Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ ĐỨC BÍCH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Đức Bích

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Đông Anh,
UBND xã Tàm Xá, xã Xuân Nộn, xã Việt Hùng và các ban ngành đồn thể của huyện,
các hộ gia đình, người nơng dân tại xã Tàm Xá, xã Xuân Nộn, xã Việt Hùng, huyện
Đơng Anh, thành phố Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tơi trong suốt q trình làm và hồn thiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Đức Bích

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, biểu đồ, sơ đồ ........................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.5.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 5

2.1.2.

Quá trình triển khai thực hiện luật đất đai và các quy định của nhà nước
về đất đai ............................................................................................................. 9

2.1.3.


Vai trò của việc tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.................. 12

2.1.4.

Nội dung tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ............................ 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất nông nghiệp......................................... 21

2.2

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 26

2.2.1

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở các nước trên thế
giới .................................................................................................................... 26

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý đất nông nghiệp ở một số địa phương trong nước ......... 30

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện
Đơng Anh ......................................................................................................... 34

2.3.


Tổng quan các cơng trình đã công bố liên quan đến đề tài .............................. 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 37
iii


3.1.1.

Đặc điểm về tự nhiên huyện Đông Anh ........................................................... 37

3.1.2.

Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh ..................................... 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 54

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 54

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 54

3.2.3.


Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ........................................................ 56

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ..................................................................... 56

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 56

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 58
4.1.

Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Đông Anh ........................................................................................ 58

4.1.1.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh ................ 58

4.1.2.

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đơng Anh ............................................................................................... 63

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh ...................................................... 88


4.2.1.

Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách ................................................................... 88

4.2.2.

Cơng tác tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước ........................................... 90

4.2.3.

Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước .............................................. 91

4.2.4.

Nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật .................................................................... 95

4.2.5.

Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội ........................................................................... 96

4.3.

Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp tại huyện Đơng Anh ..................................................................... 97

4.3.1.

Hồn thiện bộ máy, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong quản
lý nhà nước về đất nông nghiệp ........................................................................ 97


4.3.2.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý đất nông
nghiệp ............................................................................................................... 99

4.3.3.

Tăng cường hiệu lực pháp luật, có chế tài xử lý vi phạm pháp luật đất đai
nghiêm khắc, triệt để ...................................................................................... 101

4.3.4.

Hoàn thiện nội dung về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của
huyện Đông Anh ............................................................................................. 101

iv


4.3.5.

Tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật và chủ trương, chính sách về
đất đai của huyện đến người dân .................................................................... 104

4.3.6.

Đầu tư kinh phí phục vụ cơng tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Đông Anh ......................................................................... 104

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 106

5.1.

Kết luận........................................................................................................... 106

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 107

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 108
Phụ lục ........................................................................................................................ 110

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

GCN

Giấy chứng nhận


GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu cơng nghiệp

KH

Kế hoạch

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

QH

Quy hoạch

QLNN


Quản lý nhà nước

QSD

Quyền sử dụng

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SL

Số lượng

TDTT

Thể dục thể thao

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT

Văn hóa thể thao


XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Cơ cấu đất đai huyện Đông Anh giai đoạn 2013 -2015 ............................ 39

Bảng 3.2.

Thống kê dân số và lao động ..................................................................... 42

Bảng 3.3.

Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh ............................................................... 45

Bảng 3.4.

Thu thập thông tin thứ cấp ......................................................................... 55


Bảng 3.5.

Bảng phân bổ mẫu điều tra, khảo sát ......................................................... 55

Bảng 4.1.

Tình hình biến động đất nơng nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn
2013 -2015 ................................................................................................. 60

Bảng 4.2.

Phân loại đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng, quản lý đất
năm 2015 ................................................................................................... 61

Bảng 4.3.

Cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp các xã, thị trấn của huyện Đông
Anh năm 2015 ........................................................................................... 62

Bảng 4.4.

Các văn bản pháp luật về đất được UBND huyện Đông Anh áp dụng
trên địa bàn. ............................................................................................... 63

Bảng 4.5.

Sự phù hợp và không phù hợp của hệ thống văn bản quản lý đất
nông nghiệp trên địa bàn ........................................................................... 66

Bảng 4.6.


Tình hình lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 .............................................. 68

Bảng 4.7.

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quy hoạch huyện Đông Anh...... 71

Bảng 4.8.

Đánh giá về công tác quản lý quy hoạch đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện .................................................................................................. 73

Bảng 4.9.

Thống kê số hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp....................... 74

Bảng 4.10. Diện tích đất nơng nghiệp chuyển sang đất phi nơng nghiệp .................... 76
Bảng 4.11.

Cơng tác giải phóng mặt bằng năm 2013-2015 ........................................ 78

Bảng 4.12. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất tính đến năm 2015 ........................... 80
Bảng 4.13. Tổng hợp trường hợp vi phạm về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh năm 2013-2015 ........................................................................ 86
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp kết quả xử lý vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2013-2015 ......................................... 86
Bảng 4.15. Kết quả điều tra hộ sử dụng đất nơng nghiệp về cơ chế chính sách ......... 89
Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về công tác thực hiện trong quản lý nhà
nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ............................................. 90
vii



Bảng 4.17. Trình độ các cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Đông Anh đến năm 2015 ......................................................... 91
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về cán bộ quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp tại địa phương ................................................................................ 94
Bảng 4.19. Kết quả điều tra về nhóm các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật ........................ 95
Bảng 4.20. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân điều tra
năm 2015................................................................................................... 97

viii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1.

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện ................. 16

Hình 3.1.

Bản đồ địa chính huyện Đơng Anh ........................................................... 38

Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức Phòng Tài nguyên và môi trường ..................................... 51

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Đông Anh ............... 58

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Đức Bích
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Những năm gần đây, nơng nghiệp ở nước ta có sự tăng trưởng khá, sức sản xuất
của nơng dân dần được giải phóng, tiềm năng đất nông nghiệp dần được phát huy. Bên
cạnh đó nước ta đất chật người đơng, dân cư sống chủ yếu phụ thuộc vào kết quả sản
xuất nông nghiệp. Đòi hỏi khai thác đất đai hợp lý nhằm phát triển nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hố và phát triển nơng nghiệp bền vững. Vì điều kiện về thời gian
không cho phép, trong nghiên cứu này tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản
lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1)
hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; (2) Đánh
giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đơng Anh,
thành phố Hà Nội; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; (4) Đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh.
Trong nghiên cứu này các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương
pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp điều tra thu thập, phương pháp xử lý và tổng
hợp thơng tin, phương pháp phân tích thơng tin. Về phương pháp điều tra thu thập số
liệu có thu thập số liệu thứ cấp: Tài liệu/Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn
khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có

liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Và thu thập số liệu sơ cấp: Số lượng điều
tra bao gồm: 90 hộ nông dân ở 3 xã: xã Tàm Xá, xã Xuân Nộn, xã Việt Hùng (mỗi xã
chọn 30 hộ nông dân); 9 cán bộ địa chính xã (mỗi xã 3 cán bộ); 4 cán bộ phòng Kinh tế,
Chi cục thống kê; 4 cán bộ phịng chun mơn quản lý đất, tài ngun, mơi trường; 3
cán bộ UBND huyện.
Về thực trạng QLNN về đất nông nghiệp của huyện Đơng Anh đã có những nổi
bật: Việc lập bản đồ chính xác trong tồn huyện thực tế đã đạt 99,04%; Việc quy hoạch
được huyện và xã công khai phổ biến, tuyên truyền, công việc này được thực hiện
thường xuyên dưới sự hướng dẫn của các xã, thị trấn, các tổ chức thực hiện quy hoạch
và quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch được duyệt; Việc giao đất, cho thuê

x


đất nơng nghiệp cơ bản hồn thành và ít phải điều chỉnh; Công tác cấp giấy chứng nhận
QSD đất nông nghiệp cho nhân dân được tiến hành cơ bản đạt 95,25%; Công tác thanh
tra, kiểm tra xử lý vi phạm sử dụng đất nông nghiệp, huyện cũng tiến hành tổ chức
thường xuyên. Các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Đơng Anh là: Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách; Cơng tác tổ chức
thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước; Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý nhà
nước; Nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật; Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội.
Nhằm tăng cường công tác QLNN về đất nông nghiệp, nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp sau: Hoàn thiện bộ máy, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong
quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ
công tác quản lý đất nơng nghiệp; Tăng cường hiệu lực pháp luật, có chế tài xử lý vi
phạm pháp luật đất đai nghiêm khắc; Hồn thiện cơng tác lập và quản lý quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất nơng nghiệp; Tích cực tun truyền, giáo dục pháp luật và chủ
trương, chính sách về đất đai của huyện đến người dân…

xi



THESIS ABSTRACT
Author: Le Duc Bich
Thesis title: “Measures to enhance the State management on agricultural land in
the Dong Anh district, Hanoi”
Major: Economics management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In recent years, agriculture growhighly, the productivity of farmers gradually
liberated, potential agricultural land is gradually promoted. Besides there is crowded
populationin our country, Agriculture income contribute mainly in household income.
Therefore,the exploitation of land for agricultural development in the direction of
commodity production and sustainable agricultural development. As conditions of the
time does not allow, this study focus on analyzing, assessing the situation for the State
management of agricultural land in the Dong Anh district, from which proposed
measures to strengthen state management of agricultural land in the Dong Anh district,
Hanoi. Corresponding to the specific objectives that include: (1) system theoretical
basis and practical management of state agricultural land; (2) Assessment of the status
of state management of agricultural land in the Dong Anh district, Hanoi; (3) Analysis
of factors affecting the management of state agricultural land in Dong Anh district,
Hanoi; (4) to measures to strengthen state management of agricultural land in the Dong
Anh district.
In this study the research methods used including: Site selection research
methodology, survey methodology, processing and synthesizing information method,
analysis information. About the survey methodology to collect data with secondary data
collection: document/ secondary information collected from various sources such as
books, magazines, newspapers, reports of branches and levels , the site ... is related to

the research content of the thesis. And primary data collection: The survey consists of
90 farmers in three communes of Tam Xa commune, Xuan Non, Vietnam Hung
commune (communes selected every 30 households); 9 communal land officers (each
commune 3 staff); 4 officers of Economics, Department of Statistics; 4 officers of land
management expertise, resources and environment; 3 DPC staff.
State management on the status of agricultural land in the district of Dong Anh
had highlights: The exact mapping of the district has reached 99.04% actual; The
district and commune planning public dissemination and propaganda, this work is
carried out regularly under the guidance of the communes, towns, organizations

xii


implement the planning and management of construction investment suitable with
approved planning; The allocation or lease of agricultural land and low basically
completed to adjust; Business management certification using agricultural land for the
people was conducted basically reached 95.25%; Inspection, examination and handling
of violations of use of agricultural land, the district also conducts regular organization.
Factors affecting issues of state management of agricultural land in the district of Dong
Anh are: Group elements of policy mechanisms; The organization carried out by state
authorities; Capacity and qualifications of managers of state; Group natural elements
and techniques; Groups of economic factors - social.
To strengthen the management of state agricultural land, the study proposes
some solutions: Improving apparatus, implement the reform of administrative
procedures in state management on agricultural land; Improving the quality of human
resource management service of agricultural land; Strengthening legal effect, have
violated sanctions strict land laws; Completing the planning and management of
planning, plans to use agricultural land; Active advocacy, education law and policy,
land policy of the district to the people ...


xiii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai có vai trị vơ cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị và
xã hội của mỗi đất nước. Ở nước ta đất đai được xác định tài nguyên vô cùng quý
giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực quan trọng nhất để
phát triển kinh tế, là địa bàn để phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh
tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, là bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc
gia, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là thành quả cách mạng của
cả dân tộc. Mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như văn hóa xã hội đều
gắn liền với đất. Do đó, quản lý Nhà nước đối với đất đai là một vấn đề luôn luôn
được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Đất và con người đã đồng hành qua các nền văn minh nơng nghiệp từ
nơng nghiệp thơ sơ vào buổi bình minh của con người đến nền nông nghiệp đầy
ắp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như ngày nay. Đất đai q giá là vậy nhưng
khơng ít người thờ ơ đối với thiên nhiên, với đất. Do đó trên phạm vi tồn cầu và
ở nước ta diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do bị thoái hoá ô
nhiễm, chuyển mục đích sử dụng. Bởi vậy vấn đề quan trọng là phải xem xét lại
mối quan hệ giữa con người với tài nguyên đất, trên cơ sở những giải pháp điều
chỉnh tác động tới đất trên quan điểm phát triển bền vững có cân nhắc tất cả các
khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Đất nông nghiệp có vai trị và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong q trình
phát triển kinh tế xã hội. Trong nơng nghiệp, đất không chỉ là địa điểm tiến
hành sản xuất như các ngành kinh tế khác mà đất còn tham gia trực tiếp vào sản
xuất, là một tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Ngày nay, dưới sức ép
của q trình đơ thị hóa và sự gia tăng dân số làm cho diện tích đất nơng nghiệp
đang bị suy giảm nhanh chóng. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài ngun đất
nơng nghiệp hợp lý, có hiệu quả cao trên cơ sở không làm biến đổi sinh thái và

phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính tồn cầu. Mục đích của việc sử
dụng đất nơng nghiệp là áp dụng các biện pháp để làm cho nguồn tư liệu này
mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất đảm bảo
lợi ích trước mắt và lâu dài. Làm thế nào để không ngừng nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp là vấn đề rất khó khăn, phức tạp địi hỏi phải đáp ứng
nhiều yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Trong số các biện pháp nhằm đạt được mục

1


đích trên, Quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp là biện pháp quan trọng nhất là
cơng tác mang tính cấp thiết và tất yếu khách quan để nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nơng nghiệp.
Trong q trình quản lý Nhà nước về đất nơng nghiệp thì UBND cấp
huyện có vai trị vơ cùng quan trọng đối với việc quản lý Nhà nước về đất đai.
Bởi vì, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì UBND cấp huyện là
cơ quan trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước đối với đất đai,
như giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, điều tra khảo sát đo đạc, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh tra,
xử lý vi phạm giải quyết các khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai v.v...
Đông Anh là một huyện ven đơ chịu ảnh hưởng nhiều của q trình đơ thị
hóa song nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của huyện. Người dân ở
đây vẫn sống chủ yếu vào nông nghiệp. Trong mấy năm trở lại đây Đông Anh
đang từng bước phát triển mạnh mẽ theo q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vấn đề đất nơng nghiệp trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng cần giải
quyết đúng đắn kịp thời. Công tác quản lý về đất nơng nghiệp được chính quyền
huyện chú trọng quan tâm tuy nhiên vẫn cịn nhiều thiếu sót.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp
tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp,
từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đến năm 2020.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

2


- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh cho đến năm 2020.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình quản lý nhà nước đất nơng nghiệp ở huyện Đông Anh những
năm qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đất nông
nghiệp ở huyện Đông Anh những năm qua?
-

Cần có những giải pháp gì, như thế nào để huyện Đơng Anh có thể quản

lý nhà nước đất nơng nghiệp một cách hiệu quả trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến thực
trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đông Anh.
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ địa chính huyện, địa chính các xã, thị trấn
và hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tình hình thực hiện các nội dung về
quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp địa bàn huyện Đông Anh.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn
huyện Đông Anh.
- Phạm vi về thời gian: Chỉ nghiên cứu trong địa bàn huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội, thời gian kể từ khi thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) năm 1993
đến nay, trong đó tập trung vào giai đoạn 2013 – 2015 và giải pháp cho giai đoạn
2016 – 2020.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Đề tài đã làm rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ
bản về QLNN đối với đất nông nghiệp như: Quá trình triển khai thực hiện luật
đất đai và các quy định của nhà nước về đất đai; Vai trò của việc tăng cường
quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Nội dung tăng cường quản lý nhà nước về

3


đất nông nghiệp; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất nông nghiệp; Kinh
nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở các nước trên thế giới; Kinh
nghiệm quản lý đất nông nghiệp ở một số địa phương trong nước...
Đề tài đã phân tích được thực trạng QLNN về đất nơng nghiệp của huyện
Đơng Anh và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về
đất nông nghiệp như: xây dựng hệ thống văn bản Pháp luật đất đai đồng bộ sát
với các vấn đề tồn đọng; Củng cố đào tạo chuyên môn cho cán bộ quản lý đồng
thời tăng cường tuyên truyền pháp luật đất đai đến người dân; Đẩy mạnh cơng
nghệ hố thơng tin quản lý để việc quản lý được chính xác và đơn giản hơn;…

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm về đất nơng nghiệp
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định
nghĩa về đất. Khái niệm đầu tiên của học giả người Nga Docutraiep năm 1886
cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá
trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí
hậu, địa hình và thời gian” (Cao Liêm, Trần Đức Viên, 1993). Tuy vậy, khái niệm
này chưa đề cập đến khả năng sử dụng và sự tác động của các yếu tố khác tồn tại
trong mơi trường xung quanh. Do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các
yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn
chỉnh khái niệm về đất nêu trên. Ngồi ra, cịn có một số học giả khác cũng có
những khái niệm về đất như sau:
- Học giả người Anh V.RWiliam đã đưa ra khái niệm “Đất là lớp mặt tơi
xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng” (Cao Liêm, Trần Đức
Viên, 1993).
- Học giả E.Mitscherlich (1923) cho rằng “Đất chỉ là cái giá đỡ, cái kho
cung cấp chất dinh dưỡng” và “Đất là cái khối hỗn hợp gồm các phân tử nhỏ,
cứng rắn, nước, khơng khí cần thiết cho thực vật” (Cao Liêm, Trần Đức Viên,
1993). Các Mác cho rằng: “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý

báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn
tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau”(Cao Liêm, Trần Đức
Viên, 1993).
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam
cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”
và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề
mặt trái đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới
bề mặt đó như: khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sơng suối…),
các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lịng đất,
tập đồn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu
trong quá khứ và hiện tại để lại” (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1993).

5


Như vậy, đất đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp
đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản
trong lịng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trị quan trọng
và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội lồi người.
Theo Luật đất đai 2003 “Đất nơng nghiệp bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm
khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ, đất rừng đặc dụng),
đất ni trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của
Chính phủ"(Quốc hội, 2003).
- Khái niệm quản lý nhà nước
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo
góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý
là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó

phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn
đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân
và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản
xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó.
Một nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”
(Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý chí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc
tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của
người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và
mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào cịn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau ,các lĩnh vực

6


khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu thì “Quản lý nhà nước
là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các
mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc
XHCN” (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản

lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ
máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư
pháp. Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
- Khái niệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Các quan hệ đất nông nghiệp là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế,
bao gồm: quan hệ về sở hữu đất nông nghiệp, quan hệ về sử dụng đất nông
nghiệp, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có...Bộ luật Dân
sự quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật " (Luật đất đai năm
2003).Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự
đặc biệt (1993) thì quyền sở hữu đất nông nghiệp thực chất cũng là quyền sở hữu
một loại tài sản dân sự đặc biệt. Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất nơng
nghiệp, ta thấy có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất nông nghiệp bao
gồm: quyền chiếm hữu đất nông nghiệp,quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền
định đoạt đất nông nghiệp. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực
tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.
Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống
các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá
nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.
Như vậy, QLNN về đấ đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước, đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất nơng nghiệp;
phân phối lại quỹ đất nông nghiệp hợp lý theo đặc điểm tính chất đất từng vùng;

7


kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; điều tiết các

nguồn lợi từ đất nông nghiệp theo địa lý.
QLNN về đất nông nghiệp tại Việt Nam chính là quản lý quỹ đất nơng
nghiệp và những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng.
Q trình quản lý đất nơng nghiệp tại Việt Nam là quá trình tác động một cách có
tổ chức và định hướng bằng quyền lực nhà nước đến đất nông nghiệp và sử dụng
pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của các chủ thể quản lý đất
và các đối tượng sử dụng đất nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của xã hội.
Quyền sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý theo quy hoạch và pháp luật tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 1992,
Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung 1998, 2001 và mới nhất hiện nay là Luật
đất đai 2003 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra sự chuyển
biến rõ rệt trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo đất đai được
quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý. Cơ sở khoa học của các
hoạt động quản lý, sử dụng đất này được Nhà nước thể hiện thông qua hệ
thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
- Các văn bản nhà nước về quản lý đất đai, đất nông nghiệp
+ Nghị định 64/CP 27/9/1993 của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
+ Luật đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/ 2004 của Chính phủ.Về thi
hành Luật Đất đai
+ Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg: của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê quỹ
đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
+ Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT: ban hành ngày: 02/06/2014 của Bộ
tài nguyên và môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, thu hồi đất.
+ Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa
+ Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội : Về việc:
ban hành Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài
sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam
8


định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1.2. Quá trình triển khai thực hiện luật đất đai và các quy định của nhà
nước về đất đai
Từ đầu những năm 80, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản
pháp luật để tăng cường công tác quản lý sử dụng đất và đã thu được những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế đất nước,
hệ thống văn bản pháp luật đất đai cần được cụ thể hóa cho phù hợp, đáp ứng yêu
cầu quản lý và sử dụng đất trong tình hình mới. Luật đất đai 1993 ra đời, tiếp
theo là Luật sửa đổi 1998, Luật sửa đổi 2001 và đến nay là Luật đất đai 2003
được Quốc hội khóa XI thơng qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2004.
Song song với việc từng bước hoàn thiện pháp luật đất đai, các nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai cũng được triển khai đồng bộ, từng bước đưa công
tác quản lý nhà nước về đất đai vào nề nếp, nhằm khai thác sử dụng đất có hiệu
quả và bền vững. Đến nay, cơng tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã đạt được
những kết quả sau:
Thứ nhất, về công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử
dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó: Trong những năm qua, các văn
bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến đất đai đã được ban hành và ngày càng
được củng cố, hồn thiện cho phù hợp với tình hình mới để công tác quản lý và
sử dụng đất đạt hiệu quả cao. Các Luật, Nghị định, Thông tư đã tạo ra một hành
lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, các văn bản pháp
luật về đất đai vẫn còn nhiều điều, khoản chồng chéo nhau gây cản trở trong việc
thực hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Trong thời gian tới, các

cấp, các ngành cần có những biện pháp chỉ đạo, quan tâm hơn nữa để hoàn thiện
thống nhất hệ thống văn bản pháp luật liên quan đất đai.
Thứ hai, về công tác đo đạc bản đồ: Bộ Tài nguyên và môi trường đã
hướng dẫn chỉ đạo công tác đo đạc bản đồ ở các địa phương. Hoàn thiện hệ thống
lưới khống chế trắc địa đưa vào xử lý, tính tốn trong tốn học. Từ năm 1993 đến
nay, đã chụp được một khối lượng lớn ảnh hàng không ở một số khu vực để sử
dụng vào mục đích địa hình, địa chính. Hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50000
phủ trùm cả nước bao gồm 900 mảnh. Đến nay có khoảng 60% số mảnh bản đồ
của bộ bản đồ hiện trạng phủ trùm được xuất bản, còn lại vẫn đang tiếp tục làm.
9


Hệ thống địa giới Quốc gia đã được hoàn thiện theo Chỉ thị 364 vào cuối năm
1996 trên hệ thống bản đồ ở tỷ lệ lớn nhất có được tên từng địa phương, đang
tiến hành bổ sung hồ sơ cho các địa phương mới tách, và chính xác hóa tọa độ
địa giới trong chương trình đo vẽ bản đồ địa chính.
Thứ ba, về cơng tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Vấn đề quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong điều kiện hồ sơ đăng ký đất đai chưa được
hồn chỉnh là một trong những khó khăn lớn của ngành Địa chính. Mặc dù vậy,
Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài ngun và mơi trường) đã chỉ đạo xây dựng
xong và trình Chính phủ quy hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm 2010 và kế
hoạch chuyển dịch đất nơng nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục
đích khác. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đã căn bản đi vào nề nếp (năm 1996 có 35 tỉnh, thành
phố; năm 1997 có 57 tỉnh, thành phố; đến nay đã có 64/64 tỉnh, thành đã xây
dựng xong kế hoạch sử dụng đất và có 58 tỉnh được Chính phủ phê duyệt). Hiện
nay có thêm các tỉnh mới tách: Điện Biên, Đắk Nông và Hậu Giang cũng đã lập
kế hoạch sử dụng đất để trình Chính phủ phê duyệt. Các tỉnh, thành phố đã xây
dựng xong bảng giá đất theo Nghị định 87/CP, một số tỉnh đã điều chỉnh giá đất
mới phù hợp với giá của thị trường tại địa phương.

Thứ tư, về công tác giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất và tổng kiểm kê
đất đai: Trên cơ sở Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi 1998, Luật sửa đổi 2001 và
Luật đất đai 2003, Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và môi trường đã
xây dựng nhiều văn bản pháp lý về đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính và cấp
GCN quyền sử dụng đất. Đến nay đã có 7.987 dự án được giao đất, thuê đất với
diện tích hơn 184.179 ha, trong đó có 89.654 ha đất được giao không thu tiền sử
dụng đất, 8.306 ha đất được giao có thu tiền, có 1.781 dự án chuyển mục đích sử
dụng đất với tổng diện tích 1.061 ha. Thu hồi được 7.289 ha do vi phạm pháp
luật về đất đai, trong đó có 7.056 ha thu hồi do vi phạm quy định tại Khoản 12
Điều 38 của Luật Đất đai 2003 chiếm 65% diện tích phải thu hồi.
Theo kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và môi trường, đến nay kết quả
cấp GCN quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước đạt kết quả như sau:
Một là, đất nông nghiệp: Cấp được 13.392.895 giấy với diện tích gần 427
nghìn ha, đạt 81.3 %, trong đó có 29 tỉnh đã hồn thành cơ bản việc cấp giấy
chứng nhận cho đất nông nghiệp.

10


Hai là, đất lâm nghiệp: Cấp được hơn 1.000.000 giấy với diện tích hơn 7.7
triệu ha đạt 59.20 %.
Ba là, đất ở tại nông thôn: Cả nước cấp được gần 10 triệu giấy với diện tích
trên 376 nghìn ha, đạt 75 %, trong đó có 13 tỉnh cơ bản hồn thành.
Bốn là, đất ở tại đô thị: Cả nước cấp được khoảng 2.7 triệu giấy với diện
tích gần 60 nghìn ha, đạt 56.9 %, trong đó có 07 tỉnh cơ bản hoàn thành. Tiến độ
cấp GCN quyền sử dụng đất còn chậm chưa đạt yêu cầu đề ra, đặc biệt là khu
vực đô thị. Năm 2009, thực hiện công tác “một cửa” trong việc tiếp nhận hồ sơ
và giải quyết các thủ tục hành chính ở cấp quận, huyện, thị xã đã góp phần giải
quyết nhanh gọn, tạo sự yên tâm cho người dân khi cần giải quyết những vấn đề
liên quan đến đất đai.

Thứ năm, về công tác giao đất cho hộ gia đình cá nhân theo Nghị định
64/CP và Chỉ thị số 10/1998 – CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay đã
tiến hành giao đất nơng nghiệp ổn định, lâu dài cho người dân, cụ thể đã giao đất
cho 50 đơn vị quốc doanh, 102 đơn vị tập thể và hơn 10.000 hộ gia đình. Việc
giao đất làm nhà ở thuộc khu vực đô thị được thực hiện theo các Nghị định
60/CP, 61/CP, 88/CP, 45/CP, bước đầu tạo cơ sở pháp lý giải quyết vấn đề nhà ở,
quy hoạch lại đô thị và phát triển thị trường bất động sản.
Thứ sáu, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai:
Giữa các địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ để xử lý đơn thư, vụ việc. Việc
thanh tra trách nhiệm của các cấp lãnh đạo ở địa phương đã mở ra hướng mới
đẩy mạnh cơng tác hịa giải và xử lý tranh chấp, khiếu nại ngay tại cơ sở.
Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, các cơ quan thanh tra ngày
càng được củng cố hoàn thiện về lực lượng và nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ.
Trong những năm qua, thanh tra địa chính đã tiến hành hơn 11.300 cuộc
thanh tra ở tất cả các tỉnh, thành phố. Phát hiện hơn 46.000 trường hợp vi phạm
Luật đất đai, đã xử lý 25.780 vụ, đã giải quyết 75% số đơn khiếu nại, tố cáo của
nhân dân về đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vi phạm trong quản lý và sử dụng
đất chưa được xử lý kịp thời và triệt để. Theo Bộ Tài nguyên và môi trường,
trong 30 ngày kiểm tra thi hành Luật đất đai tại các địa phương (1/8-30/8/2009),
Đồn kiểm tra Bộ tài ngun và mơi trường đã tiếp nhận 17.480 đơn tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai.. Các nội dung khiếu kiện bao gồm: 70.6% là khiếu

11


×