Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.79 KB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ HẢI NAM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn



Lê Hải Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại
NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Lê Hải Nam

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và hình .................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3


1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

1.4.1.

Về lý luận ........................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn ........................................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1

Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nơng
thơn mới .............................................................................................................. 5

2.1.1

Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 5

2.1.2

Đặc điểm và vai trị nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng
nông thôn mới ................................................................................................... 12

2.1.3

Nội dung nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ

xây dựng nông thôn mới ................................................................................... 17

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây
dựng nông thôn mới.......................................................................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây
dựng nơng thơn mới.......................................................................................... 23

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng các ngân hàng thương mại
một số nước phục vụ nông nghiệp, nông thôn .................................................. 23

iii


2.2.2

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn
mới tại Việt Nam .............................................................................................. 28

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm với NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ ......... 32

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 35

3.1.1.

Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
Phù Ninh ........................................................................................................... 35

3.1.2.

Khái qt tình hình xây dựng nơng thơn mới huyện Phù Ninh ........................ 44

3.2.

Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 45

3.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .......................................................... 45

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 45

3.2.3

Phương pháp xử lý thông tin, số liệu ................................................................ 47

3.2.4


Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 48

3.2.5

Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................... 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 49
4.1.

Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng
nơng thơn mới của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 49

4.1.1.

Tình hình tổ chức thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục
vụ xây dựng nông thôn mới .............................................................................. 49

4.1.2.

Kết quả thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây
dựng nông thôn mới.......................................................................................... 54

4.1.3.

Tác động của việc thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục
vụ xây dựng nông thôn mới .............................................................................. 73

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ .......................... 73

4.2.1.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 74

4.2.2.

Các yếu tố chủ quan.......................................................................................... 80

4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới
của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phù Ninh
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................... 86

iv


4.3.1.

Định hướng hoạt động của Agribank chi nhánh Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ........ 86

4.3.2.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới
của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phù Ninh ....... 89


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 98

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ và Nhà nước ............................................................. 98

5.2.2.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ................................................................. 99

5.2.3.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ............................... 100

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 102

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

CLTD

Chất lượng tín dụng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NTM

Nơng thơn mới

KTXH

Kinh tế xã hội

CTXH

Chính trị xã hội

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

CSHT

Cơ sở hạ tầng


NHNo&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHTW

Ngân hàng Trung ương

RRTD

Rủi ro tín dụng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCKT

Tổ chức kinh tế

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TPKT


Thành phần kinh tế

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

NH

Ngân hàng

TM-DV

Thương mại, dịch vụ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

TCTD

Tổ chức tín dụng

KHCN

Khách hàng cá nhân

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1

Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh giai đoạn
2015-2017 .................................................................................................... 43

Bảng 3.2. Bảng thu thập thông tin thứ cấp .................................................................. 46
Bảng 3.3. Phân loại mẫu điều tra ................................................................................. 47
Bảng 4.1. Các văn bản áp dụng cho vay phục vụ xây dựng nông thôn mới huyện
Phù Ninh ...................................................................................................... 51
Bảng 4.2. Thông tin sử dụng dịch vụ cho vay của khách hàng ................................... 54
Bảng 4.3. Tình hình huy động vốn phục vụ xây dựng nơng thơn mới của
NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh giai đoạn 2015-2017 .......................... 56
Bảng 4.4. Tình hình dư nợ tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh giai
đoạn 2015-2017 ........................................................................................... 59
Bảng 4.5. Tình hình nợ quá hạn trong hoạt động cho vay xây dựng nơng thơn
mới (2015 – 2017) ....................................................................................... 61
Bảng 4.6. Tình hình nợ khó địi trong hoạt động cho vay xây dựng nông thôn
mới qua 3 năm(2015 – 2017) ...................................................................... 62
Bảng 4.7. Đánh giá về thời hạn cho vay trong hoạt động cho vay xây dựng nông
thôn mới....................................................................................................... 65
Bảng 4.8.

Lãi suất cho vay NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh giai đoạn 20152017 ............................................................................................................. 66

Bảng 4.9. Đánh giá của khách hàng về lãi suất cho vay .............................................. 67
Bảng 4.10. Thông tin chung của khách hàng được điều tra........................................... 68
Bảng 4.11. Yếu tố chọn dịch vụ cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh ..... 69
Bảng 4.12. Mục đích sử dụng vốn của khách hàng ....................................................... 69
Bảng 4.13. Đánh giá của khách hàng về thủ tục, nguyên tắc cho vay ........................... 71
Bảng 4.14. Sự thay đổi về thu nhập của khách hàng sau khi vay vốn tại

NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh ............................................................ 72
Bảng 4.15. Ý kiến của khách hàng về kết quả sau khi vay vốn tín dụng của
NHNo&PTNT ............................................................................................. 73
Bảng 4.16. Đánh giá của khách hàng về các văn bản, chính sách của hoạt hộng
tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới .................................................. 74

vii


Bảng 4.17. Trình độ học vấn của khách hàng tham gia vay vốn .................................... 75
Bảng 4.18. Hiểu biết của khách hàng về hoạt hộng tín dụng phục vụ xây dựng
nơng thôn mới .............................................................................................. 77
Bảng 4.19. So sánh thu nhập BQ/người của một số huyện ở tỉnh Phú Thọ ................... 79
Bảng 4.20. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất tại NHNo&PTNT chi
nhánh Phù Ninh ........................................................................................... 80
Bảng 4.21. Đánh giá của khách hàng về tổ chức thực hiện cho vay phục vụ xây
dựng nông thôn mới .................................................................................... 82
Bảng 4.22. Trình độ học vấn của cán bộ ngân hàng ................................................... 84
Bảng 4.23. Đánh giá của khách hàng về nhân viên hoạt động cho vay tại
NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh ............................................................ 85

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HỘP
Sơ đồ 3.1. Bộ máy cơ cấu, tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh ...................... 37
Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng
NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh ............................................................. 53
Hộp 4.1.


Lý do sử dụng vốn vay sai mục đích ........................................................... 70

Hộp 4.2.

Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng ............................................... 76

Hộp 4.3.

Ý kiến của cán bộ tín dụng về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng ............................................................... 81

Hộp 4.4.

Thái độ làm việc của cán bộ tín dụng .......................................................... 86

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Hải Nam
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới
của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ
xây dựng nơng thơn mới. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín

dụng phục vụ xây dựng nơng thôn mới của Chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam chi
nhánh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. Với mục tiêu cụ thể như sau: (1) Hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng
nơng thơn mới; (2) Đánh giá về thực trạng giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng
cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới tại Chi nhánh NHNo & PTNT
Việt Nam chi nhánh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới tại Chi nhánh NHNo &
PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu thứ cấp được
thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các
cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được
thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối
tượng điều tra. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, nghiên cứu tiến hành chọn mẫu điều
tra là 98 mẫu bao gồm: 90 hộ vay vốn tại ngân hàng (80 hộ dân và 10 doanh nghiệp); 8
cán bộ cấp xã, cấp huyện.
Kết quả chính và kết luận:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
phục vụ xây dựng nông thôn mới làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn tại Chi
nhánh NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
Qua nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông
thôn mới của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phù Ninh tỉnh
Phú Thọ, tôi thu được kết quả sau: Dư nợ tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới tại
NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh tăng dần theo các. Năm 2015 dư nợ tín dụng cuối kỳ
đạt 2.325 tỷ đồng. Năm 2016, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 2.568 tỷ đồng, tức tăng 243 tỷ

x


đồng (tương đương 10,45%) so với năm 2015. Đến năm 2017, dư nợ tín dụng tăng 237

tỷ đồng so với năm 2016 (tương đương tăng 9,23%) và ở mức 2.805 tỷ đồng. Tình hình
thực hiện chính sách cho vay vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới được triển khai khá
đồng bộ, lãi suất cho vay linh hoạt. Tuy nhiên cịn xảy ra tình trạng cá nhân, tổ chức đi
vay khơng hài lịng về cơng tác phục vụ, thủ tục, thời gian cho vay, cũng như thời gian
giải ngân... Đội ngũ cán bộ đã từng bước trưởng thành không những về nghề nghiệp,
phong cách lề lối làm việc mà còn thể hiện phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm,
tính kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động kinh doanh....
Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông
thôn mới của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phù Ninh tỉnh
Phú Thọ: (1) Các yếu tố khách quan (Chính sách cho hoạt hộng tín dụng phục vụ xây
dựng nơng thơn mới; Trình độ học vấn, nhận thức và thói quen của người dân; Yếu tố
kinh tế xã hội) (2) Các yếu tố chủ quan (Đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ; Công tác
tổ chức thực hiện cho vay phục vụ xây dựng nông thôn mới; Nâng cao trình độ của cán
bộ nhân viên Ngân hàng).
Nghiên cứu có đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng phục vụ xây dựng nơng thôn mới của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, bao gồm: Hồn thiện quy trình cho
vay; Nâng cao chất lượng, năng lực và đạo đức đội ngũ cán bộ tín dụng; Tăng cường
cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ và giảm thiểu rủi ro tín dụng; Tăng cường sự phối
hợp trong quản lý hoạt động cho vay.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Hai Nam
Thesis title: Solutions to improve credit quality for new rural construction of Vietnam Bank
for Agriculture and Rural Development, Phu Ninh branch, Phu Tho province
Major: Economic Management


Code: 8340410

Education Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives:
The research objectives are: (1) To systematize the theoretical and practical basis
for solutions to improve the quality of credit for new rural construction; (2) Assessment
on the current situation of solutions and factors affecting the credit quality improvement
for new rural construction at Agribank Phu Ninh; (3) Proposing some solutions to
improve the quality of credit for new rural construction at Agribank Phu Ninh in the
coming time..
Methods:
- Collecting data: Secondary data is collected from various sources such as:
Books, journals, newspapers, reports of sectors, levels, websites ... related to research
content of the topic. Primary data was collected using in-depth interviews, structured
interviews and semi-structured interviews. To ensure the representation of the sample,
the sample survey was 98 samples including 90 households borrowing money from
banks (80 households and 10 enterprises); 8 commune and district officials
Main findings and Conclusions:
Through researching the situation of improving the quality of credit for the new
rural construction of Agribank Phu Ninh, I obtained the following results: Loan
outstanding for The new rural construction in Agribank Phu Ninh branch gradually
increased according to the. In 2015, outstanding loans reached VND 2,325 billion. In
2016, outstanding loans reached VND2,568 billion, an increase of VND243 billion or
10.45% from 2015. By 2017, outstanding loans increased by VND237 billion compared
to 2016. up 9.23%) and at VND2,805 billion. The implementation of lending policies
for new rural construction has been quite synchronously and lending rates are flexible.
However, there is some customers are not satisfied with the service, procedures, time to
lend, as well as disbursement time. Staffs continously improve their profession, the
quality of morality and responsibility, discipline and discipline in business.


xii


Factors influencing the credit quality improvement for rural construction of
Agribank Phu Ninh are: (1) Objective factors (Policy for operation Credit for the
construction of new rural areas, education, awareness and habits of the people, socioeconomic factors) (2) subjective factors (investment in facilities and technology
Organizing the implementation of loans for the construction of new rural areas,
improving the level of staff of the Bank).
The study has proposed a number of key solutions to improve the quality of
credit for rural development Agribank Phu Ninh, including: Completing the lending
process; Enhance the quality, capacity and ethics of credit officers; Strengthening the
internal inspection and control and minimizing credit risks; Enhanced coordination in
lending management.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Khơng thể có một nước cơng nghiệp nếu nơng nghiệp, nơng thơn lạc hậu,
nơng dân có đời sống văn hóa và vật chất thấp. Đối với một quốc gia có hơn 67%
dân số là nơng dân như Việt Nam, việc phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm
giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, Hội nghị TW lần thứ VI đã khẳng định “Sự phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa có vai trị cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở ổn định và
phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa” (Đoàn Thị Hồng Nga, 2015).
Trong quá trình CNH – HĐH đất nước đặc biệt là q trình CNH – HĐH
nơng nghiệp, nơng thơn, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chính sách để phát

triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên trong thực tế cho thấy vấn đề vốn và cho
vay ở khu vực nông thơn đang có những khó khăn nhất định mà hiện nay
NHNo&PTNT đang phải đảm đương thực hiện nhiệm vụ “rót vốn” vào khu vực
nông thôn, việc mở rộng cho vay hộ sản xuất ngày càng khó khăn do tính chất
phức tạp của hoạt động này, món vay nhỏ bé, chi phí nghiệp vụ cao, khả năng rủi
ro ngày càng lớn. Do vậy vấn đề tạo vốn và cho vay có hiệu quả đối với hộ sản
xuất có ý nghĩa rất quan trọng, nó đóng vai trị chủ lực chủ đạo trong việc góp
phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở nơng thơn nói riêng và nền kinh
tế Việt Nam nói chung.
Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
theo Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ và Quyết
định số 1555/QĐ-NHNN ngày 07/8/2012 của Ngân hàng Nhà nước về kế hoạch
hành động của ngành Ngân hàng thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung
sức xây dựng nông thôn mới”, Agribank đã chỉ đạo từng chi nhánh căn cứ đề án
xây dựng nông thôn mới của từng địa phương đã được phê duyệt để nắm bắt nhu
cầu, xây dựng phương án cụ thể đầu tư tín dụng trên địa bàn các xã, cập nhật
thường xuyên tiến độ thực hiện và vướng mắc khó khăn trong quan hệ vay vốn
với khách hàng…
Đến ngày 31/12/2017, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới của

1


Agribank đạt 243.434 tỷ đồng (tăng 29.001 tỷ đồng, tương đương 13,5% so với
cuối năm 2016) và 2.508.915 khách hàng cịn dư nợ. Những kết quả cụ thể đó đã
giúp Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực và dẫn đầu hệ thống các tổ
chức tín dụng trong việc triển khai chương trình này. Mặt khác, để tuyên truyền
rộng rãi, giúp người dân cả nước trong đó có cán bộ Agribank hiểu rõ hơn về
chương trình, năm 2016, Agribank phối hợp cùng Thời báo Ngân hàng tài trợ
cuộc thi viết “Chung tay xây dựng nông thôn mới”. Tiếp tục đồng hành cùng

ngành Ngân hàng, đầu năm 2017, Agribank ban hành “Kế hoạch hành động của
Agribank hưởng ứng phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới”, “Kế hoạch chi hoạt động an sinh xã hội tăng cường huy động vốn và hỗ trợ
chương trình xây dựng nông thôn mới từ nguồn an sinh xã hội”. Tuy nhiên, do
tính chất phức tạp của hoạt động tín dụng là các món vay nhỏ lẻ, địa bàn hoạt
động lại rộng, mỗi cán bộ tín dụng thường phải phụ trách quản lý từ một tới hai
xã nên việc cho vay sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng đối với các hộ sản xuất sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng thương mại làm
tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế, là cầu nối giữa tiết kiệm và
đầu tư, góp vốn điều hòa nguồn vốn trong xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu của nghiệp vụ tín dụng trong hoạt
động của ngân hàng thương mại và qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu
và làm việc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ tôi
đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng
nơng thơn mới của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Phù Ninh tỉnh Phú Thọ” làm nội dung nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
phục vụ xây dựng nơng thơn mới. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của Chi nhánh NHNo &
PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng
phục vụ xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng

2



tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới tại Chi nhánh NHNo & PTNT Việt
Nam chi nhánh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ
xây dựng nông thôn mới tại Chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh
huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến giải pháp cho vay để phát triển sản xuất của hộ,
doanh nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại NHNo&PTNT chi nhánh Phù
Ninh tỉnh Phú Thọ.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung :
Nghiên cứu tập trung vào nâng cao chất lượng cho vay phục vụ phát
triển sản xuất, phát triển kinh tế của hộ, doanh nghiệp góp phần xây dựng
nông thôn mới tại NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Về không gian :
Đề tài được thực hiện tại NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian :
Đề tài điều tra, thu thập số liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu
qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017. Số liệu sơ cấp năm 2017.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN Văn
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới; Các khái niệm
liên quan nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới; Đặc
điểm và vai trị nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới;
Nội dung nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng
nông thôn mới; Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ
xây dựng nơng thơn mới. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng các ngân
hàng thương mại một số nước phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn; Kinh nghiệm

nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam, đưa

3


ra một số bài học kinh nghiệm kinh nghiệm với NHNo&PTNT chi nhánh Phù
Ninh tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã đánh giá được thực trạng và phân tích được các yếu tố ảnh
hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới của
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú
Thọ thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một
số kiến nghị có ý nghĩa hết sức tích cực, phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế
trong giai đoạn hiện nay.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHỤC
VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu
sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá
trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Theo quan điểm này, tín dụng có 3 nội dung
chủ yếu: Tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính
hồn trả (Hồ Diệu, 2012).

Tín dụng xuất phát từ chữ la tinh Creditum, thuật ngữ tín dụng có nghĩa là tin
tưởng, tín nhiệm trong tiếng anh được gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian
Việt Nam, tín dụng có nghĩa là vay mượn.
Tín dụng đã xuất hiện khi xã hội có phân cơng lao động và trao đổi hàng hóa.
Trong q trình trao đổi hàng hóa đã hình thành những sự kiện nợ lẫn nhau, phát
sinh những quan hệ vay mượn thanh toán (Lê Văn Tú, 2013).
Kinh tế học hiện đại cho rằng “Tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai
chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong
một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn
gốc và lãi cho bên chuyển giao tiền hoặc tài sản vô điều kiện theo thời hạn đã thoả
thuận” (Hồ Diệu, 2012).
Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là quan hệ kinh tế hình thành
trong q trình chuyển hóa giá trị giữa hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ từ
tổ chức này người này sang tổ chức khác người khác theo nguyên tắc hoàn trả
vốn lãi trong một thời hạn nhất định. Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển
quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ
trong thời gian nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn
người sử dụng phải trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn, khoản tín
dụng dơi ra gọi là lợi tức tín dụng.
Theo nghĩa rộng quan hệ tín dụng gồm 2 mặt: Huy động vốn và tiến hành
cho vay.

5


Theo luật các tổ chức tín dụng thì: hoạt động tín dụng và việc tổ chức tín
dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng và cấp tín
dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền
với ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác (Quốc hội, 2010).

Theo Nguyễn Văn Tiến (2012), thì tín dụng là sự chuyển nhượng quyền
sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người
sở hữu sang người sử dụng một thời gian nhất định và khi hết hạn người sử dụng
phải thanh toán cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn. Phần lớn hơn gọi là
lợi tức.
Trong thực tế, tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng dù ở
bất cứ dạng nào tín dụng cũng ln ln là một quan hệ kinh tế của nền sản xuất
hàng hóa, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những
quan hệ hàng hóa tiền tệ.
2.1.1.2 Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại
Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với con người và được đề cập
rất nhiều trong các sách kinh tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên,
chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy theo đối tượng sử
dụng, từ “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau. Hiện nay chưa có một định nghĩa
thống nhất nào về chất lượng.
Chất lượng là tồn bộ các đặc tính của sản phẩm, hệ thống, quá trình đáp
ứng yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan (Phan Thị Thu Hà, 2013).
Chất lượng tổng thể các đặc điểm và đặc tính của một sản phẩm hoặc dịch
vụ có ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn được những nhu cầu được nêu ra
Là một tổ chức kinh tế trong nền kinh tế, các NHTM cũng rất quan tâm
đến chất lượng hoạt động kinh doanh của mình, trong đó đặc biệt quan tâm
đến chất lượng tín dung ( CLTD ). CLTD là một phạm trù kinh tế phản ánh
các đặc tính của tín dụng, thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu của các khách
hàng, phù hợp với sự phát triển Kinh tế (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định.
CLTD của Ngân hàng thương mại ( NHTM ) là chỉ tiêu tổng hợp phản
ảnh hoạt động tín dụng của NHTM nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu tín dụng và

6



lợi ích của khách hàng, tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại, phát triển bền vững
của ngân hàng, trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
CLTD của ngân hàng là phạm trù kinh tế đánh giá mức độ thỏa mãn nhu
cầu về vốn tín dụng và mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu
phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo lợi ích kinh tế, sự an toàn vốn đầu tư của
ngân hàng (Phan Thị Thu Hà, 2013).
Tương tự CLTD là mức độ đáp ứng tối đa nhu cầu vốn hợp lý, có hiệu
quả cho doanh nghiệp nói riêng và khách hàng nói chung, đảm bảo hiệu quả kinh
doanh và an toàn cho ngân hàng.
Trong bất kỳ nền kinh tế cạnh tranh nào một doanh nghiệp muốn đứng
vững trong hoạt động kinh doanh thì phải biết cải thiện chất lượng hàng hóa để
đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy khơng có lý do
gì mà các NHTM lại khơng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
mình, trong đó cung cấp tín dụng cho khách hàng là một trong những dịch vụ của
ngân hàng. Qua khái niệm niệm trên chúng ta thấy khách hàng, ngân hàng và
hiệu quả kinh tế – xã hội đều là ba nhân tố được tính đến khi xem xét chất lượng
hoạt động tín dụng (Phan Thị Thu Hà, 2013).
2.1.1.3. Xây dựng nông thôn mới
- Nông thôn
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21tháng 8 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã".
Ở Việt Nam, nông thôn bao gồm các địa bàn dân cư có số lượng dân tập
trung dưới 4000 người, mật độ dân cư ít hơn 6000 người/km2 và tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp đạt dưới 60% tức là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đạt từ 40%
trở lên (Nguyễn Văn Thanh, 2014).
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nơng thơn và cịn

nhiều quan điểm khác nhau. Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh
nông thôn với đơ thị. Có ý kiến cho rằng khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ
dân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn thành thị (Nguyễn Văn Thanh, 2014).
Như vậy, khái niệm nơng thơn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo
thời gian và theo tiến trình phát triển KT-XH của các quốc gia trên thế giới.

7


Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể
hiểu: “nơng thơn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nơng
dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường trong một thể chế nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”
(Đoàn Thị Hồng Nga, 2015).
NTM trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó là NTM
chứ khơng phải nơng thơn truyền thống. Nếu so sánh giữa NTM và nông thôn
truyền thống, thì NTM phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới (Đồn Thị Hồng
Nga, 2015).
NTM đó là “làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát
triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống
được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ” (Trần
Văn Minh, 2010).
Như vậy có thể thấy NTM là nơng thơn tồn diện bao gồm tất cả các lĩnh
vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phịng, an ninh và bảo vệ mơi trường sinh thái và
phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH của từng vùng.
Tóm lại, có thể hiểu NTM là nơng thơn có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao,
môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.

- Xây dựng NTM là một chính sách về một mơ hình phát triển cả về nông
nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với
các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối mang tính tổng
thể khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí (Đồn Thị Hồng Nga, 2015).
NTM phải là nơi sản xuất ra sản phẩm nơng nghiệp có năng suất, chất
lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa, khơng phải là tự cung, tự cấp, phát huy
được đặc sắc của địa phương (đặc sản). Đồng thời với việc này là phát triển sản
xuất ngành nghề, trước hết là ngành nghề truyền thống của địa phương. Sản phẩm
ngành nghề chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể của từng làng quê Việt Nam, vừa tạo
việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nơng thơn (Đồn Thị Hồng Nga, 2015).
“Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế

8


và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” (Trần
Văn Minh, 2010).
Như vậy, có thể hiểu Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng
dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp,
sản xuất phát triển toàn diện và đời sống của người dân được nâng cao; nếp sống
văn hóa, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống
vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về NTM gồm 19 tiêu chí là: quy hoạch và
thực hiện quy hoạch; giao thơng; thủy lợi; điện; trường học; CSVC văn hóa; chợ
nơng thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình

thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; mơi trường; hệ thống tổ chức
CTXH vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội.
- Sự cần thiết phải xây dựng NTM
Nông nghiệp, nông dân, nơng thơn có quan hệ hữu cơ khơng thể tách rời,
có vai trị to lớn trong q trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên
những năm qua, lĩnh vực này cịn gặp nhiều khó khăn và đang bộc lộ những hạn
chề cần khắc phục. Vì vậy, xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay là việc làm
hết sức cần thiết bởi một số lý do cơ bản sau:
Thứ nhất: Nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng kinh tế
xã hội kém phát triển, ô nhiễm môi trường, tai tệ nạn xã hội ngày một gia tăng,
nét đẹp văn hóa bị mai một, có khi mất đi,…; thực tế một số nhóm người khơng
muốn ở nơng thơn. Tình trạng nữ hóa lao động, già hóa nơng dân khá phổ biến;
“ngành nơng nghiệp ít người muốn vào, nơng thơn ít người muốn ở, nơng dân ít
người muốn làm”.
Thứ hai: SXNN còn lạc hậu, quan hệ sản xuất chậm đổi mới, kinh tế hộ là
chủ yếu, phổ biến với quy mơ nhỏ (Bình qn một hộ nơng dân Việt Nam chỉ có
1,61ha/hộ; trong đó, đồng bằng sông Hồng 0,35ha/hộ, huyện Thanh Hà 0,27
ha/hộ nông nghiệp) manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn
chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh

9


tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học cơng nghệ
trong nơng nghiệp cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong nơng nghiệp cịn thấp; cơ
giới hoá chưa đồng bộ (Nguyễn Văn Thanh, 2014).
Thứ ba, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân của
người nông dân của cả nước chỉ bằng một phần hai bình quân chung. Tỷ lệ hộ
nghèo năm 2013 cịn 6,5%, thu nhập bình qn đạt 16 triệu đồng/hộ (năm 2013).
Thứ tư, do yêu cầu nâng cao mức thụ hưởng thành tựu của công cuộc

đổi mới đối với giai cấp nông dân (giai cấp nông dân đã cùng với giai cấp
công nhân đi suốt chiều dài lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam) (Nguyễn
Văn Thanh, 2014).
Hơn 70% dân số, nông dân nước ta là lực lượng cốt yếu giữ cho đất nước
ổn định nhưng trên thực tế giai cấp nơng dân bị thiệt thịi nhiều nhất, được thụ
hưởng thành quả của công cuộc đổi mới thấp nhất; CSHT hạn chế, điều kiện sản
xuất, sinh hoạt khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ thấp, chất
lượng cuộc sống thấp, người dân phải đóng góp nhiều,… vì vậy cần xây dựng NTM
để nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân.
Thứ năm, yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Để cơng nghiệp hóa cần đất đai, vốn và lao động kỹ thuật, trong ba yếu tố này thì
có hai yếu tố thuộc về nông nghiệp, nông dân, qua xây dựng NTM sẽ quy hoạch
lại đồng ruộng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa. Mặt
khác, mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp, vì vậy, một nước cơng nghiệp khơng thể để nơng
nghiệp, nơng thơn lạc hậu, nơng dân nghèo khó (Nguyễn Văn Thanh, 2014).
2.1.1.4. Tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới
Tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới là một hệ thống các biện pháp,
chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp, nông thôn xây dựng cơ sở hạ tầng, xố đói giảm nghèo và từng
bước nâng cao đời sống của nhân dân (Trần Văn Dự, 2015).
Chính sách tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới là một hợp phần
chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do vậy chính
sách tn thủ quy trình chính sách, ngun tắc chung và một số nguyên tắc riêng
để thực hiện được mục tiêu đề ra.

10



- Bảo đảm tính hiệu quả
Chính sách phải đạt hiệu quả với mức chi phí hợp lý nhất trong phạm vi có
thể. Trong bối cảnh nhu cầu trợ giúp lớn, đối tượng đơng và nguồn ngân sách có
hạn địi hỏi cần xác định được nhóm ưu tiên và mức hỗ trợ hợp lý, vừa hướng tới
mục tiêu mở rộng về số lượng và nâng chất lượng (Trần Văn Dự, 2015).
- Bảo đảm tính hiệu lực
Việc xem xét thiết lập mục tiêu chính sách phù hợp. Xác định phạm vi ảnh
hưởng của chính sách, tính tốn cân đối dự báo nguồn lực, điều kiện để thực hiện
mục tiêu (Trần Văn Dự, 2015).
- Bảo đảm tính khoa học
Cơ sở khoa học là các chính sách ban hành và thực hiện phải được nghiên
cứu một cách khách quan, tuân thủ cơ sở lý luận và thực tiễn, chính sách đưa ra
phải khả thi (Trần Văn Dự, 2015).
- Bảo đảm tính cơng bằng
Chính sách hướng tới nhiều đối tượng. Vì vậy, phải đảm bảo sự cơng bằng
giữa các nhóm đối tượng hưởng lợi. Tránh sự cao bằng chính sách đối với các
chính sách xã hội khác (Nguyễn Văn Thanh, 2014).
2.1.1.5. Khái niệm nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nơng thơn mới
Chất lượng tín dụng của ngân hàng là phạm trù kinh tế đánh giá mức độ
thỏa mãn nhu cầu về vốn tín dụng và mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng,
đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo lợi ích kinh tế, sự an
toàn vốn đầu tư của ngân hàng (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014).
Nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới là việc
các khách hàng sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, đem lại doanh thu đủ bù đắp
chi phí và đem lại lợi nhuận cho nơng hộ, giúp các nơng hộ có đủ tự tin và mạnh
dạn hơn trong việc mở rộng và phát triển xây dựng nông thôn mới nhằm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn xây dựng cơ sở hạ tầng, xố
đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân (Đoàn Thị Hồng
Nga, 2015).
Nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nơng thôn mới là việc

ngân hàng sử dụng các khoản vốn mà ngân hàng cho vay cần phải thu đủ và đúng
thời hạn giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển đem lại lợi nhuận và nâng cao

11


×