỏi
Ngân sách Nhà nước.

1



Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm được thành lập từ năm 1998, với vai trị là
cơ quan kiểm sốt chi phát hiện những hiện tượng thất thốt, lãng phí để góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Vì vậy, việc nắm rõ quy trình kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Hồn Kiếm có ý nghĩa to lớn trong việc tăng
hiệu quả đầu tư, tiết kiệm ngân sách và chống thất thốt lãng phí. Xuất phát từ
tình hình thực tiễn trên, tơi đã chọn đề tài: “Kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm” làm
luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước
tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi đầu tư
xây dựng cơ bản tại Kho bạc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Kho bạc.
- Phân tích thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
Nhà nước của KBNN Hoàn Kiếm.
- Đề xuất giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách Nhà nước của KBNN Hoàn Kiếm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của
Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu hệ thống kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước quận bao gồm: bộ máy kiểm sốt
chi, cơng cụ kiểm sốt chi và quy trình kiểm sốt chi.
- Khơng gian: Kho bạc Nhà nước Hồn Kiếm (72 Phố Quán Sứ - Phường

Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội).
- Thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn 2014-2016 và đề xuất
giải pháp đến năm 2020.

2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số vấn đề chung về chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách Nhà nước
2.1.1.1. Các khái niệm liên quan
a. Ngân sách Nhà nước
Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, ngân sách Nhà nước là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
b. Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước để
thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các
chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Quốc hội, 2015).
Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là các khoản chi để đầu tư xây
dựng các cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội khơng có khả năng
thu hồi vốn, các cơng trình của các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư theo kế
hoạch được duyệt, các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ (Lê Văn Hưng và Lê
Hùng Sơn, 2010).
Chi đầu tư xây dựng cơ bản có thể được thực hiện theo hình thức đầu tư xây
dựng mới hoặc theo hình thức đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện
đại hóa các tài sản cố định và năng lực sản xuất hiện có. Theo cơ cấu cơng nghệ

của vốn đầu tư thì chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm chi xây lắp, chi thiết bị và
chi khác.
Thực chất chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình phân phối và
sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định
nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật
và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân.
c. Cam kết chi đầu tư xây dựng cơ bản
Theo Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008, cam kết chi đầu tư là
việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng kế hoạch vốn đầu tư được giao hàng năm
(có thể một phần hoặc toàn bộ kế hoạch vốn được giao trong năm) để thanh toán

3


cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp. Giá trị của khoản
cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm
bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được
phép cam kết chi.
2.1.1.2. Đặc điểm của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
- Sản phẩm đầu tư XDCB chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết,
tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động đầu tư XDCB. Chính vì vậy, khối lượng chi
xây dựng cơ bản thường dồn vào những ngày, tháng cuối năm, cầu về vật tư, vật
liệu, nhân công nhiều khi vượt quá cung gây biến động về giá cả cũng như ảnh
hưởng đến tiến độ thi cơng cơng trình.
- Sản phẩm xây dựng được tạo ra trong một thời gian dài, trong q trình
đó vốn đầu tư được cấp ra liên tục. Do đó, q trình cấp vốn và giám sát việc sử
dụng vốn phải được thực hiện theo những nguyên tắc chặt chẽ, đảm bảo tiết
kiệm, đẩy mạnh tiến độ thi cơng, đưa cơng trình vào sản xuất, sử dụng đúng
thời hạn.
- Sản phẩm xây dựng cơ bản có thời gian xây dựng dài, giá trị cơng trình

lớn, chu kỳ sản xuất không lặp lại. Người sử dụng khơng thể mua ngay cơng
trình một lần mà phải mua từng phần theo từng hạng mục hay bộ phận công trình
hồn thành có thể đưa vào sử dụng. Do đó, việc cấp vốn thanh toán phải phù hợp
với đặc điểm này đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
- Sản phẩm xây dựng cơ bản mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi sản
phẩm đều có thiết kế riêng theo yêu cầu nhiệm vụ của thiết kế. Mỗi cơng trình có
u cầu riêng về cơng nghệ, về quy phạm, về tiện nghi, mỹ quan và an toàn, khối
lượng và chất lượng, chi phí xây dựng cơng trình đều khác nhau, mặc dù về hình
thức có thể giống nhau khi xây dựng trên những địa điểm khác nhau. Giá cả cơng
trình xây dựng cơ bản khơng thể xác định một cách đơn giản mà phải xây dựng
giá dự tốn riêng cho từng cơng trình với sự cấu thành của nhiều yếu tố phức tạp
tùy theo kết cấu công trình và theo từng khu vực, địa phương. Do vậy, khi cơng
trình hay hạng mục cơng trình, bộ phận cơng trình hồn thành, chi đầu tư XDCB
phải được thực hiện sát với khối lượng thực tế hoàn thành và đúng giá dự tốn
của khối lượng thực tế hồn thành.
- Sản phẩm xây dựng cơ bản không qua thị trường tiêu thụ, nó chỉ được
kiểm nhận bàn giao giữa chủ đầu tư và đơn vị thi cơng xây dựng cơng trình tại

4


địa điểm xây dựng. Đặc điểm này đòi hỏi khi cấp vốn trong mỗi lần chi trả (khi
có khối lượng hồn thành thanh tốn) phải theo đúng thiết kế của cơng trình, để
đảm bảo chất lượng và tránh lãng phí vốn của Nhà nước.
- Đặc điểm của sản xuất xây dựng là sản phẩm xây dựng cố định tại chỗ và
chỉ có thể sử dụng tại nơi làm ra nó. Đặc điểm này ảnh hưởng đến hình thức tổ
chức quản lý xây dựng cơ bản, địi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý các tổ chức xây
dựng, nhằm giảm bớt lãng phí về thời gian, giảm bớt dự trữ vật tư tiền vốn.
Chi cho hoạt động đầu tư XDCB lớn, do sản phẩm có khối lượng lớn, thời
gian xây dựng và tồn tại của sản phẩm XDCB dài. Theo thống kê chi phí cho đầu

tư XDCB chiếm từ 20-25% GDP, nên nếu việc quản lý chi đầu tư XDCB không
chặt chẽ và hiệu quả sẽ gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
2.1.1.3. Giai đoạn của quá trình chi đầu tư XDCB
Chi đầu tư xây dựng cơ bản gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn thể hiện chủ trương đầu tư. Sự cần
thiết đầu tư dự án, lập dự án đầu tư, xét duyệt và quyết định đầu tư dự án là
những nội dung của công việc chuẩn bị đầu tư. Chỉ khi có quyết định phê duyệt
dự án đầu tư thì dự án mới được ghi kế hoạch thực hiện dự án.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn thực hiện những công tác chuẩn bị
xây dựng và thực hiện công tác đầu tư xây dựng dự án. Ở giai đoạn này các công
việc đền bù GPMB, thiết kế dự tốn, thi cơng xây dựng … được hồn thành.
Chất lượng lập duyệt cũng như đảm bảo cung cấp kịp thời các tài liệu thiết kế dự
tốn có ý nghĩa quyết định trong việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư XDCB. Tài liệu
thiết kế dự toán đưa ra các giải quyết mọi vấn đề kinh tế kỹ thuật xây dựng, là sự
cụ thể hóa nhiệm vụ tái sản xuất tài sản cố định đã được xác định trong dự án đầu
tư. Cơ sở của việc sử dụng vốn đầu tư và hiệu quả của nó cũng được thể hiện
trong tài liệu thiết kế dự toán. Trên cơ sở những tài liệu thiết kế dự tốn được
duyệt thì việc thi cơng xây dựng cơng trình mới được thực hiện và vốn đầu tư
xây dựng mới được chi ra cho việc thực hiện các khối lượng xây dựng đó.
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác và sử dụng là
giai đoạn khánh thành nghiệm thu bàn giao và quyết toán vốn đầu tư. Số thực chi
cấp phát vốn đầu tư cho dự án chỉ được thực hiện đúng theo báo cáo quyết toán
vốn đầu tư được duyệt.

5


2.1.2. Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc
Nhà nước
2.1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến kiểm soát chi đầu tư XDCB

- “Kiểm soát là công việc đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của
các bộ phận trong hệ thống nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch đã
đề ra nhằm thực hiện mục tiêu này đã và đang được hồn thành” (Bùi Hữu Đức,
2013).
- Kiểm sốt chi đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước được coi là khâu cuối
cùng đưa tiền ra (người gác cổng) nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN đúng mục
đích, tiết kiệm và hiệu quả, qua đó góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí
nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hố nền tài chính quốc gia.
- Kiểm sốt chi đầu tư XDCB tại KBNN cịn là cơng cụ của Chính phủ
trong việc hạn chế nợ đọng trong thanh toán, đảm bảo minh bạch thông tin và
đảm bảo nghĩa vụ cũng như khả năng chi trả, thanh toán của Nhà nước đối với
các thành phần kinh tế.
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại KBNN gồm kiểm soát
thanh toán các khoản chi đầu tư XDCB và kiểm soát cam kết chi đầu tư XDCB.
+ Kiểm soát thanh toán các khoản chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
trong nước tại KBNN gồm kiểm soát thanh toán tạm ứng và kiểm sốt thanh
tốn khối lượng hồn thành. Q trình kiểm sốt thanh tốn KBNN thực hiện
kiểm sốt tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án và chứng từ thanh tốn;
Kiểm sốt việc chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng và các chế độ chính sách
do nhà nước quy định; Kiểm soát các điều kiện hạch toán kế toán; Hạch toán và
tổ chức thanh toán, chi trả cho các đối tượng thụ hưởng đảm bảo đúng thời gian
quy định.
+ Kiểm soát cam kết chi đầu tư gồm kiểm soát các nền tảng, cơ sở pháp lý
hình thành nên khoản cam kết chi đầu tư; Kiểm soát, đối chiếu đảm bảo khoản đề
nghị cam kết chi không được vượt quá kế hoạch vốn năm đã giao cho dự án và
giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi; Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam
kết chi của chủ đầu tư, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và được gửi trước
thời hạn theo quy định.


6


2.1.2.2. Phân loại kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
a. Căn cứ theo nguồn đầu tư:
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn trong nước: Kiểm soát chi các dự án
được đầu tư từ nguồn NSNN trong nước.
- Kiểm sốt chi đầu tư XBCB từ nguồn ngồi nước: kiểm soát chi các dự án
được đầu tư từ nguồn NSNN ngoài nước, chủ yếu là vốn viện trợ phát triển chính
thức ODA.
b. Căn cứ theo tính chất đầu tư kết hợp nguồn đầu tư:
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tập trung: là công tác
kiểm soát chi đầu tư các dự án được bố trí trong dự tốn chi đầu tư phát triển
thuộc NSNN do các cơ quan trung ương và địa phương quản lý.
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn sự nghiệp có tính chất đầu tư: là
cơng tác kiểm sốt chi các dự án thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên cho các hoạt
động sự nghiệp kinh tế mang tính chất đầu tư như duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa
các công trình giao thơng, nơng nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp và các
chương trình quốc gia, dự án nhà nước.
c. Căn cứ theo cấp ngân sách:
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB ngân sách trung ương: là công tác kiểm soát
chi các dự án do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quản lý.
- Kiếm soát chi đầu tư XDCB ngân sách địa phương: là cơng tác kiểm sốt
chi các dự án do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý.
2.1.2.3. Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN
- Kho bạc Nhà nước căn cứ vào hồ sơ thanh toán của chủ đầu tư và thực
hiện thanh toán theo hợp đồng.

- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh
toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh
toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc
này, Kho bạc nhà nước hướng dẫn cụ thể phương thức kiểm soát thanh toán trong

7


hệ thống KBNN, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu và
đúng quy định của Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự án theo đúng
thời gian và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định.
- Số vốn thanh tốn cho từng cơng việc, hạng mục cơng trình, cơng trình
khơng được vượt dự tốn được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh tốn
cho dự án khơng được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh
toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh tốn tạm ứng và thanh tốn khối
lượng hồn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án.
2.1.2.4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác có liên
quan đến đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN và kiểm sốt chi đầu tư XDCB
từ NSNN
Hệ thống văn bản có liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
được xây dựng bởi các cấp, các ngành, và các đơn vị trực thuộc gồm có:
a. Văn bản do Quốc hội ban hành
- Luật Xây dựng số 50/2014/ QH13 ban hành ngày 18/06/2014.
- Luật Đầu tư công số 49/2014/ QH13 ban hành ngày 18/06/2014.
- Luật Đấu thầu số 43/2013/ QH13 ban hành ngày 26/11/2013.
b. Văn bản do Chính phủ ban hành
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây
dựng.
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây

dựng cơng trình.
- Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 quy định chi tiết về hợp đồng
xây dựng.
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
c. Văn bản do các Bộ ban hành
- Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 21/4/2010 quy định việc quyết toán vốn
đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm.

8


- Thông tư 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 quy định về quản lý, sử dụng
chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN.
- Thơng tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 quy định quyết tốn dự án
hồn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
- Thơng tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh
toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN.
- Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh
toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN.
- Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 sửa đổi, bổ sung 1 số điều
của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016.
- Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát,
thanh tốn các khoản chi NSNN qua KBNN.
- Thơng tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi, bổ sung 1 số điều
của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012.
- Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm
soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
- Thông tư 40/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Thông tư
113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008.

d. Văn bản do KBNN ban hành
- QĐ 25/QĐ-KBNN ngày 14/1/2008 về quy trình thanh tốn vốn đầu tư
ngồi nước.
- QĐ 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 về quy trình kiểm sốt thanh tốn
vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.
2.1.2.5. Quy trình kiểm sốt chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Kho bạc
Nhà nước giữa cán bộ KSC với đơn vị sử dụng ngân sách
Hiện nay, hệ thống kho bạc Nhà nước thực hiện quy trình kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống
KBNN theo QĐ 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016.
Đầu năm, phịng Tài chính kế hoạch quận gửi kế hoạch chi sự nghiệp trong
đó có chi cho đầu tư XDCB đã được HĐND-UBND quận quyết định phân bổ kế
hoạch vốn qua KBNN. Kho bạc Nhà nước dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch được

9


giao này làm căn cứ thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án,
nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục thanh tốn cho đơn vị thụ hưởng đã ký kết với
chủ đầu tư.
a. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ban đầu:
 Cán bộ kiểm sốt chi (phịng, bộ phận Kiểm sốt chi) tiếp nhận hồ sơ do
Chủ đầu tư gửi đến KBNN và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án
(trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh), gồm:
- Quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị/thực hiện đầu tư của cấp có thẩm
quyền kèm theo dự tốn chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư;
- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu
thầu;
- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng
như: phụ lục hợp đồng, điều kiện riêng, điều kiện chung liên quan đến việc tạm

ứng, thanh toán hợp đồng (nếu có).
 Hồ sơ bổ sung hàng năm:
- Đối với các dự án do Trung ương quản lý: Văn bản giao kế hoạch vốn
chuẩn bị/thực hiện đầu tư năm của Bộ, ngành Trung ương.
- Đối với các dự án do địa phương quản lý: Văn bản giao kế hoạch vốn
chuẩn bị/thực hiện đầu tư năm của UBND tỉnh, huyện.
 Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án:
- Cán bộ kiểm soát chi nhận hồ sơ, tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến và thực
hiện kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, sự logic về thời gian
giữa các hồ sơ, tài liệu.
- Trường hợp phải lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu phải
kiểm tra, đối chiếu giữa hợp đồng với Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu của cấp có thẩm quyền đảm bảo tính phù hợp, logic về thời gian, về hình
thức hợp đồng (trọn gói, theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, đơn giá kết
hợp), giá trị hợp đồng, tên nhà thầu được lựa chọn.
- Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, cán bộ kiểm soát chi lập 02 liên phiếu
giao nhận hồ sơ với Chủ đầu tư (theo mẫu số 01/KSC kèm theo), có chữ ký của
cán bộ kiểm sốt chi và Chủ đầu tư; lưu 01 liên, gửi lại cho Chủ đầu tư 01 liên
phiếu giao nhận để cùng theo dõi, phối hợp thực hiện.

10


b. Kiểm soát cam kết chi đầu tư
 Đối tượng áp dụng cam kết chi bao gồm:
- Các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước (sau đây gọi chung là
đơn vị dự toán);
- Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư (sau đây gọi chung là chủ đầu
tư) thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước (trừ ngân sách cấp xã);
- Cơ quan tài chính và các đơn vị Kho bạc Nhà nước.

 Phạm vi thực hiện cam kết chi:
Tất cả các khoản chi của NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
giao dự tốn (gồm cả dự tốn ứng trước), có hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch
vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng từ 200 triệu đồng trở lên đối với
các khoản chi thường xuyên hoặc từ 1000 triệu đồng trở lên trong chi đầu tư xây
dựng cơ bản thì phải được quản lý, kiểm sốt cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước
(Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chính).
 Thời hạn gửi và chấp thuận cam kết chi:
- Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán hàng
hóa, dịch vụ giữa đơn vị dự tốn, chủ đầu tư với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ,
nhà thầu có hiệu lực, đơn vị dự tốn hoặc chủ đầu tư phải gửi hợp đồng kèm theo
đề nghị cam kết chi đến KBNN nơi giao dịch. Trường hợp, hợp đồng mua bán
hàng hóa, dịch vụ khơng quy định ngày có hiệu lực thì thời hạn nêu trên được
tính từ ngày ký hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Đối với hợp đồng nhiều năm, kể từ năm thứ 2 trở đi, trong thời hạn tối đa
10 ngày làm việc (kể từ ngày đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư nhận được văn bản
giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền), đơn vị dự tốn hoặc chủ đầu tư phải
gửi đề nghị CKC đến KBNN nơi giao dịch.
Trường hợp cấp có thẩm quyền phân bổ và giao dự toán ngân sách (hoặc kế
hoạch vốn) trong tháng 12 năm trước, thì thời hạn gửi đề nghị cam kết chi đối
với cả hai trường hợp nói trên được tính từ ngày 01 tháng 01 năm sau.
- Đối với các hợp đồng được bổ sung hoặc Điều chỉnh dự toán trong năm
của cấp có thẩm quyền, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc (kể từ ngày đơn vị
dự toán hoặc chủ đầu tư nhận được văn bản bổ sung hoặc Điều chỉnh dự tốn của
cơ quan có thẩm quyền), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đề nghị cam kết
chi (bổ sung hoặc Điều chỉnh) đến KBNN nơi giao dịch.

11



- Trường hợp đơn vị bổ sung hoặc Điều chỉnh giá trị hợp đồng đã ký thì
trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng Điều chỉnh có hiệu
lực hoặc kể từ ngày ký hợp đồng Điều chỉnh (trường hợp, hợp đồng Điều chỉnh
không quy định ngày có hiệu lực), đơn vị dự tốn hoặc chủ đầu tư phải gửi đề
nghị cam kết chi (bổ sung hoặc Điều chỉnh) đến KBNN nơi giao dịch.
- Trong phạm vi 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của đơn vị
dự toán hoặc chủ đầu tư và dự toán của các đơn vị đã được nhập trên hệ
thống TABMIS, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm tra các Điều kiện để thực
hiện CKC cho đơn vị trên hệ thống TABMIS và gửi 01 liên chứng từ CKC đã
được chấp thuận trên hệ thống TABMIS (có ghi sổ cam kết chi) cho đơn vị.
Trường hợp không chấp nhận cam kết chi, trong thời hạn quy định nêu trên,
KBNN phải thông báo ý kiến từ chối CKC bằng văn bản cho đơn vị được biết.
 Điều kiện thực hiện cam kết chi:
- Đề nghị cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đầy đủ các
chỉ tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý, cụ thể:
+ Dấu, chữ ký của đơn vị dự toán, chủ đầu tư trên hồ sơ phải phù hợp với
mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước.
+ Hợp đồng mua bán hàng hố, dịch vụ tn thủ quy trình, thủ tục về mua
sắm đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định hiện hành.
+ Nội dung thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hố, dịch vụ phải đảm
bảo có trong dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Số tiền đề nghị cam kết chi không vượt q dự tốn cịn được phép sử
dụng.
- Đề nghị cam kết chi năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán hoặc chủ
đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến trước ngày 25/01 năm sau.
 Trình tự các bước thực hiện cam kết chi:
Trên cơ sở số vốn đã bố trí cho từng hợp đồng chi đầu tư trong năm, chủ
đầu tư gửi đề nghị cam kết chi đầu tư đến KBNN nơi giao dịch. Căn cứ đề nghị
của chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu của chủ đầu
tư theo các điều kiện nêu trên. Sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư:

- Tạo mới/Điều chỉnh thông tin nhà cung cấp:

12


Cán bộ KSC kiểm tra, làm thủ tục tạo mới thông tin nhà cung cấp, lập văn
bản đề nghị tạo mới/điều chỉnh thơng tin nhà cung cấp gửi về Phịng hỗ trợ
CNTT- Kho bạc Trung ương.
- Nhập hợp đồng khung/cam kết chi:
+ Căn cứ Giấy đề nghị CKC mẫu C2-12 hoặc Phiếu điều chỉnh số liệu CKC
mẫu C2-13 (trường hợp có điều chỉnh) do chủ đầu tư gửi tới, cán bộ KSC kiểm
tra ký trên chứng từ đồng thời thực hiện nhập vào chương trình TABMIS, trình
trưởng phịng phê duyệt. Nếu khơng đảm bảo thì từ chối và trả lại chủ đầu tư.
+ Trưởng phòng kiểm tra, phê duyệt nếu phù hợp thì ký duyệt chứng từ,
đồng thời phê duyệt việc quản lý cam kết chi trên TABMIS; trường hợp khơng
đảm bảo các điều kiện quy định, thì từ chối phê duyệt việc quản lý cam kết chi
trên TABMIS.
+ Căn cứ kết quả phê duyệt cam kết chi, cán bộ KSC trình lãnh đạo phụ
trách ký chứng từ; xử lý chứng từ và trả cho chủ đầu tư.
c. Kiểm soát hồ sơ tạm ứng vốn đầu tư
- Đối tượng được cấp tạm ứng: là tất cả các dự án hoặc gói thầu, dù là đấu
thầu hay chỉ định thầu (gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí QLDA và
chi phí khác); các dự án cấp bách như: đê điều, cơng trình vượt lũ, cơng trình
giống; các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt; các hợp đồng tư vấn; công việc
đền bù GPMB và một số cơng việc thuộc chi phí khác.
- Điều kiện tạm ứng: Các dự án phải có quyết định phê duyệt kết quả đấu
đầu; Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu; Giấy bảo lãnh tạm ứng (nếu
trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận).
- Mức vốn tạm ứng: Tùy theo nội dung, công việc mà mức tạm ứng được quy
định khác nhau, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm của gói thầu. Cụ thể:

+ Gói thầu xây lắp có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng
20% giá trị hợp đồng; từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu
bằng 15% giá trị hợp đồng và gói thầu xây lắp có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm
ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
+ Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị cơng nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng
chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức tạm ứng tối thiểu
bằng 10% giá trị hợp đồng.

13


+ Riêng đối với hợp đồng phải thuê tư vấn thì mức vốn tạm ứng tối thiểu 25
giá trị hợp đồng.
Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng
Tổng mức vốn tạm ứng của các hợp đồng thực hiện trong năm tối đa là
30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án.
+ Đền bù GPMB và một số việc chi khác tạm ứng theo tiến độ thực hiện và
theo hợp đồng. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn,
một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận
kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiế độ thực hiện hợp đồng.
Để được tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để
KBNN có căn cứ kiểm sốt;
- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế tốn
của Bộ Tài chính;
- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (chủ đầu tư gửi Kho bạc Nhà
nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư) đối với các trường
hợp phải bảo lãnh tạm ứng (Hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ
đồng).
d. Kiểm soát hồ sơ thanh tốn khối lượng hồn thành:

Khi có khối lượng hồn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán
và điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán
gửi KBNN, bao gồm:
 Trường hợp thanh tốn cho các cơng việc được thực hiện thông qua hợp
đồng:
- Bảng xác định giá trị khối lượng cơng việc hồn thành theo hợp đồng đề
nghị thanh tốn có ký xác nhận, đóng dấu của đại diện nhà thầu và đại diện Chủ
đầu tư (Phụ lục số 03a ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày
18/01/2016 của Bộ Tài chính);
- Giấy đề nghị thanh tốn vốn đầu tư (Phụ lục số 05 ban hành kèm theo
Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính).
- Giấy đề nghị thanh tốn tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);
- Giấy rút vốn đầu tư.

14


×